Quan hệ cha mẹ - con cái là toàn bộ cách ứng xử, phương thức tác động thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cảm xúc của cha mẹ đối với con cái và ngược lại, có ảnh hưởng tích cực (hoặc tiêu cực) đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cả hai phía (cha mẹ và con cái), trong đó với tư cách là nhà giáo dục cha mẹ có vai trò chủ động và chủ đạo (xem thêm Lê Thị Bừng (2001), Tâm lý học ứng xử, Nxb Giáo dục, Hà Nội)
Khái quát hóa sự chủ động của cha mẹ trong các cách ứng xử, phương thức tác động thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cảm xúc… của mình đối với con cái, các nhà nghiên cứu đi đến phân loại thành các kiểu quan hệ của cha mẹ đối với con.Tùy thuộc quan điểm và mục đích nghiên cứu của mình, sự phân loại này không hoàn toàn giống nhau giữa các nhà nghiên cứu khác nhau như phần tổng quan đã chỉ rõ. Tuy nhiên trong sự khác nhau ấy vẫn nổi lên những điểm chung rất đáng lưu ý. Nhìn chung, để phân loại kiểu quan hệ CM - CC, các nhà nghiên cứu đều dựa vào một số tiêu chí sau:
- Yêu thương hay ghét bỏ - Quan tâm hay thờ ơ
- Kiểm soát chặt chẽ hay để tự do
Như phần tổng quan đã trình bày, Lưu Song Hà, trong xu thế đó, trong luận án Tiến sĩ Tâm lý học của mình đã phân loại mối quan hệ CM - CC thành 3 kiểu:
Kiểu quan hệ tin tưởng - bình đẳng (chúng tôi quy ước gọi là kiểu 1) Kiểu quan hệ nghiêm khắc - cứng nhắc (chúng tôi quy ước gọi là kiểu 2) Kiểu quan hệ bàng quan - xa cách (chúng tôi quy ước gọi là kiểu 3)
(Cả 3 kiểu này, chúng tôi đã mô tả chi tiết trong phần tổng quan của luận văn này). Chúng tôi cho rằng, tính khoa học của cách phân loại này thể hiện ở chỗ tác giả đã tiếp thu có chọn lọc cách phân loại kiểu quan hệ qua lại của cha mẹ với con cái của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở tính đến tính đặc thù trong văn hoá ứng xử của người Việt Nam với các thế hệ con cháu qua các thời kỳ lịch sử phát triển kinh tế - xã hội từ trước tới nay của đất nước. Đó cũng là lý do vì sao chúng tôi sử dụng cách phân loại kiểu quan hệ CM - CC nói trên của Lưu Song Hà để triển khai nghiên cứu của mình với đề tài: “Mối quan hệ qua lại của HSTHCS với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em”.
Ở đây chúng tôi cần nhấn mạnh thêm rằng, kết quả thu được của các nhà nghiên cứu đi trước cho thấy: Trong quá trình giáo dục, thông thường các bậc CM tùy theo từng tình huống giáo dục cụ thể mà quyết định sử dụng kiểu tác động nào phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất trong từng trường hợp cụ thể ấy. Ví dụ, trong trường hợp đứa con (HSTHCS) đang phạm một số sai lầm nghiêm trọng cần phải có sự can thiệp của CM để hành vi đó chấm dứt ngay lập tức, thì người ta thường sử dụng kiểu tác động nghiêm khắc, cứng nhắc (kiểu 2); trong những tình huống bình thường, không có gì đặc biệt, thì người ta thường dùng kiểu tác động tôn trọng, bình đẳng, dân chủ, bàn bạc (kiểu 1); trong những tình huống cụ thể, khi cha mẹ thấy con mình hoàn toàn có đủ điều kiện về năng lực và phẩm chất tự giải quyết tình huống đó thì người ta thường dùng kiểu tác động cho con tự quyết định lấy những vấn đề liên quan đến mình, cha mẹ không can thiệp (kiểu 3). Trong quá trình giáo dục, các tình huống giáo dục thường xảy ra xen kẽ nhau, do đó, các kiểu tác động đến HSTHCS thường được các bậc CM sử dụng xen kẽ nhau, do đó, các kiểu tác động đến HSTHCS thường được các bậc CM sử dụng xen kẽ một cách phù hợp, trong đó một kiểu tác động nào đó có thể được dùng thường xuyên hơn (nổi trội hơn) các kiểu tác động khác. Hiệu quả giáo dục mang lại, do đó, cũng là kết quả tổng hợp của các kiểu tác động đã thu được sử dụng
trong suốt quá trình giáo dục đã diễn ra, chứ không riêng chỉ của một kiểu tác động riêng lẻ nào.