1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một vài biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở trường mầm non đông hồ thị xã hà tiên

22 10,3K 56

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 24,23 MB

Nội dung

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: môi trường cho trẻ hoạt động chưaphong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt,chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: Một vài biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường

cho trẻ hoạt động ở trường Mầm Non Đông Hồ

Thị xã Hà Tiên.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịutrách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi Mục tiêu của ngành học là hìnhthành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa,tạo những tiền đề cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông Muốnvậy, người làm công tác ở bậc học mầm non phải biết tổ chức môi trường cho trẻhoạt động phù hợp tâm, sinh lý lứa tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thểchất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mỹ

Ở các trường phổ thông, môi trường lớp học là bàn, ghế, phấn, bảng, dụng cụhọc tập, thầy cô, bè bạn với không khí lớp học trang nghiêm và mối quan hệ rạchròi giữa học sinh và thầy cô giáo Riêng môi trường lớp học ở trường mầm non vớicác mảng tường, các góc chơi, đồ chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật nhằm thu hút

sự chú ý của trẻ cùng với không khí lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi giữa cô vàtrẻ Đơn giản là thế nhưng việc thực hiện không hoàn toàn dễ dàng Bởi môi trườnggiáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiệnnhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhânhoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần đượchình thành Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa cótác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trìnhthực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Đặc biệt, từ khi Bộ Giáo dục và Đàotạo triển khai Chương trình Giáo dục mầm non mới, thì vấn đề xây dựng môi

Trang 2

trường giáo dục cho trẻ mầm non được đặt ra ngày càng cấp thiết hơn Bởi môitrường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi,trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển.

Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trườnggiáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do cô

tổ chức Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: môi trường cho trẻ hoạt động chưaphong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt,chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi …

Vì vậy tôi đã chọn đề tài: Một vài biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường

cho trẻ hoạt động ở trường Mầm Non Đông Hồ Thị xã Hà Tiên để nghiên cứu và

tìm ra biện pháp giúp giáo viên thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càngtốt hơn

Trang 3

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài:

- Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động: là xây dựng một môi trường antoàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham giavào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực Môitrường đó gồm hai bộ phận: môi trường vật chất và môi trường tinh thần, chúngkhông thể tách rời và liên quan chặt chẽ bổ sung lẫn nhau

+ Môi trường vật chất: là toàn bộ phương tiện vật chất ở trong lớp và ngoàitrời liên quan đến đến diện tích, ánh sáng, tiếng ồn, cách bố trí sắp xếp…

+ Môi trường tinh thần: là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành vàphát triển nhân cách: giao tiếp giữa trẻ với người lớn (giáo viên, phụ huynh), giữatrẻ với nhau và giữa người lớn với nhau

2 Tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động:

Như trên đã nói, môi trường giáo dục là người giáo viên thứ hai tổ chức vàhướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển. Môi trường hoạt động

đó vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùngnhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng của mình, qua đó các kiếnthức, kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố và bổ sung, đây là những nhân tốgóp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non

Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp sẽ hình thành vàphát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nềntảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đanhững khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và choviệc học tập suốt đời

Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực chủ độngcủa trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và tìm cách giải

Trang 4

quyết nhiệm vụ Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biếtđánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra nhữngbài học cho bản thân mình Trong quá trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùngnhau như cùng xây dựng, cùng chơi gia đình, bác sĩ, … trên cơ sở đó giúp trẻ táihiện lại các mối quan hệ gia đình, cộng đồng Qua đó, trẻ học được cách làm việcvới người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè.Đây là cơ sở hình thành tính tập thể và đoàn kết ở trẻ.

Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và

cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữagiáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau

* Về tình hình đội ngũ giáo viên:

Trong năm học 2011 – 2012 trường có 22 giáo viên bao gồm các trình

độ sau:

Trang 5

* Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục- Đạo tạo thị xã Hà Tiên, cấp uỷĐảng và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốtnhiệm vụ của đơn vị

- Đa số CBGVCNV trong đơn vị đều nhiệt tình, tâm huyết với ngành họcmầm non, yêu nghề, mến trẻ, có kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục trẻ Mỗi lớp đều được bố trí đủ 2 giáo viên

* Khó khăn:

- Do cơ sở còn nhỏ hẹp nên việc bố trí các khu vực chơi còn bị hạn chế; cácphương tiện, đồ dùng đồ chơi căn bản được trang bị đủ nhưng chưa phong phú, đadạng

- Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú; cách bố trí cácgóc hoạt động chưa linh hoạt; chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc; hìnhảnh trên các mảng tường chủ yếu để trang trí, giáo viên chưa tận dụng các hìnhtrang trí làm phương tiên dạy học; ít sử dụng các nguyên vật liệu mở để làm đồdùng đồ chơi cho trẻ hoạt động…

Trang 6

- Một số cháu chưa qua trường lớp mẫu giáo nên nề nếp chưa đồng đều, trẻcòn nhút nhát, chưa chủ động tham gia các hoạt động.

- Năng lực chuyên môn trong đội ngũ chuyên môn không đồng đều Một bộphận giáo viên khi tổ chức các giờ hoạt động còn mang tính áp đặt chưa chú trọngvào tâm lý trẻ, chưa tạo nhiều cơ hội để phát huy tính tích cực chủ động ở trẻ

Từ thực trạng nêu trên, tôi đã đề ra một số biện pháp khắc phục như sau:

III CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:

Như trên đã nói, môi trường cho trẻ hoạt động ở trường mầm non bao gồmmôi trường vật chất và môi trường tinh thần Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này,người viết chỉ đề cập đến các biện pháp giúp giáo viên xây dựng và thiết kế môitrường lớp học của mình trên cơ sở các trang thiết bị sẳn có của lớp để làm phongphú môi trường cho trẻ hoạt động

Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú,khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ Tôi đã tiến hành các biệnpháp như sau:

Trang 7

- Xây dựng kế hoạch trang trí theo chủ đề: Đây là vấn đề tôi đặc biệt

quan tâm khi kiểm duyệt giáo án của của giáo viên Thời gian đầu, giáo viênthường bỏ qua các bước mở và đóng chủ đề vì cho rằng không quan trọng, chủ yếusoạn đầy đủ các bài dạy theo kế hoạch chương trình Sau nhiều lần nhắc nhỡ, thậmchí đưa vào tiêu chuẩn thi đua, giáo viên đã thực hiện tương đối tốt yêu cầu này.Khi soạn giáo án, đầu mỗi chủ đề, tôi yêu cầu giáo viên phải soạn mở chủ đề, trong

đó trình bày những công việc cần làm để giới thiệu chủ đề đến với trẻ Giáo viên cóthể chọn hoặc phối hợp nhiều hình thức được gợi ý sau đây để giới thiệu chủ đề:

+ Trò chuyện: cùng trẻ trò chuyện để tìm hiểu xem trẻ đã biết và chưa biếtđiều gì về chủ điểm (giáo viên có thể mở rộng thêm) Giao một số nhiệm vụ cho trẻthực hiện: tô, vẽ, cắt dán để làm tranh chủ đề, mang các nguyên vật liệu gia đìnhsẳn có như tranh ảnh, chai, lọ, vỏ sò, ốc các loại … để xây dựng chủ đề lớp học

+ Cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi để trang trí lớp

+ Tham quan: Có thể thực hiện khi triển khai các chủ đề Quê hương, Giáothông, Nước và thời tiết (mùa hè), Thực vật… Trong quá trình tham quan cô và trẻ

có thể thu nhặt các nguyên liệu để trang trí chủ đề: lá cây, đá, sỏi…

- Trang trí lớp theo chủ đề: Đầu năm học, các lớp được trường cung cấp

đầy đủ các nguyên, vật liệu cần thiết (xốp màu, keo dán, giấy màu…) để trang trícác mảng tường của lớp theo chủ đề đầu tiên của chương trình: chủ đề Trườngmầm non Giáo viên cắt, dán hoặc sưu tầm hình ảnh về trường mầm non để trang trílớp Trong quá trình trang trí, giáo viên phải dự định vị trí các góc chơi phù hợp vớilớp mình để gắn tên các góc Các tranh, ảnh trang trí đều được gắn kèm từ để trẻđược làm quen chữ cái Ngoài các tranh, ảnh theo chủ đề nhà trường đã trang bịcho lớp, tôi thường khuyến khích giáo viên tự làm hoặc sưu tầm các hình ảnh vềchủ đề trường mầm non từ tranh, ảnh, sách báo, internet, … để làm phong phú hơnchủ đề của lớp mình

Khi triển khai một chủ đề mới, giáo viên cùng trẻ trò chuyện về nội dung chủ

đề, tìm kiếm nguyên, vật liệu để trang trí chủ đề mới Ví dụ: chủ đề Gia đình, sau

Trang 8

khi tổ chức trò chuyện, xem một số hình ảnh về chủ đề, cô cùng trẻ vẽ, tô màu, cắtdán hoặc sưu tầm tranh ảnh về gia đình để làm tranh chủ đề và trang trí các mảngtường Phân công trẻ mang một số nguyên vật liệu: lon bia, vải vụn, vỏ hộp các loại

… đến lớp làm đồ chơi Một chủ đề không nhất thiết phải trang trí hoàn chỉnh ngay

từ khi bắt đầu, mà có thể bổ sung dần qua từng nhánh nhỏ của chủ đề cho đến khikết thúc chủ đề Ví dụ Chủ đề : “Thế giới động vật” có các chủ đề nhánh là:

+ Nhánh 1: Những con vật đáng yêu (Vật nuôi trong gia đình)

+ Nhánh 2: Những con vật ngộ nghĩnh (Động vật sống trong rừng)

+ Nhánh 3: Thủy cung của bé (Động vật sống dưới nước)

+ Nhánh 4: Con gì biết bay? (Chim - Côn trùng)

Cô và trẻ lần lượt trang trí hình ảnh các con vật của từng nhánh nhỏ theophân phối thời gian thực hiện chủ đề (mỗi tuần 01 nhánh) Khi có đủ một số tranh,ảnh cần thiết để trang trí chủ đề, cô cùng trẻ thảo luận xem nên chọn loại tranh nào

để dán các mảng tường, tranh nào có thể treo để tạo không khí sinh động cho lớphọc Việc trang trí các hình ảnh trên tường giáo viên yêu cầu lựa chọn và sắp xếpsao cho có thể sử dụng làm tình huống hoặc phương tiện giáo dục cho các hoạtđộng có chủ đích trong chủ đề Ví dụ: Chủ đề Động vật – khối Chồi – tôi gợi ý đểgiáo viên trang trí hình các con vật có số lượng sao cho có thể sử dụng làm trò chơi

luyện tập khi học Toán: “hãy tìm xung quanh lớp, nhóm cá có số lượng ít hơn 3”;

hoặc sử dụng hình ảnh các loại quả được trang trí trong chủ đề thực vật, cô yêu cầu:

“ tìm cho cô chùm quả có màu đỏ” khi dạy hoạt động nhận biết phân biệt ở nhóm

trẻ …

Hiệu quả: Khi tổ chức thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy đa số giáo viên

đã nhận thức được tầm quan trọng của của việc lập kế hoạch trang trí lớp theo chủ

đề và thực hện tốt các kế hoạch đã đề ra Các mảng tường của lớp được trang trícác hình ảnh vừa đảm bảo tính thẩm mỹ (đẹp, hấp dẫn trẻ), vừa đảm bảo các yêucầu giáo dục (có thể sử dụng các mảng trang trí làm phương tiện dạy học), trẻ rấtthích được tham gia các hoạt động cùng cô trang trí môi trường lớp học

Trang 9

2 Xây dựng các góc hoạt động trong lớp:

Xây dựng các góc hoạt động trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động

cá nhân hoặc nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ với các hình thứchoạt động phong phú, đa dạng, qua đó giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, tíchcực tìm hiểu các chức năng sử dụng của đồ dùng đồ chơi và rèn luyện các kỹ nănggiao tiếp, hợp tác cùng bạn, hoặc tự giải quyết các nhiệm vụ, …

Do phòng học được cải tạo từ một cơ quan trước đây nên rất nhỏ hẹp, đòihỏi giáo viên phải biết thiết kế các góc hoạt động sao cho phù hợp với tình hìnhthực tế của lớp mình Trên cơ sở các góc hoạt động giáo viên đã xây dựng, tôithường góp ý cách bày trí nhằm phát huy tối đa diện tích cho trẻ hoạt động: cáchsắp xếp các góc; cách đặt tên góc chơi; trưng bày đồ dùng đồ chơi; …

- Cách sắp xếp các góc hoạt động: Vị trí các góc chơi phải hợp lý, thuận

tiện và có đủ không gian cho trẻ hoạt động Các góc yên tĩnh (góc học tập, gócsách…) xa góc hoạt động ồn ào (góc phân vai, góc xây dựng…) Sử dụng các giátạo hình, các loại bảng thấp, để làm hàng rào phân góc vừa không che khuất tầmnhìn, vừa đảm bảo các lối đi để trẻ hoạt động liên góc Diện tích trong mỗi góc hoạtđộng tùy thuộc vào số lượng trẻ chơi và số lượng đồ dùng đồ chơi trong góc Ví dụ:góc phân vai - chủ đề Thực vật – nếu giáo viên bố trí 2 hoạt động: vừa có cửa hàngrau, vừa nấu ăn (chế biến các món ăn từ rau củ) thì diện tích phải rộng hơn, sốlượng trẻ chơi nhiều hơn so với 1 hoạt động trong cùng góc

Thay đổi nội dung các góc chơi trong cùng chủ đề nhằm tạo sự mới lạ, kíchthích hứng thú của trẻ Ví dụ: góc xây dựng – chủ đề Thực vật – tuần 1 và 2 xâyvườn rau hoặc vườn cây ăn quả; tuần 3 và 4 xây công viên … Hoặc góc phân vai –Chủ đề Gia đình: Tuần 1 và 2 chơi đóng vai các thành viên gia đình, tuần 3 và 4chơi bán rau, củ quả, đồ dùng gia đình Sau khi kết thúc một chủ đề, các góc sẽđược sắp xếp lại với các đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề mới

- Đặt tên các góc:

Trang 10

Những năm trước đây, tên các góc được đặt theo sách hướng dẫn chươngtrình, rất khô khan như: góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập, góc thư viện…

Từ khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, tôi chỉ đạo giáoviên trang trí các góc lớp bằng những cái tên ngộ nghĩnh, gần gũi với các bé, chẳnghạn góc Xây dựng: Bé là thợ xây, Kỹ sư tí hon, … hoặc Góc Thư viện: Mời bạnxem, Những cuốn sách kỳ lạ, Thư viện của bé … hay góc phân vai: Bé thích nấu

ăn, Đầu bếp tí hon…

- Đồ chơi, đồ dùng ở các góc:

Đồ dùng đồ chơi ở các góc phải phù hợp với mức phát triển của trẻ và phùhợp với đặc điểm địa phương Trên thực tế trường đã trang bị các đồ dùng đồ chơicần thiết cho lớp như gạch xây dựng các loại, đồ chơi gia đình, các loại rau củ quảnhưng số lượng còn hạn chế, giáo viên phải tìm kiếm nguyên vật liệu, làm đồ chơi

bổ sung cho các góc Sử dụng các loại phế liệu, nguyên vật liệu sẳn có tại địaphương để làm đồ chơi cho trẻ, từ các loại chai nhựa, vỏ hộp sữa, hộp bánh kẹo,ống hút, đá, sỏi, lá cây, xốp màu… để làm đồ dùng đồ chơi Mỗi loại vật liệu có thể

có thể dùng cho các góc và các hoạt động khác nhau: vỏ hộp sữa thay thế gạch làmhàng rào, đá sỏi làm hòn non bộ ở góc xây dựng; hộp bánh kẹo dùng chơi bán hàng

ở góc phân vai; ống hút, xốp màu, lá cây chơi ở góc tạo hình… Có những loại vậtliệu được sử dụng nhiều lần cho các góc chơi và các chủ đề chơi khác nhau Ví dụcác hộp bánh kẹo, hộp bánh Snack, các loại quả dùng để chơi bán hàng ở góc phânvai của chủ đề Gia đình, khi sang chủ đề Tết và mùa xuân, được dùng làm nguyênliệu cùng với giấy màu xanh, dây buộc, giấy kiếng màu để gói bánh chưng, bánhtét hoặc trang trí thành các hộp quà, giỏ quà ở góc tạo hình

Những đồ chơi dễ làm, khuyến khích trẻ tham gia cùng cô, chẳng hạn tô, vẽtranh để trang trí, dùng bút dạ vẽ thêm các chi tiết trên các hòn sỏi theo sự tưởngtượng của trẻ làm đồ chơi theo ý thích để trưng bày, hoặc mang các chai nhựa, vỏhộp bánh kẹo, vỏ sò, ốc… đến lớp để làm đồ dùng đồ chơi Ngoài ra vận động phụ

Trang 11

huynh hỗ trợ thêm các loại đồ chơi bằng nhựa như các loại rau củ quả, các con vật

để làm phong phú hơn đồ dùng đồ chơi của các lớp

- Trưng bày – trang trí góc hoạt động: Việc bố trí, trưng bày các thiết bị,

đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp mục tiêu yêu cầu giáo dục của chủ đề Khi triển khai

chủ đề nào, môi trường các góc phải phản ánh được chủ đề đó Ví dụ:

Chủ đề Giao thông, các góc hoạt động đều được trưng bày thể hiện nội dungcủa chủ đề:

- Góc xây dựng: trưng bày gạch các loại hoặc vỏ hộp sữa; sỏi, đá; các loạiphương tiện và biển báo giao thông; một vài cây, hoa để trang trí… (chơi xâyđường phố, bến xe…)

- Góc phân vai: các loại phương tiện giao thông, vé số (giả tiền), giấy vụn(vé xe), trang phục cảnh sát giao thông… (chơi đóng vai cảnh sát giao thông, giađình đi nghỉ mát …)

- Góc học tập: Tranh, ảnh, lô tô, đôminô các phương tiện giao thông … (chơi

lô tô, đôminô, phân loại các phương tiện giao thông…)

- Góc nghệ thuật: Giấy màu, bút vẽ, kéo, hồ, khăn lau, vỏ hộp các loại, giấybáo … (vẽ, cắt, dán, gấp hình các phương tiện, biển báo giao thông …)

- Góc thư viện: bổ sung một số sách chủ đề giao thông: Một phen sợ hãi, vìsao thỏ cụt đuôi, Xe lu và xe ca, Gấu con qua đường…

- Góc thiên nhiên: Đồ chơi với nước, giấy các loại…( chơi xếp thuyền, thảthuyền…)

Thế nhưng khi chuyển sang chủ đề Quê hương – Đất nước – Bác Hồ các gócđược thay đổi với cách trưng bày sau:

- Góc xây dựng: vỏ hộp sữa, nước ngọt, gạch xây dựng, mô hình Lăng Bác,cây, hoa, thảm cỏ (xây Lăng Bác…)

- Góc phân vai: vỏ sò ốc các loại, một số loại quả, bánh đặc sản Hà Tiên: tráisơn trà, vải rừng, bánh thốt nốt (chơi bán hàng, chế biến các ăn từ hải sản…)

Ngày đăng: 23/03/2015, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w