1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ Hoa kỳ - Trung quốc sau sự kiện 11- 9-2001 và tác động đến quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á

103 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 901,13 KB

Nội dung

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu QHQT trong các ấn phẩm chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế của Bộ Ngoại giao; các Tạp chí của Viện Khoa học xã hội Việt Nam Châu Mỹ ngày nay, Nghiê

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1 12

QUAN HỆ HOA KỲ - TRUNG QUỐC SAU SỰ KIỆN 11/9/2001: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN 12

1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực 12

1.1.1 Sự biến đổi cục diện thế giới sau Chiến tranh Lạnh 12

1.1.2 Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ 12

1.1.3 Quá trình toàn cầu hoá, kinh tế tri thức 13

1.1.4 Đặc điểm tình hình khu vực Đông Nam Á 15

1.2 Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Hoa Kỳ và Trung Quốc 17

1.2.1 Với Hoa Kỳ 17

1.2.2 Với Trung Quốc 22

1.3 Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Trung Quốc 27

1.3.1 Từ 1991 – 2001 27

1.3.2 Từ 2001 đến nay 31

CHƯƠNG 2 44

SỰ VẬN ĐỘNG CỦA QUAN HỆ HOA KỲ - TRUNG QUỐC SAU SỰ KIỆN 11/9/2001 44

2.1 Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trên các lĩnh vực chủ yếu 44

2.1.1 Trên lĩnh vực chính trị, an ninh, ngoại giao 44

2.1.2 Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại và văn hóa, giáo dục 51

2.2 Một số yếu tác động đến quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trong những năm tới 59

2.2.1 Diễn biến của môi trường an ninh quốc tế và khu vực 59

2.2.2 Vấn đề Đài Loan 60

2.2.3 Vấn đề Bắc Triều Tiên 64

2.2.4 Vấn đề biển Đông 68

2.3 Một số kịch bản của quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc 72

2.3.1 Hai nước trở nên đối đầu, đối kháng với nhau 73

2.3.2 Hai nước trở thành đồng minh của nhau 76

2.3.3 Hai nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh 77

Trang 4

CHƯƠNG 3 81

TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ HOA KỲ - TRUNG QUỐC ĐẾN QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG NAM Á 81

3.1 Tương quan và vị thế quyền lực Hoa Kỳ - Trung Quốc ở Đông Nam Á 82

3.1.1 Về kinh tế 82

3.1.2 Về quân sự 83

3.1.3 Về chính trị - ngoại giao và văn hoá 83

3.2 Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc và tác động đến Đông Nam Á 86

3.2.1 Tác động đến tình hình an ninh – chính trị ở Đông Nam Á 86

3.2.2 Tác động đến quan hệ kinh tế - thương mại ở Đông Nam Á 87

3.3 Đối sách của ASEAN trước chuyển biến quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc 90

3.3.1 Thúc đẩy hợp tác đa phương và thực hiện chiến lược cân bằng trong quan hệ với các nước lớn 90

3.3.2 Tiếp tục phát triển các thể chế hợp tác đa phương và giữ vững vai trò chủ đạo trong Hợp tác Đông Á 93

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 5

Lời cảm ơn

Em xin dành lời đầu tiên của khóa luận này để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và các thầy cô giáo đã dạy dỗ em trong suốt khóa học vừa qua

Đặc biệt, em xin trân trọng cám ơn thầy giáo hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp - người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để em hoàn thành khóa luận này

Và em cũng muốn dành lời cám ơn chân thành tới gia đình, bạn bè em, những người đã luôn động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận

Hà Nội, ngày 20/11/2011

Học viên

Trang 6

BẢNG KÊ CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cộng đồng các nước ASEAN

ACFTA ASEAN-China Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc

Cộng đồng kinh tế ASEAN

Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN

Khu vực đầu tư ASEAN

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AIPO ASEAN Inter-Parliamentary Organization

Liên minh nghị viện ASEAN

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN

Cộng đồng an ninh ASEAN

ASCC ASEAN Socio-Cultural Community

Cộng đồng văn hoá xã hội ASEAN

ASEAN Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM Asia-Europe Meeting

Hội nghị Á - Âu

CA-TBD Châu Á - Thái Bình Dương

Trang 7

CEPT Common Effective Preferential Tariff

Hiệp định ưu đãi có hiệu lực chung

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CNTB Chủ nghĩa tư bản

Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông

Tuyên bố quy tắc ứng xử biển Đông

Liên minh châu Âu

Hiệp định thương mại tự do

Tổng sản phẩm trong nước HĐBA Hội đồng bảo an

IMF International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ quốc tế

LHQ Liên Hợp Quốc

MDGs Millennium Development Goals

Các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

NATO North Atlantic Treaty Organization

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương

Hội nghị sau hội nghị Bộ trưởng của ASEAN QHQT Quan hệ Quốc tế

Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á

Ngân hàng Thế giới

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc luôn là mối quan hệ vừa quan trọng nhất vừa phức tạp nhất so với các cặp quan hệ giữa các nước lớn khác, không đơn giản bởi đây

là quan hệ giữa một siêu cường TBCN và một cường quốc XHCN đang lên, đang gia tăng vai trò và ảnh hưởng ở nhiều khu vực trên thế giới Có nhiều nguyên nhân làm nên tính chất quan trọng và phức tạp của quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đặc biệt sau

sự kiện 11/9/2001 Nhìn tổng thể, quan hệ quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá vẫn chưa đạt được trạng thái đối thoại một cách bình đẳng giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế Các cường quốc và quan hệ giữa các cường quốc, nhất là Hoa Kỳ, đã tác động lớn đến chiều hướng vận động, nội dung và tính chất của đời sống chính trị - an ninh quốc tế Đồng thời, động thái quan hệ phức tạp giữa các cường quốc trở thành một trong những nhân tố chủ yếu làm cho sự vận động của thế giới chứa đầy những yếu tố khó lường Quan hệ giữa hai nước lớn sau sự kiện 11/9/2001 đã có nhiều thay đổi, tác động sâu sắc đến khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng Những chuyển biến này phản ánh lợi ích và ý đồ chiến lược của hai nước đều muốn lợi dụng cuộc khủng bố vào nước Mỹ để mưu lợi riêng cho mình Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đã và đang diễn biến như thế nào sau sự kiện 11/9/2001 là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết bởi mối quan hệ này chắc chắn có tác động đến khu vực Đông Nam Á nói chung, đến Việt Nam nói riêng, với các mức độ, các tính chất khác nhau trên từng lĩnh vực cụ thể Từ lý do trên, tác giả

chọn đề tài "Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc sau sự kiện 11/9/2001 và những tác

động đến Quan hệ Quốc tế ở Đông Nam Á" để viết luận văn thạc sỹ chuyên ngành

Quan hệ Quốc tế

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có khá nhiều công trình trong và ngoài nước đề cập đến các khía cạnh khác nhau thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, những bài viết về quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trên các lĩnh vực khác nhau, hoặc đề cập một cách tổng thể đến quan hệ của họ

Đáng chú ý là các cuốn sách: Nước Mỹ nửa thế kỷ - Chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ trong và sau chiến tranh lạnh của Thomas J McCormick, Nxb Chính trị Quốc gia

Trang 9

xuất bản năm 2004; cuốn Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Chiến tranh Lạnh do

Randall B Ripley và James M Lindsay chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản

năm 2002; cuốn Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ - Động cơ của sự lựa chọn trong thế

kỷ XXI của Bruce W Jentleson, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2004… là

những công trình nghiên cứu sâu sắc về Hoa Kỳ và về các chính sách, các quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ Còn những công trình nghiên cứu về Trung Quốc cũng được

đề cập đến trong nhiều ấn phẩm chuyên ngành như các Tạp chí Quan hệ quốc tế hiện

đại; Tạp chí Kinh tế và chính trị thế giới; Tạp chí Nghiên cứu các vấn đề quốc tế…

của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, các bài viết về các mối quan hệ quốc tế nói chung, quan hệ giữa các nước lớn, quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ nói riêng

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu QHQT trong các ấn phẩm chuyên ngành như

Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế của Bộ Ngoại giao; các Tạp chí của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Châu Mỹ ngày nay, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Nghiên cứu Trung Quốc…) hay các chuyên mục Thế giới: Vấn đề và Sự kiện của TC Cộng sản,

Lý luận và thực tiễn chính trị nước ngoài của TC Lý luận chính trị… đã đăng tải khá

nhiều bài báo về các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới, đặc biệt các nước lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương Cũng đã xuất hiện những cuốn sách khá dày dặn về những cặp quan hệ nước lớn cụ thể Tuy nhiên, chưa có những công trình nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc sau sự kiện 11/9/2001 và những tác động của mối quan hệ này đến Quan hệ Quốc tế ở khu vực Đông Nam Á Kế thừa những kết quả của các công trình đi trước, tác giả luận văn mong muốn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm mục đích làm rõ thực trạng về quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc và đưa ra những dự báo khoa học về xu hướng vận động của mối quan hệ này trong những năm tới cũng như những tác động của nó đến khu vực Đông Nam Á

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ thực trạng quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ từ sau sự kiện 11/9/2001 đến nay, từ đó đưa ra dự báo về mối quan hệ này, đồng thời phân tích những ảnh hưởng của mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Trang 10

- Phân tích làm rõ vị thế của Hoa Kỳ và Trung Quốc sau sự kiện 11/9/2001 và những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của từng nước

- Phân tích làm rõ thực trạng quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc hiện nay trên các lĩnh vực chủ yếu Phân tích chiều hướng vận động của quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trong những năm tới

- Làm rõ ảnh hưởng của quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đến quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam

4 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

về cục diện QHQT, về xu hướng vận động và phát triển của thời đại

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là lịch sử, logic, dự báo, phân tích và tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh…

6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

Trên cơ sở phân tích về quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc từ sau sự kiện 11/9, đưa ra những dự báo về chiều hướng vận động của quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc và những tác động của nó đối với quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á

7 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy những nội dung về quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc và đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Trang 11

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm 3 chương sau:

Chương 1: Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc sau sự kiện 11/9/2001: Bối cảnh quốc tế và yêu cầu phát triển

Chương 2: Sự vận động của quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc sau sự kiện 11/9/2001

Chương 3: Tác động của quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đến quan hệ quốc tế

ở Đông Nam Á

Trang 12

CHƯƠNG 1 QUAN HỆ HOA KỲ - TRUNG QUỐC SAU SỰ KIỆN 11/9/2001

BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN

1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực

1.1.1 Sự biến đổi cục diện thế giới sau Chiến tranh Lạnh

Sau khi các chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Liên bang

Xô viết tan rã (12/1991), thế giới bước sang một thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ "sau chiến tranh lạnh" với xu thế chủ đạo là hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển Thế giới chỉ còn lại một siêu cường duy nhất là Hoa Kỳ, nước luôn muốn duy trì địa vị bá chủ thế giới của mình Song các cường quốc khác - dù là những cường quốc lâu đời như Nga hay mới nổi lên như Trung Quốc - không dễ chấp nhận mô hình trật tự thế giới như vậy Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các cường quốc đang tạo ra cục diện thế giới biến động khó lường sau chiến tranh lạnh Những thay đổi của thế giới trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX đã từng bước định hình một trật tự thế giới mới Nhân loại bước vào thời kỳ phát triển nhanh chưa từng thấy, nhưng tình hình không phải là hoàn toàn thuận lợi, thế giới ngày nay vẫn đầy biến động và bất trắc Chiến tranh Lạnh kết thúc là xét trên bình diện toàn cầu, còn ở nơi này nơi kia vẫn có biểu hiện tiếp diễn Đặc biệt một số cuộc chiến tranh nóng cục bộ, xung đột vũ trang vẫn xảy ra

và kéo dài Trong bối cảnh đó, mối quan hệ giữa các cường quốc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi nó có thể chi phối, can thiệp hoặc là thay đổi các mối quan

hệ của từng quốc gia và thậm chí là cả một khu vực Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc

và những tác động đến quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á là một ví dụ

1.1.2 Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ

Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, thế giới lại một lần nữa bước vào

kỷ nguyên của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại mà đặc trưng của nó

là làm xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao (với bốn trụ cột là công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin) Các công nghệ này không những đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế – xã hội của toàn thế giới mà còn làm thay đổi một cách cơ bản lực lượng sản xuất, thậm chí cả các quan hệ xã hội và quan hệ quốc tế

Trang 13

Trong lĩnh vực kinh tế, do tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2000 đã vượt quá mức tăng trưởng kinh tế của toàn

bộ thế kỷ XIX, hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu tăng 7 lần kể từ năm 1950, là con số

kỷ lục so với bất kỳ thời kỳ nào trước đây Chỉ riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, mức tăng sản lượng cây lương thực từ 1,1 tấn/ha (năm 1950) lên 2,8 tấn/ha (năm 2000) đã vượt quá con số mà loài người đã từng đạt được qua suốt 11.000 năm lịch sử

Dưới sự tác động của sự phát triển KH&CN, tốc độ thay đổi hiện nay nhanh tới mức đang làm lịch sử tăng tốc độ, đã khiến các quốc gia và các tổ chức và định chế quốc tế lớn khó có thể quản lý chúng một cách hiệu quả Khi sự thay đổi diễn ra với tốc độ nhanh hơn, con người và xã hội sẽ chuyển từ tình trạng ít có biến động trước đây sang một tình thế liên tục bị xáo trộn Tình trạng xáo trộn này không phải chỉ để đối phó với bản thân sự tăng trưởng, mà còn với những hậu quả do sự tăng trưởng đó gây ra Một câu hỏi trọng yếu đặt ra là, liệu sự thay đổi đang ngày càng tăng nhanh này, mà hiện đã trở thành một đặc trưng của thời đại, đã bắt đầu vượt quá khả năng mà các quốc gia và các tổ chức và định chế quốc tế có thể đương đầu hay chưa? Dù thế nào đi chăng nữa thì sự thay đổi chắc chắn sẽ là một điều đặc biệt khó khăn đối với những quốc gia nào, tổ chức và định chế quốc tế nào đang phải đối phó với những vấn đề về quan hệ quốc tế, hoặc các vấn đề có tính toàn cầu mà cần phải

có những nỗ lực được phối hợp, hợp tác của nhiều nước có nền văn hoá trái ngược nhau Quan hệ quốc tế giữa các cường quốc lớn, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ - một siêu cường đang suy giảm với Trung Quốc - một cường quốc đang lên, càng trở nên có ý nghĩa quan trọng

1.1.3 Quá trình toàn cầu hoá, kinh tế tri thức

Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã khiến nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới dựa trên chất xám và kỹ thuật, công nghệ cao được gọi là kinh tế tri thức Nó cũng làm giảm dần ý nghĩa của khoảng cách không gian, thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư trên phạm vi toàn cầu Từ đó, dẫn tới sự hình thành nền kinh tế toàn cầu hoá, với những biểu hiện: thương mại quốc tế phát triển mạnh; đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh; thị trường tài chính quốc tế mở rộng; các công ty xuyên quốc gia với chi nhánh ở nhiều quốc gia khác nhau, nắm trong tay những của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh

Trang 14

tế quan trọng Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia Toàn cầu hoá kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển

và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học – công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước Sự phát triển của mọi quốc gia nằm trong sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng Những cơ hội lớn là mở rộng thị trường, tiếp cận khoa học – công nghệ hiện đại, thu hút nguồn vốn

và đầu tư từ bên ngoài, tạo ra động lực cạnh tranh lớn trong nền kinh tế… để các nước có thể phát triển mang tính đột phá

Tuy vậy, những quốc gia nào không biết tận dụng hoặc không tận dụng được

cơ hội để tích luỹ năng lực nội sinh đủ mạnh, sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn Nói cách khác, trong khi toàn cầu hoá là một chất xúc tác cho và cũng là hệ quả của tiến bộ loài người, nó cũng là một quá trình hỗn độn cần có sự điều chỉnh, và nó cũng tạo ra những thách thức và các vấn đề lớn cần sự hợp tác chặt chẽ của tất cả các quốc gia trên thế giới

Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu trong lịch sử loài người Toàn cầu hoá đem thế giới lại gần hơn thông qua việc trao đổi hàng hoá và các sản phẩm, thông tin, kiến thức và văn hóa Thực tế dấu hiệu toàn cầu hoá đã xuất hiện từ khi loài người bắt đầu quá trình phát triển kinh tế, khi người ta mang hàng hoá từ làng này bán sang làng khác, nước này sang nước khác Nhưng trong suốt vài thập kỷ qua, tốc độ hội nhập toàn cầu đã trở nên nhanh và sâu sắc hơn rất nhiều do có những tiến bộ chưa từng thấy trong công nghệ, truyền thông, khoa học, giao thông vận tải và công nghiệp, đặc biệt là sự phát triển của Internet và sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng Loài người hàng ngày được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin và do đó, có thêm nhiều dịp trao đổi tiếp xúc với nhau, đẩy mạnh sự giao lưu về mọi mặt từ kinh

tế mậu dịch, đầu tư, du lịch đến văn hoá nghệ thuật Làn sóng di dân từ nước này sang nước khác cũng góp phần mở rộng hơn nữa sự giao lưu trực tiếp và mạnh mẽ cả

về đời sống vật chất và tinh thần của nhiều dân tộc Dưới tác động của toàn cầu hóa

và tự do hóa thương mại, Trái Đất dường như đang nhỏ lại Dòng chảy của hàng hóa, tiền vốn, kỹ thuật, nhân công và kèm theo đấy là cả quyền lực từ nước này xâm nhập sang nước khác dễ dàng hơn và mức độ ngày càng cao hơn Không một quốc gia nào

có thể độc lập giải quyết những vấn đề của mình (như phát triển kinh tế, khoa học

Trang 15

công nghệ, bảo vệ môi sinh ) và cũng không có sai lầm trên quy mô quốc gia nào không ảnh hưởng đến đời sống chung của toàn nhân loại Sự phát triển của khoa học

và kỹ thuật cũng làm chuyển biến các mối quan hệ quốc tế bởi đã đến lúc các quan hệ quốc tế phát triển tới mức không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có thể tồn tại và phát triển mà không khỏi phụ thuộc vào nhau

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, quá trình toàn cầu hoá và phát triển tăng vọt của loài người đã khiến nhân loại phải đương đầu với rất nhiều sự đe doạ và thách thức Có thể quan sát thấy tốc độ của lịch sử cũng đang tăng nhanh khi những nhu cầu tăng vọt của con người chạm vào những giới hạn tự nhiên của Trái đất Các quốc gia đang phải mất nhiều thời gian hơn để giải quyết những hậu quả của các vấn đề như bùng nổ dân số, khí hậu nóng lên trên toàn cầu, khả năng cạn kiệt các nguồn năng lượng không tái tạo lại được, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt các nguồn nước, nạn phá rừng, sự phá huỷ đa dạng sinh học…, kể cả việc những luồng cá bị đánh bắt đến mức không thể hồi phục được, tình trạng đói nghèo, những trận bão tàn phá ngày càng dữ dội, cùng với sự gia tăng đều đặn của những luồng dân tỵ nạn bởi tình trạng môi trường và rất nhiều tác động khác do xâm phạm quá mức các giới hạn tự nhiên

Đó là chưa kể tới việc đại dịch AIDS vẫn tiếp tục hoành hành nhiều nơi trên thế giới

và còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn về các thảm hoạ khác Nạn đói vẫn đe doạ rất nhiều sinh mạng và gây bất ổn định xã hội ở nhiều nơi… Và vì thế, các mối quan hệ quốc tế

đa phương cũng như song phương giữa từng quốc gia ngày càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết

1.1.4 Đặc điểm tình hình khu vực Đông Nam Á

Chiến tranh Lạnh kết thúc, xu thế hợp tác làm ấm lên những mối quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và toàn bộ khu vực châu Á nói chung

Có thể nói, ở khu vực Đông Nam Á, mặc dù không còn tình trạng tranh giành ảnh hưởng trong cuộc đối đầu giữa các cường quốc, nhưng sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc cùng với quá trình thay đổi chính sách và điều chỉnh chiến lược của các nước lớn, đã tạo ra một tình thế không chắc chắn về chiến lược, buộc các nước trong khu vực phải tìm biện pháp bảo đảm an ninh cho mình trong mọi tình huống Qua hơn 40 năm, từ năm nước thành viên ban đầu (1967), đến nay ASEAN đã có mười quốc gia thành viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm 1995), Lào (năm 1997),

Trang 16

Myanmar (năm 1997), Campuchia (năm 1999), với diện tích 4,7 triệu km2, dân số khoảng 600 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009)

Trong bối cảnh lịch sử mới đầu thế kỷ XXI, với lợi thế về sự tương đối ổn định của môi trường an ninh, chính trị và phát triển kinh tế năng động, vị trí chiến lược của Đông Nam Á ngày càng được nâng cao Các nước trong khu vực có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác vì mục tiêu phát triển Xu hướng gia tăng cạnh tranh quyền lực của các nước lớn và sự biến đổi một cách linh hoạt phương thức tập hợp lực lượng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (CA-TBD) hiện nay ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện hợp tác khu vực Đông Nam Á Tuy chưa xác lập các cơ cấu hợp tác thể chế hoá cao, mang tính siêu quốc gia giống như mô hình EU, nhưng các nước ASEAN đã tìm kiếm cho mình nhiều phương thức hợp tác đa dạng trong quy mô toàn khu vực hay tiểu khu vực, từ song phương đến đa phương

Đối với các nước ASEAN, duy trì sự ổn định mà trước hết là ổn định chính trị được ưu tiên hàng đầu Trong lĩnh vực an ninh chính trị, các nước ASEAN đã ký hiệp ước tăng cường hợp tác chống khủng bố, được đánh giá là bước đi hướng tới sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khu vực Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 28 – 30/10/2010, với sự tham gia của 18 nhà Lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Nga và Mỹ với tư cách là khách mời đặc biệt của hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tập trung thảo luận về ba trọng tâm hành động Thứ nhất, tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng cộng đồng ASEAN, tăng cường liên kết khu vực và triển khai hiệu quả hiến chương ASEAN; thứ hai, thống nhất được những quyết định quan trọng nhằm thúc đẩy và nâng quan hệ với các đối tác lên một tầm cao mới Từ đó, nhiều kế hoạch hành động sẽ được thông qua giữa ASEAN với các đối tác cho giai đoạn mới 2011-2015 Thứ ba, bàn thảo và đề ra nhiều biện pháp hợp tác nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức đang nổi lên như phục hồi và phát triển bền vững sau khủng hoảng, ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, suy thoái môi trường

Kết quả hội nghị ASEAN 17 được xem là một sự kiện mang tính bước ngoặt trong việc chuyển ASEAN thành một tổ chức thực sự, gắn kết hơn, hoạt động hữu hiệu hơn theo một khung quy tắc đã được xác lập Hơn nữa, chính sự hợp tác có hiệu quả giữa ASEAN với các bên đối tác sẽ góp phần tạo dựng hoà bình, ổn định vững

Trang 17

chắc cho khu vực Nhờ vậy, các nước ở đây đã đạt được nhiều thành tựu khả quan về phát triển kinh tế - xã hội cũng như giữ vững an ninh chính trị Bằng nỗ lực tập thể, ASEAN đã khởi tiến những bước đi đầu tiên trong việc tạo lập lòng tin và thực thi chính sách ngoại giao phòng ngừa, góp phần củng cố an ninh khu vực

Tuy vậy, tình hình an ninh – chính trị khu vực ĐNA đã và đang có những khó khăn thách thức, ngoài những vấn đề toàn cầu như thiên tai, bệnh dịch, ô nhiễm môi trường, tội phạm xuyên quốc gia… ASEAN còn phải đối mặt với sự bất ổn xã hội và sức ép từ bên ngoài đối với một số nước thành viên, sự cạnh tranh gay gắt về thương mại và đầu tư trong quá trình toàn cầu hoá và khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền trong cùng một quốc gia cũng như giữa các nước thành viên Cùng với đó là sự tranh giành ảnh hưởng và thiết lập vai trò của các nước lớn ở khu vực này, sự tranh chấp về biển, đảo trong khu vực biển Đông, những hoạt động khủng bố

ở Indonesia, Phillippines, Thái Lan… một số quốc gia trong khu vực vẫn còn tranh chấp về biên giới lãnh thổ như Thái Lan – Cambodia, các nước trong khu vực tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ độc lập chủ quyền… Mặt khác, xung đột tôn giáo, sắc tộc, tình trạng ly khai dân tộc đang có nguy cơ gia tăng làm cho cơ chế hợp tác an ninh – chính trị trong ASEAN đứng trước nhiều thách thức mới Vì vậy, việc giữ gìn môi trường ổn định để phát triển vẫn được xác định là ưu tiên số một của các quốc gia ĐNA, và việc tăng cường hợp tác trên lĩnh vực này vẫn là một nhu cầu tối ưu đối với các nước ĐNA trong những năm đầu thế kỷ XXI

Tóm lại, bối cảnh thế giới và khu vực ĐNA những năm đầu thế kỷ XXI vừa có những chuyển động mới về chất trong hợp tác, liên kết song phương và đa phương, vừa xuất hiện những nguy cơ mới, thách thức mới, đặc biệt là những nguy cơ đe doạ

an ninh phi truyền thống Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc với tư cách là quan hệ giữa hai nước lớn rất quan trọng trong cục diện thế giới hiện nay, một mặt, tất yếu chịu tác động hay ảnh hưởng của tình hình thế giới và khu vực; mặt khác, quan hệ giữa hai nước cũng tác động một cách mạnh mẽ trở lại đời sống chính trị, kinh tế, an ninh quốc tế và khu vực ĐNA

1.2 Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Hoa Kỳ và Trung Quốc

1.2.1 Với Hoa Kỳ

Sau Chiến tranh Lạnh, tình hình thế giới có nhiều thay đổi thuận lợi cho Hoa

Kỳ Sự tan rã của Liên Xô, siêu cường cạnh tranh toàn diện với Hoa Kỳ về ý thức hệ,

Trang 18

chính trị, quân sự và kinh tế, đã tạo điều kiện cho Hoa Kỳ trở thành siêu cường thế giới duy nhất Về cơ bản, môi trường quốc tế trở nên thuận lợi hơn cho việc thực hiện tham vọng lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ Với ưu thế nổi trội về so sánh lực lượng trên nhiều mặt, lại được khích lệ bởi thắng lợi trong chiến tranh vùng Vịnh, giới hoạch định chính sách hy vọng Hoa Kỳ có thể áp đặt ý chí của mình trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế Dễ dàng nhận thấy rằng, nước Nga đang trong giai đoạn chuyển đổi khó khăn, phải mất nhiều năm nữa mới có thể thực sự thách thức vị trí của

Mỹ Trung Quốc tuy đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhưng xét về sức mạnh tổng hợp cũng phải nhiều thập niên nữa mới có thể đối chọi ngang ngửa với Mỹ Nhật Bản

là trung tâm kinh tế thế giới nhưng vẫn là một cường quốc chưa toàn diện Liên minh châu Âu là một trung tâm kinh tế phát triển nhưng đang trên đường trở thành một thực thể chính trị, an ninh thống nhất còn gặp không ít trắc trở, khó khăn… Trong tình hình đó, chính quyền Hoa Kỳ nhấn mạnh sự cần thiết phải chớp thời cơ để điều chỉnh lại chiến lược an ninh quốc gia, xây dựng “trật tự thế giới” sau Chiến tranh Lạnh

Trên thực tế, từ sau chiến tranh Lạnh đến những năm cuối cùng của thế kỷ

XX, Hoa Kỳ đã thực sự phát triển toàn diện, dẫn đầu thế giới về hầu hết các lĩnh vực Tuy nhiên, những năm đầu thế kỷ XXI, Hoa Kỳ lại đang đứng trước những vấn đề, những nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia cả từ bên trong lẫn bên ngoài nước Sự kiện 11/9/2001 đã thực sự giáng vào chính quyền Hoa Kỳ một cú sốc nặng nề Với tổng thiệt hại kinh tế của Mỹ và các nước khác lên đến khoảng 40 tỷ USD và gần 3000 người thiệt mạng, sự kiện này đã gây chấn động thị trường toàn cầu của Mỹ và thế giới Nhưng không chỉ sự kiện 11/9 làm thức tỉnh cả nước Mỹ về giấc mộng bá quyền

mà những khó khăn về kinh tế do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu xảy ra từ cuối năm 2008 đến nay chưa thực sự phục hồi, đang khiến nước Mỹ đứng trước những thách thức rất lớn cả từ trong nước lẫn dư luận quốc tế

Ở trong nước, chính quyền Hoa Kỳ phải đối mặt với những chất vấn về các biện pháp đảm bảo an ninh, về ngân sách quốc phòng đã chi tiêu như thế nào trong suốt những năm qua, về hiệu quả hoạt động của bộ máy CIA hay FBI khổng lồ mà vẫn không ngăn chặn được vụ khủng bố này Và đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ bị tấn công trực tiếp bởi một lực lượng mà Hoa Kỳ luôn là nước đi đầu trong việc trấn áp

Trang 19

Đối mặt với dư luận quốc tế, câu hỏi đầy hoài nghi về sức mạnh thực sự của Hoa Kỳ ở đâu là ngưỡng cản cho tham vọng lãnh đạo thế giới Ngay cả chính mình Hoa Kỳ còn không bảo vệ được thì làm sao giương được ngọn cờ dân chủ, bình đẳng, bác ái đến với những quốc gia xưa nay nằm trong ảnh hưởng của Mỹ? Vì thế, yêu cầu đặt ra đối với nền kinh tế và an ninh xã hội của Mỹ thực sự trở nên gay gắt và cấp thiết hơn

Về kinh tế, trong gần 100 năm qua, Hoa Kỳ luôn là nước dẫn đầu thế giới về GDP và chiếm khoảng ¼ của toàn cầu, kinh tế Hoa Kỳ cũng nhiều năm liền tăng trưởng liên tục, những từ cuối năm 2008 đến nay, kinh tế Hoa Kỳ đang thực sự trải qua những khó khăn khốc liệt cùng với sự suy giảm kinh tế toàn cầu, những thách thức về thị trường, thâm hụt cán cân thương mại, hệ thống tài chính, đồng đô la suy yếu so với các đồng tiền mạnh khác như EURO, Yên và Nhân dân tệ Trong khi đó, nền kinh tế của đối thủ được Hoa Kỳ xác định là lớn nhất hiện nay là Trung Quốc, vẫn vượt qua khủng hoảng để tăng trưởng Cùng với sự yếu đi của đồng USD, sự thâm hụt tài chính và nợ nước ngoài của Hoa Kỳ cũng tăng nhanh Điều đáng lo ngại hơn cả là Hoa Kỳ trở thành con nợ nước ngoài lớn nhất thế giới với con số lên tới khoảng 1300 tỷ vào cuối năm 2008 Tuy với chính sách can thiệp mới của chính quyền Obama, nền kinh tế Hoa Kỳ đã bước đầu được phục hồi và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhiều so với năm 2008 nhưng nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn thực sự chưa vượt qua được khủng hoảng để phát triển trở lại

Về quân sự, trong lịch sử nhân loại, chưa có một quốc gia nào có sức mạnh quân sự tổng hợp như Hoa Kỳ Ưu thế áp đảo về quân sự của Hoa Kỳ được thể hiện

rõ nét nhất từ khi Liên Xô sụp đổ Tuy vậy, sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ cũng có giới hạn và hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức Sự dính líu quá nhiều vào các xung đột ở nhiều khu vực khác nhau đã và đang làm cho sức mạnh quân sự - quốc phòng của Hoa Kỳ bị dàn trải, làm giảm khả năng giải quyết các vấn đề chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội đang đặt ra trong nội bộ nước Mỹ và trong quan hệ quốc tế Hơn nữa, sự răn đe quân sự của Hoa Kỳ cũng bị thách thức bởi sự phục hồi sức mạnh quân

sự của Nga, sự phát triển nhanh tiềm lực quân sự của Trung Quốc, Ấn Độ và ngay cả

sự nâng cấp sức mạnh quân sự của Nhật Bản, cũng như bị thách thức bởi cuộc chạy đua vũ trang, nhất là vũ khí hạt nhân của các quốc gia ngang ngạnh thuộc “trục ma quỷ” như Iran, Bắc Triều Tiên… Trên thực tế Hoa Kỳ đã chưa có một biện pháp nào

Trang 20

tỏ ra hữu hiệu nếu như không muốn nói là bất lực trước các cuộc thử hạt nhân và bắn tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, Iran và Pakistan, bối rối trước sự phản công quân

sự mạnh mẽ của Nga tại Gruzia Thêm vào đó, cuộc chiến chống khủng bố do Hoa

Kỳ phát động đã buộc nước này mở thêm nhiều “mặt trận”, trong đó có việc tái lập và

mở thêm một số căn cứ quân sự mới tại Đông Nam Á, Trung Á, lập mới Bộ chỉ huy quân sự châu Phi, cho hoạt động trở lại Hạm đội IV ở vùng biển Caribe thuộc châu

Mỹ - Latin… Cái giá phải trả không chỉ là hao tốn tiền bạc mà còn làm cho Hoa Kỳ,

từ nước hoà bình trở thành đối tượng bị nhiều người lên án và là mục tiêu tấn công của nhiều thế lực cũng như đối thủ cạnh tranh Cũng chính sự sa lầy của chính quyền Bush trong cuộc chiến ở Iraq đã là nguyên nhân chủ yếu làm cho Đảng Cộng hoà thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2008 Tuy Đảng Dân chủ của Tổng thống Obama lên nắm quyền từ đầu năm 2009 nhưng vẫn không làm giảm đi những bất đồng trong chính giới về vai trò, vị thế quốc tế của Mỹ, về định hướng chiến lược toàn cầu của Mỹ, quay về chủ nghĩa biệt lập hay tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa mới? Xã hội Mỹ trở nên thiếu thống nhất hơn, uy tín của chính phủ và của cá nhân Tổng thống mới cầm quyền là Obama vẫn chưa thể được cải thiện, chưa thể mang lại cho người dân Mỹ những niềm tin và niềm tự hào như trước đây Thậm chí, nguy cơ khủng bố vẫn luôn là nỗi ám ảnh với nhân dân Mỹ

Về chính trị, trên trường quốc tế, cũng có một loạt các nhân tố đang tác động, cản trở hoặc gây khó khăn cho việc thực hiện chiến lược “lãnh đạo thế giới” của Mỹ Không khí chống Mỹ tiếp tục tăng lên ở nhiều nơi - nhất là trong thế giới Hồi giáo

Xu thế các quốc gia muốn đứng ra ngoài cái bóng che chở của Mỹ cũng gia tăng Mỹ hiện là siêu cường duy nhất trên bàn cờ quốc tế, song địa vị lãnh đạo thế giới từ khá lâu đã bị lung lay Các đồng minh của Mỹ, do không còn nguy cơ đối kháng từ các nước khối Warsava nên ý nghĩa cái ô bảo hộ của Mỹ giảm dần Quá trình hợp tác của

EU ngày càng tiến triển nhanh và EU ngày càng độc lập hơn với Mỹ Các “nước sân sau” của Mỹ ở Mỹ Latin cũng ngày càng có nhiều vấn đề với Mỹ (hiện tượng cánh tả nổi lên và sự tập hợp chung quanh Chavez ở Venezuala) Trên thực tế, Mỹ ngày càng khó “nắm” các đồng minh của mình hơn trước Mỹ vẫn giữ vai trò đáng kể trong các thể chế quốc tế (UN, IMF, WB, WTO, NATO…) song ảnh hưởng của Mỹ ở những thể chế này tiếp tục suy yếu Nguyên nhân chính là có nhiều vấn đề bất cập mới cũng như do quyền lực được phân bổ không tương xứng với sức mạnh kinh tế và những

Trang 21

mối tương quan mới với nhau giữa các thành viên trong các thể chế này Do ảnh hưởng quốc tế tiếp tục bị sa sút và sự nổi lên của các cường quốc mới, nhất là Trung Quốc, nên khoảng cách phát triển giữa Mỹ và các đối thủ cũng đang hẹp dần Cuộc chiến Iraq bế tắc và cuối cùng buộc phải ký thoả thuận rút quân theo từng lộ trình từ tháng 8/2008 và chỉ để lại khoảng 50.000 binh sĩ giúp huấn luyện và cố vấn cho quân đội và cảnh sát Iraq1, nói lên thất bại không thể tránh khỏi của Mỹ trên hai phương diện: (i) không thành công trong thực hiện ý đồ nắm toàn bộ khu vực Trung Đông, qua đó cho phép tạo ra thế siêu cường áp đảo với tất cả các cường quốc khác và đồng thời kiểm soát thế giới đạo Hồi; (ii) không áp đặt được giá trị dân chủ của Mỹ vào nước Iraq đạo Hồi và mẫu thuẫn sắc tộc Nghĩa là hy vọng về việc Mỹ giương cao ngọn cờ dân chủ tác động vào các quốc gia khác đưa lại kết quả không như Mỹ mong muốn Hệ quả chung là tham vọng về Thế kỷ Mỹ trở nên không hiện thực

Ngoài việc cho thấy giới hạn quyền lực của siêu cường Mỹ đang co lại, chiến tranh Iraq đang đặt thế giới vào một nghịch lý nhiều chiều: Không ai muốn Mỹ thắng trở thành người lãnh đạo duy nhất tất cả các nước trên thế giới – và trên thực tế Hoa

Kỳ đã và đang không thể thắng; song cũng không ai muốn thấy một Iraq đổ vỡ, trở thành cái nôi của những hỗn loạn mới bất tận tầm cỡ toàn cầu; cũng không nước nào

kể cả các cường quốc - muốn Mỹ chịu thất bại hoàn toàn Nói một cách khác, thế giới chưa sẵn sàng cho một trật tự mới không có siêu cường Mỹ Hội nghị các ngoại trưởng Mỹ và các nước khu vực Trung Đông họp đầu tháng 5/2007 tại Sharm el-Sheikh (Ai Cập) là một biểu hiện cho trạng thái nghịch lý này Mục đích chính của hội nghị là hỗ trợ Iraq, song thực chất là thăm dò và tạo ra khả năng các nước láng giềng - trước hết là Iran và Syri - sẽ cùng phối hợp với các nước Arab và Mỹ giải quyết vấn đề Iraq, có sự tham gia của những nước hữu quan khác Nghĩa là trên thực

tế họ đang tìm cách tránh cho Mỹ một thất bại tuyệt đối

Về lĩnh vực khoa học, thời chiến tranh Lạnh, tiến độ khoa học kỹ thuật và công nghệ Hoa Kỳ đi trước nhiều nước phát triển 30 – 40 năm, nhưng ngày nay, khoảng cách này chỉ còn khoảng 20 năm, thậm chí có thể ngắn hơn như những tiến

bộ mới của Trung Quốc trong công nghệ vũ trụ

1

Theo hiệp ước này, đến cuối năm 2011, Hoa Kỳ phải rút hết quân khỏi Iraq

Trang 22

Tất cả tình hình trong nước và quốc tế kể trên đã tác động tới việc hoạch định, thực thi, điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Mỹ hiện nay Yêu cầu củng cố vị trí siêu cường trên các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá trở thành đòi hỏi bức bách nhất, là ưu tiên số một và là nhân tố hàng đầu chi phối chiến lược, chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

1.2.2 Với Trung Quốc

Kể từ năm 1978 đến nay, thực lực của Trung Quốc đã có sự thay đổi rất nhanh

Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, đứng trước vực thẳm của khủng hoảng chính trị - xã hội, sau gần ba thập niên cải cách, mở cửa, sức mạnh từng mặt nói riêng, sức mạnh quốc gia tổng hợp nói chung của Trung Quốc đã được nâng lên tầm cao mới về chất

Về kinh tế, hơn 20 năm nay, nền kinh tế Trung Quốc luôn đạt mức tăng trưởng rất cao trên dưới 9%, trở thành nước duy nhất giữ được tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới nhiều năm liền Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cao gấp 3 lần mức tăng trung bình của thế giới trong cùng giai đoạn và gấp đôi mức tăng trưởng trung bình của các nước đang phát triển Cũng vì vậy mà trong vòng 25 năm (1978 - 2003), GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần, mặc dù trong 25 năm này dân số Trung Quốc đã tăng thêm 300 triệu người Năm 1978, khi bắt đầu cải cách, kinh tế Trung Quốc chỉ chiếm 3% tổng GDP toàn thế giới, cuối thập niên 1990 chỉ số này là 5.8%, năm 2005 là 14% và tới năm 2006, Trung Quốc chiếm 15.1% GDP thế giới, trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ (19.7% GDP thế giới) Nếu tính theo tỷ giá hối đoái, kinh tế Trung Quốc năm 2006 chiếm 5.5% GDP thế giới, đứng thứ tư sau Mỹ (27%), Nhật (9.4%), Đức (6%) Năm 2010, GDP của Trung Quốc đạt trên 6.000 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới và bằng 40,2% GDP của Mỹ GDP Trung Quốc năm 2010 cũng chiếm tới 9,5% tổng GDP thế giới, gần gấp đôi mức 5% vào năm 2005, tiếp tục khẳng định sự vươn lên mạnh mẽ của mình Cuối thập niên 70, xuất khẩu của Trung Quốc mới chỉ chiếm 1.2% xuất khẩu của thế giới, cuối thập kỷ 80 chỉ số này là 2% Năm 2006, Trung Quốc chiếm 7.2% xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thế giới, vượt qua Nhật (5%), chỉ sau EU (29%), Mỹ (9.8%) Năm 2009, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc đạt 1.201,7 tỷ USD và vượt qua Đức để trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới Trung Quốc cũng luôn là nước xuất siêu với thặng dư thương mại rất lớn Nhờ xuất khẩu thường xuyên tăng 2 con số trong gần hai thập niên qua, Trung Quốc hiện là nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế

Trang 23

giới (đến tháng 10/2010 là 2616 tỷ USD) Với nguồn vốn dồi dào này, Trung Quốc có điều kiện phát triển mở rộng “chính sách ngoại giao tiền bạc”, đầu tư ngày càng nhiều

ra nước ngoài Tính đến năm 2008, Trung Quốc đã có 12.000 dự án đầu tư chính thức

ở hơn 180 quốc gia và vũng lãnh thổ, xếp thứ 6 thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với 52.2 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 20071

Một trong các kênh đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài là dùng vốn mua lại các công ty hàng đầu thế giới, nhất là trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản ở các nước, khu vực giàu tài nguyên như Australia, châu Phi, các nước Trung Á, Trung Cận Đông và khu vực Đông Nam Á Không chỉ đầu tư ra nước ngoài, Trung Quốc cũng là nước tiếp nhận lượng đầu tư nước ngoài cao nhất thế giới Với số vốn FDI khá khiêm tốn năm 1983 là 916 triệu USD thì đến năm 2008 đạt mức kỷ lục trên 863 tỷ USD, tăng bình quân hàng năm trên 20% Điều này biến Trung Quốc thành “công xưởng của thế giới” giống như nước Anh hồi thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII hay thị trường hấp dẫn đầu tư như Hoa Kỳ thế kỷ XIX Hiện nay Trung Quốc đã đứng trong hàng ngũ các nước đứng đầu thế giới về sản xuất thép, than đá, xi măng, máy thu hình, máy tính cá nhân, điện thoại di động, đồng hồ, xe đạp và đang tiến tới chỉ số tuyệt đối

về ô tô, đồng thời là nước đứng đầu thế giới về sản xuất bông, tơ tằm nguyên liệu, các cây cho dầu, thịt, sữa và trứng chiếm tới 20% sản lượng ngũ cốc của cả thế giới Theo

số liệu thống kê của WTO, sản phẩm mang nhãn hiệu “Made in China” trong thập niên đầu thế kỷ XXI chiếm 1/7 hàng hoá trên thế giới (trong đó có 70% đồ chơi, 55% máy ảnh, 29% máy thu hình, 24% máy giặt và 16% tủ lạnh bán ra của thế giới) và đóng góp trên 15% tăng trưởng của thế giới trong những năm gần đây Điều là hoàn toàn trái ngược với một nước Trung Hoa nghèo nàn, lạc hậu đối với thế giới cách đây khoảng 20 năm trước

Nói về tiềm lực kinh tế của Trung Quốc cần phải cộng thêm Ma Cao và Hồng Kông, đặc biệt là Hồng Kông, vốn được Đặng Tiểu Bình coi là “con gà đẻ trứng vàng” Sau khi sáp nhập hai vùng lãnh thổ này vào Trung Hoa đại lục, tổng GDP của Trung Quốc đã tăng thêm 20%, giá trị xuất khẩu tăng thêm 40% Ngoài ra, phải tính đến một cộng đồng người Hoa rất đông đảo ở nước ngoài (khoảng 100 triệu người) với khá nhiều tỷ phú, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực khác

1

Nguồn: Trung Quốc tích cực “thâu tóm” nguồn tài nguyên thế giới,

http://petrovietnam.info/energy/index.php?/trung-quoc-tich-cuc-thau-tom-nguon-tai-nguyen-the-gioi.vietnamep

Trang 24

nhau Điều đáng chú ý là cộng đồng người Hoa ở nước ngoài có sự gắn kết dân tộc rất cao, nên sống ở đâu họ cũng tạo thành một lực lượng khá mạnh trong cộng đồng người nước ngoài ở đất nước đó, thậm chí cả với cư dân bản địa

Từ năm 2008 khi thế giới lâm vào khủng hoảng tài chính, Trung Quốc thể hiện mình như một nước tiên phong đi đầu trong bình ổn tình hình kinh tế thế giới Ngoài việc tiếp tục mua cổ phiếu của Mỹ và bỏ ra tới 600 tỷ USD thực hiện kích cầu trong nước, Trung Quốc đã thực hiện hoán đổi ngoại tệ với trị giá 95 tỷ USD với Hồng Kông và 5 nước là Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Belarus và Argentina, cam kết đầu tư tới 50 tỷ USD vào Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), đóng góp 38.4 tỷ USD vào Quỹ

Dự phòng Đông Á, cung cấp tín dụng tới 45 tỷ USD cho Nga, Brazil, Venezuela và Angola để đổi lấy nguồn cung cấp dầu thô dài hạn và sử dụng đồng Nhân dân tệ như một phương tiện thanh toán quốc tế, nhất là trong thương mại với ASEAN1

Về quân sự - quốc phòng, Trung Quốc gần đây đang nổi lên là một nước có tiềm lực ngày càng mạnh Ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, thế giới đã bắt đầu nhìn thấy những dấu hiệu tăng về lượng và tiến bộ về chất của lực lượng quân sự - quốc phòng Trung Quốc, cả lục quân, không quân và đặc biệt là hải quân Nếu như ngân sách dành cho quốc phòng năm 1992 của Trung Quốc khoảng 12

tỷ USD (chỉ bằng 3% của Mỹ - 12/380), thì con số này lên đến 62 tỉ vào năm 2008 (khoảng bằng 10% của Mỹ) và đến năm 2011, Trung Quốc đã quyết định chi 91,5 tỷ USD cho quốc phòng, tăng 12,7% so với năm 20102 (tuy nhiên, các nước phương Tây cho là phải gấp đôi hoặc phải gấp ba con số đó) Khoảng cách về trình độ kỹ thuật quân sự giữa Trung Quốc và các nước phương Tây ngày càng được thu hẹp Trung Quốc đang tiến hành đổi mới công nghệ, mua sắm vũ khí hiện đại không chỉ

để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà cả “biên giới lợi ích quốc gia” rộng lớn hơn3 Hiện nay, Trung Quốc đã làm chủ được công nghệ chế tạo máy bay hiện đại như Su-27, 30

và 34, tên lửa phòng không S-300 và đang đóng tàu sân bay (theo kế hoạch đến năm

2015, ít nhất Trung Quốc có hai tàu sân bay) và cũng là nước có nhiều tàu ngầm

“Sách trắng” dày 105 trang, trong đó nhấn mạnh đến lý do tăng ngân sách quốc phòng, đó là phản ứng lại

“Mỹ tăng cường sự chú ý có tính chiến lược can thiệp của Mỹ vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương , củng

cố hơn nữa liên minh quân sự, điều chỉnh việc triển khai quân, tăng khả năng quân sự và tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan”

Trang 25

nguyên tử và tên lửa đạn đạo nhất ở châu Á1 Trước việc Hoa Kỳ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, ngày 7/01/2010 Trung Quốc đã phóng thử thành công tên lửa đánh chặn tầm trung bên trong lãnh thổ của mình như một lời cảnh báo Trung Quốc cũng đang tập trung phát triển vũ khí chiến lược và thực hiện chiến lược tiến ra biển Đông, thường được gọi là “phát triển hải quân biển xanh” Việc Trung Quốc điều tàu Khu trục hạm tới vùng biển Somali cuối năm 2008, điều tàu chiến lớn chặn tàu do thám

Mỹ tại biển Đông tháng 3 và 6/2009, phô diễn các tàu ngầm nguyên tử và các chiến hạm lớn, lập căn cứ quân sự khổng lồ tại đảo Hải Nam và lên kế hoạch xây dựng căn

cứ quân sự tại các vùng biển xa, trong đó có khu vực biển Đông, không chỉ thể hiện

sự trưởng thành nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng của lực lượng hải quân nước này mà còn chứng tỏ quyết tâm trở thành cường quốc hải dương trong tương lai không xa nữa

Về chính trị, ban lãnh đạo Trung Quốc qua các thế hệ luôn nhận thức sâu sắc quan điểm: Chính trị ổn định là cơ sở cho kinh tế phát triển, ổn định chính trị vừa là tiêu chí hàng đầu để đánh giá sức mạnh quốc gia tổng hợp, vừa là điều kiện thiết yếu

để nâng cao sức mạnh quốc gia tổng hợp của đất nước Trên thực tế, Trung Quốc là nước tiến hành sự nghiệp cải cách, mở cửa từ rất sớm trong các nước thuộc hệ thống XHCN, những công cuộc cải cách chính trị - xã hội ở Trung Quốc được đánh giá về

cơ bản và toàn cục là thành công, giúp Trung Quốc đảm bảo được sự ổn định chính trị - xã hội và vai trò lãnh đạo duy nhất của ĐCS Trung Quốc Sự nổi lên của Trung Quốc như một trung tâm kinh tế - chính trị của châu Á được biểu hiện một phần bằng

sự chủ động tham gia của nước này vào các tổ chức đa phương của khu vực và thế giới Từ thập niên 90, Trung Quốc đã coi hợp tác đa phương như là một phương tiện hữu hiệu để phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ quốc tế Đặc biệt, từ khi Hồ Cẩm Đào lên cầm quyền (2002), Trung Quốc đã không còn “nấp mình chờ thời, quyết không đi đầu” như thời kỳ Đặng Tiểu Bình hay “chuyển dần sang ngoại giao cường quốc trong bối cảnh quốc tế một siêu đa cường, phát triển hoà bình” như thời Giang Trạch Dân, mà thực hiện chính sách ngoại giao gần như là một siêu cường, mạnh dạn

đề xuất, chủ động tham gia và đi đầu trong việc thiết lập ra các cơ chế hợp tác, luật chơi mới trong khu vực và trên thế giới Trung Quốc là thành viên chính, sáng lập ra

1

Từ 2003-2008, TQ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm 11% thị phần nhập khẩu toàn cầu

Trang 26

“Tổ chức hợp tác Thượng Hải - SCO”, “Diễn đàn Bác Ngao” (Boao Forum for Asia - phỏng theo Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF), “đàm phán 6 bên” về vấn đề Bắc Triều Tiên, cơ chế ASEAN +1, ASEAN + 3, Thượng đỉnh Đông Á (EAS), hợp tác tiểu vùng sông Mê kông mở rộng (GMS)…

Trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật: Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành công như việc phóng thành công tàu vũ trụ có người lái Thần Châu V lên quỹ đạo của trái đất tháng 10/2003 Đây được xem là một sự kiện vượt ra ngoài giới hạn của một

sự kiện khoa học và công nghệ, “thể hiện ý muốn cháy bỏng của một cường quốc đang trỗi dậy và đang tìm cách xác định không gian kinh tế và chiến lược của mình với thế giới” Đặc biệt, năm 2007, Trung Quốc phóng tên lửa có chức năng phá huỷ tên lửa vũ trị và phóng tàu thăm dò Mặt trăng là những sự kiện gây chấn động khá mạnh đến các nước khác, nhất là Hoa Kỳ

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang đứng trước những thử thách rất lớn Về kinh tế, sự phát triển quá nóng của nền kinh tế Trung Quốc đã và đang để lại những

hệ quả tiêu cực về nhiều mặt Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc tương đối thờ ơ với vấn đề môi trường vì lợi ích tăng trưởng kinh tế và những hậu quả đáng báo động đã bắt đầu hiện hữu Trong 30 thành phố ô nhiễm cao nhất thế giới hiện nay thì có đến

20 của Trung Quốc Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nước xả khí thải carbon lớn nhất thế giới Có đến 70% hệ thống sông hồ ở Trung Quốc bị ô nhiễm và hơn 300 triệu người dân chưa được cung cấp nước sạch Những năm gần đây, mỗi năm có khoảng 750.000 người Trung Quốc chết vì các bệnh do ô nhiễm môi trường1 Tổng thiệt hại do ô nhiễm bằng khoảng 8% GDP và để giải quyết sự xuống cấp môi trường đòi hỏi phải đầu tư thêm 1.5% GDP nữa mỗi năm Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung nước của Trung Quốc và làm tăng hạn hán ở miền Bắc Cách tiếp cận tế thông thường của Trung Quốc chỉ vì mục tiêu tăng trưởng, phụ thuộc vào năng lượng rẻ và ít chịu chi phí chống ô nhiễm, sẽ không thể bền vững

Về chính trị, cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc khá chậm so với cải cách thể chế kinh tế và gặp rất nhiều khó khăn Về xã hội, dân số quá đông vừa tạo lợi thế cho Trung Quốc với thế giới bên ngoài, vừa gây khó khăn cho nước này trong mục tiêu tăng GDP Báo cáo chính trị Đại hội 17 (10/2007) nêu lên những khó khăn và

1

Nguồn: Một số tồn tại lớn của Trung Quốc, tác giả Dương Danh Dy, studies.info/kinhte/DDDy_TrungQuoc.htm

Trang 27

http://www.viet-vấn đề nổi cộm của Trung Quốc hiện nay như sau: “Giá phải trả cho môi trường tài nguyên và phát triển kinh tế là quá đắt; phát triển thành thị và nông thôn, kinh tế và

xã hội vẫn không cân đối Phát triển ổn định nông nghiệp và duy trì tăng thu cho nông dân khó khăn hơn; vẫn tồn tại khá nhiều những vấn đề quan hệ đến lợi ích thiết thân của quần chúng như việc làm cho lao động, bảo đảm xã hội, phân phối thu nhập, giáo dục y tế, nhà ở cư dân, an toàn sản xuất, tư pháp, trị an xã hội Đời sống một bộ phận quần chúng thu nhập thấp vẫn khá khó khăn; việc xây dựng tư tưởng đạo đức vẫn cần được tăng cường; năng lực cầm quyền của Đảng chưa hoàn toàn thích ứng với tình hình nhiệm vụ mới, việc điều tra nghiên cứu đối với một số vấn đề thực tế trọng đại như cải cách, phát triển, ổn định chưa đi vào chiều sâu Một số tổ chức đảng

cơ sở còn yếu và phân tán; một số cán bộ đảng tác phong chưa đúng, hiện tượng hình thức chủ nghĩa, quan liêu khá nổi cộm, hiện tượng xa xỉ lãng phí, tham nhũng tiêu cực vẫn khá nghiêm trọng”

Trên trường quốc tế, Trung Quốc cũng đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức Xu thế toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng vừa tạo

ra nhiều cơ hội, vừa đặt ra nhiều thách thức đối với an ninh quốc gia và sự phát triển của các nước trong cộng đồng quốc tế, trong đó có Trung Quốc Ngoài ra, ở nhiều nước trong khu vực CA-TBD còn khá phổ biến “thuyết về mối đe doa từ Trung Quốc” Tất cả những nhân tố trên đều ít nhiều tác động đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc – chính sách của một nước lớn đang lên thời kỳ Hậu Chiến tranh Lạnh 1.3 Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Trung Quốc

1.3.1 Từ 1991 – 2001

Với Hoa Kỳ

Để tìm hiểu thực tiễn phát triển chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau sự kiện 11/9/2001 đến nay, không thể không nhắc tới những tiền đề của những chính sách mà Mỹ đã hoạch định từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, bởi những luận điểm của chính quyền Bush (con) hay Tổng thống Obama hiện nay đưa ra, không thể không tiếp nối, kế thừa thành quả của chính quyền Clinton trước đó, và thậm chí, cả

là từ thời Bush (cha)

Tổng thống G Bush (cha) lên cầm quyền vào lúc Liên Xô và các nước XHCN Trung – Đông Âu đang có những biến động chính trị - xã hội dữ dội, nên đã chớp thời cơ điều chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ từ “ngăn chặn” (Liên Xô và chủ nghĩa

Trang 28

cộng sản) sang “Vượt trên ngăn chặn” Liên Xô giải thể, Chiến tranh Lạnh kết thúc, chính quyền G Bush liền ra sức cổ xuý cho “Trật tự thế giới mới”, bắt đầu quá trình điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ, với những nội dung cơ bản như sau:

- Về chính trị - tư tưởng; Lấy quan điểm của Hoa Kỳ về dân chủ, tự do, nhân quyền, chế độ nghị viện, đa nguyên, đa đảng làm nền tảng tinh thần, làm tiêu chuẩn

lý tưởng để dẫn dắt nhân loại hành động

- Về kinh tế: Dùng mô hình kinh tế Mỹ, với nội dung chính là chế độ sở hữu tư nhân và kinh tế thị trường tự do để xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới đáp ứng các lợi ích nhiều mặt của Mỹ và các đồng minh, lấy đó làm cơ sở mở rộng số lượng các nước dân chủ với nền kinh tế thị trường tự do ra toàn thế giới

- Về an ninh: Tổ chức một mạng lưới các thiết chế đảm bảo an ninh toàn cầu, nhằm đối phó hữu hiệu với sự gia tăng các nguy cơ đe doạ an ninh phi truyền thống như xung đột sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm có tổ chức…

Mỹ chủ trương biến NATO thành một tổ chức quân sự - chính trị mới về chất, không chỉ phòng thủ mà còn là một liên minh tấn công, sẵn sàng can thiệp vào các công việc của thế giới theo sự chỉ đạo của Mỹ Nghĩa là chính quyền Bush cha đặt trọng tâm của chính sách đối ngoại vào việc xây dựng một trật tự thế giới đơn cực

Khác với Tổng thống Bush cha, Tổng thống Clinton lên nhậm chức đầu năm

1993 khi Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã thực sự tan

rã Hoa Kỳ đã và đang ở vị thế siêu cường duy nhất Tuy nhiên, trong một thế giới hoà hoãn và hợp tác, sự nổi lên của các khu vực, sự liên kết, mở rộng của các nước

EU, Tổng thống Bill Clinton phải có sự điều chỉnh lớn chính sách đối ngoại Sau nhiều lần điều chỉnh và bổ sung, năm 1995, chính quyền Clinton đưa ra Chiến lược

an ninh quốc gia: Cam kết và Mở rộng (National Security Strategy of Engagement and Enlargement) Cuối năm 1998, một lần nữa chính quyền Clinton lại điều chỉnh chiến lược an ninh và đối ngoại thông qua bản Chiến lược an ninh quốc gia cho thế

kỷ mới (National Security Strategy for a New Century) Mục tiêu của Tổng thống Bill Clinton là nhằm củng cố và tăng cường vị trí bá chủ toàn cầu trong tình hình mới Chiến lược “cam kết và mở rộng” được xây dựng trên ba điểm chính:

- Phục hồi và phát triển nền kinh tế Hoa Kỳ, tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho nền kinh tế, giữ vững địa vị là nền kinh tế mạnh nhất thế giới

Trang 29

Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, do phải chi phí nhiều cho cuộc chạy đua vũ trang, nền kinh tế Hoa Kỳ lâm vào suy thoái, thường xuyên bội chi ngân sách, cán cân thương mại không cân bằng, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn, các tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng… Sau khi nhậm chức, Tổng thống Bill Clinton đã đặt mục tiêu hàng đầu là khôi phục và phát triển kinh tế Trong hai nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Bill Clinton đã cho thực hiện một loạt các chính sách theo hướng tăng cường sức cạnh tranh cho nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế, kết hợp an ninh và kinh tế, tập trung các hoạt động đối ngoại cho phát triển kinh tế:

“Chính sách quan trọng hàng đầu là coi sự an toàn kinh tế của Hoa Kỳ là mục tiêu chủ yếu của chính sách đối ngoại và tìm cách xác định thương mại toàn thế giới”

- Duy trì sức mạnh và ưu thế quân sự của Hoa Kỳ, tiến hành tổ chức và cơ cấu lại lực lượng quân sự, đảm bảo an ninh toàn cầu trong tình hình mới của thế giới

Mặc dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc nhưng xuất hiện nhiều nguy cơ mới đe doạ đến an ninh thế giới như chủ nghĩa ly khai, dân tộc, tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố quốc tế… Những khu vực ưu tiên trong chính sách quân sự của Hoa Kỳ cũng có sự điều chỉnh, trong đó tập trung vào các khu vực: châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương

và Trung Đông

Ở châu Âu, Hoa Kỳ tiếp tục và củng cố quan hệ với các nước đồng minh, đồng thời mở rộng NATO về phía đông, kết nạp thêm các nước ở Đông Âu vào NATO, dịch chuyển biên giới và phạm vi ảnh hưởng của NATO đến gần sát biên giới Nga

Ở châu Á- Thái Bình Dương, Hoa Kỳ tiếp tục duy trì sự có mặt của quân đội ở vùng này Mở rộng quan hệ với các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia; thúc đẩy Trung Quốc tham gia cơ chế an ninh khu vực; giải quyết các bất đồng mâu thuẫn liên quan đến các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên

Ở Trung Đông: Hoa Kỳ tìm cách thiết lập hệ thống an ninh mới cho khu vực bằng cách tăng cường sự hiện diện quân sự của mình, hạn chế ảnh hưởng của các nước khác; cố gắng giải quyết mâu thuẫn Irael với các nước Hồi giáo; giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc chiến ở Vùng Vịnh năm 1991; kiểm soát quá trình phát triển năng lượng hạt nhân của Iran…

- Phát huy ưu thế về chính trị, quân sự và kinh tế, Hoa Kỳ thúc đẩy phổ biến

và áp đặt các giá trị của mình cho các nước trên toàn thế giới, đặc biệt là “kinh tế thị trường” và “dân chủ” kiểu Hoa Kỳ

Trang 30

Trong chính sách của Tổng thống Bill Clinton nhấn mạnh cần “thúc đẩy nền dân chủ trên thế giới Tất cả các lợi ích chính sách của Hoa Kỳ đều phục vụ việc mở rộng cộng đồng các quốc gia dân chủ và kinh tế thị trường”

Chính sách an ninh quốc gia cam kết và mở rộng của chính quyền Bill Clinton với ba điểm chính nêu trên cũng nhằm mục tiêu cuối cùng là giúp Hoa Kỳ duy trì, củng cố, mở rộng vị thế của mình như một siêu cường

Với Trung Quốc

Từ đầu thập niên 90 trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh kết thúc, các nước trên thế giới đặc biệt là các nước lớn, trong đó có Trung Quốc đều tập trung ưu tiên cho phát triển kinh tế, tránh đối đầu nhằm duy trì môi trường quốc tế hoà bình ổn định để phát triển đất nước Trong điều kiện đó, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã có

sự điều chỉnh và thay đổi lớn Đó là chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập, tự chủ, không liên minh, liên kết thực thi chính sách “toàn phương vị” với đường lối ngoại giao ôn hoà bằng tư duy linh hoạt và thực tế Trung Quốc đã bắt đầu hoàn thiện thế ngoại giao với phương châm ưu tiên quan hệ với các nước xung quanh, lấy tư duy ngoại giao với các nước lớn làm then chốt, phát triển quan hệ với các nước đang phát triển làm cơ sở, xác định rõ ngoại giao phục vụ công cuộc xây dựng hiện đại hoá Trung Quốc, tạo môi trường quốc tế có lợi để Trung Quốc trỗi dậy trong hoà bình

Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã tăng về số lượng và chiều sâu các quan hệ song phương, tham gia các thoả ước về thương mại và an ninh khác nhau, tăng cường hoạt động trong các tổ chức đa phương quan trọng và góp phần vào việc đối phó với các vấn đề an ninh toàn cầu Những quyết định về chính sách ngoại giao cũng trở nên tinh vi hơn trong việc làm rõ các mục tiêu của họ Các cơ quan quyết định chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã cho thấy rằng họ tự xác định mình là một cường quốc đang lên với nhiều lợi ích và trách nhiệm khác nhau

Trên cơ sở những đổi mới về chính sách đối ngoại đó, những nhà lãnh đạo kế tiếp như Hồ Diệu Bang – Triệu Tử Dương, Triệu Tử Dương – Lý Bằng, Giang Trạch Dân – Chu Dung Cơ cho tới Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo đã thực hiện một đường lối đối ngoại ngày càng linh hoạt và hiệu quả Chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã trở nên mềm mỏng và tích cực hơn so với bất cứ một thời điểm nào trước đây trong lịch sử của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Trong những năm gần đây, Trung Quốc tránh dùng cách thức đối đầu mà ngày càng tỏ ra khôn khéo, tự tin hơn khi giải quyết

Trang 31

các vấn đề khu vực và toàn cầu trên tinh thần xây dựng Ngược hẳn với thời kỳ trước, Trung Quốc hiện nay đã gần như hoà nhập trong khuôn khổ hệ thống quốc tế, chấp nhận hầu hết các thể chế quốc tế, coi các quy ước chung như phương tiện phục vụ cho lợi ích quốc gia của mình

1.3.2 Từ 2001 đến nay

Với Hoa Kỳ

Đầu năm 2001, Tổng thống G.W.Bush lên nắm chính quyền ở Hoa Kỳ, là người đại diện cho Đảng Cộng Hoà, Tổng thống Bush đã thi hành chính sách đối ngoại cứng rắn và đơn phương hơn so với chính quyền Bill Clinton Tuy nhiên, sau

sự kiện 11/9, tình hình chính trị trên thế giới có nhiều thay đổi Hoa Kỳ mới thực sự đưa ra những điều chỉnh rõ ràng Hoa Kỳ đẩy mạnh quá trình điều chỉnh chính sách

an ninh và đối ngoại và coi chống khủng bố là ưu tiên cao nhất, đồng thời là chuẩn mực để đánh giá quan hệ của Hoa Kỳ với các nước khác Chống khủng bố được sử dụng để tập hợp lực lượng nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới do Hoa Kỳ lãnh đạo Ngày 20/9/2002, chính quyền Bush đã đưa ra “Chiến lược an ninh quốc gia - Một thời kỳ mới” để cụ thể hoá chính sách đối ngoại trong tình hình mới nhằm duy trì, củng cố, mở rộng vụ thế của Hoa Kỳ như một siêu cường Nó cũng là trụ cột cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hiện nay Chính sách được xây dựng dựa trên nền tảng của “chủ nghĩa quốc tế’ đặc trưng của Hoa Kỳ và phản ánh rõ nét những giá trị, lợi ích quốc gia và tham vọng của Hoa Kỳ trong giai đoạn mới Đây cũng là sự điều chỉnh chính sách đối ngoại lớn nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 1991 Sự điều chỉnh chính sách này của Hoa Kỳ có tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế, buộc các nước cũng phải có những tính toán, lựa chọn phù hợp trước tình hình mới

Tháng 3/2006, Tổng thống Bush lại đưa ra bản Chiến lược an ninh quốc gia

2006 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trong đó nêu ra các mục tiêu, nhiệm vụ của Hoa

Kỳ nhằm đối phó lại các thách thức đang gặp phải Tuy là Chiến lược an ninh quốc gia, nhưng về thực chất, nó chính là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bởi từ sau sự kiện 11/9, có thể nói, tất cả các vấn đề đối ngoại của Hoa Kỳ đều xoay quanh vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia Về tư tưởng chủ đạo, mục tiêu và nội dung cơ bản của Hoa

Kỳ được nêu trong bản chiến lược này không có nhiều thay đổi so với bản Chiến lược

an ninh được đưa ra năm 2002 Tuy nhiên cách trình bày trở nên khéo léo và mềm

Trang 32

mỏng hơn Nhìn chung, nội dung cơ bản của chiến lược an ninh quốc gia do Tổng thống Bush khởi xướng gồm những điểm sau:

a) Chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế được đưa lên hàng đầu trong chính sách

an ninh:

Hoa Kỳ ưu tiên cho cuộc chiến chống khủng bố, cho việc đập tan và phá huỷ các tổ chức khủng bố trên toàn cầu và tấn công bộ máy chỉ huy của chúng, làm cho chúng mất khả năng lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động khủng bố

Củng cố các liên minh nhằm đánh bại chủ nghĩa khủng bố quốc tế và phối hợp

để ngăn ngừa các cuộc tấn công nhằm vào Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ Ngăn ngừa không để kẻ thù đe doạ Hoa Kỳ và các đồng minh, bạn bè của Hoa Kỳ bằng vũ khí duỷ diệt hàng loạt Phối hợp với các nước khác để giải toả xung đột khu vực Để đạt được điều này, Hoa Kỳ sẽ “hành động trực tiếp và liên tục bằng cách sử dụng tất cả các yếu tố sức mạnh của quốc gia và quốc tế”, bảo vệ những lợi ích của Hoa Kỳ “bằng cách xác định và đập tan mối đe doạ đó trước khu nó tiếp cận biên giới chúng ta… chúng ta sẽ không ngần ngại khi hành động đơn phương, nếu cần thiết, để thực thi quyền tự vệ của chúng ta bằng cách tấn công trước bọn khủng bố, để ngăn cho chúng gây tổn hại đến người dân và đất nước chúng ta” và “ngăn chặn việc tiếp tục bảo trợ, ủng hộ và chứa chấp những kẻ khủng bố bằng cách thuyết phục hoặc ép buộc các quốc gia chấp nhận những trách nhiệm chủ quyền của họ”

Trong chính sách an ninh mới, Hoa Kỳ đã nêu ra một số vấn đề mới, gây ra sự phản ứng mạnh mẽ trong nước cũng như trong quan hệ quốc tế Đó là việc Hoa Kỳ kêu gọi hành động quân sự đánh phủ đầu chống lại những quốc gia thù địch và những nhóm khủng bố muốn phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt; tuyên bố của Hoa Kỳ là không cho phép sức mạnh quân sự toàn cầu của mình bị thách thức bởi bất kỳ cường quốc nào khác; hành động đơn phương của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế nhằm theo đuổi lợi ích của mình, không tính đến quan điểm và lợi ích của các quốc gia khác

Thực chất, bằng việc phát động cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, chính quyền Bush mong muốn đạt được hai mục tiêu lớn:

Về đối nội: Những luận điểm trong chiến lược an ninh của G.W.Bush chính là

sự biện minh cho việc tăng chi tiêu cho an ninh, quốc phòng của Hoa Kỳ, là sự biện minh cho một loạt các khó khăn về kinh tế mà Hoa Kỳ đang gặp phải như bội chi ngân sách, mất cân đối trong thương mại quốc tế, sự mất giá của đồng USD… Qua

Trang 33

chính sách này muốn khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân để tập hợp lực lượng trong nước, kêu gọi người dân ủng hộ các chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền, đặc biệt là ủng hộ các hành động xâm chiếm, can thiệp của Hoa Kỳ trên thế giới

Về đối ngoại: Chiến lược an ninh nhằm hợp lý hoá cho khả năng sử dụng vũ

lực đơn phương, cho việc sử dụng sức mạnh quân sự trong quan hệ quốc tế, lấy cớ chống khủng bố quốc tế để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, nhất là những nước có quan hệ không thân thiện với Hoa Kỳ

Hoa Kỳ cũng dùng khẩu hiệu chống khủng bố quốc tế để tập hợp lực lượng trên toàn thế giới, xây dựng các liên minh, coi chống khủng bố là ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại của mình và thành chuẩn mực trong quan hệ của Hoa Kỳ với các nước Đối với Hoa Kỳ, trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế chỉ tồn tại hai loại nước – đi với Hoa Kỳ chống khủng bố hoặc đi với khủng bố quốc tế Điều này đã làm đơn giản hoá các quan hệ quốc tế và là sức ép, sự đe doạ đối với các nước không có cùng quan điểm với Hoa Kỳ

b) Đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu thông qua thị trường tự do và thương mại tự do

Việc thúc đẩy tự do kinh tế trước hết ở bên ngoài biên giới Hoa Kỳ và theo những kế hoạch của Hoa Kỳ “Chúng ta sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tự do kinh

tế bên ngoài biên giới Hoa Kỳ Tất cả các chính phủ đều có trách nhiệm xây dựng những chính sách kinh tế riêng và đối phó với những thách thức kinh tế của mình Chúng ta sẽ sử dụng cam kết kinh tế của mình với các nước khác để nhấn mạnh những lợi ích của các chính sách đem lại năng suất cao hơn và tăng trưởng kinh tế bền vững” Để thực hiện điều này, Hoa Kỳ chủ trương các nước phải thay đổi, điều chỉnh hệ thống luật pháp và những chính sách pháp quy, các chính sách khuyến khích

và bảo hộ đầu tư, các chính sách thuế, hệ thống tài chính, ngân hàng… theo yêu cầu

và chuẩn mực của Hoa Kỳ

Thực chất của chính sách này là tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các công ty, tập đoàn Hoa Kỳ ở nước ngoài, nhất là ở thị trường các nước đang phát triển Dùng chiêu bài phát triển tự do kinh tế để buộc các nước khác phải mở rộng thị trường của mình Trong khi yêu cầu các nước phải thực thi những thông lệ thương mại công bằng, thì bản thân Hoa Kỳ lại tìm cách đóng cửa

Trang 34

thị trường của mình đối với hàng hoá, dịch vụ của các nước khác bằng biện pháp phi kinh tế Với lý do phải áp dụng các “biện pháp tự vệ trong thời kỳ chuyển đổi” và

“đảm bảo rằng, những lợi ích tự do thương mại tự do đem lại không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động Hoa Kỳ”, Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cho ngành sản xuất thép… Hoặc với lý do bảo

vệ an ninh quốc gia, Hoa Kỳ không cho phép một số công ty nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế như dầu lửa, vận tải đường biển… Đây cũng chính là sự tiếp nối và phát triển của Chiến lược an ninh quốc gia – cam kết và

mở rộng có từ thời Tổng thống Bill Clinton

c) Thúc đẩy các giá trị dân chủ, nhân quyền, đấu tranh cho những khát vọng về nhân phẩm

Hoa Kỳ tự coi phải có trách nhiệm bảo vệ tự do và công lý ở mọi nơi, mọi chỗ trên thế giới, đó là những vấn đề như nhân phẩm, pháp quyền, giới hạn đối với quyền lực tuyệt đối của nhà nước, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, công lý, tôn trọng phụ

nữ, hoà đồng tôn giáo và chủng tộc, tôn trọng quyền tư hữu

Nội dung này trong Chiến lược an ninh của Tổng thống Bush cũng là sự tiếp nối của Chiến lược an ninh quốc gia – cam kết và mở rộng của Tổng thống Bill Clinton nhằm mở rộng khả năng can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, cũng như phổ biến, áp đặt các giá trị, chuẩn mực của Hoa Kỳ cho toàn thế giới Tuy nhiên, biện pháp thực hiện mục tiêu trên được mở rộng và linh hoạt hơn: sử dụng các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức quốc tế mà Hoa Kỳ đang có ảnh hưởng lớn; dùng viện trợ để ủng hộ các lực lượng thân Hoa Kỳ cũng như trừng phạt các chế độ chống đối; lấy tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do và sự phát triển của các thể chế dân chủ làm công cụ gây sức ép trong các quan hệ song phương đối với các quốc gia không thân thiện; khuyến khích sự thay đổi như Hoa Kỳ đã từng làm ở Trung Âu và Đông Âu từ năm 1989 đến năm 1991, hoặc ở Belgrade năm 2000

d) Xây dựng chương trình nghị sự cho sự hoạt động hợp tác với các trung tâm quyền lực thế giới

Trong quan hệ các nước lớn, các trung tâm quyền lực trên thế giới, Hoa Kỳ tiếp tục theo đuổi chính sách “cân bằng quyền lực” Một mặt lấy cuộc chiến chống

“chủ nghĩa khủng bố quốc tế” để tập hợp lực lượng, xây dựng các liên minh chính trị

- quân sự Mặt khác, coi các lợi ích chung về kinh tế, an ninh, giá trị dân chủ, tự do là

Trang 35

tiêu chí để quan hệ với các nước lớn Việc xây dựng chính sách đối ngoại với từng nước và khu vực là một trong những nội dung trọng tâm của chiến lược an ninh quốc gia do Tổng thống Bush đề xướng

Tháng 11/2008, chính trường Hoa Kỳ có sự thay đổi khi Tổng thống Obama thuộc đảng Dân chủ lên nắm quyền Và một vấn đề được dư luận thế giới quan tâm rất nhiều là Mỹ sẽ điều chỉnh chiến lược đối ngoại như thế nào Dấu hiệu rõ rệt nhất

có thể thấy rõ trong bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Obama vào ngày 20/1/2009 Trong đó, Tổng thống Obama nêu rõ chính sách của chính quyền mới sẽ chú trọng hơn đến chủ nghĩa đa phương, tính nhân văn và sự kiềm chế Obama đã thể hiện rõ sự thay đổi này bằng cách nhấn mạnh: “đối với thế giới Hồi giáo, chúng tôi tìm kiếm một cách thức mới hướng về phía trước, dựa trên lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau” Ông cũng nêu “nước Mỹ sẽ tìm kiếm sự hợp tác và hiểu biết lớn hơn giữa các dân tộc”1

Những lời phát biểu quan trọng này của Tổng thống Obama với nội dung buổi điều trần về chính sách đối ngoại của Ngoại trưởng Hillarry Clinton trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 13/1/2009, người ta có thể thấy rõ những “viên gạch” đầu tiên trong chính sách đối ngoại mới của nước Mỹ Đó chính là một đường lối đối ngoại mới dựa trên sự kết hợp giữa tính thực dụng, linh hoạt và nguyên tắc Cụ thể, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã cam kết sẽ thực hiện một chính sách đối ngoại mới dựa trên sự kết hợp "một cách thông minh" giữa sức mạnh ngoại giao và quân sự của nước Mỹ Bà Clinton nhấn mạnh: "Chúng ta phải tận dụng cái gọi là "quyền lực thông minh", kết hợp một loạt công cụ mà chúng ta có", và tán thành việc kết hợp giữa các chiến lược ngoại giao, kinh tế, quân sự, pháp lý chính trị và văn hóa2 Điều này có khác nhiều với Tổng thống G Bush là nghiêng về dùng sức mạnh cứng, nhất

là các biện pháp quân sự và trừng phạt kinh tế

Cùng với chiến lược trên, chính quyền Obama chủ trương thực hiện chiến lược

“đa đối tác”, nghĩa là coi nhẹ sự đối lập về hệ tư tưởng, Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với các nước khác, bất chấp hệ thống xã hội và chính trị của họ, nhằm đối phó với những thách thức chung và xây dựng một trật tự kinh tế chính trị quốc tế mới Dĩ nhiên, trật

Trang 36

http://vnexpress.net/gl/the-tự đó sẽ do Hoa Kỳ dẫn đầu và các cường quốc khác cùng tham gia với tư cách là những “cổ đông có trách nhiệm” nhưng không có quyền chi phối Từ những định hướng chiến lược và các nỗ lực mới, Hoa Kỳ, trong những năm đầu cầm quyền của Tổng thống Obama bước đầu có những đột phá về chính trị và ngoại giao

Thứ nhất, Hoa Kỳ đang tìm cách né tránh hay ít ra hạn chế chủ nghĩa đơn

phương mà chính quyền Bush đã theo đuổi trước đây Trong số những động thái mới

là Hoa Kỳ đã quyết định đóng cửa nhà tù Vịnh Guantanamo, đặt ra thời hạn cho quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Iraq, Afghanistan, trở lại đàm phán về biến đổi khí hậu, tiến hành ngoại giao “vươn bàn tay” với các nước như Iran, Bắc Triều Tiên, Cuba, Venezuela và Myanmar, đồng thời nỗ lực cải thiện mối quan hệ với thế giới Hồi giáo

Thứ hai, chính quyền Obama đã điều chỉnh chiến lược chống khủng bố và cho

rằng khủng bố chỉ là một trong nhiều vấn đề mà ngày nay thế giới phải đối mặt chứ không phải là mối đe doạ lớn nhất và ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại như cách tiếp cận của Tổng thống Bush Vì vậy, Hoa Kỳ đã thay đổi chiến tuyến chống khủng bố từ Iraq tới Afghanistan và Pakistan, đồng thời đề cao hợp tác với các cường quốc khác trên tất cả các mặt, từ kinh tế, chính trị và quân sự chứ không chỉ về cuộc chiến chống khủng bố

Thứ ba, chính quyền Obama đang có những nỗ lực mới nhằm duy trì những

mối quan hệ chủ chốt với các cường quốc khu vực và toàn cầu Trước hết, họ dành ưu tiên nhiều hơn đến đối tác Trung Quốc bằng cả kênh song phương và đa phương mà điển hình là tiếp tục duy trì “Đối thoại Kinh tế chiến lược (SED)” - được hình thành

từ năm 2006, hợp tác tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 cũng như đàm phán về biến đổi khí hậu Tuy mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc bước vào đầu năm 2010 có dấu hiệu căng thẳng nhưng xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh vẫn là hướng chủ đạo trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Việc theo đuổi chính sách đối ngoại mới dựa trên “quyền lực thông minh” trái ngược với chính sách đối ngoại cứng rắn của chính quyền Bush không phải không có

lý do Trước hết, chính sách đối ngoại đơn phương, thiên về sử dụng sức mạnh cứng của chính quyền Bush trước đây đã không đem lại nhiều kết quả trong việc giải quyết các điểm nóng và các vấn đề an ninh trọng yếu đối với nước Mỹ, kể cả cuộc chiến chống khủng bố Không những thế, chính sách đó còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với Mỹ cả về kinh tế, chính trị và hình ảnh của nước Mỹ trên trường quốc

Trang 37

tế Thứ hai, trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu sắc hiện nay, bất kỳ một quốc gia nào cũng không tự mình giải quyết được các vấn đề toàn cầu ngày càng phức tạp như biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính, nạn khủng bố và bệnh dịch, mà cần phải có sự hợp tác của các nước khác Thứ ba, thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ dựa trên sức mạnh “cứng” thời gian qua cho thấy, sức mạnh của Mỹ cũng có những hạn chế nhất định Trong khi đó, nhiều cường quốc mới nổi đang ngày càng đe dọa vị trí lãnh đạo của Mỹ, ít nhất là trong phạm vi khu vực Mỹ thì ngày càng phụ thuộc vào các cường quốc mới nổi này cả về khía cạnh kinh tế, chính trị và an ninh Trong bối cảnh đó, giải pháp chính sách đối ngoại khôn ngoan nhất Mỹ phải chú trọng hơn đến các thiết chế đa phương, tăng cường hợp tác với các nước khác giải quyết các vấn

đề đối ngoại trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau Điều đó đồng nghĩa với việc Mỹ phải tăng cường sử dụng các công cụ chính sách đối ngoại “mềm” trên cơ sở kết hợp khéo léo với chiến lược quân sự và an ninh

Tuy nhiên, dù chính sách đối ngoại mới của Mỹ dựa trên quyền lực thông thái

và quyền lực mềm, cũng đừng quên Mỹ vẫn là một cường quốc hàng đầu với kho vũ khí và ngân sách quân sự lớn nhất thế giới và Mỹ vẫn sẽ tiếp tục sử dụng sức mạnh cứng trong trường hợp cần thiết khi đã hết các giải pháp ngoại giao Mặc dù vậy, những nỗ lực mới của Hoa Kỳ trong những năm đầu cầm quyền của Tổng thống Obama tuy chưa thể mang lại kết quả rõ ràng nhưng đã và đang cải thiện tốt hơn hình ảnh và uy tín của Hoa Kỳ trên trường quốc tế Theo kết quả thăm dò do Pew Center tiến hành ở 25 nước cho thấy tỷ lệ số người thân thiện với Hoa Kỳ trong năm 2009 so với các nằm trước đó tăng lên ở 24 nước, chỉ trừ một nước là Israel1

Với Trung Quốc

Mục tiêu chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ sau năm 2001 trở đi là tạo dựng môi trường quốc tế hoà bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện công cuộc hiện đại hoá, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, đồng thời nâng cao vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực và trên trường quốc tế, vươn lên thành một cường quốc toàn diện trên thế giới Để đạt được mục tiêu chính sách này, chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay nhằm thực hiện các nội dung sau:

a) Ưu tiên quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng

1

Obama đã cải thiện hình ảnh nước Mỹ trên thế giới, nuoc-My-tren-the-gioi/119/2982342.epi

Trang 38

http://www.baomoi.com/Obama-da-cai-thien-hinh-anh-Cho đến nay, quan hệ song phương giữa Trung Quốc và từng nước Đông Nam

Á nói riêng, với ASEAN nói chung đã được mở rộng và tăng cường Từ tháng 7/1996 Trung Quốc đã chính thức trở thành đối tác toàn diện của ASEAN, đẩy nhanh việc thực hiện Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, nhờ đó, kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc ASEAN đạt 100 tỷ USD vào năm 2005 Thông qua tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Trung Quốc đã gia tăng sự tin cậy lẫn nhau với Nga và các nước Trung Á khác Về hợp tác Đông Bắc Á, tháng 10/2003, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã ra “Thông cáo chung hợp tác ba bên Trung - Nhật - Hàn”, nêu rõ bốn điểm kiến nghị về sự hợp tác giữa ba nước trong tương lai Tuy quan hệ Trung - Nhật có những lúc trở nên căng thẳng do những vấn

đề lịch sử cũng như tranh chấp lãnh thổ nhưng không đưa đến xung đột hoặc bất hoà lớn ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hai nước Điều đó được thể hiện qua việc Trung Quốc và Nhật Bản đã tuyên bố sau cuộc hội đàm bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á – Phi tại Jakarta (Indonesia) rằng hai bên sẽ nỗ lực giải quyết quan hệ hai nước thông qua thương lượng Một trong những nỗ lực chung là ngày 26/5/2005, Trung Quốc - Nhật Bản – Hàn Quốc đã làm lễ xuất bản sách giáo khoa lịch sử dành cho học sinh trung học của cả ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với sự tham dự của 50 giáo viên, nhà sử học và đại diện dân chúng của cả ba nước

Từ khi xác lập được vị thế của mình, Trung Quốc đã đạt được kết quả rõ rệt trong quan hệ với các nước xung quanh Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách “một Nam, một Bắc”, hoàn thiện cơ chế đối tác chính sách với các nước ASEAN, đi sâu thúc đẩy phát triển SCO, tích cực triển khai hợp tác khu vực với các nước Đông Bắc Á, cải thiện quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ và phát triển quan hệ với Pakistan và có chính sách riêng trong quan hệ với từng khu vực

Về quan hệ kinh tế: Trong quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc một mặt coi Nhật Bản là một đối tác quan trọng cần tranh thủ để phát triển kinh tế, một mặt coi Nhật Bản là một đối thủ ở khu vực Đông Á nên chính sách của Trung Quốc là vừa tranh thủ kiềm chế, vừa hợp tác vừa đấu tranh Sự nghi kỵ, cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục theo chiều hướng phát triển quan hệ Trung - Nhật ngày càng được thúc đẩy

Trong quan hệ với Ấn Độ, chính phủ Trung Quốc một mặt kiên trì quan hệ hữu nghị với Pakistan, nhưng vẫn chú trọng cải thiện quan hệ toàn diện với Ấn Độ

Trang 39

Tháng 6/2003, Trung Quốc và Ấn Độ ký “Tuyên bố chung hợp tác toàn diện và nguyên tắc quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ” Nửa cuối năm 2003, Trung Quốc lần lượt

tổ chức diễn tập quân sự chung trên biển với Ấn Độ và Pakistan Đầu năm 2005, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong chuyến thăm Ấn Độ đã ký kết một loạt thoả thuận song phương Tháng 1/2008, hai bên đã nhất trí thúc đẩy quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực Riêng quan hệ kinh tế, hai nước đã nhất trí đưa kim ngạch thương mại lên trên 60 tỷ USD vào năm 2010 Những động thái này tạo nên một bước ngoặt làm thay đổi một cách căn bản quan hệ giữa hai nước có dân số đông nhất thế giới này Điều đó có lợi cho cả hai bên: về phía Trung Quốc là để ổn định khu tự trị Tây Tạng

và phát triển khu vực miền Tây Về phía Ấn Độ là nhằm ổn định khu vực phía bắc đất nước và quan trọng hơn là thu hút được nhiều nguồn đầu tư từ Trung Quốc Về giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, vấn đề khiến quan hệ hai nước bị tổn hại trong nhiều thập kỷ qua, hai bên nhất trí quan điểm rằng không để cho những bất đồng về lãnh thổ ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của các quan hệ song phương Hai bên nhất trí thông qua giải pháp hoà bình, tham vấn hữu nghị để giải quyết khúc mắc, không bên nào được sử dụng hoặc đe doạ sử dụng sức mạnh quân sự đối với bên kia

Trong Quan hệ với Nga, Trung Quốc và Nga đã trải qua nhiều thăng trầm, từ khi bình thường hoá quan hệ từ năm 1989 đến nay, quan hệ hai nước không ngừng được mở rộng và tăng cường Hai nước đã thiết lập được quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chính sách Ngày 16/7/2001, hai nước đã ký kết Hiệp định hợp tác láng giềng hữu nghị song phương mở ra thời kỳ mới trong quan hệ hai nước Có thể khẳng định rằng việc thiết lập quan hệ đối tác lấy việc lý giải lợi ích quốc gia của nhau làm cơ sở

và được sự ủng hộ của toàn xã hội là sự lựa chọn đúng đắn duy nhất của hai nước

Cho đến nay, Trung Quốc và Liên bang Nga đã hoàn thành việc cắm mốc biên giới và nỗ lực xây dựng đường biên giới chung dài 4.300 km trở thành khu vực láng giềng hoà bình thân thiện và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân Trung Quốc và Nga đã ký hiệp định Biên giới sau 40 năm đàm phán vào đầu tháng 6/2005 Quan hệ hợp tác thương mại Trung – Nga cũng tiếp tục được mở rộng Tổng kim ngạch trao đổi thương mại năm 2004 đạt 20 tỷ USD

b) Ưu tiên hàng đầu trong quan hệ với các nước lớn

Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định quan hệ với các nước lớn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc Điều đó được thể

Trang 40

hiện trong quan hệ với các nước lớn như Mỹ và những nước láng giềng như Nga, Ấn

Độ, Nhật Bản

Trong chính sách với Hoa Kỳ, Trung Quốc đã đi đến ổn định có chừng mực, phát triển quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ với phương châm cơ bản “tăng thêm tín nhiệm, giảm bớt phiền phức, phát triển hợp tác, không gây đối đầu”, bắt tay bình đẳng, không ngừng mở rộng hợp tác thương mại Trung - Mỹ, tiếp tục cơ chế thương lượng giữa hai nước trong các lĩnh vực kiểm soát quân sự, chống khủng bố và nhân quyền, kiên trì nguyên tắc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong một số vấn đề bất đồng như tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ, vấn đề eo biển Đài Loan…

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chú trọng phát triển quan hệ với

Mỹ, chủ động tìm cách nối lại quan hệ mỗi khi có bất đồng căng thẳng Trung Quốc luôn coi quan hệ ổn định với Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình, vì vậy, Trung Quốc tiếp tục thực thi chính sách mềm dẻo nhằm duy trì quan hệ Trung - Mỹ ở mức độ ổn định, đồng thời lợi dụng các quan hệ tay ba khác

để phân hoá, chia rẽ sức mạnh của Mỹ Trung Quốc chống chủ nghĩa bá quyền Mỹ nhưng không thách thức bá quyền của Mỹ bên ngoài khuôn khổ Liên Hợp quốc trừ khi lợi ích thiết thân của Trung Quốc bị xâm hại

c) Tăng cường tin cậy lẫn nhau từ ngoại giao đa phương

Trung Quốc dựa trên ngoại giao song phương để củng cố quan hệ với các nước đang phát triển, phát triển hợp tác kinh tế và tăng cường tin cậy lẫn nhau về mặt chính trị với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin Biện pháp ngoại giao này giúp Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài quốc tế bằng hình tượng ngoại giao thực tế hơn “Nhìn xa trông rộng, hành động có mức độ”, đó là sự khái quát cô đọng nhất về chính sách ngoại giao của Trung Quốc Nhiều biểu hiện của Trung Quốc trong các công việc quốc tế những năm gần đây cho thấy rõ tư tưởng ngoại giao nói trên đã phát huy tác dụng, đặc biệt qua việc đối phó với các nguy cơ

Tích cực tham gia Toàn cầu hoá kinh tế là sự lựa chọn chính sách lịch sử quan trọng của Trung Quốc Sự lựa chọn này đã được đặt ra cho Trung Quốc ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX Những người lãnh đạo Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội hiếm có này đưa ra phán đoán quan trọng: “Thế giới ngày nay là thế giới mở cửa, sự phát triển của Trung Quốc không tách khỏi thế giới” và nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, tiến hành cải cách trong nước và mở cửa đối ngoại

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w