Đặc điểm mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ với con cái nói chung và học sinh

Một phần của tài liệu Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em (Trang 32)

học sinh trung học sơ sở nói riêng

- Quan hệ giữa cha mẹ với con cái nói chung, và học sinh trung học cơ sở nói riêng, thuộc lĩnh vực quan hệ giao tiếp đặc biệt giữa những người cùng chung một dòng máu

Người ta thường nói con mình là hòn máu của mình, do mình dứt ruột đẻ ra. Nói cách khác con mình là một phần của chính cơ thể mình, một thực thể tồn tại khác của chính mình, bên ngoài mình. Chăm sóc cho con cái, vì lẽ

đó là chăm sóc cho chính mình cả hiện tại và tương lai. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con cái; sung sướng, tự hào trước mỗi thành công nho nhỏ của con; đau khổ, bất hạnh khi con mình vấp ngã trước sóng gió cuộc đời. Có lẽ cũng vì thế mà có tác giả từng viết: Sự phục vụ của cha mẹ đối với con cái tự nhiên đến nỗi tầm quan trọng cực kì của chúng bị lãng quên. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, có lẽ không có tác động nào dù nhỏ của cha mẹ lại không ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách của trẻ. Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, mỗi hành vi… nhất cử, nhất động của cha mẹ (cả tốt lẫn xấu) trong khi quan hệ qua lại với trẻ đều “thấm sâu” vào tâm hồn (nhân cách) chúng một cách có ý thức hoặc vô thức. Ảnh hưởng này là cực kỳ to lớn và sâu sắc. Tuy nhiên, rất đáng tiếc, vì nhiều lý do khác nhau, đa số các bậc cha mẹ đã không nhận thức được đầy đủ và sâu sắc rằng, chính nội dung, tính chất mối quan hệ qua lại của họ hàng ngày với con cái là nguyên nhân sâu xa nhất đã nhen nhóm, nuôi dưỡng nên những phẩm chất nhân cách của một người anh hùng (hoặc của kẻ phạm tội) trong tương lai của chính đứa trẻ ngày hôm nay đang được họ chăm sóc hàng ngày.

- Quan hệ giữa cha mẹ với con cái nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng là quan hệ giữa nhà giáo dục (cha mẹ) và đối tượng được giáo dục (học sinh trung học cơ sở)

Giáo dục con cái thành những con ngoan của gia đình hôm nay và công dân tốt của xã hội ngày mai là trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của các bậc cha mẹ trước gia đình và xã hội. Công việc này phải được các đấng sinh thành ý thức một cách sâu sắc và thực hiện tốt ngay từ khi đứa con mới sinh ra đến khi trưởng thành. Tâm lý học khẳng định rằng, nhân cách đứa trẻ chỉ được hình thành và phát triển trong mối quan hệ qua lại với những người khác, đặc biệt là với cha mẹ ngay từ khi mới lọt lòng. Nói cách khác, quan hệ của cha mẹ với con cái có mục tiêu hình thành nhân cách của trẻ theo yêu cầu của gia đình và xã hội. Trong ý nghĩa đó, cha mẹ là những nhà giáo dục có vị trí quan trọng số 1 trong số các nhà giáo dục trong cuộc đời của mỗi con người (xem

thêm Trần Trọng Thủy (1990), Giáo dục đời sống gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội). Trong quá trình này HSTHCS được cha mẹ, thầy cô và các nhà giáo dục khác định hướng, điều khiển và điều chỉnh thông qua các hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè theo cơ chế phân công và hợp tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó CM giữ vai trò đặc biệt quan trọng không thể thay thế. Có thể nói, theo thời gian, dấu ấn của CM để lại trong nhân cách con cái như vết hằn trên lá non, mỗi ngày càng thêm đậm nét, mọi cử chỉ, lời ăn tiếng nói, cách cư xử của cha mẹ đều ảnh hưởng tới con cái,

đều được con cái tiếp nhận một cách có ý thức hoặc vô thức. Chính vì đặc

điểm đó đòi hỏi cha mẹ phải có tình yêu thương vô hạn đối với con cái, nắm vững những tri thức khoa học và đặc điểm tâm lý của trẻ theo từng lứa tuổi, phương pháp giáo dục con cái cả về thể chất lẫn tinh thần, biết cách phối hợp nhịp nhàng với nhà trường và các tổ chức xã hội khác trong quá trình giáo dục con cái. Tránh tình trạng vì mải mê làm giàu trong nền kinh tế thị trường mà bỏ bê việc giáo dục con cái, không quan tâm đến con, phó mặc việc giáo dục con mình cho xã hội, cho nhà trường, để lại nguy cơ không nhỏ con cái mình trở thành những con người hư hỏng, sa vào con đường tội lỗi, phá vỡ hạnh phúc gia đình và sự an lành của xã hội.

- Quan hệ giữa cha mẹ với con cái nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức xã hội, luật pháp Quốc gia và Quốc tế

Nói đến mối quan hệ CM đối với CC là nói đến tinh thần trách nhiệm và bổn phận của các bậc cha mẹ đối với gia đình và xã hội; góp phần tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội yên vui. Mối quan hệ giữa CM và HSTHCS nhằm mục tiêu giáo dục các em trở thành thành viên tích cực của gia đình và chủ nhân tương lai của đất nước nói riêng, thế giới nói chung: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để biến mục tiêu đó thành hiện thực, mối quan hệ CM - HSTHCS không thể hành xử theo kiểu tuỳ tiện mà phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ những chuẩn mực đạo đức xã hội, những

điều quy định trong các bộ luật của Quốc gia và Quốc tế có liên quan, chẳng hạn: luật hôn nhân và gia đình, luật giáo dục tiểu học, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Quốc gia, Quốc tế), luật lao động,v.v….Trong xã hội văn minh điều đó có nghĩa là ứng xử của cha mẹ với con cái không được dựa trên cách hiểu con cái là “tài sản” riêng của mình muốn làm gì cũng được, mà phải trên cơ sở tuân thủ pháp luật có liên quan của Quốc gia và Quốc tế. Nếu vi phạm cha mẹ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, trong các đạo luật này cũng quy định bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ của con cái đối với các bậc sinh thành. Nếu con cái đã đến tuổi trưởng thành vi phạm những quy điều đó thì cũng bị xử lý theo luật định.

“Hãy dành những gì tốt nhất cho trẻ em mà người lớn có”. Đây là lời kêu gọi đầy tính nhân văn và tinh thần nhân đạo trong Tuyên ngôn về quyền trẻ em, kêu gọi người lớn nói chung và các bậc cha mẹ nói riêng cần tạo mọi cơ hội để con cái được phát triển tự do trong nhân phẩm, được yêu thương và cảm thông, được học hành và vui chơi giải trí. Về mặt pháp lý, các em do chưa đủ khả năng tự bảo vệ bản thân, tự tạo điều kiện thực hiện quyền của mình theo luật định nên cần được người lớn (cha mẹ) chăm sóc và bảo vệ đặc biệt. Trong cuộc sống, các em có quyền bày tỏ các quan điểm của mình, làm cho cha mẹ biết đến các ý kiến riêng của mình. Vì vậy, cha mẹ nên dành nhiều thời gian ở bên con cái, quan tâm nhiều hơn đến các con, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con, chia sẻ với con những vui, buồn chúng đang trải nghiệm với tư cách là người bạn lớn. Ngược lại, để đáp lại những gì mà xã hội nói chung, cha mẹ nói riêng dành cho mình, các em có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ, chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh…

1.2.2.3.Tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ qua lại giữa cha mẹ và con cái trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách con người nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng.

Khi lọt lòng mẹ sinh ra, đứa trẻ tồn tại được (tiếp tục sống) là do nó ngay lập tức nhận được sự chăm sóc, giúp đỡ của những người xung quanh, đặc biệt là mẹ. Mọi nhu cầu của trẻ được mẹ và những người xung quanh đáp ứng bằng những thành tựu văn hoá do xã hội loài người sáng tạo ra: từ tã lót, quần áo, các loại đồ ăn thức uống đến các loại đồ chơi…thông qua sử dụng các loại hình ngôn ngữ khác nhau: vẻ mặt, lời nói, hát ru,…Tắm mình trong mối quan hệ qua lại này trẻ lớn lên từng ngày cả về thể chất và tâm lý. Ở đây, cần đặc biệt lưu ý tính gián tiếp của mối quan hệ mẹ - con vừa mô tả trên giữa đứa trẻ và mẹ thông qua các thành tựu văn hoá của xã hội. Điểm đặc trưng của mối quan hệ này là: đứa trẻ quan hệ với mẹ (và những người xung quanh) thông qua những thành tựu văn hoá của xã hội. Và trẻ quan hệ với những thành tựu văn hoá của xã hội thông qua mẹ (và những người xung quanh). Qua đó dần dần trẻ nắm được cách sử dụng các dấu hiệu, kí hiệu, tín hiệu ngôn ngữ và vận dụng chúng vào tổ chức hành vi của mình (làm chủ hành vi của mình) làm cho tâm lý của nó có được tính gián tiếp, thoát khỏi sự phát triển tâm lý mang tính trực tiếp của con vật. Trên cơ sở đó nhân cách con người được hình thành và ngày càng phát triển lên những tầm cao mới trong cuộc sống thực của nó ở từng thời đại. Ngay từ thời kỳ trứng nước của cuộc đời mỗi người, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy. Cũng cần nhớ rằng, tầm quan trọng của mối quan hệ này không chỉ dừng lại ở thời kỳ thơ ấu của cuộc đời mỗi con người, mà ở tất cả các giai đoạn phát triển nhân cách, nhưng ở mỗi giai đoạn, mối quan hệ cha mẹ - con cái lại có những nét đặc thù riêng quy định sự hình thành những nhân tố mới trong nhân cách đứa trẻ tại thời điểm đó, đặc biệt thời điểm mà khoa học gọi là thời kỳ khủng hoảng, tạo nên những bước ngoặt nhảy vọt quan trọng trong sự phát triển nhân cách của đứa trẻ (khủng hoảng sơ sinh; khủng hoảng 1 tuổi; khủng hoảng tuổi lên 3; khủng hoảng tuổi lên 7; khủng hoảng tuổi 13; khủng hoảng tuổi 17…) (xem thêm Lê Khanh (2007),Tập bài

giảng Tâm lý học nhân cách), Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội).

Chúng tôi hiểu rằng, đề tài của mình nghiên cứu thực trạng xu hướng tích cực (tích cực, chưa hoàn toàn tích cực, tiêu cực) trong mối quan hệ CM và HSTHCS có liên quan trực tiếp đến hiện tượng khủng hoảng tuổi 13 đang diễn ra ở các em, cần có tác dụng góp phần giúp các bậc cha mẹ và các em vượt qua những khó khăn to lớn do khủng hoảng này mang lại, vượt lên từng bước tiếp tục hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của mình ở những giai đoạn lứa tuổi tiếp theo. Những khó khăn to lớn này thường biểu hiện trong cuộc sống của các em như sau: ở đầu lứa tuổi này xuất hiện ở thiếu niên tâm lý khát khao được chủ động và độc lập hành động theo hiểu biết riêng của mình trong các mối quan hệ với những người xung quanh, đặc biệt là với cha mẹ và thầy cô giáo.Tuy nhiên, trình độ nhận thức, kinh nghiệm sống và sự từng trải của các em trong cuộc sống còn rất hạn hẹp, chưa đủ sức phát hiện bản chất của các vấn đề cực kỳ phức tạp trong cuộc sống hàng ngày của nền kinh tế thị trường mà các em phải đối mặt. Từ đó thiếu niên thường đưa ra cách hành xử đối với những người xung quanh, đặc biệt là với cha mẹ và thầy cô giáo thiếu chính xác, thậm chí là sai lầm, có nguy cơ gây ra những xung đột, những đổ vỡ rất đáng tiếc trong các mối quan hệ. Trước thực tế này, một số người cho rằng các bậc cha mẹ (và các nhà giáo dục nói chung) cần tuyệt đối tin tưởng và tôn trọng những nhân tố mới xuất hiện trong nhân cách các em (tính chủ động và độc lập) trong mọi trường hợp cần để các em tự hành động, tự chịu trách nhiệm thì sẽ tránh được xung đột có thể xảy ra. Một số người khác lại cho rằng, về mọi mặt các em chưa đủ sức hoàn toàn chủ động và độc lập trong mọi việc, vì vậy ở lứa tuổi này cha mẹ vẫn phải yêu cầu các em hành động theo mệnh lệnh của mình. Chúng tôi cho rằng, cả hai quan điểm này đều mang tính cực đoan, không thích hợp để giúp thiếu niên vượt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng. Cần nhớ rằng tính chủ động và độc lập mới phát triển mạnh trong nhân cách thiếu niên là những nhân tố mới cực kỳ quan

trọng, song chúng còn “non nớt” cần được chăm sóc chu đáo, tránh để phát triển theo hướng tiêu cực bằng cách các bậc cha mẹ (và các nhà giáo dục nói chung) cần sáng suốt đưa ra những biện pháp khéo léo, khoa học trong cách ứng xử với thiếu niên sao cho trong khi giải quyết vấn đề của mình các em vẫn cảm thấy mình hoàn toàn được tôn trọng, độc lập, không bị áp đặt hay cưỡng bức, mặc dù trong đó đã ngầm có sự hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ một cách tích cực của cha mẹ. Trong ngữ cảnh đó, đồng thời với sự phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại với các thuộc tính tâm lý khác như nhận thức, tự ý thức…tính chủ động và độc lập của thiếu niên dần dần phát triển mạnh đến độ chín muồi để các em có thể hoàn toàn chủ động và độc lập giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mình một cách phù hợp với những chuẩn mực xã hội, tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách tốt đẹp của người trưởng thành ở những giai đoạn sau. Để làm được như vậy, đây là một thách thức không nhỏ đối với các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục nói chung trong quá trình xây dựng mối quan hệ qua lại tốt đẹp với HSTHCS.

Tóm lại, xây dựng mối quan hệ qua lại tích cực giữa cha mẹ và con cái nói chung, học sinh THCS nói riêng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách tốt đẹp của con người phù hợp với những chuẩn mực xã hội.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)