1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng bản thể luận trong triết học Phật giáo ( Quan Kinh Viên giác

97 6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 831,49 KB

Nội dung

Mặc dù nội dung chủ yếu của Phật giáo là bàn về vấn đề giải thoát - đưa chúng sinh thoát khỏi nỗi khổ đau của cuộc đời hiện thực, nhưng với tư cách là một học thuyết mang đậm tính triết

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -

ĐINH QUANG HỔ (THÍCH QUẢNG TÙNG)

TƯ TƯỞNG BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

(QUA KINH VIÊN GIÁC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tôn giáo học

HÀ NỘI – 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -

ĐINH QUANG HỔ (THÍCH QUẢNG TÙNG)

TƯ TƯỞNG BẢN THỂ LUẬN TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

(QUA KINH VIÊN GIÁC)

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 60 22 90

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN THUÝ VÂN

HÀ NỘI - 201

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 QUAN NIỆM VỀ BẢN THỂ LUẬN TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH VIÊN GIÁC 10

1.1.Vấn đề bản thể luận trong lịch sử triết học 10

1.1.1.Quan niệm về Bản thể luận trong lịch sử triết học phương Tây 10

1.1.2.Quan niệm về bản thể luận trong triết học phương Đông 14

1.2.Những phạm trù cơ bản về bản thể luận trong triết học Phật Giáo 24

1.2.1. Quan niệm về “Tâm”, “Chân như - Thực tướng”, “Pháp”, “nhân duyên” “ sắc - không” 21

1.2.2 Tư tưởng “vô ngã”, “vô thường” 28

1.3.Khái quát về kinh Viên Giác 34

CHƯƠNG 2 ĐIỂM XUẤT PHÁT VÀ CON ĐƯỜNG TRỞ VỀ VỚI BẢN THỂ TRONG QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO (THÔNG QUA KINH VIÊN GIÁC) 45

2.1 Điểm xuất phát để thấy ra bản thể 45

2.2.1 Kiến đạo - khởi tâm thanh tịnh 45

2.2.1.1 Bối cảnh Phật nói kinh Viên Giác 34

2.2.1.2 Muốn được thành Phật, hành giả phải tu tập để đạt được thanh tịnh thân tâm 45

2.2.2 Dùng trí tuệ để nhận biết vô minh 50

2.3 Con đường trở về bản thể 60

2.3.1 Cái “biết” bằng tuệ giác và cái “biết” bằng khái niệm 60

2.3.2 Tứ diệu đế - con đường nhận chân về bản thể và đi tới sự giải thoát 68

2.4 Giá trị nhân văn trong quan niệm về bản thể luận của triết học Phật giáo trong kinh Viên Giác 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời cũng là một hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời từ rất sớm và sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài cùng với loài người Tôn giáo có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, từ chính trị đến văn hoá, xã hội, tâm lý, đạo đức và thậm chí cả kinh tế Trong lịch sử Việt Nam, tôn giáo luôn có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội và ngày càng thể hiện rõ những tác động của mình trong bối cảnh hiện nay

Phật giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam, có vai trò quan trọng trong trong công cuộc dựng nước và giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, và là một học thuyết có tính triết học sâu sắc và giá trị nhân văn cao cả Phật Giáo truyền vào Việt Nam theo sử liệu từ những năm đầu công nguyên và hình thành trung tâm Phật Giáo khá phát triển ở Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay) Nhìn chung, Phật Giáo đến Việt Nam bằng con đường hoà bình, giáo lý của nó về bình đẳng, từ bi, cứu khổ, cứu nạn rất gần gũi và tương đồng với tín ngưỡng, văn hóa truyền thống của cư dân nông nghiệp Việt Nam nên

dễ dàng được chấp nhận và truyền bá rộng rãi Cùng với thời gian, tư tưởng, triết lý, đạo đức Phật Giáo đã ăn sâu và trở thành một bộ phận quan trọng của

tư tưởng, văn hoá, đạo đức và thậm chí là tính cách của người Việt Nam

Mặc dù nội dung chủ yếu của Phật giáo là bàn về vấn đề giải thoát -

đưa chúng sinh thoát khỏi nỗi khổ đau của cuộc đời hiện thực, nhưng với tư cách là một học thuyết mang đậm tính triết học, những tư tưởng của Phật giáo cũng luận bàn nhiều những vấn đề của triết học như quan niệm về sự tồn tại của thế giới (bản thể luận), về sự tồn tại của con người và ý nghĩa của cuộc sống (nhân sinh quan) Những quan niệm về “pháp”, “bản thể”, “tâm”, “vô thường”, “vô ngã”, “nhân duyên”, “sắc - không”, “nhân quả”, “luân hồi”,

“nghiệp báo”, “thập nhị nhân duyên”, “tứ diệu đế”, “giải thoát”, “Niết Bàn”

là những tư tưởng thể hiện điều đó

Trang 5

Kinh Viên giác là một bộ kinh trong kho tàng kinh điển của phật giáo thuộc phái đại thừa Tuy nhiên đây lại là bộ kinh hàm chứa nội dung tính

“nhất thừa viên giáo”, không thiên lệch giữa các pháp môn tu hành, không có

sự phân cách giữa đại thừa và tiểu thừa, mà chỉ có “kiến tính thành Phật” Bộ kinh này cùng với kinh Lăng nghiêm và kinh Hoa nghiêm thường được đánh giá là những bộ kinh quan trọng nhất của Phật giáo, ở đó Đức Phật muốn khai thị về tự tính Viên giác của mọi người Con người ai cũng có sẵn trong mình

sự giác ngộ viên mãn như một bản thể không đổi mà sự hiện hữu trên cõi đời chỉ là diệu dụng, tuỳ duyên được sinh ra từ bản thể thanh tịnh đó Khi con người tìm được các pháp môn tu hành thích hợp để giác ngộ là trở về tự tính Viên giác Với những tư tưởng như vậy nên Kinh Viên giác mặc dù là sự chuyển tải những lời thuyết giảng của Đức phật cho các vị Bồ tát và chúng sinh trên con đường tu tập để đạt đến Viên giác, nhưng trong đó lại bao hàm nhiều triết lý sâu xa của Đạo Phật liên quan đến vấn đề bản thể luận trong triết học

Để góp phần làm rõ tính triết học trong những triết lý của Phật Giáo thông qua những quan niệm của đạo phật về thế giới, về con người, nhằm chỉ

ra những giá trị học thuật của tư tưởng phật giáo không chỉ từ phương diện tôn giáo, lại là nhà tu hành đang theo học ngành triết học, tôi mạnh dạn chọn

vấn đề: “Tư tưởng bản thể luận trong triết học Phật Giáo (Qua kinh Viên

Giác)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Có thể điểm qua tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn như sau:

2.1 Những công trình nghiên cứu về Phật Giáo liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về Phật Giáo ở nước ta lâu nay đã không chỉ giành được sự quan tâm của các nhà tu hành mà còn được đông đảo các học giả ở các lĩnh

Trang 6

vực nghiên cứu khác nhau như: Triết học, Sử học, Tôn giáo học, Thẩm mỹ học trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu

Lịch sử Phật giáo đã được đề cập đến trong rất nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử tôn giáo thế giới nói chung và lịch sử Phật giáo nói riêng Trong đó chúng tôi chú ý đến công trình “Thế giới Phật giáo: Phương diện lịch sử văn hoá và minh triết” của Điền Đăng Nhiên do Thích Ngộ Thành dịch Trong công trình này, tác giả trình bày một cách hệ thống khái niệm cơ bản về Phật giáo, quá trình truyền thừa của Phật giáo, tu hành Phật giáo, kinh sách Phật giáo, cuộc sống thường nhật của tăng chúng, nghệ thuật Phật giáo Công trình “Phật giáo Việt Nam và Thế giới” của Thiền sư Định Lực và Cư sĩ Nhất Tâm khái lược về Phật giáo, những vấn đề cơ bản của Phật pháp và Thiền, tôn giáo hiện hành và sự ảnh hưởng của nó tới văn hoá, kinh tế, chính trị của các quốc gia, các dân tộc Các công trình này cung cấp cho độc giả những hiểu biết chung nhất về Phật giáo với tư cách là một tôn giáo lớn trên thế giới

Các nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam trước hết phải kể đến Lê Mạnh Thát với “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (gồm 3 tập), Nguyễn Duy Hinh với “Tư tưởng Phật giáo Việt Nam”, Nguyễn Lang với “Việt Nam Phật giáo

sử luận” (3 tập) … Đây là những công trình nghiên cứu rất công phu về Phật giáo tại Việt Nam từ khi mới du nhập, trải qua các thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo đã trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống xã hội của người dân Việt Nam

Ngoài ra, cần phải kể đến nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi khác, như Trần Trọng Kim, Nguyễn Tài Thư, Hà Văn Tấn ; hoặc các công trình của các nhà

sư như: Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, Thích Thanh Từ, Thích Đồng Bổn… Trong các công trình trên, các tác giả đã tập trung làm rõ sự hình thành

và phát triển của Phật giáo, những nội dung giáo lý, tư tưởng cơ bản của đạo Phật, đặc biệt là quá trình du nhập, dung hội và những đặc điểm nổi bật của

Phật giáo Việt Nam, khẳng định vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội

Trang 7

2.2 Những công trình nghiên cứu về bản thể luận trong triết học và triết học Phật giáo

Có thể thấy, những công trình nghiên cứu riêng về nội dung này rất ít,

nó chủ yếu được nghiên cứu trong các nghiên cứu chung về triết học hay về Phật giáo và trong những công trình khoa học có liên quan gần Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu sau:

“Triết học và tôn giáo phương Đông” của Diane Morgan do Lưu Văn

Hy dịch Trong công trình này, những kiến thức về lịch sử ra đời, nghi lễ, đặc biệt là triết lý của Phật giáo được tác giả trình bày một cách khái quát

Công trình “Những vấn đề triết học Phật giáo” của O.O Rozenberg do Nguyễn Hùng Hậu và Ngô Đăng Doanh dịch đã đi sâu vào những vấn đề lý luận cơ bản của Phật giáo dựa trên các tư tưởng căn bản Trung Quốc và Nhật Bản Trong công trình này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến phần thứ 8 “Bản thể luận và nhận thức luận Phật Giáo - tính hai nghĩa của những thuật ngữ” Đây

là tài liệu rất quan trọng khi tác giả khảo sát khái niệm “bản thể luận”

Gần gũi với đề tài luận văn là các bài viết như: “Bản thể luận và cách tiếp cận bản thể luận trong triết học phương tây” của tác giả Nguyễn Chí Hiếu (đăng ở tạp chí Triết học số 6/2007) Trong bài viết này, từ việc phân tích khái niệm bản thể luận ở những nội dung cơ bản, tác giả đã điểm qua một cách có hệ thống các quan niệm về bản thể luận trong lịch sử tư tưởng triết học ở phương Tây, đặc biệt là quan niệm về bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức Bài viết “Vấn đề bản thể luân trong triết học Phật giáo thời Trần” của Đỗ Hương Giang (đăng trên tạp chí Triết học số 7/2010) lại là những nghiên cứu nghiêng về phân tích khái niệm bản thể luận theo quan niệm ở phương Đông và Việt nam Trên cơ sở làm rõ khái niệm bản thể, tác giả khẳng định bản thể luận là một trong những vấn đề cơ bản của mọi hệ thống triết học nói chung và triết học Phật giáo nói riêng Trong bài viết, tác giả đã luận chứng để làm rõ quan niệm về “bản thể” của triết học Phật giáo được thể hiện ở Phật giáo thời Trần

Trang 8

Ngoài ra, phải kể đến các công trình: “Trung Quán luận” (Thích Thiện Siêu dịch và giới thiệu), Lâm Như Tạng: “Thức thứ tám”, Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên): “Lịch sử triết học”; Nguyễn Thanh Tuấn: “Phật Giáo với văn hóa Việt Nam và Nhật Bản qua một cách tham chiếu” cũng đề cập ít nhiều các khía cạnh khác nhau trong cách tiếp cận khái niệm bản thể luận

2.3 Những công trình nghiên cứu về Kinh Viên giác

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu riêng về kinh Viên giác còn rất

ít, chủ yếu mới dừng lại ở mức dịch và giảng giải Có thể kể ra một số công trình như: “Kinh Viên giác: Giáo án học viện Phật giáo Việt Nam” và “Kinh Viên Giác: Giáo án Trường cao cấp Phật học Việt Nam (dịch và chú giải: Thích Thanh Kiểm), “Kinh Viên giác: Giảng giải” (Thích Thanh Từ), “Kinh Viên Giác: Luận giảng” (Thích Thông Huệ) Nghiêm Hoài Cẩn: “Kinh Viên Giác luận giải” (Mai Xuân Hải, Lương Gia Tĩnh biên dịch) Thích Từ Thông:

“Như lai viên giác kinh - trực chỉ đề cương” v v Các công trình trên chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu và giảng giải những nội dung của Bộ Kinh Viên giác, ý nghĩa, cách thức hiểu và thực hành theo nó

Tóm lại, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau liên quan đến lĩnh vực này, nhưng để nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng bản thể luận theo quan niệm của triết học Phật giáo được thể hiện trong Kinh Viên giác thì chưa có công trình nào nghiên cứu Đây là hướng nghiên cứu chính của luận văn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích của luận văn là trên cơ sở khảo sát những quan điểm cơ bản

trong lịch sử triết học, đặc biệt là triết học phật giáo về bản thể luận, từ đó làm

rõ sự thể hiện quan điểm về bản thể luận trong triết học phật giáo qua Kinh Viên giác

- Nhiệm vụ:

+ Khảo sát một số quan niệm cơ bản trong lịch sử triết học về bản thể luận

Trang 9

+ Trình bày những tư tưởng về bản thể luận trong triết học Phật Giáo nói chung

+ Phân tích quan niệm về bản thể luận của triết học Phật giáo thể hiện qua Kinh Viên giác

+ Đánh giá ý nghĩa, giá trị và hạn chế trong quan niệm về bản thể luận của triết học phật giáo được thể hiện trong Kinh Viên giác

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm của triết học Mác- Lênin

về tôn giáo; các quan điểm của Đảng và nhà nước ta về nghiên cứu tôn giáo nói chung và Phật Giáo nói riêng cùng với Kinh, luận Phật

Phương pháp nghiên cứu: logic - lịch sử; phân tích, tổng hợp, khái quát hoá

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những nội dung về bản thể luận của triết học Phật Giáo

Phạm vi nghiên cứu: Trong Kinh Viên Giác

6 Đóng góp của luận văn

Trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong quan niệm của triết học Phật Giáo về bản thể luận Đặc biệt là sự luận giải về con đường trở về bản thể của Phật Giáo thể hiện qua Kinh Viên giác

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần làm sáng tỏ những tư tưởng cơ bản trong triết học Phật Giáo về bản thể luận, để chỉ ra những giá trị và hạn chế của những quan điểm này trong xã hội ngày nay

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học trong những nghiên cứu liên quan đến Phật Giáo

8 Kết cấu của luận văn

Trang 10

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết

Trang 11

CHƯƠNG 1 QUAN NIỆM VỀ BẢN THỂ LUẬN TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH VIÊN GIÁC

1.1 Vấn đề bản thể luận trong lịch sử triết học

1.1.1 Quan niệm về Bản thể luận trong lịch sử triết học phương Tây

Khái niệm “Bản thể luận”

Ngay từ thời cổ đại, trong mối tương quan giữa thực tại và nhận thức, các nhà triết học đã có xu hướng muốn tìm kiếm, lý giải về thực tồn ( tổng thể của những cái có thực và không có thực, tồn tại) Cái được coi như là cái nền tảng căn cốt nhất, bản chất nhất của mọi sự vật trong thế giới: đó chính là bản thể Khi đó, bản thể được hiểu như là một bản chất mà chỉ có lý trí mới hiểu được, là đối tượng của tri thức tư biện

Thuật ngữ bản thể luận có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Nó là sự kết hợp

giữa hai từ: on (): cái thực tồn, và logos (): lời lẽ, học thuyết tạo

thành “Học thuyết về tồn tại” Theo nghĩa này bản thể luận được hiểu là học

thuyết triết học về thực tồn nói chung, hoàn toàn độc lập với các dạng tồn tại

cụ thể của nó Thời đó, thuật ngữ “bản thể luận” chưa được sử dụng với tư cách là một khái niệm mà mới chỉ xuất hiện những tư tưởng về nó, chỉ đến thế

kỷ XVII thuật ngữ này mới chính thức xuất hiện và đưa ra những cách hiểu đặc thù về nó

Trong triết học trước Mác, với cách hiểu bản thể luận hay “triết học đầu tiên” là học thuyết về tồn tại nói chung nên nó cùng nghĩa với siêu hình học - một hệ thống những định nghĩa phổ biến có tính chất tư biện về tồn tại Khi

đó bản thể luận được hiểu như là những nguyên nhân sâu xa, khó xác định được bằng cảm tính, bằng tri thức kinh nghiệm, mà chỉ có thể hiểu được bằng

tư duy, bằng lý tính Tuy nhiên, cần có sự phân biệt giữa hai bộ phận của siêu hình học để có thể hiểu rõ và đúng hơn khái niệm bản thể luận với tư cách là

Trang 12

bộ phận quan trọng nhất của siêu hình học: siêu hình học được phân thành siêu hình học chung (metaphysica generalis) và siêu hình học chuyên nghành (metaphysica specialis) Siêu hình học chung lấy sự nghiên cứu nguồn gốc sâu xa, quy tắc, cấu trúc cơ bản của tồn tại làm đối tượng nghiên cứu còn siêu hình học chuyên nghành lại nghiên cứu về thượng đế (Thần học tự nhiên), linh hồn (Tâm lý học tự nhiên) và thế giới (Vũ trụ học) Theo sự phân biệt như thế thì bản thể luận chính là bộ phận siêu hình học chung, liên quan đến việc lý giải cấu trúc của tồn tại, đúng như Arixtốt đã khẳng định: đó là sự nghiên cứu cái gì là tồn tại của cái thực tồn

Tóm lại, một cách chung nhất, khái niệm bản thể luận thường được hiểu như là quan niệm, luận thuyết về tồn tại

Những quan niệm khác nhau về bản thể luận

Người đầu tiên đề cập đến khái niệm “tồn tại” là Pácmênít – nhà triết học Hy lạp cổ đại Ông đã đồng nhất tư duy với tồn tại khi quan niệm rằng mọi sự vật trong thế giới đều tồn tại thì chúng ta mới có thể nhận thức được

sự hiện tồn của chúng Tuy nhiên, sự tồn tại đó chỉ có thể được nhận thức bằng tư duy Vì thế, mọi quá trình tư duy đều là tư duy về tồn tại

Vượt qua Pácmênít, các nhà triết học sau ông đã đề cao và nhấn mạnh ý nghĩa của quan niệm về bản thể luận khi nó cung cấp cho con người những hiểu biết căn bản về cấu trúc của thực tồn Con người có thể nhận biết về điều này như thế nào Cách thức và quan niệm của các nhà triết học trong lịch sử cho thấy có thể thực hiện nó bằng hai cách thức khác nhau: “một mặt chúng ta

có thể xem xét các kinh nghiệm của mình về những cái thực tồn và từ đó, tìm

cách xác định những đặc trưng, tính chất cơ bản của chúng Đây là con đường

trực tiếp tiếp cận tới cấu trúc cơ bản của tất cả những cái thực tồn Nhưng trên

thực tế, các nhà triết học thường ít chọn con đường này, mà họ sử dụng “con

đường vòng”, gián tiếp thông qua ngôn ngữ Chẳng hạn, Arixtốt đã đi theo

hướng này với học thuyết về phạm trù của ông Các phạm trù chính là nội dung của tồn tại” [14, tr.34] Sự phân tích trên cho thấy, con đường gián tiếp

Trang 13

thông qua ngôn ngữ có ưu điểm hơn so với con đường trực tiếp thông qua kinh nghiệm bởi tính ổn định và dễ nắm bắt của ngôn ngữ Điều đó cũng chứng tỏ người ta có thể dùng ngôn ngữ như một công cụ hữu hiệu để biểu lộ được cấu trúc cơ bản của cái thực tồn

Đối lập với các quan niệm trên, Xôcrát lại cho rằng tồn tại không phải

là giới tự nhiên Điểm xuất phát của tồn tại chỉ có trong ý thức, tư duy Đó là tồn tại- tự ý thức: “Xôcrát đã lý giải khái niệm tồn tại theo một cách mới: thực tồn (“tồn tại”) không còn là giới tự nhiên vô nhân cách và lý tưởng trừu tượng, mà là ý thức sống động Thực tại trong triết học là sự thực tồn có hoạt động, bao hàm trong mình mục đích hay định hướng vào mục đích Có thể coi bản thể luận của Xôcrát là bản thể luận kiểu mới - học thuyết về các cơ sở, các nguyên tắc của tồn tại người” [15, tr.21] Với cách quan niệm như vậy, Xôcrát đã đưa ra phương pháp nguỵ biện như là một nghệ thuật tranh luận để nhằm phát hiện ra tồn tại đích thực của tự ý thức cá nhân

Với Platôn, từ học thuyết trọng tâm về ý niệm, ông cũng quy tồn tại là tổng thể những ý niệm về thế giới Sự tồn tại của các sự vật cảm tính chẳng qua chỉ là bản sao của ý niệm Chỉ có ý niệm mới là cái tồn tại đích thực Với cách quan niêm này, dường như những ý tưởng manh nha về siêu hình học - với tư cách là sự truy tìm cái bất biến tồn tại vượt khỏi những tồn tại cảm tính, trực tiếp – đã hình thành và được tiếp tục phát triển trong quan niệm của Arixtốt

Arixtốt trên cơ sở phát triển những ý tưởng về siêu hình học từ Platôn

đã triển khai cách hiểu thuật ngữ này theo ba nghĩa khác nhau: “Thứ nhất, đó

là khoa học không nghiên cứu một bộ phận hay một thuộc tính riêng lẻ nào đó của tồn tại, mà nghiên cứu tồn tại nói chung Như vậy, siêu hình học là khoa học về tồn tại, là bản thể luận Thứ hai, vì tồn tại nói chung là cội nguồn, là nền tảng và nguồn sống của tất cả các bộ phận nên nó là khoa học về khởi nguyên và các nguyên nhân Thứ ba, khái niệm siêu hình học còn dùng để chỉ khoa học về cái bất biến, tức là khoa học về chúa” [15, tr 23] Sau khi phân

Trang 14

tích các nghĩa khác nhau của khái niệm siêu hình học - bản thể luận, Arixtốt luận chứng về hệ thống phạm trù của ông được vạch ra từ quan niệm về bản thể luận như thế Nói cách khác, cái thực sự tồn tại một cách độc lập là bản chất chứ không phải mô thức (cái biểu hiện ra của bản chất)

Thời trung cổ, các nhà triết học theo quan điểm nhà thờ đã mưu toan lợi dụng tư tưởng của Arixtốt về siêu hình học để xây dựng học thuyết về tồn tại nhằm chứng minh về mặt triết học cho các chân lý của tôn giáo “Trong bản thể luận trung cổ- tuỳ thuộc vào định hướng của nhà tư tưởng, khái niệm tồn tại tuyệt đối với khái niệm “ cái tuyệt đối- Chúa” Khi đó chúa được quan niệm là người ban tặng và cội nguồn của tồn tại” [15, tr.25}

Thời cận đại người ta bắt đầu hiểu bản thể luận là một bộ phận đặc biệt của siêu hình học, là học thuyết về cơ cấu siêu cảm giác, phi vật chất của tất

cả những gì đang tồn tại

Thuật ngữ “Bản thể luận” do nhà triết học Đức Hôclêniút (1613) đưa ra

và được tiếp tục trong triết học của Vônphơ Lúc này học thuyết bản thể luận được tách rời hoàn toàn khỏi các nội dung của khoa học cụ thể và được xây dựng bằng cách phân tích trừu tượng các khái niệm như: tồn tại, khả năng và hiện thực, lượng và chất, nguyên nhân và tác động coi nó như là bộ môn triết học cao nhất

Chính những quan niệm còn nhiều hạn chế đó đã làm xuất hiện một khuynh hướng đối lập lại với quan điểm trên về bản thể luận Các nhà duy vật thời kỳ này như: Hôbơ; Xpinôda; Lốccơ (thế kỷ XVIII) đã dựa trên các dữ kiện của khoa học thực nghiệm, với những nội dung tích cực của các quan điểm này đã chứng minh về mặt khách quan rằng bản thể luận không thể là bộ môn triết học cao nhất, là “triết học đầu tiên”, tách rời khỏi nhận thức luận và logic học

Đến triết học cổ điển Đức, các nhà triết học duy tâm lại đưa ra cách đặt vấn đề mới Một mặt, họ tuyên bố bản thể luận là không có nội dung và lặp lại; Mặt khác, thông qua sự phê phán những quan điểm sai lầm trước, họ lại

Trang 15

kết thúc bằng việc đòi hỏi tạo ra một bản thể luận (siêu hình học) mới, hoàn thiện hơn, thay thế nó bằng triết học tiên nghiệm (Căng) hay bằng hệ thống chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm (Selinh) hay bằng logic học (Hêghen) Bằng quan niệm duy tâm, Hêghen đã đoán trước được tư tưởng về sự thống nhất giữa bản thể luận (phép biện chứng), logic học và lý luận nhận thức và do đó đưa quan niệm về bản thể luận tư biện sai lầm trước đó trở thành cách nhận thức thực sự tích cực về thế giới

Triết học phương Tây hiện đại thế kỷ XX, phản ứng trước việc phổ biến những trào lưu duy tâm chủ quan (chủ nghĩa Căng mới; chủ nghĩa thực chứng) có ý thức xây dựng một cách hiểu mới về Bản thể luận trên cơ sở duy tâm khách quan như quan niệm về bản thể luận tiên nghiệm của Huxéclơ; bản thể luận phê phán của Háctman; bản thể luận cơ bản của Heidegger; bản thể luận hiện tượng học của Sartre Trong học thuyết bản thể luận mới, người ta hiểu bản thể luận là một hệ thống những khái niệm phổ biến về tồn tại mà có thể hiểu được nhờ một số trực giác siêu cảm tính và siêu lý tính

Triết học Mác xít không dùng thuật ngữ bản thể luận Trong một số trường hợp, thuật ngữ này được hiểu gần như đồng nghĩa với học thuyết về những quy luật phát triển chung nhất của tồn tại

1.1.2 Quan niệm về bản thể luận trong triết học phương Đông

Thường được ví là cái nôi của văn minh nhân loại, trong dòng chảy của

tư tưởng phương đông, những tư tưởng triết học được thể hiện đậm nét ở một

số quốc gia tiêu biểu như Trung Quốc, Ấn Độ với những quan niệm về bản thể luận rất đặc sắc

Quan niệm của triết học Trung quốc cổ trung đại về bản thể luận

Một trong những quan điểm tiêu biểu của người Trung quốc cổ đại về

bản thể luận là quan điểm về Đạo của Lão Tử - người sáng lập ra trường phái

triết học đạo gia, một trong ba trường phái triết học lớn nhất của trung quốc thời cổ đại Thực ra, quan niệm về Đạo đã có từ trước thời của Lão tử với các nghĩa khác nhau: “thiên đạo”, “nhân đạo”, “đại đạo”…Nhưng đến Lão tử thì

Trang 16

khái niệm “đạo” trở thành phạm trù trung tâm trong hệ thống triết học của ông

và được nghiên cứu một cách sâu sắc và có hệ thống nhất Theo Lão tử,

“Đạo” là cái có trước trời đất, trống không và lặng yên nhưng lại có ở mọi nơi, là nguồn gốc của vạn vật Nó là sự thống nhất của thế giới, là bản nguyên sâu kín, huyền diệu mà từ đó vạn vật có danh tính, có hình thể được sinh ra Đạo là thực thể vật chất của khối “hỗn độn”, “mập mờ”, “thấp thoáng” không

có đặc tính, không có hình thể, nhìn không nhìn thấy, nghe không nghe thấy, bắt không bắt được, chẳng thể gọi tên Nó tồn tại bất luận con người nhận thức được hay không Ở khía cạnh bản thể luận, khái niệm “đạo” của Lão tử được đề cập ở ba khía cạnh là thể, tướng và dụng

+ Thể của “đạo” theo quan niệm của Lão tử không đồng nhất với cách hiểu về “bản thể” theo quan niệm phương Tây Theo Lão Tử, đó là cái chỉ nguồn gốc nguyên thủy của vũ trụ vạn vật, là cái “tổng nguyên lý” chi phối sự sinh thành, biến hóa của trời đất Ông cho rằng: “có vật gì hỗn độn mà nên, sinh ra trước trời đất, vừa trống không vừa lặng yên, đứng một mình không thay đổi, lưu hành khắp mọi nơi mà không mỏi, là mẹ cả thiên hạ” (Đạo đức kinh, chương 25) “Đạo” mang tính khách quan, tự nhiên, có nghĩa là nó vốn như vậy, mộc mạc, thuần phác, không bị chi phối, nhào nặn bởi con người và hoàn toàn độc lập với ý thức con người – nó sinh ra vạn vật nhưng bản thân

nó không có ý chí, mục đích “Đạo” với bản tính tự nhiên chứa đựng trong nó

cả tồn tại lẫn không tồn tại, cả tĩnh lặng lẫn biến đổi, cả siêu hình và hữu hình

Một tính chất khác của “đạo” là tính lặng yên và trống không, đây là một định

tính căn bản, nó vô cùng vô tận, chứa đựng vạn vật mà không đầy, biến hóa

đa dạng khôn lường mà không hết, nó là cái sâu kín, mầu nhiệm, không danh tính, không hình thể, không thể nói ra được bằng lời

+ Tướng của “đạo”: đạo với tư cách cơ sở đầu tiên của vạn vật không phải là thể cố định, đặc biệt là thực thể của cả một khối hỗn độn, không có bất

cứ tính quy định nào ngoài tính khách quan, tự nhiên chất phác, trống rỗng -

đó là cái tồn tại tuyệt đối, sâu kín, thấp thoáng, là thể thống nhất không phân

Trang 17

chia giữa hữu với vô, sáng với tối…, là cái “nhìn không thấy, nghe không thấy, nắm không được, đón không thấy đầu mà theo không thấy cuối, ở trên không sáng tỏ, ở dưới không mờ tối” (Đạo đức kinh, chương 14) Như vậy, tướng của đạo theo nghĩa là các biểu hiện đa dạng của nó không chỉ một sự vật, hiện tượng cụ thể hữu hình nào, mà chỉ là cái mà tất cả mọi vật được sinh

ra từ nó, là cái tồn tại tiềm ẩn đằng sau những thay đổi của vạn vật Đạo vừa duy nhất, vừa muôn hình vạn trạng, vừa bất biến lại vừa khả biến

Trong Đạo đức kinh, Lão Tử thường lấy nước để diễn đạt trạng thái

“tướng” phổ biến của “đạo” - sự mềm mại, linh hoạt và dễ thích ứng của nước Theo ông, rất mềm là nước, rất rắn là đá, thế mà, nước chảy đá mòn, núi đổ Nước tương đồng với đạo ở chỗ không thể chất, không hình trạng (vô tướng) Đạo giống như nước, luôn chảy về nơi thấp, như sông, biển dài rộng,

to lớn nhưng là chỗ thấp nên trăm dòng chảy dồn về Nó mềm mại không tranh chấp, ganh đua, nó nhún nhường khiêm tốn nên có thể lan tràn, len lỏi mọi nơi Trong mọi trường hợp, dù chao đảo, nghiêng ngửa nước vẫn luôn tìm lại được thế quân bình của mình, nhanh chóng tạo lập mặt phẳng, san lấp lồi lõm, vì vậy để cho thấy một cách cụ thể và sinh động tính quân bình trong thực tướng của đạo, không gì có thể hay hơn là hình ảnh mặt nước phẳng lặng trên bề mặt mà cuồn cuộn các dòng chảy ngầm ngang dọc ở bên dưới

+ Dụng của “đạo” tức là công dụng, năng lực của nó - trạng thái vận động, biến đổi sản sinh vạn vật Đạo có sức sáng tạo vô cùng lớn lao, có thể bao quát, ngự trị trời đất, nhờ đạo mà vạn vật hiển hiện ra trong vũ trụ bằng muôn loại hình dạng khác nhau Năng lực của đạo là ở chỗ không làm, yên tĩnh nhưng không có gì mà nó không làm, không có cái gì mà sự tồn tại, phát triển của chúng không cậy đến đạo Dùng hai chữ “đạo” và “đức” là để chỉ cả

“thể” và “dụng” của đạo, đạo là thể của đức, đức là dụng của đạo… Như vậy,

“đạo” là hạt mầm chứa lẽ sống chưa hiển lộ - là cái gốc của muôn vật Trong

tư duy, khái niệm đạo rất tương đồng với khái niệm chân không (sunyata) của Long Thọ Bồ tát trong một cố gắng đi tìm nguyên thể đầu tiên với tính cách

Trang 18

cội nguồn của vũ trụ, vạn vật với các tính chất tự nhiên, tĩnh lặng, trống không

Có thể thấy những quan điểm về bản thể luận trong khái niệm “Đạo” của Lão tử, nếu gạt bỏ những điểm hạn chế về thế giới quan và lập trường duy tâm, đã phần nào tiêu biểu cho cho những quan niệm biện chứng đầy tinh tế

và bí hiểm của người phương đông Quan điểm này vừa thể hiện quan điểm trực quan nguyên sơ của người trung quốc cổ đại nhưng lại hàm chứa trong

đó những đoán định, cảm nhận sâu sắc về sự tồn tại và biến hoá của vũ trụ, điều chỉ xuất hiện khi tư duy trừu tượng đạt tới trình độ cao

Nếu quan điểm của phái Đạo gia nghiêng về việc lý giải thế giới bắt

đầu từ bản nguyên đầu tiên và duy nhất thì học thuyết Âm dương - Ngũ hành

của trường phái triết học cổ nhất của Trung quốc cổ đại lại hướng đến việc lý giải sự tồn tại của thế giới trong sự tương tác của các yếu tố tự nhiên trong thế giới mà thành Với quan điểm duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát, lấy chính tự nhiên để giải thích các hiện tượng của tự nhiên, các quan điểm này hướng tới việc phân tích sự tác động của các yếu tố cơ bản có trong

tự nhiên tạo thành sự vật (học thuyết ngũ hành) hay là sự liên hệ, tương tác giữa hai mặt đối lập, hai thế lực vật chất cơ bản để tạo nên vũ trụ (học thuyết

âm dương)

Học thuyết Thái cực, Âm dương luận: Đây là quan niệm, học thuyết về

sự liên hệ, tác động qua lại giữa hai mặt đối lập, hai thế lực vật chất cơ bản của thế giới là âm và dương, là bản thể làm nên sự tồn tại của thế giới Theo

đó, mọi sự vật, hiện tượng của vũ trụ đều bắt nguồn từ bản thể tối cao - “khí”

= “thái cực” = nguyên thể đầu tiên, cội nguồn của thế giới Thái cực hay Khí

là một khối hỗn độn, mênh mông, không đầu, không cuối, không đo lường được, thái cực bao hàm trong nó hai mặt đối lập âm - dương, chúng vừa đối lập, vừa thống nhất, trong cái này có cái kia và ngược lại Chính sự liên hệ tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau của âm và dương trong thái cực đã tạo ra

sự vận động, biến hóa không ngừng của vũ trụ Với xu hướng thiên về sự suy

Trang 19

tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn vật, học thuyết âm dương muốn đi tìm, lý giải sự thống nhất của thế giới trong sự thống nhất của hai mặt đối lập Yếu tố duy vật trong nhận thức như vậy đã từng bước làm lu

mờ quan niệm về vai trò của thần thánh và các lực lượng siêu nhiên của các tư tưởng duy tâm đã thống trị rất lâu trước đó

Học thuyết Ngũ hành ra đời đánh dấu sự phát triển sơ khai của tư duy

khoa học người trung quốc cổ đại nhằm thoát khỏi sự chi phối của các tư tưởng duy tâm tôn giáo Các nhà tư tưởng theo quan niệm này có thiên hướng phân tích cấu trúc của vạn vật và quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau Theo quan niệm của họ, có năm yếu tố vật chất đầu tiên hay là năm thứ khí cơ bản tạo ra vạn vật trong vũ trụ gồm: kim (kim khí); mộc (gỗ), thuỷ (nước), hoả (lửa); thổ (đất) Các yếu tố này trong mối quan hệ tương sinh, tương khắc là khởi nguồn sinh diệt của thế giới Điểm đặc sắc của quan niệm này thể hiện ở chỗ nó không chỉ giải thích một cách có

cơ sở sự tồn tại, phát triển và diệt vong của các hiện tượng trong tự nhiên mà người ta còn có thể dùng nó để lý giải rất thuyết phục các vấn đề trong xã hội Nếu bỏ qua một sô yếu tố trực quan và sự luận giải còn nặng về quy nạp, ước đoán thì những lý giải về sự tồn tại tất yếu của thế giới trong tính quy luật (dưới dạng các liên hệ) đã mang lại cho nhận thức con người giai đoạn này có những bước phát triển mạnh mẽ theo thiên hướng duy vật và biện chứng trong nhìn nhận và đánh giá về thế giới

Đến thời nhà Tống, quan niệm về bản thể luận của người Trung quốc lại có những thay đổi Học thuyết về Lý - Khí của Tống Nho, với các đại diện chủ yếu là Trình Hạo, Trình Di, cho rằng “Lý” hay “thiên lý” là bản thể của thế giới vạn vật Lý không sinh, không diệt, tồn tại khắp nơi Lý hay thiên lý vừa là nguyên tắc tối cao của giới tự nhiên, vừa là của đời sống xã hội Trong

tự nhiên, lý là cơ sở của thế giới vật chất, là thực thể tuyệt đối, bất sinh, bất diệt, tồn tại phổ biến trong mọi sự vật, hiện tượng của thế giới Mỗi vật khi sinh ra và tồn tại như nó vốn có đều theo một quy tắc nhất định đã được định

Trang 20

trước cho nó - đó chính là Lý và vật biểu hiện sự tồn tại theo lý gọi là khí Theo ông, Lý là cái trừu tượng, siêu hình, biểu hiện sự tồn tại của nó thông qua các sự vật cụ thể hữu hình, thuộc về cái gọi là “hình nhi thượng” còn khí

là bản thân các sự vật cụ thể hữu hình chính là biểu hiện cụ thể của lý, là cái thuộc về “hình nhi hạ”, trong đó lý là cái có tính thứ nhất, có trước, quyết định sự tồn tại của sự vật cụ thể hữu hình - “lý tiên khí hậu; khí là cái có tính thứ hai, là cái có tính vật chất được sản sinh, tồn tại nhờ lý (cái có tính tinh thần)” Lý biểu hiện trong đời sống xã hội là các quy phạm đạo đức và các nguyên tắc của thể chế xã hội phong kiến, theo đó, trật tự của chế độ phong kiến và luân lý cương thường là cái lý cố định của thiên hạ, không thể thay đổi

Vì Lý không thể cảm nhận được nên nó là hư không, nhưng sự hiện hình của nó trong các sự vật cụ thể làm nên sự hiện hữu của nó Như Trình Di quan niệm: Lý như là hư không chẳng có gì mà lại đủ cả Nó là hư không bởi

vì trong lý không có sự vật cụ thể, hữu hình, mà chỉ là những quy tắc, ý niệm,

có tính khái quát, trừu tượng, siêu hình Trong đời sống xã hội, ông cho rằng”lý” chủ yếu là “lý vua tôi, cha con” và đạo lý, cương thường của xã hội phong kiến, đó là “lý trời” “Tất cả lý ấy vốn có sẵn trong tâm con người, nhưng do vật dục, tình cảm mê hoặc làm cho thiên lý mất đi…” Trong lý, lý của sự vật là cái nhỏ bé, không đáng kể Đạo lý, tri thức của con người là cái

lý lớn lao, căn bản nhất

Quan niệm về Lý – Khí của phái Tống nho như trên đã không còn giữ được những biểu hiện của tinh thần duy vật sơ khai trong quan niệm về bản thể của các bậc tiền bối Nhằm bảo vệ và thể chế hoá ý niệm đạo đức và nguyên tắc của xã hội phong kiến đương thời, các nhà tư tưởng giai đoạn này

đã rơi vào lập trường duy tâm khi khẳng định tính có trước, tuyệt đối, vĩnh cửu, không thể thêm bớt, không thể nhìn thấy, nghe thấy… của Lý Quan điểm này càng trở nên cực đoan khi họ vận dụng nó vào trong đời sống xã hội

để khẳng định và duy trì vị thế của giai cấp phong kiến như một cái Lý đã

Trang 21

định sẵn Với tư tưởng như vậy nên quan niệm về bản thể của họ đã trở thành chỗ dựa tinh thần của giai cấp thống trị: “nhằm biện hộ cho tính hợp lý của chế độ phong kiến và là công cụ đắc lực để nô dịch, ràng buộc quần chúng nhân dân lao động với trật tự lễ nghĩa cương thường của xã hội ấy” [4, tr 442]

Phạm trù “Tâm”, “Lương tri - Lương năng” trong triết học Nho gia

Nho giáo, với nội dung chủ yếu thiên về giải quyết các vấn đề chính trị- xã hội và con người nên lại đưa ra những quan niệm khác khi lý giải về

bản nguyên của tồn tại Theo Mạnh Tử Tâm là cái chủ thể trong mỗi con

người, là cái thần linh có đủ mọi lý mà trời phú cho con người để hiểu biết, ứng đối với vạn vật, vạn sự Theo quan niệm này có nghĩa là vạn vật đều có đầy đủ trong ta, con người chỉ cần đi tìm và phát huy quy tắc “tự tỉnh nội tâm” (tận tâm) thì có thể thấy được chân lý của thế giới Cái nội tâm chủ quan bên trong đó là bản thể tự tại, thuộc về tiên nghiệm, vượt ra khỏi phạm trù không gian, thời gian, vật chất, vận động Đạt đến đó là con người có thể

thông quan với trời đất, hoá sinh ra vạn vật Theo Mạnh tử, Tâm có quan hệ với Tính Tính là cái lý hoàn toàn của tâm Đem cái tâm tính ấy mà ứng xử

với vạn vật bên ngoài là tình Chỉ có cái tâm đó thì mới biết được tính của ta

và của vạn vật : “ và chỉ khi biết tính của vạn vật thì mới có thể giúp vào việc sinh hoá của trời đất Nếu có thể giúp vào việc sinh hoá của trời đất thì có thể cùng trời đất tham dự mọi việc” [54, tr 34] Cho nên tâm của ta với tâm của trời đất là một thể Và khi tận tâm tính con người có thể biết được trời, hiểu rõ đạo lý, tức là con người có thể trở thành thánh thiện bởi vì tâm vốn có “lương năng” và “lương tri”, đó là cái biết, sinh ra đã biết, do trời phú cho (ý niệm bẩm sinh)

Như vậy, từ khái niệm Tâm và Tính, các nhà tư tưởng đi đến phân tích

khái niệm Lương tri - lương năng (quan điểm của Vương Thủ Nhân

Trang 22

1472-1528), theo đó lương tri và lương năng là cái khả năng, là cái biết do tự nhiên

mà có chứ không phải do giáo dục, học tập mà có ở con người Theo Vương Thủ Nhân, tất cả phẩm chất và chính bản thân sự vật tồn tại là do cảm giác, do

sự nhận biết của con người Thực chất, đó là cái linh hồn chủ quan của con người, là cái vĩnh viễn không thay đổi Khi “lương minh” còn thì trời đất và vạn vật còn, khi con người chết đi, “lương minh” tiêu tan thì trời đất, vạn vật cũng tiêu tan theo Do vậy con người phải “ phản tỉnh” để căn cứ theo nó mà hành động, cư xử cho hợp lễ nghĩa Nó là cơ sở để xây dựng luân lý đạo đức của xã hội phong kiến

Với những quan điểm như trên của các nhà triết học Nho giáo, những quan niệm duy vật tự nhiên biện chứng thời cổ đại của người Trung hoa đã dần bị thay thế thành những quan điểm duy tâm chủ quan về bản nguyên thế giới mà ở đó con người đóng vai trò quyết định hay là có sự hợp nhất với trời

Tóm lại, các nhà tư tưởng trung quốc thời cổ đại, với những tư tưởng triết học phong phú và đa dạng đã đưa ra những quan điểm khác nhau về bản thể luận, thể hiện cuộc đấu tranh của các quan điểm duy vật và duy tâm trong thời kỳ này Tuy nhiên, tựu chung lại, các tư tưởng của họ, thông qua cách giải thích và lý giải về sự tồn tại của hiện thực, dù cách này hay cách khác đều hướng vào việc bảo vệ và duy trì trật tự Phong kiến hiện hành

Quan niệm của triết học Ấn độ cổ trung đại về bản thể luận

Ấn độ là một trong những quốc gia có nền văn minh phát triển sớm của nhân loại Do đặc thù của sự phát triển kinh tế, điều kiện tự nhiên và đặc biệt

là sự phát triển tôn giáo nên những tư tưởng triết học cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ những tư tưởng tôn giáo có tính “hướng nội” Điều đó cũng xảy ra tương tự trong quan niệm về bản thể luận của họ

Các nhà triết học ở Ấn độ cổ đại ban đầu quan niệm bản thể của thế giới chính là các vị thần có tính chất tự nhiên Họ giải thích rằng vũ trụ tồn tại

ba thế lực có liên hệ mật thiết với nhau là thiên giới, trần thế và địa ngục Họ

lý giải, phân tích các hiện tượng tự nhên qua biểu tượng của thế giới thần linh

Trang 23

hiện diện khắp nơi, chia nhau chi phối sự biến đổi của vũ trụ theo sự điều khiển của nguyên lý rita (thích hợp) Họ tin tưởng, gửi gắm tâm hồn, cuộc sống tự nhiên của mình vào thế giới các vị thần ấy Về sau, quan niệm tự nhiên về các vị thần dần dần mờ nhạt, thay vào đó “là những nguyên lý trừu tượng duy nhất tối cao được coi là nguồn gốc vũ trụ và đời sống con người

Đó là “thần sáng tạo tối cao” Brahman và một tinh thần tối cao Brahman” [2,

tr 25 ] Bước chuyển về mặt nhận thức này của người Ấn độ cổ thể hiện bước chuyển từ thế giới quan thần thoại (với việc giải thích tính muôn vẻ, cụ thể của thế giới qua biểu tượng các vị thần có tính chất tự nhiên) đến thế giới quan triết học (bằng việc dần phát hiện ra cái chung, cái bản chất như là bản nguyên tối cao của thế giới)

Khi bắt đầu xuất hiện tư duy triết học về bản thể luận, các trường phái triết học khác nhau của người Ấn độ cổ đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau

về bản thể luận Đầu tiên phải kể đến những tư tưởng triết học trong kinh Upanisad Đây là bộ kinh được ra đời rất sớm, khoảng thế kỷ VIII- VI tr CN Nội dung căn bản của kinh Upanisad là vạch ra bản nguyên tối cao bất diệt của thể giới Đó là: “tinh thần vũ trụ tối cao” Brahman Là thực thể duy nhất,

có trước, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giới đều nảy sinh ra

và nhập về nó sau khi chết Linh hồn của con người (Atman) chỉ là sự biểu hiện của một bộ phận của “ tinh thần tối cao” Cơ thể, nhục thể chỉ là “vỏ bọc” của linh hồn, nơi trú ngụ của linh hồn nên về bản chất linh hồn đồng nhất với

“linh hồn tối cao” duy nhất: Brahman Trên con đường đi tìm thực tại cuối cùng của các sự vật, các nhà tư tưởng thời Upanísad từ quan niệm về Brahman đã đưa ra được những lý giải về bản tính con người, quá trình nhận thức, về mối quan hệ giữa đời sống tinh thần con người với sự sống bất diệt của vũ trụ để tìm ra con đường giải thoát của con người khỏi những nỗi khổ nơi trần thế một cách sâu sắc và khái quát Vì thế kinh Upanisad trở thành nền tảng triết lý cho hầu hết các hệ thống tôn giáo Ấn độ, đặc biệt là đạo Bàlamôn

và đạo Hinđu

Trang 24

Phái Samkhya lại quan niệm về bản thể bắt đầu từ nguyên nhân Theo

họ, nếu thế giới là vật chất thì nguyên nhân của nó cũng là vật chất Đó là vật chất đầu tiên, nhưng không phải là vật chất ở dạng thô hay có thể nhận thức được bằng cảm tính Đó là vật chất ở dạng tinh tế, tiềm ẩn, không xác định Thế giới vật chất là thể thống nhất của ba yếu tố: Sattva (nhẹ, sáng, tươi); Rajas (kích thích, động); Tamas (nặng, ỳ) Khi ba yếu tố này ở trạng thái cân bằng thì yếu tố vật chất đầu tiên (Prakriti) chưa biểu hiện (chưa nhận thức đươc bằng trực quan) nhưng khi sự cân bằng bị phá vỡ thì đây chính là điểm khởi đầu của sự sinh thành vạn vật của vũ trụ Đó chính là quan niệm của sự hình thành thế giới hữu hình đa dạng từ thế giới vô hình, đồng nhất

Các trường phái Nyaya – Vaisesika lại quan niệm bản nguyên duy nhất, đầu tiên của thế giới là những hạt vật chất không đồng nhất, bất biến, vĩnh hằng được phân biệt ở chất lượng, khối lượng và hình dạng, tồn tại trong một môi trường đặc biệt được gọi là Anu (nguyên tử) Phái Lokayata, với quan điểm duy vật và vô thần tương đối triệt để quan niệm bản nguyên của tồn tại được tạo thành bởi bốn yếu tố: đất, nước, lửa, không khí Những yếu tố này có khả năng tự tồn tại, tự vận động trong không gian và cấu thành vạn vật Tính đa dạng của thế giới chính là do sự kết hợp khác nhau của những yếu tố bản nguyên ấy Từ quan điểm đó phái này cho rằng con người cũng chỉ là sự hợp thành của những yếu tố bản nguyên vật chất đó nên sự tồn tại hay mất đi của con người cũng bị quy định bởi sự kết hợp khác nhau của các yếu tố đó Vì thế linh hồn con người không tồn tại bất tử giống như thể xác của họ

Như vậy, trong sự phát triển tư duy trừu tượng của mình, triết học Ấn độ

cổ trung đại đã đặt ra và bước đầu giải quyết nhiều vấn đề của triết học Trong khi giải quyết những vấn đề thuộc về bản thể luận, nhiều tư tưởng với yếu tố biện chứng với tầm khái quát sâu sắc đã được thể hiện và phát triển Hầu hết các trường phái triết học đều “biến đổi theo xu hướng từ vô thần đến hữu thần,

từ ít nhiều duy vật đến duy tâm hay nhị nguyên” [17, tr 61]

Trang 25

Liên quan đến những nội dung nghiên cứu cơ bản của đề tài nên triết học phật giáo mặc dù là một trong những trường phái của triết học Ấn độ, chúng tôi muốn trình bày nó thành một phần riêng sau đây

Những quan niệm về bản thể luận của các nhà tư tưởng Việt nam trong lịch sử cũng có rất nhiều điểm tương đồng và khác biệt với các quan điểm trên và với quan điểm về bản thể luận của phương tây Ví dụ, với Lê Quý Đôn, quan niệm về bản thể luận đã được ông thể hiện hết sức sâu sắc trong

học thuyết Lý Khí của mình Ông quan niệm vạn vật đất trời đều là khí, bắt

đầu từ khí: “Đầy dãy trong khoảng trời đất đều là khí cả” (Doanh thiên địa chi gian giai khí dã) [7, tr 53] Vì thế, cần thừa nhận không cần hoài nghi về sự tồn tại của khí Quan sát, nhận thức vũ trụ vì thế cũng phải bắt đầu từ khí

Ông cho rằng Lý cũng từ Khí mà ra, nó nằm trong khí Việc khẳng định và

chứng minh tính quyết định của khí trong vạn vật chính là thể hiện quan niệm

về bản thể luận của ông với tư cách là cái tồn tại hiện thực, đối lập với cái hư

vô Quan điểm về bản thể của Trần Thái Tông lại dựa trên quan điểm

“Không” theo quan điểm của Phật giáo Đây là thực tại tuyệt đối, là thực thể của vũ trụ Nó là cội nguồn, nguyên khởi của toàn bộ vũ trụ Ông còn đưa ra quan niệm về cái bản tâm “bản lai diện mục” (khuôn mặt nguyên xưa) hay còn hiểu là cái tâm ban đầu, đó chính là bản thể Cái tâm này không phải là cái tâm trong mỗi con người mà là cái có trước, đã được định hình và không thay đổi Tương tự như vậy, Tuệ Trung Thượng Sĩ quan niệm bản thể là cái bản lai “chân diện mục” (khuôn mặt thật), nó là “vô”: vô tướng, vô hình, không ngôn ngữ nào có thể diễn đạt được, mãi mãi không biến đổi Đến Trần Nhân Tông khái niệm bản thể được coi là gốc, có trong mỗi người, ở khắp mọi nơi, vượt lên khỏi đối đãi thiện ác nhưng không phải ai cũng nhận ra Nó

là sự trong sáng, là pháp tính có sẵn trong vạn vật

1.2 Những phạm trù cơ bản về bản thể luận trong triết học Phật Giáo

1.2.1 Quan niệm về “Tâm”, “Chân như - Thực tướng”, “Pháp”, “nhân duyên”, “sắc - không”

Trang 26

Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học thuần tuý mà mục

đích chính của tư tưởng phật giáo là sự giải thoát chúng sinh khỏi nỗi khổ của

cuộc đời Đó là mục đích tối cao, là vấn đề trung tâm của các giáo lý phật giáo Tuy nhiên, trong quá trình thuyết pháp và truyền bá tư tưởng, rất nhiều những quan điểm, triết lý phật giáo lại thể hiện những khía cạnh triết học sâu sắc mà một trong số chúng là những vấn đề liên quan đến tư tưởng về bản thể luận

Theo quan niệm của phật giáo, bản thể là: “căn bản tự thể của các pháp” [36, tr 90], mà “Pháp là từ chỉ chung hết thảy mọi sự vật, hiện tượng,

dù là to nhỏ, hữu hình, vô hình, chân thực, hư vọng Sự vật cũng là vật, đạo lý cũng là vật, tất thảy đều là pháp cả” [36, tr 957] Theo Kinh Hoa Nghiêm thế giới bản thể gọi là lý pháp giới, thế giới hiện tượng gọi là sự pháp giới Nó như nước với sóng Như vậy, bản thể vừa là tâm thức, vừa là vật chất Nó là cái duy nhất, đầu tiên, là cội nguồn hay thực tại cuối cùng mà trên đó vũ trụ được hình thành Từ bản thể hay chân không, do vô minh, vọng động mà xuất hiện chúng sinh các chúng sinh sau khi giải thoát lại trở về hoà nhập với bản thể tuyệt đối này

Thuyết “Ngũ uẩn” quan niệm vạn vật trong vũ trụ được hình thành từ 5 yếu tố: sắc uẩn (hiện tượng vật chất); thụ uẩn (cảm giác); tưởng uẩn (tác dụng của tri giác hoặc biểu tượng); hành uẩn (ý chí, tư duy); thức uẩn (tác dụng của

ý thức hoặc nhận thức) Sắc uẩn lại bao gồm tứ đại là: địa, thuỷ, hỏa, phong

và do các cơ quan cảm giác tứ đại tạo tiếp xúc: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp Sáu căn với sáu trần này tương hỗ với nhau tạo ra sự sinh động và phong phú của thế giới

Một trong những khái niệm trọng tâm trong quan niệm về bản thể luận

của phật giáo là khái niệm Tâm Đây là lý thuyết của Phật về bản chất tồn tại

của thế giới Tâm có nhiều “Tâm”: Chân tâm, vọng tâm, sân tâm, hỷ tâm… Theo Đại thừa Phật Giáo: Tâm của “nhất thiết duy tâm tạo” trong kinh Hoa

Trang 27

Nghiêm hoặc Tâm của Viên Giác diệu tâm của kinh Viên Giác thì “Tâm” là bản thể, tất cả mọi sự vật, hiện tượng cho đến sơn hà đại địa từ Tâm đó mà

sinh ra Cái Tâm ban đầu vốn tròn đầy, yên tĩnh, chưa xao động Bản thể của

Tâm được ví như mặt nước lặng trong, do gió thổi (vọng tâm sinh khởi) mà tạo ra sóng to, sóng nhỏ, bọt, bong bóng… Gió ngừng thổi thì sóng hết, bọt tan chúng lại trở về với mặt nước yên lặng Đó chính là bản thể của nó Vậy

Tâm là cái bất biến, có sẵn, không thay đổi Những biểu hiện biến đổi của tâm

là do có tác động từ bên ngoài, có sự tiếp xúc của “lục căn” (cơ quan cảm giác chủ quan) với “lục trần” (thế giới khách quan) làm xuất hiện tâm với tính cách

là ý thức chủ quan làm tâm xao động, chạy theo cái ảo, giả mà sinh ra “tham”,

“sân”, “si” là quá trình tạo nghiệp, tạo nhân, dễ làm che mờ bản chất, làm con người đi vào vòng luân hồi không dứt Nhưng khi vượt qua được điều đó, khi con người được giải thoát, có được trí tuệ bát nhã để phá tan vô minh, khi cái tâm ý thức không còn bị tác động và chi phối bởi các yếu tố khách quan

thì vạn vật lại trở về chính nó - cái Tâm ban đầu, thanh tịnh, yên tĩnh, trong

trẻo, là khởi nguồn của tồn tại Như vậy, thế giới hiện tượng (vạn tượng) đều

từ bản thể (chân tâm, chân như) mà ra Cái chân như đó là pháp chân thật,

không hình không tướng, lúc nào cũng vậy, bất biến Tức là, thế giới vật chất

cụ thể do nhân duyên tạo thành chỉ là hư ảo, cái bản thể không hình tướng mới là chân thực duy nhất Như vậy, cái bản thể, cái chân như đó ở trong thế giới trần tục, lẫn với bụi đời (cửu hỗn phàm trần) chứ không phải ở sự tồn tại

bí ẩn nào Người giác ngộ sẽ thấy ra điều đó còn người trần tục lại tưởng Bồ

đề ở rất xa xôi Khi giác ngộ thì bản thể thần diệu đó vốn là hư không, nhưng vẫn biểu hiện ra muôn hình vạn trạng để nhận dạng ra nó

Thiền tông, một trong những trường phái thiền riêng có ở Trung quốc

đã thể hiện nhiều tư tưởng triết học sâu sắc, đặc biệt là quan niệm về bản thể Theo quan niệm “Không luận”, Thiền tông cho rằng thế giới vật chất và ý thức vốn dĩ là rỗng không, nhưng sở dĩ là “có” là do “vô minh” Đến một lúc nào đó, cái trí tuệ siêu việt ( bát nhã) chợt đến, phá tan “vô minh” thì thế giới

Trang 28

hiện hữu tan biến, thế là giải thoát thành phật Thiền tông quan niệm rằng con người sở dĩ cứ phải luân hồi trong “bể khổ” là do cái “tâm vô minh” gây nên Một trong những quan niệm điển hình của Phật giáo khi đề cập đến vấn đề

bản thể luận là khái niệm “Không”: “Không của nhà phật có hai cấp độ hay

hai khía cạnh chính Một khía cạnh chỉ bản thể, bản nguyên, khởi nguyên của

vũ trụ Khía cạnh thứ hai để chỉ sự rỗi rãi trong thế giới hiện tượng, “không”

đi với “sắc” [13, tr 175] Theo cách hiểu thứ hai về từ “không” thì nó không phải là không tồn tại, trống không, không có gì, không phải là phủ định sự tồn tại, hiện hữu “Không” ở đây gắn với cái tương đối, “không” là có nhưng không thật, không nằm trong thế giới hiện tượng Là “không” nhưng không thật là không nên thực là có Có nhưng không thật có nên lại là không Đây là cái “không” đã vượt lên mọi đối đãi, mâu thuẫn, nó không gắn với bất cứ cái

gì, bất cứ ai, ở đâu, lúc nào Nó tồn tại như nhiên, như thế là như thế, không sinh không diệt, không đến không đi Trong quan hệ với “sắc”, nếu “không”

là cái bắt đầu của mọi tính, đó là bản tính vũ trụ, là chân như pháp tính” hoặc

“phật tính”, nói tắt là “như” hay “chân như”, nó là cái độc lập tự tại, không do

ai sinh ra thì “sắc” được hiểu như là hiện tượng bộc lộ ra và tồn tại không thể tách rời “không” (bản thể) “Sắc” còn được hiểu là vật chất đối lập với

“không” là tâm, là tinh thần Theo tư tưởng Bát Nhã thì sắc tức là không, không tức là sắc, sắc chẳng khác không; không chẳng khác gì sắc Trong sắc

có không, trong không có sắc Kinh Phật thường có cụm từ sắc sắc không không để nói về sự vô thường của đời sống

Từ quan niệm “không” đó, Phật giáo đưa ra khái niệm “Pháp” Nói đến

pháp là để nói đến lý thuyết chỉ ra các dạng tồn tại của thế giới – các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất “Pháp” được hiểu là mỗi sự vật, mỗi hiện tượng hiện hữu từ nhỏ như hạt bụi đến lớn như hành tinh của chúng ta đang ở cũng là một pháp, cho đến những cái không có trong thực tế nhưng người ta

có khái niệm như lông rùa, sừng thỏ cũng được gọi là một pháp Như thế, thế giới tồn tại “hằng hà sa số” các pháp Thế giới vật chất, các sự vật, hiện

Trang 29

tượng trong vũ trụ tức “vạn pháp” được sinh ra từ bản thể chân như, hay

“không” đó Nó cũng chính là “thực tướng” của thế giới “vạn pháp” Các pháp có sinh, có diệt, còn, mất nhưng bản thể, tức thực tướng là bất biến, không sinh, không diệt, nó được ví như nước, còn vạn pháp là sóng Như vậy,

“Thực tướng” là tướng chân thật của các pháp Nó vô tướng, nó cùng với giả tướng tạo thành cặp phạm trù đối đãi “Pháp” có nhiều loại, Pháp hữu vi: đó

là những sự vật, hiện tượng mà con người có thể cảm giác và nhận thức được; Pháp vô vi: đó những cái mà không thể cảm giác và nhận thức được; Pháp hữu tình, pháp vô tình; pháp thiện, pháp ác

Phật giáo còn đưa ra quan niệm “Nhân duyên” như là một yếu tố cấu

thành nên tồn tại Theo quan niệm của phật giáo, tất cả các sự vật, hiện tượng

tồn tại trong vũ trụ từ cái vô cùng nhỏ đến cái vô cùng lớn đều không thoát

khỏi sự chi phối của luật nhân duyên Nhân duyên là những điều kiện cần

thiết để phát triển “Nhân” (hetu) là hạt giống nhờ có cái duyên (pratitya) là những điều kiện cần và đủ để cho hạt giống phát triển, ví dụ như: đất, nước, ánh sáng…mới sinh ra được thành quả (phala) Quả lại do cái duyên mà thành

ra nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà thành ra quả mới cứ thế nối tiếp nhau vô cùng, vô tận mà thế giới, vạn vật, muôn loài cứ sinh sinh, hoá hoá mãi Đạo Phật có mười hai nhân duyên là mười hai điểm mấu chốt để tạo thành con người: vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc… Vậy nhân duyên là dùng để chỉ quy luật chi phối sự vận động, biến đổi của vạn pháp: nhân là mầm tạo quả (nhân quả), duyên là điều kiện tác động, theo đó, các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, thế giới đều do nhân duyên mà thành Nhân duyên hội đủ, sự vật sinh (sắc - rupa), nhân duyên không còn, sự vật diệt (không - sunnata)

1.2.2 Tư tưởng “Vô ngã”, “Vô thường”

Tư tưởng về bản thể luận của triết học Phật giáo được thể hiện rõ nhất qua các tư tưởng : “vô ngã” và “ vô thường”

Trang 30

Phật dạy vạn vật chuyển biến không ngừng trong từng satna (từng giây, từng phút Thậm chí chỉ bằng cái nháy mắt) Từ con người cho đến vũ trụ vạn vật đều vận hành theo quy luật: thành, trụ, hoại, không (hoặc sinh, trụ dị, diệt) được ví như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông hay sinh, già, bệnh, chết Trong bốn thời kỳ đó, thời kỳ Trụ lại là hết sức ngắn ngủi, chỉ bằng một satna Tức là mọi hiện tượng đang tồn tại thực tế trước mắt không phải là cố định

mà ở trên một dòng biến đổi thường xuyên, vĩnh viễn vô thủy, vô chung: “nên biết tất cả các hành là vô thường, biến dịch, hư hoại, không đáng nương tựa Phàm là các pháp hữu vi thì thật đáng nhàm chán Phải cầu đạo giải thoát hầu thoát khỏi thế gian này” [30, tr 437] Đó là sự vô thường (anitya) của tất cả những gì hiện hữu Quan niệm vô thường còn được các nhà tu hành dùng để soi vào sự thay đổi thân xác con người Ví dụ như Trần Thái Tông, ông quan niệm thân xác con người là một cái gì đó rất tạm thời và nằm trong vòng sinh diệt luân hồi Từ đó mà tinh tiến tu hành không để thời gian đi qua mất một cách lãng phí, Bậc cổ đức có nói : “Quý tấc bóng hơn thước ngọc” Kinh Phật cũng thường có cụm từ “sắc sắc không không” để nói lên sự vô thường của

đời sống Vì thế gian vô thường nên mọi vật đều vô tự tính (không có tự tính hay là không có bản thể riêng) Đó chính là sự vô ngã (anatman) ở con người

Phủ nhận Atman và thuyết linh hồn vĩnh cửu của Upanishad, Phật giáo cho rằng không có một cái ngã thường hằng, bất biến ở con người và vạn vật trong vũ trụ Cuộc sống như một dòng thác đổ, chảy mau và trôi xa, không phút nào ngừng chảy Trong dòng chảy của đời sống, con người chỉ là tập hợp của ngũ uẩn thập nhị sứ, thập bát giới tạo thành cái ngã giả tạm với hai phần: thân và tâm Thân là sự kết hợp của tứ đại (địa, thuỷ, hoả, phong) Tâm là sự phối hợp của sáu căn tiếp xúc với sáu trần và sáu thức phân biệt được chia thành bốn loại: thọ, tưởng, hành, thức Các yếu tố đó kết hợp, luân chuyển cho nhau mà tạo thành Khi nhân duyên đầy đủ thì hợp thành, khi nhân duyên hết thì tan rã “Tòng nhân duyên nhi sinh, tòng nhân duyên nhi diệt” Vì nó không có thực thể, nên không có cái gì là cái tôi, là ta cả Do nhân duyên tạo

Trang 31

thành nên vô ngã Nói cách khác sự tồn tại của thân xác không phải là cái bản thể đích thực của ta, nó vừa là nhất thời xét về mặt thời gian, đồng thời là sự kết hợp giả tạm của nhiều yếu tố mà tạo thành, nên thân người ta vô ngã Trong kinh Tăng nhất A hàm, cuộc đối thoại giữa vua Menandre (Di lan na)

và Nagasena ( Na tiên) đã thể hiện rõ triết lý vô ngã của Phật giáo Nhà vua chỉ vào từng bộ phận trên cơ thể Nagasena mà hỏi rằng, những cái đó có phải

là Nagasena không, Nagasena đều lắc đầu và hỏi lại vua rằng, từng bộ phận của cái xe có được gọi là cái xe không, vua cũng khẳng định là không Từ ví

dụ đó, Phật Thích ca giảng giải: sự hợp lại của một cái đầu, một cái mặt, hai mắt, hai tai, tiếng nói, hơi thở, khổ lạc, thiện ác được gọi là một người, một

hữu thể Tuy nhiên, cái được gọi là hữu thể đó cũng chỉ là giả tạm, giống như

cái lều chỉ là giả hợp của tranh, tre, nứa, lá, bùn đất; cái xe chỉ là giả hợp của bánh, càng, gọng, nan hoa Tách từng bộ phận đó ra thì không còn lều hay xe nữa

Chính từ quan điểm bản thể luận này mà những tư tưởng căn bản của Phật giáo mới hướng tới việc lý giải nỗi khổ của đời người và tìm cách giải thoát con người khỏi nỗi khổ trong thuyết “Tứ diệu đế” Vì thế gian là vô thường, con người là vô ngã, nhưng do mê lầm, khao khát một sự thường hằng nên con người cố giữ những mong manh, ảo giác, cố tìm mọi cách thoả mãn những dục vọng tầm thường Đau khổ nảy sinh từ mâu thuẫn của lòng khát khao về cái vô hạn, trường cửu, trong khi đời người là hữu hạn, phù du

Về điểm này, Wapola Rahula viết: “Chỉ duy nhất có Phật giáo trong lịch sử tư tưởng loài người là đứng lên phủ nhận sự tồn tại của một cái ngã Theo lời Phật giảng, ý tưởng về cái ngã là một tín ngưỡng sai lầm và tưởng tượng, không hề phù hợp chút nào với hiện thực và đó là nguyên nhân gây ra những

ý nghĩ nguy hiểm về “cái tôi” và “của tôi”, những ham muốn vị kỷ và vô độ, ràng buộc, căm ghét, ác tâm, những ý niệm kiêu căng và xú ố, dơ bẩn và những vấn đề khác Nó là nguồn gốc rối loạn của thế giới ” [39, tr 108]

Trang 32

Các quan niệm của triết học Phật giáo Việt nam, trên cơ sở kế thừa những tư tưởng bản thể của triết học phật giáo nguyên thuỷ, đồng thời cũng đưa ra nhiều quan điểm thể hiện những đặc thù trong tư tưởng của Phật giáo Việt Nam

Một trong những dòng tư tưởng xuất hiện ở Việt nam và đưa ra những quan điểm về bản thể luận tương đối sâu sắc theo quan điểm của Phật giáo là phái thiền Tì Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông thời Bắc thuộc Phái thiền Tì

Ni Đa Lưu Chi là trường phái theo quan điểm giữ vững sự định tâm để cho trí tuệ bát nhã vốn có trong mỗi người xuất hiện, đưa con người từ sự mê lầm do

vô minh đến bờ bến giác, giúp con người nhìn ra thực tướng của vạn pháp Là dòng thiền chứa đựng yếu tố của mật giáo nhưng đời sống tu hành lại mang đậm màu sắc Ấn Độ nên ở giai đoạn đầu phái thiền này cũng chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ Tì Ni Đa Lưu Chi quan niệm bản thể là tâm phật được trao truyền (ấn) cho các đệ tử (tâm ấn) Tuy nhiên, cần hiểu “ấn” ở đây không phải là ấn cái tâm phật (tâm giác ngộ) từ người thầy sang người trò Mỗi người đều có mầm giác ngộ (Phật tính) vấn đề là kiến (tức phát hiện, khai mở, hoà nhập với nó) sau khi đã diệt được vô minh, tam độc Như vậy, tâm ấn thực ra không phải là tâm ấn mà mới chính là tâm ấn Khi tâm mình đã đạt đến tâm phật tức là đắc pháp hay giác ngộ Và người thầy khi thấy căn cơ của trò đã chín muồi bèn khai mở chứ không phải là ấn Đó mới chính là bản thể Bản thể này chân thật (không lừa dối), có ở khắp nơi (tràn đầy thái hư)

Đó là “như như” (không thiếu, không thừa, không đi không lại, không tới không lui, không được không mất, bất sinh bất diệt, chẳng thường chẳng đoạn) như thế là như thế, không thể dùng ngôn ngữ, văn tự, thanh sắc mà mô

tả được Thân con người còn có sinh tử, đó là pháp sinh diệt nhưng cái bản thể chân tâm đó thì không mất cùng thể xác mà trường tồn trong sự bất diệt của yếu tố khởi nguyên của tất cả Nó là pháp tính Bản thể này là pháp vô pháp, vượt trên sự đối đãi nhị nguyên, nó phi hữu, phi không (pháp vốn như

vô pháp, không có cũng không không) Thực ra, với cách quan niệm như vậy,

Trang 33

thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi đã thiên về cảm nhận trực giác về tồn tại và các biến thể của nó mà chưa đưa ra được những lý giải sâu xa cho sự tồn tại đích thực của thế giới bằng sự hiểu biết lý tính

Dòng thiền Vô Ngôn Thông thời Bắc thuộc đã có những kiến giải sâu sắc hơn trong quan niệm về bản thể luận so với phái thiền Tì Ni Đa Lưu Chi

Bị ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng phật giáo Trung quốc nên tinh thần nhập thế của trường phái này được thể hiện rất tích cực Quan niệm về bản thể của họ gắn liền với quan điểm pháp thân, Phật tính nhưng được triển khai sâu sắc hơn ở vấn đề kiến tính và đốn ngộ Bản thể là pháp thân, vốn không có hình tướng Pháp thân này ứng hoá thành phật có mặt ở mọi nơi vượt lên mọi đối đãi, vô thực vô hư khi đã giác ngộ (tức hội đắc được chân như) thì tâm thoát khỏi phiền não, trong sạch, thanh tịnh Khi đó chân như, pháp thân là một Con người sẽ thấy trước sau không có vật gì cả hết thẩy đều là hư vô Sự phát triển tư tưởng của thiền phái Vô Ngôn Thông đến đây cho thấy quan niệm về bản thể của họ còn được coi là hư không Nó là không mà lại là chỗ dựa cho tất cả bởi khi giác ngộ thì Phật ở khắp mọi nơi Thế giới hiện tượng, vạn pháp ( nhất thiết chư pháp) thực ra đều do tâm sinh ra Các pháp đó bề ngoài hình như đều có thật, là tồn tại nhưng vì dựa vào tâm mà tồn tại nên tồn tại không thật, vì thế nó chỉ là ảo ảnh, giả tạm Nếu gạt bỏ một vài yếu tố duy tâm thì đây là một trong những tư tưởng vô cùng biện chứng được thể hiện trong tư tưởng triết học phật giáo việt nam khi đưa ra sự giải thích trong vô lường biến hoá của thế giới bắt đầu từ sự tĩnh lặng đến vô biên của bản thể xuất phát Cái thực có mà không, không mà có đó dường như mới là sự vận động đến tận cùng của cặp phạm trù khả năng và hiện thực trong triết học dưới con mắt nhìn của Phật giáo

Trường phái triết học Trần Thái Tông ra đời trong bối cảnh bắt đầu giai đoạn hưng thịnh của thời Trần với những bước phát triển mạnh mẽ trong kinh

tế và ổn định đất nước nên nhu cầu về sự thu phục tư tưởng, tinh thần nhằm xoá bỏ những ảnh hưởng của các tư tưởng trước đó và dựng nên một hệ tư

Trang 34

tưởng mới được đặt ra cấp bách Kế thừa và phát triển những tư tưởng của các

thiền phái trước, Trần Thái Tông đưa ra khái niệm “Không” cũng như hàng

loạt các khái niệm có tính chất bản thể như: “tính”, “pháp tính”, “chân tính”,

“tâm”, “phật”, “chân tâm”, “như như”, “ hư”, “bát nhã thiện căn”, “bản lai diện mục” Cũng giống như quan điểm “không” của Phật giáo Ấn Độ, các khái niệm trên đều dùng để chỉ cái bản thể không thể cảm nhận bằng trực quan, không thể diễn đạt bằng lời, nhưng là cội nguồn, nguyên khởi của mọi thứ Đứng trên lập trường duy tâm, ông quan niệm sự tĩnh lặng hay biến động của tâm là nguồn gốc của sự biến đổi và sinh thành thế giới Nếu tâm vô minh, vọng động thì thế giới hiện tượng xuất hiện Khi tâm trở lại trạng thái tĩnh lặng, hư không thì mọi tồn tại đều biến mất Tuy nhiên, về mặt khái niệm, chữ “ Tâm” của nhà Phật có ý nghĩa rất rộng mà khái niệm “ý thức” hay “tinh thần” chỉ là một bộ phận của nó

Tuệ Trung Thượng sĩ được coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm “bản thể” Theo ông, bản thể là cái chất ban đầu, cội nguồn, gốc rễ căn bản nhất của sự vật Không tịnh là thuộc tính của bản thể và cũng chính là bản thể, nó

là cái sâu thẳm trong sự vật không thể nhận ra, còn cái mà ta nhận thức được chỉ là tướng và dụng của nó (giống như quan niệm của Đạo gia)

Triết học thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với các nhà tư tưởng tiêu biểu như Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Tam tổ Huyền Quang lại quan niệm “bản” hay “gốc” chính là lòng trong sạch (Bụt), là tính sáng (giác tính), là bản tính (quan niệm của Trần Nhân Tông) Cái đó : “ban đầu vốn có ở mỗi người, nhưng trong cuộc sống, do tham, sân, si và vô minh nên mọi người hoặc làm cho nó lu mờ, hoặc đánh mất ( khuây bản) bởi vậy, vấn đề là phải trở về với cội nguồn, trở về với gốc , rửa hết trần duyên” [13, tr 229] Với bản tính sâu trầm và chân tâm trong lặng như thế để đạt tới cội nguồn của nó con người phải diệt nghiệp, tạo tâm thì sẽ thành Phật Theo cách hiểu như vậy, bản thể còn là chân tính (theo quan niệm của Pháp Loa) Nó là cái kiến chân thực (thực kiến) không bao giờ thay đổi bởi nó đã nhìn đến tận cùng thực tướng

Trang 35

của hiện hữu Để đạt tới trạng thái này con người phải tịnh giới, tức là: “làm cho tâm yên, cảnh lặng, lục căn không vì thức mà hướng ra ngoài, thức không

bị cảnh níu kéo mà hướng vào trong, căn trần tự tại, dừng nhưng không phải bất động” [13, tr 258], rồi từ đó tiến tới định tâm (điều cốt yếu của phép thiền định), phải kìm được tâm vượn, ý mã thì mới đạt tới trạng thái tuệ, khi con người có trí tuệ viên mãn, chiếu rọi muôn phương, làm cho muôn vật hiện ra sáng tỏ từ cái tâm của mình

Như vậy, quan niệm về bản thể luận trong triết học phật giáo nói chung

và các nhà tư tưởng Việt nam nói riêng, thiên nhiều về cách lý giải bản nguyên tồn tại của thế giới trên lập trường duy tâm Nhưng vượt ra khỏi sự hạn chế về mặt nhận thức đó, những đoán định của họ về một thế giới vận động không ngừng nghỉ, về tính muôn vẻ của thế giới dường như phải có nguồn gốc thống nhất từ một bản thể là những tư tưởng triết học sâu sắc và thâm thuý, vượt khỏi tầm kiểm soát của trực quan và thực chứng làm nên nét biện chứng đặc sắc trong tư duy triết học của người Phương Đông

1.3 Khái quát về kinh Viên Giác

Kinh Viên Giác thuộc hệ tư tưởng liễu nghĩa Đại thừa Tên đầy đủ của kinh là : Đại phương quảng viên giác tu-đa-la-liễu nghĩa Bộ kinh có nguồn gốc từ tiếng Phạn, khi truyền sang Trung quốc được dịch ra chữ Hán Khi vào Việt nam, kinh viên giác cũng đã được dịch ra tiếng việt Kinh Viên giác được chú giải rất nhiều Về hình thức, kinh Viên giác có chỗ gom thành một quyển,

có chỗ chia ra hai quyển, gồm 12 chương mục Mỗi chương có một vị bồ tát đại diện đứng ra thưa hỏi và được Phật trả lời, hướng dẫn tu

1.3.1 Bối cảnh Phật nói Kinh Viên Giác

Kinh Viên Giác đức Phật giảng trong cảnh giới của tự tính “Thần thông Đại Quang Minh Tạng”, nghĩa là cảnh giới bản tính tự tâm tròn đầy của mọi người, nó cũng là thức thứ 8 (A lại gia thức) chuyển thành cảnh giới Đại Quang Minh của Đại Viên Kính Trí Cái “Quang” này là cái quang thường tịch, cái quang không có tướng, vĩnh viễn thanh tịnh

Trang 36

Nếu như chúng sinh nhất niệm thanh tịnh thì cũng thể nhập vào cảnh giới thần thông Đại Quang Minh Tạng này được Cảnh giới này vốn sẵn có trong mỗi người từ vô thủy cho đến nay Không những nó có trong loài người

mà còn có cả trong các loài vật nhỏ bé nhất cũng đều có cảnh giới đó

Chúng sinh không đạt đến được cảnh giới thanh tịnh quang minh vì chúng sinh còn ở trong vòng hắc ám của vô minh, tán loạn, vọng tưởng, không thấy và không tự giác ngộ được tự tính của mình nên không có được thanh tịnh

Muốn đạt tới cảnh giới Quang Minh Thanh tịnh đó, hành giả phải khởi phát tâm thanh tịnh (thanh tịnh giác địa) Trước hết phải tu tập cho “Thân”,

“Tâm” tịch diệt mới có thể tiến nhập vào cảnh giới thần thông Đại Quang Minh Tạng, tức là đạt được “bình đẳng bản tế” Đức Phật chủ trương hết thảy chúng sinh đều bình đẳng, không kể là người có địa vị hay không có địa vị, người có tiền của hay không, người tàn tật hay người lành lặn, thậm chí chó, mèo, trâu, lợn cũng đều bình đẳng như nhau

Bồ Tát Quán Thế Âm thành Phật từ lâu nhưng lại tái hiện làm Bồ Tát

để cứu độ chúng sinh Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là bậc thầy của bẩy vị Phật, Ngài thành Phật từ muôn kiếp trước, nhưng Ngài hóa thân làm Bồ tát để giúp

đỡ học trò giáo hóa chúng sinh Tóm lại, bất luận là quá khứ Phật, hiện tại

Phật hay vị lai Phật khi tu tập đạt đến thân tâm tịch diệt, thanh tịnh giác địa,

nhất niệm Viên Giác thì đều bình đẳng, không có chuyện so sánh hơn kém,

không phân biệt người này thành Phật từ muôn ức kiếp còn người kia mới thành… Khi hành giả đạt được thân tâm tịch diệt thì cũng bình đẳng với Phật Thích Ca, Phật A Di Đà Cái bình đẳng đó thuộc về bản thể, là tự tính thanh tịnh của hết thảy chúng sinh Không nơi nào là không thanh tịnh, không chỗ nào là không viên mãn Không sinh, không diệt, không tăng, không giảm, không bẩn, không sạch, sung mãn thập phương Đó là cảnh giới “Bất nhị tùy thuận” tức là “Nhất chân pháp giới” Đó cũng là cảnh giới Viên Giác Nơi thuần khiết thanh tịnh có Phật, nơi dơ bẩn cũng có Phật, trên cõi Cực Lạc có

Trang 37

Phật, ở địa ngục khổ đau cũng có Phật Trong tâm người thiện và kẻ ác cũng

đều có Phật Bản tính của hết thảy chúng sinh là bình đẳng với nhau gọi là Bất

nhị pháp môn Xuất thế là Viên Giác, nhập thế cũng là Viên Giác, thành Phật

là Viên Giác, chúng sinh cũng là Viên Giác, không nơi nào là không Viên Giác Tu tập đạt đến cảnh giới này không còn mê lầm, không còn tán loạn, thanh tịnh nhất tâm,mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe, vẫn tiếp xúc với người, với cảnh mà tâm không chạy theo người, theo cảnh, bất kỳ đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, im lặng lúc nào cũng sống trong chính định, đó là Như Lai thiền, là Thanh tịnh pháp thân Đó là bối cảnh đức Phật nói kinh Viên Giác trong

“Chính định đại Quang Minh Tạng” chỉ có những người tùy thuận cảnh giới

bất nhị đó mới tiếp thu và thành tựu được Viên Giác diệu tâm

Kinh Viên giác có rất nhiều tên Sau khi nghe giảng, Hiền Thiện Thử Bồ-tát hỏi Đức Phật về tên của bộ kinh này, Đức Phật trả lời: “Bộ kinh này tên là “Đại phương quảng viên giác Đà-la-ni” Còn có tên là “Tu-đa-la liễu nghĩa”, “Bí cương tam-muội”, “Như Lai quyết định cảnh giới”, “Như Lai tạng

tự tính sai biệt” [3, tr 695]

Tên “Đại phương quảng viên giác Đà-na-li có nghĩa: “Đại” là quảng đại, rộng lớn, vĩ đại “Phương” là khắp cả mười phương, không có nơi nào là không tới “Quảng” là rộng lớn vô biên Chúng ta học Phật, kỳ thực, cảnh giới Phật là đại phương quảng, vì vậy những người học Phật chúng ta là phải từ các phương diện làm người, tâm lý, tư tưởng đều phải đi theo con đường này Lòng dạ phải quảng đại, nhân phẩm phải quảng đại, tư tưởng phải quảng đại

“Đa-la-ni” có nghĩa tổng cương là tổng cương của hết thảy Phật pháp

Tên Tu-đa-la có nghĩa là kinh tạng Kinh tạng chia làm hai loại : Liễu nghĩa kinh và bất liễu nghĩa kinh Bộ kinh này là kinh tạng liễu nghĩa triệt để

Tên “Bí mật tam vương muội” có nghĩa là nói một cách rõ ràng cho bạn tức là Phật Nhưng bạn không hiểu thì đó là điều bí mật Đạo là ở ngay trong chính bạn Nhưng bạn tìm không ra, bạn không có cách nào đều thành tựu Đó

là điều đại bí mật lớn nhất (vô thượng đại bí mật) Điều bí mật ở đây không

Trang 38

phải là niệm câu chú bí mật, tay kết ấn quyết, sau đó xoa đầu vẩy nước, truyền pháp môn cho bạn Điều bí mật nói ở đây không phải là điều bí mật bình thường, mà là “bí mật vương”, tức là bí mật của bí mật, trực tiếp nói với bạn cái gì là Phật? Tâm tức là Phật Tìm ra cái tâm bằng cách nào? Tu trì như thế nào? Bộ kinh này đã nói với chúng ta tất cả những vấn đề đó

Tên “Như Lai quyết định cảnh giới” có nghĩa là : hiểu được pháp môn viên giác này, quyết định thành Phật, thì từ đó là tính tất nhiên, tính tuyệt đối, không còn nghi ngờ gì nữa hết

Tên “Như Lai tạng tự tính sai biệt” có nghĩa là :nhân tính tức là Phật tính Giác ngộ được nhân tính thì là Phật, nhân tính biến thành Phật tính Phật tính gọi bằng một từ khác là “Như Lai tạng” Như Lai tạng là tự tính của hết thảy chúng sinh Nếu không ngộ, không hiểu thì cho rằng là có sai biệt Một sớm ngộ rồi thì không có sai biệt gì nữa

Bởi vì chỉ có một tên gọi thì không có cách gì có thể chứa đựng được hết nội dung của bộ kinh này, vì vậy phải có mấy tên gọi [3, tr 95 – 97]

Viên giác có nghĩa là: “Viên” tức là viên mãn tròn đầy, không một

chút khuyết thiếu, không phải là sứt mẻ, mà là viên dung vô ngại, không có

cái gì lọt ra ngoài được (sâm lậu) “Viên” còn có nghĩa không thời nào không

tồn tại, không có nơi nào không có mặt Dù ở bất cứ thời gian, không gian nào cũng có thể thành Phật Tùy thời cảnh mà luôn luôn tròn đầy giác tính (tức

tính giác ngộ sẵn có) tùy thời, tùy cảnh mà ngộ đạo Vậy “giác” là có đầy đủ

giác tính cũng là Phật tính Đó là ý tứ của Phật

Thuộc tính của Viên Giác là Viên Chiếu, biến chiếu (Tỏa đầy chiếu khắp) chứ không phải “Thiên chiếu” (dọi chiếu có lúc có nơi)

Từ tính Viên Giác này mà lưu xuất ra các pháp Nhƣ thanh tịnh: Chân

như, Bồ Đề, Niết Bàn và Ba La Mật Vậy chân như là cái gì? Chân như là đạo thể, là thể của chân tâm Thiền tông gọi là “Minh tâm kiến tính” tứclà nói đến

sự “nhìn thấy”, hiểu được Đạo thể Chân như đó Trong luận “Đại thừa khởi

Trang 39

tín” Bồ Tát Mã Minh đã giảng về môn “Chân như” và môn “Vọng tưởng” Phiền não vọng tưởng chính là nguồn gốc căn bản khiến cho hết thẩy chúng sinh tạo nghiệp Khi nào hết phiền não vọng tưởng, sẽ chứng được chân như,

tức là thành Phật Chân nhƣ, tức là “chân thực” như thường

Về văn bản: Bộ kinh này, theo sách Tống Cao Tăng truyện tập thứ 2 có

ghi: Ngài Phật Đà Đa La, tiếng Trung Hoa gọi là Giác Ngộ Cứu Thế, Ngài là người nước Kế Tân, Bắc Ấn Độ đưa kinh Phật vào hoằng dương ở Trung Quốc, Ngài đến Lạc Dương ở tại chùa Bạch Mã và phiên dịch với tên kinh:

“Đại Phương Quảng Viên Giác Liễu Nghĩa” Ở Trung Quốc kinh Viên Giác được các nhà Phật học sớ giải, chú thích, trước thuật, biên soạn gồm các tên:

- Ở Đời Đường:

+ Viên Giác Kinh Lược Sớ, do Ngài Tông Mật Sớ chia thành 4 quyển + Viên Giác Kinh Đại Sớ, Sớ Sao Cũng do Ngài Tông Mật Sớ Sao chia thành 3 quyển

Trang 40

+ Viên Giác Kinh Liên Châu, do Ngài Tịnh Định trước thuật 1 quyển + Viên Giác Kinh Tịnh Nghĩa Sớ, do Ngài Thông Lý trước thuật phân thành 4 quyển

+ Viên Giác Kinh Giải Nghĩa, do Ngài Đế Nhàn diễn giải phân thành 2 quyển

Tại Việt Nam cũng có nhiều bản dịch từ Hán văn ra Việt văn: Như kinh

Viên Giác, Hòa Thượng Trí Hải, Viên Giác Giảng Giải của Hòa Thượng Thanh

Từ, T.T Giải ngạn Viên Giác Trực Chỉ của Hòa Thượng Từ Thông Kinh viên

giác luận giải của Nghiêm Hoài Cẩn v.v…

1.3.2 Bố cục và nội dung cơ bản của Kinh Viên Giác

- Bố cục

Bộ kinh Viên Giác, Đức Phật thuyết cho 10 vạn vị Bồ Tát và quyến thuộc của họ cùng nghe Tất cả đều trong một cảnh giới Tam Muội, cảnh giới Thần Thông Đại Quang Minh Tạng Tam Muội, cùng trụ trong pháp hội bình đẳng của Như Lai Đại Bồ Tát và Tiểu Bồ Tát đều nhất loạt bình đẳng không còn có ngã tướng, bình đẳng nhất như, cùng trong một cảnh giới bất nhị

Kinh Viên giác ghi lại lời thuyết giảng của đức thế tôn cho các vị Bồ Tát, nên cuốn Kinh được bố cục theo pháp danh của 12 vị Bồ Tát đã trực tiếp vấn đáp đức thế tôn về vấn đề tu chứng

Sự sắp xếp thứ tự của 12 vị Bồ Tát được nêu trong kinh Viên Giác đã nói lên sự sâu sắc trong triết lý tu hành của pháp tu tập của đại thừa Vị thứ nhất là

Ngày đăng: 23/03/2015, 17:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. John Bowker (2003), Các tôn giáo trên thế giới, Nguyễn Đức Tư dịch, Nxb. Văn Hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tôn giáo trên thế giới
Tác giả: John Bowker
Nhà XB: Nxb. Văn Hóa Thông tin
Năm: 2003
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinhkhông thuộc chuyên ngành triết học), Nxb.Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb. Lý luận Chính trị
Năm: 2006
3. Ngiêm Hoài Cẩn (2000), Kinh Viên Giác luận giải, Mai Xuân Hải và Lương Gia Tĩnh dịch, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh Viên Giác luận giải
Tác giả: Ngiêm Hoài Cẩn
Nhà XB: Nxb. Tôn giáo
Năm: 2000
4. Doãn Chính (chủ biên) (2009), Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc
Tác giả: Doãn Chính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Lý luận Chính trị
Năm: 2009
5. Đoàn Trung Còn (2001), Lịch sử nhà Phật, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử nhà Phật
Tác giả: Đoàn Trung Còn
Nhà XB: Nxb. Tôn giáo
Năm: 2001
6. Đoàn Trung Còn (2003), Triết lý nhà Phật, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý nhà Phật
Tác giả: Đoàn Trung Còn
Nhà XB: Nxb. Tôn giáo
Năm: 2003
7. Lê Quý Đôn (2006), Vân đài loại ngữ, Trần Văn Giáp biên dịch và khảo thích, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vân đài loại ngữ
Tác giả: Lê Quý Đôn
Nhà XB: Nxb. Văn hoá - Thông tin
Năm: 2006
9. Đỗ Hương Giang (2010), Vấn đề bản thể luận trong triết học Phật giáo thời Trần, tạp chí Triết học, (số 7), tr. 80- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Tác giả: Đỗ Hương Giang
Năm: 2010
10. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (1990), Thiền uyển tập anh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiền uyển tập anh
Tác giả: Giáo Hội Phật giáo Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 1990
11. Mai Thanh Hải (2002), Từ điển tôn giáo, Nxb. Từ điển Bách Khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tôn giáo
Tác giả: Mai Thanh Hải
Nhà XB: Nxb. Từ điển Bách Khoa
Năm: 2002
12. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáoViệt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học Phật giáoViệt Nam
Tác giả: Nguyễn Hùng Hậu
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 2002
13. Nguyễn Hùng Hậu (2010), Đại cương lịch sử triết học Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử triết học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hùng Hậu
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
14. Nguyễn Chí Hiếu (2007), Bản thể luân và cách tiếp cận bản thể luận trong triết học phương Tây, Tạp chí Triết học, (số 6), tr. 33- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Tác giả: Nguyễn Chí Hiếu
Năm: 2007
15. Nguyễn Chí Hiếu (2010), Vấn đề bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, LATS Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bản thể luận trong triết học duy tâm cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX
Tác giả: Nguyễn Chí Hiếu
Năm: 2010
16. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Phật giáo Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: Nxb. Hội nhà văn
Năm: 1999
17. Hội đồng lý luận Trung ương (2002), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác - Lênin
Tác giả: Hội đồng lý luận Trung ương
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
18. Đỗ Minh Hợp (2000) Vấn đề bản thể luận trong một số trào lưu triết học Phương Tây hiện đại, LATS Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bản thể luận trong một số trào lưu triết học Phương Tây hiện đại
19. Thích Thông Huệ (2006), Kinh Viên Giác: Luận giảng, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh Viên Giác: Luận giảng
Tác giả: Thích Thông Huệ
Nhà XB: Nxb. Tôn giáo
Năm: 2006
20. Thích Thanh Kiểm dịch và chú giải (1997), Kinh Viên Giác: Giáo án Trường cao cấp Phật học Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh Viên Giác: Giáo án Trường cao cấp Phật học Việt Nam
Tác giả: Thích Thanh Kiểm dịch và chú giải
Nhà XB: Nxb. Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1997
21. Thích Thanh Kiểm dịch và chú thích (2002) Kinh Viên Giác: Giáo án học viện phật giáo Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh Viên Giác: Giáo án học viện phật giáo Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Tôn giáo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w