Ảnh hưởng của quan điểm hiện đại trong quan hệ cha mẹ con cái

Một phần của tài liệu Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em (Trang 46)

a. Ảnh hưởng tích cực của quan điểm hiện đại trong quan hệ cha mẹ - con cái Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 những quan điểm hiện đại về mối quan hệ CM - CC của thế giới văn minh đã tác động đến các bậc cha mẹ nước ta ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ, đặc biệt là quan niệm khẳng định rằng, trẻ em không phải là tài sản riêng của cha mẹ, cũng không chỉ là của riêng mỗi gia đình mà còn là thành viên tích cực của toàn xã hội, chủ nhân

tương lai của đất nước nói riêng và toàn thế giới nói chung. Tư tuởng đó được đúc kết trong câu nói nổi tiếng “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” và lời kêu gọi đậm tính nhân văn trong Tuyên ngôn về Quyền trẻ em được Liên Hợp Quốc đưa ra ngày 20 tháng 10 năm 1959: “Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em mà người lớn có”. Bản tuyên ngôn cũng chỉ rõ các quyền cơ bản của trẻ em mà người lớn có trách nhiệm phải thực hiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để trẻ em được thụ hưởng đầy đủ. Chẳng hạn quyền được chăm sóc về mặt vật chất và tinh thần, quyền được đi học, quyền được tôn trọng, quyền được đối xử bình đẳng, quyền được bày tỏ ý kiến riêng về những việc liên quan đến mình…Đồng thời, bản Tuyên ngôn cũng chỉ ra nghĩa vụ mà trẻ em phải thực hiện trong các mối quan hệ với cha mẹ, cộng đồng và Tổ quốc nói chung. Do ảnh hưởng tích cực của những tư tưởng tiến bộ này, mối quan hệ CM - CC trong nhiều gia đình Việt Nam đã trở nên mới mẻ mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc xã hội an bình. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, sức lan toả của tư tưởng tiến bộ này vẫn còn những hạn chế nhất định. Không ít gia đình ở nước ta, các bậc cha mẹ và con cái của họ còn chưa biết, hoặc cố tình không biết, hay chưa đủ những điều kiện cần thiết thực hiện những tư tưởng tiến bộ này. Do đó, mối quan hệ CM - CC trong các gia đình đó còn nhiều bất cập, góp phần làm cho xã hội bất an, gia đình nhiều khi tan vỡ không phương cứu chữa.

b. Ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường đến mối quan hệ cha mẹ - con cái.

Mặt trái của nền kinh tế thị truờng làm cho đồng tiền “lên ngôi số 1” trong suy nghĩ và hành động của nhiều người làm cha làm mẹ. Những người này dùng 100% thời gian và tâm lực của họ cho việc kiếm ra tiền, bỏ mặc việc giáo dục con em mình cho nhà trường. Mỗi khi con cái gặp „trục trặc” trong việc học hành thì họ sử dụng “văn hoá phong bì” làm cây “gậy thần” cứu mạng. Chẳng hạn, dùng “phong bì” “cứu con” khỏi bị đuổi học mỗi khi vi phạm kỷ luật; “cứu con” khỏi bị lưu ban vì học kém; “cứu con” thi trượt tốt

nghiệp phổ thông trung học, v.v…trong khi con cái họ trượt dài trên con đường suy thoái nhân cách, sa vào con đường nghiện ngập, trộm cắp, thậm chí cướp của giết người; quan hệ CM - CC trong những trường hợp ấy trở nên tồi tệ đến mức vô phương cứu chữa, gia đình tan vỡ, xã hội bất yên.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)