Học tập kinh nghiệm quốc tế và các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 115)

Đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Chủ động hội nhập quốc tế trên lĩnh vực phòng, chống tham nhũng. Tăng cường tương trợ tư pháp, nhất là tư pháp hình sự để xử lý hành vi tham nhũng có yếu tố nước ngoài và thu hồi tài sản tham nhũng. Triển khai nghiêm túc Kế hoạch thực hiện Công ước và Quy chế phố hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Tổ chức nghiên cứu, học tập, trao đổi để tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước và các tổ chức quốc tế trong phòng, chống tham nhũng. Tăng cường đối thoại để bạn bè quốc tế thấy rõ quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta cũng cần học tập kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng pháp luật về tội phạm tham nhũng

Ví dụ, nước Mỹ là nước thực hiện việc chống tham nhũng rất hiện quả, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu và học tập kinh nghiệp của họ trong vấn đề này. Hiện nay, nước Mỹ là một trong những nước ít tham nhũng nhất thế giới, nhưng cách đây một thể kỷ, nước Mỹ lại là một quốc gia xảy ra tình trạng tham nhũng nhiều. Suy đến cùng, tham nhũng là sự tha hóa của quyền lực nên để diệt trừ tận gốc tham nhũng chỉ có một cách duy nhất là thủ tiêu hoàn toàn quyền lực. Nhà nước Mỹ được thiết kế để những nhánh quyền lực của nó có khả năng kiểm soát chéo và làm đối trọng nhau. Khi quyền lực bị kiểm soát và không quá tập trung thì mức độ và phạm vi nó bị lạm dụng chắc chắn sẽ bị kiềm chế...Sự trong sạch và ý chí kiên quyết chống tham nhũng của các nhà lãnh đạo nhà nước tối cao là điều kiện tiên quyết trong cuộc chiến chống tham nhũng. Từ năm 1901 cho tới 1917, dưới thời của ba vị tổng thống liêm khiết là Rossevelt, Taft và Winson, nước Mỹ chứng kiến nhiều cuộc cải cách về hành chính và tư pháp với mục đích chính là để giảm tham nhũng của hệ thống công

quyền… Vì vậy, ngay cả những vị trí cao nhất trong hệ thống công quyền cũng phải được đặt dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng, mà cụ thể là hệ thống tư pháp và các cơ quan đặc trách chống tham nhũng. Kinh nghiệm chống tham nhũng của nước Mỹ chỉ ra rằng không thể chống tham nhũng hiệu quả nếu không có một hệ thống tư pháp độc lập[1]. Một bài học quan trọng nữa được rút ra từ kinh nghiệm của nước Mỹ là để chống tham nhũng hiệu quả cần phải có những tờ báo độc lập lành mạnh và những bài báo sẵn sàng “tử vì đạo”… Lắng nghe và tôn trọng dư luận xã hội được phản hồi qua giới báo chí là một yêu cầu quan trọng trong mọi chiến dịch chống tham nhũng[1].

Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của các nước trong việc có các biện pháp củng cố các cơ quan điều tra, truy tố tham nhũng nhằm bảo đảm tính độc lập và tính khách quan trong thực thi công vụ. Vận dụng kinh nghiệm của các nước về hệ thống xét xử chuyên trách, có thể xem xét mô hình phù hợp cho Việt Nam là phân công các thẩm phán thuộc hệ thống tòa án hiện có chịu trách nhiệm chuyên xét xử các vụ án tham nhũng. Tuy nhiên, đây là mục tiêu sau này, chúng ta cần nhiều thời gian để xây dựng. Với điều kiện hiện nay, đội ngũ Thẩm phán của nước ta còn thiếu, trước mắt chưa thể thực hiện được việc xây dựng hệ thống xét xử chuyên trách và Thẩm phán xét xử chuyên về loại tội phạm này.

Việc phân tích, học tập kinh nghiệm của nước ngoài trong việc phòng, chống tham nhũng để tìm ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam cần tập trung sửa đổi, bổ sung khung pháp lý về pháp luật phòng chống tham nhũng để phù hợp hơn với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước.

Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế; tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế liên quan tới công tác Tòa án; chuẩn bị tốt nguồn nhân lực tham gia vào các định chế tài phán quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế theo chủ

trương của Đảng, Nhà nước. Tiếp tục tăng cường thực hiện thỏa thuận hợp tác quốc tế với Tòa án tối cao các nước mà Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là các nước bạn Lào và Cămpuchia. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tăng cường năng lực cho Ngành Tòa án Lào và Cămpuchia mà Việt Nam đã ký kết.

Mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế nhất là với các nước bạn Lào, Campuchia; tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế liên quan tới công tác Tòa án; chuẩn bị tốt nguồn nhân lực tham gia vào các định chế tài phán quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế theo chủ trương và sự phân công của Đảng, Nhà nước.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI)Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu những kinh nghiệm tốt và phù hợp của thế giới để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, củng cố lòng tin của nhân dân, bạn bè quốc tế và các đối tác phát triển về công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Tham nhũng được coi là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra tác hại nhiều mặt, cản trở sự phát triển của xã hội. Đảng và Nhà nước đặt ra mục tiêu đấu tranh để loại trừ ra khỏi đời sống xã hội. Việc chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt Nam” là một thử thách, vì đây là một đề tài khó, có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, với phạm vi của một luận văn thạc sĩ, luận văn đã nghiên cứu và có những quan điểm về tội phạm về tham nhũng. Luận văn đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tội phạm về tham nhũng, những quan điểm khoa học về nhóm tội phạm này, thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử loại tội phạm này trong thời gian 5 năm vừa qua. Từ đó chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân và hạn chế trong công tác xét xử, đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm về tham nhũng trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

Luận văn đã tổng hợp những quan điểm khoa học về các tội phạm về tham nhũng, từ đó xây dựng nên khái niệm và hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về nhóm tội này. Từ việc nghiên cứu những vấn đề chung về các tội phạm về tham nhũng, luận văn còn khái quát quá trình hình thành và phát triển theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm này theo các giai đoạn. Luận văn cũng tìm hiểu những hành vi tham nhũng theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng. Tìm hiểu một số kinh nghiệm quốc tế về chống và phòng ngừa tội phạm về tham nhũng, theo quy định của Liên hợp quốc, theo quy định của một số quốc gia. Từ việc nghiên cứu này để so sánh, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về nhóm tội phạm này so với pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia có những điểm tương đồng và khác nhau như thế nào, để rút ra một số kinh

nghiệm cho Việt Nam trong công tác đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm về tham nhũng và hoàn thiện những quy định của pháp luật về loại tội phạm này. Xem xét thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử những vụ án về tham nhũng ở nước ta hiện nay, những vướng mắc, khó khăn trong công tác xét xử và áp dụng pháp luật. Từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử các tội phạm về tham nhũng.

Thực tiễn cho thấy công tác xét xử các vụ án về tội phạm về tham nhũng của ngành Tòa án trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng; nhiều vụ án về tội phạm về tham nhũng lớn đã được đưa ra xét xử công khai, với chất lượng xét xử ngày càng được cải thiện; các hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo mục đích của hình phạt, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Đảng và Nhà nước về chống và phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thành Tự An (2005), “Chống tham nhũng từ kinh nghiệm nước ngoài”, Báo Tuổi trẻ, (248).

2. Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Đình Bính (2008), “Một số ý kiến hoàn thiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng”, Tạp chí Kiểm sát, VKSNDTC, (09). 4. Lê Cảm (1999), Những cơ sở khoa học thực tiễn của việc hoàn thiện

pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

5. Lê Cảm (2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Chiện (2007), “Khái niệm tham nhũng và kinh nghiệm chống tham nhũng ở Singapo” Tạp chí xã hội học, (1).

7. Nguyễn Bá Diến (2005), “Quy định của Công ước Liên Hợp quốc và pháp luật Việt Nam về chống tham nhũng”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật.

8. Đại học Quốc Gia Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, (Phần các tội phạm), Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Công sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.173.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị toàn quốc lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Nguyễn Minh Đạo (người dịch) (2011), Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga,

13. Trần Văn Đạt (2012), Các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật Hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội.

14. Nguyễn Minh Đoan (2004), “Bàn về tham nhũng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (2), tr.35-41.

15. Nguyễn Đình Gấm (2002), “Tệ nạn tham nhũng: căn nguyên sâu xa và biện pháp phòng, chống”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (1).

16. Đinh Bích Hà (người dịch) (2007), Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

17. Phạm Mạnh Khải (2011) “Tham nhũng trong lĩnh vực đất đai và giải pháp”, Tạp chí Thanh tra, (1), Hà Nội.

18. Ngọ Duy Hiểu (2001), Đổi mới tư duy pháp lý về đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Luận Văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

19. Trần Thị Hiền (người dịch) (2010), Bộ luật Hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Hồi (2006), “Kinh nghiệm chống tham nhũng của một số nước”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (7), tr.44-49.

21. Bùi Quang Huy (2008), Tham nhũng và vấn đề phòng, chống tham nhũng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Kim (2003), Pháp luật chống tham nhũng của các nước

trên thế giới, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

23. Lê Văn Lân (2012), Tham luận tại hội thảo “Vai trò của Quốc hội trong phòng chống tham nhũng” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 9- 10/8/2012, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Hà Nội. 24. Nguyễn Lê (2012), Tham nhũng tăng cao trong lĩnh vực tài chính, ngân

25. Liên hợp quốc (2003), Công ước quốc tế Liên hợp quốc về chống tham nhũng,

www.https.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id...cn.. 26. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), (6), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), (11), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Đinh Văn Minh (2006), Một số vấn đề về tệ nạn tham nhũng và những

nội dung cơ bản của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Dương Tuyết Miên (người dịch) (2010), Bộ luật Hình sự Thuỵ Điển, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

30. Cao Thị Oanh (2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

31. Trần Công Phàn (2004), Tình hình, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội tham nhũng, Luận án Tiến sỹ Luật học.

32. Nguyễn Thiện Phú (2007), Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, Nxb Công An nhân dân, Hà Nội.

33. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

34. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

35. Quốc hội (2005, sửa đổi, bổ sung 2013), Luật phòng, chống tham nhũng,

Hà Nội.

36. Quốc hội (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013), Hà Nội.

37. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, Phần các tội phạm, (5), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

38. Đinh Văn Quế (2011), “Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với các tội phạm về tham nhũng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (192).

39. Hoàng Thị Kim Quế (2008), “Tham nhũng- những khía cạnh xã hội, pháp lý và các giải pháp phòng chống trong giai đoạn hiện nay ở nước ta”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội. 40. Nguyễn Văn Quyền (2005), Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của

một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

41. Phan Xuân Sơn, Hoàng Thế Lực (2010), Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

42. Thanh tra Chính phủ (2005), Giới thiệu các Công ước quốc tế về phòng chống tham nhũng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

43. Thanh tra Chính phủ (2013), Đối thoại về phòng chống tham nhũng (PCTN) lần thứ 12 giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ, đối tác phát triển quốc tế, Thanh tra Chính phủ, Hà Nội.

44. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án các năm 2000-2011, Hà Nội.

45. Bùi Thế Tỉnh (2012), “Hình sự hóa hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công theo Công ước phòng chống tham nhũng của Liên Hợp quốc năm 2003”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (01), Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

46. Hoàng Anh Tuyên (2005), Phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội. 47. Tạ Thu Thủy (2009), Tội tham ô tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam-

một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

48. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam

(2), Nxb Công an nhân dân.

49. Nguyễn Đức Mai (chủ biên) (2010), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, Phần các tội phạm, Nxb

50. Viện Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ (2004), Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và thống tham nhũng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

51. Viện khoa học Thanh tra-Thanh tra Chính phủ (2005), Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và chống tham nhũng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

52. Viện khoa học Thanh tra (2011), Những nghĩa vụ chủ yếu và vấn đề đặt ra với Việt Nam sau khi phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)