1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN mác, ĂNG GHEN, lê NIN PHÁT TRIỂN lý LUẬN về THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội, ý NGHĨA đối với VIỆC lựa CHỌN CON ĐƯỜNG XHCN ở nước TA

18 425 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 256 KB

Nội dung

Chủ nghĩa xã hội khoa học với tính cách là một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng nhằm trang bị cho giai cấp vô sản những vũ khí tư tưởng để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là lật đổ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp, giải phóng con người thoát khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là cộng sản chủ nghĩa. Theo một lẽ tự nhiên, quá trình phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học là quá trình gắn liền với sự vận động của những điều kiện lịch sử mới phản ánh tính quy luật của sự vận động, phát triển trong dòng chảy lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Trang 1

MÁC, ĂNGGHEN VÀ LÊNIN PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN THỜI KỲ

QUÁ ĐỘ LÊN CNXH-Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ TRONG ĐỔI MỚI TƯ DUY

LÝ LUẬN

VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Chủ nghĩa xã hội khoa học với tính cách là một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng nhằm trang bị cho giai cấp vô sản những vũ khí tư tưởng để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là lật đổ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp, giải phóng con người thoát khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là cộng sản chủ nghĩa Theo một lẽ tự nhiên, quá trình phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học là quá trình gắn liền với sự vận động của những điều kiện lịch sử mới phản ánh tính quy luật của sự vận động, phát triển trong dòng chảy lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa Tính quy luật không thể thiếu được những bộ óc thiên tài, phẩm chất trí tuệ uyên bác cùng với trái tim vĩ đại luôn đứng về phía người lao động đấu tranh cho công lý tự do, bình đẳng và hạnh phúc Nếu Mác và Ăngghen là những người sáng tạo ra chủ nghĩa xã hội khoa học thì Lênin là một mẫu hình về sự trung thành, đấu tranh, bảo vệ, phát triển lý luận Mác xít nói chung, chủ nghĩa

xã hội khoa học nói riêng trong điều kiện lịch sử mới làm cho nó trở nên hoàn thiện hơn về tính cách mạng và khoa học của nó

Trong dòng chảy lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa, thì sự phát triển lý luận xã hội chủ nghĩa về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học Bởi lẽ chủ nghĩa

xã hội khoa học với tư cách là một chế độ xã hội không có sẵn trong lịch sử,

để có được chế độ ưu việt ấy giai cấp vô sản phải trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, bền bỉ, gian khổ, phức tạp và phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều “lần thử” mới đi tới mục tiêu cuối cùng Những tư tưởng lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là những “cẩm nang” cho các Đảng cộng sản công nhân quốc tế vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của quốc

Trang 2

gia, dân tộc mình tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi và cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công trên toàn thế giới

Hiện nay chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống, đặc biệt sau sự đổ

vỡ của Liên Xô và Đông Âu, các học giả tư sản phương tây cho rằng học thuyết Mác – Lênin đã hết thời, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học vẫn chỉ là

“không tưởng” chứ không phải là khoa học và cách mạng Nghiên cứu từ bài học sự đổ vỡ ở Liên Xô và Đông Âu, bài học 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng ta, trước bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay, vấn đề có tính chất sống còn đặt ra cho Đảng ta là phải tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, làm

rõ những vấn đề về chủ nghĩa xã hội đặc biệt là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đó là cơ sở để Đảng ta hoạch định đường lối đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, nâng cao niềm tin của nhân dân vào mục tiêu, con đường và chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, nhà nước và nhân dân

ta đang tiến hành

I Tư tưởng của Mác, Ăngghen và Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội

1 Những cống hiến của Mác và Ăngghen

Thời kỳ Mác, Ăngghen gắn với điều kiện lịch sử đó là chủ nghĩa tư bản đang trên đà phát triển, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang hưng thịnh, giai cấp tư sản vẫn thể hiện được vai trò của nó chưa bộc lộ đầy đủ bản chất tàn bạo và phản động, giai cấp vô sản ngày một trưởng thành thông qua các cuộc đấu tranh cách mạng ở châu Âu Nghiên cứu sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhất là quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất Mác, Ăngghen đã có những dự báo thiên tài về sự thay thế của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên và hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa ắt sẽ ra đời thay thế hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa Quá trình hoạt động thực tiễn, sáng tạo lý luận; Mác và Ăngghen

đã vận dụng triệt để quan điểm thực tiễn lịch sử vào nghiên cứu đời sống xã hội thông qua đó xây dựng nên học thuyết hình thái kinh tế xã hội trong đó có

Trang 3

hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa Sự ra đời học thuyết này là một cuộc cách mạng trong quan niệm về lịch sử xã hội, vì lần đầu tiên Mác đã đề cập đến tư tưởng về hình thái kinh tế xã hội và các giai đoạn phát triển của nó Những tư tưởng đó được Mác đề cập chủ yếu trong tác phẩm “phê phán cương lĩnh Gô Ta” (tháng 4/1975) Trong tác phảm ấy, Mác đã vạch rõ bản chất cơ hội, phản động theo đuôi giai cấp tư sản của chủ nghĩa Lát-Xan, đồng thời chính thông qua phê phán Cương lĩnh Gô Ta, Mác đã trình bày những nguyên lý, lý luận về hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa, những đặc trưng

cơ bản của nó nhất là những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa cộng sản giai

đoạn thấp (hoặc giai đoạn đầu) là chủ nghĩa xã hội Đó là “một xã hội cộng

sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội

về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang những dấu vết của

xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra” 1 Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là làm theo năng lực, hưởng theo lao động Giai đoạn cao là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà đặc trưng cơ bản là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu Thông qua phê phán “Cương lĩnh Gô Ta”, Mác đã phê phán tính chất phản động, thoả hiệp của chủ nghĩa Lát- Xan, xuyên tạc tuyên ngôn, xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học Trong tác phẩm này Mác đã chỉ ra rằng để tiến tới hình thái kinh tế xã hội

cộng sản chủ nghĩa đòi hỏi phải trải qua một thời kỳ quá độ “Giữa xã hội tư

bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia, thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá

độ chính trị Và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” 2

Về định nghĩa và tính tất yếu của thời kỳ quá độ, theo tư tưởng của Mác,

đó là thời kỳ “quá độ chính trị”, tức là để tiến lên một hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa thì giai cấp vô sản phải lập ra chính đảng của mình và

1 C Mác v Ph à Ph Ăngghen to n t àn t ập, tập19, Nxb Chính trị quốc gia sự thật , H Nà Ph ội, 1995, tr 33

2 C Mác v Ph à Ph Ăngghen to n t àn t ập, tập19, Nxb Chính trị quốc gia sự thật , H Nà Ph ội, 1995, tr 47

Trang 4

thiết lập chuyên chính vô sản-một hình thức chính trị tất yếu phục vụ cho cuộc đấu tranh giai cấp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Xã hội của thời kỳ quá độ là một xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản mà ra; là thời kỳ cải biến cách mạng, do vậy về kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang những dấu vết của xã hội cũ Công cụ để thực hiện sự cải biến đó là nhà nước chuyên chính vô sản Mác đã phân tích sâu sắc đặc điểm thời kỳ quá độ, trú trọng phân tích đặc điểm kinh tế, tập trung quan hệ sở hữu Mác, Ăngghen luôn nhấn mạnh là sau khi chế độ tư bản chủ nghĩa sụp đổ, nhưng chế độ tư hữu vẫn còn tồn tại, cho nên việc cải tạo để đi đến xoá bỏ chế độ tư hữu là

một quá trình dần dần Mác đã khẳng định “Giai đoạn đầu của xã hội cộng

sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ dài Chính quyền không bao giờ ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế quyết định” 1

Về phương diện chính trị xã hội thời kỳ quá độ là thời kỳ đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt tận gốc với chủ nghĩa xã hội đã được hình thành nhưng vẫn còn non yếu Cho nên mục đích của chủ nghĩa cộng sản về chính trị là xoá bỏ nhà nước, cơ sở để xoá bỏ nhà nước là xoá bỏ chế độ tư hữu, song không phải một lúc mà là một quá trình Mác và Ăngghen đã chỉ rõ nhiệm vụ của thời kỳ quá độ là sau khi giành chính quyền, giai cấp vô sản phải dùng chế độ dân chủ làm phương tiện để thi hành các biện pháp, trực tiếp đánh vào chế độ tư hữu, cải tạo, thủ tiêu các quan hệ bóc lột, thiết lập các quan hệ sản xuất mới công bằng Và đó là một quá trình dần dần, không thể nóng vội Mặt khác sau khi giành chính quyền giai cấp vô sản phải sử dụng quyền lực chính trị một cách triệt để vừa cưỡng bức, tước đoạt bọn áp bức, bóc lột, nhưng vừa phải nêu gương giúp đỡ nhân

dân xây dựng xã hội mới “Khi chúng ta nắm được chính quyền, chúng ta sẽ

không nghĩ đến dùng bạo lực để tước đoạt tiểu nông, như chúng ta buộc phải

1 C Mác v Ph à Ph Ăngghen to n t àn t ập, tập19, Nxb Chính trị quốc gia sự thật , H Nà Ph ội, 1995, tr 36

2 C Mác v Ph à Ph Ăngghen to n t àn t ập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia sự thật , H Nà Ph ội, 1995, tr 736

Trang 5

tước đoạt của bọn địa chủ nhiệm vụ của chúng ta đối với tiểu nông, trước hết phải hướng nền kinh doanh cá thể và sở hữu của họ vào con đường kinh doanh hợp tác không phải bằng bạo lực mà là bằng những tấm gương và sự giúp đỡ của xã hội 2 Điều đó nói lên rằng giai cấp vô sản sử dụng quyền lực chính trị để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới thì phải mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của thời kỳ cải biến cách mạng

Cũng chính từ những đặc điểm của thời kỳ cải biến cách mạng Mác và Ăngghen đã chỉ ra rằng trong suốt thời kỳ quá độ các giai cấp vẫn còn tòn tại, địa vị, tính chất, vai trò của các giai cấp sẽ thay đổi trong quá trình chủ nghĩa

xã hội, vì thế đấu tranh giai cấp trong thời kỳ này sẽ vẫn diễn ra Thực chất đấu tranh giai cấp trong thời kỳ này là để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khi mà cơ cấu xã hội giai cấp vẫn còn tồn tại đan xen, phức tạp Những giai cấp, những bộ phận mà lợi ích cơ bản của họ khác nhau, thậm trí đối lập nhau, do vậy cuộc đấu tranh giai cấp này

nó diễn ra gay go, quyết liệt, phức tạp diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Mác và Ăngghen cũng đưa ra những hình thức đấu tranh giai cấp với giai cấp tư sản và các tầng lớp tiểu tư sản khác Đó là đấu tranh bằng tước đoạt và bằng bạo lực để thủ tiêu chế độ tư bản và không thể tránh khỏi việc xoá bỏ giai cấp tư sản bằng phương pháp hoà bình là điều mong muốn của giai cấp công nhân

Vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX, một trong những cống hiến rất lớn lao của Ăngghen đối với sự phát triển lý luận về thời kỳ quá độ đó là luận điểm về con đường phát triển “rút ngắn” không qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở các nước lạc hậu, chậm phát triển Cống hiến lý luận của Ăngghen đối với sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác là hết sức lớn lao Lênin đã khẳng

định, “muốn đánh giá đúng đắn những quan điểm của Mác, tuyệt đối phải

đọc những tác phẩm của người cùng tư tưởng và người cộng tác gần gũi nhất của Mác là Phri-đrích Ăngghen” 1và hơn thế, chúng ta sẽ không thể nào hiểu 2

1 V I Lênin To n t àn t ập, tập 26, Nxb Tiến bộ M, 1981, tr 110

Trang 6

được chủ nghĩa Mác và trình bày đầy đủ được chủ nghĩa Mác, nếu không chú

ý đến toàn bộ tác phẩm của Ăngghen”1 Sau khi Mác qua đời, Ăngghen đã đem hết nghị lực sục sôi, trí tuệ sáng suốt và trái tim nồng cháy của mình để tiếp tục sự nghiệp cách mạng mà Ông và C Mác đã theo đuổi suốt đời: phát triển và hoàn thiện học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học; phát triển, điều chỉnh, đề xuất đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp đấu tranh cách mạng mới cho chính đảng của giai cấp công nhân Những tác phẩm của Ăngghen thể hiện trong hàng loạt bài viết, thư từ và được coi như là sự bổ xung, cụ thể hoá những tư tưởng mà C Mác đã đưa ra trong “Phê phán Cương lĩnh Gô-ta”, cũng như những tư tưởng mà bản thân ông đã đưa ra trong “Chống Đuy-rinh”, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”

Nói về thời kỳ quá độ, nhất là vấn đề xác định “những giai đoạn quá độ lên xã hội cộng sản”, trong thư gửi Côn-rat Smít (1863 – 1932) - nhà kinh tế học, nhà triết học Đức, người mà khi đó tán thành học thuyết Mác, ngày 1/7/1891 Ăngghen khẳng định, chúng ta “cần phải suy nghĩ kỹ”, không được nôn nóng, không được phép kết luận vội vàng, bởi đây là vấn đề khó nhất trong tất cả những vấn đề còn tồn tại ở một thời kỳ mà “các điều kiện không ngừng thay đổi” Tuy luôn nhắc đi, nhắc lại rằng, nhiều việc diễn biến của tình hình không cho phép đưa ra một chương trình hành động cụ thể cho mọi trường hợp có thể xảy ra nhưng Ăngghen vẫn cố gắng vạch ra những nét cơ bản nhất, những quy luật chung nhất về thời kỳ quá độ Trong quan niệm của ông, thời kỳ quá độ là thời kỳ luôn “gắn với một số thiếu thốn nào đó” bởi đây là “thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia” và “về mọi phương diện kinh tế đạo đức, tinh thần còn mang dấu vết của xã hội cũ mà nó lọt lòng ra như Mác đã nói trong “phê phán cương lĩnh Gô -ta”

Khi phát triển quan niệm về thời kỳ quá độ, Ăngghen đã nói đến tính tất yếu của phương thức quá độ “rút ngắn” đối với đất nước đang ở giai đoạn

Trang 7

phát triển tiền tư bản chủ nghĩa hoặc chưa từng trải qua con đường phát triển

tư bản chủ nghĩa Trong lời bạt viết cho tác phẩm “về vấn đề xã hội ở Nga” Ăngghen khẳng định không chỉ với nước Nga mà còn với tất cả các nước đang trong giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa đều “không những có thể

mà còn chắc chắn rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển của mình lên

xã hội xã hội chủ nghĩa và có thể tránh được phần lớn những đau khổ và những cuộc đấu tranh ở Tây Âu phải trải qua”1 Khi nhận thấy trước một khả năng có thể xảy ra trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, kẻ thù và những lực lượng chống đối giai cấp công nhân và chính Đảng của nó có thể liên kết lại xung quanh khẩu hiệu “nền dân chủ thuần túy”

để chống phá công cuộc xây dựng xã hội mới

Để khắc phục những nhận thức mơ hồ về CNXH và thời kỳ quá độ vẫn còn khá phổ biến trong phong trào công nhân quốc tế, Ăngghen đã nói rõ quan niệm của Ông về sự khác nhau căn bản giữa CNXH và CNTB Ông viết

“cái gọi là “xã hội xã hội chủ nghĩa” theo ý kiến tôi, không phải là cái gì đó

nhất thành bất biến, mà cũng như mọi chế độ xã hội khác nó cần phải được xem xét như một xã hội được thay đổi và cải tạo thường xuyên Sự khác biệt

có tính chất quyết định của nó so với chế độ hiện nay dĩ nhiên là ở việc tổ chức sản xuất trên cơ sở sở hữu chung trước hết của từng dân tộc đối với các

tư liệu sản xuất” 2

Những cống hiến mới của Ăngghen trong việc phát triển một cách sáng tạo học thuyết về CNXH khoa học gắn liền với điều kiện lịch sử luôn biến đổi CNTB đang trong giai đoạn chuyển từ thời kỳ tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền nhà nước (chủ nghĩa đế quốc phong trào cộng sản công nhân quốc tế đã có sự phát triển và có kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, tính chất bóc lột phản động của CNTB đang dần bộc lộ Mặt khác, sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc, các nước lạc hậu chậm phát triển không thể

1 C Mác v Ph à Ph Ăngghen to n t àn t ập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia sự thật , H Nà Ph ội, 1977, tr 632

2 C Mác v Ph à Ph Ăngghen to n t àn t ập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia sự thật , H Nà Ph ội, tr 617 - 618

Trang 8

thực hiện một cách tuần tự theo sự phát triển hình thái kinh tế xã hội Đây là

dự báo rất thiên tài về tương lai của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Tóm lại, Mác và Ăngghen đưa ra những tư tưởng rất quan trọng về sự phân kỳ hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, những dự báo rất quan trọng về nội dung, tính chất, đặc điểm của thời kỳ quá độ và đặc biệt là luận điểm về con đường phát triển “rút ngắn” ở các nước lạc hậu, chậm phát triển

là rất bổ ích và cần thiết cho sự phát triển lý luận thời kỳ quá độ sau này

2 Lênin đấu tranh bảo vệ, phát triển lý luận thời kỳ quá độ trong điều kiện lịch sử mới.

Sau khi Mác và Ăngghen qua đời, Lênin đã bảo vệ phát triển chủ nghĩa Mác một cách sáng tạo làm phong phú chủ nghĩa Mác trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Người bảo vệ phát triển chủ nghĩa Mác cả ba bộ phận cấu thành của nó là triết học, kinh tế chính trị và CNXH khoa học chống lại mọi trào lưu

cơ hội, xét lại chủ nghĩa Mác nhưng không rơi vào chủ nghĩa giáo điều, dập khuôn máy móc Trong đấu tranh bảo vệ phát triển lý luận CNXH khoa học thì lý luận về thời kỳ quá độ là một trong những cống hiến rất đặc sắc của Lênin

Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Lênin

đã đưa ra nhiều quan điểm mới Trong giai đoạn này, CNTB đã trở thành một

hệ thống thế giới bao gồm cả các nước thuộc địa và phụ thuộc dưới ách thống trị của chủ nghĩa tư bản Lênin thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới Điểm nổi bật của Lênin là nhận thức mới của Người về CNXH và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước tư bản kém phát triển Lênin cho rằng, Mác và Ăngghen mới chỉ nêu lên những nét đại thể về chủ nghĩa xã hội trên cơ sở các nước tư bản công nghiệp phát triển lúc bấy giờ Còn đối với nước Nga, một nước tư bản kém phát triển, nền kinh tế tiểu nông còn phổ biến lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nên cần phải có một nhận thức mới về

Trang 9

chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở nước Nga

Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của Mác và Ăngghen khi xác định vị trí của thời kỳ quá độ trong quá trình hình thành hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa, Lênin chỉ ra sự phân kỳ: thời kỳ thứ nhất là những cơn đau đẻ kéo dài; thời kỳ thứ hai là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa; thời kỳ thứ ba là giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa Lênin chỉ rõ đặc điểm cụ thể của từng thời kỳ, từng giai đoạn của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa,

thấy hết tính chất phức tạp từng giai đoạn của nó Lênin khẳng định: “trong

giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, là xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa sau những cơn đau đẻ kéo dài Pháp quyền không bao giờ có thể cao hơn chế độ kinh tế và trình độ phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế quyết định” 1 Trong giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ

nghĩa, sau khi tình trạng phụ thuộc vào sự phân công lao động - một sự lệ thuộc nô dịch hóa con người mất đi, khi mà cùng với nó, sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay mất đi, khi mà lao động chỉ còn là phương tiện sinh sống mà bản thân nó trở thành một nhu cầu bậc nhất của cuộc sống, khi mà cùng với sự phát triển toàn diện của những cá nhân thì cả những lực lượng sản xuất cũng phát triển và tất cả nguồn của cải xã hội tuân ra tràn đầy, chỉ lúc ấy mới có thể hoàn toàn khắc phục được hoàn toàn cái giới hạn chật hẹp cuả pháp quyền tư sản, và xã hội mới có thể viết trên lá cờ của mình:

“làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu”

Việc đưa ra các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là cơ sở để khẳng định tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ của thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Tư tưởng này được hình thành gắn liền với tư tưởng chuyên chính vô sản, gắn liền với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Lênin đã cụ thể hóa và phát triển làm phong phú hơn về thời kỳ quá độ Trước

1 V I Lênin To n t àn t ập, tập 33, Nxb Tiến bộ M, 1976, tr 223

2 V I Lênin To n t àn t ập, tập 36, Nxb Tiến bộ M, 1978, tr 362

Trang 10

hết về định nghĩa thời kỳ quá độ: “danh từ “quá độ” có nghĩa là gì? vận

dụng vào kinh tế có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay, có nhiều thành phần, nhiều bộ phận, nhiều mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không” 2 Đó là một thời kỳ lịch sử lâu dài, thời kỳ đó còn đan xen giữa cái

cũ và cái mới của cả chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, cái cũ chưa hẳn mất đi, cái mới đang được hình thành và từng bước khẳng định Dựa trên phương pháp duy vật lịch sử, Lênin khẳng định tính tất yếu phải trải qua thời

kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và Lênin là người đầu tiên đưa ra khái niệm thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, vị

trí của thời kỳ quá độ chỉ là tương đối chứ không phải tuyệt đối “ các tác

phẩm lý luận của ta đã nhấn mạnh một cách rõ ràng: tất yếu phải có một thời

kỳ quá độ lâu dài và phức tạp từ xã hội tư bản chủ nghĩa (xã hội đó càng ít phát triển thì thời kỳ đó càng dài) quá độ thông qua việc thực hiện kiểm kê, kiểm soát xã hội cộng sản chủ nghĩa song dù chỉ là một trong những bước đầu tiên để tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa” 1 Lênin đã chỉ ra tính chất,

đặc điểm của thời kỳ quá độ, đây là những luận điểm rất quan trọng, nó phù hợp với đặc điểm, điều kiện lịch sử lúc đó ở nước Nga, cũng như các nước lạc hậu chậm phát triển khác trên thế giới Lênin đã ví chủ nghĩa xã hội như một ngọn núi cao, nơi chưa có dấu chân người, cho nên muốn leo lên được nó phải trải qua nhiều bậc thang khó khăn, gian khổ, thậm trí phải thử nghiệm nhiều

lần thì mới có thể đi đến đích “còn chúng ta thì biết rằng việc chuyển từ chủ

nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, nhưng chúng ta sẵn sàng chịu đựng hàng nghìn khó khăn, thực hiện hàng nghìn lần thử, và khi chúng ta đã thực hiện được một nghìn lần thử rồi, thì chúng ta sẽ thực hiện cái lần thử một nghìn lẻ một” 2 Để trải qua những nấc

thang của thời kỳ quá độ đó, giai cấp vô sản thông qua chính Đảng của mình

2

1 V I Lênin To n t àn t ập, tập 44, Nxb Tiến bộ M, 1978, tr 197

2 V I Lênin To n t àn t ập, tập 36, Nxb Tiến bộ M, 1978, tr 505

Ngày đăng: 14/10/2016, 22:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w