Từ thuyết âm dương ngũ hành, học thuyết của Khổng Tử, Lão Tử… Tuy nhiên, trong các học thuyết ấy, không ai có thể chối cãi được rằng học thuyết Nho giáo, kể từ khi xuất hiện từ vài thế k
Trang 1MỞ ĐẦU
Nền văn minh cổ đại Trung Quốc là một trong những nền văn minh rộng lớn
và rực rỡ nhất thế giới Đã có biết bao hệ tư tưởng xuất hiện và tồn tại mãi cho đến ngày nay Từ thuyết âm dương ngũ hành, học thuyết của Khổng Tử, Lão Tử… Tuy nhiên, trong các học thuyết ấy, không ai có thể chối cãi được rằng học thuyết Nho giáo, kể từ khi xuất hiện từ vài thế kỷ trước Công nguyên cho đến thời nhà Hán, đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn giữ vị trí đó cho đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến Qua đó có thể khẳng định những giá trị tích cực đặc biệt và sức sống mạnh mẽ của Nho giáo
Từ những kiến thức được học, qua tìm hiểu, nghiên cứu lý luận và thực
tiễn, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài số 5: “Vấn đề bản thể luận trong Triết học Nho giáo Đóng góp và hạn chế của học thuyết này” để hiểu hơn về vấn đề bản
thể luận trong Triết học Nho giáo và những đóng góp, hạn chế của học thuyết này
NỘI DUNG
1 Khái quát chung về bản thể luận
Bản thể luận với tư cách là bộ phận căn bản nhất của siêu hình học đã ra đời cùng với siêu hình học và trải qua quá trình phát triển liên tục, gắn bó hữu
cơ với tiến trình lịch sử triết học Thuật ngữ bản thể luận có nguồn gốc từ tiếng
Hy Lạp, nó là sự kết hợp giữa hai từ on (όvv) – “cái thực tồn”, cái đang tồn tại
và logos (λόvγος) – lời lẽ, học thuyết, tạo thành “học thuyết về tồn tại” Khái quát
lại bản thể luận là là một bộ môn nghiên cứu các khái niệm về thực tại và bản chất của sự tồn tại
Có nhiều quan điểm khác nhau về tồn tại Pácmênít – nhà triết học Hy lạp
cổ đại, được coi là người đầu tiên đề cập đến khái niệm “tồn tại” khi đồng nhất
tư duy với tồn tại là một Arixtốt thì coi các phạm trù chính là nội dung của tồn tại Xôcrát lại cho rằng tồn tại không phải là giới tự nhiên Điểm xuất phát của tồn tại chỉ có trong ý thức, tư duy Đó là tồn tại – tự ý thức Với Platôn, từ học thuyết trọng tâm về ý niệm, ông cũng quy tồn tại là tổng thể những ý niệm về
Trang 2thế giới Sự tồn tại của các sự vật cảm tính chẳng qua chỉ là bản sao của ý niệm Chỉ có ý niệm mới là cái tồn tại đích thực
Thời trung cổ, các nhà triết học theo quan điểm nhà thờ đã mưu toan lợi dụng tư tưởng của Arixtốt về siêu hình học để xây dựng học thuyết về tồn tại nhằm chứng minh về mặt triết học cho các chân lý của tôn giáo Thời cận đại người ta bắt đầu hiểu bản thể luận là một bộ phận đặc biệt của siêu hình học, là học thuyết về cơ cấu siêu cảm giác, phi vật chất của tất cả những gì đang tồn tại
Đến triết học cổ điển Đức, họ cho rằng bản thể luận là không có nội dung
và lặp lại; đồng thời học đòi hỏi tạo ra một bản thể luận (siêu hình học) mới, hoàn thiện hơn, thay thế nó bằng triết học tiên nghiệm (Căng) hay bằng hệ thống chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm (Selinh) hay bằng logic học (Hêghen)
Triết học phương Tây hiện đại thế kỷ XX, phản ứng trước việc phổ biến những trào lưu duy tâm chủ quan (chủ nghĩa Căng mới; chủ nghĩa thực chứng)
có ý thức xây dựng một cách hiểu mới về Bản thể luận trên cơ sở duy tâm khách quan như quan niệm về bản thể luận tiên nghiệm của Huxéclơ; bản thể luận phê phán của Háctman; bản thể luận cơ bản của Heidegger; bản thể luận hiện tượng học của Sartre Trong học thuyết bản thể luận mới, người ta hiểu bản thể luận
là một hệ thống những khái niệm phổ biến về tồn tại mà có thể hiểu được nhờ một số trực giác siêu cảm tính và siêu lý tính
2 Bản thể luận trong Nho giáo qua tư tưởng của các nhà Triết gia
2.1 Khổng Tử (551 - 479 TCN)
Nho gia là một trong những trường phái triết học lớn của Trung Quốc thời Xuân thu - Chiến quốc do Khổng Tử - nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục lớn sáng lập Tư tưởng triết học của Khổng Tử thể hiện tập trung ở ba nội dung chính: Quan niệm về trời, quỷ thần, con người; học thuyết về luân lý đạo đức và
tư tưởng về chính trị - xã hội Trong đó, quan niệm về trời, thiên mệnh, quỷ thần
và con người được coi là cơ sở cho những quan điểm khác trong hệ thống tư tưởng của Khổng Tử Ông là người có tư tưởng triết học không nhất quán,
Trang 3nhưng xét cho cùng, những quan điểm của ông thuộc tư tưởng triết học duy tâm khách quan
Thứ nhất, về chính trị xã hội, Khổng Tử sống trong thời đại nhà Chu suy
tàn, trật tự xã hội bị đảo lộn Trước tình hình đó, ông chủ trương lập lại lễ giáo nhà Chu, lập ra học thuyết, mở trường dạy học và đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng của mình Để thực hiện điều đó, ông đã xây dụng nên học thuyết về chính trị xã hội mà cốt lõi là 3 phạm trù nhân – lễ - chính danh
Thứ hai, về đức nhân, Khổng Tử đưa ra quan niệm về con người và học
thuyết luân lý đạo đức xã hội, mà cụ thể là tư tưởng thương người, nhân đạo đối với con người Theo Khổng Tử, con người và vạn vật trong vũ trụ đều là kết quả của sự bẩm thụ lý- khí của trời đất và sự hội hợp của âm dương mà thành Xuất phát từ quan điểm “Thiên nhân tương đồng”, Khổng Tử cho rằng, đạo sống của con người là biểu hiện của đạo trời Bản tính của con người, theo Khổng Tử, là tính tự nhiên trời phú cho con người, sinh ra đã có Bản tính đó là “con người ta hết thảy đều giống nhau Nhưng bởi nhiễm thói quen, nên họ thành ra xa khác nhau”1 Ngoài ra, Khổng Tử đưa ra các tiêu chuẩn đạo đức cụ thể, đặc biệt là đối với tầng lớp quân tử bởi theo ông, “nhân” cũng được hiểu là đức hạnh của người quân tử Ông cho rằng đối với những người làm chính trị quản lý xã hội muốn
có đức nhân phải có 5 điều: Một là trọng dân, hai là khoan dung độ lượng với dân, ba là giữ lòng tin với dân, bốn là mẫn cán (tận tụy trong công việc): lo việc chung, năm là đem lòng nhân ái đối xử với dân Bên cạnh đó, những phạm trù phản ánh những đức tính của con người, theo Khổng Tử, không tách rời nhau
mà có liên hệ mật thiết với nhau Con người muốn thực hiện điều nhân phải có
lễ, thực hiện điều nhân theo lễ là nghĩa, là trung, là hiếu, là kính đễ… Bởi vậy, trong quan niệm về lễ, Khổng tử cho rằng để đạt được đức nhân, phải chủ trương dùng lễ để duy trì trật tự xã hội Lễ trước hết là lễ nghi, cách thờ cúng, tế lễ; lễ là kỷ cương, trật tự xã hội, là những qui định có tính pháp luật đòi hỏi mọi
1 http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Phuong-Dong/Quan-niem-ve-the-gioi-va-con-nguoi-trong-triet-hoc-Khong-Tu-241.html
Trang 4người phải chấp hành Ai làm trái những điều qui định đó là trái với đạo đức Như vậy, lễ là biện pháp đạt đến đức nhân
- Quan niệm về chính danh: quy định rõ danh phận của mỗi người trong
xã hội Khổng Tử cũng như các nhà Nho có hoài bão về một xã hội kỷ cương Khổng Tử cho rằng danh và thực phải thống nhất với nhau Từ đó ông chia xã hội thành 5 mối quan hệ gọi là Ngũ Luân: Vua - tôi (quân-thần): vua nhân - tôi trung, chồng - vợ (phu - phụ): chồng biết điều - vợ biết nghe lẽ phải, cha - con (phụ - tử): cha hiền - con thảo, anh - em (huynh - đệ): anh tốt - em ngoan, bạn bè (bằng hữu): chung thủy Khổng Tử cho rằng nếu mỗi người mỗi đẳng cấp thực hiện đúng danh phận của mình thì xã hội có chính danh và một xã hội có chính danh là một xã hội có kỷ cương thì đất nước sẽ thái bình thịnh trị
Thứ ba, trong quan điểm về thế giới, Khổng Tử có sự giao động gĩưa lập
trường duy vật và lập trường duy tâm Một mặt, ông cho rằng “tử sinh có mệnh” (sống chết tại ở trời, không cãi được mệnh trời); người quân tử có ba điều sợ trong đó sợ nhất là mệnh trời, hai là sợ bậc đại nhân, ba là sợ lời thánh nhân Ông cũng tin có quỷ thần và cho rằng quỷ thần là khí thiêng của trời đất tạo thành Song mặt khác, Khổng Tử lại không tin có mệnh trời và cho rằng trời là lực lượng tự nhiên không có ý chí, không can thiệp vào công việc của con người; quỷ thần không có tác dụng chi phối đời sống con người Ông phê phán
mê tín sung bái quỷ thần và tin rằng trí thông minh, khôn ngoan của con người đối lập với mê tín quỷ thần Một mặt ông tuyên truyền sức mạnh của quỷ thần, nhưng mặt khác ông lại nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của hoạt động của con người trong đời sống: “Trời có nói gì đâu mà bốn mùa cứ vận hành thay đổi, trăm vật trong vũ trụ cứ sinh sôi”
Không thể phủ nhận, trong quan điểm về thế giới, tư tưởng của Khổng Tử luôn có những mâu thuẫn Thực chất, nó phản ánh những mâu thuẫn của đời sống hiện thực Sự phát triển của xã hội giúp Khổng Tử có những quan điểm tiến bộ, thoát ly chủ nghĩa thần bí, tôn giáo, đặt vấn đề của con người lên hàng đầu để giải quyết Đó là yếu tố duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự
Trang 5phát, một bước tiến so với quan điểm duy tâm, thần bí, tôn giáo phổ biến thời Thương, Chu Nhưng do hiện trạng xã hội và hạn chế của lợi ích giai cấp, Khổng Tử hoang mang, dao động và quay lại với chủ nghĩa duy tâm, tuyên truyền cho sức mạnh của Trời, thần thánh hóa quyền lực của giới cầm quyền trên mặt đất nhằm duy trì trật tự xã hội theo lễ nghĩa nhà Chu
Tóm lại, mặc dù đứng trên lập trường thế giới quan duy tâm bảo thủ, những tư tưởng đề cao vai trò đạo đức kỷ cương xã hội, đề cao nguyên tắc giáo dục đào tạo con người, nhân đạo đối với con người và những quan niệm của Khổng Tử nhằm xây dựng xã hội thái bình thịnh trị là những yếu tố tiến bộ không thể phủ nhận
2.1 Mạnh Tử (327-289 – TCN)
Mạnh Tử, họ Mạnh tên Kha, tự là Tử Dư Ông là thủ lĩnh môn phái triết học duy tâm chống lại trào lưu tư tưởng duy vật, được kế thừa và phát triển quan điểm duy tâm chủ nghĩa trong học thuyết Khổng Tử, xây dựng hệ thống triết học duy tâm của Nho gia nổi tiếng thời Chiến quốc Quan điểm triết học của Mạnh
Tử thể hiện ở 3 nội dung sau:
Thứ nhất, trong quan điểm về chính trị xã hội, Mạnh Tử có nhiều tiến bộ
đặc biệt là tư tưởng của ông về dân quyền, tức đề cao vai trò của quần chúng nhân dân Ông cho rằng trong một xã hội thì quý nhất là dân rồi mới đến vua, đến của cải xã tắc “dân vi quý, quân vi khinh, xã tắc thứ chi” Với tinh thần ấy, Mạnh tử chủ trương xây dựng một chế độ bảo dân, dưỡng dân tức là phải chăm
lo, bảo vệ nhân dân và ông yêu cầu người trị vì đất nước phải quan tâm đến dân, phải tạo cho dân có nhà cửa, ruộng vường, tài sản bởi vì họ “hàm sản mới hàm tâm” Ông là người chủ trương khôi phục chế độ tĩnh điền để cấp đất cho dân Ông khuyên các bậc vua chúa tiết kiệm chi tiêu, thu thuế của dân có chừng mực
Đó là những quan điểm hết sức mới mẽ và tiên bộ của ông khiến ông mạnh dạn đưa vào đường lối chính trị của trường phái Nho gia hàng loạt vấn đề mới mẽ toát lên tinh thần nhân bản theo đường lối lấy dân làm gốc
Trang 6Thứ hai, về bản chất con người, Mạnh Tử cho rằng bản chất con người
vốn là thiện, tính thiện đó là do thiên phú chứ không phải là do con người lựa chọn Nếu con người biết giữ gìn thì làm cho tính thiện ngày càng mạnh thêm; nếu không biết giữ gìn sẽ làm cho nó ngày càng mai mọt đi thì con người trở nên nhỏ nhen, ti tiện không khác gì loài cầm thú Từ đó, Mạnh Tử kết luận: bản chất con người là thiện nhưng con người hiện thực có thể là ác, đó là do xã hội rối loạn, luân thường đạo lý bị đảo lộn Cho nên, để thiết lập quốc gia thái bình thịnh trị thì phải trả lại cho con người tính thiện bằng đường lối chính trị lấy nhân nghĩa làm gốc
Thứ ba, trong quan điểm về thế giới, Mạnh tử phát triển tư tưởng “thiên
mệnh” của Khổng Tử và đẩy thế giới quan ấy tới đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm Ông cho rằng không có việc gì xảy ra mà không do mệnh trời, mình nên tùy phận mà nhận lấy cái mệnh chính đáng ấy Từ đó, Mạnh Tử đưa ra học thuyết “Vạn vật đều có đủ ở trong ta, nên chỉ cần tự tĩnh nội tâm là biết được tất cả”, nghĩa là không phải tìm cái gì ở thế giới khách quan mà chỉ cần tu dưỡng nội tâm là biết được tất cả Ông đã chuyển từ quan điểm duy tâm khách quan sang quan điểm duy tâm chủ quan
2.2 Tuân Tử (315-230 TCN)
Tuân Tử tên Huống, tự là Khanh, người nước Triệu Ông là nhà duy vật kiệt xuất cổ đại trong cuộc đấu tranh chống tư tưởng thần bí, tôn giáo, duy tâm cuối thời Chiến quốc Ông đã tiếp thu có chọn lọc quan điểm duy vật của nhiều môn phái triết học tiền bối và nâng triết học duy vật cổ đại lên giai đoạn phát triển tổng hợp cao hơn Nổi bật trong đó là các tư tưởng của Tuân Tử về thế giới
Trái với những tư tưởng về “Thiên mệnh” của Khổng, Mạnh, Tuân Tử đã đưa ra thế giới quan duy vật, vô thần của mình Ông khẳng định rằng tự nhiên có
ba bộ phận: “Trời có bốn mùa, đất có vạn vật, người có văn trị” Trong đó, Trời chỉ là một bộ phận của tự nhiên, bản thân tự nhiên là cơ sở hình thành và biến hóa của vạn vật Ông cho rằng mỗi loại sự vật trong giới tự nhiên đều thông qua
Trang 7sự cạnh tranh giữa cái này với cái kia, tiêu diệt lẫn nhau, “cắt bỏ cái không đúng loại của nó, để nuôi loại chính”
Theo Tuân Tử, đạo Trời luôn diễn ra theo lẽ tự nhiên nhất định, không liên quan đến đạo người Trời không có ý thức gì cả Sự biến hóa của vạn vật, sự thay đổi của vũ trụ do đạo Trời chi phối không hề liên quan gì tới sự sáng suốt hay hôn muội của bọn cầm quyền Tự nhiên và quy luật biến hóa của nó là không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan của con người
Từ đó, Tuân Tử khẳng định Trời không thể quyết định được vận mệnh của con người Việc trị hay loạn, lành hay dữ là do con người làm ra chứ không phải tại Trời Đây là tư tưởng biểu hiện rõ nét tính chất duy vật và vô thần trong triết học của ông, nó đối lập với quan niệm định mệnh luận đủ mọi màu sắc trong triết học Trung Quốc đương thời
Ông cho rằng Trời có việc của Trời, người có việc của người Người quân
tử, bậc chí nhân là người hiểu đạo Trời, không ỷ lại Trời, không phụ thuộc vào Trời mà lo làm tốt việc của người Từ đó, Tuân Tử tiến thêm một bước nữa khi
đề ra học thuyết con người có thể cải tạo được tự nhiên, con người không thể chờ đợi tự nhiên ban phát một cách bị động, phải vận dụng tài trí khả năng của mình, dựa vào quy luật tự nhiên mà sáng tạo ra nhiều của cải phục vụ đời sống con người
Như vậy, trong quan điểm về thế giới, Tuân Tử là nhà triết học duy vật triệt để Ông đã khẳng định tính quy luật phát triển khách quan của tự nhiên và khắc phục những thiếu sót của các quan điểm mục đích luận và định mệnh luận của các nhà triết học trước kia Không những thế, ông đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên Theo đó, Trời được đồng nhất với giới tự nhiên, Trời và người có mối quan hệ với nhau nhưng không chi phối nhau Ông cũng khẳng định giới tự nhiên có sự vân động phát triển của nó, đó là thế giới vật chất phân giới tự nhiên thành các dạng vật chất khác nhau Trong
đó, con người là dạng vật chất cao cấp nhất Dựa trên quan điểm đó, ông đã phê
Trang 8phán các học thuyết có tính chất duy tâm, tần bí tôn giáo một cách kiên quyết và xác đáng
3 Đóng góp và hạn chế của học thuyết này
3.1 Đóng góp
Trải qua thời kỳ phát triển, Nho giáo đã có những giai đoạn hưng thịnh cũng như không tránh khỏi những trầm luân, cái khó khăn nhất của Nho giáo là làm thế nào để tồn tại và phát triển đến ngày nay Để làm được điều đó thì quan trọng nhất là tinh thần cứu đời mà Khổng Tử đã nêu lên như là mục đích cao cả, tạo nên đặc tính thiêng liêng của một nho sĩ Khổng Tử đã phát triển tư tưởng của Chu Công Đán, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó Chính
vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo Mặc dù đứng trên lập trường thế giới quan duy tâm bảo thủ, bảo vệ trật tự xã hội nhà Chu suy tàn nhưng triết học Khổng Tử có yếu tố tiến bộ là đề cao vai trò đạo đức kỷ cương xã hội, đề cao nguyên tắc giáo dục đào tạo con người, trọng người hiền tài, nhân đạo đối với con người và quan niệm tiến bộ của ông nhằm xây dựng xã hội thái bình thịnh trị
Thứ nhất, Nho giáo đã đưa ra những tiêu chuẩn đạo đức nhằm cải tạo con
người, hoàn thiện nhân cách con người Khổng Tử đã đóng góp cho triết học Nho giáo thuyết Chính danh và Đức trị Hai học thuyết này góp phần chỉ ra nguồn gốc rối ren của xã hội, đề cao lối sống giản dị của người cai trị, xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh và chiếm được lòng dân là điều thật cần thiết Khổng Tử chủ trương cải tạo xã hội bằng đạo đức
Thứ hai, Mạnh Tử - học trò của Khổng Tử đã đưa ra một vài quan điểm
mới mẻ và tiến bộ trong vấn đề chính trị xã hội Trong quan điểm về chính trị xã hội, Mạnh Tử có nhiều tiến bộ đặc biệt là tư tưởng về dân quyền, đề cao vai trò của quần chúng nhân dân Ông cho rằng trong một xã hội thì quý nhất là dân rồi mới đến vua, đến của cải xã tắc “dân vi quý, quân vi khinh, xã tắc thứ chi” Ông
là người chủ trương khôi phục chế độ tĩnh điền để cấp đất cho dân Đây là quan điểm hết sức mới mẻ và tiến bộ của ông khiến ông mạnh dạn đưa vào đường lối
Trang 9chính trị của trường phái Nho gia hàng loạt vấn đề mới mẻ toát lên tinh thần nhân bản theo đường lối lấy dân làm gốc
Thứ ba, Tư tưởng giáo dục và tự giáo dục của Nho giáo là những tư
tưởng nền tảng ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần và hoạt động thực tiễn của một số đại bộ phận dân tộc Nho giáo có nhiều yếu tố tiến bộ khi quan niệm rằng giáo dục là cần thiết cho tất cả mọi người, việc dạy dỗ không phân biệt loại
người (hữu giáo vô loại) nên ai cũng có cơ hội được học tập và giáo dục, đây là
biện pháp để hướng con người tới những phẩm chất cao quý như "nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín" Nho giáo cho rằng, giáo hóa con người là một trong những nhiệm vụ
cơ bản của nhà cầm quyền và cũng là phương tiện hữu hiệu để đưa xã hội từ loạn lạc thành "thái bình thịnh trị" Trong giai đoạn giáo dục của nước ta từ xưa đến nay thì học thuyết về “Chính danh”, “Ngũ luân” tư tưởng giáo dục, tự giáo dục của Khổng Mạnh có giá trị rất lớn Xã hội ngày nay theo luồng kinh tế thị trường càng ngày càng phát triển đi cùng đó là việc xuống cấp, mai một về Đạo đức chính bởi thế mà trong giáo dục rất cần phải khôi phục, phải giáo dục về
“Lễ” Bên cạnh đó chúng ta cũng nên kết hợp giữa giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật Việc giáo dục đạo đức còn góp phần vào việc thức tỉnh lương tâm, thức tỉnh bản chất con người, phải sống không những có trách nhiệm với bản thân mà còn sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội
Nho giáo đã xây dựng và tạo lập thành công truyền thống học tập và tự phát huy bản thân qua việc rèn luyện bản thân một tinh thần học tập, ham học hỏi Với một xã hội ngày càng phát triển thì điều không thể thiếu đó là lớp trẻ năng động, sáng tạo và được đào tạo đầy đủ kiến thức cần thiết để áp dụng vào thực tế
Bên cạnh đó, Khổng Tử đã khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự
bình đẳng về tài sản là nền móng của xã hội ổn định Ông từng nói: "Thiên hạ sẽ
thái bình khi thế giới đại đồng Người ta không sợ thiếu chỉ sợ có không đều".
Học trò của Khổng Tử là Mạnh Tử tiếp tục tư tưởng này và đề ra một kế hoạch
Trang 10chi tiết để tổ chức sản xuất và tiêu thụ, bảo vệ sự phát triển lành mạnh của trẻ
em, sự giáo dục và lao động đối với người lớn, sự nghỉ ngơi của người già
Thứ tư, Nho giáo đã góp phần tạo dựng cho con người lối sống có trách
nhiệm với gia đình, đất nước với cả chính mình và đặc biệt coi trọng lối sống trật tự, kỷ cương
Nho giáo đã tạo ra một cộng đồng xã hội có tôn ti, trật tự, hòa mục từ trong gia đình đến Nhà nước, thiên hạ Học thuyết “Đức trị” chứa đựng hầu hết các giá trị tinh hoa của Nho giáo và ngày nay vẫn rất cần được chúng ta nghiên cứu sâu thêm nữa và chắc chắn sẽ còn tìm được nhiều bài học bổ ích
Thứ năm, sự thịnh trị của Nho giáo từ thế kỉ XV cũng là một hiện tượng
góp phần thúc đẩy lịch sử tư tưởng nước ta tiến lên một bước mới Là một học thuyết tích cực nhập thế, nó khuyến khích, cổ vũ mọi người đi sâu vào tìm hiểu những quan hệ xã hội, những vấn đề chính trị, pháp luật và đạo đức Do đó, nhận thức lý luận của dân tộc ta về các vấn đề đó cũng được nâng cao hơn Dựa vào lịch sử của Nho giáo, nhà vua và các nho sĩ giải thích các vấn đề đó có lập luận và có lý lẽ đầy đủ hơn
Các quy định về nghi thức, lễ nghi và thuyết chính danh của Khổng Tử giúp cho xã hội sắp xếp lại quy củ, trật tự và luôn đề cao việc tuân thủ các đạo đức ứng xử trong gia đình và xã hội Việc này mang lại cho con người thói quen
và hình thành nên truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ
3.2 Hạn chế
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Đức Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó Chính vì thế
mà người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo
3.2.1 Quan niệm về thế giới