1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em

131 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Giới hạn về nội dung nghiên cứu Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, đồng thời phù hợp với những điều kiện hiện có, trong nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu tập trung phân tích mối q

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Lê Khanh

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Các kết quả nghiên cứu được trình bày hoàn toàn trung thực dựa trên kết quả thu được từ mẫu nghiên cứu

Học viên Ngô Thị Hà

Trang 4

Lời cảm ơn !

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS Lê Khanh, thầy luôn tận tụy hướng dẫn về mặt khoa học, luôn khích lệ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của ban giám hiệu nhà trường các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các em học sinh Trường THCS Dịch Vọng, Cầu Giấy- Hà Nội, Trường THCS Thanh Tuyền- Hà Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác để tôi có thể hoàn thành đề tài này

Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, với tinh thần thực sự cầu thị, rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn !

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả

Ngô Thị Hà

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

1 HSTHCS: Học sinh trung học cơ sở

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 3.1: Nhận thức của các bậc phụ huynh về một số vấn đề liên quan đến

mối quan hệ giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở

Bảng 3.2: So sánh nhận thức của các bậc phụ huynh thành thị và nông thôn

về một số vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở

Bảng 3.3: Thực trạng sử dụng các kiểu quan hệ giữa cha mẹ và học sinh trung

học cơ sở của các bậc phụ huynh trên địa bàn nghiên cứu

Bảng 3.4: Thực trạng phản ứng đáp lại tác động của cha mẹ theo kiểu 1 tới

các lĩnh vực học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở

Bảng 3.5: Thực trạng phản ứng đáp lại tác động của cha mẹ theo kiểu 2 tới

các lĩnh vực học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở

Bảng 3.6: Thực trạng phản ứng đáp lại tác động của cha mẹ theo kiểu 3 tới

các lĩnh vực học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở

Bảng 3.7: Cách ứng xử của cha mẹ trong diện điều tra qua kết quả bài tập

tình huống

Bảng 3.8: Thực trạng mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh trung học

cơ sở trong học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của các em trong diện điều tra hiện nay

Bảng 3.9: Các yếu tố ảnh hưởng tới mối quan hệ cha mẹ - con cái của các bậc

phụ huynh trong địa bàn nghiên cứu:

Trang 7

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở 5

1.1.1 Những ngiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 11

1.2 Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở 14

1.2.1 Một số vấn đề lý luận về học sinh trung học cơ sở 14

1.2.1.1 Khái niệm học sinh trung học cơ sở 14

1.2.1.2 Một số đặc điểm về phát triển sinh lý và tâm lý của học sinh trung học cơ sở 16

1.2.1.3 Một số hoạt động cơ bản của học sinh trung học cơ sở 19

1.2.2 Lý luận về quan hệ qua lại giữa cha mẹ với học sinh trung học cơsở 23

1.2.2.1 Khái niệm quan hệ qua lại giữa cha mẹ với học sinh trung học cơ sở trong học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè 22

1.2.2.2 Đặc điểm mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ với con cái nói chung và học sinh trung học sơ sở nói riêng 24

1.2.2.3.Tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ qua lại giữa cha mẹ và con cái trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách con người nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng 27

1.2.2.4 Phương thức hành vi, cách thức ứng xử của cha mẹ đối với con cái trong học tập, vui chơi, quan hệ bạn bè và cách thức đáp lại của học sinh trung học cơ sở trước những tình huống đối mặt 30

1.2.2.5 Một số kiểu quan hệ giữa cha mẹ với con cái (học sinh trung học cơ sở) 33

1.3 Tiêu chí đánh giá mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở trong các lĩnh vực (học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè) 35

1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở 37 1.4.1 Yếu tố khách quan 37

1.4.1.1.Ảnh hưởng của quan niệm truyền thống trong quan hệ cha mẹ - con cái 37

1.4.1.2 Ảnh hưởng của quan điểm hiện đại trong quan hệ cha mẹ - con cái 38

1.4.2 Yếu tố chủ quan 40

Chương 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.1 Tổ chức nghiên cứu 42

2.1.1 Nghiên cứu lý luận: 42

2.1.2 Nghiên cứu thực tiễn: 42

2.2 Phương pháp nghiên cứu 46

2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 46

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 47

2.2.3 Phương pháp giải bài tập tình huống 47

2.2.4 Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình 47

2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 48

2.3 Xây dựng thang đánh giá 48

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 49

3.1 Thực trạng nhận thức của cha mẹ và con cái về những vấn đề liên quan đến mối quan hệ cha mẹ - học sinh trung học cơ sở 49

Trang 8

3.2 Thực trạng sử dụng các kiểu quan hệ giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở của các bậc phụ huynh trên địa bàn nghiên cứu 52 3.3 Thực trạng mối quan hệ cha mẹ - học sinh trung học cơ sở trong học tập, vui chơi và

quan hệ bạn bè của các em trên địa bàn nghiên cứu 56

3.3.1 Thực trạng phản ứng đáp lại tác động của cha mẹ theo kiểu tác động 1 tới các lĩnh vực học tập, vui chơi, quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở 56 3.3.2 Thực trạng phản ứng đáp lại tác động của cha mẹ theo kiểu tác động 2 đến các lĩnh vực học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở 58 3.3.3 Thực trạng phản ứng đáp lại tác động của cha mẹ theo kiểu tác động 3 tới các lĩnh vực học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở 61 3.3.4 Kết quả phương pháp giải bài tập tình huống 64

3.3.5 Thực trạng mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở trong học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của các em trong diện điều tra hiện nay 67

3.4 Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và học sinh trong học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè 70 3.5.Phân tích chân dung tâm lý điển hình: 73

3.5.1 Chân dung tâm lý thứ nhất: Chân dung tâm lý của một phụ huynh thành công trong xây dựng mối quan hệ cha mẹ - học sinh trung học cơ sở 73 3.5.2 Chân dung tâm lý thứ hai: chân dung tâm lý của một phụ huynh học sinh thất bại trong xây dựng mối quan hệ cha mẹ - học sinh trung học cơ sở 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Phụ Lục

Trang 9

Trẻ em là tương lai của mỗi quốc gia và toàn thế giới Đất nước sẽ phát triển như thế nào sau này phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng và giáo dục lớp trẻ ngay từ bây giờ Sự hoàn thiện nhân cách của mỗi đứa trẻ không chỉ phụ thuộc vào sự đầy đủ về mặt vật chất mà còn có một yếu tố không kém phần quan trọng đó là các mối quan hệ của các em với chính cha mẹ mình Các mối quan hệ đó đóng một vai trò quan trọng, to lớn đối với sự phát triển nhân cách của lứa tuổi HSTHCS Khi bước vào lứa tuổi THCS thì các mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ đã dần thay đổi Trẻ không hoàn toàn nghe và làm theo yêu cầu của cha mẹ, chưa hiểu sâu sắc những khó khăn và những điều mong muốn của cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày…Đồng thời trong mối quan hệ, ứng

xử với con cái, cha mẹ cũng gặp rất nhiều khó khăn Những khó khăn này xuất phát từ cách nhìn nhận của người lớn đối với trẻ như: chưa thấy sự phát triển ở một số mặt nào đó của các em, chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm – sinh lý của các em cũng như nguyện vọng, mong muốn của các em…

Về mặt thực tiễn:

Tình trạng học sinh bỏ học, lười học, lêu lổng sống tự do buông thả dẫn đến vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên (HSTHCS) đang là mối quan tâm của các bậc làm cha, làm mẹ của các thầy giáo, cô giáo và toàn xã hội Một thực tế phổ biến hiện nay là: Sự cách biệt giữa thế hệ cha mẹ và con cái dường như ngày càng rộng ra Tuy cùng chung sống trong một mái nhà, song

Trang 10

các thành viên trong gia đình không hiểu nhau, không tìm được tiếng nói chung, thiếu thông cảm cho nhau dẫn đến khó chấp nhận nhau

Nền kinh tế thị trường phát triển có nhiều mặt tốt, làm cho con người sống năng động hơn, thực tế hơn và tất nhiên nó cũng mang lại một cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đang len lỏi vào các ngõ ngách của cuộc sống hàng ngày Đặc biệt, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường có tác động mạnh mẽ vào quan hệ gia đình và nền giáo dục mà đối tượng bị tác động không nhỏ chính là học sinh (nhất là lứa tuổi THCS) Chính vì lẽ đó mà không ít học sinh cảm thấy bế tắc, bất lực trong cuộc sống dẫn đến bất cần đời, muốn thoát khỏi sự kiểm soát của gia đình sống buông thả thậm chí vi phạm pháp luật Trong khi đó các bậc cha mẹ chưa tìm được cho mình một phương pháp giáo dục mới (vẫn áp dụng những biện pháp theo kiểu giáo huấn, áp đặt một chiều) Nếu như chỉ đơn thuần giáo huấn, áp đặt dội từ trên xuống dưới dễ bị bọn trẻ bỏ ngoài tai, chúng sống theo kiểu riêng của chúng đã làm cho nhiều bậc cha mẹ phải lo lắng, đau đầu Đó là chưa kể đến những bậc cha mẹ chưa đủ kiến thức, không đủ biện pháp dạy dỗ con cái

mà “chắp tay nhờ trời” dẫn đến bỏ mặc cho số phận Lại có những gia đình quá khắt khe đối với con mình “nhất cử nhất động” của chúng đều muốn được kiểm soát Điều này chỉ làm cho đứa trẻ bị dồn nén, tổn thương, mất tự chủ

mà nhanh chóng muốn thoát khỏi “gọng kìm” của bố mẹ đi tìm tự do ở bên ngoài

Với những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ qua lại của HSTHCS với CM trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em” là việc làm cần thiết, không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thiết thực để cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Chỉ ra thực trạng mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với cha mẹ trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè

Trang 11

3 Đối tƣợng nghiên cứu

Mức độ mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với cha mẹ hiện nay (tích cực, chưa hoàn toàn tích cực, tiêu cực) trên địa bàn nghiên cứu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

4.2 Khảo sát thực tiễn mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với cha mẹ trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè nhằm chỉ ra thực trạng và tính chất của các mối quan hệ qua lại đó trong thời điểm khảo sát

4.3 Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các mối quan hệ này

4.4 Đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện mối quan hệ giữa HSTHCS với cha mẹ trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn

bè theo chiều hướng ngày càng trở nên tích cực hơn

5 Giả thuyết nghiên cứu

Chúng tôi cho rằng mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với cha mẹ trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè hiện nay, nhìn chung, diễn ra chưa hoàn toàn tích cực Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó sự hiểu biết lẫn nhau và sự đồng cảm giữa cha mẹ và con cái còn chưa thật sâu sắc (cha mẹ hiểu biết chưa đầy đủ về đặc điểm tâm- sinh

lý của HSTHCS cũng như nguyện vọng, mong muốn của các em; ngược lại các em chưa hiểu sâu sắc những khó khăn và những điều mong muốn của cha

mẹ đối với chúng trong cuộc sống hàng ngày…) là nguyên nhân chủ yếu

6 Giới hạn khách thể, địa bàn và nội dung nghiên cứu

6.1 Giới hạn về khách thể nghiên cứu

- 280 học sinh khối lớp 8 và khối 9 (mỗi khối 2 lớp) của hai trường: Trường THCS Dịch Vọng, Hà Nội 140 học sinh; Trường THCS Thanh Tuyền

Hà Nam 140 học sinh

- 100 cha mẹ của các em học sinh

6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Trang 12

Nghiên cứu được tiến hành ở 2 khối: khối 8; khối 9 ở hai trường trong

đó một trường trên địa bàn Hà Nội (Trường THCS Dịch Vọng), một trường tại tỉnh Hà Nam (Trường THCS Thanh Tuyền)

6.3 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, đồng thời phù hợp với những điều kiện hiện có, trong nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu tập trung phân tích mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với cha mẹ trong hoạt động: học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè của HSTHCS dựa trên các kiểu quan

hệ của cha mẹ với học sinh trung học cơ sở Qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện mối quan hệ này theo chiều hướng ngày càng trở nên tích cực hơn

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp phân tích và khái quát hóa các văn bản và tài liệu có liên quan

7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

7.4 Phương pháp giải bài tập tình huống

7.5 Phương pháp mô tả chân dung tâm lý điển hình

7.6 Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học

Trang 13

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ HỌC SINH

TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề mối quan hệ qua lại giữa cha

mẹ và học sinh trung học cơ sở

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Gia đình và các mối quan hệ trong gia đình là những vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu như giáo dục học, đạo đức học, xã hội học, tâm lý học…Bởi gia đình là “cái nôi” đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách con người Nếu thiếu đi cái nôi này trẻ em sẽ mất đi phương hướng và rơi vào nhiều cảnh ngộ đáng thương, nhiều vấn đề xã hội sẽ nảy sinh trong tương lai…

Người ta thường bàn đến nhân cách của cha mẹ để lại dấu ấn trong hành vi của trẻ Mọi cử chỉ, hành động và lời ăn tiếng nói của cha mẹ đều tác động trực tiếp đến suy nghĩ, tình cảm và hành động của con G.Bocki có viết:

“Có một thực tế lạ lùng là phần lớn những thiên tài đều có những bà mẹ tuyệt vời và họ nhận được ở người mẹ nhiều hơn ở người cha” Và khi nói về người cha Đêmôcrit cho rằng: “Đức tính chín chắn của người cha là sự răn dạy có tác dụng nhất đối với đứa trẻ” Và khi nói về tấm gương của cha mẹ N.I.Nôvicôp cho rằng: “Không có gì có thể tác động lên tâm hồn non nớt của trẻ mạnh hơn quyền lực của sự làm gương, còn giữa muôn vàn tấm gương thì không gì gây ấn tượng sâu sắc và bền chặt bằng sự mẫu mực của bố mẹ”

Bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, rất nhiều nhà tâm lý học (Freud, Diana Baumrind, Grolnick và Ryan, Vương Cực Thịnh…) đã đề cập tới các kiểu giáo dục trong gia đình thông qua các mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, những kiểu giáo dục này đã thúc đẩy sự phát triển nhân cách của

cả cha mẹ và con

Trước tiên là công trình nghiên cứu xuyên văn hóa của các tác giả Murdock và L.A.White (1969), R.P.Rohner và một vài học giả khác [14]

Trang 14

Những nhà nghiên cứu này đã khảo sát các quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở

186 quốc gia và trong đó tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của các kiểu quan hệ cha mẹ - con đến sự hình thành nhân cách của con cái như một cá nhân ở những nền văn hóa khác nhau Theo đó các tác giả phân loại quan hệ cha mẹ - con thành bốn kiểu thể hiện thái độ căn bản của cha mẹ đối với con là:

- Kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ thông hiểu - quan hệ

ấm áp và yêu thương

- Kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ ghét bỏ và hung tính

- Kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ dửng dưng và phủ nhận

- Kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ kiểm soát

Trong công trình nghiên cứu của Diana Boumrind về các kiểu quan hệ cha mẹ - con cái lứa tuổi vị thành niên (1971,1999), bà đưa ra bốn kiểu quan

hệ giữa cha mẹ và con cái: độc đoán, uy quyền, thờ ơ và nuông chiều và những ảnh hưởng của các kiểu quan hệ này tới con cái [13] Theo bà cha mẹ độc đoán luôn khắt khe, bắt buộc con phải nhất nhất làm theo đường hướng

mà cha mẹ đã vạch ra Nghĩa là họ luôn cố gắng nỗ lực suốt cả đời để được sống hai lần: một là cuộc sống của họ, một là cuộc sống mà họ đã cướp trên tay của con mình bằng cách đặt ra những giới hạn chính xác, quản lý gắt gao

và khống chế con hoàn toàn Ví dụ, có những bậc cha mẹ cứ lấy kinh nghiệm xưa để giáo huấn, ứng xử với con cái mình ngày nay: ngày xưa bố thế này…, ngày xưa mẹ thế kia…, thế mà bây giờ con lại… Những cha mẹ kiểu này hầu như không cho phép con được bày tỏ nguyện vọng trao đổi, tranh luận với họ

Họ muốn biến con mình thành “cái máy” chỉ biết “vâng lời”.Thực chất đây là kiểu quan hệ một chiều ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển nhân cách của trẻ

Ngược lại với cha mẹ độc đoán là kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ

sở cha mẹ uy quyền Theo bà cha mẹ uy quyền là kiểu cha mẹ khuyến khích con mình độc lập, nhưng trong những giới hạn cho phép của mình để kiểm

Trang 15

soát hoạt động của con, điều khiển cuộc sống của con trong phạm vi đó Họ vẫn cho phép các con trao đổi, tranh luận với cha mẹ các vấn đề liên quan tới chúng nhưng chỉ trong phạm vi này Kiểu quan hệ này giữa cha mẹ và con cái thực chất là kiểu quan hệ hai chiều nhưng chủ yếu cha mẹ vẫn là người quyết định tất cả

Kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ thờ ơ Theo bà cha

mẹ thờ ơ là kiểu cha mẹ không quan tâm tới cuộc sống của con Cha mẹ thờ ơ không thể trả lời được những câu hỏi như: “hôm nay cháu học thêm môn nào ông (bà) có biết không? Hoặc cháu thường hay chơi thân với những người bạn nào? Trẻ trong lứa tuổi này đặc biệt có nhu cầu được cha mẹ quan tâm,

vì thế mà các em có cha mẹ thờ ơ nói chung hay nghĩ rằng cha mẹ còn có nhiều điều khác nữa quan trọng hơn chúng Kết quả là những đứa trẻ trong quan hệ kiểu này không học được cách làm chủ hành vi, chúng luôn thụ động trông chờ người khác chỉ dẫn, vì bố mẹ chúng đã không quản lý đưa ra những yêu cầu, mục đích cho chúng Nếu kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ độc đoán là biến con cái thành cái máy biết vâng lời thì kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ thờ ơ là biến con cái thành những đứa trẻ thiếu hụt tình cảm, mất đi “đầu tầu” chỉ dẫn, soi đường Những cha mẹ kiểu này hầu như để con tự quyết định tất cả theo kiểu chúng muốn làm gì thì làm Đây là kiểu quan hệ ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển nhân cách của trẻ

Kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ nuông chiều Theo bà cha mẹ nuông chiều con cái là mẫu cha mẹ rất quan tâm đến con, nhưng lại sao nhãng việc quản lý con và rất ít khi đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi đối với con Nhiều cha mẹ chủ ý nuôi nấng con theo cách này bởi họ tin rằng, sự

“quan tâm trìu mến” kết hợp với việc ít kiềm chế, bó buộc sẽ giúp họ nuôi dạy con trở thành người tự tin và sáng tạo Con cái được cha mẹ nuông chiều thường kém cỏi về mặt xã hội, đặc biệt là thiếu tự tin Theo bà cha mẹ kiểu này thường cho phép con làm những gì chúng muốn và quả là con cái của họ

Trang 16

không học được cách tự chủ, luôn thụ động, trông chờ vào sự chỉ dẫn của người khác

Diana Boumrind khẳng định đa số cha mẹ áp dụng đồng thời nhiều kiểu giáo dục mặc dù vẫn có một kiểu nào đó trội hơn; qua đó mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ sẽ giúp ích rất nhiều cho con trong sự phát triển tâm sinh lý trước mắt cũng như sau này Bà cũng khẳng định rằng dù cha mẹ dùng kiểu quan hệ nào với con đi nữa thì cha mẹ cũng không được làm giảm đi tầm quan trọng của quá trình xã hội hóa ở trẻ vị thành niên hòa nhập, thích nghi với cha mẹ cũng như cha mẹ thích nghi với trẻ vị thành niên

Không đưa ra sự phân chia như Diana Boumrind, các nhà nghiên cứu Keith B.Magnus, Emory L.Cowen, Douglas B.Fagen, Wiliam C cho rằng khi xem xét quan hệ cha mẹ đối với con, người ta phải đề cập đến thái độ của cha

mẹ, sự quan tâm cũng như kỷ luật của họ với con [13] Và các nhà nghiên cứu

đã nhận định rằng, trách nhiệm và sự cảm thông của cha mẹ thúc đẩy những liên kết lành mạnh và cung cấp cho trẻ một chỗ dựa an toàn giúp cho chúng khám phá môi trường của mình một cách tự do (Bowlby- 1988), phát triển hình ảnh tích cực về bản thân, cảm giác về năng lực (Carlson và Sroufe- 1995, Sroufe, 1990) và có những kỳ vọng vào tương tác liên quan đến cá nhân một cách thân thiện (Sroufe, Schork, Motti, Lawroski và Lafreniere, 1984), hình thành nền tảng vững chắc về sự điều chỉnh hành động và cảm xúc vững chắc (Ainsworth et al, 1978, sroufe, 1990) Liên kết an toàn có liên quan đến sự phát triển nhận thức một cách đầy đủ (Matas, Arend, và Sroufe, 1978) cũng như khả năng xã hội, lòng tự trọng và sự độc lập (Sroufe, Fox và Pancake,

1983, Water, Wippman và Sroufe, 1979) Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự ấm áp, ủng hộ và chấp nhận của cha mẹ đã khuyến khích con thích nghi một cách có hiệu quả với điều kiện căng thẳng của cuộc sống (Mate và Coatsworth 1998, Werner và Smith, 1992, Wyman 1991- 1992) [14]

Sự quan tâm của cha mẹ được thể hiện qua thời gian mà cha mẹ đã dành cho những hoạt động chung với con và những quan tâm của họ đến

Trang 17

những lĩnh vực hoạt động chính trong cuộc sống của trẻ (hoạt động: học tập, vui chơi giải trí, quan hệ bạn bè…) Nghiên cứu sự quan tâm của cha mẹ đối với con; Bowlby 1988; Carlson và Sroufe 1995 cho thấy sự quan tâm tích cực của cha mẹ củng cố sự liên kết giữa cha mẹ và con làm cho trẻ cảm nhận được sự an toàn và giá trị của bản thân ở mức độ cao hơn Grolnick và Ryan (1989) đã chỉ ra rằng sự quan tâm của cha mẹ đối với con có liên quan đến năng lực đánh giá và kết quả học tập của trẻ Cha mẹ quan tâm đến con sẽ giúp cho chúng đồng nhất và tiếp thu các giá trị xã hội một cách thuận lợi Theo Patterson (1982) nếu cha mẹ quan tâm đến con thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự tự kiểm soát và sự điều chỉnh hành vi của trẻ Ngoài việc có liên quan đến tính tự kiểm soát thì theo Pulkkinen (1982) sự quan tâm này còn có tác động tích cực, trên thực tế với nhiều ông bố bà mẹ dù con cái ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì với họ chúng vẫn còn cần được chăm sóc dạy bảo và che chở Trong khi đó thì bọn trẻ mỗi ngày một lớn, mỗi lúc một trưởng thành hơn Nhất là các em ở lứa tuổi học sinh cấp II, chúng rất thích được làm người lớn nếu không muốn nói là mong ước khát khao [14].

Trong những năm gần đây, hai nhà tâm lý học Higgins và Maccabe (2003) đã tiến hành nghiên cứu những mối quan hệ giữa việc ứng xử tàn tệ của gia đình đến quá trình phát triển của trẻ và năng lực thích nghi ở tuổi trưởng thành Kết luận của nghiên cứu này là chất lượng mối quan hệ liên nhân cách ở tuổi trưởng thành bị ảnh hưởng bởi những biểu hiện của sự quyến luyến về mặt thể chất trong giai đoạn ấu thơ, ngay cả sự cố kết trong gia đình

ở giai đoạn ấu thơ

Đặc biệt là những nghiên cứu về các cảm xúc trong gia đình của Carole Hooven, Daniel Goleman Theo hai ông: Cái cách bố và mẹ thể hiện tình cảm đối với nhau, cộng thêm những quan hệ trực tiếp của bố mẹ đối với con cái để lại dấu ấn sâu sắc ở con cái Khi hai ông đi sâu phân tích quan hệ giữa bố mẹ

và hệ quả của những quan hệ ấy đối với con cái, hai ông thấy rằng những cặp

vợ chồng thông minh nhất về mặt xúc cảm cũng là người giúp đỡ tốt nhất cho

Trang 18

con cái mình vượt qua dao động về mặt xúc cảm của chúng Những nghiên cứu của hai ông về xúc cảm trong quan hệ vợ chồng xuất hiện ba phong cách

về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái như sau: (1) Kiểu quan hệ giữa cha mẹ

- con cái trên cơ sở cha mẹ hoàn toàn không biết tới những cảm xúc của con Những ông bố, bà mẹ trong trường hợp này, theo hai ông, họ coi sự thất vọng

về cảm xúc của con là một điều vô nghĩa hoặc gây khó chịu, cuối cùng khiến đứa con tự xoay sở lấy một mình Họ không nắm lấy cơ hội này để gần gũi con và giúp nó làm chủ tốt hơn về cảm xúc của nó (2) Kiểu quan hệ giữa cha

mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ để con tự làm lấy việc của chúng Tức là họ biết rõ đứa con cảm thấy như thế nào nhưng họ cho rằng phải để nó biểu hiện theo cách của nó - dù nó làm hỏng đi hỏng lại, họ không can thiệp vào chuyện của con và gần như là để con tự lập hoàn toàn (3) Kiểu quan hệ giữa cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ tỏ ra khinh thường và không tôn trọng những điều đứa con cảm nhận Theo hai ông, những bố mẹ kiểu này luôn luôn phê phán, không vừa ý và trừng phạt nghiêm khắc những sai lầm mà đứa con mắc phải [8, tr 335]

Nghiên cứu về khủng hoảng trong quan hệ với cha mẹ cũng đã được các tác giả đề cập đến nhưng mới chỉ là những nét chấm phá đầu tiên và dừng lại trong quan hệ gia đình nói chung Tác phẩm “The family”- 2001, 2002 của tác giả Kathleem, R.Gilbert đã phân tích những khủng hoảng trong gia đình như nạn bạo lực trong gia đình, giới tính hay sự ly hôn của cha mẹ, việc mất người thân đã ảnh hưởng lớn tới đời sống tâm lý, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Nghiên cứu của P.Noller và V.Canllan (1991) về khả năng độc lập của con đã cho kết quả như sau: trên 90% trẻ ở lứa tuổi thiếu niên cho rằng cha

mẹ đối xử không công bằng với con, cha mẹ vẫn đối xử với con như hồi còn nhỏ mặc dù bây giờ con đã lớn Và chính những đòi hỏi đang lớn của con

“muốn được đối xử như người lớn” không được cha mẹ đáp ứng đã tạo ra những mâu thuẫn, xung đột trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái Chính

Trang 19

những phàn nàn này của con cái cho thấy phần lớn cha mẹ có thái độ coi nhẹ khả năng độc lập của con đang ở tuổi thiếu niên trong khi đứa trẻ muốn cha

mẹ đối xử với con như người lớn Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cha mẹ cần hình thành niềm tin ở con, tin rằng con đã lớn và có quyền được cha mẹ đối

xử bình đẳng

Nhìn chung, những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đều có xu hướng khẳng định các kiểu quan hệ giữa cha mẹ- con cái có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển nhân cách của trẻ Chủ yếu các nghiên cứu này đi sâu phân tích cách thức cha mẹ tác động tới con cái, ít đi sâu phân tích cách thức con cái phản ứng lại những tác động của cha mẹ đối với chúng để từ đó rút

ra chiều hướng tích cực (hay tiêu cực) của mối quan hệ qua lại này

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Các nhà TLH Việt Nam đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ cha mẹ - con cái ở tuổi vị thành niên Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu ảnh hưởng của mối quan hệ bất hòa giữa cha mẹ đến sự phát triển tâm lý của trẻ Nghiên cứu “Những tổn thương tâm lý do bố mẹ ly hôn” do nhóm tác giả của Viện tâm lý học thực hiện năm 2002 dưới sự chủ trì của TS Văn Thị Kim Cúc Trong công trình nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu chỉ ra mối quan

hệ giữa sự tổn thương tâm lý thiếu niên và vấn đề ly hôn của bố mẹ, các tác giả nghiên cứu cho rằng: Những đứa con trong các gia đình ly hôn tồn tại nhiều dạng và mức độ tổn thương tâm lý khác nhau tùy thuộc vào các cách thức xung đột gia đình xảy ra trước ly hôn, thời điểm xảy ra ly hôn, độ dài của thời gian xảy ra xung đột cho tới lúc ly hôn vào việc đứa con sống cùng ai sau khi ly hôn, mối quan hệ của bố mẹ trước và sau khi ly hôn…các tổn thương tâm lý ảnh hưởng đến sự đánh giá bản thân của trẻ, ảnh hưởng đến chính mối quan hệ của trẻ sau này với chính người bố hoặc người mẹ mà nó chọn sinh sống sau này [6]

Tác giả Phạm Thị Tính (2008) cũng lưu ý rằng những cảnh tượng xung đột trong gia đình, cảnh bố mẹ đánh đuổi, hăm dọa nhau, cùng một mái nhà

Trang 20

nhưng bố mẹ không quan tâm đến nhau và quên mất sự có mặt của trẻ, điều này sẽ làm mất đi bản chất hồn nhiên trong trắng của trẻ thơ Hình ảnh bạo lực sẽ in sâu vào tâm trí của trẻ làm cho trẻ mất niềm tin, không chủ động được hành vi, nhiều em gái căm thù hôn nhân và đàn ông, em trai manh động thể hiện thái độ căm giận với người thân; những trẻ em sống trong hoàn cảnh gia đình bạo lực thường mất quyền tham gia các hoạt động để được phát triển trí tuệ, chúng không được hưởng quyền được bảo vệ từ phía người thân, nhiều trường hợp con bị tước luôn quyền sống

Tác giả Lê Thị Quý với nghiên cứu về “Bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó đến tâm lý và sự hình thành nhân cách trẻ em”, đăng trên tạp chí tâm

lý học, số 3, tháng 6 năm 2000 cho ta thấy một số kết quả như sau: Những gia đình có bạo lực, lối ứng xử của cha mẹ đối với con cái dẫn tới sự thiếu hụt trong sự phát triển nhân cách của trẻ: khi lớn lên trẻ dễ có những hành động

mà lúc trước chúng được chứng kiến, chúng có thể là bản sao của bố mẹ trong tương lai, chúng có nét tính cách đặc biệt thiếu tự tin, rụt rè lo sợ hay làm hỏng việc, có xu hướng rời xa gia đình, dễ tiếp thu những tác động xấu từ xã hội [29]

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (1997) trong tác phẩm “Khi con đến tuổi dậy thì” đã cung cấp cho cha mẹ một số hiểu biết về tâm lý lứa tuổi thiếu niên

và đưa ra một số câu chuyện về mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa thiếu niên với cha mẹ nhằm giúp các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc phát triển mối quan hệ với con cái theo chiều hướng tích cực [32]

Trong một nghiên cứu tại 6 tỉnh miền Bắc và miền Trung do viện nghiên cứu Thanh Niên thực hiện (Đặng Cảnh Khanh - 2003) với nghiên cứu

là 1240 học sinh các trường Tiểu học và THCS cho thấy 46% các em nói rằng cha mẹ các em thường xuyên phạt con cái bằng cách này hay cách khác nếu các con có lỗi Trong số những em đã bị phạt thì có 26% nói rằng các em bị đánh, 65% bị mắng chửi và 10% bị phạt với các hình thức khác

Trang 21

Tác giả Lê Ngọc Hân, Nguyễn Thanh Tâm (1999) cho rằng khi xem xét quan hệ giữa cha mẹ với con cái có thể chỉ ra hai loại quan hệ: đó là những quan hệ sinh học và những quan hệ xã hội (giáo dục, xã hội hóa, các hành vi mang tính văn hóa) Các tác giả không phân tích sâu từng kiểu loại quan hệ, vai trò của người cha, người mẹ đối với con mà chủ yếu xem xét quan hệ cha

mẹ - con trên cơ sở thái độ của các bậc cha mẹ đối với việc chăm sóc, giáo dục con trong xã hội hiện nay

Tác giả Lê Thị Bừng với cuốn “Tâm lý học ứng xử”, lần đầu tiên bàn đến một vấn đề phức tạp trong mối quan hệ giữa con người với con người nói chung và mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái nói riêng thông qua cách ứng

xử của bố mẹ tới con cái và ứng xử của con cái đối với bố mẹ ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển nhân cách của đứa trẻ trong gia đình [1]

Tác giả Lưu Song Hà với nghiên cứu về: “Hành vi lệch chuẩn của HSTHCS và mối tương quan giữa nó với kiểu quan hệ cha mẹ - con cái”, luận

án Tiến sĩ (2005) cho rằng tồn tại ba kiểu quan hệ giữa cha mẹ và con cái: quan hệ tin tưởng - bình đẳng, quan hệ bàng quan - xa cách, quan hệ nghiêm khắc - cứng nhắc Theo tác giả, với kiểu quan hệ tin tưởng - bình đẳng, cha

mẹ luôn gần gũi, quan tâm tới đời sống, tình cảm cũng như các sinh hoạt của con, cha mẹ kiên nhẫn, nhẹ nhàng lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con, luôn

cố gắng để hiểu con và cho phép con nói lên ý kiến của mình, uốn nắn các nhìn nhận phiến diện của con Những cha mẹ kiểu này đặt ra các nguyên tắc cho con, nhưng họ cũng rất quan tâm chăm sóc và thường xuyên giao tiếp với con Còn cha mẹ kiểu bàng quan - xa cách dường như không quan tâm đầy đủ đến cuộc sống của con, không để ý đến việc con làm gì Đối với con, cha mẹ kiểu này rất dễ dãi, không nghiêm khắc Quan hệ bàng quan - xa cách bộc lộ việc cha mẹ luôn thả lỏng cho con để các em tự làm những việc chúng thích, cha mẹ có kiểu quan hệ này thường chiều theo những ý thích của con, họ không quản lý, không kèm cặp con đồng thời cũng không để ý tới việc sinh hoạt và học tập của con, họ bênh vực con vô điều kiện Với kiểu quan hệ

Trang 22

nghiêm khắc - cứng nhắc thể hiện việc cha mẹ luôn can thiệp sâu vào mọi mặt trong cuộc sống của con ngay cả khi con cái họ đã trưởng thành Con cái trong những gia đình có cha mẹ kiểu này không có quyền gì đối với các quyết định có liên quan đến mình, tất cả đều do cha mẹ quyết Cha mẹ buộc con phải làm theo những gì mà họ cho là đúng mà không bao giờ để ý đến ý kiến của các em Cha mẹ nghiêm khắc trách phạt các em trong mọi trường hợp mắc lỗi mà không mấy quan tâm đến nguyên nhân nào đẩy con mình đến chỗ mắc sai lầm Cha mẹ kiểu này mong muốn con phải tuyệt đối phục tùng mình,

họ quản lý con rất sát sao, đặt ra những giới hạn chính xác buộc con phải tuân thủ, họ không cho phép con được trao đổi hay thảo luận với cha mẹ về bất cứ điều gì [13]

Tóm lại, quan hệ giữa cha mẹ và con cái được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau đã cho chúng ta thấy nhiều chiều cạnh thú vị, phức tạp của các mối quan hệ Những nghiên cứu này nhìn chung mới chỉ tập trung tìm hiểu những ảnh hưởng của mối quan hệ bất hòa giữa cha và mẹ tới con cái, chủ yếu đi sâu phân tích chiều tác động của cha mẹ đến con cái và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển tâm lý của chúng; hầu như ít quan tâm phân tích sâu sắc chiều phản ứng đáp lại của con cái trước tác động của cha mẹ nhằm xem xét khuynh hướng tích cực (hoặc tiêu cực) của mối quan hệ cha mẹ - con cái Nghiên cứu của chúng tôi bước đầu chú ý tới phân tích cả hai chiều vừa nói tới ở trên của mối quan hệ cha mẹ - con cái

1.2 Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở

1.2.1 Một số vấn đề lý luận về học sinh trung học cơ sở

1.2.1.1 Khái niệm học sinh trung học cơ sở

Tuổi học sinh trung học cơ sở ứng với độ tuổi thiếu niên (từ 11 – 15 tuổi) Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ sự phát triển nhân cách của các em ở những giai đoạn phát triển sau.Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: thời kỳ quá độ; tuổi

Trang 23

khó bảo; tuổi khủng hoảng; tuổi bất trị; tuổi gần bạn xa mẹ Đây là lứa tuổi chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành trong đời sống tâm – sinh lý của các em có những thay đổi rất mạnh mẽ (xem thêm Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội)

Chính vì vậy, theo quan niệm của các nhà tâm lý học Xô Viết (cũ) thì phạm trù lứa tuổi thiếu niên (HSTHCS) không chỉ là lứa tuổi tính theo thời gian và mức độ phát triển cá thể (tuổi dậy thì) mà còn nhấn mạnh cả vị thế xã hội nhất định, địa vị và hoạt động xã hội đặc trưng cho lứa tuổi đó Trong nghiên cứu này, chúng tôi hiểu HSTHCS là những học sinh ở lứa tuổi thiếu

niên đang học từ lớp 6 tới lớp 9 trường THCS với những đặc điểm phát triển

tâm- sinh lý đặc thù, đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển tâm lý của cả đời người ở những giai đoạn phát triển tâm lý tiếp theo

Ngày nay, do đời sống xã hội có nhiều thay đổi, trẻ giai đoạn này có điều kiện sống tốt hơn, được tiếp cận với nhiều trào lưu, lối sống, quan điểm khác nhau càng làm cho đời sống tâm lý của thiếu niên có những nét mới đáng để người lớn, với tư cách là nhà giáo dục quan tâm Đó là:

Thiếu niên có thể không hề nhớ việc dọn giường, nhưng lại chẳng bao giờ quên số điện thoại của những người tâm huyết với mình;

Thiếu niên có thể nghe được bài hát Micheal Jackson vọng cách 3 căn nhà, nhưng không nghe thấy tiếng mẹ gọi ở phòng bên;

Thiếu niên có thể sử dụng được chiếc Iphone hiện đại nhất không cần

ai chỉ cách, nhưng lại không phân biệt được đâu là muối và mì chính;

Thiếu niên thường không biết sợ là gì, dám bắt tay làm tất cả;

Thiếu niên thích sống khác người, không ai giống mình, khác với thế

hệ của bố mẹ, nhưng lại rất sợ mình khác người lớn (chưa phải là người lớn);

Thiếu niên luôn tưởng rằng bố mẹ mình chưa từng là một “teen” nên chẳng hiểu gì về mình cả

(Nguồn tin: www.tamly.com.vn)

Trang 24

1.2.1.2 Một số đặc điểm về phát triển sinh lý và tâm lý của học sinh trung học cơ sở

a) Một số đặc điểm phát triển sinh lý của học sinh trung học cơ sở

HSTHCS là lứa tuổi có nhiều biến đổi về mặt sinh lý có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tâm lý của các em Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ về mặt cơ thể nhưng không đồng đều Các tuyến nội tiết quan trọng như: tuyến yên, tuyến giáp, thượng thận, sinh dục… phát triển mạnh làm cơ sở cho sự xuất hiện những ham muốn và hứng thú mới chưa từng có ở tuổi nhi đồng Tương tự như vậy hệ xương cũng phát triển rất nhanh, trung bình một năm các em cao thêm khoảng 5-6cm, trong khi đó hệ cơ lại phát triển chậm làm cho cơ thể của các em trở nên thiếu cân đối, lóng ngóng, vụng về hay làm đổ

vỡ những vật dụng trong gia đình đúng như tác giả Nguyễn Ánh Tuyết nhận xét: “Đứng vỡ nồi, ngồi vỡ vung" là bức tranh phổ biến, là hình ảnh tiêu biểu cho các em thiếu niên

Hệ tim mạch của tuổi thiếu niên cũng phát triển không cân đối, lượng máu tăng nhanh trong khi đó đường kính của mạch máu lại phát triển chậm hơn dẫn đến sự rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu làm cho các em thường có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh

Trong hoạt động của hệ thần kinh cấp cao thì quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt hơn sơ với quá trình ức chế Do vậy các em thường không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được những xúc động mạnh, hay mất bình tĩnh, dễ xúc động, dễ hồi hộp, dễ bực tức, cáu kỉnh và dễ

bị kích động…

Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể và sự phát triển khá hoàn thiện về cấu tạo cũng như chức năng của các cơ quan, các tuyến nội tiết…mà ở lứa tuổi HSTHCS đã xuất hiện một hiện tượng mới đặc trưng cho lứa tuổi: hiện tượng dậy thì Hiện tượng dậy thì với những biểu hiện tương đối độc đáo mang tính chất giới tính đã ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý của trẻ, trước hết là lĩnh vực tình cảm Nhiều em từ việc nhận thức những biến đổi mới lạ

Trang 25

của cơ thể mà đã xuất hiện sự ngộ nhận về bản thân, cho rằng mình đã là người lớn, mình có thể làm được tất cả những việc người lớn làm…Người lớn, với tư cách là nhà giáo dục, nếu không hiểu biết những đặc điểm về sự phát triển thể chất này của thiếu niên sẽ dẫn đến cách ứng xử thô bạo làm cho quan hệ với các em trở nên khó khăn, phức tạp, đôi khi rất khó giải quyết b) Một số đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở

Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là năng lực ghi nhớ có chủ định tăng lên rõ rệt; các em biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn Hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở có những biến đổi cơ bản: Tư duy nói chung và

tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một đặc điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên; những thành phần của tư duy hình tượng - cụ thể cũng vẫn được tiếp tục phát triển, giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy Các em biết tách ra các dấu hiệu bản chất của đối tượng, nhưng không phải bao giờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận khi giải quyết vấn đề một cách có căn cứ Trên nền tảng này của sự phát

Trang 26

triển năng lực tư duy, tâm lý thiếu niên bắt đầu có những biểu hiện tích cực chuyển từ bị động sang chủ động, từ phụ thuộc sang độc lập trong mối quan

hệ với những người xung quanh Nếu không nắm vững đặc điểm này trong sự phát triển tâm lý thiếu niên, người lớn với tư cách là nhà giáo dục rất dễ phạm sai lầm trong khi thực thi chức năng giáo dục của mình (xem thêm Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội)

đó ở tuổi này dễ xảy ra những hành vi cử chỉ cực đoan khó lường trước Không nắm vững những đặc điểm này cha mẹ nói riêng và các nhà giáo dục nói chung dễ thất bại trong việc giáo dục các em

+ Phát triển tự ý thức

Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi thiếu niên là sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức so với tuổi nhi đồng Ở lứa tuổi thiếu niên tự ý thức của cá nhân phát triển mạnh, các em có ý thức về bản thân mình một cách rõ rệt Sự phát triển mạnh tự ý thức của các em làm thay đổi toàn bộ tiến trình phát triển tâm lý sau này của các em Các mối quan

hệ đối với mọi người, đối với xã hội đặc biệt là đối với cha mẹ có sự thay đổi

rõ rệt Sự thay đổi này diễn ra theo chiều hướng chuyển từ bị động sang chủ động, từ phụ thuộc sang độc lập Những yêu cầu của cha mẹ và những người

có uy tín nhất trước đây vẫn được các em tự nguyện thực hiện thì nay chỉ những yêu cầu nào phù hợp với “quan điểm mới”, “nhận thức mới” của các

Trang 27

em mới được các em thực hiện một cách tự nguyện, vui vẻ (xem thêm Lê Khanh (2007), Tập bài giảng Tâm lý học nhân cách, Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội) Còn trong trường hợp ngược lại nó sẽ gây ra những phản ứng quyết liệt thậm chí mang tính chất nổi loạn về mặt tâm lý ở các em Đó là sự chống đối lại cha mẹ, làm ngược lại những gì cha mẹ nói Thời kỳ này các em biết tự đòi hỏi mình, làm những việc phù hợp với chuẩn mực mà mình tin là đúng đắn, tự chịu trách nhiệm trước hành vi của mình Mặt khác, ở lứa tuổi này các em xuất hiện nhu cầu có bạn thân thiết để chia sẻ những rung động, những trải nghiệm mới mà không phải với bất kỳ ai cũng

có thể chia sẻ được Những yếu tố này đánh dấu một chất lượng mới trong sự phát triển nhân cách của các em Nếu cha mẹ nói riêng và các nhà giáo dục nói chung không nhận ra bước chuyển tiếp này dễ thất bại trong việc giáo dục các em

1.2.1.3 Một số hoạt động cơ bản của học sinh trung học cơ sở

Trẻ em nói chung, HSTHCS nói riêng phát triển tâm lý trên cơ sở tiếp thu những tri thức mà loài người đã tích luỹ được thông qua các hoạt động Các hoạt động đó diễn ra trong các mối quan hệ với những người xung quanh, đặc biệt với cha mẹ, thầy cô và bạn bè là nguyên nhân dẫn tới những thành tựu trong sự phát triển nhân cách như vừa mô tả trên của các em Trên thực tế

có nhiều hoạt động của HSTHCS liên quan đến sự hình thành, phát triển nhân cách của các em Song, vì nhiều lý do khác nhau trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung phân tích hoạt động học tập, hoạt động vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè của các em Đây là những hoạt động cơ bản có ý nghĩa quyết định nhất đến sự hình thành và phát triển nhân cách của thiếu niên

Trang 28

những khái niệm, những quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc Điều đó phù hợp với trình độ phát triển tư duy và các chức năng tâm

lý khác của lứa tuổi này, đồng thời là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển những chức năng tâm lý này ở các em vươn tới trình độ mới cao hơn, đặc biệt là sự phát triển mạnh tư duy lý luận khám phá bản chất và các mối quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng Vì thế các em thường yêu cầu người khác phải lập luận có lý lẽ mỗi khi muốn thuyết phục các em làm theo

ý kiến của mình, ngược lại các em cũng thuyết phục người khác bằng lập luận theo quan điểm riêng của mình Người ta thường nói thiếu niên là tuổi của “lý sự” là như vậy Điều đó làm cho thiếu niên có xu hướng chống lại quyết liệt mọi sự áp đặt từ người lớn (với tư cách là nhà giáo dục), điều mà khi còn ở tuổi nhi đồng các em vẫn tự nguyện chấp nhận một cách dễ dàng và tự nhiên Hoạt động học tập ở trường THCS mang lại bước tiến quan trọng này trong

sự phát triển nhân cách của thiếu niên, tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động khác của thiếu niên diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao Vì lẽ đó, hoạt động học tập ở trường THCS có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý nói chung, nhân cách nói riêng của thiếu niên Tổ chức tốt hoạt động học tập của thiếu niên ở trường THCS một cách hài hòa và cân đối với các hoạt động khác của các em là nhiệm vụ quan trọng số một của gia đình, nhà trường và toàn xã hội Ở đây những sai lầm mắc phải có thể sẽ mang lại những hậu quả khôn lường không chỉ cho sự phát triển nhân cách của các em

mà còn cho cả hạnh phúc gia đình và sự yên bình của xã hội

b) Hoạt động vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè

+ Vui chơi giải trí

Vui chơi giải trí là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của cá nhân, nếu thiếu nó thì sự phát triển của cá nhân không thể đầy

đủ và toàn diện Nó là một dạng hoạt động nhằm thoả mãn sở thích, hứng thú

và nhu cầu phát triển thể chất, trí tuệ, ý chí, tình cảm, hình thành khả năng phân tích tổng hợp của các em Cùng với các hoạt động khác như hoạt động

Trang 29

học tập, kết giao bạn bè Thông qua vui chơi, các em tiếp thu được những tri thức mới, phát triển cả về thể chất cũng như tâm lý; phát triển những mối quan hệ với những người xung quanh trong cuộc sống; có nhiều trải nghiệm thực tế, hình thành và phát triển các kỹ năng hoạt động như kỹ năng tổ chức,

kỹ năng đánh giá, kỹ năng giao tiếp ứng xử, hợp tác đặc biệt là đối với những người bạn chơi (bố mẹ, bạn bè…) Vì vậy hoạt động vui chơi có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển tâm lý nói chung, nhân cách nói riêng của thiếu niên Nếu gia đình và nhà trường không chỉ đạo và tổ chức tốt hoạt động này thì có thể sẽ mang lại những hậu quả khôn lường không chỉ cho sự phát triển nhân cách của các em mà còn cho cả hạnh phúc gia đình và sự yên bình của xã hội (xem thêm Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (1997), Khi con đến tuổi dậy thì,

Nxb Phụ nữ, Hà Nội)

+Quan hệ bạn bè

Ở tuổi thiếu niên nhu cầu kết giao với bạn bè cùng trang lứa là một nhu cầu đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách các em Qua đó các em thể hiện và khẳng định được bản thân mình, tìm kiếm được sự chấp nhận trong nhóm bạn mà ở gia đình các em không có

Quan hệ với bạn bè của HSTHCS cùng lứa tuổi phức tạp, đa dạng hơn nhiều so với học sinh tiểu học Sự giao tiếp của các em đã vượt ra ngoài phạm

vi học tập, phạm vi nhà trường, mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệ mới trong đời sống của các em Các em rất khao khát được giao tiếp và cùng hoạt động chung với nhau, các em có nguyện vọng được sống cùng những bạn bè thân thiết, tin cậy Các em mong muốn có một tình bạn riêng, thân thiết để “gửi gắm tâm tình” Trong việc chọn bạn, thiếu niên thường yêu cầu cao ở bạn, điều quan trọng để kết bạn là những phẩm chất về tình bạn phải trung thành, thẳng thắn, cởi mở, tôn trọng, tin cậy lẫn nhau, quan hệ bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau Lí tưởng tình bạn của lứa tuổi này là “sống chết có nhau” Vì bạn bè các em có thể tham gia vào các

Trang 30

hoạt động không thích hợp với mình hoặc không được người khác chấp nhận Tuy nhiên không phải em nào cũng biết lựa chọn nhóm bạn cho mình và không phải em nào cũng trải qua giai đoạn này một cách thuận lợi Điều này phụ thuộc rất nhiều vào môi trường gia đình mà cụ thể là cách thức giáo dục của gia đình Bên cạnh bạn, các em được sống trong bầu không khí cởi mở, yêu thương, ủng hộ lẫn nhau là điều kiện thuận lợi để phát triển những phẩm chất nhân cách tốt đẹp nếu được gia đình, nhà trường định hướng và tích cực

hỗ trợ Nhất là khi trong gia đình có nhiều xung đột, thiếu tình yêu thương, thiếu sự ủng hộ thì các em thuờng tìm đến nhóm bạn để khẳng định bản thân

kể cả theo chiều hướng tiêu cực Vì vậy, trong công tác giáo dục, nếu gia đình

và nhà trường không nhận thấy hết ý nghĩa và tầm quan trọng của nhóm bạn đối với con em mình để có biện pháp định hướng và hỗ trợ tích cực thì sẽ là một sai lầm đôi khi để lại những hậu quả rất đáng tiếc (xem thêm Vũ Thị Nho(1999), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội)

c) Mối quan hệ qua lại giữa ba hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách HSTHCS

Theo tâm lý học hoạt động, học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè

là ba trong số những hoạt động cơ bản nhất của quá trình xã hội hoá con người nói chung và tuổi thiếu niên nói riêng Ba hoạt động này không cô lập

mà tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau một cách đắc lực, trở thành điều kiện tiên quyết trong quá trình hình thành nhân cách toàn diện của học sinh THCS Không nắm vững quan điểm lý luận này, chạy theo tâm lý đám đông, không ít phụ huynh học sinh đã chỉ vì kỳ vọng thái quá của mình về một đứa con thành đạt trong tương lai mà tìm mọi cách ép con em mình phải học thêm triền miên quá sức chịu đựng, không còn thì giờ vui chơi, giải trí, quan hệ bạn bè làm cho một số em phát triển tâm lý không bình thường, thậm trí bị trầm cảm, tự kỷ….Họ tin rằng, đối với trẻ em chỉ có học mới là quan trọng, còn vui chơi

Trang 31

với bạn bè là thứ yếu, thậm chí có hại, không có cũng không sao Họ không hiểu được rằng, có rất nhiều tri thức và kỹ năng sống các em chỉ có thể “học được” qua vui chơi và quan hệ bạn bè, không có trong nội dung giảng dạy của nhà trường, nhưng lại là những tri thức và kỹ năng cực kỳ quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của các em Vấn đề là ở chỗ gia đình

và nhà trường phải định hướng, tổ chức và điều khiển các hoạt động này trong các chương trình giáo dục ngoại khoá sao cho chúng phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ đắc lực cho nhau trong cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; không để chúng diễn ra một cách tự phát theo ý muốn riêng của trẻ đôi khi sẽ dẫn đến những hậu họa khôn lường

1.2.2 Lý luận về quan hệ qua lại giữa cha mẹ với học sinh trung học cơ sở

1.2.2.1 Khái niệm quan hệ qua lại giữa cha mẹ với học sinh trung học cơ sở

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng các sự vật hiện tượng và con người không tồn tại cô lập với nhau mà luôn có mối quan hệ qua lại trong quá trình vận động phát triển của chúng Chính nội dung, tính chất của mối quan hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng và con người là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định phương hướng sự vận động phát triển của chúng Nói cách khác, mọi sự vật hiện tượng và con người chỉ tồn tại và phát triển một cách hiện thực trong mối quan hệ thực với các sự vật hiện tượng và những con người khác Cần nhấn mạnh rằng, khi nói các sự vật, hiện tượng và con người có mối quan hệ với nhau là muốn nói tới sự tác động tương tác qua lại hai chiều giữa chúng với nhau A tác động đến B thì ngược lại B cũng tác động trở lại

A, kết quả là cả hai cùng thay đổi tùy thuộc vào nội dung và tính chất của sự tác động lẫn nhau đó, chỉ lưu ý rằng sự tác động tương tác qua lại giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên thường diễn ra một cách vô thức, còn sự tác động tương tác qua lại giữa những con người với các sự vật hiện tượng hoặc với những người khác lại chủ yếu diễn ra một cách có ý thức (có tính toán, cân nhắc một cách có ý đồ nhằm đạt tới một mục tiêu định trước) Trong một

Trang 32

hoàn cảnh, điều kiện, tình huống nhất định nào đó bên này có thể chủ động tác động đến bên kia và đồng thời cũng nhận được sự tác động trở lại từ phía bên kia Qua đó mỗi phía liên tục tự điều chỉnh sự tác động qua lại của mình theo hướng của mục tiêu đã xác định từ trước Sự tác động qua lại này được bộc lộ rõ nét trong mối quan hệ giữa CM với HSTHCS mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu, trong đó CM thường đóng vai trò chủ động với tư cách là nhà giáo dục Cả phía CM và phía HSTHCS sự tác động qua lại này đều được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, ứng xử của mình đối với phía bên kia Qua đó người ta có thể xác định tính chất tích cực hoặc tiêu cực của mối quan hệ này đối với sự hình thành phát triển nhân cách của HSTHCS

Từ lập luận trên, chúng tôi hiểu quan hệ qua lại giữa CM với HSTHCS

trong HT, VC và QHBB là sự tác động qua lại lẫn nhau thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, ứng xử của CM đối với con cái (HSTHCS) và

sự phản ứng đáp lại của con cái đối với tác động của CM diễn ra trong cuộc sống chung hàng ngày trong các lĩnh vực HT,VC và QHBB của các em, qua

đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách của cả hai phía

Như phần giới hạn nội dung nghiên cứu đã xác định, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ tập trung phân tích mối quan hệ qua lại giữa CM với HSTHCS trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè của

Người ta thường nói con mình là hòn máu của mình, do mình dứt ruột

đẻ ra Nói cách khác con mình là một phần của chính cơ thể mình, một thực thể tồn tại khác của chính mình, bên ngoài mình Chăm sóc cho con cái, vì lẽ

Trang 33

đó là chăm sóc cho chính mình cả hiện tại và tương lai Cha mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con cái; sung sướng, tự hào trước mỗi thành công nho nhỏ của con; đau khổ, bất hạnh khi con mình vấp ngã trước sóng gió cuộc đời Có lẽ cũng vì thế mà có tác giả từng viết: Sự phục vụ của cha mẹ đối với con cái tự nhiên đến nỗi tầm quan trọng cực kì của chúng bị lãng quên Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, có lẽ không có tác động nào dù nhỏ của cha mẹ lại không ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách của trẻ Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, mỗi hành vi… nhất cử, nhất động của cha mẹ (cả tốt lẫn xấu) trong khi quan hệ qua lại với trẻ đều “thấm sâu” vào tâm hồn (nhân cách) chúng một cách có ý thức hoặc vô thức Ảnh hưởng này

là cực kỳ to lớn và sâu sắc Tuy nhiên, rất đáng tiếc, vì nhiều lý do khác nhau,

đa số các bậc cha mẹ đã không nhận thức được đầy đủ và sâu sắc rằng, chính nội dung, tính chất mối quan hệ qua lại của họ hàng ngày với con cái là nguyên nhân sâu xa nhất đã nhen nhóm, nuôi dưỡng nên những phẩm chất nhân cách của một người anh hùng (hoặc của kẻ phạm tội) trong tương lai của chính đứa trẻ ngày hôm nay đang được họ chăm sóc hàng ngày

- Quan hệ giữa cha mẹ với con cái nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng là quan hệ giữa nhà giáo dục (cha mẹ) và đối tượng được giáo dục (học sinh trung học cơ sở)

Giáo dục con cái thành những con ngoan của gia đình hôm nay và công dân tốt của xã hội ngày mai là trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của các bậc cha

mẹ trước gia đình và xã hội Công việc này phải được các đấng sinh thành ý thức một cách sâu sắc và thực hiện tốt ngay từ khi đứa con mới sinh ra đến khi trưởng thành Tâm lý học khẳng định rằng, nhân cách đứa trẻ chỉ được hình thành và phát triển trong mối quan hệ qua lại với những người khác, đặc biệt là với cha mẹ ngay từ khi mới lọt lòng Nói cách khác, quan hệ của cha

mẹ với con cái có mục tiêu hình thành nhân cách của trẻ theo yêu cầu của gia đình và xã hội Trong ý nghĩa đó, cha mẹ là những nhà giáo dục có vị trí quan trọng số 1 trong số các nhà giáo dục trong cuộc đời của mỗi con người (xem

Trang 34

thêm Trần Trọng Thủy (1990), Giáo dục đời sống gia đình, Nxb Giáo dục, Hà

Nội) Trong quá trình này HSTHCS được cha mẹ, thầy cô và các nhà giáo dục

khác định hướng, điều khiển và điều chỉnh thông qua các hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè theo cơ chế phân công và hợp tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội Trong đó CM giữ vai trò đặc biệt quan trọng không thể thay thế Có thể nói, theo thời gian, dấu ấn của CM để lại trong nhân cách con cái như vết hằn trên lá non, mỗi ngày càng thêm đậm nét, mọi

cử chỉ, lời ăn tiếng nói, cách cư xử của cha mẹ đều ảnh hưởng tới con cái, đều được con cái tiếp nhận một cách có ý thức hoặc vô thức Chính vì đặc

điểm đó đòi hỏi cha mẹ phải có tình yêu thương vô hạn đối với con cái, nắm vững những tri thức khoa học và đặc điểm tâm lý của trẻ theo từng lứa tuổi, phương pháp giáo dục con cái cả về thể chất lẫn tinh thần, biết cách phối hợp nhịp nhàng với nhà trường và các tổ chức xã hội khác trong quá trình giáo dục con cái Tránh tình trạng vì mải mê làm giàu trong nền kinh tế thị trường mà

bỏ bê việc giáo dục con cái, không quan tâm đến con, phó mặc việc giáo dục con mình cho xã hội, cho nhà trường, để lại nguy cơ không nhỏ con cái mình trở thành những con người hư hỏng, sa vào con đường tội lỗi, phá vỡ hạnh phúc gia đình và sự an lành của xã hội

- Quan hệ giữa cha mẹ với con cái nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức xã hội, luật pháp Quốc gia và Quốc tế

Nói đến mối quan hệ CM đối với CC là nói đến tinh thần trách nhiệm

và bổn phận của các bậc cha mẹ đối với gia đình và xã hội; góp phần tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội yên vui Mối quan hệ giữa CM và HSTHCS nhằm mục tiêu giáo dục các em trở thành thành viên tích cực của gia đình và chủ nhân tương lai của đất nước nói riêng, thế giới nói chung:

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Để biến mục tiêu đó thành hiện thực, mối quan hệ CM - HSTHCS không thể hành xử theo kiểu tuỳ tiện mà phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ những chuẩn mực đạo đức xã hội, những

Trang 35

điều quy định trong các bộ luật của Quốc gia và Quốc tế có liên quan, chẳng hạn: luật hôn nhân và gia đình, luật giáo dục tiểu học, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Quốc gia, Quốc tế), luật lao động,v.v….Trong xã hội văn minh điều

đó có nghĩa là ứng xử của cha mẹ với con cái không được dựa trên cách hiểu con cái là “tài sản” riêng của mình muốn làm gì cũng được, mà phải trên cơ

sở tuân thủ pháp luật có liên quan của Quốc gia và Quốc tế Nếu vi phạm cha

mẹ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, trong các đạo luật này cũng quy định bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ của con cái đối với các bậc sinh thành Nếu con cái đã đến tuổi trưởng thành vi phạm những quy điều đó thì cũng bị xử lý theo luật định

“Hãy dành những gì tốt nhất cho trẻ em mà người lớn có” Đây là lời kêu gọi đầy tính nhân văn và tinh thần nhân đạo trong Tuyên ngôn về quyền trẻ em, kêu gọi người lớn nói chung và các bậc cha mẹ nói riêng cần tạo mọi

cơ hội để con cái được phát triển tự do trong nhân phẩm, được yêu thương và cảm thông, được học hành và vui chơi giải trí Về mặt pháp lý, các em do chưa đủ khả năng tự bảo vệ bản thân, tự tạo điều kiện thực hiện quyền của mình theo luật định nên cần được người lớn (cha mẹ) chăm sóc và bảo vệ đặc biệt Trong cuộc sống, các em có quyền bày tỏ các quan điểm của mình, làm cho cha mẹ biết đến các ý kiến riêng của mình Vì vậy, cha mẹ nên dành nhiều thời gian ở bên con cái, quan tâm nhiều hơn đến các con, lắng nghe tâm

tư, nguyện vọng của con, chia sẻ với con những vui, buồn chúng đang trải nghiệm với tư cách là người bạn lớn Ngược lại, để đáp lại những gì mà xã hội nói chung, cha mẹ nói riêng dành cho mình, các em có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ, chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh…

1.2.2.3.Tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ qua lại giữa cha mẹ và con cái trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách con người nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng

Trang 36

Khi lọt lòng mẹ sinh ra, đứa trẻ tồn tại được (tiếp tục sống) là do nó ngay lập tức nhận được sự chăm sóc, giúp đỡ của những người xung quanh, đặc biệt là mẹ Mọi nhu cầu của trẻ được mẹ và những người xung quanh đáp ứng bằng những thành tựu văn hoá do xã hội loài người sáng tạo ra: từ tã lót, quần áo, các loại đồ ăn thức uống đến các loại đồ chơi…thông qua sử dụng các loại hình ngôn ngữ khác nhau: vẻ mặt, lời nói, hát ru,…Tắm mình trong mối quan hệ qua lại này trẻ lớn lên từng ngày cả về thể chất và tâm lý Ở đây, cần đặc biệt lưu ý tính gián tiếp của mối quan hệ mẹ - con vừa mô tả trên giữa đứa trẻ và mẹ thông qua các thành tựu văn hoá của xã hội Điểm đặc trưng của mối quan hệ này là: đứa trẻ quan hệ với mẹ (và những người xung quanh) thông qua những thành tựu văn hoá của xã hội Và trẻ quan hệ với những thành tựu văn hoá của xã hội thông qua mẹ (và những người xung quanh) Qua đó dần dần trẻ nắm được cách sử dụng các dấu hiệu, kí hiệu, tín hiệu ngôn ngữ và vận dụng chúng vào tổ chức hành vi của mình (làm chủ hành vi của mình) làm cho tâm lý của nó có được tính gián tiếp, thoát khỏi sự phát triển tâm lý mang tính trực tiếp của con vật Trên cơ sở đó nhân cách con người được hình thành và ngày càng phát triển lên những tầm cao mới trong cuộc sống thực của nó ở từng thời đại Ngay từ thời kỳ trứng nước của cuộc đời mỗi người, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy Cũng cần nhớ rằng, tầm quan trọng của mối quan hệ này không chỉ dừng lại ở thời kỳ thơ ấu của cuộc đời mỗi con người, mà ở tất cả các giai đoạn phát triển nhân cách, nhưng ở mỗi giai đoạn, mối quan hệ cha

mẹ - con cái lại có những nét đặc thù riêng quy định sự hình thành những nhân tố mới trong nhân cách đứa trẻ tại thời điểm đó, đặc biệt thời điểm mà khoa học gọi là thời kỳ khủng hoảng, tạo nên những bước ngoặt nhảy vọt quan trọng trong sự phát triển nhân cách của đứa trẻ (khủng hoảng sơ sinh; khủng hoảng 1 tuổi; khủng hoảng tuổi lên 3; khủng hoảng tuổi lên 7; khủng hoảng tuổi 13; khủng hoảng tuổi 17…) (xem thêm Lê Khanh (2007),Tập bài

Trang 37

giảng Tâm lý học nhân cách), Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,

cô giáo.Tuy nhiên, trình độ nhận thức, kinh nghiệm sống và sự từng trải của các em trong cuộc sống còn rất hạn hẹp, chưa đủ sức phát hiện bản chất của các vấn đề cực kỳ phức tạp trong cuộc sống hàng ngày của nền kinh tế thị trường mà các em phải đối mặt Từ đó thiếu niên thường đưa ra cách hành xử đối với những người xung quanh, đặc biệt là với cha mẹ và thầy cô giáo thiếu chính xác, thậm chí là sai lầm, có nguy cơ gây ra những xung đột, những đổ

vỡ rất đáng tiếc trong các mối quan hệ Trước thực tế này, một số người cho rằng các bậc cha mẹ (và các nhà giáo dục nói chung) cần tuyệt đối tin tưởng

và tôn trọng những nhân tố mới xuất hiện trong nhân cách các em (tính chủ động và độc lập) trong mọi trường hợp cần để các em tự hành động, tự chịu trách nhiệm thì sẽ tránh được xung đột có thể xảy ra Một số người khác lại cho rằng, về mọi mặt các em chưa đủ sức hoàn toàn chủ động và độc lập trong mọi việc, vì vậy ở lứa tuổi này cha mẹ vẫn phải yêu cầu các em hành động theo mệnh lệnh của mình Chúng tôi cho rằng, cả hai quan điểm này đều mang tính cực đoan, không thích hợp để giúp thiếu niên vượt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng Cần nhớ rằng tính chủ động và độc lập mới phát triển mạnh trong nhân cách thiếu niên là những nhân tố mới cực kỳ quan

Trang 38

trọng, song chúng còn “non nớt” cần được chăm sóc chu đáo, tránh để phát triển theo hướng tiêu cực bằng cách các bậc cha mẹ (và các nhà giáo dục nói chung) cần sáng suốt đưa ra những biện pháp khéo léo, khoa học trong cách ứng xử với thiếu niên sao cho trong khi giải quyết vấn đề của mình các em vẫn cảm thấy mình hoàn toàn được tôn trọng, độc lập, không bị áp đặt hay cưỡng bức, mặc dù trong đó đã ngầm có sự hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ một cách tích cực của cha mẹ Trong ngữ cảnh đó, đồng thời với sự phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại với các thuộc tính tâm lý khác như nhận thức, tự ý thức…tính chủ động và độc lập của thiếu niên dần dần phát triển mạnh đến độ chín muồi để các em có thể hoàn toàn chủ động và độc lập giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mình một cách phù hợp với những chuẩn mực

xã hội, tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách tốt đẹp của người trưởng thành ở những giai đoạn sau Để làm được như vậy, đây là một thách thức không nhỏ đối với các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục nói chung trong quá trình xây dựng mối quan hệ qua lại tốt đẹp với HSTHCS

Tóm lại, xây dựng mối quan hệ qua lại tích cực giữa cha mẹ và con cái nói chung, học sinh THCS nói riêng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách tốt đẹp của con người phù hợp với những chuẩn mực xã hội

1.2.2.4 Phương thức hành vi, cách thức ứng xử của cha mẹ đối với con cái trong học tập, vui chơi, quan hệ bạn bè và cách thức đáp lại của học sinh

trung học cơ sở trước những tình huống đối mặt

Tâm lý học hoạt động khẳng định rằng nhân cách của con người nói chung, HSTHCS nói riêng được hình thành phát triển trong quá trình hoạt động, trong đó, hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè là ba trong số những hoạt động cơ bản nhất Trong đời sống tâm lý của học sinh các hoạt động này không tồn tại độc lập mà tác động qua lại với nhau tạo tiền

đề cho sự tiếp thu, vận dụng một cách sáng tạo những kinh nghiệm xã hội,

Trang 39

lịch sử do con người sáng tạo ra, biến chúng thành tài sản riêng (nhân cách) của mình

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nhân cách của HSTHCS chỉ được hình thành và phát triển tốt đẹp khi các hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan

hệ bạn bè được CM và các nhà giáo dục khác tổ chức trong sự phối hợp hài hòa cân đối và có kế hoạch nhịp nhàng, hợp lý lấy hoạt động học tập làm trung tâm, các hoạt động vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè phải xoay quanh phục vụ đắc lực cho hoạt động học tập Điều này nhắc nhở các nhà giáo dục, đặc biệt là các bậc cha mẹ học sinh khi tổ chức cho HSTHCS hoạt động trong thực tiễn cuộc sống không chỉ chú trọng tổ chức hoạt động học tập mà coi thường hoặc hoàn toàn bỏ qua các hoạt động vui chơi giải trí và quan hệ bạn

bè Ngày nay, trong thực tiễn rất nhiều học sinh bị CM ép buộc phải học tập liên miên, không còn thì giờ vui chơi giải trí một cách lành mạnh với bạn bè cùng trang lứa nhằm thỏa mãn kỳ vọng thái quá của mình về những bằng cấp trong tương lai con mình phải đạt được Các vị phụ huynh này cho rằng, chỉ

có học là quan trọng nên không hề quan tâm đến tổ chức cho con vui chơi một cách hợp lý cùng bạn bè vì đây cũng là nhu cầu không thể thiếu ở lứa tuổi các

em Đương đầu với thực tế này, một số không nhỏ HSTHCS phản ứng lại bằng cách nói chuyện riêng, cùng nhau nghịch ngầm trong lớp hoặc trốn học,

bỏ học cùng nhau tổ chức những trò chơi tinh nghịch, quậy phá rất đáng lo ngại Khi phát hiện ra các bậc CM này thường trách phạt thậm chí đánh đòn con mình đôi khi đến mức tàn nhẫn theo phương châm “không thừa nhận sự cãi lại” Trong trường hợp này, thiếu niên thường phản ứng lại quyết liệt làm cho quan hệ CM - CC đôi khi bị đổ vỡ đến mức không còn cơ hội hàn gắn Một số HSTHCS khác lại phản ứng bằng cách cam chịu, vùi đầu vào sách vở, không chịu đựng nổi sự căng thẳng, không ít em đã mắc một số hội chứng tâm lý, thậm chí trầm cảm, tự kỷ rất đáng lo ngại Số khác chịu đựng nổi thì nguy cơ nhân cách bị phát triển lệch lạc, méo mó, phiến diện là rất lớn

Trang 40

Trong thực tiễn cũng có không ít vị phụ huynh do lạm dụng quyền làm cha mẹ đã bắt con em phải chơi, chọn bạn theo ý muốn chủ quan của mình, bất chấp tâm tư, nguyện vọng muốn được tôn trọng và độc lập trong hành động của các con Các vị phụ huynh này thường không chấp nhận sự cần phải trao đổi, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của con để cùng chúng tìm ra cách thức tốt nhất cho việc học tập kết hợp với vui chơi và quan hệ bạn bè của chúng; khát khao con cái phải nhất nhất hành động theo mẫu hình của họ, để trở thành người giống như họ về mọi mặt Trong tình huống này, phần lớn HSTHCS thường ngấm ngầm tìm cách thoát ra khỏi cái bóng của cha mẹ bằng cách giả

vờ giống như cha mẹ mỗi khi có mặt họ, còn trong sâu thẳm tâm hồn của mình các em vẫn đang sống theo cách của riêng của mình, khi không có CM ở bên cạnh các em thường công khai làm trái ngược với những gì CM đã cố tình

áp đặt (xem thêm Nguyễn Thị Ánh Tuyết (chủ biên) (1997), Khi con đến tuổi dậy thì, Nxb Phụ nữ, Hà Nội)

Ở một cực khác, một số bậc CM lại cho rằng, phải để con cái tự quyết định lấy mọi việc của mình, CM không cần can thiệp, vì sớm hay muộn chúng cũng phải sống cuộc sống tự lập, nên tốt nhất là để chúng tập dượt ngay từ bây giờ (tuổi HSTHCS) Những HSTHCS có CM theo quan điểm này muốn học, chơi và quan hệ bạn bè như thế nào là hoàn toàn tùy hứng theo sở thích của chúng Mọi quan hệ giữa CM và CC đều lỏng lẻo, có vẻ bề ngoài dường như yên ổn, song, sự thực đang tiềm ẩn một sự đổ vỡ khó lường, thậm chí không phương cứu chữa Về thực chất những học sinh này đang bị bỏ rơi trong lúc sự phát triển nhân cách của chúng đang ở giai đoạn cần sự định hướng, trợ giúp của nhà giáo dục (CM và những người khác) một cách tích cực nhất nhằm tạo nền tảng vững chắc cho toàn bộ sự phát triển nhân cách tốt đẹp ở những giai đoạn sau Có thể ví đời sống tâm lý của những thiếu niên này tương tự như những con tàu đang vượt đại dương đầy giông tố, nhưng lại thiếu kim chỉ nam, tương lai của chúng không biết rồi sẽ ra sao

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Bừng (2001), Tâm lý học ứng xử, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học ứng xử
Tác giả: Lê Thị Bừng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
2. Nguyễn Thanh Bình (2001), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giáo dục kỹ năng sống
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2001
3. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội 4. Phạm Cốc (1961), Đặc điểm sinh lí và tâm lí thiếu niên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học nhân cách", Nxb Giáo dục, Hà Nội 4. Phạm Cốc (1961), "Đặc điểm sinh lí và tâm lí thiếu niên
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội 4. Phạm Cốc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1961
5. Võ Thị Cúc (1997), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em
Tác giả: Võ Thị Cúc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1997
6. Văn Thị kim Cúc (2000), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do cha mẹ ly hôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do cha mẹ ly hôn
Tác giả: Văn Thị kim Cúc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000
7. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tâm lý học
Tác giả: Vũ Dũng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000
8. Daniel Goleman (2011), Trí tuệ xúc cảm, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội 9. Phạm Hoàng Gia (1993), Nói chuyện về lứa tuổi thiếu niên, Nxb Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trí tuệ xúc cảm", Nxb Lao động xã hội, Hà Nội 9. Phạm Hoàng Gia (1993), "Nói chuyện về lứa tuổi thiếu niên
Tác giả: Daniel Goleman (2011), Trí tuệ xúc cảm, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội 9. Phạm Hoàng Gia
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 1993
10. Lê văn Hảo (2010), Bạn làm gì với những đứa trẻ chưa ngoan, tổ chức Plan Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạn làm gì với những đứa trẻ chưa ngoan
Tác giả: Lê văn Hảo
Năm: 2010
11. Ngô Công Hoàn (1995), Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 1995
12. Ngô Công Hoàn (2010), Giáo trình tâm lý học gia đình, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học gia đình
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2010
13. Lưu Song Hà (2005), Hành vi lệch chuẩn của HSTHCS và mối tương quan giữa nó với kiểu qua hệ cha mẹ- con cái, Luận án tiến sĩ, viện Tâm lý học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi lệch chuẩn của HSTHCS và mối tương quan giữa nó với kiểu qua hệ cha mẹ- con cái
Tác giả: Lưu Song Hà
Năm: 2005
14. Lưu Song Hà (2007), Cách thức cha mẹ quan hệ với con cái và hành vi lệch chuẩn của trẻ, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách thức cha mẹ quan hệ với con cái và hành vi lệch chuẩn của trẻ
Tác giả: Lưu Song Hà
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2007
15. Lê Khanh (2007), Tập bài giảng Tâm lý học nhân cách, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Tâm lý học nhân cách
Tác giả: Lê Khanh
Năm: 2007
16. Lê Thị Lâm (2006), Biện pháp xây dựng quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái lứa tuổi học sinh tiểu học trong giáo dục gia đình, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp xây dựng quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái lứa tuổi học sinh tiểu học trong giáo dục gia đình
Tác giả: Lê Thị Lâm
Năm: 2006
17. Nguyễn Lân (1990), Con người văn minh sống như thế nào, Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người văn minh sống như thế nào
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 1990
18. LêônChep.A.N (1980), Sự phát triển tâm lý trẻ em, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển tâm lý trẻ em
Tác giả: LêônChep.A.N
Nhà XB: Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm: 1980
19. Nguyễn Đức Minh (1977), Giáo dục gia đình với tuổi thiếu niên, Nxb phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục gia đình với tuổi thiếu niên
Tác giả: Nguyễn Đức Minh
Nhà XB: Nxb phụ nữ
Năm: 1977
20. Nguyễn Đức Minh (1982), Suy nghĩ về trách nhiệm của gia đình đối với việc giáo dục thiếu niên nhi đồng, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về trách nhiệm của gia đình đối với việc giáo dục thiếu niên nhi đồng
Tác giả: Nguyễn Đức Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1982
21. Nguyễn Đức Minh (1988), Mấy vấn đề tâm lý học giới tính - chương trình giáo dục dân số và đời sống gia đình, Nxb Khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề tâm lý học giới tính
Tác giả: Nguyễn Đức Minh
Nhà XB: Nxb Khoa học giáo dục
Năm: 1988
22. Makarenco A.X (1966), Giáo dục trong thực tiễn, Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục trong thực tiễn
Tác giả: Makarenco A.X
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 1966

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w