Vì những lý do trên, chúng tôi nhận định đây không phải là loại sách tuyên truyền, chuyển tải kinh chú của một giáo phái nào đó trong ba giáo Nho, Phật, Đạo, mà là một tập sách mang tính chất của loại sách “Công cụ”, nó chỉ nhằm mục đích cung cấp tư liệu nghiên cứu, học tập cho người nghiên cứu và học tập.
2. Các chủ đề chính được trình bày trong phần “Nho giáo” của cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”. “Đạo giáo nguyên lưu”.
Các đề mục liên quan tới Nho giáo.
Tuy phần này có đề cập tới cả ba giáo Nho, Phật và Đạo, nhưng nhìn chung nội dung của phần lớn các đề mục đề cập tới các vấn đề liên quan tới Nho giáo. Nội dung của “Nho giáo” trong phần này được thể hiện phong phú trên nhiều mặt như “Hiếu”, “Lễ”, “Nghĩa”, “Nhân”… Tuy không phải là những lời kinh kệ, nhưng nó chính là những minh chứng cho các nội dung của Nho giáo.
Các đề mục liên quan tới “Nhân” trong tư tưởng của Nho giáo.
“Nhân” là một trong “Ngũ thường” của tư tưởng Nho giáo được các nhà Nho đề cao, là một trong những nội dung chính của “Nho giáo” nhằm hướng mọi người đến với “Đạo”, từ đó tạo nên một trật tự xã hội đầy lòng vị tha, bác ái. Nhân là lòng yêu thương đồng loại, là lòng yêu khắp các loài vật. Đề mục Hàm nhân 函 人 (8b) nói rằng:
函人為 甲, 孟子 曰: 矢 人豈 不仁 于 函人 哉, 函 人 唯恐 傷人, 矢 人 唯恐不 傷人
Phiên âm: hàm nhân vi giáp, Mạnh Tử viết: Thỉ nhân bất nhân vu hàm nhân tai. Hàm nhân duy khủng thương nhân, thỉ nhân duy khủng bất thương nhân
Dịch nghĩa: “Hàm nhân đứng đầu, Mạnh Tử nói: Người thề thốt há không
có lòng nhân bằng người bao dung chăng? Người bao dung chỉ sợ làm tổn thương tới người khác, người thề thốt chỉ sợ không làm tổn thương người khác.”
“Lòng bao dung” chính là một trong những biểu hiện của “Nhân”. Người có lòng bao dung luôn yêu thương đồng loại, sẵn sàng tha thứ cho người khác, do vậy được người khác kính trọng. Đó là một đức tính của người có lòng “Nhân”, được nhà Nho cho rằng “Hàm nhân vi giáp” nghĩa là người có lòng bao dung đứng đầu trong tất cả những yếu tố của “Nhân”. Đề mục “Đường Tông túng tù” 唐 宗 縱 囚 (32b) chính là một biểu hiện cụ thể của lòng bao dung:
“唐 太 宗 親 戮 囚 死 見 該 死 者 三 百 九 十 人 太 宗 改 念 放 歸 期
以 後 秋 來 就 死 囚 死 來 年 衣 期 而 就 無 一 人 亡 者 太 宗 以 感 成 盡 放 還”
Phiên âm: Đường Thái Tông thân mục tù tử, kiến cái tử giả tam bách cửu thập nhân, Thái Tông cải niệm phóng quy, kì dĩ hậu thu lai tựu tử, tù tử lai niên y kì nhi tựu vô nhất nhân vong giả, Thái Tông dĩ cảm thành tận phóng hoàn.
Dịch nghĩa: “Đường Thái Tông đích thân giết tử tù, thấy người đáng giết
là ba trăm chín mươi người, Thái Tông đổi ý thả cho về, hẹn tới sau mùa thu tới chịu chết. Năm sau tử tù y theo lời hẹn đều tới đông đủ không một ai quên. Thái Tông cảm nhận được lòng thành của họ mà tha cho về.”
Sự bao dung của vua Đường Thái Tông thời nhà Đường đã cảm hoá được những người “tử tù”, khiến họ nhận ra lỗi lầm, từ đó sẵn sàng nhận hình phạt cho những lỗi lầm trước đây của mình. Đúng lời hẹn, tất cả những người tử tù đã có mặt để nhận hình phạt. Chính hành động chịu nhận hình phạt cho lỗi lầm của mình đã cứu bản thân họ thoát khỏi hình phạt.
Lại như, vua Thành Thang cởi võng lưới thả cho cầm thú đi, khiến cho người trong thiên hạ khen rằng lòng nhân của ngài ban khắp tới tận loài cầm thú, vì vậy mà các nước trong thiên hạ đều quy thuận:
“成 湯 遇 獵 人 張 網 四 面, 湯 解 三 面, 置 一 面, 祝 曰: 欲 左 者 左, 欲 右 者 右, 欲 高 者 高, 欲 下 者 下, 諸 侯 聞 之, 曰: 湯 德 及 禽 獸. 歸 之 者 四 十 餘 國” (Thành Thang giải võng 成 湯 解 網 42a).
Phiên âm: Thành Thang ngộ liệp nhân trương võng tứ diện, Thang giải tam diện, trí nhất diện, chúc viết: Dục tả giả tả, dục hữu giả hữu, dục cao giả cao, dục hạ giả hạ. Chư hầu văn chi, viết: Thang đức cập cầm thú, quy chi tứ thập dư quốc”
Dịch nghĩa: “Thành Thang gặp người đi săn giăng lưới bốn bề, vua
Thang cởi ba bề, để lại một bề, chúc rằng: Muốn sang trái thì sang trái, muốn sang phải thì sang phải, muốn bay lên thì bay lên, muốn xuống dưới thì xuống dưới. Các chư hầu được tin, nói: Đức của vua Thang ban khắp tận loài cầm thú. Có hơn bốn mươi nước theo về.”
Chính lòng “Nhân” đã khiến cho vua Thang cảm hoá được những nước khác, khiến họ cảm nhận được có lợi ích khi quy phục vua Thang.
Bao dung cho những người lầm lỡ, khiến họ nhận ra lỗi lầm mà sửa mình đi theo chính đạo, đề mục “Lương thượng quân tử” (梁 上君子) (43a) kể rằng: “陳 寔 居 鄉 里, 平 心 率 物. 有 盜 入 至 梁 上. 寔 夜 起 呼 弟 子 訓 曰: 夫! 人不可 不勉, 不善之人 未必本 惡, 習 與性成類 至于此, 梁上 君 子是也. 盜殺 地請罪, 寔 喻 之以絹 二疋與 之令改其 過 …”
Phiên âm: “Trần Thực cư hương lý bình tâm suất vật, hữu đạo nhập chí lương thượng, thực dạ khởi hô đệ tử huấn viết: Phu nhân bất khả bất miễn, bất thiện chi nhân vị tất bản ác, tập dữ tính thành loại chí vu thử, lương thượng quân tử thị dã. Đạo sát địa thỉnh tội, Thực dụ chi dĩ quyên nhị sơ dữ chi, lệnh cải kì quá…”
Dịch nghĩa: “Trần Thực ở trong làng, bình tâm dẫn vật, có tên trộm lẻn
người không thể không gắng gỏi, kẻ bất thiện chưa hẳn bản tính đã ác, bản tính tập dần thành ra như vậy, người quân tử trên xà nhà cũng như vậy…”
Có thể thấy được sức mạnh của lòng bao dung, chính lòng bao dung đã cảm hoá được những người từng mắc phải những lỗi lầm. Ngày nay, nhà nước Việt Nam hằng năm cũng thực hiện một chính sách ân xá cho những người biết sửa lỗi lầm, cải tạo tốt trong thời gian chịu hình phạt của Pháp luật. Hay như các tổ chức nhân đạo đang kêu gọi toàn xã hội dang rộng vòng tay đối với những người đã từng lầm lỡ như hút ma tuý, HIV… để những người đó trở về với xã hội, hoà nhập với xã hội. Đó cũng là một trong những biểu hiện của lòng bao dung của đạo “Nhân”.
Có thể thấy, đức “Nhân” của Nho giáo vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Nó cần được gìn giữ và phát huy nhằm làm cho xã hội ngày càng ổn định và phát triển, tạo nên một nét văn hoá lành mạnh mang đậm tính nhân văn cao cả.
Các đề mục liên quan tới “Lễ” trong tư tưởng của Nho giáo.
Lễ tức là một trật tự xã hội, kỉ cương của sự sống. Khổng Tử nói: “Lễ
nhằm sử cho đúng theo đạo Trung, nghĩa là sống đúng mực về mọi mặt, không thái quá, không bất cập, và cũng là đạo sống trung thực đối với mọi người” (Lễ
chế). Lễ chế gắn liền với nghi lễ, hợp với điều nghĩa để hoà nhập với xung quanh. Lễ phân biệt trên dưới, ngăn những gì quá đáng, thiên về lí trí:
“王 制, 五 十 丈 于 家, 六 十 丈 于 鄉, 七 十 丈 于 國, 八 十 丈 于 朝, 九 十天子”(Vương chế 王制 43a)
Phiên âm: “Vương chế, ngũ thập trượng vu gia, lục thập trượng vu hương, thất thập trượng vu quốc, bát thập trượng vu triều, cửu thập thiên tử”
Dịch nghĩa: “Quy định của vua, năm mươi trượng là nhà, sáu mươi trượng là làng, bảy mươi trượng là nước, tám mươi trượng là triều đình, chín mươi trượng là thiên tử.”
Quy định cho thấy sự chặt chẽ trong cách thức tổ chức, ở một địa vị nhất định phải nằm trong phạm vi quy định của địa vị đó, nếu vi phạm tức là khinh
thường lễ chế, tức là khinh thường phép nước, khinh thường vua. Điều đó sẽ bị phản đối thậm chí bị đem quân tới tiễu trừ. Bởi vậy mà Vua là người có quyền uy nhất phải ngồi trên cùng, tiếp đến mới là chư hầu, sau cùng là tới thứ dân. Nếu trật tự bị đảo lộn, nghĩa là trật tự của xã hội bị đảo lộn, thiên hạ sẽ loạn lạc:
大階三臺 也, 每 臺三星, 上臺 為 天 子, 中 臺 為 諸 侯, 下 臺 為 庶 人, 三 臺 平, 則 天 下 平, 不 平 則 百 姓 不 安… (Tam đài tinh 三 臺 星 37a)
Phiên âm: Đại giai tam đài dã, mỗi đài tam tinh, thượng đài vi thiên tử, trung đài vi chư hầu, hạ đài vi thứ nhân, tam đài bình tắc thiên hạ bình, bất bình tắc bách tính bất an…”
Dịch nghĩa: “Thềm lớn gồm ba cấp, mỗi cấp ba bậc, đài trên cùng dành
cho thiên tử, đài ở giữa dành cho các chư hầu, đài dưới là người dân bình thường. Tam đài yên ổn thì thiên hạ yên ổn, tam đài không yên thì người dân không được yên…”
Thiên tử là đấng tối cao có quyền quyết định nhất trong xã hội, do vậy thành quách nơi ở của thiên tử được quy định chặt chẽ:
“…一 屏 門 二 遠 郊 門 三 近 郊 門 四 成 門 五 皁 門 六 庫 門 七 雉 門 八 應 門 九 路 門”(Thiên tử cửu môn 天 子 九 門 37a)
Phiên âm: Nhất bình môn, nhị viễn giao môn, tam cận giao môn, tứ thành môn, ngũ tạp môn, lục khố môn, thất trĩ môn, bát ưng môn, cửu lộ môn.
Dịch nghĩa: Một là bình môn, hai là cửa viễn giao, ba là cửa cận giao, bốn là cửa thành, năm là cửa tạo môn, sáu là cửa khố môn, bảy là cửa trĩ môn, tám là cửa ưng môn, chín là cửa lộ môn.”
Hoặc khi thiên tử ra ngoài, phải cấm đường không cho người dân qua lại trên đoạn đường đó, hay quy định về ruộng thờ tự của thiên tử được ghi chép trong đề mục “Tịch điền thiên mẫu”(藉 田 千 亩) (37b), quy định về các lễ cúng mà thiên tử phải làm được ghi chép trong đề mục “Thiên tử tứ tế”(天 子
四 祭) (5b), hay các chức quan lo chuyện cúng tế của thiên tử được quy định trong “thiên tử cửu tự”(天 子 九 寺) (5b)…
Trong mối quan hệ giữa người với người, giữa phụ nữ và nam giới cũng được quy định một cách chặt chẽ, có lúc tưởng chừng như khắc nghiệt:
“享 于 髮 曰: 男 女 授 受 不 親 禮 乎? 孟 子 曰: 禮 也 嫂 弱 援 之 以 手. 髮 曰: 嫂 弱 不 援 是 豺 狼 也 男 女 授 受 不 親 禮 也” (Nam nữ thụ thụ
男 女 授 受 )(45b)
Phiên âm: Hưởng Vu Phát viết: “Nam nữ thụ thụ bất thân lễ hồ?” Mạnh Tử viết: “Lễ dã. Tẩu nhược viện chi dĩ thủ.” Phát viết: “Tẩu nhược bất viện thị sài lang dã. Nam nữ thụ thụ bất thân lễ dã.”
Dịch nghĩa: Hưởng Vu Phát nói: “Nam nữ thụ thụ bất thân là lễ chăng?”
Mạnh Tử nói: “Lễ vậy, nếu chị dâu yếu có thể dùng tay đỡ.” Hưởng Vu Phát nói: “Chị dâu yếu mà không đỡ thì là loài lang sói vậy. Nam nữ thụ thụ bất thân là lễ vậy.”
Chính những ràng buộc về lễ đó khiến cho người phụ nữ trong thời kì phong kiến không có cơ hội để thể hiện mình. Khiến cho phạm vi hoạt động của người phụ nữ bị bó hẹp trong khuôn viên của “nhà”. Họ không được tiếp xúc với xã hội, không được học hành, không được thể hiện mình, đặc biệt không được giao lưu với nam giới.
Nhìn chung, các quy định chặt chẽ “Lễ” khiến cho xã hội bị kìm hãm sự phát triển, con người vô hình bị ràng buộc trong những quy định của chính con người đề ra, họ đã tạo ra những cái vòng để rồi buộc mình không được bước chân ra khỏi đó. Những giới hạn của “Lễ” còn ảnh hưởng tới tận ngày nay, khi quyền bình đẳng nam nữ ở đâu đó trong xã hội vẫn chưa được đề cao, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn còn len lỏi trong xã hội hiện đại. Những sự bất cập cần được loại bỏ, để xã hội ngày càng trở nên lành mạnh, đúng như chính sách mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra: “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nhìn chung trong phần này, Nhà sư An Thiền ghi chép lại một cách chân thực, không hư cấu, không giải thích, bởi Phật giáo xuất thế, nên trong hệ thống tư tưởng của nhà Phật không có quan niệm về lễ nghi vua tôi quân thần.
Các đề mục liên quan tới đạo “Hiếu” trong quan niệm của Nho giáo.
Trong kinh Phật có nói rằng: "Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên". (Trong tất cả các loại sách, hiếu nghĩa được đặt lên hàng đầu). Hiếu là một phần trong “Lễ, Nghĩa” của Nho gia, là sự hiếu thuận với cha mẹ, kính trọng bậc tiền bối. Khi còn bé, phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sống phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng. Hiếu là một trong những đức hạnh của người quân tử Nho giáo. Dù tu đạo nào, dù có học hay không học, hiếu là gốc, hiếu là trên trước, hiếu là tất cả. Là con người thì phải trọn đạo hiếu, phải nhớ ân nghĩa và đền trả những ân nghĩa ấy.
Trong tất cả các ân nghĩa, có thể nói lớn lao nhất là ân nghĩa cha mẹ. Lấy lòng thành để hiếu kính với cha mẹ mới là điều quan trọng nhất, chỉ cần một vật dụng bình thường, không cần sơn hào hải vị để dâng lên cha mẹ, cũng đủ khiến cho cha mẹ vui lòng:
“子 路 曰: 傷 哉 貧 也! 生 無 以 為 養, 死 無 以 為 葬. 孔 子 曰: 啜
菽 飲水盡 其歡斯 之謂孝” (xuyết thục ẩm thuỷ 啜 菽飲水. tr7a)
Phiên âm: “Tử Lộ viết: Thương tai bần dã! sinh vô dĩ vi dưỡng, tử vô dĩ vi táng. Khổng Tử viết: Xuyết thục ẩm thuỷ tận kì hoan, tư chi vị hiếu.”
Dịch nghĩa: Tử Lộ nói: “Thương thay phận nghèo, lúc sống không có gì
để nuôi dưỡng, chết không có gì để chôn cất. Khổng Tử nói: Ăn đậu uống nước, khiến cho cha mẹ trọn niềm vui cũng đủ để gọi là Hiếu.”
Nhà có sao ăn vậy, nhưng làm cho cha mẹ có trọn niềm vui mới là điều đáng quý. Theo quan niệm của nhà Nho, giàu nghèo có mệnh, bởi vậy không quan trọng việc giàu hay nghèo. Giàu mà không biết hiếu kính người trên cũng không phải là đối tượng mà Nho giáo đề cao. Trong đề mục “Tứ hiếu”(81b) nêu tên bốn người con có hiếu trong lịch sử là Hoàng Hương, Lục Tục, Thúc Ngao, Tử Lộ, họ hoặc mùa nóng quạt mát, mùa lạnh nằm vào chăn cho ấm rồi mời cha
mẹ vào nằm, hoặc ôm ba cành quýt để cho mẹ, hoặc giết rắn hai đầu để tạo ân đức, hoặc gánh gạo xa nơi trăm dặm về để nuôi người thân. Đó là những hành động xuất phát từ lòng hiếu kính cha mẹ vậy.
Biết vâng lời cha mẹ, không được làm trái ý của mẹ cha là một trong những điều mà đạo “Hiếu” trong Nho giáo bắt buộc, ý chí của cha mẹ là điều bắt buộc phải tuân theo: “Vua bảo bề tôi chết, bề tôi không dám không chết. Cha bảo con chết, con không dám không tuân theo”. Cha mẹ bảo sao phải làm vậy, dẫu đó là điều sai trái hay không đúng với ý của mình:
“見 父 之 執, 不 謂 之 進 則 不 敢 進, 不 謂 之 退 則 不 敢 退” (Phụ chấp 父執. Tr 71b)
Phiên âm: “Kiến phụ chi chấp bất vị chi tiến tắc bất cảm tiến, bất vị chi thối tắc bất cảm thối.”
Dịch nghĩa: “Thấy cha giận, không bảo tiến lên thì không dám tiến, không
bảo lui thì không dám lui.”
Hoặc như:
“孟 宗 至 性 仁 孝, 母 好 食 笋, 令 宗 冬 日 求 之, 宗 入 竹 林 慟 哭, 笋 自然生, 宗以 供母.” (Khốc duẩn 哭笋 tr 72b)
Phiên âm: Mạnh Tông chí tính nhân hiếu, mẫu háo thực duẩn, lệnh Tông đông nhật cầu chi, Tông nhập trúc lâm đỗng khốc, duẩn tự nhiên sinh, Tông dĩ cung mẫu.”
Dịch nghĩa: “Mạnh Tông tính nhân hiếu, mẹ thích ăn măng, đang mùa đông lệnh cho Tông đi tìm măng. Tông vào rừng kêu khóc, măng tự nhiên sinh ra, Tông lấy về dâng lên mẹ.”
Dẫu khó khăn tới mấy, dẫu có ý chí của bề trên là sai trái, mùa đông lấy đâu ra măng để lấy, thế nhưng khi được yêu cầu, người con không dám không tuân theo. Có thể thấy đó là một sự “Hiếu kính” mù quáng, biết sai mà không ngăn cản, mà còn làm theo điều sai trái đó thì ngay cả mình cũng sẽ bị sai lầm. Điều này không phù hợp với xã hội văn minh hiện nay.
Đề mục Đệ kính ca 弟 敬 歌 (87b) ghi chép mười bài thơ liên hoàn ca ngợi về sự hiếu đễ của người con đối với cha mẹ, người em kính trọng người anh, đây là những bài thơ được coi là tổng kết các đức “Hiếu đễ” theo quan niệm của nhà Nho trong cuốn sách này:
予 養親兮弟 敬哥 休 殘 骨 肉 起 風 波 劬 勞 恩 重 須 當 報 手足情 深最要 和 公藝同 居今古 罕 田真兯 處子孫 多 如斯遐 邇皆稱 美 予養親 兮弟敬 哥
Dư dưỡng thân hề đệ kính ca,