1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu văn bản và giá trị của phần Nho giáo trong tác phẩm Đạo Giáo Nguyên Lưu của nhà sư An Thiền

110 565 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

Sự nghiệp của nhà sư An Thiền Chương II: Nghiên cứu văn bản phần “Nho giáo” trong cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”.. Quả thực do nhiều nguyên nhân, thế hệ chúng ta ngày nay, trừ một số nhà ch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG Error! Bookmark not defined Chương I: Nhà sư An Thiền và lý do ra đời của cuốn “Đạo giáo nguyên lưu” 1.Tiểu sử An Thiền Error! Bookmark not defined 1.1 Cuộc đời của nhà sư An Thiền Error! Bookmark not defined. 1.2 Sự nghiệp của nhà sư An Thiền

Chương II: Nghiên cứu văn bản phần “Nho giáo” trong cuốn “Đạo giáo nguyên lưu” Error! Bookmark not defined 1 Giới thiệu khái quát văn bản “Đạo giáo nguyên lưu”

2.Văn bản phần Nho giáo

3 Bảng sắp xếp phân loại các đề mục trong phần Nho giáo

4.Tiểu kết

Chương III: Nghiên cứu giá trị của phần “Nho Giáo” trong cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”

1 Đây là cuốn sách “công cụ” xét về tính chất và giá trị sử dụng của nó

2 Các chủ đề chính được trình bày trong phần “Nho giáo” của cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”

3 Những hạn chế của cuốn “Đạo giáo nguyên lưu” Error! Bookmark not defined 4 Ý nghĩa của tác phẩm đối với ngày nay

5 Tiểu kết

PHẦN TỔNG KẾT

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với tinh thần “tôn trọng những ý kiến khác biệt” (Tổng bí thư Nông Đức

Mạnh tuyên bố ngày 24 tháng 01 năm 2006), ngày nay, chúng ta đặc biệt là thế

hệ trẻ cần mở rộng tầm hiểu biết của mình sang những lĩnh vực mà trước đây, vì

lý do này khác, chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu Trong lĩnh vực Hán Nôm phải chăng lớp người đương đại chúng ta đang còn cảm thấy xa lạ đối với văn hoá Nho, Phật, Lão đã có một bề dày lịch sử hàng mấy nghìn năm ở nhiều nước phương đông, kể cả Việt Nam Riêng ở Việt Nam, văn hoá Nho, Phật, Lão đã du nhập từ rất sớm, dần dần được người nước ta tiếp nhận, đồng hoá và phát triển qua các thời kì lịch sử và biến chúng thành một bộ phận khăng khít trong truyền thống văn hoá dân tộc Đấy là lý do vì sao Bác Hồ, vị lãnh tụ tôn kính của chúng

ta lại nêu cao sự nghiệp của Thích Ca, Khổng Tử Nhân dân ta luôn dành nhiều thiện cảm cho ông bụt, ông tiên trong các câu chuyện cổ xưa…Vậy thì, để hiểu sâu truyền thống văn hoá Việt Nam, ta không thể bỏ qua văn hoá Nho, Phật,

Lão Đây cũng là lý do trước tiên thôi thúc chúng tôi đến với Đạo giáo nguyên

lưu của An Thiền

Mặt khác, tôn giáo cũng là một văn hoá, cần tìm hiểu nghiên cứu nó trước hết như là một văn hoá Quả thực do nhiều nguyên nhân, thế hệ chúng ta ngày nay, trừ một số nhà chuyên môn, còn lại rất ít người hiểu về Nho, Phật, Lão, trong khi đó cả ba giáo này đều nằm ngay trong lòng văn hoá dân tộc, bên cạnh các yếu tố khác như tinh thần yêu mến, coi trọng độc lập tự do… Đó là một thiệt thòi lớn của thế hệ trẻ ngày nay, đặc biệt là trong thời buổi hội nhập toàn cầu hiện nay

Nhưng Đạo giáo nguyên lưu vốn dĩ là một bộ sách có dung lượng lớn

(558 trang) luận bàn về nhiều vấn đề có thể nói là rất cao siêu (thuộc các lĩnh

Trang 4

vực tư tưởng triết học), có tầm bao quát cực kì rộng (Nho, Phật, Lão), cho nên chúng tôi, với khả năng cho phép, cũng như yêu cầu của một luận văn Cao học, chỉ có thể chọn một phần trong đó làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp, ấy là

phần “Nho giáo” tức Quyển Trung trong tổng số gồm ba phần của tác phẩm, nhưng trên thực tế “rút dây động rừng” phần “Nho giáo” này cũng đụng chạm tới rất nhiều vấn đề của phần “Phật giáo” trong Quyển Thượng và phần “Đạo

giáo” trong Quyển Hạ

Còn một lý do nữa khích lệ tôi đến với đề tài này là nghiên cứu tốt văn bản và giá trị của Đạo giáo nguyên lưu, tôi sẽ có dịp để nâng cao trình độ Hán Nôm của mình, nhất là kĩ năng giải mã một văn bản Hán Nôm, chuẩn bị tốt hơn nữa cho việc nghiên cứu Hán Nôm của tôi về lâu về dài

2 Lịch sử vấn đề

Đạo giáo nguyên lưu không phải mà một bộ sách chuyên luận về Nho,

Phật, Lão, tác bàn về nguồn gốc và sự phát triển của ba giáo, cũng như mối quan

hệ giữa chúng với nhau, như đầu đề sách có thể đưa người ta đến một cách hiểu

như thế Mà xét về thực chất, đây thuộc loại sách công cụ, nhằm giúp cho độc giả học tập, tra cứu về các vấn đề cốt yếu của Nho, Phật, Lão, cùng sự đụng độ

và hỗn dung của chúng qua lịch sử (tức vừa đấu tranh vừa hợp tác)

Từ trước tới nay, có một số công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề này

nọ của Đạo giáo nguyên lưu, như: “Một số vấn đề quan hệ văn học Việt Trung Quốc dưới thời Trung Đại” của Phó giáo sư Trần Nghĩa, Lịch sử Phật giáo Việt Nam…, nhưng quả thật chưa có ai nghiên cứu tác phẩm này như một loại sách công cụ học tập và tra cứu về Nho, Phật, Lão

Nam-Do vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi lần này có thể xem như là đầu tiên

3 Đối tượng nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luân văn là nghiên cứu văn bản và đánh giá giá

trị phần Nho giáo của cuốn “Đạo giáo nguyên lưu” của tác giả nhà sư An Thiền

Trang 5

Để làm rõ vấn đề này chúng tôi sẽ tiến hành lập bảng thống kê đánh giá văn bản

và giá trị của phần Nho giáo trong tác phẩm “Đạo giáo nguyên lưu”

b Phạm vi nghiên cứu

Tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là cuốn „Đạo

giáo nguyên lưu”, ngoài ra chúng tôi cũng có tham khảo một số sách như Tứ

thư, Ngũ kinh, “Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu”, “Lịch sử Phật giáo Việt Nam giai đoạn thế kỉ XIX”, “Tìm hiểu kho sách Hán Nôm”, các bài viết:

“Thử phân loại Nho học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” của Phó giáo sư Trần Nghĩa, “Một số vấn đề quan hệ văn học Việt Nam-Trung Quốc dưới thời Trung Đại” của Phó giáo sư Trần Nghĩa và một số bài viết liên quan khác

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp liên nghành: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như văn bản học, sử học, văn học… Mỗi ngành khoa học có những phương pháp riêng, mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng, chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau Điều đó đã giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu được thuận lợi hơn, linh hoạt hơn

- Phương pháp khảo sát thống kê: Chúng tôi dùng phương pháp này trong

quá trình khảo sát văn bản “Đạo giáo nguyên lưu” để từ đó đưa ra được

những nhận định cơ bản nhất về hiện trạng văn bản cho đến thời điểm hiện tại

- Phương pháp dịch chú: Trước khi đi vào tìm hiểu các vấn đề, chúng tôi

tiến hành dịch toàn bộ phần Nho giáo trong cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”

Trong quá trình đó chúng tôi cần phải dùng đến các thao tác văn bản học như phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa, chú thích…

- Phương pháp phân tích so sánh: Chúng tôi dùng phương pháp này để làm

rõ hơn các vấn đề trong “Đạo giáo nguyên lưu”

5 Nhiệm vụ của luận văn

Trang 6

- Tìm hiểu những nét chính về con người và cuộc đời cũng như sự nghiệp

của nhà sư An Thiền

- Xác định một số đặc điểm về mặt văn bản học của cuốn “Đạo giáo

nguyên lưu” như thời gian in ấn, người biên tập hiệu đính, người đề tựa,

sự giống và khác nhau giữa các bản in…

- Lập bảng thống kê có chia nhóm, phân loại các nội dung trong phần Nho

giáo của cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”

- Nghiên cứu giá trị của phần Nho giáo trong cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”

theo các nhóm trên bảng thống kê

6 Cấu trúc của luận văn

A Phần mở đầu

1 Lý do, mục đích chọn đề tài

2 Lịch sử vấn đề

3 Đối tượng, phạm vi tư liệu nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Nhiệm vụ của luận văn

6 Cấu trúc của luận văn

B Phần nội dung

Chương I: Nhà sư An Thiền và lý do ra đời của cuốn “Đạo giáo nguyên

lưu”

1 Tiểu sử của nhà sư An Thiền

Cuộc đời sự nghiệp của nhà sư An Thiền

Sự nghiệp nghiên cứu, biên soạn, biên dịch… của nhà sư An Thiền

2 Lý do biên soạn cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”

3 Tiểu kết

Chương II: Nghiên cứu văn bản phần “Nho giáo” trong cuốn “Đạo giáo

nguyên lưu”

1 Giới thiệu khái quát văn bản “Đạo giáo nguyên lưu”

2 Văn bản phần “Nho giáo”

3 Bảng sắp xếp, phân loại theo chủ đề các đề mục trong phần “Nho giáo”

Trang 7

4 Tiểu kết

Chương III: Nghiên cứu giá trị của phần “Nho giáo” trong bộ sách “Đạo

giáo nguyên lưu”

1 Đây là loại sách “công cụ”, xét về mặt tính chất và giá trị sử dụng của nó

2 Các chủ đề chính được trình bày trong phần “Nho giáo”

Các đề mục liên quan tới “Nho giáo”

Các đề mục liên quan tới “Nhân” trong tư tưởng của Nho giáo

Các đề mục liên quan tới “Lễ” trong tư tưởng của Nho giáo

Các đề mục liên quan tới “Hiếu” trong tư tưởng của Nho giáo

Các đề mục liên quan tới “Đạo trị quốc” của Nho giáo

Các đề mục liên quan tới Phật giáo

Các đề mục liên quan tới Lão giáo

Các đề mục liên quan tới mối quan hệ của ba giáo

Sự đối thoại giữa Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo

Xu thế “tam giáo đồng nguyên”

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Nhà sư An Thiền và lý do ra đời của cuốn “Đạo giáo

nguyên lưu”

1 Tiểu sử An Thiền

1.1 Cuộc đời của nhà sư An Thiền

Hoà thượng An Thiền còn gọi là Phúc Điền hoà thượng, lúc tại gia họ Võ, người thôn Bạch Sam tổng Bạch Sam, huyện Sơn Minh phủ Ứng Hoà, Hà Nội Hoà thượng sinh vào tháng 7 năm 1784, mất ngày 16 tháng 11 năm 1863, hoà thượng sống tu đạo suốt ba triều vua nhà Nguyễn: Minh Mệnh (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883)

Năm 12 tuổi, ông xuất gia tới chùa Đại Bi xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội Năm 20 tuổi, đến trụ trì tại chùa Pháp Vân, huyện Phù Ninh Năm Minh Mệnh thứ 21, được sự bảo trợ của tổng đốc Nguyễn Đăng Giai ông tới trụ trì chùa Đại Giác xã Bồ Sơn, huyện Quế Giang, tỉnh Bắc Ninh Tại đây Hòa thượng bắt đầu biên soạn và ấn tống kinh sách Phần lớn những tác phẩm kinh Phật do Hòa thượng biên soạn hoặc hiệu đính đều khắc in vào thời gian này Đáng tiếc ngôi chùa này hiện không còn

Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), ông tới trụ trì chùa Phú Nhi, huyện Phúc Thọ, Sơn Tây

Năm Thiệu Trị thứ 6 (1848), được sự giúp đỡ của tổng đốc Hà Nội Nguyễn Đăng Giai, Hòa thượng đứng ra kiến tạo chùa Liên Trì huyện Thọ Xương, Hà Nội, qui mô chùa to lớn bậc nhất Hà Thành lúc bấy giờ Đồng thời Liên Trì cũng trở thành trung tâm in ấn kinh sách Ngày nay ngôi chùa không còn nữa Theo các nhà Hà Nội học cho biết, chùa Liên Trì nằm ở khu vực Bưu

Trang 9

điện Hà Nội Hiện nay bên bờ hồ Hoàn Kiếm còn lại ngôi tháp Hòa Phong, vốn

là di tích của chùa Liên Trì

Năm Tự Đức thứ 7 (1854), Hoà thượng nhận lời mời của sư tổ Phổ Minh, sang kế tục trụ trì chùa Liên Phái Từ đó hoà thượng đứng ra tổ chức tôn tạo lại chùa, khiến cho chùa được qui mô, khang trang lộng lẫy Cho đến ngày nay, các tọa điện thờ trong chùa Liên Phái dường như vẫn được bảo toàn nguyên vẹn Đặc biệt trong chùa còn bảo lưu được kho ván khắc in kinh lớn nhất hiện nay Năm 1996, số ván khắc này đã được đưa về nơi cất giữ ở kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Hà Nội

Trong quá trình tu tập nghiên cứu của mình, hoà thượng còn lui tới nhiều chùa khác như chùa Báo Thiên, chùa Địa Linh (Tây Hồ), chùa Hàm Long (Hà Nội), Chùa Hàm Long và chùa Thiên Phúc Bắc Ninh

Trong thời Minh Mệnh (1820-1840), Hoà thượng Phúc Điền được triệu về kinh đô Huế tham dự kì hiểm hạch về ý nghĩa của kinh tạng, đã được triều đình cấp cho giới đao và Độ điệp, cho phép chiêu tập đệ tử và hoằng dương Phật pháp Cũng nhờ có điều này mà Hoà thượng có điều kiện biên soạn sách vở diễn giải kinh Phật và in ấn nhiều loại kinh sách

Hiện đang có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh lý lịch của nhà sư

An Thiền hay còn gọi là Phúc Điền hoà thượng Trong sách Viê ̣t Nam Phâ ̣t giáo sử luâ ̣n, Nguyễn Lang đã tách rời Phú c Điền và An Thiền là hai thiền sư khác nhau và đều không rõ lai li ̣ch , thâ ̣m chí trong sách Li ̣ch sử Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam của Viện Triết học lại cho rằng An Thiền là đệ tử của Phúc Điền hoà thượng :

“An Thiền (năm sinh và năm mất chưa rõ) là người họ Nguyễn, trụ trì chùa Đại giác, làng Bồ Sơn tỉnh Bắc Ninh (Hà Bắc), ông là học trò tin cậy của Phúc Điền…” (Lịch sử Phật giáo Việt Nam - Viện triết học trang 404) Cũng từ đó

mô ̣t số sách về li ̣ch sử Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam như Th iền sư Viê ̣t Nam của Thích Thanh Từ , đều dẫn theo nhìn nhận lầm lẫn Trước đây, học giả Trần Văn Giáp trong sách Tìm hiểu kho sách Hán Nôm cho biết Phúc Điền và Sa Môn An Thiền

là một người : "nhà sư An Thiền ở chùa Đại Giá c đươ ̣c phong là Phúc Điền Hoà thươ ̣ng giải âm sách Khoá Hư " Các thư tịch hay văn bia do hoà thượng soạn

Trang 10

hay các đê ̣ tử soa ̣n đều ghi đủ pháp hiê ̣u cũng như sắc phong Đao điê ̣p , như bia chùa Thày (Quốc Oai-Hà Tây) cho biết "Nam mô Phổ Minh tháp tứ ất mùi khoa

Độ điệp Phúc Điền Hoà thượng Thích M ật Nhân hiệu An Thiền tổ sư " (Nam Mô Phổ Minh tháp , tổ sư An Thiền Thích Mâ ̣t Nhân là Hoà thượng Phúc Điền được ban Giới đao đô ̣ điê ̣p khoa thi năm ất Mùi -1835); Các bia chùa Đại Quang (Sơn Tây-Hà Tây), bia chù a đa ̣i Giác (Quế Võ-Bắc Ninh), bia chùa Thiên Quang (Phú Thọ) đều khắc đầy đủ là An Thiền Phúc Điền Hoà thượng Lại theo chú thích dưới bài kê ̣ ngài 70 tuổi thì An Thiền là h iê ̣u cũ, còn pháp hiệu của ngài là Mật Nhân Các thư tịch khác như sách và bia chí đều ghi hiệu An Thiền , có lẽ pháp hiê ̣u Mâ ̣t Nhân đươ ̣c đă ̣t về sau khi Hoà thượng đã nhiều tuổi Trong các thư ti ̣ch

và bi a chí do Hoà thượng soạn đều ghi rằng Giới đao độ điệp là Hoà thượng Phúc Điền pháp hiệu là An Thiền thuộc thiền phái Lâm Tế Trong bài tiểu dẫn

của bộ sách “Đạo giáo nguyên lưu” có ghi: “Thiệu trị ngũ niên tuế thứ Ất tị Bồ Sơn đại giác thiền tự lâm tế pháp phái độ điệp phúc điền hoà thượng sa môn An Thiền tuyển.” Tạm dịch là: “Năm Thiệu Trị thứ năm (Ất tị), Bồ Sơn đại giác thiền tự phái Lâm Tế Pháp, độ điệp Phúc Điền hoà thượng pháp hiệu An Thiền tuyển chọn” Lại trong bài đề tựa của Nguyễn Đại Phương có ghi rằng: “Bản

niên chung độ điệp Phúc Điền Hoà thượng, trụ trì Phúc Xá đại quang thiền tự Nguyễn An Thiền trì sở tuyển Tam giáo quản khuy lục tam chiết, cái tự vu dư.”

Tạm dịch là: “Mùa đông năm nay, nhà sư Nguyễn An Thiền được ban độ điệp pháp danh Phúc Điền Hoà thượng trụ trì chùa Phúc Xá Đại Quang Thiền Tự cầm ba tập Tam giáo quản khuy do ông chọn chép thành, tới xin ta đề tựa.” Từ

những chứng cứ trên, chúng tôi nhận định, An Thiền và Phúc Điền là một người

1.2 Sự nghiệp của nhà sư An Thiền

An Thiền là thiền sư có ảnh hưởng rất lớn đối với Phâ ̣t giáo nước ta từ trước tới nay , An Thiền đã đào tạo ra nhiều cao tăng có tài đức đương thời , ngoài ra còn dựng xây chùa chiền khắp miền Bắc và biên soạn san khắc các chuyên đề về li ̣c h sử Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam cũng như các kinh sách nô ̣i điển Tam tạng

Trang 11

Trải qua ba triều vua nhà Nguyễn với 80 năm tuổi đời , Hoà thượng Phúc Điền đươ ̣c trơ ̣ duyên của tín thí thâ ̣p phương , đặc biê ̣t là Tổng đốc Hà Ninh Nguyễn Đăng Giai đã cho dựng nhiều chùa chiền ở khắp nơi như chùa Bồ Sơn

Đa ̣i Giác (1840) ở Bắc Ninh , chùa Đại Quang (1843) ở Sơn Tây , chùa Liên Trì Hải Hội (1847), chùa Liên Phái (1854) ở Hà Nội , chùa Thiên Quang ở Phú Thọ, Các chùa d ựng lên mời ngài trụ trì và dẫn dắt tăng tài , tạo điều kiện để ngài biên soạn kinh sách và ấn tống Qua mấy mươi năm tu trì, Hoà thượng đã dẫn dắt nhiều tăng đồ sau này thành tổ sư các chùa lớn tiếp nối chỉ của thiền sư làm cho thiền môn ngày càng phát triển Các cao tăng được ngài dẫn dắt như Thiền sư Thông Huyền ở chùa Hàm Long (Quế Võ-Bắc Ninh) sau là tổ đời thứ 7 của chùa này ; Đa ̣i sư Chiêu Thống là tổ thứ 4 chùa Sùng Phúc Tam Huyền (Thanh Trì -Hà Nội ); Đa ̣i sư Phổ Thiên (Phú Xuyên -Hà Tây ), sau tiếp nối chí thầy mà san khắc kinh kê ̣, nay ở chùa Đa Bảo vẫn còn lưu ; Thiền sư Lan Hương chùa Thày (Quốc Oai-Hà Tây), ngài đã tu tạo chùa Thầy thêm đẹp , khắc bia ghi nhớ công thầy hiê ̣n còn ở am Hiển Thuy ̣,

Lúc còn sống, Hoà thượng chuyên tâm vào việc tìm hiểu nghiên cứu kinh điển Phật giáo Hiện nay, số tác phẩm do Hoà thượng biên soạn, biên dịch, hiệu đính, khắc in có đến hàng chục bộ, có thể chia ra làm ba loại:

* Sách chữ Hán hiện còn:

- Tam bảo hoằng thông

- Đạo giáo nguyên lưu (còn gọi là Tam giáo quản khuy)

- Thiền uyển kế đăng lược lục

- Tại gia tu trì Thích giáo nguyên lưu

- Phóng sinh giới sát văn

- Hiệu đính Phật tổ thống kỷ

* Biên dịch, tức là diễn ra Quốc âm:

- Sa di luật nghi giả âm

- Tam giáo nhất nguyên giả âm

Trang 12

- Hộ pháp luận diễn âm

- Thái căn đàm diễn âm

* In ấn các bộ:

- Kinh Hoa Nghiêm

- Kim Cương Di Đà kệ chú chân kinh

- Vô Lượng Thọ kinh

- Đại phương tiện Phật giáo báo ân kinh chú nghĩa

- Giải hoặc biên

Phúc Điền Hoà thượng sống trải qua ba triều vua nhà Nguyễn , gắn bó với sự hưng thi ̣nh và suy vong của mô ̣t triều đa ̣i Hoà thượng là một Thiền sư , mô ̣t dịch giả, mô ̣t nhà nghiên cứu , mô ̣t tác gia văn ho ̣c , công quả của ngài có ý nghĩa

to lớn đối với thế hê ̣ tăng môn các đời và còn ảnh hưởng tới văn hoá đất Viê ̣t ngày nay

2 Lý do biên soạn tập sách “Đạo giáo nguyên lưu”

Nhà Nguyễn Tây Sơn, trong một giai đoạn ngắn đã chấm dứt tình trạng Nam, Bắc phân tranh và thống nhất sơn hà về một mối Nhưng chẳng bao lâu, Nguyễn Phúc Ánh diệt được Nguyễn Tây Sơn, thu hồi lại đất nước và mở đầu cho triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long

Trong giai đoạn này, nước ta sống trong cảnh chiến tranh thường trực, ít ai

có thì giờ nghĩ đến chuyện chấn hưng đạo đức tôn giáo Phong trào đấu tranh của nhân dân chống lại giai cấp thống trị diễn ra suốt từ đầu nhà Nguyễn cho tới những năm năm mươi của thế kỉ 19, theo tính toán của các nhà nghiên cứu, dưới thời Nguyễn có tới năm trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ

Nho giáo dưới thời kì này trở nên suy yếu, đạo thống bị băng hoại Nho giáo thể hiện sự bất lực trước thời đại, không còn là động lực phát triển của xã hội Từ giữa thế kỉ 18, tình hình giáo dục ngày càng sa sút, chúa Trịnh cho các thí sinh kì thi Hương nộp ba quan, gọi là tiền thông kinh miễn khảo hạch, khiến cho việc thi cử càng trở lên lộn xộn, người hiền tài mười phần không thi đỗ được

Trang 13

một hai Dưới triều nhà Nguyễn có khôi phục lại được phần nào, nhưng nhìn chung, Nho giáo không còn giữ được vị trí như trước đây

Đạo Phật trong thời kì đầu nhà Nguyễn dần được khôi phục, chùa chiền được xây dựng lại, tuy nhiên đạo Phật trong lòng người dân ngày càng trở nên lu

mờ: " Ðến đây, từ vua quan cho đến thứ dân, ai ai cũng cho rằng đạo Phật là

ở sự cúng cấp, cầu đảo, chứ không biết gì khác nữa Và phần đông họ chỉ trọng ông thầy ở chổ danh vọng, chức tước, mặc dù ông ấy thiếu học, thiếu tu Bởi tệ hại ấy, tăng đồ trong nước lần lấn vào con đường trụy lạc, cờ bạc, rượu chè đắm trước thanh sắc…” (Việt Nam Phật giáo sử lược Chương 9: Phật giáo

trong thời kì cận đại (triều Nguyễn) Tác giả Thích Mật Thể)

Trước sự xuống cấp về mặt học thuật cả về Nho giáo lẫn Phật giáo và Lão giáo, người đời sau không còn hiểu sâu về những sách vở của người đi trước, đọc mà không thông hiểu ngữ nghĩa câu cú Yêu cầu có một tập sách có thể giúp người đời sau hiểu được những vấn đề cơ bản nhất của tam giáo, thông hiểu được những vấn đề gặp phải trong quá trình đọc các sách khác

Nhân lúc đọc các sách của Bách gia Chư tử, nhà sư An Thiền đã ghi chép lại những kiến thức cơ bản, những vấn đề hay trong các sách đó biên tập thành

tập sách “Đạo giáo nguyên lưu”, với mục đích cung cấp cho các đệ tử và người

đời sau hiểu được các kiến thức cơ bản, tiện bề tra cứu và học tập Trong “Tiểu Dẫn” đầu tập sách có đoạn viết:

Trang 14

Phiên âm: “…Nhân hạ an cư thời, du thích hải chi uông dương, ngoạn

Nho lâm chi hạo đãng, hội quy nguyên vu nhất phái giả dã Tiên lãm sơ kinh tạo luận, hữu dẫn Hoa Phạn danh nghĩa giả, hữu dẫn Chu Khổng Lão Trang ngữ giả, hữu đồng dị nhi kính huỷ giả, hữu tân văn cựu pháp giả, hữu cổ tự kim tự giả, hữu thiện ác, hiếu ố giả, hữu nghĩa lý thiết yếu giả, hữu văn tự quốc âm giả, hữu bàn hoàn sổ nhật nhi vị tiêu nhất cú giả, nhân nhi sưu tầm Chư tử bách gia, thái

kì yếu ước nhất nhị, biên tập các khoản, phân vi tam quyển, mục viết: Đạo giáo nguyên lưu, dĩ tiện quan lãm, (…) Sơ tổ thuỷ tòng vạn pháp, chung chí đơn

truyền, thử kỳ ý dã, ngã bối học bất tri cú đậu, thư vị tri thiên bàng, vi tăng hành nghi, nhất vô sở hiểu, viết: Nhất tâm vi bản vạn hành khả dĩ thứ chi Ta hồ! Tâm

kí bất nhất, nhi vạn hành khả tòng nhi khả lập tai

Dịch nghĩa: “…Nhân lúc mùa hạ an nhàn, ngao du biển Phật mênh

mông, chơi nơi rừng Nho bát ngát, hợp quy nguồn về một phái Trước xem kinh chú mà tạo ra lời luận bàn, có trích dẫn các tên và nghĩa Hoa, Phạn; Có trích dẫn lời của Chu Khổng, Lão Trang; Có đồng dị mà kính huý, có văn mới phép xưa, có chữ xưa chữ nay, có thiện ác, có yêu ghét, có nghĩa lý thiết yếu, có văn

tự quốc âm, có câu suy ngẫm mấy ngày mà không thông nghĩa Nhân đó mà sưu tầm trong Bách gia chư tử, chọn lấy một hai điều căn bản, biên tập lại các

khoản và chia thành ba cuốn, đề tên là: Đạo giáo nguyên lưu, để tiện xem

đọc(…) Tổ xưa bắt đầu theo vạn pháp, cuối cùng tới đơn truyền ấy là do bởi phường chúng ta học không biết chấm câu, viết chữ không biết bộ thủ, làm thầy tăng thực hiện nghi lễ mà không hiểu gì cả, cứ bảo rằng lấy một cái “tâm” làm gốc, còn “vạn hạnh” có thể xếp vào hàng thứ hai Than ôi! “Tâm” đã bất nhất thì “vạn hạnh” sẽ dựa vào đâu mà tạo lập được.”

Đó cũng chính là điều mà nhà sư An Thiền trăn trở trước khi làm làm

cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”, trong một thời kì dài suy thoái, tăng ni trong các

chùa đều không biết chữ, ngữ nghĩa không thông hiểu, chỉ biết truyền lời của người xưa mà không hiểu biết về ý nghĩa Điều đó cho thấy, mục đích lớn nhất

để nhà sư An Thiền viết tập sách “Đạo giáo nguyên lưu” là giúp người đời sau

Trang 15

hiểu được tam giáo từ những vấn đề cơ bản nhất của nó

Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo trong thời kì đầu tiếp xúc, thỉnh thoảng

có những cuộc đụng độ nhỏ trên các phương diện như tập tục, lễ nghi…mà chưa

có sự đụng độ về mặt tư tưởng, các thời kì tiếp theo bắt đầu xuất hiện sự pha trộn, hỗn dung tư tưởng của nhau Cuốn “理 或 論” (Lý Hoặc Luận) của Mâu

Tử tập trung phản ánh cái mà người dân thời đó quan tâm là làm thế nào để dùng tư tưởng Nho giáo giải thích Phật giáo Hay ở thế kỉ thứ V, trên đất Giao Châu xẩy ra cuộc bút chiến giữa Nho giáo và Phật giáo, cuộc tranh luận này đã cho thấy, thời kì này xu thế gắn kết tam giáo bắt đầu được mọi người chú ý tới

Đó cũng là tín hiệu khởi đầu cho cuộc hội nhập, hỗn dung các luồng tư tưởng của các giáo phái Lấy lý lẽ, tư tưởng của giáo phải này để giải thích cho lý lẽ, giáo lý của tư tưởng khác đã trở nên phổ biến hơn Các tăng ni thường viện dẫn

tư tưởng của Nho giáo để giải thích cho tư tưởng của mình, còn Đạo giáo lại viện dẫn tư tưởng của Phật giáo để giải thích cho tư tưởng của mình Tác giả Hám Sơn Ðức Thanh người Trung Quốc đã chú thích các sách Trung dung - Luận ngữ - Ðại học chủ trương dung hòa giữa Nho giáo và Phật giáo, Bộ “Quan Lão Trang ảnh hưởng luận”(觀 老 庄 影 响 論), “Ðạo đức kinh giải” (道 德 經 解), “Tam kinh luận” (三 經 論) tác giả Hám Sơn Đức Thanh viết nhằm dung hòa với Ðạo giáo, đồng thời bàn rõ sự dị đồng của tam giáo và đưa ba giáo phái đến chỗ thống nhất Tác Giả Hàn Dụ đã viết “Phúc tính thư”(复性书) lấy kinh Phật để giải thích Nho giáo Trong bài “tựa” cho “Thiền Tông Chỉ Nam” Vua

Trần Thái Tông viết: “Các vị sáng lập ra Nho, Phật, Lão, xét cho cùng đều cùng chung một mục tiêu: Cầu tìm đạo, việc chia tách thành “ba giáo” là cứng nhắc

Nho Phật Lão là những người bạn đồng hành.” Trong bài “Tiểu dẫn” đầu tập sách “Đạo giáo nguyên lưu”, An Thiền viết:

“原 夫 成 住 壞 空之 四 會 猶 春 夏 秋 冬 之 四 時 終 而 復 始 無 窮

已 也 固 世 界 初 成 依 舊 建 立 聖 人 應 化 隨 機 而 設 教 之 或 生 于 中

州 邊 地, 或 生 于 此 界 他 方, 或 生 于 前 後 遠 近, 而 門 庭 施 設 不 同 蓋

Trang 16

Dịch nghĩa:

“Vốn ôi! Bốn thời kì Thành, Trụ, Hoại, Không là do bốn mùa xuân hạ thu đông tạo nên, tới cuối đông rồi trở lại ban đầu cứ thế vô cùng vô tận, cho nên thế giới mới thành lập xây dựng trên nền tảng của cái cũ, thánh nhân tuỳ cơ ứng hoá mà lập nên giáo phái, hoặc thánh nhân sinh ở vùng đất Trung Châu, hoặc sinh ở những nơi ngoài biên giới đó, hoặc sinh ở trước, sau, xa, gần, mà thiết lập giáo phái khác nhau Đại khái đó là điều đương nhiên của lý thế vậy Hoặc dạy người thoát khỏi con đường sinh tử, hoặc lấy việc tu thân bảo vệ cái chân thực để truyền dạy, hoặc lấy đạo luân lý cương thường tề gia trị quốc để truyền dạy Có giáo phái lấy sĩ nông công thương để truyền dạy, hoặc có giáo phái lấy phong thuỷ để truyền dạy, hoặc lấy bách công kĩ nghệ để truyền dạy Đại khái thánh nhân tuỳ cơ, tuỳ lực, tuỳ thời, tuỳ thế mà bày ra cách giáo hoá Đạo vốn nhất quán chứ đâu có tam giáo mà nói vậy Không so sánh đối chứng thì nói là một, có so sánh đối chứng thì gọi là hai.”

Trang 17

Điều đó minh chứng cho thấy, một lý do nữa khiến nhà sư An Thiền viết

tập sách “Đạo giáo nguyên lưu” là nhằm nhấn mạnh mục đích cuối cùng của

Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo là phục vụ cho nhân sinh, cho con người Các giáo phái không nên bài xích lẫn nhau, công kích lẫn nhau như những gì đã diễn

ra trong lịch sử, mà cần có thái độ “cầu đồng tồn dị” để đến với nhau

Từ thế kỉ 15, 16, tại Trung Quốc lẫn Việt Nam, Công giáo đã tràn vào gây nên những xung đột lớn Cả Nho giáo lẫn Đạo giáo, Phật giáo đều cảm nhận được sự “lấn sân” của Công giáo Trong thời kì này, giới sĩ phu nhất là các tăng

ni đã có những bài phê bình chỉ trích đạo Ki Tô và các nhà truyền giáo Cho tới

vụ án “Nam kinh giáo án” và đặc biệt sau sắc lệnh cấm Đạo của vua Ung Chính nhà Thanh, thì sự xung đột đã đi đến tột đỉnh Tại Việt Nam, nho gia sau Văn thân như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, và ngay cả nhóm Tự Lực Văn Ðoàn cũng không có thiện cảm gì với Kitô giáo

Để chống lại sự xâm nhập của đạo KiTô, dường như cả Nho giáo, Đạo giáo lẫn Phật giáo đều hiểu rằng, họ cần đoàn kết nhau lại để chống Ki Tô giáo

Do vậy, tư tưởng tam giáo đồng nguyên đã trỗi dậy với hàng loạt các tác phẩm chung cho cả ba giáo phái được ra, “Đạo giáo nguyên lưu” của nhà sư An Thiền cũng nằm trong bối cảnh chung đó Bỏ qua những sự khác biệt, đoàn kết với nhau để đương đầu với sự tấn công của Kitô giáo từ phương Tây tràn tới Đó

cũng chính là một lý do để An Thiền viết tập sách “Đạo giáo nguyên lưu”

Một lý do khác khiến nhà sư An Thiền viết tập sách “Đạo giáo nguyên

lưu” là nhằm đề cao vai trò của Phật giáo trong xã hội Trong bài “Tiểu Dẫn”

An Thiền đã nêu lên tính linh diệu của thuyết giáo của Phật:

Trang 18

phù thiên đế thần tiên, uy linh mạc trắc, diệu hoá nan lượng, tinh la kì bố vu tứ phương, vũ thi vân hành vu bát cực, tham tuỳ tam bảo quản chưởng chư thần, nhi thiên đường hưởng phúc.”

Ông nêu lên lợi ích của giáo hoá Phật giáo: “Phật ở trong nước khiến người ta minh tâm kiến tính, không nên làm mọi điều ác, nên thực hành mọi điều thiện, như thế thì có ích lớn cho đời Do đó các vua nhà Nguỵ muốn diệt Phật

mà cuối cùng không thể diệt được Không diệt được thì có thể dèm pha được không?” (Quyển Thượng tr 18-19), đề cao phật bằng các huyền thoại như Thích

Ca sinh ra từ hông mẹ, ngày Phật sinh ra mặt trời có hai vòng…Một lý do nữa

khiến An Thiền viết “Đạo giáo nguyên lưu” là chống lại các lời lẽ xuyên tạc các

vị Phật ở các thời đại trước, như phê phán các giai thoại về phù chú của Hồ tăng

có thể làm cho người chết, nhưng không thể làm cho Phó Dịch chết (Quyển Trung, đề mục: Tăng chú truyền Dịch Tờ 11b), về răng phật không cháy nhưng

bị rìu của Triệu Phượng đập tan (Quyển Trung, đề mục: Triệu Phượng Phủ Tờ

11b)…An Thiền nói: “Những chuyện đó tuy nói về Phật nhưng là có tội với Phật” (Quyển thượng tờ 19)

Tập sách “Đạo giáo nguyên lưu” do nhà sư An Thiền viết cung cấp

những tư liệu quý giá cung cấp cho các đệ tử của ông và người đời sau hiểu được những điều căn bản nhất của tam giáo, để bù lấp vào những khoảng trống

về kiến thức tồn tại trong các nhà Nho lẫn các tăng ni trong thời kì đó Từ đó cho mọi người thấy Nho, Phật, Lão vốn là cùng một nguồn gốc “Đạo tuy là ba nhưng mục đích chỉ là một” (Tiểu dẫn), đó là phục vụ cho nhân sinh, cho con người Bởi vậy các giáo phái không nên công kích lẫn nhau mà phải đoàn kết

Trang 19

nhau lại để đương đầu với Kitô giáo du nhập từ phương Tây đang uy hiếp mạnh

mẽ tới vị thế của ba giáo Tập sách còn có mục đích hoằng dương Phật pháp, đề cao Phật giáo, nâng cao vai trò của Phật giáo, sánh vai với Nho giáo đang chiếm

vị trí chủ đạo trong xã hội bấy giờ

3 Tiểu kết

Nhà Nguyễn thống nhất đất nước , kinh tế chính tri ̣ và văn hoá dần dần ổn

đi ̣nh, sau mấy mươi năm la ̣i rơi vào s ự bành trướng của thế lực p hương Tây - nước Pháp Trong giai đoa ̣n đất nước nhiều biến chuyển , đạo Phâ ̣t ở nước ta cũng dần đi vào suy thoái , lẻ tẻ những ngọn cờ Thiền lâm sáng lên rồi tắt đi trong bóng đêm chế đô ̣ phong kiế n Trong không khí thời đa ̣i có nhiều biến chuyển, Phúc Điền Hoà thượng là ngọn cờ đầu cho công cuộc hoằng dương đạo pháp, đào ta ̣o tăng tài kế truyền ma ̣ch đa ̣o , mở rô ̣ng thiê ̣n pháp trong xã hô ̣i ở

mô ̣t thời gian khá dài mà rồi sau đó các đê ̣ tử , bạn hữu của ông tiếp tục kế thừa mạch nguồn đó

Trải qua ba triều vua nhà Nguyễn với 80 năm tuổi đời , Hoà thượng Phúc Điền đươ ̣c trơ ̣ duyên của tín thí thâ ̣p phương đă ̣c biê ̣t là Tổng đốc Hà Ninh

Nguyễn Đăng Giai đã cho dựng nhiều chùa chiền ở khắp nơi và biên soạn san khắc các chuyên đề về li ̣ch sử Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam cũng như các kinh sách nô ̣i điển Tam ta ̣ng

“Đạo giáo nguyên lưu” là một trong những tác phẩm do ông biên soạn

với mục đích cung cấp kiến thức về Nho, Phật, Lão cho người đọc, trên cơ sở đó tìm sự đồng nhất giữa ba giáo, từ đó nêu lên sự cần thiết chấp nhận cả ba Ngoài

ra cuốn sách cũng nhằm nâng cao vai trò của Phật giáo trong xã hội, chống lại những lời lẽ xuyên tạc bài xích Phật giáo

Trang 20

Chương II: Nghiên cứu văn bản phần “Nho giáo” trong cuốn “Đạo

giáo nguyên lưu”

1 Giới thiệu khái quát văn bản “Đạo giáo nguyên lưu”

Đạo giáo nguyên lưu còn có tên gọi khác là Tam giáo quản khuy Sách

gồm 3 tập, giới thiệu tóm tắt về lịch sử 3 loại tôn giáo lưu hành ở Việt Nam: Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo Đặc biệt, sách đã tập trung giải thích những thuật ngữ chuyên dùng của Phật giáo Trong thời kỳ chữ Hán còn thông dụng, sách được dùng làm tài liệu giảng dạy trong các trường học của nhà chùa Sách in năm Thiệu Trị thứ 5 (1845).Tác giả là Phúc Điền Hoà thượng pháp danh An Thiền Người đề tựa sách là Nguyễn Đại Phương tức Nguyễn Đăng Giai làm chức Binh bộ thượng thư kiêm Đô sát viện hữu ngự sử, tổng đốc Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang đẳng xứ địa phương đề đốc quân vụ kiêm lý lương hưởng

Theo bài tựa đầu cuốn sách thì “Đạo giáo nguyên lưu” là một phần đầu trong một bộ sách gồm ba phần có tên chung là “Tam giáo quản khuy Lục”(三 教 管

窺 錄 ) (hai phần sau là: Thiền môn kinh chú 禪 門 經 咒, Thiền môn giới luật

uy nghi 禪 門 戒 律 威 儀)

Hiện trong kho sách Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm có hai bản

“Đạo giáo nguyên lưu” kí hiệu A 2675 và A1825 Nhìn chung hai bản này có

cùng một ván khắc nên không có sự khác nhau về văn bản Bản mang hiệu A2675 có khổ rộng 33x22 Bản A1825 cũng có khổ rộng 33x22 Tuy nhiên bản

A 1825 được tách rời thành ba cuốn riêng rẽ là: A 1825/1 có nội dung ghi chép

về Phật giáo, A 1825/2 có nội dung ghi chép về Nho giáo, A 1825/3 có nội dung ghi chép về Đạo giáo Vì lý do đó, chúng tôi lấy bản A 2675 làm căn cứ để tiến hành nghiên cứu làm luận văn

Bản khắc ván “Đạo giáo nguyên lưu” có đóng khung, có đề tự, có in số

tờ, mỗi trang có 12 dòng, giữa các dòng không có kẻ ngăn cách, mỗi dòng có khoảng 28 chữ, viết từ trên xuống dưới, từ phải sang trái Phần đề tựa bên trái

trang giấy có bản tâm ghi “Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng” (hoặc quyển

Trang 21

trung, quyển hạ) phía dưới có đánh số tờ Các đề mục được viết cao hơn phần nội dung

Sách in ván gỗ bản xơ (32x18), tổng cộng có 247 tờ, mỗi tờ hai trang, mỗi

trang 12 dòng, mỗi dòng 28 chữ Đầu cuốn sách là “Tam Thánh Đồ”, Đức Phật

ngồi ở chính giữa và được xếp cao hơn hai vị thánh Khổng Tử và Lão Tử Cuốn

sách Đạo giáo nguyên lưu có phần “Tựa” của Nguyễn Đại Phương tức Nguyễn

Đăng Giai, được in ngay sau bản vẽ “Tam Thánh Đồ” gồm bốn trang, mỗi trang

có mười hai dòng, mỗi dòng có khoảng 28 chữ, đầu đề có ghi: “Tân Tập Tam

giáo quản khuy lục tự”, cuối bài “Tựa” có ghi tên và chức vụ của người đề

“Tựa” và cũng là người quyên tiền để in ấn cuốn sách này: “Tư thiện đại phu binh bộ thượng thư kiêm đô sát viện hữu đô ngự sử tổng đốc Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang đẳng xứ địa phương đề đốc quân vụ kiêm lý lương hưởng tại gia bồ tát Nguyễn Đại Phương cẩn tự ngưỡng chúc” Sau phần đề “Tựa” của

Nguyễn Đăng Giai là bài “Tiểu Dẫn” của chính tác giả An Thiền Phần “Tiểu Dẫn” gồm hai trang, mỗi trang có khoảng 12 dòng, mỗi dòng 28 chữ, đầu đề có

ghi: “Đạo giáo nguyên lưu Tiểu Dẫn”, cuối phần “Tiểu dẫn” có ghi tên và pháp

danh của tác giả: “Thiệu trị ngũ niên tuế thứ Ất tị Bồ Sơn đại giác thiền tự lâm tế pháp phái độ điệp Phúc Điền hoà thượng sa môn An Thiền tuyển” Sau phần đề

“Tựa” và “Tiểu Dẫn” là ba quyển Thượng (Phật giáo), Trung (Nho giáo) và Hạ (Đạo giáo) Quyển thượng có 162 trang, quyển trung có 186 trang, quyển hạ có

192 trang

Trang đầu vẽ tam thánh đồ, giữa là hình Thích Ca Mâu Ni, được vẽ cao hơn, bên trái là hình Khổng Tử, bên phải là Lão Tử, trên cùng có dòng chữ viết

từ phải sang trái: “Nho Thích Đạo Tam Thánh Đồ”, trên đầu mỗi vị thánh có

bốn câu thơ, tổng cộng là mười hai câu, mỗi câu có bảy chữ, nội dung tổng quát

về ba giáo, thứ tự từ trái sang phải là:

Kim đài ngọc cục nhiễu đan vân Thượng hữu Chân nhân xưng Lão Quân

Trang 22

Bát thập nhất hoá trường sinh quyết Ngũ thiên dư ngôn bất hủ văn

Đà la môn khởi Chân như xuất Viên giác hải trung quang Huệ nhật Linh sơn hội thượng thuyết chân ngôn Mãn thiệt liên hoa cổ văn Phật

Lục kinh san định cổ văn chương Thù Tứ uyên thâm giáo trạch trường

Kế vãng khai lai tham tạo hoá, Đại thành chí thánh Văn Tuyên vương Ngoài có đóng khung, bên trái có bản tâm ghi: “Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng” dưới có đề số tờ

Từ tờ 1b đến 3a là bài “Tựa” của Nguyễn Đăng Giai tức Nguyễn Đại Phương Nội dung của bài “Tựa” khái quát toàn bộ nội dung của cuốn sách:

“Nho giáo chuyên chú vào kinh thế mà điểm quyết yếu là làm chính cái Tâm của mình Phật giáo chuyên chú về làm sáng cái Tâm, mà tác dụng của nó đủ để kinh thế Tuy có ba giáo mà cái lý chỉ là một” (bài Tựa tờ 2b) Bài “Tựa” đánh

giá rất đúng về nội dung cũng như lối hành văn của cuốn sách: “Tuy lời lẽ rời rạc, lời văn không được diễm lệ, nhưng nó chọn khắp các sách, quy tập những ý

kiến của nhiều người để hợp thành một cuốn Ghi chép các chuyện liên quan tới

Nhân quả, đủ để hai cửa thiền tịnh dùng nó làm yếu quyết vậy Không ghi chép

thực về nguồn gốc và các dòng của ba giáo phái, mà chỉ để cho người theo đạo

Trang 23

tuỳ thời tuỳ thế mà tạo nên các giáo phái khác nhau, đó là điều đương nhiên của

lý số vậy (tờ 4a)

Quyển Thượng của “Đạo giáo nguyên lưu” bắt đầu từ tờ 1 tới tờ 81, mỗi

tờ có hai trang, tổng cộng có 81 tờ 162 trang, khắc in về Phật giáo, mỗi trang có mười hai dòng, mỗi dòng 28 chữ, chữ viết từ trên xuống dưới, từ phải sang trái

Dòng đầu tiên (tờ 1a) viết: “Đạo giáo nguyên lưu Quyển Thượng”, dòng thứ hai ghi tên tác giả: “Bồ Sơn Đại Giác Thiền Tự Độ Điệp Phúc Điền Hoà

Thượng Lâm Tế Phổ Sa Môn An Thiền Biên Tập”, từ dòng thứ ba trở đi là nội

dung viết về Phật giáo Toàn bộ các trang sách của “Quyển Thượng” đều được

đóng khung, khung ngoài to đậm, khung trong thanh nhỏ, bên trái mỗi trang

giấy đều có bản tâm ghi đầu đề của cuốn sách “Đạo giáo nguyên lưu Quyển

Thượng”, phía dưới có đánh số tờ thứ tự từ tờ 1 đến tờ 81

Đầu quyển giới thiệu về nguồn gốc xuất xứ của Phật giáo, sau đó là mục

Phụng Chiếu Cầu Pháp (奉 詔 求 法 ) nói về Tính Toàn Trạm Công hoà thượng

vâng lệnh Lê Ý Tông sang nhà Thanh xin kinh Phật, sau đó là chép tên các kinh sách đã sưu tầm được, tổng cộng có 160 bộ, mỗi bộ chỉ ghi tên sách và số quyển

Sau bản mục lục là danh sách các sách của Trạm Công mang từ Trung

Quốc về, tiếp sau là tiểu mục Bản Quốc Thiền Môn Kinh Bản, chia ra các loại

kinh 86 bộ, luật số 26 bộ, luận số 6 bộ, lục số 62 bộ, tổng cộng là 180 bộ, ngoài

ra còn có đề mục các sách của tác gia Việt Nam Ở phần này, về mục kinh có:

Lĩnh Nam Chích Quái (嶺 南 摭 怪), Tam Giáo Chính Độ (三 教 正 度)…, mục luật số có: Tì Ni Giới Luật (毘 尼 戒 律) của An Thiền Về lục số có: Thiền Uyển Tập Anh Lục (禪 苑 集 英 錄), Khoá Hư Lục (課 虛 錄), Trần Triều Tam

Tổ Lục (陳 朝 三 祖 錄), Trần Triều Thập Hội Lục (陳 朝 十 會 錄), Đạo giáo nguyên lưu (道 教 源 流), Chuyết Công Lục (拙 公 錄), Kế Đăng Lục (繼 登 錄), Thánh Đăng Lục (聖 登 錄), Chư Kinh Mục Lục (諸 經 目 錄), Thượng Sĩ

Trang 24

Lục (上 士 錄), Cổ Châu Lục (古 珠 錄), Báo CựcTruyện (報 極 傳), Tâm Nang

Triều Danh Đức (李 朝 名 德), Trần Triều Danh Đức (陳 朝 名 德), Tì Ni Lưu

Chi Truyền Pháp (毘 尼 流 支 傳 法), Tuyết Đậu Truyền Pháp (雪 竇 傳 法)

Sau các mục trên có chép các sự việc thần thoại về Phật pháp ở Việt Nam, gồm

19 việc, như việc tịch cốc, túi đồng để đúc chuông, đúc vạc, An Nam tứ khí… Tiếp theo là ghi chép về Phật pháp trên đất các chúa Nguyễn và các vua Triều Nguyễn, sau nữa là sự tin theo phật của Nguyễn Đăng Giai và gia đình

Sau các mục kể trên, đến các điển tích có liên quan tới Phật giáo, trích trong các kinh phật, các sử sách Phần này được coi là tự điển các từ trong sách

phật Tờ 41 nói về chú dịch kinh sách Đạo Tục Dịch Kinh (道 俗 譯 經), Tùng Lâm Chức Sự (叢 林 職 事) nói về tổ chức trong một chùa lớn

Quyển Trung của Đạo giáo nguyên lưu bắt đầu từ tờ 1 đến tờ 93, tổng

cộng có 93 tờ (186 trang) Văn bản phần này sẽ được giới thiệu kĩ ở mục hai tiếp ngay bên dưới

Quyển Hạ của Đạo giáo nguyên lưu bắt đầu từ tờ 1 tới tờ 96, tổng cộng

có 96 tờ (192 trang) khắc in về Đạo giáo, mỗi trang có mười hai dòng, mỗi dòng

28 chữ, chữ viết từ trên xuống dưới, từ phải sang trái Dòng đầu tiên (tờ 1a) viết:

“Đạo giáo nguyên lưu Quyển Hạ”, dòng thứ hai ghi tên tác giả: “Bồ Sơn Đại

Giác Thiền Tự Độ Điệp Phúc Điền Hoà Thượng Lâm Tế Phổ Sa Môn An Thiền Biên Tập”, từ dòng thứ ba trở đi là nội dung viết về Đạo Giáo Toàn bộ

các trang sách của “Quyển Hạ” đều được đóng khung, khung ngoài to đậm,

khung trong thanh nhỏ, bên trái mỗi trang giấy đều có bản tâm ghi đầu đề của

Trang 25

cuốn sách “Đạo giáo nguyên lưu Quyển Hạ”, phía dưới có đánh số tờ thứ tự từ

tờ 1 đến tờ 96

Sau bài tổng luận ở tờ 1 là các sự việc điển tích có liên quan tới Đạo giáo

(tờ 2 đến tờ 9), tiếp tới là các sự việc chung cho cả ba giáo, như Tam giáo đàm luận 三 教 談 論 (tờ 9), Tống Tông Bản thiền sư tác Sơn cư bách vịnh 宋 宗 本

禪 師 作 山 居 百 詠 (tờ 11-15a), Long vương cầu cứu 龍 王 求 救 (tờ 15b), sau

đó là các thiên do An Thiền dịch ra Quốc Âm và cả chữ Hán, chữ Nôm: Cảm ứng thiên 感 應 偏 (tờ 15b-18), Vương thị cảnh thế lương ngôn王 氏 警 世 良

言 (tờ 18-19), Từ ân xuất gia châm 慈 恩 出 家箴 (tờ 19-20), Hàn Lâm bảng 寒

林 榜 (tờ 20), Bán điểm văn 半 點 文, Nhất đán văn 一 旦 文 (tờ 21), Phạn Hoa danh nghĩa 梵 华 名 義, Thiền Phạn số 禪 梵 數(tờ 22-31), thích nghĩa 释

義 (32-42), tiếp theo là một số từ ngữ có dịch sang chữ Nôm (43-51) và một số

điển tích, sau cùng có in một số bộ sách có dịch chữ Nôm như: Tam thiên tự lịch đại văn quốc âm 三 千 字 历 大 文 國 音 (70-75), thiên tự văn 千 字 文 (75-80), Tam thiên tự toản yếu 三 千 字 纂 要 (81-95), tiếp theo là lời bổ trợ nói qua một

số kinh Phật in ở Việt Nam, sau cùng là ghi tên tác giả và năm khắc, nơi để ván

in, tên người đứng in, người cúng tiền

Toàn bộ tập sách “Đạo giáo nguyên lưu” (bao gồm cả bài “Tựa” của

Nguyễn Đại Phương và bài “Tiểu Dẫn” của tác giả An Thiền) có 274 tờ 548

trang Cuốn sách được khắc in một cách thống nhất, đầu mỗi quyển đều ghi Đạo

giáo nguyên lưu quyển thượng (trung, hạ), dòng tiếp theo là tên hiệu và thiền

phái của tác giả An Thiền, tiếp sau là nội dung Sách có đóng khung, có bản tâm, có khắc số tờ

2 Văn bản phần Nho giáo

Quyển Trung của Đạo giáo nguyên lưu bắt đầu từ tờ 1 tới tờ 93, tổng

cộng có 93 tờ 186 trang khắc in về Nho giáo, mỗi trang có mười hai dòng, mỗi

dòng 28 chữ, chữ viết từ trên xuống dưới, từ phải sang trái Dòng đầu tiên (tờ

1a) viết: “Đạo giáo nguyên lưu Quyển Trung”, dòng thứ hai ghi tên tác giả:

Trang 26

“Bồ Sơn Đại Giác Thiền Tự Độ Điệp Phúc Điền Hoà Thượng Lâm Tế Phổ Sa

Môn An Thiền Biên Tập”, từ dòng thứ ba trở đi là nội dung viết về Nho Giáo

Toàn bộ các trang sách của “Quyển Trung” đều được đóng khung, khung ngoài

to đậm, khung trong thanh nhỏ, bên trái mỗi trang giấy đều có bản tâm ghi đầu

đề của cuốn sách “Đạo giáo nguyên lưu Quyển Trung”, phía dưới có đánh số

tờ thứ tự từ tờ 1 đến tờ 93 Các đề mục được bố trí cao hơn phần nội dung một

chữ Toàn bộ “Quyển Trung” có 715 đề mục, khoảng 484.300 chữ

3 Bảng sắp xếp phân loại các đề mục trong phần Nho giáo

1 An Đế tăng bái 安 帝 僧 拜

(An Đế bắt tăng ni bái lạy)

X X 10b Nho phật đối đầu

5 Ẩn hiện ngưu lan 隱 現 牛 欄

(Ngưu lan ẩn hiện)

9 Bản phiến 稗 贩 (Bái phản) X 76a Một loại cỏ

trong ruộng lúa

Trang 27

(Bành Sinh biến thành lợn biết

đứng)

14 Bạo hoang nịnh bội 暴 荒 佞

悖(Vua bạo ngược thần nịnh

(Không đứng không đi)

X 76a Răn dạy việc đi

đứng

19 Bất miễn hổ khẩu 不 免 虎

口(không thoát miệng hổ)

20 Bật ngôn Lương bại 弼 言 梁

敗 Đỗ Bật nói nước Lương bại

X 30a

21 Bất nhẫn phi nhân 不 忍 非 人

(Không có lòng trắc ẩn thì

không phải là người)

X 41a Nói về lòng kiên

nhẫn của các nhân vật lịch sử

Trang 28

(Không quên xạ câu)

32 Bệ cư châu 薜 居 州 (Bệ Cư

(Việc san khắc bia văn)

X 48b Truyện liên quan

tới Việt Nam

(Đường Cao Tổ sa thải tăng ni)

X X 11a Đối đầu giữa

Trang 29

(Tài cao hơn người)

52 Cấp điệp 給 牒 (cấp điệp) X 18b Cấp điệp cho

tăng ni

53 Cầu chu võng tượng 求 珠 罔

象 Võng tượng tìm châu

X 29b

54 Cầu nhân quá 求 人 過

(Mong người mắc lỗi lầm)

X 60a Lời bàn của tác

giả

55 Chân đạo nhân nan 真 道 人 難

(Khó tới được đạo đích thực)

56 Chấp kinh vấn nan 執 經 問 難

(Cầm kinh hỏi khó)

X 69b

57 Chí đạo vô ngôn 至道 無 言

(Cái chí đạo không thể diễn tả

tiên triết, thất thập nhất tiên

hiền, tứ thập bát tiên nho 至

聖, 四 配, 十 二 賢 哲, 七 十

一 先 賢, 四 十 八 先 儒

bậc các vị thánh hiền của đạo Nho

61 Chi thảo 芝 草 (Cỏ linh chi) X 74a Loài cỏ

64 Chiếu viễn bất xuất詔 遠 不 出

(chiếu chỉ tới không nghênh

66 Chu bản thuỷ tinh 珠 本 水 精

(Chấu báu nguồn gốc từ nước)

X 70b

67 Chu chi sở tại 珠 之 所 在

(Chỗ của châu báu)

X 70a

68 Chu Đạo bất bị 周 道 不 備

(Đạo của nhà Chu không hoàn

Trang 30

bị)

69 Chu Hợi Chuỳ朱 亥 鎚

(Chuỳ Chu Hợi)

X 51b

70 Chu thiên Trần hậu 周 天 陳

後 Chu thiên và Trần Hậu

78 Côn ngô kiếm 昆 吾 劍

(Kiếm Côn Ngô)

X 35a

80 Côn Trì Kiếp hoả 昆 池 劫 火

(Kiếp hoả ở hồ Côn)

Trang 31

96 Đại hào quý nhân 大 豪 貴 人

(đại hào quý nhân)

99 Đại nam niên kỉ大 南 年 紀

(Niên kỉ của nước Nam)

102 Danh lợi sở tại名 利 所 在

(Danh lợi ở đâu)

107 Đạo Tông phạn tăng 道 宗 飯

僧 (Tống Đạo Tông nuôi tăng)

108 Đạo trung hữu đạo 盜 中 有 道 X 70b

Trang 32

(Vua hỏi chuyện trai giới)

X 35a Trai giới

119 Dị địa giai nhiên 易 地 皆 然

(Nơi yên ổn là đương nhiên)

125 Diện tường nhi lập 面 墙 而 立

(Đứng quay mặt vào tường)

Trang 33

hai triều vua)

139 Dư giả thực tăng 余 者 食 僧

(Dư thừa mới đem nuôi tăng)

140 Dược thạch 藥 石 (Dược thạch) X 77a

141 Đường Cao dưỡng lão 唐 高 养

老 (Đường Cao Tổ bàn về việc

nuôi dưỡng người già)

X 28b Bàn về đạo trị

quốc

142 Đương gia chủng thảo 當 家 種

草 (Đứa con có đức kế thừa gia

nghiệp)

X X X 75a

143 Dưỡng hạo nhiên khí 養 昊 然

氣 (Nuôi dưỡng khí Hạo nhiên)

147 Giá cô tiểu điểu 鷓 鴣 小 鳥

(Chim giá cô)

X 79b

Trang 34

148 Gia tự tiên huỷ 家 自 先 毀

Trang 35

168 Háo nhạc 好 樂 (Thích nhạc) X X 58b

169 Hầu Cảnh phục tru侯 景 伏 誅

(Hầu Cảnh phục giết)

X 50b

170 Hậu nhan厚 顏 (Mặt dày) X 50b

171 Hậu sinh khả uý 後 生 可 畏

(Đời sau giỏi hơn đời trước)

X 75a

172 Hỉ văn tam hiền 喜 聞 三 賢

(Ba người hiền vui mừng khi

nghe được cái hay của người

175 Hiền nữ thái tang 賢 女 太 桑

(Hiền nữ hái dâu)

của người con gái

176 Hiếu thân 孝 亲

(Hiếu với người thân)

Trang 36

188 Hoa lệnh 華 令 (Hoa lệnh) X 69a

189 Hoa ngoại nhân dân 華 外 人

民 (Người dân ngoài Trung

Hoa)

X 80b

190 Hoa Phong tam chúc 華 封 三

祝 (ba lời chúc của người Hoa

196 Hoàn ngã đầu lai 還 我 頭 來

(Trả đầu lại cho ta)

197 Hoàng đế nghĩa loại 皇 帝 義

類 (Các loại nghĩa của Hoàng

đế)

Hoàng Đế

198 Hoàng hà thanh 黃 河 清

(Nước Hoàng Hà trong)

X 80b Nói về quy luật

203 Huấn đồng 訓 童 (Dạy trẻ) X 71a

204 Hung biễu phong thương 凶 殍 X 33b

Trang 37

豐 傷 (Năm mất mùa hung,

năm được mùa tổn thương)

205 Huỷ phương hợp viên 毀 方 員

合(Huỷ vuông thành tròn)

X 74b

206 Huyền báo văn chương玄 豹

文 章 (Báo đen vẽ khoang)

(Mở khoa thi chọn người tài)

Đường

209 Khai quyển hữu ích 開 卷 有

益 (Mở sách có ích)

210 Khải thánh công 啟 聖 公 X 85a

211 Khải thư 楷 書 (Chữ khải) X 77b

Trang 38

225 Khuê môn 奎 門 (Cửa khuê) X 71a

226 Khước hành cầu tiền 却 行 求

前 (Cầu tiến bộ mà từ chối làm

(Cây kiệu cây tử tượng trưng

cho cha và con)

X 80a

234 Kim ngô điểu 金 吾 鳥

(Chim kim ngô)

X 72b Tên loài chim

241 Kim thiệt hoà thượng 金 舌 和

尚 (hoà thượng lưỡi sắt)

242 Kinh Kha vẫn mệnh 荊 坷 殞

命 (Kinh Kha vẫn mệnh)

X 36b

Trang 39

248 Lam kiều nhược tử 藍 橋 弱 死

(Lam Kiều yếu chết)

253 Lang thư 狼 狙 (Lang thư) X 71a Tên loài thú

254 Lao tân 勞 薪 (Vất vả món rau

258 Lê trượng ứng môn 梨 杖 應

門 (Chống gậy lê ra cửa đón

261 Lịch đại quốc hiệu 歷 大 國 號

(Tên các nước qua các đời)

X 32a Lịch sử các triều

đại Trung Quốc

262 Liên thành 連 城 (Liên thành) X 71a

Trang 40

273 Lôi điện lư truyền 雷 殿 盧 傳

(Lôi điện truyền lư)

274 Lỗi lỗi lạc lạc 磊 磊 落 落 (Lỗi

lạc)

X 72a

275 Long chung lạo đảo 龍 鍾 潦

倒 (Long chung lạo đảo)

X 75a Từ chỉ người

sống thọ

276 Long mã 龍 馬 (Long mã) X 70a Vật trong truyền

thuyết

277 Luân hồi thuyết 倫 回 說

(Thuyết luân hồi)

X X X 91a Bàn luận về tam

282 Lục nguyệt phi sương 六 月 飛

霜 (Tháng sáu sương giáng)

trung

283 Lục nhân bất tín 六 人 不 信 X 73a

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w