- Mức độ hiểu biết những tri thức khoa học của cha mẹ về việc giáo dục con cái nói chung và học sinh trung học cơ sở (thiếu niên) nói riêng
Kể từ khi Việt Nam phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc (năm 1990) và ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (năm 1991) tới nay, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của toàn xã hội nói chung và từng gia đình nói riêng đối với lĩnh vực này. Mặc dù điều kiện, mức độ đầu tư chăm sóc con cái của các gia đình còn chênh lệch nhau, song hầu hết các gia đình đều cố gắng ưu tiên đến mức cao nhất cho việc chăm lo cho trẻ em được ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh…Nhận thức của cha mẹ về chăm sóc, nuôi dạy và bảo vệ trẻ em đã từng bước được nâng lên.
Tuy nhiên do trình độ học vấn của nhiều bậc cha mẹ còn thấp nên chưa có hiểu biết đầy đủ về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em theo lứa tuổi, nhất là đặc điểm tâm lý thiếu niên trong thời kỳ diễn ra hiện tượng khủng hoảng ở tuổi 13; thiếu những hiểu biết về phương pháp giáo dục trẻ một cách khoa học. Mặt khác, sự hiểu biết của các bậc cha mẹ về Quyền trẻ em quy định trong các văn bản pháp quy Quốc tế cũng như Quốc gia còn nhiều hạn chế … Chính vì sự thiếu hiểu biết của cha mẹ mà rất nhiều trẻ em, tuy được sống trong những gia đình tạm đầy đủ về điều kiện vật chất, nhưng vẫn chưa được bảo vệ và chăm sóc một cách phù hợp; rất nhiều trẻ em phải lao động nặng nhọc để mưu sinh không được học hành, vui chơi như các em cần được hưởng để phát triển toàn diện nhân cách. Đặc biệt là khi trẻ em mắc lỗi, do chưa hiểu biết về quyền trẻ em hoặc có biết nhưng không tôn trọng, không
thực hiện, nên nhiều gia đình đã có cách xử lý thô bạo, xúc phạm nghiêm trọng lòng tự trọng của trẻ, khiến các em tự tìm đến những cách giải quyết hết sức đau lòng. Có những gia đình còn dùng trẻ em để giải quyết mâu thuẫn của người lớn (bắt cóc con; bắt con chịu khổ về vật chất hoặc tinh thần, tình cảm để trả thù vợ hoặc chồng; lôi con vào những cuộc tranh cãi của người lớn; sao nhãng trách nhiệm với con sau ly hôn…).
- Mức độ nhận thức của học sinh trung học cơ sở về những vấn đề liên quan đến mối quan hệ với cha mẹ
Thực tiễn cuộc sống chỉ ra rằng, thiếu niên quan hệ với cha mẹ theo chiều hướng nào (tích cực hay tiêu cực) phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức của họ về những thuận lợi, khó khăn của cha mẹ mình trong việc lo toan kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ già…hiểu biết của các em về tính tình của CM; nhất là hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình đối với CM…Không ít học sinh THCS ở nông thôn sống trong cảnh nghèo khó, hàng ngày chứng kiến bố mẹ tuy bệnh tật, yếu đau vẫn đầu tắt, mặt tối suốt ngày đêm mà vẫn không đủ ăn, đủ mặc, đã tự nguyện vượt lên mọi khó khăn để vừa học, vừa trở thành lao động chính, chia sẻ với bố mẹ, vượt qua khó khăn kinh tế, đảm bảo cho bản thân mình và các em không phải bỏ học; góp phần làm cho gia đình các em tuy nghèo về vật chất nhưng lại rất giàu tình thương, vui vẻ, đầm ấm. Cha mẹ các em sung sướng, tự hào về con mình hiếu thảo. Trong khi đó, ở tuổi này, cũng không ít những “cậu ấm”, “cô chiêu” quen sống trong nhung lụa của sự chiều chuộng, dần dần đã hình thành ở họ thói ích kỷ, chỉ biết vòi vĩnh, đòi hỏi người khác phải phục vụ mình. Trong khi bố mẹ và những người thân khác phải vật lộn hàng ngày với công việc mưu sinh thì họ ngày càng đi sâu hơn vào con đường chơi bời, lêu lổng trở thành con mồi béo bở của những tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, làm ô nhục thanh danh gia đình, khiến cha mẹ phải hổ thẹn, tủi nhục, đau buồn trước những lỗi lầm của đứa con bất hiếu.
Chƣơng 2
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu lý luận
- Mục đích nghiên cứu lý luận:
Hệ thống hóa các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong và ngoài nước
Xây dựng cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái nói chung, HSTHCS nói riêng. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các mối quan hệ giữa cha mẹ và HSTHCS trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè.
- Nội dung nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu trong và ngoài nước về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, tìm ra khoảng trống để tiến hành nghiên cứu.
Nghiên cứu phải chỉ ra được các khái niệm công cụ như: Mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ với HSTHCS và một số khái niệm khác; làm sáng tỏ quan điểm lý luận khẳng định rằng, mối quan hệ chặt chẽ, hài hòa giữa các hoạt động học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè là nền tảng quan trọng nhất để hình thành nhân cách tốt đẹp của HSTHCS. Xây dựng mối quan hệ qua lại tốt đẹp giữa CM và HSTHCS trong các lĩnh vực học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè, do đó, trở thành việc làm vô cùng quan trọng.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu và các văn bản có liên quan thông qua việc phân tích tổng hợp, khái quát hoát và suy luận để hình thành một hệ thống khái niệm, luận điểm phù hợp theo quan điểm của người nghiên cứu.
2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn
Chỉ ra thực trạng mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với cha mẹ hiện nay trên địa bàn nghiên cứu.
- Nội dung của nghiên cứu thực tiễn
Điều tra thực trạng mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với cha mẹ tại hai trường: Trường THCS Dịch Vọng - Hà Nội, Trường THCS Thanh Tuyền - Hà Nam
Chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến sự hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với cha mẹ trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí, quan hệ bạn bè
Đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với cha mẹ trong các hoạt động trên
- Địa bàn nghiên cứu
Việc khảo sát thực trạng mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với CM diễn ra tại hai trường THCS Thanh Tuyền - Hà Nam và THCS Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội
Trường THCS Dịch Vọng - Cầu Giấy, Hà Nội là một trường THCS tương đối lớn nằm trên đường Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Số học sinh ở trường khoảng hơn 2000 em, chủ yếu là con em cán bộ công nhân viên chức thuộc Q.Cầu Giấy, công việc của các em chủ yếu là học tập, ít khi phải làm việc nhà. Bên cạnh đó có những em bố mẹ công việc bấp bênh, lo miếng cơm manh áo từng ngày, các em vừa học vừa giúp đỡ bố mẹ công việc trong gia đình…
Trường THCS Thanh Tuyền - Hà Nam là một trường nhỏ nằm ở địa phận P.Thanh Tuyền - Phủ Lý, Hà Nam. Số học sinh tại trường khoảng 600 - 700 em, gia đình các em chủ yếu làm nông nghiệp hoặc bố mẹ đi làm ăn xa…, ngoài việc học, các em luôn phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng, việc nhà phù hợp với khả năng của các em, thậm chí là thay bố mẹ gánh vác công
việc gia đình…bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ gia đình các em bố mẹ là cán bộ công nhân viên chức, buôn bán, kinh doanh…
- Đặc điểm khách thể nghiên cứu
Chọn mẫu nghiên cứu: Mẫu bao gồm 280 học sinh THCS ở lứa tuổi: 13-14; 100 cha mẹ các em biểu thị qua bảng số sau:
Khách thể nghiên cứu Trường THCS Dịch Vọng Trường THCS Thanh Tuyền Tổng Học sinh THCS Lớp 8 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 9 280 70 70 70 70 Phụ huynh HS 50 50 100
- Các giai đoạn tổ chức nghiên cứu
Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận Các giai đoạn nghiên cứu lý luận - Tìm kiếm tài liệu
+ Mục đích: Tìm hiểu, tham khảo, nắm bắt các tài liệu ở trong nước và ngoài nước từ trước đến nay có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các phương pháp có liên quan đến đề tài, các luận chứng để lý giải các kết quả...
+ Nội dung: Những tài liệu về mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở trong và ngoài nước.
- Phân tích tài liệu
+ Mục đích: Phân tích tổng hợp xử lý thành cơ sở lý luận của đề tài + Nội dung: Đọc và phân tích các văn bản, tài liệu trong nước, ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn Bao gồm những việc cụ thể sau:
a)Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu để nghiên cứu:
- Thực trạng nhận thức của cha mẹ và HSTHCS về những vấn đề liên quan đến mối quan hệ CM - HSTHCS.
- Thực trạng sử dụng các kiểu quan hệ CM - HSTHCS của các bậc CM và phản ứng đáp lại của HSTHCS trong các lĩnh vực học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè.
- Thực trạng mối quan hệ giữa CM - HSTHCS trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè trên địa bàn nghiên cứu hiện nay được phản ánh trong bầu không khí tích cực, chưa hoàn toàn tích cực hay tiêu cực trong quan hệ gia đình hàng ngày giữa CM và CC.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa CM và học sinh THCS.
b)Điều tra, khảo sát: được tiến hành từ tháng 05/2012 đến 04/2014
Giai đoạn điều tra thử
Thời gian: 21/02/2014- 28/02/2014
Số lượng khách thể: 40 người Địa điểm: Các em học sinh truờng THCS Thanh Tuyền – Hà Nam và cha mẹ các em; các em học sinh trường THCS Dịch Vọng Cầu Giấy- Hà Nội và cha mẹ các em
Để có cái nhìn cơ bản về vấn đề nghiên cứu chúng tôi có điều tra thử cha mẹ và các em hoc sinh tại những địa điểm dự định tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi trong quá trình điều tra. Hơn nữa, để giúp chúng tôi chỉnh sửa ngôn ngữ của các item trong một số câu hỏi một cách dễ hiểu cho phần đông người trả lời.
Giai đoạn điều tra chính thức
Thời gian: 03/03/2014- 31/03/2014
Số lượng: 380 người trong đó 280 học sinh cả hai trường tham gia trưng cầu ý kiến, 100 phụ huynh các em học sinh cả hai trường
Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS Thanh Tuyền- Hà Nam, trường THCS Dịch Vọng- Cầu Giấy- Hà Nội
Để tiến hành nghiên cứu 380 khách thể chúng tôi gửi bảng hỏi cho các em học sinh, bảng hỏi dành cho cha mẹ chúng tôi gửi các em mang về nhờ cha mẹ làm giúp.
c) Xử lý số liệu và viết báo cáo
Sau khi đã thu thập được dữ liệu thông qua khảo sát, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học và viết báo cáo tổng hợp
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Để giải quyết những nhiệm vụ do mình đề ra, đề tài sử dụng một bảng hỏi dùng cho PHHS, một bảng hỏi dùng cho học sinh THCS. Để số liệu thu được từ hai bảng hỏi này có thể so sánh được với nhau, về cả mặt nội dung và số lượng câu hỏi của hai bảng hỏi đã được cấu tạo tương tự như nhau nhằm cùng đạt một mục đích khẳng định độ tin cậy của câu trả lời đến từ hai phía: PHHS và HSTHCS là con em của họ.
Câu hỏi 1 (ở cả hai bảng hỏi) nhằm phát hiện nhận thức của PHHS và học sinh THCS về những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa CM và CC là học sinh THCS. Chúng tôi cho rằng, thái độ, hành vi, cử chỉ, nói năng, xúc cảm…của CM và HSTHCS được bộc lộ ra ngoài như thế nào phần lớn phụ thuộc vào trình độ nhận thức của họ về những vấn đề này.
Câu hỏi số 2 (ở cả hai bảng hỏi) cho phép phát hiện thực trạng mức độ thường xuyên sử dụng kiểu quan hệ CM - CC (trong 3 kiểu nói đến trong phần cơ sở lý luận của luận văn) của các bậc PH trong quá trình giáo dục học sinh THCS. Đồng thời câu hỏi này cũng cho phép phát hiện trong thực tiễn giáo dục học sinh THCS tùy theo từng tình huống giáo dục cụ thể, các bậc CM thường sử dụng xen kẽ các kiểu tác động khác nhau đến con mình hay duy nhất chỉ sử dụng một kiểu tác động nào đó trong quá trình giáo dục.
Câu hỏi 3 (ở cả hai bảng hỏi) nhằm phát hiện tính chất của phản ứng đáp lại (hưởng ứng hay chống đối) của học sinh THCS trước mỗi kiểu tác
động của CM đến từng lĩnh vực HT, VC và QHBB của các em. Tính chất của phản ứng đáp lại này (hưởng ứng hay chống đối ở những mức độ khác nhau) quyết định xu hướng tích cực hoặc tiêu cực của mối quan hệ qua lại giữa CM và HSTHCS trong gia đình.
Câu hỏi 4 (ở cả hai bảng hỏi). Trong cuộc sống thực hàng ngày của mỗi gia đình, xu hướng tích cực (tích cực, chưa hoàn toàn tích cực, tiêu cực) được hiện thực hóa ở bầu không khí tâm lý hòa thuận, đầm ấm, vui vẻ hay mâu thuẫn, xô xát, căng thẳng, nặng nề trong mối quan hệ giữa CM và CC. Câu hỏi 4 sẽ giúp phát hiện thực trạng này.
Câu hỏi 5 (ở cả hai bảng hỏi) nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa CM và học sinh THCS
Câu hỏi 6 (ở cả hai bảng hỏi) cho biết một số thông tin cá nhân của CM và học sinh THCS.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nội dung đề cương phỏng vấn: Phỏng vấn sâu CM và học sinh THCS nhằm thu thập thông tin để thấy được rõ hơn:
- Nhận thức của CM và các em về những vấn đề liên quan đến mối quan hệ CM-CC
- Thực trạng mức độ thường xuyên sử dụng kiểu quan hệ CM - CC - Trong giáo dục con cái, tùy theo từng tình huống giáo dục cụ thể, các bậc cha mẹ thường sử dụng xen kẽ các kiểu tác động khác nhau đến con mình hay chỉ sử dụng một kiểu tác động duy nhất.
2.2.3. Phương pháp giải bài tập tình huống
Chúng tôi xây dựng hai tình huống, mỗi tình huống có phương 3 án lựa chọn nhằm tìm hiểu cách ứng xử của CM khi con mắc lỗi; qua đó làm sáng tỏ hơn những kết quả thu được trong bảng hỏi (xem phụ lục số 3)
2.2.4. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình
Để phân tích chân dung tâm lý điển hình của PHHS thành công hoặc thất bại trong mối quan hệ với con cái trong HT, VC và QHBB chúng tôi dựa
trên kết quả thu được từ phía PHHS và học sinh THCS, các thông tin thu được từ phỏng vấn sâu viết thành một văn bản phân tích
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu thập được những dữ liệu mà cha mẹ các em, bản thân các em hoc sinh cung cấp, đưa ý kiến. Để thống kê và khái quát hóa thành những con số có ý nghĩa chúng tôi sử dụng:
- Sử dụng chương trình SPSS 17.0
- Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích mô tả: %, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất…
- Phương pháp thống kê suy luận: + Các lệnh sử dụng trong (đó có T.test) + Sử dụng hệ số tương quan pearson (r)
2.3. Xây dựng thang đánh giá
Chúng tôi sử dụng thang thứ tự đối với các câu hỏi 1; 2; 5.