1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh

175 856 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 17,7 MB

Nội dung

Thư viện trong các nhà thiếu nhi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận hết sức quan trọng của các nhà thiếu nhi, là nơi đầu tiên chuyển hóa hứng thú đọc và hình thành nhu cầu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

G i á o v i ê n h ư ớ n g d ẫ n k h o a h ọ c

PGS.TS TRẦN THỊ MINH NGUYỆT

HÀ NỘI - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU ĐỌC VÀ BẠN ĐỌC

TẠI THƯ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc 10

1.2 Khái quát về Nhà Thiếu nhi và Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

1.4 Vai trò của Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố với việc thỏa mãn

1.4.1 Thỏa mãn nhu cầu đọc của thiếu nhi 35 1.4.2 Định hướng nhu cầu đọc cho thiếu nhi 37

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐỌC CỦA THIẾU NHI

TẠI THƯ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH

2.2.1 Thời gian dành để khai thác và sử dụng tài liệu 55

2.2.3 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện chủ yếu được sử dụng

Trang 4

2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của Thư viện Nhà Thiếu nhi thành

CÁC GIẢI PHÁP THỎA MÃN VÀ PHÁT TRIỂN NHU CẦU ĐỌC

TẠI THƯ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1.1 Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ thiếu nhi 85 3.1.2 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức phục vụ của thư viện 88

3.2.1 Hướng dẫn thiếu nhi lựa chọn sách 91 3.2.2 Phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nhi 94 3.2.3 Nâng cao khả năng cảm thụ, lĩnh hội sách cho các em 96

3.2.4 Xây dựng phong cách ứng xử có văn hóa khi đọc sách 97

3.3 Phối hợp với gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội, chính trị -

3.3.3 Phối hợp với các tổ chức xã hội, chính trị - xã hội 102

3.4.1 Nâng cao năng lực cán bộ thư viện thiếu nhi 104 3.4.2 Xây dựng không gian đọc thân thiện 107 3.4.3 Khuyến khích thiếu nhi đọc và xây dựng phong trào đọc 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế tri thức – một giai đoạn phát triển mới của xã hội sau giai đoạn kinh

tế công nghiệp, một hiện tượng đang nổi lên ở các nước phát triển và cũng sẽ là một xu thế tất yếu ở các nước đang phát triển như Việt Nam Xu thế này đã đặt

ra nhiều thách thức đối với ngành thông tin - thư viện, mà đặc biệt là vấn đề đáp ứng nhu cầu tài liệu (thông tin) cho bạn đọc (người dùng tin) trong giai đoạn bùng nổ thông tin và tri thức Vì vậy, hệ thống thư viện, trong đó mạng lưới thư viện thiếu nhi phải nâng cao chất lượng hoạt động, thể hiện rõ vai trò của mình trong việc hỗ trợ cùng gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, đào tạo và phát triển những mầm non trở thành tài năng cho xã hội

Những năm gần đây, mạng lưới thư viện thiếu nhi đã có nhiều đổi mới trong việc tổ chức hoạt động và quản lý, nhiều thư viện thiếu nhi trong trường học, các trung tâm văn hóa, các nhà thiếu nhi, … được xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như vốn tài liệu Một số thư viện đã thu hút được hàng nghìn lượt thiếu nhi đến đọc và hàng chục nghìn lượt sách đọc, mượn mỗi năm Tuy nhiên con số này không đồng đều tại các thư viện, mạng lưới thư viện thiếu nhi chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu đọc trong khi một lượng lớn thiếu nhi

có nhu cầu thông tin, tài liệu ngày càng phát triển mạnh trong cả nước

Thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội lớn nhất cả nước, có mật độ dân cư đông đúc, đời sống vật chất và tinh thần khá cao Đó cũng là điều kiện thuận lợi để các em thiếu nhi thành phố tiếp cận và hưởng thụ một cách dễ dàng các nguồn thông tin trong xã hội, và qua đó nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các em cũng phong phú hơn Tuy nhiên, giữa „biển” thông tin đa dạng, đa chiều, các em sẽ lúng túng khi tìm cho mình những thông tin, tài liệu có giá trị, cần thiết và hữu ích Nếu được hướng dẫn lựa chọn tài liệu phù hợp, sẽ đem lại tư duy phát triển cho các em và ngược lại sẽ là „liều thuốc

Trang 6

2

độc” làm lệch lạc đời sống tinh thần của các em Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các ban ngành, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các thư viện là làm thế nào để tìm hiểu nhu cầu đọc của các em để vừa đáp ứng tối đa nhu cầu vừa đảm bảo thực hiện tốt chức năng giáo dục, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho các em Nghiên cứu nhu cầu đọc trong hoạt động thông tin – thư viện là một vấn đề hết sức quan trọng, nó không chỉ là động cơ mà còn là mục đích hướng tới của hoạt động thông tin thư viện Vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu đọc để có những biện pháp tăng cường sức mạnh, tạo hướng đi đúng đắn cho hoạt động thông tin thư viện là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa

Các nhà thiếu nhi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là hệ thống các cơ quan giáo dục thiếu nhi ngoài nhà trường, nằm trong thiết chế văn hóa giáo dục của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, có vai trò quan trọng trong việc cùng nhà trường giáo dục nhân cách toàn diện cho các em Thư viện trong các nhà thiếu nhi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận hết sức quan trọng của các nhà thiếu nhi, là nơi đầu tiên chuyển hóa hứng thú đọc và hình thành nhu cầu đọc cho các em, là địa chỉ thu hút các em đến đọc sách ngoài việc bồi dưỡng năng khiếu và rèn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể ngay từ nhỏ Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh là một thư viện lớn, đứng đầu trong hệ thống thư viện các nhà thiếu nhi, là trung tâm thu hút đông đảo thiếu nhi thành phố đến sinh hoạt và học tập Tuy nhiên, thực tế thiếu nhi đến thư viện không nhiều so với lượng thiếu nhi đến Nhà Thiếu nhi thành phố Song song đó, trong lịch sử hoạt động của mình, thư viện chưa từng thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu đọc của thiếu nhi, việc nghiên cứu nhu cầu đọc chỉ mang tính chất cảm tính không có cơ sở khoa học, thậm chí không xác định được chính xác nhu cầu đọc của các em Điều này đã dẫn đến nhiều hạn chế trong quá trình tổ chức hoạt động của Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Vì vậy, việc nắm bắt nhu cầu đọc của các em thiếu nhi là nhiệm vụ hàng đầu của các thư viện nói chung và Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố nói riêng khi thực hiện công tác phục vụ bạn đọc

Trang 7

3

Xuất phát từ thực tiễn trên tại Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, tôi

chọn đề tài: “Nhu cầu đọc tại Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành thông tin - thư viện

của mình, với mong muốn góp phần phát triển hoạt động Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ cho thành phố nói chung

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua, việc nghiên cứu về hoạt động thư viện thiếu nhi tại thành phố Hồ Chí Minh đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm, và được đánh giá cao thông qua các công trình nghiên cứu khoa học thư viện Tuy nhiên, các đề tài đã nghiên cứu chủ yếu tập trung vào 3 khía cạnh sau:

+ Khảo sát, đánh giá nguồn lực thông tin, công tác phục vụ, tổ chức và quản lý trong thư viện thiếu nhi, hướng phát triển của thư viện thiếu nhi nói chung và Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Hướng tiếp cận này thể hiện ở một số đề tài sau:

- Tạ Thị Minh Thư (1999), Tổ chức hoạt động đọc sách báo của thiếu nhi trên địa bàn thị xã Quảng Ngãi: Khóa luận tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành

Thư viện - Thông tin, Nxb Trường Cao đẳng Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh,

Trang 8

- Trần Thị Ngọc Ý( 2010), Phát triển Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

Hồ Chí Minh : Khóa luận tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Thư viện –Thông

tin, Nxb Trường Đại học Văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh, 2010, 74Tr

- Giang Anh Thơ (2012) Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ thiếu nhi tại các thư viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ: Luậnvăn thạc sĩ khoa học Thư

viện, Nxb Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, 109 Tr

- Nguyễn Hữu Liên Trang (2012) Cải tiến công tác bổ sung tài liệu thiếu nhi trong hệ thống thư viện công cộng ở thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn thạc

sĩ khoa học thư viện, Nxb Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 89Tr + Nghiên cứu thói quen đọc của thiếu nhi, phát triển văn hóa đọc và hướng dẫn thiếu nhi đọc trong thư viện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đọc, góp hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho các em Các đề tài gồm có:

- Phạm Thị Quỳnh Hoa (2001), Hướng dẫn thiếu nhi đọc sách trong thư viện với sự phát triển nhân cách thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh : Luận văn

thạc sĩ khoa học ngành Thông tin - Thư viện , Nxb Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2001,122 Tr

- Trần Thị Minh Nguyệt (2003), Thư viện Việt Nam với việc giáo dục nhân cách cho bạn đọc lứa tuổi thiếu nhi: Đề tài cấp bộ, Nxb Trường Đại học Văn

Trang 9

nghiệp Đại học ngành Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Hà Nội, 78Tr

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể và chuyên sâu về nhu cầu đọc của bạn đọc thiếu nhi trong Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh Chính vì vậy, đây là một đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới và cần thiết trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Xác định rõ vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu đọc trong Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh

Trang 10

5 Giả thuyết nghiên cứu

Qua khảo sát, điều tra thấy lượng thiếu nhi đến Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố là một con số khá ít so với lượng thiếu nhi đến Nhà Thiếu nhi thành phố Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh nếu thỏa mãn nhu cầu đọc lành mạnh, tăng cường hướng dẫn đọc cho thiếu nhi, tổ chức phối hợp với gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời thực hiện một số giải pháp khuyến khích thiếu nhi đọc sách sẽ ngày càng thu hút đông đảo thiếu nhi đến thư viện đọc sách, đồng thời định hướng được nhu cầu đọc của các em thiếu nhi

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Nhu cầu đọc của thiếu nhi

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thư viện thiếu nhi

7.2 Phương pháp cụ thể

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

- Điều tra bằng phiếu hỏi (Anket)

- Quan sát

Trang 11

7

- Phỏng vấn trực tiếp

- Phân tích, thống kê phiếu yêu cầu

- Đánh giá, so sánh

8 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

8.1 Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu sẽ

hoàn thiện lý luận về nhu cầu đọc của bạn đọc thiếu nhi và hoạt động thư viện

thiếu nhi

8.2 Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc nắm bắt nhu cầu đọc, Thư viện Nhà Thiếu

nhi thành phố Hồ Chí Minh sẽ điều chỉnh các hoạt động để đáp ứng tối đa nhu

cầu đọc của thiếu nhi

- Kết quả đạt được của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho hệ thống thư

viện các nhà thiếu nhi trong việc phát triển và hoàn thiện hoạt động thư viện

thiếu nhi hiện nay

9 Cơ cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được

Trang 12

8

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU ĐỌC VÀ BẠN ĐỌC

TẠI THƯ VIỆN NHÀ THIẾU NHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1 Nhu cầu đọc trong hoạt động thư viện

1.1.1 Khái niệm nhu cầu đọc

Nhu cầu là đỏi hỏi khách quan của con người với một đối tượng nhất định trong những điều kiện cụ thể nhằm đảm bảo duy trì sự sống và sự phát triển của con người

* Nhu cầu đọc

Nhu cầu đọc là nhu cầu tinh thần của con người, là thái độ nhận thức hoặc cảm thụ của người đọc (cá nhân, nhóm xã hội) đối với việc đọc như đối với hoạt động cần thiết của cuộc sống mà nhờ đó các nhu cầu giao tiếp, nhận thức, thẩm mỹ được thỏa mãn [50, tr.375]

Nhu cầu đọc là nhu cầu cần được nâng cao sự hiểu biết bằng phương tiện tài liệu Đó là nhu cầu nhận biết thế giới khách quan một cách gián tiếp, tổng hợp và toàn diện Về mặt xã hội, nhu cầu đọc là loại nhu cầu tinh thần của con người, được hình thành và phát triển trong quá trình con người sống, hoạt động xã hội, nằm trong ý thức, tư tưởng của người đọc Vì vậy nhu cầu đọc mang tính xã hội và tính lịch sử cụ thể [40, tr.32]

Tựu chung lại, nhu cầu đọc là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng khách quan của chủ thể đối với việc tiếp nhận và sử dụng tài liệu nhằm duy trì và

Trang 13

9

phát triển Nói cách khác, nhu cầu đọc là nhu cầu bậc cao của con người, bởi

nó cộng hưởng 2 yếu tố: khả năng biết đọc và nhu cầu hiểu biết, nắm bắt thông tin

Nhu cầu đọc là nguồn gốc dẫn đến mọi hoạt động trong thư viện Hoạt động thư viện không thể tồn tại và phát triển nếu như không có nhu cầu đọc

* Tính chất của nhu cầu đọc

Nhu cầu đọc luôn gắn liền với đối tượng đọc là tài liệu Khi chưa có tài liệu, nhu cầu chưa thể tồn tại theo đúng nghĩa của nó, lúc ấy ở cá nhân chỉ là trạng thái thiếu thốn mong muốn một cách mơ hồ về nội dung kiến thức Khi bắt gặp tài liệu có chứa đựng nội dung kiến thức, có khả năng thỏa mãn trạng thái thiếu thốn của cơ thể thì nhu cầu đọc tài liệu mới thực sự xuất hiện Nhu cầu càng được xác định cụ thể, ý nghĩa của nhu cầu đọc đối với đời sống của

cá nhân và xã hội càng được nhận thức sâu sắc thì nhu cầu đọc càng nhanh chóng nảy sinh, củng cố và phát triển

Nhu cầu đọc cũng như các nhu cầu khác của con người, nó có tính xã hội sâu sắc, tính bền vững và tính cơ động

Nhu cầu đọc ở những người sống trong điều kiện xã hội khác nhau thì khác nhau Nhu cầu đọc xuất hiện đòi hỏi con người tìm kiếm các phương thức thỏa mãn nhu cầu Rõ ràng nhu cầu đọc vừa là nguyên nhân thúc đẩy động cơ đọc, vừa là yếu tố thể hiện điều kiện sống, điều kiện lịch sử xã hội

mà chủ thể của nhu cầu đại diện

Nhu cầu đọc của con người là vô tận, nó biến đổi theo quy luật và tương đối ổn định Tính ổn định của nhu cầu đọc được thể hiện ở tần số xuất hiện một cách thường xuyên và liên tục Khi nhu cầu đọc phát triển ở mức độ cao thì nó trở nên ổn định và bền vững Nghĩa là, trong quá trình hoạt động vươn tới sự thỏa mãn nhu cầu đọc, dù có gặp khó khăn, trở ngại thì nhu cầu đọc cũng không mất đi mà trái lại, trong chừng mực nào đó, nó lại thôi thúc con người hoạt động tích cực hơn Tính ổn định của nhu cầu đọc chỉ có được khi

Trang 14

Nhu cầu đọc không phải tự nhiên sinh ra mà được hình thành trong quá trình sống, hoạt động của con người và luôn biến đổi dưới tác động của các yếu tố xã hội Nếu biết cách tác động một cách khéo léo, chúng ta có thể biến đổi nhu cầu theo một hướng nhất định, tức là định hướng nhu cầu đọc

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc

* Yếu tố khách quan

- Môi trường tự nhiên – xã hội

Trong hoạt động sống, để tồn tại và phát triển con người phải luôn tìm hiểu thế giới tự nhiên, sống hòa hợp với môi trường tự nhiên Chính vì vậy,

dù là ai, ở bất cứ nơi đâu, con người đều có nhu cầu đọc, tìm hiểu về thế giới

tự nhiên, đất nước, con người nơi mình sinh sống để không đi ngược lại chiều hướng phát triển của tự nhiên và xã hội

Con người sống trong môi trường xã hội như thế nào thì sẽ xuất hiện những mong muốn, nhu cầu tương thích phù hợp với xã hội ấy

Nhu cầu của con người chỉ xuất hiện khi họ tham gia các hoạt động xã hội/ hoạt động của môi trường sống

Gia đình, nhà trường là môi trường xã hội có tác động lớn đến việc giáo dục con người, đặc biệt là giáo dục lứa tuổi thiếu nhi Như một tờ giấy trắng, lứa tuổi thiếu nhi luôn cần sự quan tâm, chỉ dẫn của gia đình, nhà trường Bằng truyền thống văn hóa gia đình, tinh thần học tập trong nhà trường sẽ tác động đến hứng thú, nhu cầu đọc của các em

Trang 15

11

Như vậy môi trường tự nhiên – xã hội, trong đó ảnh hưởng của gia đình

và không gian học tập trong nhà trường là các nhân tố quan trọng tác động đến nhu cầu đọc của lứa tuổi thiếu nhi, là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi cá nhân

- Nghề nghiệp

Mỗi giai đoạn sống của con người đều có một hoạt động chủ đạo nhất định Hoạt động chủ đạo ở mỗi giai đoạn có ảnh hưởng và chi phối nhu cầu hoạt động sống của con người, đặc biệt là hoạt động đọc, lĩnh hội thông tin, tri thức

Nghề nghiệp là giai đoạn mỗi người đều phải trải qua, nó chiếm 2/3 thời gian sống của con người Nghề nghiệp buộc con người phải tìm tòi, học hỏi, phải đấu tranh, trăn trở và suy nghĩ để tìm ra con đường phát triển trong sự nghiệp của mình Quá trình này diễn ra một cách lâu dài đã để lại những dấu

ấn trong tư tưởng, tình cảm của mỗi cá nhân, vì vậy mà ảnh hưởng đến nhu cầu, hứng thú đọc của họ

Khi niềm say mê, nhiệt tâm với nghề nghiệp càng cao thì dấu ấn về nhu cầu đọc càng thể hiện rõ nét

Mỗi người đều trải qua nhiều hoạt động chủ đạo khác nhau từ khi sinh ra đến khi trưởng thành Ở giai đoạn lứa tuổi thiếu nhi, học tập được xem là hoạt động chủ đạo Đây là giai đoạn với nhiều ước mơ, hoài bão gắn liền với nhu cầu tìm hiểu, khám phá cái mới, muốn thể hiện vị trí, chỗ đứng, khả năng của bản thân Việc tham gia các lĩnh vực hoạt động chuyên sâu mang tính chất định hướng nghề nghiệp thể hiện thông qua sinh hoạt các lớp năng khiếu như:

ca, múa, họa, thể thao, …hoặc các câu lạc bộ đội nhóm (câu lạc bộ nghiên cứu thiên nhiên, câu lạc bộ khoa học vui, câu lạc bộ kính thiên văn, câu lạc bộ chỉ huy đội, câu lạc bộ phóng viên nhí…) trong các nhà thiếu nhi, trung tâm văn hóa….có ý nghĩa rất lớn đối với các em Vì vậy việc nỗ lực, phấn đấu

Trang 16

12

không ngừng để tích lũy kiến thức cũng như kỹ năng, năng khiếu, sở trường

đã trở thành nhân tố và động lực tác động đến nhu cầu về tài liệu của các em Thông qua hoạt động đọc, sợi dây liên kết giữa các em với thế giới về nghề nghiệp được hình thành, tạo điều kiện phát huy năng lực, năng khiếu, sở trường, từ đó giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai

- Giới tính

Giới tính là thuộc tính biểu hiện trong tâm lý của con người trên cơ sở sự kết hợp của các yếu tố về di truyền học Giới tính khác nhau thì nhu cầu, đòi hỏi của con người cũng khác nhau Nam giới có tính cách mạnh mẽ, tự tin thích khám phá thường tìm tòi, tư duy những cái mới Nữ giới dịu dàng, tình cảm thường bằng lòng và chấp nhận cách tư duy đã tồn tại Các đặc điểm khác nhau về giới tính này có ảnh hưởng đến hứng thú, nhu cầu đọc được thể hiện qua nội dung, hình thức cũng như cách thức thỏa mãn nhu cầu đọc

Giới tính thể hiện qua tính cách càng mạnh mẽ, rõ ràng bao nhiêu thì đặc điểm nhu cầu, hứng thú về tài liệu sẽ càng rõ ràng bấy nhiêu và ngược lại Lứa tuổi thiếu nhi với những biến đổi trong cấu trúc tâm lý từ thấp đến cao Càng về sau, khả năng nhận thức, phân biệt giới tính càng rõ ràng Ở lứa tuổi cấp 1, các em bắt đầu có sự phân biệt giới tính, nhất là những em học sinh cuối cấp 1 và phân biệt rõ ràng ở lứa tuổi học sinh cấp 2 Các em xuất hiện những nhu cầu tìm hiểu giới tính của nhau và đó cũng chính là quá trình đọc để hiểu đối phương đã bắt đầu được hình thành ở các em thiếu nhi

- Lứa tuổi:

Trong quá trình sinh ra, tồn tại và phát triển, con người trải qua nhiều giai đoạn khác nhau: trước tuổi đi học, tuổi đi học, tham gia hoạt động lao động sản xuất và nghỉ ngơi khi về già Mỗi giai đoạn lứa tuổi con người có những đặc điểm tâm lý riêng do hoạt động chủ đạo chi phối Đặc điểm tâm lý này được biểu hiện qua các yếu tố sinh lý, hoạt động giao tiếp, nhận thức, xúc cảm, tình cảm và nhân cách của mỗi cá nhân

Trang 17

13

Có thể thấy tâm lý lứa tuổi là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu, hứng thú đọc của con người Đó là một yếu tố mang tính chất cố hữu, là thuộc tính bền vững, lâu dài xong nó cũng sẽ biến đổi trong quá trình con người phát triển cùng với những đặc điểm tâm lý lứa tuổi của giai đoạn đó Lứa tuổi thiếu nhi là một giai đoạn đặc biệt của cuộc đời Ở các em nhu cầu, hứng thú đọc dường như mới bắt đầu hình thành, cần phải có sự hướng dẫn, định hướng của người lớn để các em có thể phát huy khả năng, trí tuệ của mình trong việc lĩnh hội tri thức của nhân loại

- Mức độ - phương thức thỏa mãn nhu cầu:

Con người sinh ra ai cũng có nhu cầu nhất định về vật chất và tinh thần Nếu nhu cầu được thỏa mãn bằng cách nào đó dù nhanh hay chậm, hiện đại hay truyền thống, đơn giản hay phức tạp, đầy đủ hay thiếu hụt đều ảnh hưởng đến xúc cảm, tình cảm, hứng phấn của con người Nhu cầu đọc là một loại nhu cầu tinh thần, con người muốn tồn tại, phát triển phải có khả năng đọc, thói quen đọc để lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức của nhân loại Khi con người được đáp ứng nhu cầu đọc cũng chính là đáp ứng nhu cầu về tri thức, thông tin – một nhu cầu mạnh mẽ và mãnh liệt của con người Nhu cầu đọc được đáp ứng sẽ ngày càng được nuôi dưỡng và phát triển ở mức độ cao Có thể nói, lúc chu kỳ về nhu cầu cũ được đáp ứng cũng là lúc nhu cầu mới được nảy sinh Nhu cầu mới tiếp tục được đáp ứng sẽ xuất hiện nhu cầu mới ở dạng cao hơn, sâu sắc hơn và cấp thiết hơn

Ở lứa tuổi thiếu nhi, mức độ - phương thức thỏa mãn nhu cầu có khác biệt với người lớn Điều này có liên quan đến đặc điểm tâm lý, những biến đổi trong thời kỳ bắt đầu có sự khám phá, lĩnh hội tri thức của nhân loại Các em lĩnh hội kiến thức thông qua sách báo ở mức độ đơn giản, phương thức thỏa mãn phù hợp, dễ tiếp cận và thuận tiện Vì vậy nhu cầu về tài liệu của các em thường ở dạng hình ảnh, từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, gắn liền với thực tế cuộc sống xung quanh

Trang 18

14

Trong quá trình tổ chức hoạt động thư viện, nếu cán bộ thư viện đáp ứng nhu cầu đọc một cách nhanh chóng cùng với những phương tiện, tiện ích hiện đại, hấp dẫn và thông tin tri thức được cung cấp đầy đủ thì chắc chắn sẽ ngày một tạo dựng được niềm tin nơi bạn đọc nhỏ tuổi Đồng thời khi nhu cầu đọc được đáp ứng, nhu cầu, hứng thú đọc sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ, nâng lên một tầm cao mới và ngược lại Do đó, chúng ta cần chú ý đến việc đáp ứng nhu cầu, xem xét khả năng thỏa mãn nhu cầu để từ đó điều chỉnh công tác phục vụ, góp phần giúp hoạt động thư viện đạt hiệu quả tốt nhất

* Yếu tố chủ quan

- Trình độ văn hóa và khả năng nhận thức của cá nhân

Trình độ văn hóa là một trong những nhân tố biểu hiện cho học thức, sự hiểu biết, tri thức của con người Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân, là yếu tố quan trọng, khẳng định vị trí của cá nhân trong xã hội cũng như năng lực tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, thông tin và các thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại.Trình độ văn hóa thể hiện thông qua năng lực hoạt động thực tiễn, khả năng và nhu cầu khám phá kiến thức, vận dụng tri thức vào hoạt động sống của con người

Người có trình độ văn hóa càng cao thì khả năng nhận thức thế giới cũng như động lực sống của họ càng cao và ngược lại

Trong hoạt động đọc cũng vậy, người có trình độ văn hóa càng cao thì

họ lại càng tích cực đọc Nếu không đọc, không học, con người sẽ không có trình độ văn hóa, không có khả năng vận dụng các kiến thức tích lũy được vào trong hoạt động sáng tạo, lao động và sản xuất Do đó trình độ văn hóa là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu, hứng thú đọc của con người Nói như vậy không có nghĩa là tất cả những người có trình độ văn hóa đều thích đọc sách Một thực tế cho thấy trong xã hội có những người có trình

độ văn hóa cao nhưng họ không thích đọc sách Ngược lại cũng có những người có trình độ văn hóa không cao nhưng họ lại thích đọc sách…

Trang 19

15

Trình độ văn hóa cộng với khả năng nhận thức sẽ góp phần giúp cho cá nhân đẩy nhanh việc đọc, làm cho hứng thú đọc, nhu cầu đọc trở lên mạnh mẽ hơn Người có trình độ văn hóa và khả năng nhận thức khác nhau sẽ lựa chọn những nội dung, hình thức, phương thức thỏa mãn nhu cầu đọc khác nhau Do

đó, trong quá trình xây dựng và phát triển thói quen đọc sách, thư viện cần quan tâm xem xét yếu tố trình độ văn hóa cũng như khả năng nhận thức của mỗi cá nhân để có biện pháp đáp ứng nhu cầu đọc cho từng đối tượng cụ thể Khả năng nhận thức, trình độ văn hóa của lứa tuổi thiếu nhi còn ở mức

độ thấp Các em chỉ nhận thức một cách đơn giản về thế giới khách quan Đôi khi có cái nhìn phiến diện chưa đúng đắn về thế giới tự nhiên và xã hội Sự tác động bên ngoài cộng với khả năng nhận thức, học vấn còn non nớt, các em

dễ bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực bên ngoài Vì vậy, đây là lứa tuổi rất cần sự quan tâm, chỉ dẫn của người lớn

- Sở thích cá nhân

Sở thích của cá nhân là khuynh hướng thích thú riêng biệt do tác động của yếu tố tâm lý và tình cảm Mỗi người có sở thích khác nhau và họ bị sự vật thu hút, hấp dẫn bằng nhiều cách khác nhau Điều này tạo nên sự đa dạng, nhiều màu sắc trong tính cách của mỗi con người

Sở thích đọc sách cũng là một đặc điểm trong tâm lý, tình cảm của con người Mỗi người có sở thích lựa chọn và khả năng lĩnh hội thông tin trong sách báo khác nhau Có những sở thích tích cực và cũng có những sở thích tiêu cực Sở thích đọc tiếp tục được phát huy nếu như nó được quan tâm, thỏa mãn và ngược lại Do đó, trong hoạt động thư viện, cán bộ thư viện cần quan tâm định hướng nhu cầu đọc, sở thích đọc cho bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc lứa tuổi thiếu nhi

Sở thích của thiếu nhi khá đa dạng Ở các em xuất hiện nhiều sở thích, hứng thú khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý, tình cảm của các em Lứa tuổi thiếu nhi luôn bị hấp dẫn bởi thế giới thần tiên, biến hóa với nhiều

Trang 20

16

màu sắc, hình ảnh đẹp mắt Việc nắm bắt sở thích, nhu cầu của các em để định hướng nhu cầu, tổ chức các hình thức phục vụ đọc là một vấn đề quan trọng trong các thư viện phục vụ thiếu nhi

1.2 Khái quát về Nhà Thiếu nhi và Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh

1.2.1 Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh

* Quá trình hình thành

Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh trước đây là Câu lạc bộ Thiếu nhi được thành lập từ tháng 5/1975, tại 55 Nguyễn Đình Chiểu – Quận 3 (hiện nay là cơ sở hoạt động của Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ) Câu lạc bộ Thiếu nhi

ra đời trực thuộc sự quản lý của Ban Thiếu nhi Thành Đoàn, với vai trò vừa đáp ứng nhu cầu, sở thích của các em thiếu nhi, vừa phục vụ yêu cầu xây dựng, phát triển của thành phố trong những ngày đầu mới giải phóng

Từ cơ sở khởi đầu đó, ít tháng sau Câu lạc bộ Thiếu nhi được chuyển về địa chỉ mới ở số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (hiện nay là cơ sở hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam) với một hội trường có sức chứa 150 người, 6 phòng lớn và 1 sân chơi để tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, xây dựng thư viện, hình thành các câu lạc bộ, đội, nhóm,…., Câu lạc bộ Thiếu nhi đã thu hút ngày càng nhiều các em thiếu nhi đến tham gia học tập và sinh hoạt

Qua hơn một năm hoạt động, trụ sở 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã không còn đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động Được sự quan tâm trực tiếp của Thành Đoàn, Thành Ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố

Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 08 năm 1976, Thành Ủy quyết định giao cho Thành Đoàn tòa nhà bề thế nhất, đẹp nhất thành phố với diện tích rộng 2 ha tại 169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Quận 3 để xây dựng Câu lạc bộ Thiếu nhi thành phố Tòa nhà này trước đây là Dinh Phó Tổng thống Sài Gòn, cơ sở vật chất rộng rãi, thoáng mát cùng với vị trí là trung tâm thành phố đã tạo điều

Trang 21

17

kiện thuận lợi cho câu lạc bộ tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật, vui chơi, giải trí nhằm phát triển năng khiếu và rèn luyện kỹ năng cho thiếu nhi

Sau đó 3 năm, trước sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn nội dung hoạt động, ngày 20/4/1979, theo quyết định của Thành Đoàn, Câu lạc bộ Thiếu nhi thành phố đã được đổi tên thành Nhà Văn hóa Thiếu nhi thành phố Ngày 2 tháng 8 năm 1986, theo quyết định số 99/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân thành phố, Nhà Văn hóa Thiếu nhi thành phố đã được chuyển thành Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, và chính thức đi vào hoạt động thường xuyên, liên tục cho đến ngày nay

Như vậy trải qua hơn 38 năm xây dựng và phát triển với 2 lần thay đổi tên gọi, Nhà Thiếu nhi thành phố đã kinh qua nhiều giai đoạn lịch sử, đạt được những thành tích đáng kể, đánh dấu sự đổi mới, trưởng thành và không ngừng khẳng định vai trò, tạo dựng ngày càng nhiều niềm tin đối với nhân dân thành phố trong sự nghiệp giáo dục thiếu nhi – những chủ nhân tương lai của đất nước Có thể nói, từ lâu nơi đây đã trở thành “Ngôi nhà tuổi thơ” thân yêu của đông đảo thiếu nhi thành phố đến sinh hoạt, học tập và vui chơi, giải trí

* Chức năng và nhiệm vụ

Nhà Thiếu nhi thành phố là cơ sở giáo dục của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và là trung tâm hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngoài nhà trường, nhằm giúp cho thiếu nhi mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm tập thể để cùng với trường phổ thông thực hiện mục tiêu giáo dục con người toàn diện mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra: “ Hình thành và phát triển nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ những lao động có văn hóa, có kỷ luật, giàu tính sáng tạo…” Nhà Thiếu nhi thành phố có chức năng: Tập hợp đông đảo thiếu nhi và tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị - xã hội, giáo dục thẩm mỹ,

Trang 22

18

phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, các hoạt động theo sở thích, các lớp năng khiếu; Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy năng khiếu, khả năng sáng tạo cho thiếu nhi; Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí; Tổ chức thực hiện các phong trào hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngoài giờ lên lớp và ngoài nhà trường

Bên cạnh đó, với vai trò là cơ quan giáo dục thiếu nhi cấp thành phố, Nhà Thiếu nhi thành phố còn thực hiện chức năng nghiên cứu, chỉ đạo hoạt động, tổng kết kinh nghiệm, hệ thống và hướng dẫn các biện pháp hoạt động đội và giáo dục sư phạm cho hệ thống các nhà thiếu nhi quận, huyện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động các nhà thiếu nhi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Để thực hiện các chức năng trên, Nhà Thiếu nhi thành phố đã xác định các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi bổ ích, thu hút và đáp ứng nhu cầu sở thích của đông đảo thiếu nhi trên địa bàn thành phố

- Tổ chức thực hiện và thể nghiệm các mô hình hoạt động trọng tâm theo chương trình của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để giáo dục các em tham gia sinh hoạt trong nhà thiếu nhi và xây dựng kinh nghiệm hướng dẫn hoạt động phong trào

- Tổ chức các lớp, đội, nhóm bên cạnh các hội thi, hội diễn văn nghệ, sân chơi cộng đồng nhằm thúc đẩy phong trào thi đua học tập của thiếu nhi

và thực hành chuyên môn có tính giáo dục hướng nghiệp để bồi dưỡng và phát huy sở trường, năng khiếu, đào tạo những hạt nhân nòng cốt, những cán

bộ hoạt động cho phong trào đội trong tương lai

- Tổ chức nghiên cứu, tổng kết các hình thức, phương pháp hoạt động đội ở ngoài nhà trường, mở các lớp bồi dưỡng và bằng nhiều hình thức khác nhau hướng dẫn nghiệp vụ công tác đội cho các nhà thiếu nhi cấp dưới, câu

Trang 23

Với việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà Thiếu nhi thành phố đã tổ chức nhiều chương trình, hội thi, hội diễn, sân chơi, với nhiều nội dung phong phú và đa dạng, kích thích đông đảo các em thiếu nhi đến tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ, đội nhóm Đặc biệt, với môi trường

“học mà chơi, chơi mà học”, Nhà Thiếu nhi thành phố đã trở thành ngôi nhà thứ 2 góp phần đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức cho lứa tuổi thiếu nhi thành phố, giúp các em phát triển nhanh hơn

về thể chất và trí lực Từ đây Nhà Thiếu nhi thành phố đã luôn nhận được sự tin yêu của các bậc phụ huynh và các em thiếu nhi, là điểm đến quen thuộc của nhiều lớp thế hệ thiếu nhi thành phố trong nhiều năm qua, và cũng chính

từ đây nhiều lớp tuổi thơ đã trưởng thành và trở thành những công dân có ích cho xã hội

Trang 24

20

Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh

1.2.2 Thƣ viện trong Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh

* Quá trình hình thành

Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành và hoạt động liên tục hơn 30 năm qua, gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà Thiếu nhi thành phố Tiền thân của thư viện là một phòng đọc sách trong Câu lạc bộ Thiếu nhi do Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh thành lập từ 1975 tại

cơ sở 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Quận 3 Với vốn sách ban đầu khoảng 10.000 bản sách, thư viện đã tổ chức phục vụ, đáp ứng nhu cầu đọc của các

em thiếu nhi đến sinh hoạt, học tập tại Câu lạc bộ Thiếu nhi lúc bấy giờ

Sau nhiều năm hoạt động, dời vị trí, nay thư viện tọa lạc tại tòa nhà rộng, thoáng mát hướng ra mặt đường 169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Với sự trưởng thành qua bề dày hoạt động của mình, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

Trang 25

21

được xem là một trong vài thư viện thiếu nhi ít ỏi của thành phố cũng như khu vực phía Nam phục vụ liên tục và đề ra một số hình thức hoạt động khá đặc trưng như: Hội thi kể chuyện sách hè với các thể loại thi phong phú (gồm: đọc thơ minh họa, kể chuyện sách minh họa, viết bài cảm nghĩ về cuốn sách em yêu thích, thuyết trình sách…); Ngoài chức năng phục vụ bạn đọc, thư viện

đã tập hợp và tổ chức các nhóm sinh hoạt theo sở thích như: Câu lạc bộ văn học “Vàng anh”, Câu lạc bộ “Bạn yêu sách”, Câu lạc bộ “Bút non”, Câu lạc

bộ phóng viên nhí “Bút Xanh”…được các em tích cực tham gia và đông đảo phụ huynh ủng hộ

Trong nhiều năm qua , để ngày càng làm tốt hơn vai trò của mình , Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố cũng đã phối hợp cù ng gia đình, nhà trường

và các nhà thiếu nhi cấp quận, huyện trong việc xây dựng phong trào đọc sách, tổ chức các hình thức tác động tích cực trong việc hướng dẫn các em tìm đọc sách, thúc đẩy khả năng đọc, học tập, giải trí, tạo sân chơi bổ ích

…Vì vậy từ lâu, Thư viện Nhà Thiếu nhi Thành phố đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, đáng tin cậy của nhiều lớp thiếu nhi và các bậc phụ huynh trên địa bàn thành phố

* Nhiệm vụ của Thƣ viện Nhà thiếu nhi thành phố

Thư viện là nơi lưu trữ, cung cấp thông tin, tư liệu nhằm đáp ứng nhu cầu học tập sinh hoạt giải trí của các em thiếu nhi đến với hoạt động của Nhà Thiếu nhi thành phố, là cơ sở giáo dục ngoài nhà trường trong hệ thống các thiết chế văn hóa - giáo dục với các nhiệm vụ chính như sau:

* Tổ chức quản lý, bổ sung, thu thập, phục vụ và bảo quản các tài liệu, sách, báo, tạp chí, băng, đĩa và các tài liệu lưu trữ khác;

* Tập hợp đông đảo bạn đọc thiếu nhi và tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục toàn diện về các mặt như: chính trị - xã hội (theo năm điều Bác Hồ dạy), giáo dục thẩm mỹ, phổ biến các kiến thức khoa học phổ thông, tâm sinh

Trang 26

22

lý lứa tuổi, kỹ năng sống… thông qua hình thức sinh hoạt sân chơi “Bạn yêu sách” và chương trình nói chuyện chuyên đề dành cho các đội nhóm sở thích (Câu lạc bộ Bút non, Nhóm tự quản thư viện…);

* Tổ chức vận động, tuyên truyền sách báo định kỳ đến các em thiếu nhi hàng năm như: Trưng bày, triển lãm, giới thiệu sách chủ đề nhân dịp chào mừng các ngày lễ lớn, lập thư mục giới thiệu sách mới – sách chủ đề Đặc biệt Thư viện Nhà thiếu nhi thành phố luôn làm tốt vai trò đầu tàu của mình trong mỗi mùa hè là tổ chức hội thi “Bạn cùng sách” với nhiều thể loại khác nhau

để các em lựa chọn và tham gia gồm: kể chuyện sách minh họa, thuyết trình sách, diễn đàn thiếu nhi, viết bài cảm nghĩ về cuốn sách em yêu thích, làm sổ tay văn học, thiết kế trang blog …;

* Thư viện đảm bảo hoạt động theo những định hướng chung của Nhà Thiếu nhi thành phố và được quản lý một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở:

1 Xây dựng kế hoạch phát triển Thư viện Nhà thiếu nhi thành phố theo hướng lấy bạn đọc nhỏ tuổi làm trung tâm;

2 Đẩy mạnh các hoạt động hướng dẫn đọc và xây dựng môi trường văn hóa đọc tốt nhất dành cho các em thiếu nhi;

3 Mở rộng các hình thức tuyên truyền, giới thiệu đến thiếu nhi về lợi ích của việc sử dụng các nguồn lực thông tin trong thư viện nhằm bổ trợ cho hoạt động học tập, giải trí lành mạnh, hướng đến sự tích lũy và sáng tạo tri thức ở các em thiếu nhi;

4 Duy trì và nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu nghiệp vụ của thư viện nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả và hiệu suất trong công tác phục vụ bạn đọc Được sự quan tâm của ban lãnh đạo, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố

đã phát triển với các tiềm lực sau đây:

Trang 27

23

*Nguồn lực thông tin

Vốn tài liệu của một thư viện là tài sản quý giá, là tiềm lực cũng như sức mạnh của một thư viện Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu của người đọc càng lớn Đối với mỗi quốc gia, vốn tài liệu được xem

là di sản văn hóa dân tộc, là thước đo trình độ phát triển và là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong quá trình phát triển Việc xây dựng vốn tài liệu trong thư viện thiếu nhi là một vấn đề hết sức quan trọng, nó góp phần mở mang kiến thức, hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội, bồi dưỡng, nâng cao

tư tưởng, tình cảm và hành động cho các em Sách, báo kém chất lượng, không thỏa mãn được nhu cầu, hứng thú đọc thì không thể thu hút các em vào thư viện đọc sách Vì vậy, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố luôn chú trọng đến công tác bổ sung vốn tài liệu một cách thường xuyên, liên tục nhằm tạo ra

sự phong phú về thể loại và nội dung tài liệu

Tổng số vốn tài liệu tại thư viện hiện nay gồm có:

+ Sách: 17.432 tên sách, với 35.546 bản sách, gồm nhiều thể loại và ngôn ngữ khác nhau như: các tác phẩm văn học đoạt giải trong và ngoài nước, sách tổng hợp về kiến thức khoa học thường thức, địa lý, lịch sử truyền thống, sách khéo tay, thẩm mỹ - nghệ thuật, thể dục thể thao, kỹ năng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sách về chính trị - xã hội,… Đặc biệt chiếm ưu thế trong kho sách là các bộ truyện tranh với các chủ đề: thần thoại – cổ tích, khoa học

viễn tưởng, lịch sử - địa lý, tình cảm, kiếm hiệp, trinh thám, kinh dị…

+ Báo – tạp chí: gồm 18 loại báo tạp chí (trong đó, báo – tạp chí thiếu nhi gồm 6 nhan đề, báo – tạp chí dành cho cán bộ là 12 nhan đề)

+ Sản phẩm:

Danh mục thông báo sách mới, thư mục chuyên đề (Hồ Chí Minh, Văn học) Bản tin và các bộ sưu tập tài liệu (trò chơi dân gian, công tác đội và nghiệp vụ các nhà thiếu nhi …)…

Thư mục giới thiệu sách mới hàng tháng

Trang 28

24

*Cơ sở vật chất của thƣ viện

Cơ sở vật chất là điểm tựa cho sự phát triển, là nhân tố hấp dẫn của hoạt động thư viện với bạn đọc Cơ sở vật chất thư viện đóng vai trò quan trọng, là một trong bốn yếu tố cấu thành nên hoạt động thư viện Cơ sở vật chất càng hiện đại, đầy đủ thì hiệu quả công việc càng cao và ngược lại Cơ sở vật chất thư viện là trụ sở, diện tích dành cho thư viện với toàn bộ trang thiết bị chứa trong đó

Cơ sở vật chất của Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố là một tòa nhà nằm trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi thành phố với 4 mặt đường (Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Thị Sáu, Lê Quý Đôn và Tú Xương), có diện tích 90m2

(6m x 15m) Vào tháng 4/2010 được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, thư viện

đã dời sang vị trí khác cũng nằm trong khuôn viên của Nhà Thiếu nhi Đó là một kiến trúc từ thời Pháp, chưa được sửa lại với diện tích 85m2 và trần nhà khá cao, thoáng mát so với diện tích cũ Mặc dù diện tích nhỏ hơn so với diện tích lúc trước nhưng được chia nhỏ thành 3 phòng: phòng trưng bày tài liệu mới có diện tích là 15m2

, phòng đọc cấp I có diện tích 34m2, phòng đọc cấp II với diện tích 36m2

(đây đồng thời cũng là khu vực đọc trực tuyến phục vụ bạn đọc thiếu nhi)

Các phòng hoạt động của thư viện đều được trang bị và bố trí đầy đủ với các tủ, kệ sách, báo, bàn, ghế … Hiện tại thư viện có khoảng 20 kệ sách, 01

kệ để tư trang, 01 tủ mục lục, 12 bàn gỗ mặt mica trắng và 80 ghế nệm bọc simili

Bên cạnh đó, thư viện còn được trang bị một số thiết bị cần thiết để tác nghiệp như: điện thoại bàn, hệ thống làm mát, hệ thống phòng cháy chữa cháy, đèn huỳnh quang, máy in và 5 máy vi tính, trong đó có 1 máy chủ dành cho cán bộ thư viện thực hiện công tác hành chánh, xử lý nghiệp vụ,… và 4 máy trạm dành để phục vụ các em thiếu nhi

Trang 29

25

* Nguồn nhân lực

Hoạt động thư viện muốn tồn tại và phát triển ổn định thì nguồn nhân lực là một yếu tố không thể thiếu để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của bạn đọc thiếu nhi Họ vừa là người quản lý bạn đọc thiếu nhi và tài sản của thư viện, vừa là nhà sư phạm trong lĩnh vực hướng dẫn đọc sách cho thiếu nhi, và là nhà tư vấn đáng tin cậy trong việc giúp đỡ các em xây dựng và hình thành thói quen đọc

Cán bộ thư viện phục vụ thiếu nhi không giống như cán bộ các thư viện khác, ngoài trình độ chuyên môn, họ cần phải có năng lực và phẩm chất đặc biệt: phải hiểu tâm lý lứa tuổi qua từng giai đoạn phát triển, hiểu được sách của thiếu nhi, có lòng yêu nghề và yêu mến trẻ Họ phải đóng vai trò như

“người thầy không đứng trên bục giảng” để hướng dẫn và xây dựng thói quen đọc sách cho các em, hình thành văn hóa đọc lành mạnh trong thời buổi hội nhập và phát triển kinh tế

Hiện nay, Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố gồm 02 cán bộ thư viện, dưới sự quản lý trực tiếp của Trưởng Khoa Chính trị Phương pháp Công tác Đội Nhà Thiếu nhi thành phố, cụ thể như sau:

HỌ TÊN TUỔI GIỚI TÍNH TRÌNH ĐỘ CHUYÊN NGÀNH

Phạm Thị Kim Lang 54 Nữ Đại học Kế toán

Nguyễn Thị Hạnh 27 Nữ Đại học Thư viện – thông tin Trong đó, cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ phụ trách các mảng hoạt động bên ngoài thư viện; nghiệp vụ xử lý tài liệu; phục vụ phòng đọc trực tuyến, tổ chức sinh hoạt và phát triển câu lạc bộ đội nhóm chuyên môn thư viện (Câu lạc bộ Văn học, Câu lạc bộ phóng viên nhí “Bút Xanh”); các hoạt động công tác xã hội, tuyên truyền giáo dục chính trị của cơ quan; thực hiện tập san, bảng tin hoạt động của toàn cơ quan và mảng thông tin hoạt động của Khoa Chính trị Phương pháp Công tác Đội trên website Nhà Thiếu nhi thành phố

Trang 30

26

Cán bộ được luân chuyển từ bộ phận khác về, không có chuyên môn thư viện được phân công phụ trách công tác phục vụ bạn đọc tại phòng đọc chung, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động của thư viện

1.3 Đặc điểm bạn đọc thiếu nhi trong Thƣ viện Nhà Thiếu nhi thành phố

1.3.1 Đặc điểm chung

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ có bề dày lịch sử không lâu, nhưng vị trí của nó trong lịch sử cũng như hiện tại rất to lớn Nằm ở vị trí trung tâm Nam bộ, phía nam của Đông Nam bộ và rìa Bắc của Tây Nam bộ,

có vai trò gắn kết hai miền Đông – Tây Nam Bộ và Đông Nam Á - Châu Á

Ở vị trí đó, thành phố hỗ trợ đắc lực cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật của toàn khu vực phía Nam, cũng như có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của cả đất nước

Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu đọc sách báo đáp ứng việc học tập, vui chơi, giải trí của các em thiếu nhi thành phố ngày càng trở nên đa dạng và phong phú Các em đòi hỏi nhiều hình thức mới, nội dung mới, môi trường đọc mới, hiện đại và tiện ích Gia đình ngày càng quan tâm, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để con em mình đến đọc sách tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố, để chúng tiếp xúc với môi trường đọc, xây dựng thói quen đọc Đồng thời phụ huynh của các em cũng tranh thủ thời gian giúp chúng lựa chọn những tài liệu hay, phù hợp với tâm lý lứa tuổi ở nhà sách cũng như trong thư viện…Đầu tư thời gian, nghiên cứu các phương pháp hướng dẫn con em mình rèn luyện khả năng tự lập trong việc học tập văn hóa và các môn nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật…Bằng nhiều hình thức, giáo viên và phụ huynh đã gắn nhu cầu đọc sách báo của các em với hoạt động học tập, mở mang tri thức, nuôi dưỡng tình cảm và phát triển kỹ năng cho các em Những thuận lợi, điều kiện này đã giúp các em có nhiều cơ hội làm phong phú, đa

Trang 31

27

dạng vốn hiểu biết của mình, mở ra chân trời tri thức rộng lớn trong mắt các

em Đó cũng chính là cơ sở, tiền đề để Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố duy trì, phát triển, tạo ra nhiều cơ hội để các em có thể học tập và vui chơi, giải trí Tuy nhiên, là trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật, giao thông của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã nảy sinh những sản phẩm văn hóa (sách, báo) kém chất lượng làm ảnh hưởng đến đời sống tư tưởng, tình cảm của các em

Bên cạnh đó, xu thế phát triển nhanh, mạnh của thành phố đã không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, thông tin được sản sinh ngày càng phong phú đa dạng với nhiều loại phương tiện tiếp cận khác nhau như: điện thoại, laptop, I pad, Internet Điều này đã giúp các em có nhiều cơ hội thỏa mãn sự hiểu biết, làm phong phú đời sống tinh thần, từ đó làm biến đổi nhanh chóng các đặc điểm tâm lý Các em nhanh nhạy, năng động và tự tin hơn trong nhiều hoạt động Tuy nhiên điều này cũng làm cho các em lớn trước tuổi Các em tò mò, hiểu biết đời sống tình dục quá sớm, nhưng lại nhận thức không đầy đủ và trọn vẹn Sự gây thơ, trong sáng của các em dần biến mất, thay vào đó là dáng vẻ người lớn nhỏ tuổi được thể hiện qua hành động, cử chỉ và cách thức thỏa mãn nhu cầu Các em nữ giờ đây không còn thích đọc các thể loại, sách báo ở lứa tuổi mình mà thích đọc truyện tình cảm, lãng mạn, còn các em nam thì thích chơi game, đọc sách đánh đấm…Bên cạnh đó, cơ chế cạnh tranh gay gắt của thành phố đã khiến nhiều phụ huynh lơ đễnh việc giáo dục đọc sách, học tập của con em mình, vì vậy đã dẫn đến nhiều hệ quả của tệ nạn xã hội tuổi vị thành niên những năm gần đây

Bạn đọc thiếu nhi là đối tượng đặc biệt cần phục vụ trong hoạt động thư viện Đối tượng này vừa là chủ thể của hoạt động đọc và sử dụng những tài liệu là sách báo thiếu nhi, vừa là khách hàng đặc biệt cần phải được quan tâm, chăm sóc và phục vụ trong thư viện

Trang 32

28

Bạn đọc tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố là các em thiếu nhi thuộc

2 nhóm lứa tuổi: từ 6 – 11 tuổi (học sinh cấp 1) và từ 12 – 15 tuổi (học sinh

cấp 2) Bên cạnh đó còn có các cán bộ, công nhân viên của Nhà Thiếu nhi

thành phố, tuy nhiên đối tượng này còn khá ít và không thường xuyên nên phạm vi luận văn sẽ không đề cập đến

Các em thiếu nhi đến Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố vào những giờ rảnh rỗi, thường tập trung vào thứ 7 và chủ nhật Đặc biệt tập trung cao điểm nhất vào dịp hè Đây là khoảng thời gian các em không phải học chính khóa,

áp lực trong việc học cũng được giảm bớt

Hầu hết các em thiếu nhi đến thư viện đọc sách báo đều tham gia học tập tại các lớp năng khiếu hoặc sinh hoạt trong các câu lạc bộ, đội - nhóm của Nhà Thiếu nhi thành phố Thời gian đọc thường là vào giờ trống giữa các môn năng khiếu, hoặc trước và sau giờ học năng khiếu trong khi chờ phụ huynh đến đón về nhà

Theo thống kê từ năm 2007 đến tháng 4/ 2013 có 3.279 lượt thiếu nhi đến làm thẻ thư viện

+ Bạn đọc phân theo lứa tuổi:

Nhi đồng ( 6 – 11 tuổi): 1.980 em chiếm tỷ lệ 60.4%

Thiếu niên ( 12 – 15 tuổi): 1.299 em chiếm tỷ lệ 39.6%

+ Bạn đọc phân theo giới tính

Giới tính nữ: 2.322 em chiếm tỷ lệ 70.8%

Giới tính nam: 957 em chiếm tỷ lệ 29.2%

1.3.2 Đặc điểm các nhóm lứa tuổi

* Độ tuổi nhi đồng (học sinh cấp 1 từ 6 – 11 tuổi)

Lứa tuổi nhi đồng tương đương học sinh tiểu học Đây là lứa tuổi các em

sẽ trở thành một học sinh thực thụ, là thời kỳ có những chuyển biến quan

trọng trong sự phát triển của trẻ từ hoạt động vui chơi chuyển sang “hoạt

Trang 33

29

động học tập” Hoạt động chủ đạo ở giai đoạn này là học tập nhằm lĩnh hội

hệ thống tri thức và kinh nghiệm xã hội Ở lứa tuổi này, các em luôn khao khát được tìm hiểu và khám phá thế giới Tuy nhiên, tư duy nhận thức của các

em thường thông qua hình ảnh và quan sát những vấn đề xảy ra trong cuộc sống Do đó, có thể nói khả năng trí tuệ và đời sống tình cảm của các em phụ thuộc rất lớn vào kết quả của hoạt động học tập cũng như những ảnh hưởng

và tác động trong cuộc sống hàng ngày

Song song với hoạt động học tập, các em còn xuất hiện các nhu cầu vui chơi, giải trí khác Các em thích tiếp thu những hiểu biết và kỹ năng mới, cần

cù và chăm chỉ, thích các hoạt động cạnh tranh và thích được khen ngợi Tâm

lý lứa tuổi này thường ôm ấp nhiều giấc mơ, bắt đầu thích kết bạn, rất hiếu động và trung tín Vì vậy, cần tạo cho trẻ cơ hội hoạt động nhóm, tạo điều kiện để trẻ có được tình bạn tốt, và đặc biệt là làm quen với các khái niệm cụ thể trong cuộc sống

Đời sống tình cảm của các em phát triển mạnh và chiếm ưu thế hơn so với hoạt động nhận thức Vì vậy ở giai đoạn này, tâm lý của các em thường không ổn định Các em dễ dàng bộc lộ cảm xúc của mình Song cảm xúc này chưa bền vững, thường hay thay đổi, như dễ giận hờn, dễ quên, dễ khóc, dễ cười Vì vậy để “giải phóng” tâm lý ức chế trong cảm xúc của trẻ, người ta thường lôi kéo trẻ quan tâm đến những vấn đề khác để trẻ quên đi những vấn

đề của mình

Đặc điểm của lứa tuổi này là thích bắt trước người khác Trẻ luôn tin tưởng tuyệt đối vào người lớn, đặc biệt là thầy cô giáo của mình Tuy nhiên, tính độc lập ở lứa tuổi này chưa cao, khả năng tập trung những vấn đề đòi hỏi tính nghiêm túc trong một thời gian dài còn hạn chế

Đặc điểm tâm lý có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động đọc sách của các em Các em thiếu nhi ở lứa tuổi học sinh lớp 1 – lớp 2 là giai đoạn chuyển tiếp từ mẫu giáo lên lớp 1, là giai đoạn chuyển từ nghe đọc sang tự mình đọc

Trang 34

30

sách Khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý của trẻ còn hạn chế, chú ý không chủ định (chú ý tự do) chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định Ở thời kỳ này tư duy của các em còn khá non nớt, hứng thú của các em học sinh lớp 1 còn chưa được hình thành một cách rõ ràng Tri giác thường gắn với hình ảnh trực quan nên các em thích những sự vật, hiện tượng trực quan sinh động, những tranh ảnh có nhiều màu sắc gây sự chú ý và bắt mắt, do đó các em thường chọn sách qua hình vẽ hấp dẫn Đây là thời kỳ khó khăn và quan trọng nhất để hình thành ở trẻ hứng thú và thói quen đọc sách Đối với các em ở lứa tuổi học lớp 2 đã bước đầu có nhu cầu đọc sách Hứng thú đọc của các em đã bước đầu được hình thành Cho nên, điều quan trọng là người lớn phải thường xuyên tác động, hình thành thói quen đọc sách, khích lệ, động viên các em một cách nhẹ nhàng, giao tiếp mềm dẻo với các em Sách giới thiệu cho các

em phải làm cho các em yêu thích, để ngay từ đầu các em tin cậy ở người cán

bộ thư viện, từ đó, trẻ sẽ dần dần thích nghi với môi trường và xã hội học tập Điểm đặc biệt ở lứa tuổi này là trẻ lại ham thích đọc, có khả năng lớn trong việc cảm thụ và hiểu những tác phẩm văn học Sách có nội dung thần tiên, biến hóa với hình ảnh đẹp, ít chữ thường được các em ở giai đoạn này yêu thích Đó là những câu chuyện cổ tích với những chuẩn mực đạo đức rõ ràng: tốt – xấu, hiền hậu – độc ác, thật thà – gian dối gắn liền với những hình tượng

và suy luận sự vật, hiện tượng có trước, có sau Thời kỳ này các em vẫn quan niệm đơn giản, ngây thơ về những cuốn sách mình đã đọc Các em thích đọc sách văn học, thích đọc truyện tranh, truyện thiếu niên anh hùng, truyện lịch

Trang 35

31

sử, truyện cổ tích v v… Tuy vậy, đối với học sinh lớp 4 thì đã có nhiều điểm khác với học sinh lớp 3, vì các em bắt đầu quan tâm tới quá khứ của đất nước, tiểu sử các nhân vật nổi tiếng, một số thì thích đọc các sách về kỹ thuật vì các môn học tự nhiên và lịch sử ở lớp 4 đã bắt đầu có tác dụng khơi gợi những hứng thú mới cho các em Trong việc đọc sách ở lứa tuổi này đã bắt đầu có những biểu hiện về sở thích khác nhau giữa nam và nữ Quá trình đọc sách của các em còn bộc lộ những thiếu sót nhất định như: Có em đọc rất phiến diện, chỉ đọc truyện phiêu lưu mạo hiểm hoặc sách về chiến đấu; Có em thì đọc rất hời hợt, lướt qua những đoạn không hứng thú về nội dung, tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật của sách Cán bộ thư viện cần chú ý để có thể hướng dẫn và giúp đỡ các em

Ở lớp 5, trí nhớ về ngôn ngữ của các em được phát huy Nhờ ngôn ngữ các em có thể diễn đạt những tri thức ghi nhớ bằng lời nói và chữ viết, và đó

là điều kiện để phát triển tư duy, trí tưởng tượng ở các em Các em đã chú ý tới những sách báo có nội dung trừu tượng hơn và mang tính chất tổng hợp hơn như: sách bách khoa tri thức bằng hình ảnh, những chiến công của các nhân vật, tính chất lãng mạn của những cuộc phiêu lưu khám phá, những phát minh khoa học, cải tạo thiên nhiên – xã hội, và đã bắt đầu thích đọc những sách khoa học kĩ thuật phổ thông Các em đã hiểu những gì đã đọc, tuy vẫn còn ngây thơ nhưng cũng đã thực tế hơn, biết phê phán và khen chê Vì thế cán bộ thư viện cần tìm hiểu rõ những hứng thú để từ đó xây dựng và phát triển những hứng thú đọc lành mạnh, ngăn chặn hứng thú không lành mạnh ở các em

Có thể nói, đối tượng nhóm tuổi từ 6 đến 11 tuổi chưa có năng lực tập trung cao, trí nhớ còn máy móc hay tò mò, thích khám phá, giàu trí tưởng tượng và ước mơ Ở giai đoạn này cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, thầy cô và cán bộ thư viện trong việc hình thành và phát triển thói quen đọc lành mạnh cho các em

Trang 36

32

* Độ tuổi thiếu niên (học sinh cấp 2 từ 12 – 15 tuổi)

Lứa tuổi thiếu niên tương đương độ tuổi học sinh trung học cơ sở Đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành Hoạt động học tập và vui chơi nhóm bạn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển tâm lý, nhân cách và trở thành nét chủ đạo trong đời sống của trẻ Đây là giai đoạn bắt đầu có những sắc thái và sự phân hóa rõ nét về động cơ, tính chất hoạt động của nam và nữ

Nội dung khái niệm học tập ở lứa tuổi này mở rộng hơn ở tuổi học sinh tiểu học Tuy nhiên, ở mỗi trẻ thể hiện khả năng tiếp thu kiến thức với các mục đích khác nhau Trẻ có sự ngưỡng mộ, sùng bái các giá trị đạo đức xã hội tích cực, song chưa có đủ trình độ và sự trải nhiệm để lúc nào cũng phân biệt được đúng sai Do đó, hành vi của trẻ ở lứa tuổi này thể hiện khá đa dạng theo nhiều cách thức khác nhau

Trẻ ở độ tuổi này biến đổi rất nhanh về tâm lý và sinh lý, với những biểu hiện mạnh mẽ , thiếu cân đối về cơ thể với sự xuất hiện , h́ình thành những phẩm chất mới về mặt trí tuệ, đạo đức Trẻ bắt đầu tự ý thức về bản thân, các kiểu quan hệ với người lớn, bạn bè và bắt đầu thiết kế tương lai của mình bằng những ý định, mục đích, nhiệm vụ hoạt động …một cách độc lập

Tuy nhiên sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này không đồng đều về mọi mặt Trẻ có những biểu hiện song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”

Vì vậy, lứa tuổi này còn được phản ánh bằng nhiều tên gọi khác nhau là: “tuổi

lì quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng, “tuổi bất trị”… Sự phức tạp trong tâm lý ở mỗi em trong giai đoạn này lại thể hiện một cách khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em Những điều kiện

và hoàn cảnh khác nhau đó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển tính người lớn của các em

Trang 37

33

Trẻ phát triển tính tự nhận thức và tự đánh giá, có khả năng tư duy trừu tượng, lập luận suy diễn, luôn ý thức rèn luyện những đặc tính của người lớn như: dũng cảm, độc lập, tự chủ Quan hệ xã hội hướng ngoại ở lứa tuổi này thể hiện khá rõ nét Trẻ rất coi trọng việc giao tiếp với người lớn, có nhu cầu chia sẻ những tâm tư tình cảm, thích trao đổi với bạn bè, người lớn về những vấn đề trong cuộc sống để tỏ ra mình cũng là người lớn Do đó ở thiếu niên đã sớm hình thành một phẩm chất nhân cách quan trọng là sự tự giáo dục

Có thể nói, những biến đổi tâm lý ở lứa tuổi này theo nhiều hướng khác nhau, nhưng đều có một tham số chung, đó là mong muốn trở thành “người lớn” Sự biểu hiện tính người lớn khác nhau này đã hình thành những giá trị sống khác nhau, và đặc biệt là ảnh hưởng khá rõ nét tới hoạt động đọc sách của thiếu niên

Học sinh lớp 6 – 7: Điểm nổi bật trong giai đoạn này là các em luôn khao khát chiếm vị trí độc tôn, nhu cầu hiểu biết về thế giới xung quanh rất cao, vượt ra khỏi phạm vi của gia đình Do đó, các em có nhu cầu tìm hiểu mọi vấn đề về cuộc sống xã hội và đạo đức, thích thế giới mới lạ, các phát minh khoa học kỹ thuật mới, các tác phẩm văn học hiện đại … Tuy nhiên, ở giai đoạn này, nhu cầu đọc những sách truyện tranh, tranh truyện mang tính chất giải trí khá cao Đồng thời ở lứa tuổi này giữa thiếu niên nam và thiếu niên nữ đã có sự khác biệt rõ nét trong yêu cầu về nội dung đọc, và bắt đầu có nhu cầu tìm hiểu thông tin về đối phương cũng như kết bạn Ví dụ như nam thiếu niên thì thích đọc sách về lĩnh vực khoa học kĩ thuật, quan tâm đến trinh thám, kiếm hiệp, nhưng nữ thì thích tìm hiểu về những vấn đề xã hội, đọc những sách về mỹ thuật, thêu thùa, cắm hoa và những sách có nội dung tình cảm bạn bè nhẹ nhàng

Học sinh lớp 8 - 9: Đây là thời kỳ có thể coi là lứa tuổi quá độ giữa thiếu niên và thanh niên: các em đã có lòng tự trọng, rất muốn được coi là người

Trang 38

34

lớn, thích những hành động dũng cảm, tò mò và ham hiểu biết Bên cạnh nhu cầu về sách truyện tranh, các em rất thích đọc sách của người lớn, sách về giới tính, tình cảm bạn bè, đặc biệt là những thông tin về các hiện tượng kỳ lạ trong thế giới, về thần tượng của bản thân mà chủ yếu là thần tượng âm nhạc, nghệ thuật Các em tìm kiếm những khuôn mẫu lý tưởng về đạo đức, cách sống qua sách báo và bắt chước phong cách các thần tượng, đặc biệt là cách

ăn mặc, giao tiếp Giai đoạn này, các em thích đọc sách trên các phương tiện hiện đại vì qua đó các em có thể trao đổi những suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận của mình, đặc biệt là có nhiều tiện tích khác trong quá trình đọc sách trên mạng Kỹ năng đọc sách trên mạng của các em khá nhanh, nhưng độ cảm thụ tri thức thì chưa toàn diện

Ở lứa tuổi này các em luôn chứng tỏ mình đã trưởng thành, trình độ nhận thức đạo đức ở lứa tuổi này cao nhưng do môi trường sống, cách giáo dục từ gia đình, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin nên phần nào cũng ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức, nhu cầu hứng thú của các em Nhưng cũng không ít em rất chăm ngoan học hành, có định hướng nghề nghiệp từ rất sớm

Mỗi giai đoạn lứa tuổi trẻ có nhu cầu lĩnh hội tri thức, đọc các loại sách báo khác nhau Tuy nhiên, ở lứa tuổi thiếu nhi hoạt động học tập chiếm vị trí quan trọng Đây cũng là giai đoạn các em hình thành và phát triển nhân cách mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt Cán bộ thư viện phải hiểu và nắm bắt được tâm lý qua từng giai đoạn, lứa tuổi để có thể định hướng, tư vấn cho các em lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi nhằm thỏa mãn nhu cầu đọc của các em, từ đó góp phần xây dựng và phát triển thói quen đọc, văn hóa đọc lành mạnh cho các em

Trang 39

35

1.4 Vai trò của Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố với việc thỏa mãn và định hướng nhu cầu đọc của thiếu nhi

1.4.1 Thỏa mãn nhu cầu đọc của thiếu nhi

Thư viện thiếu nhi là một loại hình thư viện đặc biệt, phục vụ nhu cầu

đọc của thiếu nhi với mục đích cuối cùng là giáo dục, hình thành và phát triển

nhân cách Thư viện thiếu nhi có thể được tổ chức trong các trường học, thư

viện công cộng, trong các nhà thiếu nhi, trung tâm văn hóa hoặc các nhà sách

Thư viện thiếu nhi trong Nhà Thiếu nhi thành phố là một bộ phận của cơ

sở giáo dục ngoài nhà trường trong hệ thống các thiết chế văn hóa - giáo dục

của Nhà Thiếu nhi thành phố Thư viện có vai trò cung cấp thông tin, tư liệu

và tổ chức các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách báo của các em

thiếu nhi đến sinh hoạt, giải trí và học tập trong các lớp năng khiếu tại Nhà

Thiếu nhi thành phố

Cung cấp tài liệu phục vụ thiếu nhi vừa là mục đích, vừa là nhiệm vụ

của mọi thư viện thiếu nhi Thông qua việc cung cấp tài liệu, cán bộ thư viện

thiếu nhi sẽ nắm bắt được nhu cầu đọc của các em Đồng thời, khi các em

được đáp ứng yêu cầu, nhu cầu, hứng thú đọc của các em được nuôi dưỡng

Tình yêu đối với sách được hình thành như những giọt mật được những chú

ong chăm chỉ nhỏ vào bình từng ngày Ngược lại, nhu cầu đọc khi không

được đáp ứng từng ngày sẽ dần dần bị thui chột và biến mất cùng với hứng

thú khám phá thế giới, lĩnh hội tri thức nhân loại Có thể thấy, thư viện là thế

giới tuổi thơ của thiếu nhi, không chỉ là trường học rèn luyện kỹ năng tự

học, trao dồi tư duy, nâng cao khả năng học tập, tích lũy kiến thức mà còn

là lâu đài cổ tích thỏa mãn tầm nhìn về thế giới thần tiên, huyền hoặc của

các em

Thư viện thiếu nhi nằm trong Nhà Thiếu nhi thành phố là loại hình thư

viện khá đặc biệt so với các thư viện thiếu nhi trong trường học, trung tâm

Trang 40

36

văn hóa, thư viện công cộng, nhà sách….Đối tượng đến đọc sách tại thư viện

là các em thiếu nhi học năng khiếu và sinh hoạt trong các câu lạc bộ, đội nhóm chuyên môn Các em tranh thủ thời gian rảnh rỗi giữa các giờ học để vào thư viện đọc sách Đây là một nhóm đối tượng hết sức năng động, không những có hiểu biết, kiến thức về các môn học văn hóa mà còn có kiến thức,

-kỹ năng của một hoặc nhiều bộ môn năng khiếu khác Ý thức, nỗ lực học tập, lòng ham học hỏi của các em thể hiện khá rõ ràng cùng với nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần Vì vậy, khi các em đến thư viện đọc sách, nếu được cán bộ thư viện tận tình hướng dẫn và cung cấp những sách - báo đáp ứng nhu cầu đọc, thì sẽ góp phần cung cấp kiến thức, nâng cao kỹ năng học tập các môn năng khiếu cũng như các môn văn hóa ở trường Từ đó hứng thú đọc, thị hiếu đọc của các em sẽ phát triển, kích thích nhu cầu đọc và khuynh hướng đọc của các em hình thành và phát triển

Ngược lại, nếu thư viện cung cấp tài liệu không phù hợp với nhu cầu hoặc không có tài liệu để cung cấp thì các em sẽ không nâng cao được kiến thức, kỹ năng thực hành trong việc học tập các môn năng khiếu cũng như các môn văn hóa ở trường Ðiều này sẽ dẫn đến một hệ quả là thư viện sẽ ngày càng đánh mất niềm tin của các em và các em sẽ không đến thư viện đọc sách

- báo nữa

Như vậy, thông qua việc cung cấp tài liệu, thư viện sẽ nâng cao được năng lực nhận thức, kỹ năng thực hành giúp các em học tốt chương trình văn hóa ở trường cũng như các môn năng khiếu ở Nhà Thiếu nhi thành phố Do

đó, muốn thực hiện tốt vai trò cung cấp tài liệu thư viện phải tìm hiểu đối tượng bạn đọc thiếu nhi, nhu cầu đọc của các em, xây dựng chính sách bổ sung tài liệu phù hợp, mang tính chất đặc thù của môi trường giáo dục trong Nhà Thiếu nhi thành phố nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tinh thần của các em

Đó là môi trường học mà chơi, chơi mà học

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w