Hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 62)

Bộ luật hình sự về các tội phạm về tham nhũng

Về nhóm tội phạm về tham nhũng, hiện nay bên cạnh những quy định tại Bộ luật hình sự, Luật phòng chống tham nhũng, hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa có đầy đủ các văn bản hướng dẫn về nhóm tội này, dẫn đến việc áp dụng pháp luật vẫn chưa thống nhất giữa các cơ quan áp dụng pháp luật ở các địa phương, trung ương.

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có Nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 về Hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật Hình sự năm 2009. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là Nghị quyết duy nhất của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về nhóm tội phạm về tham nhũng.

Nghị quyết này cũng chỉ hướng dẫn một số quy định tại các Điều 278, 279, đối với các tội phạm khác trong nhóm này đều chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Điều này dẫn đến việc hiểu sai, hiểu không đúng và không thống nhất giữa Tòa án các cấp trong quá trình xét xử loại tội phạm này.

Sau khi Luật phòng, chống tham nhũng được ban hành, Chính phủ cũng có Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng. Nghị định đã quy định chi tiết, cụ thể xác định các hành vi tham nhũng. Hành vi tham đưa hối lộ, môi giới hối lộ được quy định cụ thể, bao gồm các hành vi: Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được ưu tiên trong việc cấp ngân sách cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để

được giao, phê duyệt dự án cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương… Nghị định cũng quy định về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi, bao gồm các hành vi: sử dụng tài sản của nhà nước vào việc riêng; Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước; Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

Nghị định cũng giải thích về hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi, đó là hành vi cố ý không thực hiện trách nhiệm mà pháp luật quy định cho mình trong việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thời hạn nhiệm vụ, công vụ của mình vì vụ lợi.

Mặc dù chúng ta đã có hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ để xử lý các tội phạm về tham nhũng. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 62)