Lý do dẫn đến việc tác giả bài viết nghi ngờ Phan Thúc Trực không phải là tác giả của QSDB bắt nguồn từ cách hiểu dòng chữ "Dưỡng Hạo Hiên đỉnh tập Quốc sử di biên" đăng ở tờ bìa ngoài
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU ……… 3
1 Lý do chọn đề tài ……….3
2 Lịch sử vấn đề ……….4
2.1 Về văn bản, tác giả ………5
2.2 Về giá trị và nội dung tác phẩm ……… 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……… 9
4 Phương pháp nghiên cứu ………10
5 Những đóng góp của luận văn ………10
6 Bố cục của luận văn ………10
II PHẦN NỘI DUNG……….12
CHƯƠNG I: PHAN THÚC TRỰC CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
SÁNG TÁC………12
1 Vài nét về bối cảnh lịch sử giai đoạn đầu thời Nguyễn ……… 12
2 Vài nét về tiểu sử Phan Thúc Trực……… 19
3 Sự nghiệp sáng tác ……… 31
3.1 Số lượng tác phẩm ……….31
3.2.Tình trạng văn bản, nội dung khái quát ……….33
3.2.1 Cẩm Đình văn tập ……… 33
3.2.2 Cẩm Đình thi tuyển tập ……… 37
3.2.3 Cẩm Đình thi văn toàn tập ………40
3.2.4 Trần Lê ngoại truyện……… 41
3.2.5 Quốc sử di biên 42
4 Tiểu kết………45
Trang 3CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN BẢN HỌC CỦA QUỐC SỬ DI
BIÊN ……… 47
1 Về bản chép tay QSDB (VHN) và bản in QSDB in tại Hồng Kông………47
1.1 Về bản chép tay QSDB (VHN) ………47
1.2 Bản in QSDB tại Hồng Kông ……… 49
2 Thời điểm ra đời QSDB ………52
3 Nội dung các mục “Tham bổ”, “Phụ lục”, “Ngoại truyện” trong QSDB…54 4 Nội dung Trần Lê ngoại truyện ………58
5 Tiểu kết ……….64
CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ CỦA QUỐC SỬ DI BIÊN……… 66
1 Ý đồ và quan điểm biên soạn QSDB ……… 66
2 Giá trị về lịch sử ……… 69
2.1 Bổ sung sử liệu không có trong ĐNTL ………69
2.2 Các sự kiện ghi khác ĐNTL ……….73
2.3 Bổ sung sử liệu sưu tầm điền dã………76
2.4 Bổ sung tư liệu từ các mục Tham bổ, Phụ chú, Ngoại truyện …79
2.5 Phần nguyên chú ……….80
3 Giá trị về mặt văn học ………81
3.1 Về thể loại ký trong QSDB ……….81
3.1.1 Ký nhân vật ………82
3.1.2 Ký thế sự ……….88
3.1.3 Ký thần kỳ ……… 91
3.2 Giá trị về ngôn ngữ ………94
4 Một số hạn chế … ……… 99
5 Tiểu kết ………101
KẾT LUẬN ………103
Danh mục tài liệu tham khảo ………104
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu bằng
sự kiện vua Gia Long lên ngôi (1802) và chấm dứt khi vua Bảo Đại thoái vị (1945.) Trong 143 năm tồn tại, thành tựu lớn nhất mà nhà Nguyễn đạt được là
đã kết thúc tình trạng phân tranh, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong đó Việt Nam thực sự là một chỉnh thể lịch sử - văn hóa thống nhất từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau Triều Nguyễn cũng là triều đại có số lượng sách vở, thư tịch được biên soạn và sáng tác hết sức phong phú hiện còn cho đến nay Ngay sau khi ổn định nhà nước phong kiến, để khẳng định sự nghiệp vẻ vang của tổ tiên dòng họ Nguyễn, đồng thời muốn nhấn mạnh họ Nguyễn là dòng
họ kế tục xứng đáng lịch sử dân tộc, nhà Nguyễn đã chú ý đến việc biên soạn các sách sử Đặc biệt khi cơ quan phụ trách sử học là Quốc sử quán ra đời vào năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng, thì việc sưu tầm thu thập sách vở, in lại các Quốc sử và biên soạn các bộ sử mới đã được tổ chức quy mô và hiệu quả Cùng với các bộ sử có tính quan phương do nhà Nguyễn tổ chức biên soạn,
như Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển
sự lệ và quy mô hơn cả là bộ Đại Nam thực lục, còn có không ít bộ sử do các
cá nhân biên soạn như Lịch triều tạp kỷ của Lê Cao Lãng; Nam hà tiệp lục của Lê Đản; Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng; Dương sự thủy mạt của Cao Xuân Dục trong số đó, Quốc sử di biên (QSDB) là bộ sử đáng
chú ý
Trang 5Quốc sử di biên 國史遺編 là bộ sử viết theo lối biên niên, được biên
soạn dưới triều Nguyễn, ghi chép các sự kiên xảy ra trong 3 đời vua: Gia
Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị Đúng như tên gọi, QSDB là bộ sử do cá nhân
sưu tầm, ghi chép những sự kiện lịch sử còn sót lại (di biên) mà "Quốc sử"
tức bộ Đại Nam thực lục (ĐNTL) vì nhiều lý do bỏ trống hoặc tránh không
ghi chép Ngoài những tư liệu mà nếu không ở vị trí quan trọng không thể có được, còn không ít tư liệu do tác giả sưu tầm từ bên ngoài qua các chuyến đi tìm kiếm sách vở ở các địa phương, vì thế, đây là nguồn "dã sử" đáng được
chú ý QSDB ghi chép các sự kiện lịch sử, nhưng do lối kể chuyện sinh động,
xen lẫn nhiều thơ văn nên hấp dẫn người đọc
Tuy có giá trị về nhiều mặt, nhưng bộ sử này mới được Hồng Liên Lê Xuân Giáo dịch và xuất bản tập Thượng vào năm 1973, từ bản in do Phòng nghiên cứu Đông Nam Á, viện Nghiên cứu Tân Á thực hiện tại Hồng Kông vào năm 1965 Tiếp đó, Cử nhân Nguyễn Tô Lan cũng đã dịch và giới thiệu
QSDB (tập Hạ) trong khóa luận thực tập nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Hán
Nôm Từ năm 2006 đến 2007, phòng Nghiên cứu văn bản Lịch sử - Địa lý đã
tổ chức biên dịch và đến nay, bản dịch toàn bộ tác phẩm đã hoàn thành Trong khi bản dịch của Viện Hán Nôm còn đang chỉnh sửa để xuất bản, tháng 9 năm
2009, cuốn Quốc sử di biên của dịch giả Đỗ Mộng Khương (Viện Sử học) dịch dựa trên cuốn Quốc sử di biên xuất bản tại Hồng Kông đã ra mắt bạn
đọc Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho học viên đi sâu nghiên cứu văn bản tác phẩm, nhằm làm rõ một số vấn đề về văn bản, tác giả và giá trị nội dung tác phẩm mà các học giả và nhà nghiên cứu đi trước chưa có điều kiện đi sâu
và đề cập tới
2 Lịch sử vấn đề
Trang 62.1 Về văn bản, tác giả
Từ bài khảo cứu công phu về "Tác giả và nội dung của Quốc sử di
biên” 國史遺編的編者與內容 (Quốc sử di biên đích biên giả dữ nội
dung) đăng ở phần đầu của bản in 1965, GS Trần Kinh Hòa được coi là
người đầu tiên đưa ra quan điểm tác giả của QSDB là Phan Thúc Trực
(1808-1852) Đồng tình với nhận định này của ông, tiếp sau đó là các học giả Trần
Văn Giáp, Hoa Bằng, Ngô Đức Thọ, các tác giả của bộ Thư mục Hán Nôm - Mục lục tác giả, bản in roneo Có thể thấy, nhiều học giả trong và ngoài nước từ trước đến nay vẫn coi Phan Thúc Trực là tác giả của QSDB , cho dù
vẫn còn vài ý kiến khác
Trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 12 năm 2005, tác giả Nguyễn Tô
Lan đã đặt ra nghi vấn " Phan Thúc Trực có phải là tác giả của Quốc sử di biên " Lý do dẫn đến việc tác giả bài viết nghi ngờ Phan Thúc Trực không
phải là tác giả của QSDB bắt nguồn từ cách hiểu dòng chữ "Dưỡng Hạo Hiên
đỉnh tập Quốc sử di biên" đăng ở tờ bìa ngoài của bộ sách Căn cứ vào những
ghi chép về Phan Thúc Trực trong sách Đại Nam liệt truyện (ĐNLT)
大单列傳, tác giả cho rằng tại thời điểm năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiệu Trị thứ 7, người ta vẫn thấy ghi tên ông là Phan Dưỡng Hạo Việc đổi tên từ Phan Dưỡng Hạo thành Phan Thúc Trực muộn nhất cũng là vào khoảng tháng 10 năm Thiệu Trị thứ 7 (tức tháng 11 năm 1847) khi lệnh kiêng húy chữ "Hạo" (tên khác của bà Từ Dụ Hoàng Thái hậu) được ban hành Từ năm 1847 đến năm 1852 (năm Phan Thúc Trực mất) là khoảng thời gian chữ Hạo kiêng húy nên ít có lý do để lấy tên hiệu của mình là Dưỡng Hạo Hiên Điều này dẫn đến suy đoán có lẽ Phan Thúc Trực không có tên hiệu là Dưỡng Hạo Hiên
Hơn nữa trong ĐNLT, mục Phan Thúc Trực không có tác phẩm QSDB Lý do
Trang 7thứ hai là hai chữ "đỉnh tập" với nghĩa "biên tập sâu rộng" Các tác gia phong kiến khi biên soạn sách vở thường có ý khiêm tốn, hạ công việc của mình xuống, chỉ gọi là "biên tập", "toản tập" v.v ít có ai tự nhận là "biên tập sâu
rộng" Nếu Dưỡng Hạo Hiên là tác giả của QSDB thì lý giải thể nào khi người
xưa luôn có ý khiêm nhường ? Bằng những lập luận và khảo sát qua một số tư liệu có liên quan, tác giả đã đưa ra kết luận " Phan Thúc Trực không phải là
tác giả của QSDB"
Đến năm 2007 cũng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4 năm 2007,
phản hồi lại ý kiến của tác giả Nguyễn Tô Lan, T.S Nguyễn Thị Oanh đã viết bài: " Vài suy nghĩ về bài viết Phan Thúc Trực có phải là tác giả của Quốc sử
di biên" Qua phân tích dòng chữ "Dưỡng Hạo Hiên đỉnh tập Quốc sử di biên" - điểm xuất phát dẫn đến nghi ngờ Phan Thúc Trực không phải là tác giả của QSDB, cùng với việc đi sâu phân tích quan điểm của GS Trần Kinh
Hòa về tác giả và nội dung bộ sách, cùng với việc dẫn ra một số thí dụ về việc con cháu đời sau biên soạn lại di cảo của người thân thường thấy trong lịch
sử, tác giả bài viết cho rằng dòng chữ "Dưỡng Hạo Hiên đỉnh tập Quốc sử di biên" là của con cháu họ Phan ghi vào khi biên tập, chỉnh lý di cảo của Phan
Thúc Trực
Việc thiếu khuyết QSDB trong danh mục tác phẩm của Phan Thúc Trực
ở sách Đại Nam liệt truyện cũng được tác giả bài viết giải thích là do không
được con cháu họ Phan công bố rộng rãi Qua đối chiếu các mục "Tham bổ",
"Ngoại truyện" giữa QSDB và Trần Lê ngoại truyện, tác giả bài viết cũng cho rằng QSDB không khai thác tư liệu từ Trần Lê ngoại truyện như các nhà
nghiên cứu đi trước nhận định
Tóm lại, từ trước tới nay các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng tác giả QSDB
là Phan Thúc Trực Do chưa xác định được hai chữ "đỉnh tập" và chữ húy
Trang 8"Hạo" trong dòng chữ "Dưỡng Hạo Hiên đỉnh tập Quốc sử di biên " dẫn dến ý kiến nghi ngờ về tác giả Phan Thúc Trực, song, mọi nghi vấn về tác giả tác phẩm cũng đã được các nhà nghiên cứu đi trước giải quyết tương đối ổn thỏa
khi chứng minh QSDB là do con cháu họ Phan biên tập lại
2.2 Về giá trị và nội dung tác phẩm
Giáo sư Trần Kinh Hòa trong bài "Tác giả và nội dung của Quốc sử di biên" (bản tiếng Trung Quốc, do Hồng Liên Lê Xuân Giáo dịch ra tiếng Việt, đăng trong sách Quốc sử di biên, Tủ sách cổ văn, Ủy ban dịch thuật Phủ quốc
vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, 1973, từ trang21-48) đã trình bày một
số vấn đề như: bối cảnh lịch sử triều Nguyễn; về tác giả Phan Thúc Trực; nội
dung tác phẩm QSDB Sau khi điểm lại nội dung tác phẩm và đối chiếu với bộ ĐNTL, GS Trần Kinh Hòa đã đưa ra nhận xét về quan điểm của tác giả bộ sử
và đánh giá những giá trị mà tác phẩm đem lại
Về thời điểm ra đời của tác phẩm QSDB, GS Trần Kinh Hòa cũng cho rằng, QSDB hoàn thành vào khoảng năm 1851-1852, thời gian Phan Thúc
Trực ra Bắc Thành tìm kiếm sách vở và mất đột ngột tại Thanh Hóa Song cũng có ý kiến cho rằng cần làm rõ thời điểm ra đời của tác phẩm vì không thể trong 1 năm Phan Thúc Trực có thể hoàn thành sách này
Tóm lại, do khuôn khổ của bài giới thiệu tác giả và tác phẩm QSDB đăng
ở đầu sách, nên nhiều vấn đề liên quan đến văn bản, tác giả, đến sự nghiệp
sáng tác của Phan Thúc Trực bao gồm Cẩm đình văn tập; Cẩm đình thi văn toàn tập, Trần Lê ngoại truyện chưa được tác giả giới thiệu Việc so sánh QSDB với ĐNTL cũng mới chỉ dừng ở vài thí dụ, chưa có thống kê cụ thể về
sự khác nhau giữa hai bộ sử này
Trang 9Năm 2002, Cử nhân Nguyễn Tô Lan trong khóa luận thực tập tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm cũng đã đi sâu nghiên cứu tập Hạ của QSDB Khác với GS.Trần Kinh Hòa, từ việc thống kê cụ thể các sự kiện tương đồng với ĐNTL
Nguyễn Tô Lan đã đưa ra một số nhận xét khá thuyết phục Tuy nhiên, do khuôn khổ hạn chế của khóa luận thực tập, cử nhân Nguyễn Tô Lan cũng chưa có dịp đi sâu nghiên cứu toàn diện tác phẩm, cũng không có điều kiện giới thiệu chi tiết cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Phan Thúc Trực trong đó
có Trần Lê ngoại truyện - tác phẩm được coi có liên quan đến QSDB nên đưa
ra những nhận xét có phần chủ quan về tác phẩm này
Năm 2009, TS Nguyễn Thị Oanh trong bài viết giới thiệu QSDB cho tác phẩm dịch QSDB - công trình cấp Viện, nghiệm thu ngày 15 tháng 7 năm
2009 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đã đi sâu phân tích một số nội dung của
QSDB Từ việc so sánh đối chiếu một số mục "Tham bổ", "Ngoại truyện" trong QSDB với phần chính văn của tác phẩm này, tác giả bài viết đã đưa ra nhận định từ những căn cứ tương đối xác đáng rằng Trần Lê ngoại truyện không liên quan đến QSDB Đồng thời, qua việc đi sâu phân tích, đánh giá nội dung của QSDB, tác giả bài viết cũng đã nhấn mạnh một số giá trị mà tác
phẩm đem lại Đây là những gợi ý hữu ích cho tác giả luận văn trong việc thực hiện những mục tiêu mà luận văn đặt ra Tuy nhiên, do giới hạn của bài
giới thiệu QSDB nên tác giả bài viết cũng chưa có điều kiện giới thiệu tỉ mỉ về tác giả Phan Thúc Trực và những trước tác của ông Tác phẩm Trần Lê ngoại truyện đã được tác giả bài viết giới thiệu khái quát, song nội dung chi tiết của tác phẩm vẫn chưa được làm sáng tỏ Việc so sánh QSDB bản chép tay ký hiệu A.1045/1-2 (VHN) với sách QSDB xuất bản tại Hồng Kông cũng chưa được thực hiện Việc so sánh QSDB với ĐNTL cũng mới dừng ở một số sự kiện, chưa có thống kê tỷ mỉ các sự kiện không xuất hiện trong ĐNTL, hay
những sự kiện có sự xuất nhập giữa hai tác phẩm
Trang 10Tóm lại các nhà nghiên cứu đi trước đã đạt nhiều thành tựu trong việc
nghiên cứu QSDB Những thành tựu này chúng tôi xin kế thừa và tiếp tục
triển khai những vấn đề các nhà nghiên cứu chưa có điều kiện thực hiện, theo
giới hạn mà luận văn đặt ra
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng:
- Quốc sử di biên, bản chữ Hán, ký hiệu A.1045/1-2 (VHN) (bản chữ Hán và bản dịch Quốc sử di biên của Phòng Nghiên cứu văn bản Lịch sử -
Địa lý do TS.Nguyễn Thị Oanh chủ biên)
- Trần Lê ngoại truyện, bản chữ Hán, ký hiệu A.1069 (VHN)
- Quốc sử di biên , bản chữ Hán do Viện nghiên cứu Tân Á, Trường Đại
học Trung văn Hồng Kông xuất bản năm 1965 Bản này do Phó tiến sĩ Onishi Kazuhiko (Nhật Bản) cung cấp
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp văn bản học: Thu thập tư liệu, đối chiếu để nghiên cứu văn bản, so sánh phân loại, tìm các chữ húy, tìm hiểu một số quy định khi sao chép văn bản…
- Phương pháp thống kê định lượng: Thống kê, phân biệt sự xuất nhập
các sự kiện giữa bản QSDB và Trần Lê ngoại truyện, giữa QSDB và ĐNTL
- Phương pháp luận sử học: Tìm hiểu phân biệt các sự kiện lịch sử, những tác động của lịch sử trong quá trình hình thành văn bản
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vận dụng phương pháp nghiên cứu của văn học, lịch sử, ngôn ngữ để đi sâu xem xét phân tích tác phẩm
5 Những đóng góp của luận văn
- Làm sáng tỏ về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phan Thúc Trực
- Làm rõ vấn đề về văn bản QSDB qua việc so sánh đối chiếu với Trần
Lê ngoại truyện - tác phẩm được các nhà nghiên cứu đi trước nhận định có liên quan đến QSDB và tác giả của nó là Phan Thúc Trực
- Làm rõ những sai sót không tránh khỏi của bản QSDB in tại Hồng
Kông
- Làm sáng tỏ thời điềm ra đời của Quốc sử di biên
- Làm nổi bật những giá trị về lịch sử, văn học, ngôn ngữ của tác phẩm
Quốc sử di biên
6 Bố cục của Luận văn
Phần mở đầu
1 Lý do lựa chọn đề tài
Trang 122 Lịch sử vấn đề
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Những đóng góp của Luận văn
Phần nội dung
Chương 1: Phan Thúc Trực - cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
1 Vài nét về bối cảnh lịch sử giai đoạn đầu thời nhà Nguyễn
2 Vài nét về tiểu sử Phan Thúc Trực
3 Sự nghiệp sáng tác
Chương 2: Một số vấn đề văn bản học của Quốc sử di biên
1 Về bản chép tay QSDB ở Viện Hán Nôm và QSDB in tại Hồng Kông
2 Về thời điểm ra đời của QSDB
3 Về nội dung các mục "Tham bổ", "Phụ lục", "Ngoại truyện" trong
QSDB
4 Về Trần Lê ngoại truyện
Chương 3: Giá trị của Quốc sử di biên
1 Ý đồ và quan điểm biên soạn QSDB
2 Giá trị về sử học
3 Giá trị về văn học, ngôn ngữ
4 Một số hạn chế
Phần Kết luận
Trang 13PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I PHAN THÚC TRỰC - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
SÁNG TÁC
Trong chương này, chúng tôi xin giới thiệu khái quát về bối cảnh lịch sử giai đoạn đầu thời Nguyễn (từ 1802-1841) - thời kỳ gắn bó với tác phẩm
QSDB và tác giả Phan Thúc Trực [1808-1852] Tiếp đó, xin giới thiệu về
cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phan Thúc Trực, nhằm làm sáng tỏ nhân cách và tài năng của ông trên lĩnh vực sáng tác thơ ca và biên soạn sách lịch
sử
1 Vài nét về bối cảnh lịch sử giai đoạn đầu thời nhà Nguyễn
Năm 1802 sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng trong và Đàng ngoài, Nguyễn Ánh tự đặt niên hiệu là Gia Long lập ra nhà Nguyễn Các vua nhà Nguyễn từ Gia Long (1802-1819), Minh Mạng (1820-1840) đến Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883) kế tiếp nhau xây dựng và củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng, suy vong Tuy nhiên, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại dưới triều Nguyễn, xã hội Việt Nam gần như không phát triển lên được theo chiều hướng tiến bộ của thời đại, mâu thuẫn xã hội gay gắt làm bùng nổ lên hàng loạt cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân, của các dân tộc ít người và cuối cùng trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây
Thành lập và thống trị trong thế kỷ XIX, nhà Nguyễn thừa hưởng được những thành quả to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, làm chủ một lãnh thổ trải dài từ ải Nam Quan đến mũi
Trang 14Cà Mau Để thể hiện vị trí của mình, năm 1803, Gia Long cử sứ bộ do Lê Quang Định đứng đầu, sang nhà Thanh xin quốc hiệu và đầu năm 1804 chính thức công bố tên là nước Việt Nam Năm 1838, Minh Mạng bất bình đã khẳng định lại quốc hiệu là Đại Nam, kinh đô đóng ở Phú Xuân Nhà Nguyễn
ra đời và tồn tại không những trong một bối cảnh đặc biệt của đất nước mà còn trong tình hình thế giới có nhiều biến chuyển lớn Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu đã kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa thực dân và của sự giao lưu buôn bán quốc tế Hàng loạt nước châu Á lần lượt rơi vào ách
đô hộ của thực dân, và Việt Nam không tránh khỏi mối đe dọa đó
Về tổ chức chính quyền, từ sớm Nguyễn Ánh đã đặt quan, phong tướng cho những người phò tá Sau khi lấy được toàn bộ Bắc Hà, Nguyễn Ánh xưng vương, kiểm lại hệ thống các đơn vị hành chính cũ, đặt quan chức cai quản Đương thời Gia Long giữ nguyên cách tổ chức cũ , ở Đàng Ngoài vẫn là trấn, phủ, huyện, xã, ở Đàng Trong thì là trấn, dinh, huyện, xã Về chính quyền trung ương, Gia Long, Minh Mạng giữ nguyên hệ thống cơ quan cũ của các triều đại trước, vua nắm mọi quyền hành một cách độc đoán, bên dưới là 6 bộ
Để đề cao hơn nữa uy quyền của nhà vua , Gia Long đặt lệ “tứ bất” (nhưng không ghi thành văn bản), tức là không đặt tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên trong thi cử, không phong tước vương cho người ngoài họ vua Bộ máy quan lại thời Nguyễn không cồng kềnh cũng không đông đảo, song khong vì thế mà bớt tệ tham nhũng, năm 1807 Senhô đã nhận xét: “ Dân chúng vô cùng đói khổ, vua quan bóc lột thậm tệ Công lý là một món hàng mua bán, kẻ giàu có thể công khai sát hại người nghèo và tin chắc rằng với thế lực của đồng tiền, lẽ phải sẽ về tay chúng” Do ý thức về sự mâu thuẫn của nhà nước và nhân dân, các vua Gia Long, Minh Mạng đã xử rất nghiêm hàng loạt những viên quan to, trong đó ít nhất là 11 Trấn thủ và Hiệp
Trang 15vẫn không ngăn chặn được Sự bất chính của quan trên đã tạo điều kiện cho
bọ cường hào hoành hành…Năm 1855,Tự Đức vẫn còn thừa nhận: “ bọn tổng
lý hương hào, nhà nào cũng giàu có, có kẻ tôi tớ hoặc một trăm người, hoặc sáu bảy mươi người, chiêu tập côn đồ, chứa ngầm binh khí, người trong một tổng, một làng hễ chúng hơi nhếch mép hất hàm là phải theo…” Trong nhưng năm đầu của triều đại, hành động đáng phê phán nhất của nhà Nguyễn
là sự trả thù Tây Sơn, năm 1802 trước khi hành hình Nguyễn Quang Toản, Gia Long phải bắt ông xem quân lính đào mộ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ cùng vợ chính, lấy hài cốt giã nhỏ, bỏ vào một cái bồ lớn, rồi đái vào…xương đầu thì bỏ vào ngục tối giam trong lâu đài Đến lượt mình Quang Toản bị voi xé xác, chặt làm 5 khúc bêu ở 5 chợ Các em của Quan Toản đều
bị voi dày Trần Quang Diệu bị chém làm trăm mảnh, vợ là Bùi Thị Xuân cũng bị voi dày cùng con gái Bọn lính đã chia nhau ăn tim gan họ Đến lượt Minh Mạng, năm 1831 cho lùng bắt toàn bộ hơn 100 con cháu nhà Tây Sơn đưa về xử tử hoặc dày làm nô tì
Về quân đội chế độ binh dịch nặng nề, hầu như 3-4 đinh lấy một Để giữ vững lòng trung thành của binh lính, nhà Nguyễn đặt chế độ ruộng lương rất hậu thêm vào đó là mức ruộng khẩu phần cao, tuy vậy tinh thần và chất lượng của quân đội ngày càng sa sút
Về ngoại giao, thái độ của nhà Nguyễn trong quan hệ với nhà Thanh là thần phục một cách mù quáng Trong lúc đó nhà Nguyễn lại dùng lực lượng quân sự khống chế Cao Miên, đặt thành Trấn Tây bắt Lào thuần phục Quan
hệ với Xiêm cung thất thường, lúc thì thân thiện hòa hoãn, lúc thì tranh chấp Đối với các nước phương tây, tinh thần đóng cửa, cự tuyệt vẫn được duy trì cho đến khi bùng nổ cuộc xâm lược của thực dân Pháp
Trang 16Về nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp thời Nguyễn khá đa dạng phong phú nhưng vẫn không vượt qua khỏi phương thức sản xuất cổ truyền Chính quyền nhà Nguyễn cũng quan tâm đến việc đắp đê, nạo vét kênh mương nhưng trong công cuộc trị thủy nói chung không có kết quả gì khả quan, nhà Nguyễn đã tỏ ra bất lực Trong khi đó thiên tai mất mùa, dịch bệnh xảy ra liên miên đã ảnh hưởng to lớn đến đời sống của nhân dân
Về tình hình xã hội và đời sống của nhân dân, cũng như ở các triều đại trước, dưới thời Nguyễn, xã hội Việt Nam chia thành hai giai cấp lớn thống trị
và bị trị Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan, thơ lại trong hệ thống chính quyền và giai cấp địa chủ Vua và hoàng tộc giờ đây đã trở thành một lớp người đông đảo, có đặc quyền nhất là con cháu gần gũi của nhà vua Họ có đinh thự, ruộng vườn rộng rãi và được một hệ thống cơ quan, đứng đầu là phủ Tôn nhân chăm lo bảo vệ Các quan chức xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau nhưng do vị thế của mình đã trở thành người đối lập với nhân dân, hạch sách và bóc lột nhân dân, tất nhiên trong số họ cũng có người thanh liêm, trung thực biết lo lắng cho cuộc sống của nhân dân, sự ổn định của xã hội Giai cấp địa chủ giờ đây đã trở thành một lực lượng đông đảo, vừa có thế ở quan trường vừa có nhiều quyền uy ở làng xã Giai cấp bị trị bao gồm toàn bộ nông dân, thợ thủ công, thương nhân và một số dân nghèo thành thị Lớp người bị lưu đày, nô tì cùng gia quyến sống ở các đồn điền cũng tăng lên đáng
kể Tuyệt đại đa số đời sống của nhân dân là vô cùng nghèo khổ, họ là lớp người gánh chịu mọi tai họa của tự nhiên, mọi thiệt thòi, bất công của xã hội Những người dân có ít ruộng thì thuế khóa nặng nề, sự bất công và lộng hành làm cho người dân vô cùng cực khổ, bên cạnh đó thiên tai mất mùa xảy ra thường xuyên đe dọa cuộc sống của người dân nghèo Sau mỗi lần vỡ đê lụt lội lớn, mùa màng hư hại, nhân dân phải bỏ làng đi phiêu tán kiếm ăn Nhà
Trang 17vận động các nhà giàu cho vay thóc không lấy lãi Biết bao người tham gia vào các cuộc khẩn hoang lớn để rồi tạo được một cuộc sống ổn định sung túc Nhưng còn lại biết bao nhiêu người không tìm ra lối thoát, chất chứa căm thù vua quan nhà Nguyễn và bọn địa chủ tàn ác Họ đã nổi dậy, đã có nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra Triều đình Nguyễn nắm trong tay một lực lượng quân sự to lớn, đã lợi dụng những sai lầm sơ hở của các cuộc khởi nghĩa để đàn áp Tuy nhiên những chính sách kinh tế xã hội của nhà Nguyễn không làm dịu bớt những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội, cho tới năm 1858 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, thì xã hội Việt Nam đang nằm trong tình trạng rối ren phức tạp và đầy rẫy những khó khăn
Về văn hóa, ngay sau khi ổn định nhà nước phong kiến, để khẳng định
sự nghiệp vẻ vang của tổ tiên dòng họ nhà Nguyễn đã chú ý đến việc biên soạn các sách sử Năm 1820 Minh Mạng cho lập Quốc sử quán thì việc sưu tầm thu thập sách vở, in lại các Quốc sử và biên soạn các bộ sử mới đã được
tổ chức quy mô và hiệu quả Đã xuất hiện nhiều những bộ sử lớn do triều
Nguyễn tổ chức biên soạn như Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực luc- tiền biên và chính biên, Bản triều bạn nghịch liệt truyện…Bên cạnh đó, một số bộ sử do tư nhân được biên soạn ở triều Nguyễn
cũng góp phần làm phong phú nguồn sử liệu nước nhà Có thể kể đến các
sách sử có giá trị như Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng (?-?), Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng (1828-?), Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực (1802-1852); Lê sử toản yếu của Trần Văn Vi (?-?) và một số sách sử không
rõ tác giả như: Hậu Lê dã lục; Dã sử; Lê kỷ; Lê kỷ tục biên , … Trong các
bộ sử tư nhân, QSDB của Phan Thúc Trực cũng được coi là bộ sử có giá trị,
nó không chỉ bổ sung tư liệu cho bộ Đại Nam thực lục mà còn là bộ sử được
viết trên tinh thần khách quan, được coi là bộ sử không thể thiếu khi nghiên cứu lịch sử triều Nguyễn Cũng nhờ có chính sách trọng người hiền tài, phát
Trang 18huy mọi khả năng của tầng lớp trí thức nên ở đầu thời Nguyễn, các trước tác của các tác gia nở rộ như hoa mùa xuân Trong các công trình tư nhân được
biên soạn ở triều Nguyễn, đáng chú ý có bộ Lịch triều hiến chương loại chí
của Phan Huy Chú (1782-1840) Đây là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của nước ta, được tác giả biên soạn từ kho tư liệu lớn liên quan đầy đủ đến các vấn đề chính trị kinh tế học, về địa lý học, luật học, văn học, ngoại giao, quân
sự, chế độ quan liêu Bộ sách không chỉ phong phú về tư liệu, rành mạch trong việc phân loại và hệ thống hóa mà còn là bộ sách có giá trị khoa học, tiến bộ về mặt tư tưởng Ngoài ra, một số công trình có giá trị trong việc
nghiên cứu các thiết chế chính trị được biên soạn công phu là các tập Đại Nam hội điển sự lệ, Sĩ hoạn tu tri lục, Quốc triều điều lệ lược biên….Việc
biên soạn địa phương chí trở thành phong trào Nhiều tác phẩm có giá trị xuất
hiện như Nghệ An chí, Kinh Bắc phong thổ chí, Ninh Bình chí, Sơn Tây chí…Triều đình nhà Nguyễn cũng lập một số thư viện lớn tại Huế như Tụ
Khuê thư viện, Tàng thư lâu bạ, Tân thư viện thủ sách, Nội các thủ sách, Cổ học viện để lưu trữ và khai thác các thư tịch cổ từ xưa đến nay…
Trong các công trình viết về triều Nguyễn, trước đây, hầu hết các tác giả đều cho rằng triều Nguyễn là vương triều phản động vì hành động chống lại Tây Sơn và những chính sách nội trị, ngoại giao sai lầm của vương triều này Nhưng ngày nay, nhìn nhận lại vấn đề, chúng ta cũng phải thấy rằng, sau giai đoạn ổn định và phát triển với sự tiềm ẩn của những nhân tố tiến bộ về kinh
tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao…triều đại Tây Sơn đã bước vào giai đoạn khủng hoảng và sụp đổ khi Quang Trung đột ngột qua đời, nhân dân lao động không còn nhìn Tây Sơn như những đại diện của mình nữa Sau một thời gian dài chiến tranh liên miên, nền đất nước trở nên tiêu điều, chính trị rối loạn, công việc cần làm trước mắt cùa Gia Long và các vua đầu đời Nguyễn là bắt
Trang 19ở đây là do quá chú tâm vào việc vun vén quyền lực của giai cấp và dòng họ nên các ông vua nhà Nguyễn đã cho thi hành nhiều chính sách thiển cận, không bắt kịp xu hướng của thời đại, không đưa ra được những đối sách phù hợp để tự cứu mình, cứu dân tộc trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản châu Âu đanh ráo riết bành chướng sang phương Đông Nền kinh tế bị phá hoại nghiêm trọng trong những năm chiến tranh chưa được phục hồi, vì nhà nước chăm lo không đúng mức đến phát triển kinh tế nông nghiệp Nạn đói thường xuyên xảy ra, thiên tai, ôn dịch hoành hành làm hàng ngàn nông dân phiêu tán Tuy nhiên, xã hội thời Nguyễn cũng có những bước tiến nhất định Cho nên bức tranh toàn cảnh về kinh tế, chính trị, xã hội phức tạp, đôi khi có sự đan xen giữa các tiến bộ và bảo thủ, giữa mạnh và yếu, giữa tích cực và tiêu cực Vì lẽ đó khi nghiên cứu lịch sử của triều Nguyễn, người ta đưa ra nhiều phiên bản khác nhau Bên cạnh những ý kiến phê phán, thậm chí lên án gay gắt thì lại có những ý kiến ca ngợi, biểu dương Đó là khi đề cập đến các hiện tượng kinh tế Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, về chính sách khai hoang thủy lợi, về các biện pháp cải cách hành chính, tư pháp, phương thức quản lí ruộng đất, về một số thành tựu văn học, sử học, y học, thậm chí cả một phần trong các chính sách đối nội, đối ngoại của các đời vua
Về văn hóa thì cho dù phê phán nhà Nguyễn trong quá trình củng cố quyền lực của mình đã tìm mọi cách phục hồi Nho giáo vốn đã suy đồi trong những thế kỉ trước, biến Nho giáo thành bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, vẫn có ý kiến cho là dưới thời Nguyễn, giáo dục khoa cử đã có bước phát triển mới, tuyển chọn được nhiều người tài… còn trong khi thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, hạn chế Phật giáo, cấm đoán đạo Thiên chúa thì đạo Phật ở nước ta vẫn có điều kiện phát triển ở các vùng nông thôn, bên cạnh sự thăng hoa của các tín ngưỡng dân gian Về khoa học, nhất là về khoa học xã hội đã có nhiều thành tựu độc đáo, phát huy được truyền thống
Trang 20văn hiến Việt Nam Về chính sách ngoại giao, chính sách bài bác phương Tây thái quá dẫn tới việc cấm đạo hà khắc; thái độ mềm yếu trong đối phó với cuộc xâm lược vũ trang của bọn thực dân, thiếu quyết tâm chống giặc và thắng giặc… Tuy nhiên ta cũng phải công nhận rằng chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn cũng có lúc mềm dẻo, khôn khéo nhờ đó mới giữ được mối quan
hệ cơ bản là tốt với Trung Quốc, với các nước trong khu vực và với cả phương Tây trong một thời gian dài
Như vậy, để đi đến ý kiến thống nhất hoàn toàn về các vấn đề lịch sử triều Nguyễn, nhất là những vấn đề nhạy cảm, là một công việc khó, thậm chí
là không thể Nói cách khác, trong khi thừa nhận có một bức tranh nền sẫm của lịch sử thời Nguyễn thì người ta vẫn có quyền quan sát những điểm sáng trong bức tranh đó với cách thức riêng và với những cảm nhận riêng của mình
2 Vài nét về tiểu sử Phan Thúc Trực
Phan Thúc Trực (1808-1852), còn có tên là Phan Dưỡng Hạo, Phan Sư Mạnh, hiệu là Hành Quý, Cẩm Đình, Dưỡng Hạo Hiên, quê ở làng Vân Tụ, huyện Đông Thành (nay đổi thành xã Khánh Thành, huyện Yên Thành), tỉnh Nghệ An Ông, cha của Phan Thúc Trực đều đậu Hương cống (tức cử nhân)
và đều ra làm quan dưới triều nhà Lê Cha ông tên là Phan Vũ, là người thông minh dĩnh ngộ, nổi tiếng hay chữ ở vùng Nghệ An và Hà Tĩnh Các bộ sách Ngũ kinh và Chư sử ông đều đọc thuộc lòng cho nên người đương thời đều tôn xưng ông là nhà “thông nho” Sau gặp cảnh loạn lạc lúc cuối thời nhà Lê, ông sinh lòng chán nản Mấy năm đầu niên hiệu Gia Long, ông Vũ đã 3 lần liên tiếp thi đỗ tú tài, nhưng không mặn mà với việc thi đại khoa, ở ẩn suốt đời và mở trường riêng để dạy học trò và con cháu trong gia tộc Học trò của
Trang 21cụ ở các vùng Hoan Châu và Diễn Châu cũng có nhiều người đỗ đạt ra làm quan
Xuất thân trong gia đình Nho gia, từ nhỏ Phan Thúc Trực đã được các nhân sĩ trong tỉnh Nghệ An gọi là "thần đồng" họ Phan Điều này được minh chứng bằng 10 khoa thi liên tiếp ông đều đậu tú tài Đây là việc chưa từng có trong trường khoa cử ngày xưa ở nước ta vậy Bởi vì Phan Thúc Trực đã đậu luôn 10 khoa tú tài cho nên người đương thời gọi ông là “thày tú mười” và hội Văn thân huyện Yên Thành đã kính tặng tiên sinh một câu đối như sau:
一 舉 成 名 天 下 有
十 科 連 中 世 間 無
Nhất cử thành danh thiên hạ hữu,
Thập khoa liên trúng thế gian vô
Nghĩa là:
Một lần đi thi mà thành danh, trong thiên hạ chưa từng có nhiều kẻ Mười khoa thi đều trúng tuyển, trên thế gian chửa có một người Trong biểu mừng Phan Thúc Trực đỗ Thám hoa năm Đinh Mùi có đoạn
ca ngợi gia đình ông như sau : “ Lịch đại dĩ khoa mục thủ nhân, nhi tiến sĩ quý vu thế, tam khôi tiến sĩ khoa chi tối quý giả Kì vinh hạnh thành phi nhất gia, nhất nhân tư dã Ngô xã tân khoa cập đệ Phan qúy thai, gia thế nho, tự lục đại tổ đăng hương tường, tuấn thi lễ chi nguyên, kì hậu tương kế dự hiền thư
giả tam tứ thế ….” [Cẩm hồi tập, ký hiệu A.1474, tờ 12a, VHN] (Dịch : Trải
các đời đều lấy khoa cử để tuyển chọn người tài, đỗ tiến sĩ được người đời quý trọng , mà đỗ Tam khôi tiến sĩ thì không có gì quý hơn Vinh hạnh này quả thực không phải là của một gia đình hay riêng của một người Đỗ Tân
Trang 22khoa cập đệ xã ta là tôn quý họ Phan Gia thế từ xa xưa đã thuộc hàng danh nho, từ sáu đời trước đến bây giờ đều theo con đường học hành, khơi nguồn thi thư lễ nhạc, con cháu đời sau có đến ba, bốn đời đều đứng vào bậc hiền nho…)
Do được sự dạy bảo của cha cùng với bản tính siêng năng ham học, Phan Thúc Trực thuở còn đi học rất mực thông minh, ông đọc nhiều sách, thâm uyên kinh sử, nức tiếng hay chữ nhất thời bấy giờ Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) ông đỗ Tú tài được sung Cống sinh (tức Cử nhân) Sau 2 năm, đến khoa thi Hội, thi Đình năm Đinh Mùi (1847) ông đỗ Thám hoa Sau khi đỗ Thám hoa, Phan Thúc Trực trở về làng và được vua ban cho biển vàng có ba chữ "Khôi đa sĩ" (nghĩa là người đỗ đầu hơn hẳn nhiều nhân sĩ trong nước) Việc ông giành được ngôi cao thứ ba trong ba bậc Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa không chỉ là vinh hạnh của ông và gia đình mà con là niềm tự hào của người dân địa phương nơi ông sinh ra Trong biểu do tổng Vân Tụ mừng ông đỗ Thám hoa có đoạn:
"Khoa giáp tòng tiền, ngô tổng vị hữu dã Phá thiên hoang tự kim nhật thủy, quốc triều khai khoa dĩ lai, nhất giáp ngô Hoan vị hữu dã Chấn thiên thanh diệc tự kim nhất, ngô tổng chi nhân thủy Lô xướng chi nhật, quận nhân vinh chi, chí ư phủ huyện, dĩ cập xã thôn diệc giai vinh chi" (Khoa cử ở tổng
ta từ trước đến nay chưa từng có người đỗ đạt cao Mở chân trời mới cũng bắt đầu từ đây, từ ngày triều ta mởi khoa thi tới nay, chưa từng có giáp nào ở châu Hoan đỗ cao như thế Chấn động khắp vùng từ nay cũng bắt đầu từ người của tổng ta Ngày xướng danh, người khắp trong quận đều thấy vinh
dự, từ phủ huyện cho tới xã thôn, ai ai cũng cảm thấy tự hào)
(Cẩm hồi tập, tờ 10a)
Trang 23Người dân Vân Tụ không chỉ tự hào vì khoa thi năm đó, cả châu Hoan mới có một người đỗ đạt cao như ông, mà còn cho rằng, sở dĩ người dân Vân
Tụ không ngại khó khăn vất vả, chung sức xây dựng quê hương đều do những danh gia vọng tộc như dòng họ Phan làm nên khuôn phép Biểu mừng của các chức sắc cai phó tổng hương hào lý dịch tổng Vân Tụ đã ca ngợi ông như sau:
"Tiến sĩ chi vinh ư thể giả, cổ hĩ, nhi tam khôi kì giáp khoa chi vinh cánh vinh Quốc triều Nhâm Ngọ chí kim, cái phi nhất khoa, nhất thời hoành thạc, đa do thử đồ, nhi ngô tổng vị kiến kì nhân Kim khoa, thánh triều lị chính chi thất niên Đăng chính bảng giả bát Ngô tổng Phan Sư Mạnh, danh tại đệ tam Điện thí khâm mông, sắc tứ Đệ nhất giáp đệ tam danh Thám hoa cập đệ Lô truyền chi hậu, hữu bao hốt dĩ vinh, hữu kì bảng dĩ sủng chi Cổ sở
vị vinh cánh vinh giả Đãi kiến vu kim hĩ Tức tư chi ngô hầu chi hữu kim nhật, phong thổ chi mĩ, môn vọng chi cao, tích lũy cố hữu tự lai, nhi diệc hầu chi học hành, hữu dĩ thành chi dã, văn sơn cẩm thủy, tượng lĩnh hạc khê, ngô tổng phong thổ chi mĩ dã, tự ngũ đại tổ chí tiên quân tử, giai dĩ khoa mục hiển, ngô hầu môn vọng chi cao dã Bản lục kinh dĩ vi minh thế chi văn Ngô hầu chi học hà chính Đôn tam vật dĩ vi trì gia chi bản Ngô hầu chi hành hà chất, thời dữ tổng nhân tương hội Tắc tiếp dĩ văn ái dĩ tức, tuy hương hào lí dịch hoặc kiến khiển nộ, nhi nhân bất dĩ nộ, thần từ phật tự, thời hữu tu lí, nhi nhân bất cáo lao, cái nhất tổng chi nhân dĩ tâm duyệt hĩ Phù dĩ như thử chi phong thổ chi môn vọng nhi kiêm dĩ hầu chi học hành Kim nhật chi vinh cố
kì sở dã Cẩm hồi chi thứ, quang diệu môn lư, quan giả tân tương vị viết, kim khoa thám hoa, Vân Trụ tổng nhân dã, kì vinh diệu vi hà như da Tự thử nhi kim mã ngọc đường, thanh phan tử các, thụ cơ quang vu vương quốc Nhị điển hình vu hậu lai, thị ngô hầu phận sự, nhi ngô tổng diệc sở thâm vọng yên
Bản tổng cai phó tổng, hương hào lí dịch toàn hạ
Trang 24(Cảm hồi tập, tờ10b-12a)
Dịch nghĩa:
Đỗ tiến sĩ quả thực là vô cùng vinh hạnh trong đời, từ xa xưa đã thế
Mà nay đỗ tam khôi giáp khoa, sự vinh hạnh đó lại càng lớn hơn Quốc triều
ta từ năm Nhâm Ngọ đến nay, không phải chỉ là chỉ có một khoa thi, một lúc rộng lớn Mọi người phần nhiều đều từ con này mà đi lên, nhưng tổng ta chưa thấy có người đỗ đạt Khoa thi năm nay được tổ chức vào năm thứ 7 Thánh triều trị vì (1847), đăng chính bảng được 8 người, người của tổng ta là Phan
Sư Mạnh, danh được đề vào hàng đệ tam
Sắc chỉ ban cho Đệ nhất giáp đệ tam danh Thám hoa cập đệ Sau khi truyền lô, được vinh dự ban bào hốt , sủng ái cho mang theo cờ biển Từ xưa được coi là vẻ vang, nay lại càng vẻ vang hơn, đến bây giờ mới được thấy được như vậy Nghĩ lại, ngô hầu [cách gọi kính trọng] sở dĩ được như ngay nay là do đất đai tổng ta đẹp đẽ, ngô hầu lại được sinh ra trong nhà vọng tộc, được tích lũy từ xưa nên việc học hành mới thành công như thế Núi sông gấm vóc, non tượng, khe hạc, tổng của ta phong thổ quả vô cùng đẹp đẽ Từ năm đời trước cho đến đời cha của ngô hầu đều theo con đường khoa mục Gia đình ngô hầu đúng là bậc danh cao vọng tộc, vốn lấy lục kinh để làm văn chương ở đời Nghiệp học lấy gì làm chính ? Lấy "tam vật" (Thiên địa nhân)
để làm gốc giữ nếp nhà Đức hạnh của ngô hầu thế nào? Tiếp kiến người trong tổng ta, tất lấy văn chương, lòng luôn nhân ái Hương hào lí dịch, thảng hoặc có người bị khiển trách mà bực dọc, nhưng không ai tức giận Cùng tu sửa đền thờ chùa Phật mà chẳng có người nào dám vất vả kêu ca Sở dĩ người dân trong tổng vui vẻ là vì ngô hầu thuộc gia danh gia vọng tộc của quê nhà
mà sự học hành của ngô hầu sở dĩ đạt vinh quang như ngày nay là do vốn đã
Trang 25người đều nói với nhau rằng : "Thám hoa năm nay là người tổng Vân Trụ Có điều gì vinh dự rạng rỡ hơn thế chăng ? Từ đây ngựa vàng lầu ngọc, dậu xanh gác tía, dựng nền móng làm vẻ vang cho đất nước, làm khuôn phép cho con cháu muôn đời sau, đó là trách nhiệm của ngô hầu, và đó cũng là nỗi trông ngóng thâm sâu của tổng ta vậy"
Ông là bậc đại khoa năng văn, có uy tín lớn về văn chương , điều này được thể hiện rất rõ qua những lời thơ ca ngợi tài năng và đức độ của ông khi ông đỗ Thám hoa
子以明敏之妙才 操菰遊判幾年來 今科取士弘恩典 吾子褒然居鼎魁
Phiên âm:
Tử dĩ minh mẫn chi diệu tài, Tháo cô du phán kỷ niên lai, Kim khoa thủ sĩ hoằng ân điển, Ngô tử bao nhiên cư đỉnh khôi
Dịch nghĩa:
(Bác đã minh mẫn thêm diệu tài,
Bỏ vui vùi học mấy năm nay, Khoa này lấy đỗ ngời ân điển, Khen bác tài cao ngôi chiếm đầu)
Trang 26(Cẩm hồi tập, tờ 20a)
Sách Đại Nam liệt truyện có chép: “Thúc Trực ở nhà học cha, thông
minh, xem rộng, nổi tiếng hay chữ…Thiệu Trị năm thứ 7 (1848) đỗ Nhất giáp Tiến sĩ Cập đệ Đệ tam danh được bổ vào Hàn lâm viện Trước tác Tự Đức năm đầu (1848) được vào nội các rồi thăng Tập hiền điện Thị độc sung Kinh diên Khởi cư trú Vâng mệnh làm thơ văn, luôn được vua khen ngợi” Theo
Đại Nam liệt truyện tác phẩm của Phan Thúc Trực gồm có : Diễn Châu phủ chí, Cẩm Đình hiệu tần tập, Bắc hành nhật lan phả thi tập
Sở học uyên thâm, ông thi hương đậu tú tài, được cử vào học Quốc tử giám Đến năm đầu niện hiệu Tự Đức (1848) ông được vua cho bổ vào làm việc tại tòa Nội các tức là tòa văn thư bên cạnh nhà vua Vì hàng ngày được
kề cận bên nhà vua nên ông thu thập được rất nhiều nguồn thông tin chính xác
mà vì lý do nào đó không được triều đình công bố rộng rãi, hình thành nên nguồn sử liệu vô cùng quý giá cho những người nghiên cứu lịch sử sau này Phan Thúc Trực ứng chế thi văn, từng được nhà vua khen ngợi và được ban thưởng nhiều lần Tài năng của ông được nhiều người ca ngợi, trong đó
có cả những vị quan lại nổi tiếng cùng thời với ông như Tham tri Trương Quốc Dụng (1797-1864); Tham tri Đỗ Quang (hay còn gọi là Đỗ Tông Quang) (1804-1863); Nội các sinh Phạm Khải (hay còn gọi là Vũ Phạm
Khải) Trong cuốn Cẩm hồi tập, Tham tri Trương Quốc Dụng còn dành cho
ông những lời ngợi khen "Một nhành mai trên cả ngàn đóa hoa":
天門昨日看掄科 驩演文章地氣迴 五色雲中千里翼
Trang 27百花頭上一枝梅 簪袍錫宴皇恩重
旗匾榮鄉畫錦開 身世遭逢應不賤 勉思報稱效涓埃
Phiên âm:
Thiên môn tạc dạ khán luân khôi,
Hoan Diễn văn chương địa khí hồi,
Ngũ sắc vân trung thiên lý dực,
Bách hoa đầu thượng nhất chi mai,
Trâm bào tích yến hoàng ân trọng,
Kỳ biển vinh hương họa cẩm khai,
Thân thế tao phùng ưng bất tiện,
Miễn tư báo xứng hiệu quyên ai
(Cẩm hồi tập, tờ 18b)
Dịch nghĩa:
(Cửa trời ngày hôm qua ngài đã chiếm ngôi đầu,
Văn chương vùng đất Hoan, Diễn hào khí lại trở về,
Như cánh chim ngàn dặm trong đám mây ngũ sắc,
Một nhành mai trên cả ngàn đóa hoa
Trâm bào, yến tiệc ơn vua ban trọng thưởng,
Trang 28Cờ biển vinh quy, mở ra bức gấm thêu,
Sự nghiệp gặp thời lẽ nào nên nhún nhường,
Cố gắng báo đáp làm tốt từ việc nhỏ nhất)
Tham tri Đỗ Tông Quang cũng ca ngợi ông là bậc tài danh và gặp nhiều may mắn trong con đường hoạn lộ:
冑監三餘就琢磨 飛韓應是閬蓬賒 萬年慶典開恩榜 一甲人才又探花 桃李滿城看走馬 江山青眼憶來車 風雲千載良多幸 鍾呂文章在國家
Phiên âm:
Trụ giám tam dư tựu trác ma, Phi hàn ưng thi Lãng bồng xa, Vạn niên khánh điểm khai ân bảng, Nhất giáp nhân tài hựu Thám hoa, Đào lý mãn thành khan tẩu mã, Giang sơn thanh nhãn ức lai xa,
Trang 29Chung lã văn chương tại quốc gia
(Cẩm hồi tập, tờ 19a)
Dịch nghĩa :
(Đã hơn ba lần mũ giáp được cọ xát nơi trường ốc,
Cánh chim giúp rập như cỏ bồng lớn lăn càng xa,
Khánh điển vạn năm được khai ân trên bảng,
Là bậc nhân tài đỗ nhất giáp lại giành được ngôi Thám hoa
Khắp thành hoa đào, hoa mận, ngắm xem ngựa lại qua,
Xanh ngắt màu xanh núi rừng sông suối nhớ chiếc xe trở về
Ngàn dặm gió mây gặp nhiều may mắn,
Hòa điệu văn chương với nước nhà)
Sinh thời ông là người luôn quan tâm đến giáo dục, chăm lo nuôi dưỡng tinh thần cho thế hệ trẻ Ông cho rằng, việc dạy dỗ con cháu phải chú ý từ
việc nhỏ nhất Trong bài Nguyên đán tứ tiểu nhi tiền 元 旦 賜 小 兒 錢 (Ngày
Tết mừng tiền cho con trẻ), ông chỉ trích thói tục thường dùng cách nói phóng đại số tiền mừng trẻ, ví dụ cho 1 hào nhưng lại nói là 1 đồng, cho 10 hào lại nói là 10 đồng Cách làm đó của người lớn sao có thể giáo dục tính thật thà cho trẻ nhỏ Tuy chỉ là cách nói vui ngày Tết, nhưng lẽ nào lại không thận trọng Bài thơ đó như sau:
元 旦 賜 小 兒 錢 , 俗 舉 虛 數 , 因 作 , 如 一 文 呼 一 貫 , 十
文 呼 十 貫
世 俗 逢 元 旦
Trang 30Nguyên đán tứ tiểu nhi tiền Tục cử hư số, nhân tác Như nhất văn
hô nhất quan; thập văn hô thập quan
Thế tục phùng nguyên đán, Huề tiền tứ tiểu nhi,
Hài tử tuy vị thức, Lợi lộc khước tiên kì
Cổ đạo hoài vô cuống, Nhân tình ác tự khi, Đồng mông tại thủy giáo, Khả bất thận kì ki (cơ)
Trang 31Dịch nghĩa:
Ngày Tết mừng tiền cho trẻ nhỏ
(Thói tục khi mừng tiền thường nói tăng số tiền Ví dụ cho 1 hào nói thành 1 đồng, cho 10 hào nói thành 10 đồng)
Thế tục gặp ngày Tết Mang tiền tặng trẻ thơ,
Bé con tuy chưa biết, Lợi lộc lại mong chờ
Đạo xưa không nói dối, Người đời thích nói đùa
Trẻ em dạy từ nhỏ, Cẩn trọng thật không thừa
Ông còn là người đặc biệt quan tâm đến cuộc sống của người dân, trong
QSDB không ít lần ông đề cập liên quan trực tiếp đến đời sống của dân chúng
Người dân quê ông còn truyền rằng, trước kia tại làng của ông có một giải sông gọi là Cấm giang Nhiều năm nước sông dâng cao, tràn vào ruộng đồng, làm cho nhiều nơi bị lầy đọng, cỏ rả mọc đầy, không thể cấy lúa Sau khi thi đậu Thám hoa, Phan Thúc Trực trở về làng cũ giúp đỡ dân làng đào ngòi, đắp đập Từ đấy ruộng đồng của làng ông được chứa nước hay tháo nước tùy theo từng thời tiết, dân làng vì thế được cậy nhờ Sau khi ông mất, người trong làng tưởng nhớ công ơn của ông nên xây dựng ngôi đền để đời đời thờ phụng ông Qua sự việc trên ta thấy rằng Phan Thúc Trực là một vị quan luôn chăm
lo cho cuộc sống của nhân dân Hai con của ông là Phan Vĩnh đậu và Phan
Trang 32Định cũng là những người đỗ đạt (Phan Vĩnh đậu cử nhân và Phan Định đậu
tú tài)
Đến năm thứ 4 niên hiệu Tự Đức (1851) ông vâng chiếu nhà vua ra Bắc
kỳ để tìm kiếm những sách vở cũ còn sót lại, sang năm sau (1852), ông trở về đến địa phận tỉnh Thanh Hóa thì bị mắc bệnh rồi qua đời ở giữa đường được truy tặng hàm Thị độc học sĩ Khi ông mất nhà vua sai quan tổng đốc tỉnh Nghệ An mang phẩm vật tới truy điệu Phan tiên sinh với bốn chữ nho do vua ban là: “Học cao hạnh thuần” (學 高 行 醇) “Học cao hạnh thuần” có nghĩa là học vấn đã cao mà đức hạnh lại thuần hậu Một vị túc nho lão thành trong huyện Yên Khánh đã khóc Phan tiên sinh bằng một câu đối nôm rất ai oán như sau:
“Bảng vàng, bia đá nghìn thu, thương tiếc thay người ấy
Đầu bạc, răng long trăm nỗi, đau xót lắm trời ơi.”
3 Sự nghiệp sáng tác
3.1 Số lượng tác phẩm
So với một số vị làm quan ở triều vua Minh Mệnh như Nguyễn Văn Siêu (1796-1872); Hà Tông Quyền (1798-1839) cùng thời với ông như Vũ Phạm Khải (1807-1872) thì số lượng các trước tác của Phan Thúc Trực không nhiều, song so với những vị cùng đỗ khoa thi năm 1847 như Trịnh Xuân Thưởng, hay đỗ trước và sau thời điểm năm 1847 như Vũ Văn Lý (đỗ năm 1841); Trần Vĩ, Nguyễn Hữu Tạo (đỗ năm 1841) Phan Thúc Trực được
coi là tác gia có khá nhiều tác phẩm Theo Đại nam chính biên liệt truyện tác phẩm của Phan Thúc Trực gồm có: Diễn Châu châu phủ chí, Cẩm đình hiệu tần thi tập, Bắc hành nhật lan phổ thi tập (ĐNCBLT, tr.800) Theo thống kê
Trang 33của chúng tôi, tác phẩm của Phan Thúc Trực hiện còn lưu giữ ở Viện nghiên cứu Hán Nôm gồm:
1 Cẩm Đình văn tập, ký hiệu VHv 683; VHv 262
2 Cẩm Đình thi tuyển tập, ký hiệu VHv 357; VHv 684
3 Cẩm Đình thi văn toàn tập, ký hiệu VHv 1426; A 1385 ( bản chép lại
VHv 1426)
4 Trần Lê ngoại truyện, ký hiệu A.1069
5 Quốc sử di biên, ký hiệu A 1045/1-2
Một số tác phẩm của họ Phan mà ĐNCBLT ghi lại như Tứ phương lan phả; Hiệu tần thi tập; Bắc hành thi thảo và Nam hành thi thảo đã được đưa vào sách Cẩm đình thi tuyển tập Một số bài thơ còn bỏ sót cũng được chép đưa vào bộ thi tuyển đó Hiện chưa tìm thấy tác phẩm Diễn Châu phủ chí,
nhưng theo thông tin từ ông Phan Bá Hàm, hậu duệ của dòng họ Phan cho
biết, tác phẩm Diễn Châu phủ chí hiện lưu giữ tại Nghệ An Chúng tôi sẽ bổ
sung khi tiến hành nghiên cứu toàn bộ thơ văn của Phan Thúc Trực trong dịp khác
Các tác phẩm có thơ văn của ông hoặc các tác phẩm có liên quan đến ông :
1 Cẩm Hồi tập, ký hiệu A 1474, gồm 12 bài văn và 18 bài thơ, mừng Phan Thúc Trực đỗ thám hoa năm 1874 [không phải chỉ có 26 bài thơ như Di sản Hán Nôm - Thư mục đề yếu ghi]
2 Kim triều chiếu chỉ, ký hiệu A 339 Có biểu tạ ơn thi đỗ của Phan
Dưỡng Hạo
Trang 343 Thám hoa Phan Thúc Trực Cẩm hồi tạ tập, ký hiệu A 2744, bao
gồm thơ và trướng mừng Phan Thúc Trực đỗ thám hoa
4 Hạ Cao Phó bảng đối liễn trướng văn, ký hiệu A 1720, bao gồm
thơ, trướng văn mừng Cao Xuân Tiếu đỗ phó bảng, trong đó có thơ văn của Phan Thúc Trực
Để tránh trùng lặp, chúng tôi xin giới thiệu khái quát một số tác phẩm
thơ văn của Phan Thúc Trực Riêng Trần Lê ngoại truyện và Quốc sử di biên
sẽ dành trình bày kỹ ở chương II và III
3.2 Tình trạng văn bản, nội dung khái quát
3.2.1 Cẩm Đình văn tập
Cẩm đình văn tập có 2 bản, cả hai đều là sách chép tay Bản thứ nhất
kí hiệu VHv.683, gồm 168 trang, khổ 19cm x 17cm, mỗi trang có 8 dòng, mỗi dòng khoảng 25 chữ, sách không có tờ đề bìa, dòng đầu tiên của tờ 1a ghi
錦亭文集,雲宙探花潘相公集 (Cẩm Đình văn tập, Vân Trụ thám hoa
Phan tướng công tập) Sách chia làm 2 phần, phần 1 từ trang 1a đến trang 30a
có tựa đề là Cẩm Đình văn tập, phần 2 từ trang trang 31a đến trang 84b có ghi
đầu đề là 金石遺文集 (Kim thạch di văn tập) Phần này có dòng chú sau:
"Kim án thử tập gia nghiêm cầu thư cư sở soạn, thường dục tường gia tỉnh tuyền, tự dĩ truyền chi, đán vị thành bản Kim cẩn y thảo bản sao nhập, nhân cựu sở danh "Kim thạch di văn tập" danh yên" (Nay xem tập văn này thấy đây
là tập văn do cha ta tìm sách soạn ra, muốn tuyển chọn thêm rồi làm bài Tựa
để truyền lại, nhưng chưa thành sách Nay tôi theo bản thảo sao lại, nhân tên
sách cũ đề là Kim thạch di văn tập, nên lấy lại tên sách đó)
Trang 35Qua dòng cước chú có thể thấy Kim thạch di văn tập là tập bản thảo do
Phan Thúc Trực tinh tuyển, con ông là người sao lại, đặt sách theo tên cũ là Kim thạch di văn tập Điều đó càng chứng tỏ, di cảo của Phan Thúc Trực đã được con trai ông sao chép và biên tập lại
Bản thứ 2 kí hiệu VHv.262, dòng đầu tiên có ghi 錦亭文集 , 雲宙探花潘養浩公集 (Cẩm Đình văn tập, Vân Trụ thám hoa Phan
Dưỡng Hạo công tập) khổ 19cm x 17cm mỗi trang có 8 dòng, mỗi dòng
khoảng 25 chữ Từ tờ 25b là phần 2 có tiêu đề Kim thạch di văn tập
Xét về nội dung, hai bản này có số bài và nội dung gần tương đương với nhau, song cũng có xuất nhập về câu chữ Do khuôn khổ của Luận văn, chúng tôi không đi sâu phân tích văn bản các tác phẩm thơ văn của Phan
Thúc Trực mà sẽ trình bày ở dịp khác
Cẩm Đình văn tập gồm hai phần Phần 1 là tập hợp những bài văn mà
nhiều người nhờ Phan Thúc Trực viết về cuộc đời, sự nghiệp theo lời kể của
họ, hoặc là viết những bài mừng thọ, hay là những bài chúc mừng đăng khoa tiến sĩ của các danh nhân Phần 2 là tập hợp các bài văn khắc trên bia đá, biển gỗ Ở phần 1, chúng tôi thống kê có những bài sau (chúng tôi lấy bản VHv
683 làm bản nền):
- Bình phú hộ đốc Lê công sự trạng lược
- Nam quận Đông Phong Xuân Hiên Phạm phủ quân hành trạng lược
- Hạ binh bộ tham tri Nguyễn đại nhân tôn từ thọ tự
- Đại nghĩ Vạn Phần xã hội hạ Trần quận binh tự
- Đại nghĩ song Quỳnh tú tài triều môn môn sinh hạ tiên sinh thất thập thọ tự
Trang 36- Tứ văn trường tiến sĩ Nguyễn Khải Phủ đăng đệ vinh hồi tự
- Đại nghĩ nhị tỉnh văn thân hạ tân tiến sĩ Nguyễn Khải Phủ tự
- Đại nghĩ Quảng Bình tỉnh Cảnh Dương xã, Nguyễn tộc hạ tân tiến sĩ Nguyễn Phùng Dực
- Môn nhân kinh quan đồng hạ nghiệp sư quốc tử giám tế tửu Nguyễn Nghĩa Phương tiên sinh lục thập thọ tự
- Đại nghĩ ấm sinh đồng hạ tế tửu Nguyễn tiên sinh lục thập thọ tự
- Đại nghĩ Quảng Bình môn sinh hạ Tĩnh tỉnh đồng môn Nguyễn tiến
sĩ vinh hồi tự
- Đại nghĩ binh khoa chưởng ấn cấp sự Đặng minh phủ húy Trân song đường thất thập thọ tự
- Hạ Cao Văn Tịnh thân cô đăng thất thập thọ tự
- Tống đồng bảng Vũ Sư Thuyết (húy Văn Nho) phó Tuy Biên tự
- Nghĩ đồng viện tặng Lê danh hợi sủng vi yến ất biệt sứ tự
- Nghĩ Đinh Mùi hội niên đồng hạ phó bảng Trương Dao (Hà Nội Thịnh Hào nhân) gia thân song khánh tự
- Đại nghĩ La phong xã phó bảng Huy Uyển môn nhập giáo kì gia tôn đại nhân Đỗ Hộ Phủ tự văn
- Nghĩ bản tỉnh văn giáp hạ Đô Lương Trực học sĩ Phạm đại nhân tặng phong phụ mẫu tự (công húy Tất Cố)
- Nghĩ bản tỉnh hạ Quảng Bình tạ huyện tặng phong phụ mẫu tự
- Hạ Thanh Quan huyện doãn song thân đăng lục thập thọ tự
- Nghĩ bản tỉnh hạ tân cát sĩ Phạm thai tự (húy Vi, Hà Tĩnh nhân)
Trang 37- Nghĩ bản xã Liên Trì giáp văn hội đăng khoa biển kí
- Phan tiên sinh từ đường bi kí
- Hoa Lâm tiên sinh từ đường bi kí (Canh Tuất)
- Đại Khánh chư sơn khắc thạch
- Cư sĩ quan lan sào bi minh
- Ninh sơn kí
- Hồ công động [gồm 9 bài thơ]
- Phỏng Diệu sơn đông chi tác (thạch khắc)[gồm 7 bài thơ]
- Đại thánh Đông sơn linh ứng điện bi kí
- Hậu bi kí
- Thái bình sơn tự cửu phẩm bi kí
- Thái bình tự Từ Đức tổ chân tông tháp kí
- Thiền Sư tháp ký tịnh đề
- Thái bình tự Bồ tát thành tựu tháp kí
- Đại Quảng sơn tự bi kí
Trang 38- Đại tuệ viên thông tháp kí
- Trùng tu Du Anh tự kí phổ minh
- Đan Nê xã Đồng Cổ miếu bi minh tịnh ký
- Đại hầu thi thạch diện
tập Hiệu tần tập nhất (56 bài) 105b là tập Hiệu tần tập nhị(24 bài) Từ tờ 105b trở đi là phần Phụ lục, tập hợp các bài thơ của Bắc hành thi thảo(22 bài)
và Nam hành thi thảo(22 bài) Tập hợp 399 bài thơ ; Bản thứ hai ký hiệu
VHv.684, khổ 20cm x 16 cm, có trang, mỗi trang 9 dòng, mỗi dòng 26 chữ
Từ tờ 1a đến 63b là tập Cẩm Đình thi tuyển tập; từ tờ 64a-86b là tập Hiệu tần tập nhất; từ tờ 87a-94b là Hiệu tần tập nhị Từ 95a-102a là phần Phụ lục bao gồm các bài thơ của tập Bắc hành thi thảo và Nam hành thi thảo
Trang 39Bản VHv.357, chữ viết đá thảo, khó xem Bản VHv.684, viết chữ chân xen thảo, dễ xem hơn Qua so sánh, bước đầu đoán định VHv.684 là bản chép lại từ bản VHv.357
Cẩm Đình thi tuyển tập 399 bài thơ, có thể coi là tập thơ khá đồ sộ của Phan Thúc Trực Đối với ông, gia đình là nơi để ông gửi gắm nỗi nhớ thương, bạn bè là nơi để ông bày tỏ tình bằng hữu Ngoài các bài thơ thù tặng, tiễn
biệt bạn bè, gia đình và người thân như: Thư biệt Vị Hoàng cố nhân Nguyễn Bằng (Viết tạm biệt cố nhân Nguyễn Bằng, người Vị Hoàng) ; Hạ Nguyễn Phủ quân thất thập thọ (Mừng thọ ông họ Nguyễn 70 tuổi); Mộ xuân hoài
hữu (Chiều xuân nhớ bạn) , thiên nhiên còn là nguồn cảm hứng bất tận cho
nhà thơ Những bài như Xuân nhật du sơn tức sự (Cảm hứng khi du chơi nơi núi non ngày xuân); Lam giang chu trung mạn hứng (Cảm hứng khi du
thuyền trên sông Lam) Trong một số bài thơ được ông sáng tác nhân chuyến
ra Bắc công cán vào năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), có những bài ông làm khi
đến thăm một số di tích lịch sử đất Hà thành như bài Tây Hồ Trấn Vũ quán hành (Bài thơ về quán Trấn Vũ ở Tây Hồ); Tràng Tiền cổ súng hành (Bài thơ
về cỗ súng cổ ở Tràng Tiền) Đứng trước ngôi đền cổ kính, bên Hồ Tây thơ mộng, được nghe về lịch sử về Hồ Tây với chuyện lạ trâu vàng ẩn dưới lòng
hồ, nghe tiếng chuông chạy, húc đất sụt xuống thành hồ đối với ông còn hay hơn hay truyền thuyết bên Tần đúc tượng Lý Ông Trọng trong chứa được vài chục người
"Tây hồ tịch thượng Trấn Vũ quán,
Tịch trung đồng thượng nhân tranh khán,
Bất tri chú tựu thị hà niên,
Kinh kỷ tang thương vô cải hoán
Trang 40Bắc phương Trấn Vũ Khảm chi tinh,
Thiên nhất sinh chi địa nhị thành,
Bất như Tần triều thuyết Ông Trọng,
Thành môn thập nhị chú kì hình
Nhược nãi kim ngưu ẩn hồ lý,
Văn chung lai bôn sự cánh dị,
Ngã vấn cư nhân tuân kì tường,
Giai viết sở văn diệc như thị
Ô hô
Trấn Vũ chi quán linh thả kỳ,
Tây Hồ chi thủy liên thả y
Kim nhân cổ nguyệt vô cùng tận
Khách lập thương mang tự vịnh thi
(Cẩm Đình thi tuyển tập, VHv.684)
Tạm dịch:
Đền Trấn Vũ bên Hồ Tây lúc chiều về,
Trong nắng tà, mọi người tranh nhau ngắm pho tượng,
Chẳng biết tượng được đúc năm nào,
Qua bao tang thương chẳng hề thay đổi
Trấn Vũ ở phía Bắc là tinh của quẻ Khảm, [tức nằm nơi hiểm hóc nhất]
Nhất được trời sinh ra, hai được đất tạo thành,