1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề logic học trong tác phẩm Organon của Aristotle

86 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Khái quát lại các phương pháp nhận thức trong khoa học và triết học thừ kỷ VI-V trước công nguyên TCN, hệ thống hoá và mô tả chúng, Aristotle đã xây dựng học thuyết về các hình thức của

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ THU HƯƠNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LOGIC HỌC TRONG TÁC PHẨM ORGANON CỦA ARISTOTLE

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành: Triết học

Mã số : 60 22 80

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN GIA THƠ

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TIỀN ĐỀ CỦA LOGIC HỌC ARISTOLE 9

1.1 Những tư tưởng logic học trước Aristotle 10

1.2 Aristotle và tác phẩm Organon 21

1.3 Học thuyết của Aristotle về phạm trù và khái niệm 26

CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG LOGIC HỌC CƠ BẢN TRONG TÁC PHẨM “ORGANON” CỦA ARISTOLE……….37

2.1 Học thuyết của Aristotle về quy luật logic 37

2.2 Học thuyết của Aristotle về phán đoán 47

2.3 Học thuyết của Aristotle về tam đoạn luận 61

KẾT LUẬN… ……… … 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO….……… … 78

Trang 3

Thời đại ngày nay, với những thành tựu to lớn mà khoa học đạt được đã làm thay đổi căn bản, sâu sắc toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội - văn hoá trên toàn cầu và

ở mỗi quốc gia, đã mang lại cho nhân loại nhiều quan niệm mới về không gian, thời gian, vật chất và sự sống Khi mà khoa học - kỹ thuật đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và những thành tựu của nó đã in dấu ấn trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, thì nó cũng đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận lại sức mạnh sáng tạo của tư duy Hơn lúc nào hết, việc giáo dục trang bị cho con người năng lực tư duy sáng tạo là yếu tố có tính quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Tuy nhiên, sự phát triển tư duy luôn gắn liền với sự phát triển nhận thức

về nó, tức với khoa học nghiên cứu nó - logic học Do đó, để có được năng lực tư duy sáng tạo, hay phong cách tư duy khoa học thì cùng với việc trang bị kiến thức chuyên môn chuyên sâu, người ta cần được trang bị những kiến thức nhất định về logic học Bởi những tri thức logic chính là bộ công cụ nhận thức hữu hiệu của con người trong mọi hoạt động

Logic học là khoa học nghiên cứu về các hình thức và các quy luật của tư duy đúng đắn dẫn đến chân lý Nói riêng, logic học hình thức có vai trò rất lớn trong việc “cải thiện” khả năng tư duy Nó giúp con người tư duy một cách có hệ thống, nhất quán, chính xác, rõ ràng và phi mâu thuẫn logic, hình thành ở con người thói quen tư duy chặt chẽ, sử dụng chính xác các thuật ngữ Việc tiếp thu kiến thức logic học còn giúp chúng ta khám phá ra chân lý một cách nhanh nhất, ngắn nhất thông

Trang 4

qua việc sử dụng thành thạo cỏc tri thức đú Logic học hỡnh thức khụng chỉ cần thiết cho hoạt động học tập mà cũn rất cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người

Cú lẽ, trong bất kỳ giỏo trỡnh nào về lụgic học dành cho sinh viờn, đặc biệt ở mụn logic hỡnh thức, thỡ cụng việc đầu tiờn là núi rằng Aristotle là “cha đẻ”, là người khai sinh ra logic học hỡnh thức Khái quát lại các phương pháp nhận thức trong khoa học và triết học thừ kỷ VI-V trước công nguyên (TCN), hệ thống hoá và mô tả chúng, Aristotle đã xây dựng học thuyết về các hình thức của tư duy lĩnh hội chân lý, tức là logic học Trong sự phát triển lịch sử tiếp theo, học thuyết logic của Aristotle đã trở thành cội nguồn của nhiều trường phái và khuynh hướng; các nhà triết học và khoa học các thời đại khác nhau đều cố làm nó thích nghi với những nhiệm vụ và lợi ích của mình, sử dụng nó vào các mục đích nghiên cứu khác nhau Tuy nhiờn, bản thõn Aristotle khụng ở đõu và chưa khi nào sử dụng thuật ngữ “logic học” ở cỏi nghĩa mà sau này nú được gỏn cho (logic hỡnh thức như chỳng ta vẫn hiểu) Trong quan điểm của ụng núi chung khụng cú chỗ cho những “hỡnh thức tư duy đặc biệt nào đú”, mà cú thể đó là một cỏi gỡ đấy khỏc, một mặt - với những hỡnh thức của cỏi hiện tồn, cũn mặt khỏc - với cỏc hỡnh thức thể hiện ngụn từ của “cỏi hiện tồn” ấy E.V Ilencop đó nhận xột rằng: “Trong hỡnh thức được thần bớ hoỏ, Aristotle thực hiện khụng gỡ khỏc, ngoài sự nghiờn cứu cỏc quy luật phỏt triển của toàn bộ nền văn hoỏ tinh thần cú trước ụng của người Hy Lạp, nghiờn cứu những xung đột và mõu thuẫn của nú” [15, tr 31] Chớnh từ quan điểm này sẽ trở nờn dễ hiểu với nhận xột của I.V.Lờnin về giỏ trị hiện thực của logic học Aristotle: “Logic học Aristotle là nhu cầu, là sự cố gắng tỡm tũi, là cỏch tiếp cận đến logic học Hờghen” [19, tr 391]

Thế mà sau này, từ logic học Aristotle “người ta đó làm thành một triết học kinh viện chết chóc bằng cách vứt bỏ tất cả cái gì là dao động, là cách đặt vấn đề” [15, tr 37] Kết quả là, khụng chỉ cỏch kiến giải về logic học mà thậm chớ cả tờn gọi của nú nữa cũng bị xõm phạm Do vậy, để nghiên cứu logic học Aristotle chúng ta phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ của nó với các quan niệm triết học chung của ông

Trang 5

Lôgíc học của Aristotle gắn liền chặt chẽ với học thuyết của ông về bản chất và các phương thức nhận thức nó Vì thế là rất đáng ngờ những ý đồ của các nhà nghiên cứu muốn khẳng định, cần phải khảo sát logic học Aristotle trong xu hướng

nó càng ngày càng thoát khỏi các tiền đề triết học của nó Cũng không nên lẫn lộn học thuyết thực sự của Aristotle về tư duy với cái gọi là logic hình thức truyền thống Logic hình thức truyền thống - chưa hẳn là học thuyết Aristotle hay học thuyết duy nhất nào đó khác, mà là sự thống nhất các yếu tố riêng rẽ được lấy từ các

hệ thống logic của các thời đại lịch sử và các trào lưu khác nhau Tham gia vào sự xuất hiện của nó có vai trò đáng kể của logic học Aristotle, quan điểm logic của các nhà chú giải Aristotle, các nhà khắc kỷ, các nhà Platôn mới, các nhà kinh viện, v.v… tất cả họ đều là đồng tác giả của logic hình thức truyền thống Sự hoàn tất cuối cùng nó có được ở logic học Port-Royal nổi tiếng của A.Ario và P.Nikol thuộc trường phái Đềcáctơ

Khi bắt tay vào nghiên cứu học thuyết logic của Aristotle, rất quan trọng phải giữ được tinh thần lịch sử và không áp đặt các sơ đồ tầm thường dù đã quen thuộc bấy lâu nay được chúng ta lấy từ các sách giáo khoa vào tài liệu được khảo sát

Do vậy, việc quay trở lại lịch sử tỡm hiểu và nghiờn cứu logic học Aristotle để đỏnh giỏ đỳng giỏ trị hiện thực của nú là việc cần làm Bởi mỗi bước lựi sõu vào lịch

sử là một bước tiến dần đến trạng thỏi đương đại của khỏch thể

Bờn cạnh đú thực tế cho thấy, tỡnh hỡnh nghiờn cứu lịch sử logic học khụng được quan tõm một cỏch cần thiết, đặc biệt những vấn đề logic học ở Hy Lạp cổ đại núi chung và logic học Aristotle núi riờng lại càng ớt được quan tõm nghiờn cứu Trong khi nhu cầu học tập và giảng dạy mụn logic học đang ngày càng tăng, do đú

việc chọn đề tài “Một số vấn đề logic học trong tỏc phẩm “Organon” của

Aristotle” làm đề tài luận văn là cú ý nghĩa cấp bỏch

2 Tỡnh hỡnh nghiờn cứu

Trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, Aristotle là một trong số những triết gia lớn nhất và trong suốt nhiều thế kỷ Aristotle là người thầy của tất cả cỏc nhà triết

Trang 6

học Có thể nói rằng ông đã để lại cho hậu thế một di sản triết học đồ sộ, đó là nền tảng ban đầu để sau này nhân loại đã xây dựng trên đó lâu đài triết học, chẳng thế

mà C Mac đã phải nói rằng: “Triết học hiện đại chỉ tiếp tục cái công việc do

Hêraclit và Aristotle đã mở đầu mà thôi” [trích theo 4, tr 3]

Do vậy các nghiên cứu về triết học Aristotle không phải là ít, đặc biệt tất cả các giáo trình triết học, các sách lịch sử triết học đều nhắc tới Aristotle Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu hay những cuốn sách chuyên khảo về Aristotle lại không có nhiều Điểm qua các tài liệu nghiên cứu liên quan đến Aristotle có thể kể đến ba nguồn tài liệu sau:

Thứ nhất, về tài liệu tiếng Việt có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm thứ nhất, đó là những cuốn sách chỉ viết chung về lịch sử triết học, triết học Hy Lạp La Mã cổ đại Trong những cuốn sách đó, các tác giả đã đề cập đến diện mạo của triết học thời kỳ

cổ đại với những tên tuổi đã làm nên hình ảnh của thời kỳ này như: Xôcrat, Platon,

Aristotle Ví dụ như: “Lịch sử triết học Tây Phương” của Lê Tôn Nghiêm; “Lịch sử triết học” do Nguyễn Hữu Vui chủ biên (Hà Nội, năm 2004), “Lịch sử Phép biện chứng Tập I” do Đỗ Minh Hợp dịch (Nxb Chính Trị Quốc Gia năm 1998), Đại cương lịch sử triết học Phương Tây của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn (Nxb Tp HCM năm 2006), “Lịch sử triết học và các luận đề” của

Samuel Enoch Stump (Nxb Lao động 2007) hay trong một số cuốn sách giáo khoa khác về lịch sử triết học Những tài liệu này có đề cập đến triết học Aristotle và logic học Aristotle nhưng chủ yếu ở mức độ giới thiệu sơ lược chứ chưa có sự phân tích đầy đủ, cặn kẽ Tuy vậy, nó có giá trị tham khảo để hiểu bối cảnh chính trị - xã hội, tiền đề để cho ra đời triết học Aristotle nói chung và logic học Aristotle nói riêng

Nhóm thứ hai, đó là những tài liệu nghiên cứu chuyên khảo về Aristotle tuy

không có nhiều nhưng cũng có thể kể đến như: “Triết học Aristotle” của Nguyễn Anh Nghĩa xuất bản năm 1944; “Triết học Aristotle” của Đặng Phùng Quân xuất bản năm 1974, “Triết học Aristotle” của Vũ Văn Viên (Nxb KHXH năm 1998)

“Nhập môn Aristotle” của Rupert Woodfin và Judy Groves do Tinh Vệ dịch (Nxb

Trang 7

Trẻ năm 2006)v.v…Những tài liệu kể trên chủ yếu trình bày về toàn bộ nội dung triết học của Aristotle trong đó có logic học Aristotle như một bộ phận không thể thiếu Dưới góc độ đó, logic học Aristotle cũng đã được đề cập đến một cách khá

đầy đủ nhưng chưa có sự phân tích cụ thể, chi tiết Ví dụ như, trong cuốn “Triết học Aristotle” của Vũ Văn Viên trong mục VII “Logic học của Aristotle Phân loại khoa

học Các phạm trù” tác giả đã chỉ ra vai trò của Aristotle đối với logic học và trình bày một số nội dung của logic học Aristotle như vấn đề về các quy luật tư duy, các phạm trù, tam đoạn luận và phép chứng minh Hay trong cuốn “Nhập môn Aristotle” của Rupert Woodfin và Judy Groves do Tinh Vệ dịch, thì lại giới thiệu triết học Aristotle và logic học Aristotle dưới hình thức khá mới mẻ đó là hình thức

“truyện tranh” sinh động Đằng sau những nét cọ hồn nhiên và lời dẫn truyện gọn gàng, chuẩn xác, dưới hình thức lời thoại, các tác giả đã thể hiện được những tư tưởng cơ bản về triết học và logic học của Aristotle Trong tác phẩm thông qua những cách đặt vấn đề kiểu như: Logic học là gì? Hay: Một kết luận thỏa đáng Tam đoạn luận hay diễn dịch có giá trị Các quy tắc của tư duy v.v…đã nói lên được phần nào logic học Aristotle Chuyên sâu hơn về nội dung logic học Aristotle có

cuốn “Aristotle với học thuyết phạm trù” của Nguyễn Văn Dũng (Nxb KHXH năm

1996) Trong cuốn sách này, phần đầu tác giả đã trình bày rất rõ cuộc đời, sự nghiệp cũng như tác phẩm “Các phạm trù” của Aristotle Trong phần nội dung tác giả đã phân tích, đánh giá sâu sắc đồng thời chỉ ra vị trí học thuyết phạm trù của Aristotle

trong mối liên hệ với triết học, logic học của ông Đồng tác giả có bài “Vấn đề phương pháp trong triết học Aristotle”, trong bài này tác giả đã phân tích các

phương pháp mà Aristotle đã đề cập trong triết học của mình là phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch Tác giả cho rằng để hiểu được các phương pháp của Aristotle và mối quan hệ giữa chúng, thì trước hết cần tìm hiểu tam đoạn luận của ông, bởi chính ở đây, ông đã trình bày một cách đầy đủ nhất về lý luận diễn dịch Ngoài ra không thể không kể đến những nghiên cứu về logic học, đặc biệt là logic học hình thức, đã có vai trò rất lớn trong việc làm sáng tỏ vị trí, vai trò cũng như một số vấn đề trong nội dung logic học truyền thống Có thể kể đến như bài

Trang 8

“Chính xác hóa các nội dung cơ bản của lôgic học truyền thống”[43] hay bài “Về vai trò của logic trong phát minh khoa học bằng giả thuyết”[17], “Một số vấn đề cơ bản của logic nghiên cứu khoa học”[41]v.v… Đặc biệt trong các hội thảo về logic

học gần đây (do Viện Triết học tổ chức tháng 12/2006, do Đại học KHXH & NV

TP HCM tháng 7/2008) đã có nhiều các bài viết, các bài trao đổi ý kiến về những nội dung cũng như sự phát triển của logic học hình thức Bên cạnh đó, có thể kể đến bài viết của Giáo sư Cúc Thực Nhi (Viện nghiên cứu Logic và nhận thức, ĐH Triết Giang), bài viết về “Vấn đề và tương lai của logic học” trong cuốn sách

“Những vấn đề mũi nhọn trong nghiên cứu triết học đương đại”[45] Trong bài viết

tác giả đã nêu ra hai định nghĩa về logic học, phân tích những bước ngoặt nhận thức trong logic học và đặt ra những vấn đề nghiên cứu mà logic học phải đối mặt trong tương lai Những bài viết trên đã có vai trò rất lớn trong việc gợi mở vấn đề nghiên cứu cho tác giả luận văn

Nhóm tài liệu thứ ba đó là các tài liệu được viết bằng tiếng Anh Với nhóm tài liệu được viết bằng tiếng Anh thì cũng có sự phân loại, tức có những công trình viết

về logic học nói chung, trong đó chủ yếu bàn về vai trò, sự ứng dụng cũng như sự

phát triển của ngành logic học, ví dụ như tác phẩm “Philosophy of Logic- Handbook

of the Philosophy of Science” [58] Còn viết về Aristotle có những công trình như:

“Aristotle: A Very Short Introduction”[49], “Aristotle, Kant, and the Stocis”[53],

“Hegel and Aristotle”[54], những tác phẩm này chủ yếu nghiên cứu về triết học,

logic học Aristotle trong sự so sánh với các triết gia và các trường phái khác;

chuyên sâu hơn về logic học Aristotle như: “Aristotle's Logic”[74], “Aristotle's Logical Works and His Conception of Logic”[65], trong bài báo này tác giả đã trình

bày và phân tích khá rõ những tác phẩm logic và tư tưởng logic của Aristotle chủ yếu trong “Organon”, ngoài ra còn có bài viết về sự ứng dụng của logic Aristotle

trong khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo: “How to use Aristotelian logic to Formalize Reasonings Expressed in Ordinary Language?” [66], còn lại là các tác

phẩm dịch từ tác phẩm Organon của Aristotle, như các tác phẩm [47, 50-52, 57, 59, 69-73]

Trang 9

Sự tổng quan trờn cho thấy những tài liệu viết bằng hoặc dịch ra tiếng Việt về Aristotle khụng nhiều, đặc biệt là những tỏc phẩm của Aristotle thỡ hầu như chưa cú

mà chủ yếu là tiếng Anh, tiếng Nga Đú chớnh là khú khăn cũng như động lực khiến người viết phõn tớch, tỡm hiểu và trỡnh bày cú hệ thống logic học của Aristotle

3 Mục đớch và nhiệm vụ nghiờn cứu

Mục đớch của luận văn là đi sõu tỡm hiểu một số vấn đề chớnh của logic học Aristotle trong tỏc phẩm “Organon”, qua đú hiểu rừ và trỡnh bày cú hệ thống logic học của Aristotle

Để thực hiện mục đớch trờn, luận văn giải quyết cỏc nhiệm vụ:

- Làm rừ tiền đề ra đời logic học Aristotle

- Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp logic học của Aristotle, một số quan điểm chuẩn bị cho logic học

- Trỡnh bày và phõn tớch một số nội dung chớnh logic học của Aristotle được

thể hiện trong tỏc phẩm Organon về cỏc hỡnh thức và quy luật của tư duy

4 Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu của luận văn

Đối tượng nghiờn cứu của luận văn là nội dung logic học của Aristotle trong

tỏc phẩm “Organon”

Phạm vi nghiờn cứu là lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại

5 Cơ sở lý luận và phương phỏp nghiờn cứu của luận văn

Luận văn được thực hiện dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời có tham khảo những công trình

nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài

Về phương phỏp nghiờn cứu: Luận văn sử dụng cỏc phương phỏp như: Phõn tớch, tổng hợp, so sỏnh, khỏi quỏt húa, thống nhất lụgic - lịch sử

6 í nghĩa của luận văn

Luận văn gúp phần làm sỏng tỏ thờm một số nội dung logic học Aristotle

Trang 10

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên nghiên cứu về logic học và lịch sử của nó

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ bản của luận văn gồm có 2 chương, 6 tiết

Trang 11

CHƯƠNG 1: TIỀN ĐỀ CỦA LOGIC HỌC ARISTOTLE

Ănghen đã từng nhận định: Không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và

Đế chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại, và không ai có thể phủ nhận được những giá trị, những thành tựu mà nền văn minh Hy La để lại Trong đó có thể nói rằng, những thành tựu triết học của Platon và Aristotle là đỉnh cao của tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại Tác động của những tư tưởng do họ đưa ra đến sự phát triển triết học và văn hóa sau này vượt nhiều lần so với sự tác động của những gì do các bậc tiền bối của họ tạo ra

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, thời kỳ này triết học lúc đầu thể hiện hoàn toàn không như là khoa học đặc biệt, không như là lĩnh vực tri thức đặc biệt đã tách

ra được đối tượng nghiên cứu của mình, mà nó xem xét tất cả những gì rơi vào tầm nhìn của sinh thể tư duy Khi đó, đối tượng của triết học hòa nhập với đối tượng của

tư duy nói chung, và triết học đồng nghĩa với thế giới quan nói chung Vì vậy, thời

kỳ này triết học bao chứa trong mình tất cả những tri thức của các khoa học, sự phát triển của triết học cũng chính là sự phát triển của những hiểu biết khoa học về thế giới xung quanh

Triết học thời kỳ này không giản đơn nghiên cứu thế giới bên ngoài, mặc dù, khi thể hiện là tư duy lý luận nói chung, nó đúng là nghiên cứu thế giới ấy, mà nó làm điều đó trong tiến trình khắc phục có phê phán cách hiểu thế giới theo kiểu thần thoại - tôn giáo, trong quá trình tranh luận với nó, tức là thường xuyên so sánh đối chiếu với nhau hai lĩnh vực phân cách rạch ròi: một mặt, thế giới bên ngoài như bản thân triết học bắt đầu tự ý thức được, và mặt khác, là thế giới, như nó được trình ra trong ý thức hiện có, tức là ý thức tôn giáo - thần thoại Hơn nữa những quan điểm riêng của nó được định hình chính là như những phản đề của những quan niệm bị

nó gạt bỏ Trong hình thức triết học, con người vì thế lần đầu tiên bắt đầu một cách

có phê phán, dường như đứng tách ra, để quan sát hoạt động riêng của mình về việc xây dựng các hình tượng của hiện thực, quan sát chính quá trình ý thức được các dữ

Trang 12

kiện, mà xung quanh chúng xuất hiện sự tranh cãi Triết học vốn được sinh ra như là

cơ quan xử thế có phê phán đến bất kỳ ý kiến nào được nói ra, ngay từ đầu đã buộc phải tìm con đường đến chân lý thông qua sự xem xét các quan niệm mâu thuẫn nhau Và như vậy, đối tượng của tư duy thể hiện ở đây không chỉ là “thế giới bên ngoài” như vốn có, mà cả chính phương thức khám phá nó nữa, đó chính là “tư duy

về chính tư duy” Hay nói cách khác đó chính là sự đụng độ, giao thoa giữa logic học và “bản thể luận”, đó cũng chính là đặc điểm chung cho triết học và logic học thời kỳ này- đặc điểm của logic học Aristotle “Vậy là, truyền thống - hình thức - đã biết trong logic học đã thẳng thừng coi Aristotle là cha đẻ của logic học - mà trên thực tế chỉ là một xu hướng hoàn toàn xác định trong học thuyết về tư duy Mặt khác, Aristotle đúng là “cha đẻ” của xu hướng khoa học đã dẫn đến cách hiểu Hêghen về logic học như là học thuyết về các hình thức phổ biến của toàn bộ cái tồn tại, tức là của trào lưu, mà theo sự làm chứng không phải là một lần của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, đã trở thành xuất phát điểm cho cách hiểu biện chứng-duy vật về logic học” [15, tr 29]

1.1 Những tư tưởng Logic học trước Aristotle

Lịch sử của tri thức là lịch sử của sự kế thừa và phát triển Nếu thiếu sự nghiên cứu, phân tích những thành quả của những người đi trước thì triết học không thể tiếp tục phát triển được Với Aristotle điều đó đã được ông nhận thức một cách tự giác Aristotle coi bổn phận của mình là nghiên cứu tỉ mỉ thành tựu của các bậc tiền bối và trình bày chúng một cách vô tư, chỉ sau đó mới bác bỏ cái gì đó từ những điều đã biết hay bổ sung những điều mới Có thể nói rằng toàn bộ quá trình phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại là tiền đề lý luận cho sự ra đời của triết học và logic học Aristotle

Hy Lạp là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, đó là mảnh đất của triết học Có thể nói rằng gần như toàn bộ sự phát triển triết học châu Âu là xuất phát từ Hy Lạp Trong quá trình phát triển của triết học, logic học luôn luôn đi kèm với nó và đóng vai trò là công cụ nhận thức Triết học ngay từ khi sinh ra trên mảnh

Trang 13

đất Hy Lạp đã có những trường phái khác nhau, thậm chí đối lập nhau Các trường phái triết học luôn đấu tranh với nhau để bảo vệ quan điểm của mình Trong các cuộc tranh luận triết học đó, tất yếu phải nảy sinh những chuẩn mực của tư duy để

có thể xác định được một lập luận như thế nào là đúng, như thế nào là sai Tư đó, các tư tưởng về logic học dần dần được hình thành cùng với sự phát triển của triết học Trước khi hệ thống logic học của Aristotle được hình thành như một khoa học độc lập, thì trong triết học Hy Lạp, các tư tưởng về logic học đã được hình thành, tuy chưa thành hệ thống Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, đặc điểm bao trùm ở thời kỳ trước Aristotle này là các tư tưởng triết học và logic học chưa tách bạch nhau, các quy luật, quy tắc logic hay hình thức tư duy nằm lẫn trong các lập luận triết học, ngoài ra còn một đặc điểm cần phải kể đến là ở thời kỳ này những quy luật của tư duy lẫn lộn với những quy luật của tồn tại

Nhà triết học đầu tiên có những tư tưởng liên quan đến logic học là nhà triết học Pacmenit thuộc trường phái Êlê Ông là người đầu tiên đưa ra công thức siêu hình học của quy luật đồng nhất (đồng thời cũng là quy luật phi mâu thuẫn): “Tồn tại có, không có không tồn tại” [trích theo 32, tr 32]

Zenon, học trò của Pacmenit đã biết dùng quy luật phi mâu thuẫn một cách tự phát để lập luận chứng minh trong nghịch lý “mũi tên đang bay, không bay” của mình Ông là người đầu tiên chỉ ra tính mâu thuẫn của vận động và thể hiện mâu thuẫn này trong khái niệm vận động, do đó đã bác bỏ vận động như là một thuộc tính của vật chất

Aristotle gọi Zenon là người sáng tạo ra phép biện chứng, còn Hêghen thì tìm thấy ở ông “biện chứng chủ quan và biện chứng khách quan”, nhưng biện chứng của Zenon là “tiêu cực”, vì từ tính mâu thuẫn của vận động, ông đã đi đến kết luận không

có vận động Lênin viết trong “Bút ký triết học” như sau: “Ông là người khởi xướng phép biện chứng”, và: “Ở Zenon chúng ta cũng tìm thấy một phép biện chứng thật sự khách quan” [19, tr 269] Qua đó có thể thấy rằng, Zenon đã áp dụng tư duy trừu tượng để xem xét vận động (quá trình biện chứng khách quan), do đó đã rơi vào siêu

Trang 14

hình trong việc xem xét vận động như là một quá trình khách quan Trong trường phái Êlê, lần đầu tiên trong triết học cổ đại Hy Lạp xuất hiện các hình thức chứng minh logic dưới dạng mạch các suy luận diễn dịch Đó là các lập luận của Ksenofan

và Melis, được đề cập đến trong các tác phẩm của Aristotle “Về Melis, Ksenofan và Gioocgi”, suy luận kiểu như vậy cũng có ở Pacmenit, đặc biệt hình thức logic rất tinh

tế của các suy luận diễn dịch có thể thấy cả ở các tác phẩm của Zenon

Trường phái ngụy biện (Protagor, Gioocgi, Prodik, Hippi) - là một trường phái

có vai trò to lớn trong sự hình thành logic hình thức như một khoa học Điểm nổi bật trong tư tưởng của các nhà triết học thuộc trường phái này là chủ nghĩa tương đối cực đoan, tư tưởng đó được thể hiện trong tác phẩm “Hai loại ngôn ngữ” Trong tác phẩm này, các tác giả đã phát triển, tuyệt đối hoá tính tương đối của các khái niệm “thiện”, “ác”; “cái đẹp”, “cái xấu”; “công bằng”, “bất công”; “chân lý”, “sai lầm” Các tác giả đã cố gắng chứng minh tính đúng đắn của cả hai quan niệm đối lập nhau: “chân lý và giả dối (sai lầm) là một” và “chân lý và giả dối (sai lầm) không phải là một” Họ cho rằng cùng một lời nói cũng có thể được coi là đúng mà cũng có thể coi là sai Cùng một vật cũng có thể là nhẹ, cũng có thể là nặng, phụ thuộc vào điều là: nó được so sánh với vật nào? Cùng một con người vừa sống lại vừa không sống, cùng một vật vừa tồn tại lại vừa không tồn tại, vì tất cả cùng tồn tại trong mối quan hệ với một cái gì đó [xem 12]

Từ đó nảy ra một trong những yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn là: trong các suy luận và lập luận có khẳng định hoặc phủ định một cái gì đó, phải xét sự khẳng định và phủ định trong cùng một mối quan hệ và cùng một thời gian (Nội dung và yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn trong logic hình thức truyền thống như sau: “trong quá trình lập luận và suy luận, không thể đồng thời khẳng định và phủ định một vấn đề nào đó về cùng một đối tượng, trong cùng một mối quan hệ và cùng một thời gian”)

Khi xây dựng lý thuyết hùng biện, các nhà ngụy biện không thể không đụng đến những vấn đề của logic học, bởi những vấn đề của lý thuyết đó chính là một

Trang 15

nghệ thuật tranh luận Protagor (kh 480-kh.410 TCN) đã viết tác phẩm “Nghệ thuật tranh luận” với tư tưởng xuất phát trong đó là: đối với bất kỳ một hiện tượng nào cũng có ít nhất hai ý kiến đối lập nhau, và ông là người đầu tiên sử dụng phương pháp “đối thoại” là phương pháp mà trong đó hai người tranh luận bảo vệ hai quan điểm đối lập nhau Ông đã đi chu du khắp đất nước Hy Lạp và thu hút được một số lượng người nghe rất đông Diogen-Laerxi nói rằng: Protagor lần đầu tiên sử dụng phương pháp lập luận mà sau đó Xocrát đã sử dụng: đó là phương pháp đưa ra câu hỏi cho người đối thoại và chỉ ra chỗ sai lầm trong các câu trả lời của họ, với mục đích chứng minh và phát triển luận đề được đặt ra

Như vậy, Protagor đã đặt nền móng cho các dạng chứng minh theo nghĩa Aristotle đã phân tích trong “Topikos” (chữ Hy Lạp, có nghĩa là nghệ thuật tranh luận), cũng có nghĩa là theo các thủ pháp logic trong nghệ thuật hùng biện Ví dụ về nghệ thuật lập luận ngụy biện: tác phẩm của Protagor “Vụ kiện tụng về việc thanh toán” liên quan đến cuộc tranh luận của Protagor với người học trò giỏi nhưng nghèo của mình là Evatle Evatle thoả thuận với Protagor rằng anh ta sẽ trả hết học phí cho ông nếu thắng một vụ kiện đầu tiên ở toà án Sau một thời gian, Protagor đòi học trò Evatle phải trả hết tiền học phí Evatle từ chối và trả lời: “Nhưng tôi vẫn chưa kiện một vụ nào ở toà án” Protagor tuyên bố rằng đằng nào thì anh cũng phải trả, vì “Nếu tôi kiện anh ra toà và thắng kiện, thì anh sẽ phải trả tiền cho tôi theo quyết định của toà án, còn nếu anh thắng tôi ở toà án, thì anh phải trả tôi theo thoả thuận” Evatle trả lời: “Tôi sẽ không phải trả trong cả hai trường hợp trên, vì nếu toà

án xử thầy thắng kiện, thì tôi sẽ không phải trả theo thỏa thuận giữa chúng ta, còn nếu toà xử thầy thua kiện, thì tôi cũng vẫn không phải trả theo quyết định của toà án”

Đó là một lập luận đầy tính nghịch lý và nghịch lý này cùng với rất nhiều nghịch lý khác có vai trò kích thích tư duy tìm kiếm các chuẩn mực, quy tắc cho một lập luận đúng

Trang 16

Democrit (460-370 TCN) - là người sáng tạo ra “Hệ thống logic học” đầu tiên

ở Hy Lạp cổ đại Ông viết một luận văn “Về logic học” (Canon) Đáng tiếc là tác phẩm đó không còn, người ta biết được nó thông qua các tác phẩm của Aristotle Một trong những tư tưởng logic học mà Democrit giải quyết trong đó là vấn

đề chân lý Theo Democrit, thì có ba tiêu chuẩn chính của chân lý: 1) “cảm giác hoàn thiện”, có nghĩa là tri giác cảm tính được thực hiện trong điều kiện kiểm tra được chúng một cách khoa học; 2) “lý tính hoàn thiện”- có nghĩa là trí tuệ được vũ trang bằng phương pháp khoa học và được định hướng bởi những nguyên tắc nghiên cứu đúng; và 3) “thực tiễn cảm tính”- phục vụ cho việc kiểm tra các ý kiến [32, tr 35]

Tác phẩm “Canon” của Democrit còn hướng vào phê phán các nhà ngụy biện phủ nhận sự tồn tại của chân lý khách quan Khi tranh luận với Protagor, ông đã dùng chính vấn đề và kiểu lập luận của Protagor: Nếu Protagor cho rằng “con người

- là thước đo của tất cả mọi vật”, tức là ông đồng nhất chân lý với ý kiến, thì phủ định chính những luận điểm của Protagor cũng là chân lý (Vì phủ định - cũng là một ý kiến) Thủ pháp của Democrit dùng để bác bỏ quan điểm của Protagor như vậy được Platon nhắc lại trong đối thoại “Te’tet”

Khi bút chiến với Protagor, Democrit chứng minh rằng chân lý chỉ có một và

nó là khách quan Khi bác bỏ quan điểm của Protagor rằng tất cả là chân lý, Democrit cũng đồng thời bác bỏ luôn cả luận điểm của nhà ngụy biện Kxenhiat cho rằng tất cả đều giả dối Democrit đã sử dụng chính những lập luận của họ (những nhà ngụy biện) Theo ông, nhà ngụy biện Kxenhiat đã tự chống lại chính mình: nếu tất cả đều giả dối, thì cũng đồng thời giả dối cả luận điểm cho rằng tất cả đều giả dối (của Kxenhiat)

Democrit xây dựng logic học trên cả cơ sở tri thức kinh nghiệm Ông là một trong những người đầu tiên sáng tạo ra logic quy nạp mà sự phát triển tiếp theo của

nó được trường phái Epiquya thực hiện

Trang 17

Democrit đã phát hiện ra những thành tố đầu tiên của tư duy - những thông số cảm tính, theo ông, nếu liên kết chúng lại thành các biểu tượng và khái niệm thì mối liên hệ giữa chúng sẽ tạo ra các phán đoán đơn bao gồm: chủ từ và vị từ Chủ từ của phán đoán Democrit gọi là “danh từ” (tên), còn vị từ - là “động từ”- điều này nói lên rằng logic học là khoa học về tư duy được hình thành trên cơ sở phân tích ngôn ngữ

tự nhiên Democrit đã đặt vấn đề về mối quan hệ giữa “từ” và “khái niệm” được thể hiện bằng “từ” Ông đã chú ý đến những trường hợp mà trong đó không có sự tương ứng nghiêm ngặt giữa khái niệm và từ Đó là các trường hợp: 1) Khi một từ chỉ các khái niệm khác nhau (đồng âm, khác nghĩa); 2) Khi cùng một sự vật người ta dùng các từ khác nhau để thể hiện (khác âm, đồng nghĩa); 3) Trường hợp đổi tên; 4) Khi vật không có tên gọi mà để biểu đạt cần phải mô tả Democrit cũng đã hiểu phán đoán như là mối liên hệ giữa chủ từ và vị từ

Về thao tác định nghĩa thì Democrit cho rằng: định nghĩa có nghĩa là chỉ ra cái

mà từ đó tạo nên sự vật Ví dụ, quân đội được ông định nghĩa như là tổng số các quân nhân Trong “vật lý học” của Democrit, mỗi sự vật được định nghĩa bởi số lượng, hình thức, trật tự các nguyên tử tạo nên sự vật đã cho, kể cả khoảng không trong đó Tất nhiên, những tư tưởng của Democrit về vấn đề định nghĩa đã không chịu được sự thử thách của thời gian, và quan điểm đó về định nghĩa đã không được logic truyền thống tiếp thu

Nếu Pacmenhit là người đầu tiên nói đến quy luật đồng nhất (theo nghĩa siêu hình học), thì Democrit là những người đầu tiên nói đến quy luật lý do đầy đủ theo nghĩa bản thể luận bằng tư tưởng nổi tiếng của mình: “Tất cả mọi cái xảy ra đều có nguyên nhân, do đó đều tất yếu” (Nội dung của quy luật lý do đầy đủ trong logic hình thức truyền thống như sau: trong quá trình tư duy, lập luận, một phán đoán, mệnh đề chỉ được coi là chân thực nếu có đầy đủ cơ sở để luận chứng cho nó, tức là cần được chứng minh)

Ý nghĩa lịch sử của logic học Democrit trước hết ở chỗ là ông đã đặt nền móng, hay nói cách khác đã mở đầu cho một khuynh hướng mới trong logic học mà

Trang 18

Epiquya sẽ tiếp tục sau này Khuynh hướng Democrit - Epiquya xét theo những vấn

đề cơ bản là tiền đề cho logic quy nạp của Ph Becon và J Mill thời hiện đại Một

số vấn đề được Democrit xây dựng cũng đã được Aristotle tiếp nhận trong các tác phẩm “Các phạm trù” [50], “Phân tích học thứ nhất” [59], “Siêu hình học” [72] và

“Topics” [70] Tuy nhiên, lượng thông tin ít ỏi còn lại đến ngày nay về logic học Democrit, không cho phép nói về ảnh hưởng của các tư tưởng logic học Democrit đối với Aristotle

Giống như những nhà ngụy biện, Xocrat (469-399 TCN) cũng quan tâm đến vấn đề con người, những vấn đề đạo đức, xã hội…Nhưng khác với chủ nghĩa tương đối cực đoan của những nhà ngụy biện, ông bảo vệ quan điểm cho rằng chân lý khách quan được thể hiện trong những khái niệm chung

Xocrat quan tâm nhiều đến vấn đề phương pháp, ông nói một câu nổi tiếng:

“Tôi biết rằng tôi không biết gì cả” [46, tr 184], điều đó nói rằng ông không tin mình lĩnh hội được tri thức chân thực, mà tin rằng ông có thể lĩnh hội được phương pháp mà nhờ đó ông có thể có được tri thức chân thực Vậy đó là phương pháp gì? Xocrat cho rằng bất kỳ đối tượng nào cũng có thể được nhận thức chỉ khi có thể quy

nó về một khái niệm chung và tìm hiểu nó trên cơ sở của khái niệm chung này Xocrat đã xây dựng phương pháp quy nạp và định nghĩa khái niệm Aristotle trong “Siêu hình học” đã nói rằng Xocrat là một trong những người đầu tiên đưa ra phương pháp quy nạp: suy luận đi từ những sự vật đơn nhất đến hình thành những khái niệm chung

Trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa tương đối cực đoan và chủ nghĩa chủ quan của những nhà ngụy biện, Xocrat đã tìm thấy chỗ dựa của mình trong những “khái niệm nói chung” và theo ông những khái niệm đó vĩnh viễn không thay đổi với tất

cả mọi người

Nhờ phép quy nạp Xocrat hình thành khái niệm chung Xocrat xuất phát từ những biểu tượng thông thường nhất của con người, từ những sự kiện trong cuộc sống hàng ngày Bằng quy nạp có thể vạch ra cái gì thuộc bản chất của đối tượng

Trang 19

cần bàn, cái gì không phải; và bằng cách đó, từ các biểu tượng và các thông số do nhận thức cảm tính cung cấp mà hình thành nên các khái niệm

Quy nạp tạo thành cơ sở cho định nghĩa khái niệm Hai thủ pháp này trong logic học Xocrat liên quan mật thiết với nhau Từ định nghĩa khái niệm rút ra việc phân tích các sự vật theo giống Nghệ thuật tranh luận (hay hùng biện) của Xocrat phục vụ cho mục đích này Xocrat thường đòi hỏi người tranh luận với mình cần phải định nghĩa, ví dụ: công bằng là gì? dũng cảm là gì? cái đẹp là gì?, với tư cách

là câu trả lời, ông nhận được định nghĩa khái niệm sơ bộ Ông cần kiểm tra tính đúng đắn của các định nghĩa đó dựa vào những trường hợp cụ thể trong đời sống hàng ngày và kết quả thường là phải hiệu chỉnh các khái niệm Các định nghĩa mới nhận được lại phải tiếp tục kiểm tra ở những trường hợp khác,… cứ như vậy tiếp diễn cho đến hoàn thiện Những ví dụ tuyệt vời của việc sử dụng phương pháp này

là những “đối thoại Xocrat” do Platon viết ở giai đoạn đầu khi còn đứng trên quan điểm của thầy mình là Xocrat Kể cả những đối thoại của Xocrat được Kxenofon ghi lại trong tác phẩm của mình Ví dụ, Kxenofon trình bày đối thoại của Xocrat trong đó có định nghĩa khái niệm công bằng Đầu tiên, người ta coi lừa dối, làm điều ác,… là những hành vi không công bằng Sau đó người ta nhận ra rằng những hành vi này nếu được sử dụng trong chiến tranh với kẻ thù, thì không phải là

“không công bằng” Do đó, định nghĩa ban đầu cần được hạn chế: các hành vi đó chỉ là không công bằng trong quan hệ với bạn bè, người thân Tiếp tục suy nghĩ ta thấy rằng, cả định nghĩa mới được hiệu chỉnh cũng vẫn chưa đúng, vì nếu lừa dối đứa con đang ốm của mình để bắt nó uống thuốc, hay giành kiếm từ tay người bạn khi bạn mình đang muốn tự sát,…thì lại là những hành vi không phải là không công bằng Do đó, chỉ có thể gọi một hành vi nào đó là không công bằng khi hành vi đó chống lại bạn bè, người thân, hay với mục đích làm hại bạn bè, người thân

Nếu quan điểm xuyên suốt của Protagor là: “Con người là thước đo của tất cả mọi vật” thì Xocrat cho rằng: chân lý phải có đặc điểm phổ biến và tất yếu, nếu là tri thức thuộc lĩnh vực đạo đức thì nó phải có đặc điểm toàn nhân loại Nhận thức chung nhất mang tính toàn nhân loại của tất cả mọi người, được Xocrat hiểu như là

Trang 20

nhận thức cái chung trong khái niệm Ngoài Platon, Xocrat còn có bốn học trò, sau

đó bốn học trò này thành lập bốn trường phái khác nhau: Ơcơlid, Phedon, Antisfon

và Aristip Ở đây chúng ta chỉ xem xét một trong bốn trường phái này

Ơcơlit thành lập trường phái Megar- phát triển quan điểm Xocrat về nhận thức chân thực như là nhận thức cái chung trong khái niệm Những người theo trường phái Megar cho rằng: những cái được phân biệt theo khái niệm và theo định nghĩa, thì cũng được phân biệt về mặt hiện thực Họ chứng minh rằng thực chất phán đoán

“S là P” là tương đương với “A là không A”, do đó họ suy diễn: bất kỳ khái niệm nào trong phán đoán cũng không phải là chính nó Do vậy, nếu suy rộng ra thì có nghĩa là: Tất cả là tất cả! Tức là họ cũng giống như các nhà ngụy biện: phủ nhận phán đoán Trong “Bác bỏ thuật ngụy biện”, Aristotle đã dẫn ra một suy luận (sai) như sau: “Ko-rik là người Người là một cái gì đó khác hẳn với Ko-rik Do đó, Ko-rik là một cái gì đó khác hẳn với Ko-rik” [xem 32] Mục đích của suy luận ngụy biện này là muốn chứng minh tính không có căn cứ của mọi phán đoán, suy luận logic nói chung

Những người theo phái Megar trong khi tranh luận với các trường phái khác thường tấn công không phải vào tiền đề, mà vào kết luận trong những lập luận của phái đối lập và thường dùng phép chứng minh bằng phản chứng (deductio ad absurdum - đưa về điều phi lý); một số nghịch lý nổi tiếng như: “nói dối”, “có sừng”, “hói”,…là do trường phái Megar đưa ra

Diodor Kron (người thuộc phái Megar) đưa ra luận cứ phủ nhận vận động, như sau: “Nếu một vật nào đó vận động, thì nó phải nằm trong phần không gian mà nó đang có ở đó, hoặc phần không gian mà nó chưa có ở đó Nhưng ở phần không gian đầu thì không có vận động, vì phần không gian đó vừa khít với vật đó, ở phần không gian thứ hai (mà nó không có ở đó) thì dĩ nhiên là không có vận động…” Do

đó, ông đi đến kết luận rằng nói chung là không có vận động Chúng ta dễ nhận thấy

sự giống nhau giữa lập luận của Diodor với các nghịch lý của Zenon về vận động Vấn đề ở đây cần nhắc lại là, không thể áp dụng các quy luật của logic hình thức

Trang 21

vào việc lý giải các hiện tượng, quá trình của hiện thực khách quan như nó vốn có (tức các quá trình biện chứng) Cũng bằng những thủ pháp lập luận như vậy, Diodor chứng minh cho vấn đề: “Không thể chết”, “Không thể phá được bức tường”… Các

tư tưởng của phái ngụy biện Megar có những đóng góp nhất định vào sự hình thành, phát triển của tri thức logic học, đặc biệt, thông qua các nghịch lý, nó kích thích tư duy khám phá, tìm ra những quy luật, quy tắc đúng cho lập luận, góp phần dần hình thành đối tượng của logic hình thức như một khoa học độc lập về tư duy

Platon (427-347 TCN) Trong logic học, Platon đã bàn đến nhiều vấn đề như phép chia khái niệm, định nghĩa khái niệm, quy nạp,…và ông đề cập đến cả phương pháp “biện chứng” Khái niệm “biện chứng” của Platon không phải như ngày nay chúng ta vẫn dùng như là đối lập với siêu hình - mà đó là phương pháp “đối thoại”

để tìm ra tri thức đúng

Thủ pháp đi dần đến cái chung của Platon là sự phát triển tiếp tục phương pháp quy nạp của Xocrat Khái niệm, theo Platon, cần phải chỉ ra được cái cơ bản trong sự vật Bản chất của sự vật là ở cái chung mà ở đó, tất cả các sự vật thuộc cùng một giống phù hợp với nhau, quy tụ lại Platon cũng đề cập đến thủ pháp

“định nghĩa khái niệm”, và cũng giống như Xocrat, Platon sử dụng phương pháp đưa ra các ví dụ Theo Platon, để tránh các lỗi không đầy đủ, phiến diện của định nghĩa, cần đưa ra các ví dụ đa dạng, thậm chí đối lập nhau để tìm ra cái chung; và quá trình đó được tiến hành từ từ Như vậy, quy nạp và định nghĩa, theo Platon, có mối liên hệ mật thiết với nhau Nhưng phép quy nạp của Platon, xuất phát từ quan điểm duy tâm khách quan - học thuyết về ý niệm, khác hẳn phép quy nạp dựa theo quan niệm chung ngày nay của chúng ta Cái chung, theo Platon, không phải được khái quát từ những trường hợp cụ thể, đơn nhất bằng nhận thức kinh nghiệm; mà kinh nghiệm cảm tính chỉ là phương tiện để đánh thức linh hồn hồi tưởng lại các ý niệm đã có từ trước

Platon đưa ra các quy tắc phân chia khái niệm sau: để cho phép chia thực hiện được đúng, không nên đưa ra những sự phân biệt tuỳ tiện, mà cần tìm những sự

Trang 22

khác nhau trong chính sự vật Cần biết phân chia những khái niệm giống, và để làm được điều đó, cần tuân thủ hai điều kiện: 1) chia theo những sự khác nhau về chất; 2) không bỏ qua các bậc trung gian Nhiệm vụ, mục đích của phân chia khái niệm là: tìm toàn bộ ngoại diên của khái niệm giống và xây dựng một hệ thống các khái niệm

Về quy luật phi mâu thuẫn Platon đã sử dụng quy luật phi mâu thuẫn như là một chuẩn mực của tư duy Ông hiểu quy luật này theo nghĩa: bất kỳ sự vật xác định nào cũng không thể trong cùng một thời gian và cùng một mối quan hệ lại có những tính chất đối lập nhau

Về quy luật đồng nhất- Platon hiểu quy luật logic theo nghĩa siêu hình học cũ: khẳng định tính bất biến của tồn tại chân thực và của cả ý nghĩ, tư tưởng đúng Đối với Platon, quy luật đồng nhất và quy luật phi mâu thuẫn là những quy luật của chính tồn tại Vì theo Platon, tồn tại, thật, chính là sự tồn tại của các ý niệm, tư tưởng; còn các sự vật, hiện tượng có thể nhận thức được bằng các giác quan thì theo ông là không tồn tại

Phán đoán- là hình thức cơ bản để liên kết các tư tưởng Về phương diện ngữ pháp, phán đoán là sự liên kết các từ: chủ từ và vị từ (động từ) Phán đoán có hai loại: hoặc khẳng định, hoặc phủ định Xét theo quá trình nhận thức thì có hai loại phán đoán: phán đoán kinh nghiệm và phán đoán lý tính Phán đoán lý tính có tính vĩnh cửu Về học thuyết khái niệm- Platon xây dựng học thuyết về khái niệm (ý niệm), về nội hàm và ngoại diên của khái niệm và mối quan hệ giữa chúng; mối quan hệ giữa khái niệm giống và khái niệm loài Ông hình dung các khái niệm theo hình chóp (theo trình độ tính chung) mà trên đỉnh của hình chóp ấy là “ý niệm về ý niệm”(tức ý niệm “phúc lợi”)

Tóm lại ở giai đoạn trước Aristotle, các tư tưởng logic học với tư cách là khoa học về tư duy tuy chưa được định hình thành những vấn đề riêng biệt, hoàn chỉnh nhưng đã manh nha tương đối đầy đủ những thành tố cần có cho một khoa học chuyên ngành tách khỏi triết học một cách tương đối độc lập - khoa logic học Nó

Trang 23

chuẩn bị đầy đủ tiền đề cho sự hình thành một khoa học logic độc lập mà nhà triết học Hy Lạp cổ vĩ đại Aristotle là người thực hiện sứ mạng ấy - kế thừa, xây dựng và phát triển thành một hệ thống hoàn thiện

Aristotle sinh ra tại thành phố Stagir trên bờ biển Egiê thuộc xứ Maxêđoan Cha ông là người chuyên chữa bệnh cho vua Maxêđoan là Aminta Tuy nhiên ông

đã không chọn nghề theo cha, mặc dù các tác phẩm sau này của ông cho thấy ông

có tri thức sâu sắc cả trong lĩnh vực y học Vào năm 18 tuổi, Aristotle đã đến Aten

để học tập tại Academia của Platon Tại đây, Aristotle đã có được một nhãn quan khoa học quảng bác, xây dựng quan điểm triết học và khoa học của riêng mình Vào năm 37 tuổi, sau khi Platon mất, Aristotle rời khỏi Aten và đi tới vùng Tiểu Á Tại đây, thành phố Assôsơ, ông mở trường học riêng và viết hàng loạt tác phẩm Việc giảng dạy và nghiên cứu triết học - khoa học của ông sau đó đã tiếp diễn trên hòn đảo Lesbos ở thành phố Mitilen Cuối cùng, vào năm 343 - TCN đã bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời của Aristotle gắn với việc ông quay trở về Maxêđoan theo lời mời của Vua Maxêđoan là Philip Đệ nhị Tại đây ông đã trở thành thầy giáo của cậu bé 13 tuổi Alecxandrơ - con vua Philip, người mà sau này đã chinh phục toàn

bộ lãnh thổ Hy Lạp và các quốc gia vùng Ba Tư, dựng lên một chính thể quân chủ

vô cùng rộng lớn Và chính sau này, Alecxandrơ đã nói: “Tôi kính trọng Aristotle ngang với cha tôi, bởi vì nếu tôi chịu ơn cha tôi bởi cuộc đời, thì tôi chịu ơn Aristotle - là người đã đem lại giá trị cho cuộc đời đó” [trích theo 4, tr.16]

Trang 24

Aristotle ở lại hoàng cung cho tới khi Alecxanđrơ lên ngôi Sau đó, vào năm

335, ông quay trở về Aten và thành lập trường học - Lixê Các tác phẩm của ông gồm hai nhóm: “công truyền” và “bí truyền” Các tác phẩm công truyền được dành cho đông đảo độc giả Các tác phẩm bí truyền được dành cho các học trò của trường học Nhưng lịch sử lại thật trớ trêu khi nó chỉ để lại cho chúng ta các tác phẩm thứ hai Do vậy, chúng ta chỉ có thể phán xét các quan điểm của Aristotle mà bản thân ông coi là “bí truyền” biểu thị chân lý đầy đủ nhất Người ta không biết chính xác

số lượng tác phẩm của Aristotle, nhưng rõ ràng là rất lớn Các học giả sau này gán cho ông từ 100 cho tới 400 tác phẩm Các tác phẩm của Aristotle đề cập và trình bày những tri thức sâu sắc và cụ thể về tất cả các ngành khoa học thời đó Có thể chia các tác phẩm của Aristotle thành 8 loại:

1) Triết học hay theo cách gọi của Aristotle là “triết học thứ nhất” Các tác phẩm thuộc loại này bao gồm các cuốn sách của Aristotle được người đời sau sắp xếp thành một tác phẩm lớn có tên là “Metaphysics” chính là “Siêu hình học” 2) Vật lý học hay “triết học thứ hai”, các tác phẩm như: “Về bầu trời”, “Vật lý học”, v.v…

Có thể nói, Aristotle đã dành đáng kể các nghiên cứu của mình cho những vấn

đề logic học Các tác phẩm, bài giảng logic học của ông được các nhà bình chú sưu tập lại dưới tên gọi “Organon” bao gồm các công trình sau:

Trang 25

1) “Categories” (Các phạm trù) – về những loại nói ra cao nhất, hay về những loại tồn tại cao nhất [50]

2) “On Interpretation” (Về luận giải) – về các mệnh đề (phán đoán) Trong tác phẩm này Aristotle đã tiến hành xây dựng hệ thống các phạm trù tu từ học và phát biểu quy luật loại trừ cái thứ ba [51]

3) “Prior Analytics” (Phân tích học thứ nhất) – về các suy luận [59]

4) “Posterior Analytics” (Phân tích học thứ hai) - về các chứng minh [52] 5) “Topics” (Tôpica) – Về các suy luận biện chứng [70]

6) “Sophistical Regutations” (Về các bác bẻ ngụy biện) là tiểu luận bổ sung vào “Topics”, trong đó khảo sát các suy luận ngụy biện [69]

Ngoài ra Aristotle còn nghiên cứu những vấn đề logic trong “Siêu hình học” [72], “Vật lý học” [57] và một vài cuốn sách khác

Những vấn đề logic được Aristotle nghiên cứu trong các tác phẩm nêu trên đều thuộc về logic học ở nghĩa rộng nhất Đó là nghiên cứu về lý thuyết chân lý, về hệ thống các phạm trù, về bản chất của các hình thức và các quy luật của tư duy và nhiều những vấn đề khác liên quan trực tiếp đến logic học nhận thức luận

Aristotle chưa phải là người dùng thuật ngữ “logic hình thức”, vậy tại sao khi nói đến logic hình thức thì ai cũng nhắc đến ông như là người khai sinh ra môn khoa học này? Có thể dựa vào các lý do sau: Thứ nhất, Aristotle đã phác họa một cách khá rõ ràng đối tượng của khoa học này là tam đoạn luận Ông sử dụng thuật ngữ “tam đoạn luận” tương ứng với thuật ngữ suy luận hiện nay Vì thế hoàn toàn hợp pháp có thể gọi logic hình thức Aristotle là lý thuyết suy luận Ở đây cần lưu ý rằng, suy luận của Aristotle là suy luận hình thức, và đối tượng của logic học hình thức chính là lý thuyết suy luận hình thức chứ không phải suy luận nói chung; Thứ hai, tính hình thức của suy luận là đặc trưng quan trọng của logic hình thức Để chỉ

ra được nội dung hình thức đó, lần đầu tiên trong lịch sử Aristotle đã đưa vào logic học các “biến từ” (P, M, S) và các “hằng logic” (là quan hệ giữa các thuật ngữ được

Trang 26

thể hiện trong cỏc phỏn đoỏn A, E, I, O) Cú tỏc giả đó nhận xột rằng, chỉ riờng thành tựu về cỏc “biến từ” cũng đủ để trao cho Aristotle danh hiệu vinh quang là

“nhà sỏng lập logic hỡnh thức”; Thứ ba, lần đầu tiờn trong lịch sử logic học Aristotle

đó nghiờn cứu cỏc loại hỡnh tam đoạn luận một cỏch chỉ thuần tỳy hỡnh thức thụng qua cỏc kiểu của nú, tức là nghiờn cứu một cỏch thuần tỳy hỡnh thức cỏc kiểu tam đoạn luận khỏc nhau thụng qua sơ đồ của cỏc loại hỡnh mà khụng phải là thụng qua cỏc vớ dụ cụ thể về mỗi kiểu tam đoạn luận

Với những lý do đú việc gỏn cho Aristotle vai trũ là người sỏng lập logic học hỡnh thức là một tất yếu, cú điều toàn bộ hệ thống logic học của ụng khụng hẳn là logic hỡnh thức Aristotle chưa phải là người đầu tiờn dựng thuật ngữ “logic hỡnh thức” Đờmụcrit mới là người đưa ra thuật ngữ logic hỡnh thức nhưng ụng khụng sử dụng thuật ngữ này và khụng gỏn cho nú một nội hàm xỏc định như cỏc nhà khắc

kỷ Cú điều là, cỏc nhà khắc kỷ chỉ hiểu logic học như là khoa học về mối liờn hệ giữa cỏc dấu cõu và ngụn từ Lụgic học với họ khụng được hiểu như là khoa học về

tư duy mà là khoa học về ngữ phỏp (tu từ)

Ở đõy cú lẽ cũng cần phải lưu ý một điều mà cỏc giỏo trỡnh logic học hỡnh thức cũng như cỏc tài liệu khỏc đó gần như khụng đề cập đến là, khụng nờn đồng nhất toàn bộ logic hỡnh thức truyền thống với học thuyết của Aristotle về tư duy Bởi lẽ, logic hỡnh thức truyền thống khụng phải là sản phẩm của riờng một nhà triết học nào, mà sự ra đời của nú là một quỏ trỡnh thống nhất giữa cỏc yếu tố riờng rẽ của cỏc

hệ thống logic trong những thời đại khỏc nhau và cỏc trào lưu khỏc nhau Logic học truyền thống là thành tựu của tri thức nhõn loại do sự đúng gúp trước tiờn là của Aristotle, của cỏc nhà chỳ giải Aristotle, cỏc nhà khắc kỷ, cỏc nhà Platon mới, cỏc nhà kinh viện…trong đú phải kể đến cụng lao hoàn tất khoa học này của Antual Ario và Pie Nikol trong tỏc phẩm “Logic học Port Royal”

Người đầu tiên xuất bản các tác phẩm của Aristotle, nhà nghiên cứu Aristotle Anđrônic Rôđôxki (thế kỷ I TCN.), đã in các tác phẩm logic của người thầy Aristotle của mình dưới tên gọi chung là “Organon” (nghĩa là công cụ, dụng cụ, trong trường hợp này là “dụng cụ tư duy”)

Trang 27

Ngay từ thời cổ đại Hylạp (thế kỷ thứ III- I TCN.), tức là khi mới bắt đầu quá trình hình thức hoá khoa học và các phương pháp của nó, đã sinh ra cuộc tranh cãi lịch sử dài lâu về vấn đề tương quan giữa logic học và khoa học Còn bản thân

“Organon” bằng tên gọi của mình dường như đã xác lập quan điểm mà theo đó logic học chỉ là công cụ của triết học và không tạo thành bộ phận hữu cơ của nó Các học trò và những người kế tục Aristotle đã nghĩ như vậy Họ gọi logic học Aristotle là Organon, hay công cụ của triết học, vì cho rằng, nó như là bộ môn ứng dụng không thể là một phần của triết học Có chuyện, đó là do họ nghĩ, mọi bộ môn thực tiễn

đều dường như thấp hơn môn lý thuyết và không thể ra nhập vào nó Các nhà khắc

kỷ chống lại ý kiến đó họ buộc triết học lý thuyết phục vụ các nhiệm vụ giáo dục

đạo đức cho mọi người, hình thành ở con người thói quen thông thái trong cuộc sống

và vì thế đã không đặt logic học và triết học đối lập nhau Họ cho logic học là một phần của triết học Những người Platôn chủ nghĩa giữ một lập trường trung dung giữa hai quan điểm đối cực nêu trên Họ cho logic học vừa là Organon vừa là một bộ phận của triết học Hiểu logic học Aristotle như là công cụ nhận thức nói chung đã

là đặc trưng đối với các nhà triết học Hylạp thế kỷ III - I TCN

Chớnh Aristotle cũng là người cho lý do nhất định để gọi nội dung cỏc cụng trỡnh thuộc “Organon” là Organon, khi Aristotle nhấn mạnh chức năng bổ trợ của logic học đối với khoa học và triết học Ông viết, muốn chứng minh các định lý trong các khoa học cụ thể cần phải biết phép phân tích Logic học ở ông là công cụ nhận thức, là dụng cụ của tư duy Cũng giống như đôi tay là công cụ của thể xác, lý tính là công cụ của linh hồn Trong “Topics” các phương pháp biện chứng nghiên cứu khoa học được gọi là các công cụ Nói ngắn gọn, Aristotle là người đầu tiên vạch ra và nghiên cứu các hình thức tư duy logic, chuyển chúng cho một khoa học chuyên biệt nghiên cứu mà giờ đây chúng ta gọi là logic học

Tuy nhiên trong khi tách việc nghiên cứu các hình thức của tư duy logic thành khoa học đặc biệt, Aristotle cũng giải quyết những nhiệm vụ riêng logic trong mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề triết học Một cách tự phát đứng trên lập trường thống nhất biện chứng bản thể luận, lý luận nhận thức và logic học, ông đã gắn việc nghiên cứu các hình thức logic với việc phân tích nội dung bản thể luận của chúng

Trang 28

V I Lênin đã chú ý đến điểm này của logic học Aristotle: “ở Arixtôt, đâu đâu logic khách quan cũng lẫn lộn với logic chủ quan, và lẫn lộn một cách khiến cho đâu đâu logic khách quan cũng lộ ra Không còn nghi ngờ gì về tính khách quan của nhận thức nữa [19, tr.390] Như nhiều nhà nghiên cứu logic học của Aristotle đã rất công bằng chỉ ra, logic học của ông không hẳn là chỉ mang tính hình thức

1.3 Học thuyết của Aristotle về phạm trự và khỏi niệm

Cú nhiều ý kiến cho rằng hệ thống phạm trự của Aristotle là một bộ phận trong học thuyết logic về khỏi niệm của ụng Họ xuất phỏt từ việc đề cao mặt logic và ngữ nghĩa của học thuyết phạm trự của Aristotle Điều này dẫn đến chỗ cho rằng cỏc phạm trự của Aristotle chỉ cú nội dung ngữ nghĩa và về bản chất chỳng chỉ là kết quả của việc quan sỏt ngụn ngữ Như phần trước đó núi, đặc điểm của triết học, logic học thời kỳ này núi chung và của logic học Aristotle núi riờng đú là sự đụng

độ, giao thoa giữa tư duy và tồn tại, giữa logic học và “bản thể luận” Mà học thuyết phạm trự của Aristotle trước hết là học thuyết về tồn tại, về những vấn đề bản thể Bởi Aristotle coi sự tồn tại của vật chất và vận động của nú là nguyờn lý chỉ đạo đầu tiờn và là nội dung của học thuyết phạm trự của ụng Trong hệ thống phạm trự này, mỗi phạm trự của ụng giữ một vai trũ nhất định trong nhận thức và xỏc định mặt này hay mặt khỏc của tồn tại Vỡ vậy, gắn liền với tồn tại, học thuyết phạm trự của Aristotle đó thể hiện quan điểm của ụng về lý luận nhận thức ễng coi thế giới khỏch quan là đối tượng của nhận thức Aristotle đó cú những đỏnh giỏ khỏ chớnh xỏc về vai trũ của kinh nghiệm và của khoa học trong quỏ trỡnh nhận thức Cuối cựng, “việc đưa ra cỏc khỏi niệm và khỏi quỏt chỳng thành một hệ thống phạm trự, Aristotle đó mang lại cho nhõn loại một mụn khoa học mới về tư duy – khoa học logic” [4, tr 55], Aristotle đó bản thể luận húa logic Và đú cũng là lý do mà tỏc giả luận văn khụng đưa học thuyết phạm trự của Aristotle vào phần nội dung, mà coi nú như là một cơ sở triết học riờng để Aristotle vạch thảo học thuyết logic sau này

Có thể nói rằng chính Aristotle là người đầu tiên đã đưa thuật ngữ “phạm trù” vào triết học, được ông trình bày chủ yếu trong tác phẩm “Các phạm trù” [50] và

được phân tích ở các mức độ khác nhau trong các tác phẩm khác của ông Trong

Trang 29

“Organon” tác phẩm “Các phạm trù” được xếp đầu tiên và Aristotle đã dành riêng

nó để nói về các phạm trù trong hệ thống phạm trù của mình

Tuy nhiên, việc hiểu Aristotle quan niệm thế nào là phạm trù thì lại khá phức tạp và từ bấy đến nay vẫn chưa được giải quyết đến cùng Bản thân Aristotle chưa khi nào định nghĩa về “phạm trù” Khi Aristotle nói về các phạm trù như là về các ý nghĩa thì cũng không ở đâu ông xác định chính xác, cái gì nằm trong cơ sở của chúng: nghĩa của các từ hay ý nghĩa của chính bản thân sự tồn tại, và hai khía cạnh

đó nằm trong mối quan hệ như thế nào của sự nhận thức các phạm trù đó Trong

“Các phạm trù” chúng được ngầm hiểu là cái gì đó “được nói ra thiếu mọi sự liên hệ”, và tương ứng với điều đó là không như phán đoán liên hệ thể hiện chân lý hay giả dối Nhiều nhà nghiên cứu Aristotle hiểu điều đó theo nghĩa, phạm trù là nghĩa chung của các từ, khi chúng được xét ngoài sự liên hệ của chúng trong phán đoán Cùng với điều đó thì “Siêu hình học” cũng chủ yếu chỉ nói về các phạm trù trên bình diện bản thể luận như là những khác biệt nội tại của tồn tại, các thuộc tính của bản chất Tuy nhiên việc có nhiều cách hiểu về phạm trù của Aristotle chứng tỏ không phải tính bất định của khái niệm đó, mà chứng tỏ rằng, trong chúng thể hiện bước chuyển đầy mâu thuẫn biện chứng từ học thuyết về tồn tại sang logic học

Theo Aristotle, các phạm trù một mặt là các giống cao nhất của các nghĩa từ, mặt khác là các giống cao nhất của các tính quy định của tồn tại

Những phạm trù cơ bản trong hệ thống Aristotle là: vật chất, bản chất, số lượng, quan hệ, thời gian, không gian, vận động, tất nhiên, ngẫu nhiên, hình thức, nội dung, khả năng, hiện thực, cái chung, cái riêng, mục đích, v.v Aristotle đề cập

đến rất nhiều phạm trù, nhưng chủ yếu bó gọn trong 10 phạm trù ở tác phẩm “Các phạm trù” (Categories) và được nhắc đến với mức độ khác nhau trong các tác phẩm khác Đó là các phạm trù: bản chất, chất lượng, số lượng, quan hệ, vị trí, thời gian, tư thế, chiếm hữu, hành động, chịu đựng: “Cỏc từ khi được núi ngoài mối liờn hệ, thỡ mỗi từ đều cú nghĩa hoặc là bản chất, hoặc quan hệ, hoặc vị trớ, hoặc thời gian, hoặc tỡnh trạng, hoặc chiến hữu, hoặc hoạt động, hoặc đau khổ, chịu đựng Núi một cỏch ngắn gọn bản chất là, vớ dụ, con người, ngựa; lượng- vớ dụ, hai hay ba (khủy

Trang 30

tay); chất, ví dụ, trắng, dẫn đầu trong ngữ pháp học; quan hệ - ví dụ gấp đôi, một nửa, lớn; ở đâu, ví dụ ở Lixe, trên quảng trường; khi nào, ví dụ, hôm qua, vào năm ngoái; tình trạng (tình hình, ví dụ: nằm, ngồi; chiến hữu, sở hữu, ví dụ: đi giày, được vũ trang; hoạt động, ví dụ: cắt nó, đốt nó ; đau khổ, chịu đựng, ví dụ: bị cắt ,

bị đốt” [50, I, 1] ∗

Về phạm trù như là các loại ngôn từ (nói) về tồn tại, được nói trong Quyển I của “Phân tích học thứ 2” ở đó mới chỉ ra 8 phạm trù (không được chỉ ra: chiếm hữu và tình trạng, trong Quyển I luận văn “Về linh hồn” [73, I, 5]), ở chương 9, Quyển I của Quyển “Topics” [70], ở đó chỉ ra 10 phạm trù Thế nhưng, theo Aristotle, các loại (giống) ý nghĩa của từ hay vị từ đồng thời là các loại (giống) của chính tồn tại Như vậy, các phạm trù đó không chỉ mang ý nghĩa logic mà còn có cả

ý nghĩa bản thể luận như là các tính quy định chung nhất của tồn tại Các phạm trù

đã được hiểu như vậy trong Quyển V của “Siêu hình học”: “Mặt khác, sự tồn tại trong mình được gán cho toàn bộ cái mà chúng được thể hiện thông qua các hình thức khác nhau của cách nói theo phạm trù: bởi vì hướng đến bao nhiêu cách những cách nói khác nhau này được thực hiện, thì có bấy nhiêu con đường chúng chỉ ra tồn tại Đồng thời một số cách nói thực chất, cách khác - chất, số khác - lượng, một số cách thì - về quan hệ, hoặc hoạt động hay đau khổ, một số thì trả lời cho câu hỏi “ở đâu”, một số cách nói lại trả lời cho câu hỏi “khi nào”, tương quan với mỗi kiểu nói

đó thì tồn tại có những ý nghĩa như vậy” [72, V, 7] Cách hiểu các phạm trù như vậy còn có thể thấy ở Quyển I của luận văn “Về linh hồn”: “(linh hồn) có quan hệ với mỗi một loại (đối tượng) và nó (linh hồn) thể hiện mình là gì, tôi có ý muốn nói: nó

có là một cái gì đó xác định không, là bản chất hay lượng, hay chất, hay một phạm trù nào đó trong số đã được chỉ ra” [73, I, 4] Bởi vì các tính quy định (tính chất) của tồn tại xuất hiện và tiêu diệt cho vận động, do đó giữa các phạm trù và loại vận động cần có một sự tương quan, và Aristotle trong “Vật lý học” phân biệt 2 dạng vận động: 1) Vận động về chất hay sự biến đổi; 2) tăng lên hay giảm đi về lượng và 3) vận động trong không gian - sự chuyển dịch Liên quan đến chúng còn có loại

Chú thích:Tài liệu số 50, Quyển I, Chương 1

Trang 31

thứ 4 - được quy về hai dạng đầu: sự vận động bản chất - xuất hiện và tiờu diệt Như vậy, Aristotle núi trong Quyển III của “Vật lý học” - cú bao nhiờu dạng tồn tại, thỡ

cú bấy nhiờu dạng vận động và biến đổi

Cần hiểu rằng khụng phải Aristotle luụn tỏch ra (chỉ ra) 10 phạm trự, mà đụi khi chỉ núi đến 6 phạm trự hay thậm chớ 3 hoặc 4 Logic học hiện đại đụi khi chia phạm trự ra thành 3: (Quyển XIV siờu hỡnh học, trong đú tất cả cỏc phạm trự được quy về 3: 1) bản chất; 2) tỡnh trạng và 3) quan hệ) trong bất kỳ trường hợp nào ở Aristotle khụng ở đõu cú ý định diễn dịch cỏc phạm trự, và điều này khụng phải là

sự bỏ sút, bởi vỡ đối với ụng phạm trự cú nguồn gốc kinh nghiệm như là kết quả khỏi quỏt cỏc thụng số của kinh nghiệm Điều này khỏc với Kant khi cho rằng cỏc phạm trự là tiờn thiờn như là cỏc hỡnh thức của ý thức và bị quy định bởi cỏc chức năng của lý trớ

Bên cạnh các khía cạnh bản thể luận và bản chất của việc hiểu các phạm trù thì còn có khía cạnh hiểu logic về chúng Tất cả các phạm trù khác đều nói về bản chất với tính cách là hệ quả của nó, theo đó có thể nói về các phạm trù nh− là về các kiểu

vị từ chung trong các phán đoán Không ít lần Aristotle gọi các phạm trù là các mệnh đề về bản chất và là các vị từ của nó Phạm trù - nói chung là tất cả những gì

có thể dùng để nói về sự vật một khi có nó và đ−ợc xét nh− tồn tại tự trị, tức là với tính cách của bản chất Việc hiểu phạm trù với tính cách là các vị từ chung nhất vạch ra thực chất tồn tại của từng sự vật đã tạo ra một kiểu cầu nối tới lý thuyết phán

đoán Trong phán đoán chủ từ thực sự là thứ mà có cái gì đó nói về, còn vị từ là thứ nói về chủ từ

Trong số cỏc phạm trự, Aristotle đó dành nhiều thời gian để phõn tớch bốn phạm trự đầu, trong đú đặc biệt quan tõm đến phạm trự bản chất Bởi theo Aristotle

“Nếu khụng cú bản chất, khụng cú vật chất, thỡ tuyệt nhiờn sẽ khụng cú gỡ cả” [4, tr.41] Toàn bộ hệ thống cỏc phạm trự của ụng xỏc định tồn tại từ mọi mặt nhằm vạch ra bản chất, cũn bản chất là phạm trự trung tõm và là tổng hợp những mặt khỏc nhau của tồn tại

Trang 32

Theo Aristotle chỉ cú phạm trự bản chất là tồn tại một cỏch độc lập, nhưng khụng tỏch rời mà được thể hiện thụng qua cỏc phạm trự khỏc, cũn cỏc phạm trự khỏc là sự thể hiện từng mặt riờng biệt của bản chất Bản chất, theo Aristotle, đú là

sự phản ỏnh cỏc mối quan hệ bờn trong của thế giới vật chất và là cỏi chung của cỏc

sự vật riờng lẻ ễng coi vật chất là mặt thực tại của bản chất, cũn hỡnh thức là mặt logic của bản chất Yếu tố tớch cực của triết học Aristotle ở đõy là mối quan hệ biện chứng giữa phạm trự bản chất với cỏc phạm trự khỏc của ụng Nhờ cú bản chất, qua quan hệ của nú với cỏc phạm trự khỏc mà toàn bộ cỏc phạm trự của Aristotle đó tạo nờn một hệ thống cú kết cấu khỏ chặt chẽ Cỏc phạm trự thường gắn với nhau bằng những mối liờn hệ mang tớnh chất biện chứng Chỳng chuyển húa cho nhau, khẳng định nhau nhưng đồng thời cũng phủ định nhau

Hêghen gọi logic của Aristotle là học thuyết về khái niệm, bởi lẽ nó nói về cấu trúc của “tư duy khách quan, mà chính là của tư duy bằng khái niệm” Theo Hêghen, khả năng hướng sự chăm chú nhất đến bản chất của khách thể được xem xét, nhận thức nó trong tính xác định riêng, là đặc trưng khác biệt của tư duy Aristotle Thông qua học thuyết về khái niệm, logic học Aristotle đã gần giao tiếp với siêu hình học của ông Chủ nghĩa khách quan Aristotle suy tư về cái hiện tồn nhờ khái niệm về bản chất, trong khi đó chủ nghĩa khách quan Platôn suy tư về hiện tồn thông qua ý niệm thần bí

Học thuyết về khái niệm không được Aristotle tách ra thành phần mục riêng của logic học mà phân bố ở khắp nơi trong học thuyết của ông Aristotle thậm chí còn không có cả một thuật ngữ chuyên riêng để biểu thị khái niệm, ở các ngữ cảnh khác nhau ông gọi nó theo những cách khác nhau Tính đa nghĩa của hệ thuật ngữ,

sự thiếu vắng những định nghĩa chính xác để giờ đây ta gọi là khái niệm, đã tạo lý

do để đặt câu hỏi liệu có khái niệm về khái niệm ở Aristotle không? Như mọi người, Aristotle sử dụng khái niệm, nhưng điều đó liệu có nghĩa là ông có khái niệm về khái niệm chưa? Đúng là Aristotle có dùng khái niệm eiđos, tuy nhiên lại ở nghĩa bản thể luận, ở tư cách là mục đích của hoạt động thực tiễn và trong sự sử dụng như thế nó dường như không có “hình thức logic của khái niệm” Tuy nhiên, đó chỉ là

Trang 33

lËp luËn h×nh thøc, mµ kh«ng thÊy r»ng, Aristotle kh«ng t¸ch häc thuyÕt vÒ kh¸i niÖm thµnh phÇn môc logic häc riªng lµ v× b¶n th©n toµn bé logic häc cña «ng lµ häc thuyÕt vÒ kh¸i niÖm

Vấn đề về khái niệm trong logic học Aristotle phức tạp vì trong các tác phẩm của Aristotle không thể tìm thấy thuật ngữ “khái niệm” (con ceptus, uotio) vốn được logic truyền thống sử dụng theo hai nghĩa:

Thứ nhất, khái niệm được hiểu như một tư tưởng trọn vẹn về đối tượng hoặc

về tập hợp các đối tượng theo những dấu hiệu căn bản của chúng- đó là tư tưởng trả lời cho câu hỏi “cái này là cái gì?” Khái niệm như vậy - khi là một ý nghĩ trọn vẹn dưới hình thức khẳng định điều cần và đủ cho tính xác định đối tượng, là định nghĩa, loại mệnh đề về đối tượng, loại tri thức

Thứ hai, khái niệm được hiểu như bất kỳ nội dung nào của tư tưởng- không phải hình ảnh - trừu tượng khỏi các điều kiện tri giác đối tượng ở một thời điểm nhất định, trong một đặc điểm không gian nhất định, có nghĩa là bất kỳ ý nghĩ tư tưởng chung nào của thuật ngữ, hay là, chính xác hơn, bất kỳ vị từ nào, bản chất đang được suy nghĩ, chất, quan hệ hay một cái gì đó khác Khái niệm như vậy chỉ là thành tố của một ý nghĩ trọn vẹn - đòi hỏi phát triển trong câu trả lời cho câu hỏi:

“Cái này là cái gì?”

Aristotle gọi khái niệm theo nghĩa đầu là :1) ngôn ngữ về bản chất, là sự thể hiện tri thức về bản chất [70, III, 3]; 2) ngôn ngữ về hình thức (loài); 3) thực chất logic của tồn tại [70, II, 2]; “với tư cách như vậy vật này là có” [70, VII, 4]; 4) là định nghĩa được hiểu như là ngôn ngữ về thực chất của tồn tại [70, VII, 5]; 5) là định nghĩa được hiểu như là tri thức về cái mà chính nó là một cái gì đó, và bản chất [53, II, 3]; 6) đơn giản là “logos” như là điều này ông viết trong “vật lí học”: “Vì cái chung được chúng ta biết theo khái niệm, cái đơn nhất theo tri giác cảm tính, vì khái niệm có quan hệ với cái chung, tri giác cảm tính có quan hệ với cái bộ phận, ví dụ lớn và nhỏ đều được biết theo khái niệm, cái đậm đặc và cái hiếm- theo cảm tính” [57, I] Khái niệm được gọi là “logos” đồng thời cả ở chương 5 của “các phạm trù”,

Trang 34

ở đú phõn biệt cỏc trường hợp khi mà một cỏi gỡ đú được núi chỉ theo tờn, vớ dụ chất

“trắng” về con người riờng biệt, và khi một cỏi gỡ đú được núi khụng chỉ theo tờn,

mà cả theo khỏi niệm, vớ dụ bản chất “con người” về “con người” riờng biệt [48] Khỏi niệm theo nghĩa thứ hai như là bất kỳ nội dung tư tưởng nào, Aristotle gọi đơn giản là “được tư duy” hay là, trong những trường hợp khi mà cú ý núi đến cỏc thành tố của cỏc tiền đề tam đoạn luận, - là giới hạn, tớnh quy định, thuật ngữ của tiền đề “Tụi gọi thuật ngữ là cỏi tiền đề phõn ra, cú nghĩa là cỏi được núi đến,

và cỏi được núi về nú” [59, I, 1]

Khỏi niệm theo nghĩa đầu được nghiờn cứu trong logic học Aristotle như là một định nghĩa thực về đối tượng của tư tưởng, và trong trường hợp như vậy nú được xem xột như một loại vị từ [70, I, 5], đụi khi - như là kết quả của cỏc tự thức khỏc [52, II, 10] Khỏi niệm theo nghĩa thứ hai được nghiờn cứu chỉ với tư cỏch thành phần của phỏn đoỏn và tiền đề

Nói tóm lại, khái niệm ở Aristotle được hiểu theo nhiều nghĩa Một mặt, giống như Hêghen ông hiểu khái niệm là bản chất thực của chính sự vật được phản ánh vào các định nghĩa thực Mặt khác, là cái tạo ra phán đoán và các tiền đề suy luận Nghĩa logic - chủ quan của các thuật ngữ tạo thành phán đoán và các suy luận hoàn toàn tương thích với nội dung bản thể luận của các hình thức nhận thức đó Logic học Aristotle giao nhau với bản thể luận của ông, trở thành sự phản ánh những quan

hệ chung nhất của các sự vật

Theo Aristotle, khái niệm không đơn giản chỉ là ý nghĩa này hay khác của từ xác định, mà còn biểu thị bản chất Nhờ đó khái niệm vạch ra bản tính đặc thù của khách thể và mọi khái niệm đều là khái niệm chuyên biệt

Aristotle đồng nhất khái niệm với hình thức của chính các đối tượng Ông cho rằng “Hình thức và hình mẫu - đó là khái niệm thực chất của tồn tại” Dĩ nhiên là khái niệm như thế được gọi là “khái niệm xác định”, nó bao chứa trong mình và làm

rõ nguyên nhân

Thao tác logic định nghĩa khái niệm gắn liền với nội hàm của nó, bởi lẽ “định

Trang 35

nghĩa” - đó là khái niệm từ những khác biệt chủng Tuy nhiên, cấu trúc khái niệm còn

được vạch ra nhờ các hình thức logic khác như phán đoán và suy luận Vì thế để diễn đạt khái niệm Aristotle thường dùng từ “logos” - là thuật ngữ trong tiếng Hylạp cổ có rất nhiều nghĩa Các nhà triết học cổ gọi cả khái niệm, phán đoán lẫn suy luận là “lôgos” Khi tách phán đoán hoặc suy luận ra các thuật ngữ cấu thành chúng, ta có được quan niệm về khái niệm ở nghĩa logic- chủ quan của từ này “Khoros” nghĩa đen không phải là khái niệm, mà là ranh giới do ta phân định trong tư tưởng khi phân tách phán đoán và suy luận ra các yếu tố hợp thành chúng Dịch sang tiếng Latinh từ

đó có nghĩa như thuật ngữ (terminus- ranh giới) Aristotle gọi chủ từ, vị từ của phán

đoán, các từ nhỏ, giữa và lớn của tam đoạn luận là thuật ngữ

Khi xét các thuật ngữ với tính cách là các đơn vị độc lập của tư duy, không phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng, ta đi đến quan niệm về “noiema” (nội dung tư tưởng) Nếu khái niệm phản ánh bản chất, thì “noiema là duy nhất không chỉ khi nó hướng tới bản chất, mà còn trong quan hệ với mọi thứ còn lại” Danh từ và động từ cấu thành phán đoán xét tự thân, ngoài mối liên hệ của chúng trong phán đoán hay suy luận, chẳng hạn như các từ “con người” hay “trắng”, là các noiema Tuy nhiên, các khái niệm ngay cả ở nghĩa chủ quan của nó có thể phục vụ thực tiễn con người vì chúng kết cục đều phản ánh bản chất các sự vật

Khái niệm có nghĩa chủ quan còn vì thường khó phân tách nội dung của chúng, hình thức các sự vật với vật chất, bởi lẽ sự phân tách đó là hành vi thuần tuý chủ quan và là sự trừu tượng Sau Aristotle sự phát triển các quan niệm về khái niệm diễn ra theo hướng càng ngày càng hình thức hoá chúng Nói chung người ta bắt đầu gọi mọi tư tưởng là khái niệm, bao gồm không chỉ sự phản ánh bản chất, mà còn cả các biểu tượng, các hình ảnh tưởng tượng Tuy vậy, cả Platôn và Aristotle đều đã hiểu khái niệm ở nghĩa rộng như thế rồi Chẳng hạn như khi Aristotle nói đám đông không có bất kỳ quan niệm nào về cái đẹp hay cái thoải mái thực sự

Ở các nhà khắc kỷ khái niệm được dùng với tư cách là thuật ngữ dùng để biểu thị tư tưởng riêng rẽ của con người Họ đã không còn phải quá cương quyết để khái niệm nhất thiết phản ánh bản chất

Trang 36

Aristotle tiếp cận giải quyết vấn đề các khái niệm chung một cách tổng hợp

Đối với ông hình dạng là nguyên mẫu của các sự vật đang xuất hiện và phát triển và suy ra, ở mức độ nhất định là tồn tại trước các sự vật Hoạt động thực tiễn vốn phỏng theo trật tự tự nhiên xuất hiện các sự vật đã dựa trên sự chỉ đạo như thế các sự vật

đang xuất hiện trong các khái niệm của chúng Các khái niệm ở nghĩa nhất định tồn tại trước các sự vật Đồng thời chúng tồn tại trong các sự vật như là bản chất của chúng, và sau các sự vật vì là sự phản ánh chủ quan các bản chất đó vào linh hồn con người Trong khái niệm Aristotle về khái niệm đã hợp nhất thành một chỉnh thể các khía cạnh của sự tồn tại và ứng dụng của nó

“Định nghĩa” được Aristotle gọi là ngụn ngữ dựng để chỉ thực chất của tồn tại [70, I, 5] Ở đõy ụng nhấn mạnh rằng định nghĩa là ngụn ngữ và khụng thể cấu thành chỉ một từ Trong “Phõn tớch học thứ hai” ụng núi rằng định nghĩa chỉ ra rằng một cỏi gỡ đú là gỡ và bản chất [52, II, 3]

“Cỏi riờng cú” Aristotle gọi là cỏi cho dự khụng núi về thực chất của tồn tại, nhưng cũng thuộc đối tượng một cỏch đặc biệt và khụng được núi về cỏi khỏc

“Giống” là cỏi thuộc khụng chỉ về chủ từ, nhưng cú thể núi về cỏi khỏc và được chia thành cỏc loài Giống vạch ra bản chất của đối tượng, cũng như định nghĩa trả lời cho cõu hỏi: chủ từ là cỏi gỡ

“Cỏi ngẫu nhiờn” là bất kỳ cỏi khỏc nào: Cỏi khụng là định nghĩa, khụng là cỏi riờng, khụng là giống

Những dạng núi này, như là Aristotle núi, được xỏc định thụng qua quy nạp,

dự chỳng cú thể được xỏc định cả thụng qua chứng minh tiếp theo [70, I, 8]

Trong Quyển VI của “Topics” Aristotle xem xột cỏc lỗi cú thể xảy ra trong định nghĩa và thiết lập cỏc quy tắc định nghĩa sau đõy [70, VI, 1-4]:

1) Định nghĩa cần vạch ra thực chất của cỏi cần định nghĩa, rằng nú là gỡ 2) Bởi định nghĩa là một loại mệnh đề “riờng”, và nú cần phải thuộc về chỉ cỏi cần định nghĩa, cú nghĩa khụng nờn rộng quỏ

Trang 37

3) Vì đang vạch ra thực chất của cái cần định nghĩa thì nó cần phải vốn có của toàn bộ chủ từ, hoặc là, nói cách khác, cần phải chân thực đối với bất kỳ sự vật đơn nhất nào được khái niệm nói tới, có nghĩa là định nghĩa không nên quá hẹp

4) Định nghĩa cần rõ ràng và đầy đủ, có nghĩa là trong đó không cho phép những sự thể hiện không rõ ràng, hai nghĩa, hoặc ẩn dụ, v.v

5) Định nghĩa không được phủ định, nếu chỉ không định nghĩa cái tự nó là phủ định

6) Định nghĩa cần thông qua cái tương đối rõ được nhiều người biết đến và ban đầu khởi thuỷ, vì chỉ có như vậy mới xoá bỏ được tính tập hợp của định nghĩa Còn định nghĩa theo Aristotle cần chỉ có một cũng như thực chất của cái cần định nghĩa Vì thế:

a) Không nên định nghĩa thông qua cái đối lập, trừ trường hợp đặc biệt, khi định nghĩa thông qua cái đối lập là khả năng duy nhất có thể, đó chính là: khi định nghĩa một cái không thể thiếu chỉ ra mối quan hệ của nó với cái đối lập (ví

dụ, gấp đôi) không nên định nghĩa Thiếu việc chỉ ra quan hệ của nó với một nửa [70, VI, 4]

b) Không nên sử dụng cái cần phải định nghĩa trong định nghĩa, hoặc ghi về nó cái định nghĩa; c) không nên bỏ sót giống hay là tiếp nhận không phải giống gần nhất, mà giống xa Vì thế sự khác biệt loài cần là cái tiếp sau trong quan hệ của giống và là thứ nhất trong mối quan hệ loài [70, VI, 6]

Như vậy, ở giai đoạn trước Aristotle các tư tưởng logic học đã được nhiều nhà triết học, nhiều trường phái khảo sát Tuy nhiên những tư tưởng đó chưa được định hình rõ ràng, chưa thành hệ thống, các tư tưởng triết học và logic học chưa tách bạch nhau Aristotle cho rằng, nếu không có sự kế thừa các học thuyết trước đó thì các khái niệm mới đưa ra, các học thuyết mới hình thành chỉ là những tập hợp ngôn

từ trống rỗng, không có sức sống Theo ông, những gì người đương thời có được đều không thể tách rời và xa lạ với tiền nhiệm Chúng ta tồn tại và phát triển trên cơ

sở kế thừa tư duy lý luận và kinh nghiệm lịch sử Các thế hệ kế tiếp sau chỉ có thể

Trang 38

bước qua và leo lên những nấc thang mới cao hơn, tiến lên phía trước là nhờ nghiên cứu lịch sử triết học, tìm ra mặt tiến bộ, tích cực để kế thừa, đồng thời lọc bỏ những hạn chế, không phù hợp, không có giá trị, không có ý nghĩa Với tinh thần đó, Aristotle đã kế thừa và phát triển những tư tưởng logic học trước đó, xây dựng nên học thuyết về các hình thức của tư duy lĩnh hội chân lý “Logic của Aristotle sinh ra

từ nhu cầu đã chín muồi trong việc hệ thống hóa các hình thức tư duy có logic” [12,

tr 282] Các nghiên cứu, các bài giảng của Aristotle về những vấn đề logic học sau này được các nhà bình chú sưu tập lại dưới tên gọi là “Organon” Trong đó, học thuyết của Aristotle về phạm trù và khái niệm trước hết là học thuyết về tồn tại, về những vấn đề bản thể hơn là về khía cạnh logic Chính vì vậy, mà trong “Organon” tác phẩm “Categories” lại được xếp đầu tiên, và nó được coi như là một cơ sở triết học riêng để Aristotle vạch thảo học thuyết logic

Trang 39

CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG LOGIC HỌC CƠ BẢN TRONG TÁC

PHẨM ORGANON CỦA ARISTOTLE

Học thuyết logic của Aristotle, theo Heghen là sự tổng kết lịch sử tự nhiên của tư duy con người, là kết quả phát triển của khoa logic học cổ đại trước ông Logic học của Aristotle sinh ra từ nhu cầu đã chín muồi trong việc hệ thống hóa các hình thức tư duy có logic Đến thời Aristotle “đã không thể dừng lại ở logic

tự phát, cấn phải nghiên cứu chuyên sâu các quy tắc và các thủ thuật của tư duy đúng đắn, của phép chứng minh, của việc hình thành khái niệm, phán đoán, của việc tách một số phán đoán khác và v.v.”[12, tr 282]

Khi nói Aristotle là người sáng lập ra logic học hình thức có lẽ không cần phải bàn cãi Mặc dù logic hình thức liên quan đến các hình thức tư duy của con người, nhưng Aristotle không giới hạn sự quan tâm về logic học của ông vào các tương quan giữa các mệnh đề với nhau hay sự mạch lạc của ngôn ngữ Mà như phần trước đã nói, logic hình thức Aristotle là lý thuyết về suy luận “Quan tâm chủ yếu của ông là các hình thức chứng minh, vì thế ông đặc biệt chú ý tới những

gì chúng ta có thể phát biểu bằng ngôn từ chính xác về thực tại” và “Trước khi có thể chứng minh một điều gì, người ta phải có một điểm khởi hành rõ ràng cho quá trình suy luận” [27, tr 73] Hay nói cách khác, cái mà logic học Aristotle hướng tới đó chính là vấn đề suy luận, mà suy luận được cấu thành từ các tiền đề

là phán đoán, các phán đoán lại được cấu thành từ các khái niệm, và sự chi phối của quy luật logic Như vậy, nếu như các phạm trù, khái niệm là điểm xuất phát của quá trình suy luận thì cần phải có các quy luật logic đảm bảo tính đúng đắn của tư duy Trên cơ sở đó, Aristotle trình bày học thuyết của mình về quy luật logic

2.1 Học thuyết của Aristotle về quy luật logic

Vào thời cổ đại những mối liên hệ logic như phép tuyển, hội và điều kiện không được Aristotle nghiên cứu một cách đầy đủ Ông dành cho một sự chú ý đáng

Trang 40

kể về vấn đề bản chất của phủ định, các quy luật của mối quan hệ khẳng định và phủ định, có nghĩa là các quy luật mâu thuẫn và loại trừ cái thứ ba Tất nhiên, điều này không phải là ngẫu nhiên, bởi vì logic học khác với phép biện chứng vì nó là lĩnh vực của các phán đoán nhất quyết, lĩnh vực khẳng định hay phủ định và điều kiện, lĩnh vực giải quyết vô điều kiện vấn đề tính chân thực hay giả dối của mệnh

đề Hay nói cách khác, logic xác thực là lựa chọn tất yếu giữa hai thành phần của mâu thuẫn

Như đã chỉ ra ở trên, khẳng định và phủ định gắn bó với nhau sao cho mỗi phủ định đều tương ứng với một khẳng định và ngược lại bất kỳ khẳng định nào cũng đều tương ứng với một phủ định Điều này không có nghĩa là phủ định chỉ thừa nhận tính giả dối của khẳng định bởi vì phủ định có giá trị chân lý độc lập Thế nhưng khẳng định và phủ định một cái tương ứng với cùng một cái khác như là mối quan hệ giữa chân thực và giả dối Nếu khẳng định một cái gì đó là chân thực, thì phủ định chính cái đó sẽ là giả dối và ngược lại, nếu thừa nhận một cái gì đó là giả dối, thì phủ định sự tồn tại của chính cái đó sẽ là chân thực Ở đây, như Aristotle nhấn mạnh, khẳng định và phủ định chỉ có thể có dưới dạng mệnh đề, có nghĩa chỉ

có thể dưới dạng ngôn ngữ (trong tư tưởng), cho dù trong tồn tại có sự giống nhau của chúng dưới dạng tồn tại hay không tồn tại một cái gì đó, vì tính chân thực hay giả dối của khẳng định và phủ định phụ thuộc vào sự tương ứng với tồn tại khách quan hay không tồn tại một cái gì đó [72, IX, 10] Như là đã được nói ở chương X của “Các phạm trù”: “Cũng chính xác như vậy cái rơi vào phủ định hay khẳng định, không phải là phủ định hay khẳng định Khẳng định là ngôn ngữ khẳng định và phủ định ngôn ngữ phủ định Hơn nữa từ điều là cái rơi vào khẳng định hay phủ định- không có gì là ngôn ngữ Và trong trường hợp sau cùng này chúng ta có sự đối lập của một cái với cái khác như là giữa khẳng định và phủ định Vì ở đây đặc điểm đối lập là cùng một cái: Như là khẳng định mâu thuẫn với phủ định Lấy ví dụ <khẳng định:> Anh ta ngồi, <với phủ định:> Anh ta không ngồi, <Một cái mâu thuẫn với cái khác> như vậy và chính sự việc được thể hiện thông qua cái này và cái kia (chính là ngồi và không ngồi)” [50, X, 10]

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w