Các vấn đề bản thể luận trong triết học Mác – Lênin và vận dụng của Đảng ta trong thực tiễn cách mạng Việt Nam

35 537 9
Các vấn đề bản thể luận trong triết học Mác – Lênin và vận dụng của Đảng ta trong thực tiễn cách mạng Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các vấn đề bản thể luận trong triết học Mác – Lênin và vận dụng của Đảng ta trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. A. Vấn đề bản thể luận I Khái niệm về bản thể luận trước Mác. 1. Quan niệm về bản thể luận trong triết học phương Đông. 1.1. Quan niệm của triết học Trung Quốc cổ trung đại về bản thể luận: Với quan điểm duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát, lấy tự nhiên để giải thích những gì thuộc về tự nhiên. Đây là quan niệm học thuyết về sự liên hệ, sự tác động của các yếu tố cơ bản có trong thế giới là âm và dương và ngũ hành là bản thể làm nên sự tồn tại của thế giới. Quan điểm về Đạo của Lão tử là quan điểm tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại về bản thể luận. Theo Lão tử, “Đạo” là cái có trước trời đất, trống không và lặng yên nhưng lại có ở mọi nơi, là nguồn gốc của vạn vật. Nó là sự thống nhất của thế giới, là bản nguyên sâu kín, huyền diệu mà từ đó vạn vật có danh tính, có hình thể được sinh ra. Đạo là thực thể vật chất của khối “hỗn độn”, “mập mờ”, “thấp thoáng” không có đặc tính, không có hình thể, nhìn không nhìn thấy, nghe không nghe thấy, bắt không bắt được, chẳng thể gọi tên. Nó tồn tại bất luận con người có nhận thức được hay không. 1.2. Quan niệm của triết học Ấn Độ cổ trung đại về bản thể luận. Các nhà triết học ở Ấn Độ cho rằng bản thể của thế giới chính là các vị thần có tính chất tự nhiên, vũ trụ tồn tại ba thế lực có liên hệ mật thiết với nhau là thiên giới, trần thế và địa ngục. Sớm nhất là trong khoảng thế kỷ VIII – VI trước Công Nguyên, bộ kinh Upanisad đã cho rằng bản nguyên tối cao bất diệt của thế giới là “tinh thần vũ trụ tối cao” Brahman, đó là thực thể duy nhất, có trước, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giới đều nảy sinh ra và nhập về nó sau khi chết. Ngoài ra có nhiều các trường phái khác nhau như phái Samkhya, trường phái Nyaya Vaisesika và Phật giáo. Một khái niệm khác của Phật giáo khi đề cập đến vấn đề bản thể luận là “không”. Và trong kinh Phật có cụm từ “sắc sắc không không” để nói về sự vô thường của cuộc sống. Vạn vật tự sinh tự diệt, chuyển biến không ngừng trong từng phút giây. 2. Quan niệm về bản thể luận trong triết học phương Tây. Khái niệm “bản thể luận” được xuất hiện ở thế kỷ XVII tại phương Tây. Khái niệm này liên hệ mật thiết và hữu cơ với quá trình hình thành triết học phương Tây tới mức chính nó, chính sự lý giải về nó đã tạo thành bản chất của phương pháp tư duy triết học Tây Âu. Trong mỗi thời kỳ, triết học Phương Tây lại có những nhà triết học tiêu biểu với nhiều quan niệm về “bản thể luận” khác nhau, điều đó đã tạo nên một bức tranh đầy màu sắc về triết học phương Tây. 2.1. Quan niệm của triết học Hy lạp cổ đại. Talet (624546 TCN) cố gắng đi tìm một nguồn gốc chung, một thực thể chung làm cơ sở của mọi vật. Đối với ông, thực thể đó chính là nước. Trong công cuộc đi tìm cách xây dựng “bản thể luận mới”, chúng ta phải kể đến Pitago (571497 TCN). Ông vừa là nhà triết học vừa là nhà toán học. Ông cho rằng bản nguyên thể giới là những con số. Con số là lực lượng chi phối toàn bộ thế giới theo một quy luật nhất định. Vì vậy, con số không chỉ là bản nguyên của toàn bộ sự vật mà còn là cơ sở của hiện tượng tinh thần. Con số tồn tại vĩnh viễn nên linh hồn cũng bất tử. Nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Tuy nhiên, uy luật toán học chỉ là một loại quy luật, ngoài ra còn rất nhiều những quy luật khác. Hêraclit (khoảng 530 470 TCN) được coi là đại biểu vĩ đại nhất của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. Ông quan niệm về bản thể luận của thế giới là lửa. Lửa là nguồn gốc của mọi sự trong vũ trụ, là cơ sở của linh hồn con người. Theo ông, cả vũ trụ là một ngọn lửa vĩnh hằng, khồng không bùng cháy và tàn lụi. Lửa trao đổi với tất cả và tất cả trao đổi với lửa. Cũng như chúng ta đổi hàng hóa vấy vàng và vàng thành hàng hóa. Đêmôcrit (460370TCN) đã tiếp tục con đường phân tích những cấu trúc của tồn tại, trong quan hệ của nó với nguyên tử. Theo Đê mô crits, cơ sở của thế giới vật chất là nguyên tử. Nguyên tử là các hạt vật chất nhỏ, không thể phân chia được và tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên, các nguyên tử khác nhau về hình thức, trật tự và tư thế. Nguyên tử không những vô hạn về số lượng mà còn vô hạn về hình thức. Các nguyên tử không kết hợp với nhau tùy tiện , ngẫu nhiên mà theo trật tự nhất định. Sở dĩ các sự vật của thế giới khác nhau là do cấu tạo của nguyên tử khác nhau lại được sắp xếp theo những trật tự khác nhau và đặc biệt là ở những tư thế khác nhau. 2.2. Quan niệm triết học Tây Âu thời trung cổ. Tiêu biểu nhất trong thời kỳ này là nhà triết học Tômát Đacanh. Triết học của ông được nhờ Thiên Chúa coi là học thuyết duy nhất đúng đắn và làm hệ tư tưởng của mình. Về quan niệm về bản thể luận, ông cho rằng Thượng đế là cơ sở tồn tại của thế giới. 2.3. Quan niệm của triết học Tây Âu thời Phục hưng (TK1516). Về vấn đề bản thể luận trong thời kỳ này, có một nhà triết học tiêu biểu là Gioocđanô Bruno (15481600) ông là nhà triết học, đồng thời là nhà khoa học tự nhiên vĩ đại người Italia. Phạm trù trung tâm trong triết học của ông là Cái duy nhất (Uno). Uno chính là thượng đế tồn tại dưới dạng giới tự nhiên (Tự nhiên thần luận). Ông cũng đã kế thừa và chịu ảnh hưởng của Aritx tốt, ông cho rằng có sự thống nhất giữa vật chất và hình dạng trong Uno, mọi hình dạng chẳng qua chỉ là hình dạng của vật chất mà thôi. Ông cũng tiếp nhận tư tưởng về sự thống nhất vật chất của vũ trụ khi cho rằng: “mọi sự vật đều nằm trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong tất cả mọi vật. Chúng ta ở trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong chúng ta”. 2.4. Quan niệm của triết học Tây Âu thời kỳ cận đại (TK 1718). Một đại diện tiêu biểu của thời kỳ này là Phăngxi Bêcơn (15611626) người Anh. Ông là người đã kế thừa những tư tưởng duy vật cổ đại Hy Lạp trong quan niệm về thế giới, thể hiện ở chỗ ông thường xuyên trích dẫn và ca ngợi những nhà duy vật. Ông kịch liệt chống lại q

... niệm triết học thể luận tồn khác với thực tiễn luận tư II Các vấn đề thể luận triết học Mác – Lênin Cách tiếp cận, giải vấn đề thể luận triết học Mác – Lênin Gồm vấn đề: - Bản chất giới vật chất,... định vận động ý thức B -Vận dụng Đảng ta thực tiễn cách mạng Việt Nam Nhận thức Đảng ta nhận thức đắn triết học cụ thể: • Đảng kiến định vận dụng, bổ sung, phát triển tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin. .. hoạt động thực tiễn • Cách mạng Việt Nam áp dụng lí luận triết học để đề đường lối đổi Trong trình tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo

Ngày đăng: 31/07/2021, 14:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. Vấn đề bản thể luận

  • I- Khái niệm về bản thể luận trước Mác.

  • 1. Quan niệm về bản thể luận trong triết học phương Đông.

  • 1.1. Quan niệm của triết học Trung Quốc cổ trung đại về bản thể luận:

  • 1.2. Quan niệm của triết học Ấn Độ cổ trung đại về bản thể luận.

  • 2. Quan niệm về bản thể luận trong triết học phương Tây.

  • 2.1. Quan niệm của triết học Hy lạp cổ đại.

  • 2.2. Quan niệm triết học Tây Âu thời trung cổ.

  • 2.3. Quan niệm của triết học Tây Âu thời Phục hưng (TK15-16).

  • 2.4. Quan niệm của triết học Tây Âu thời kỳ cận đại (TK 17-18).

  • 2.5. Quan niệm trong triết học cổ điển Đức (TK XVIII - nửa đầu TK XIX).

  • 2. Bản thể luận là gì?

  • II. Các vấn đề bản thể luận trong triết học Mác – Lênin

  • 1. Cách tiếp cận, giải quyết vấn đề bản thể luận trong triết học Mác – Lênin.

  • 2. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất.

  • 3. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về bản chất của ý thức.

    • Nguồn gốc của ý thức bao gồm: nguồn tự nhiên và nguồn gốc xã hội

    • Về mặt tự nhiên

    • Mặt xã hội

    • B-Vận dụng của Đảng ta trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.

    • 1. Nhận thức.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan