1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH lý LUẬN về THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội và sự vận DỤNG SÁNG tạo của ĐẢNG TA và THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM

27 702 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 201,5 KB

Nội dung

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa MácLênin ra đời, lần đầu tiên những nghiên cứu về lịch sử xã hội được trình bày một cách khoa học trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng. Một trong những nội dung quan trọng của học thuyết là lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là hệ thống những quan điểm, sâu sắc toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

Trang 1

3 Sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta lý luận về thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. 10

4 Một số vấn đề cơ bản thực hiện con đường quá độ lên chủ

nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 17

4.1 Nhận thức đúng đắn đầy đủ hơn về đặc điểm tình hình, điều

kiện, khả năng, của đất nước và thời đại, trên cơ sở đó đề ra

đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn.

18

4.2 Giữ vững lập trường, kiên định nguyên tắc định hướng xã hội

4.3 Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đổi

mới chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội.

21

4.4 Đẩy mạnh cải cách tổ chức quản lý và hoạt động của Nhà

nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, xây dựng củng

cố khối liên minh công - nông - trí vững chắc.

22

4.5 Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc tạo nên nguồn sức mạnh

và động lực to lớn cho sự nghiệp cách mạng 244.6 Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản

Việt Nam trong suốt tiến trình cách mạng. 25

MỞ ĐẦU

Trang 2

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời,lần đầu tiên những nghiên cứu về lịch sử xã hội được trình bày một cáchkhoa học trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng Một trong những nộidung quan trọng của học thuyết là lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội Đó là hệ thống những quan điểm, sâu sắc toàn diện trên tất cả các lĩnhvực đời sống xã hội Hệ thống lý luận đó đã được Mác-Ăngghen vạch ranhững nét cơ bản và Lênin đã tiếp thu, bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạotrong điều kiện lịch sử mới, khi chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đếquốc, chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở nước Nga Hiện nay, lợi dụng sựsụp đổ chủ nghĩa xã hội hiện thực ở các nước Đông Âu và Liên Xô, các thếlực phản động, các học giả tư sản ra sức tập trung chống phá, xuyên tạc, phủnhận lý luận về thời kỳ quá độ và chủ nghĩa Mác-Lênin Họ cho rằng lý luận

về hình thái kinh tế - xã hội về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã mất ýnghĩa không thể áp dụng vào thế giới hiện đại, rằng chủ nghĩa xã hội hiệnthực là sự nhầm lẫn của lịch sử do vậy lý luận đó đã lỗi thời, không còn giátrị Đồng thời, không ít người hoài nghi lý luận thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội, họ coi đó là sự cáo chung của lý luận Mácxít về chủ nghĩa xã hội nóichung và về lý luận hình thái kinh tế - xã hội nói riêng, từ đó đi đến phủ nhậnbản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin Ở nước ta sau 30năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnhđạo, đã thu được những thành tựu hết sức to lớn trên nhiều lĩnh vực Tuynhiên, hiện nay “nước ta vẫn còn nhiều khó khăn và thử thách lớn, đặc biệt lànhững ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tếtoàn cầu và những thách thức bất ổn vĩ mô Các thế lực thù địch tiếp tục đẩymạnh thực hiện âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, chống phá hònglàm thay đổi chế độ chính trị của nước ta Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo trên Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp”1

Vấn đề đặt lên hàng đầu là phải tích cực, chủ động tranh thủ cơ hội,vượt qua thách thức tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn,

1 Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới, Nxb CTQG, H , 2015, tr.40

Trang 3

phát triển nhanh và bền vững hơn Thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải nhận thứcđúng đắn và làm sáng tỏ những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta để

đề ra đường lối chiến lược sách lược đúng đắn, qua đó góp phần tích cựctrong việc đấu tranh, bảo vệ và phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin trong giai đoạn cách mạng hiện nay

ra sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyếtđịnh quá trình sinh hoạt chính trị và tinh thần nói chung Trước Mác, chủnghĩa duy tâm giữ vai trò chi phối trong việc giải thích về đời sống xã hội, cácnhà triết học duy tâm thường quan niệm xã hội một cách chung chung, trừutượng… chưa có sự nhìn nhận một cách hệ thống, khoa học Mác đã vận dụngphép biện chứng duy vật vào nghiên cứu xã hội, nghiên cứu hoạt động sảnxuất vật chất và phát hiện ra mối quan hệ giữa con người với con người, mốiquan hệ giữa con người với tự nhiên Trong xã hội các yếu tố lực lượng sảnxuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ với nhau vàbao giờ cũng gắn với một kiểu xã hội nhất định, sự tác động qua lại của cácyếu tố đó tạo thành các quy luật vận động, phát triển của xã hội Đó là quyluật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượngtầng và các quy luật xã hội khác Chính sự tác động qua lại lẫn nhau của các

Trang 4

quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động và pháttriển từ thấp đến cao Trên cơ sở đó Mác đi đến kết luận sự vận động phát

triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên Mác viết: “Tôi

coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử

tự nhiên”2 Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác-Ăngghen đã đáp ứngđược những nhu cầu của thời đại, không những chứng minh sự vận động pháttriển của xã hội loài người, mà còn giải thích rõ hình thái kinh tế - xã hội cộngsản chủ nghĩa sẽ thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa là vấn đềmang tính quy luật Đồng thời Mác-Ăngghen còn trình bày quan điểm củamình về sự vận động phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa, trong đó có lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trong quá trình hoạt động thực tiễn phong phú, sôi động của mình,Mác-Ăngghen đã áp dụng triệt để phép biện chứng duy vật vào nghiên cứu

xã hội và đã hình thành những tư tưởng hết sức cơ bản về thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội Mác và Ăngghen không những phân chia lịch sử phát triểncủa xã hội loài người qua các hình thái kinh tế - xã hội, mà còn phân chiamỗi hình thái kinh tế - xã hội thành các giai đoạn phát triển nhất định TheoMác, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có tính chất quá độ và tính chất lịch

sử Bằng cách phân tích khoa học quá trình phát sinh, phát triển và diệt vongcủa hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa và những vấn đề gắn liền vớicác giai đoạn của quá trình ấy, các ông đã chứng minh chủ nghĩa tư bản tấtyếu phải nhường chỗ cho chủ nghĩa cộng sản, đó là một quá trình lịch sử tựnhiên Mác và Ăngghen đã nhìn thấy xã hội mới phải trải qua nhiều giaiđoạn, nhiều thời kỳ trên con đường đi tới xã hội cộng sản chủ nghĩa

2 Quan điểm Mác-Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” Mác và Ăngghen đã nói rõ tínhkhách quan sự vận động phát triển của lịch sử xã hội loài người tất yếu sẽ

đi lên chủ nghĩa cộng sản, các ông gọi chủ nghĩa cộng sản là một trào lưu

2 C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 23, Nxb CTQG H, 1995, tr.21.

Trang 5

hiện thực Trong tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gô ta” Mác đã đưa rađịnh nghĩa kinh điển về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Mác viết:

“giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời

kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ

ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không phải

Thời kỳ quá độ “là xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa do đó

là một xã hội, về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra” 4, đó là xã hội còn chưaphát triển trên cơ sở của chính nó Mác-Ăngghen đã nêu tư tưởng về haigiai đoạn của chủ nghĩa cộng sản, giai đoạn thấp là xã hội – xã hội chủnghĩa, xã hội vừa thoát thai từ xã hội cũ, trong xã hội ấy tất yếu còn đấutranh giai cấp và vì vậy còn cần đến nhà nước của giai cấp vô sản, nó tồntại đến khi xây dựng xong cơ sở vật chất cho chủ nghĩa cộng sản Giaiđoạn cao là chủ nghĩa cộng sản, xã hội không còn phân biệt giữa lao độngtrí óc và lao động chân tay, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu Nhưvậy thời kỳ quá độ là thời kỳ sinh đẻ lâu dài và đau đớn để loại bỏ dần cái

cũ, xây dựng và củng cố dần những cái mới, là thời kỳ tạo ra những tiền

đề vật chất, tinh thần để hình thành một xã hội mới cao hơn xã hội tư bản

Trong điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đếquốc, cách mạng xã hội chủ nghĩa đã trở thành vấn đề trực tiếp, Lênin đã kếthừa và phát triển tư tưởng của Mác và Ăngghen về phân kỳ hình thái kinh tế

- xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Ông đã đề cập đến khả nănggiành thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một số nước, kể cả nhữngnước tư bản phát triển trung bình, thậm chí còn lạc hậu nhiều mặt Cuộc Cáchmạng tháng Mười Nga (1917), cùng với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở nước Nga đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về lý luận và thựctiễn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm cho lý luận đó ngày càng

3 C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 19, Nxb CTQG H, 1995, tr.47.

4 C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 19, Nxb CTQG H, 1995, tr33

Trang 6

sáng tỏ hơn Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” Lênin đã phân chiahình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa qua ba giai đoạn: Giai đoạn một:

“những cơn đau đẻ kéo dài”, gọi là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Giaiđoạn hai: “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa”, gọi là chủ nghĩa xãhội; Giai đoạn ba: “giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa” gọi là chủnghĩa cộng sản Qua sự phân kỳ của Lênin, thời kỳ quá độ có vị trí độc lậptương đối, không nằm trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa,nhận thức như vậy thì mới xác định được vị trí, phạm vi, đặc điểm, tính chấtcủa thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa Mác-Lênin còn chỉ rõ:

“Những thời kỳ của lịch sử xã hội cũng giống như những thời kỳ của lịch sử

trái đất đều không có ranh giới trừu tượng nào thật rành mạch cả”5 Hoặc “dĩ

nhiên là những cách phân giới hạn đó, cũng giống như những cách phân giới hạn trong giới tự nhiên hoặc trong xã hội, đều chỉ có tính chất quy ước và không cố định, đều là tương đối chứ không phải là tuyệt đối”6 Qua đó ta thấyđược tư tưởng biện chứng của các ông, khi nhận biết được vị trí, giới hạn củathời kỳ quá độ, thì ngay trong vị trí, giới hạn đó còn hàm chứa cả những đặcđiểm, nội dung của thời kỳ quá độ và còn của cả giai đoạn xã hội chủ nghĩa

Như vậy, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ chuyển biếncách mạng từ xã hội cũ sang xã hội mới xã hội - xã hội chủ nghĩa, được bắtđầu khi giai cấp vô sản giành chính quyền, thiết lập chuyên chính vô sản vàkết thúc khi xây dựng xong cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.Trong đó, chính quyền tư bản chủ nghĩa đã bị đánh bại nhưng chế độ tư hữuvẫn còn tồn tại, việc cải tạo và đi đến xoá bỏ nó phải tiến hành dần dần, khigiai cấp vô sản phải tạo ra được khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết, thì lúc

đó xoá bỏ được chế độ tư hữu Quan hệ phân phối còn chưa thể bình đẳng.Tóm lại, trong thời kỳ quá độ không riêng gì lĩnh vực kinh tế mà các lĩnh vựckhác của đời sống xã hội còn mang những tàn dư, dấu vết của xã hội cũ chưathể xoá bỏ, vẫn còn nhà nước, giai cấp và tất yếu còn đấu tranh giai cấp

5 C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 23, Nxb CTQG, H, 1995, tr 537.

6 Lênin toàn tập, Nxb tiến bộ , Matxcơva, 1978, tập 23, tr 175.

Trang 7

Kế thừa quan điểm Mác-Ăngghen, Lênin đã chỉ ra đặc điểm của thời kỳquá độ là: sự cùng tồn tại, vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau của nhữngyếu tố, thuộc tính của cả xã hội cũ và xã hội mới, là thời kỳ đan xen, thâmnhập vào nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, là thời kỳ mà cái cũcòn tồn tại và thậm chí còn phát triển lấn áp những mầm mống của cái mới.Đây còn là thời kỳ lâu dài khó khăn, phức tạp, để vượt qua giai cấp vô sảnphải sẵn sàng đón đợi và phải trải qua nhiều lần thử nghiệm, vừa làm vừa rútkinh nghiệm, có như vậy mới tìm ra được hướng đi đúng đắn, hiệu quả Theo

Lênin: “Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng

của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy Gọi là thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư

bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và chủ nghĩa cộng sản đã

kinh tế, thời kỳ quá độ tồn tại những thành phần, những bộ phận của cả chủnghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, các thành phần kinh tế cùng tồn tại đan xen,thâm nhập lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau; về chính trị-xã hộiđây là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bịtiêu diệt tận gốc, chủ nghĩa xã hội đã phát sinh nhưng còn non yếu, do đó nhấtthiết phải thiết lập chuyên chính vô sản, củng cố nền dân chủ của nhân dân;thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại cơ cấu giai cấp xã hội phứctạp, với các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau mà lợi ích cơ bản của họkhác nhau, thậm chí đối lập nhau Mặt khác, trong thời kỳ quá độ các thế lựcphản động bên ngoài luôn luôn tìm cách móc nối phá hoại công cuộc cải tạo

và xây dựng chủ nghĩa xã hội Vì vậy, thời kỳ quá độ là thời kỳ đấu tranh giaicấp, dân tộc diễn ra gay go phức tạp, nội dung của cuộc đấu tranh giai cấptrong thời kỳ quá độ diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá-

xã hội, quốc phòng-an ninh…với nhiều hình thức phong phú, đa dạng

7 V.I.Lênin, toàn tập, tập 39 Nxb tiến bộ, Matxcơva 1979, tr 309 - 310

Trang 8

Khi lý giải về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các nhà kinh điểncủa chủ nghĩa Mác-Lênin còn đề cập đến con đường phát triển không qua tưbản chủ nghĩa ở các nước chậm phát triển, tức là quá độ từ xã hội tiền tư bảnlên chủ nghĩa xã hội Mác-Ăngghen cho rằng: với sự giúp đỡ của giai cấp vôsản đã chiến thắng, các dân tộc lạc hậu có thể rút ngắn được rất nhiều quá

trình phát triển của mình để tiến lên chủ nghĩa cộng sản “Một xã hội, ngay cả

khi đã phát hiện được quy luật tự nhiên của sự vận động của nó, cũng không thể nào nhảy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xoá

bỏ những giai đoạn đó Nhưng nó có thể rút ngắn và làm dịu bớt được những cơn đau đẻ”8 Như vậy, các nước tiền tư bản chủ nghĩa có thể đi lên chủ nghĩacộng sản bằng con đường bỏ qua sự phát triển tư bản chủ nghĩa với nhữngđiều kiện tiên quyết nhất định, một trong những điều kiện đó là các nước tiền

tư bản phải được sự giúp đỡ của giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến

Trong điều kiện lịch sử mới, sau Cách mạng tháng Mười, Lênin khẳng

định: “với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc

hậu có thể tiến lên tới chế độ Xô viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư

nghĩa xã hội, đó là trực tiếp và gián tiếp Theo Lênin, những nước chủ nghĩa

tư bản phát triển cao, giai cấp công nhân đã trưởng thành mới có đủ nhữngtiền đề xã hội, kinh tế và chính trị cho sự chuyển tiếp lên chủ nghĩa xã hội.Còn những nước lạc hậu chỉ có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bằng quá độ giántiếp, điều kiện để quá độ gián tiếp theo Lênin là: hình thái kinh tế - xã hội bỏqua đã lỗi thời lạc hậu, hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời đã thể hiện tính ưuviệt của nó; Đảng cộng sản giữ vị trí lãnh đạo xã hội và luôn được củng cốvững mạnh; chính quyền công nông đủ điều kiện để làm nhiệm vụ chuyênchính vô sản; liên minh công nông bền vững làm cơ sở xây dựng khối đạiđoàn kết toàn dân; phải có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến

8 C Mác và Ph Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG, H, 1993, T.23, tr21.

9 V.I.Lênin toàn tập , Nxb tiến bộ , Matxcơva, 1978, tập.41, tr 295.

Trang 9

Lênin viết: “Tính quy luật chung của sự phát triển trong lịch sử toàn thế giới

đã không loại trừ mà trái lại, còn bao hàm một số giai đoạn phát triển mang những đặc điểm hoặc về hình thức hoặc về trình tự của sự phát triển đó”10.Lênin chỉ rõ, đối với những nước tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tưbản chủ nghĩa phải trải qua những bước trung gian, quá độ, mới có thể xây

dựng thành công chủ nghĩa xã hội “Chúng ta phải hiểu đường lối, thể thức,

thủ đoạn và phương sách trung gian cần thiết để chuyển từ quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội Đó là mấu chốt vấn đề”11

Tóm lại, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cáchmạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, nhằm cải tạo

xã hội cũ, tạo ra những tiền đề vật chất, tinh thần của xã hội mới, xã hội- xãhội chủ nghĩa Đó là quá trình đấu tranh để giải quyết vấn đề ai thắng ai giữachủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, mọi biểu hiện chủ quan duy ý chí, nônnóng hoặc trì trệ bảo thủ, thụ động đều gây hậu quả tiêu cực, ngăn cản quátrình đi lên chủ nghĩa xã hội

3 Sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận đó vào sự nghiệp xây dựngchủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng ta khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội không tách rời nhau-đó là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam,

là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối của Đảng Đường lối kiên định con đườngtiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta là phù hợp với xu thế của thời đại vàđiều kiện cụ thể ở nước ta Con đường của Cách mạng Việt Nam là tiến hànhgiải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân quá độlên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Theo quan điểm củaĐảng, sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân, dưới

sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, dựa trên nền nền tảng liên minh công nhân,

10 V.I.Lênin Toàn tập, Nxb tiến bộ , Matxcơva, 1978, tập.45, tr.431.

11 V.I.Lênin.Toàn tập, Nxb tiến bộ , Matxcơva, 1978, tập 43, tr 274.

Trang 10

nông dân và trí thức đã được củng cố vững chắc, cách mạng Việt Nam chuyểnsang giai đoạn mới, giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạnphát triển tư bản chủ nghĩa Vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cáchmạng Việt Nam, khi Miền Bắc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, miềnNam còn bị đế quốc Mỹ chiếm đóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủtrương, đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: tiến hành cách mạng xãhội chủ nghĩa ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ quagiai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục hoàn thành cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân Hai cuộc cách mạng này có quan hệ chặt chẽthống nhất với nhau là điều kiện thúc đẩy cách mạng Việt Nam phát triển.Đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội tronghoàn cảnh có chiến tranh là một sáng tạo độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

và của Đảng ta, phản ánh đúng thực chất quy luật phát triển của cách mạngViệt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nhận định chính xác những khó khăn phức tạp mà cách mạng Việt

Nam phải trải qua Theo Người về phương diện kinh tế “Miền Bắc nhất định

tiến lên chủ nghĩa xã hội Mà đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải

nghĩa xã hội trong điều kiện vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh, bối cảnhquốc tế vừa có thuận lợi vừa có khó khăn Điều đó buộc chúng ta phải có ýthức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuậnlợi, khắc phục những khó khăn để xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng ta chỉ rõ,quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quá trình khó khăn phức tạp, lâudài Quá trình đó bao gồm hai mặt cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới,trong đó xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt, trung tâm Đồng thời Đảng ta nhấnmạnh đến tính chất phức tạp khó khăn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…

12 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập10, Nxb CTQG, H, 2000, tr 13.

Trang 11

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi (04/1975) đấtnước thống nhất, cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn mới quá độ

đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua phát triển tư bản chủ nghĩa Đại hội lần thứ IV

của Đảng (1976) đã vạch ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Nắm vững

chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa

là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ

trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ mộtnước thuộc địa nửa phong kiến, điểm xuất phát thấp, sản xuất nông nghiệp lạchậu, bỏ qua hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa; đất nước lại trải quahai cuộc chiến tranh với hậu quả để lại hết sức nặng nề, vì vậy thời kỳ quá độ

là một quá trình đấu tranh giai cấp phức tạp lâu dài, phải tiến hành đồng thờihai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa, trong đó nhiệm vụ xây dựng là quan trọng hàng đầu Nhữngnăm trước Đại hội VI (1986), do duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêubao cấp, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, chủ quan duy ý chí, muốn xoá

bỏ nhanh các thành phần kinh tế không cơ bản, không tôn trọng quy luậtkhách quan, áp dụng máy móc mô hình chủ nghĩa xã hội đã làm cho nước tarơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội Đại hội VI của Đảng vớiphương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, tổng kết nhữngthành tựu đạt được, chỉ ra những mặt còn hạn chế, yếu kém cần phải khắcphục, trên cơ sở đó đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thựchiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Chủ trương củaĐảng là thực hiện mở cửa, đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy, tư

13 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ IV, Nxb.St, H, 1977, tr 67.

Trang 12

duy về kinh tế, tư duy về chính trị, chú trọng đổi mới kinh tế làm cơ sở tiền đề

để từng bước đổi mới chính trị Đảng ta xác định đổi mới không phải là thayđổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là tìm cách thực hiện mục tiêu đó một cách

có hiệu quả hơn Trên cơ sở đó Đại hội đưa ra những nhận thức mới về cơ cấukinh tế, về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên,thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hoá và thị trường, xoá bỏtriệt để cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp chuyển hẳn sang hạch toán kinhdoanh, coi trọng lợi ích cá nhân và tập thể, chăm lo phát triển nhân tố conngười, đổi mới cơ chế chính sách xã hội Đại hội VI là cột mốc đánh dấubước chuyển nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội Trước đây nhấn mạnh cách mạng quan hệ sản xuất, trongđổi mới chúng ta đặt vấn đề một cách thực tế hơn, khẳng định rõ tư tưởng cănbản của đổi mới là giải phóng lực lượng sản xuất, trên cơ sở đó từng bước tạolập xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phù hợp

Đại hội Đảng lần thứ VII tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, trên cơ sở lýluận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin, trongtình hình các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ và Liên xô đang cónguy cơ đi đến tan rã Kiên định mục tiêu, con đường đã chọn Đảng takhẳng định: Dẫu sự phát triển xã hội đang trải qua những bước quanh co,phức tạp với những thăng trầm lịch sử, song loài người cuối cùng nhất định

sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội, vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử Đại hộicũng đã nêu lên sáu đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân taxây dựng Đồng thời xác định rõ phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ chặng

đường đầu của thời kỳ quá độ: “thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới

trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau”14; xâydựng nhà nước xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân, lấy liênminh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nềntảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

là nhiệm vụ trung tâm nhằm phát triển lực lượng sản xuất; thiết lập từng

14 Đảng cộng sản Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxbst, H,1991.tr.11

Trang 13

bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng vềhình thức sở hữu, phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất;tiến hành cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá; thực hiện chính sáchđại đoàn kết dân tộc; kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc; thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vữngmạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đại hội Đảng VII,

đại hội Đảng VIII nhận định: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

ngày càng được xác định rõ hơn; xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định

cơ bản hoàn thành nhiệm vụ chặng đường đầu của thời kỳ quá độ

Bước sang thời kỳ phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước, Đại hội IX, X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Con đường đi lên

của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh

tế hiện đại”16 Đại hội X của Đảng đã khái quát mô hình “xã hội chủ nghĩa

mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công,

có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ;

có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì

15 Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ VIII, Nxb CTQG, H, 1996, tr 68.

16 Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ IX, Nxb CTQG, H 2001 tr.21.

Ngày đăng: 13/10/2016, 15:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới, Nxb CTQG, H , 2015, tr.40; tr.216 Khác
2. C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 23, Nxb CTQG. H, 1995, tr.21;tr.537 Khác
3. C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 19, Nxb CTQG. H, 1995, tr.47;tr.33 Khác
3. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ IV, Nxb.St, H, 1977, tr 67 Khác
4. Đảng cộng sản Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxbst, H,1991.tr.11 Khác
5. Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ VIII, Nxb.CTQG, H, 1996, tr. 68 Khác
6. Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ IX, Nxb CTQG, H. 2001. tr.21 Khác
7. Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ X, Nxb.CTQG, H, 2006, tr. 68; tr. 69 Khác
8. Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011, tr.70 Khác
9. Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XII, Nxb CTQG, H, 2016, tr.16; tr.65-66; tr.68; tr.69; tr.72; tr.76; tr.273 Khác
10. Hồ Chí Minh : toàn tập, tập 10, Nxb. CTQG, H, 2000, tr. 13; tr350 Khác
11. V.I.Lênin toàn tập, Nxb tiến bộ , Matxcơva, 1978, tập 23, tr 175 Khác
12. V.I.Lênin, toàn tập, tập 39 Nxb tiến bộ, Matxcơva 1979, tr 309-310 13. C .Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG, H, 1993, T.23, tr21 Khác
14. V.I.Lênin. toàn tập , Nxb tiến bộ , Matxcơva, 1978, tập.41, tr. 295 Khác
15. V.I.Lênin.Toàn tập, Nxb tiến bộ , Matxcơva, 1978, tập 43, tr. 274 Khác
16. V.I.Lênin. Toàn tập, Nxb tiến bộ , Matxcơva, 1978, tập.45, tr.431 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w