Những hạn chế của cuốn “Đạo giáo nguyên lưu” Error! Bookmark not

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản và giá trị của phần Nho giáo trong tác phẩm Đạo Giáo Nguyên Lưu của nhà sư An Thiền (Trang 105)

Về mặt sắp xếp bố trí của cuốn sách: Cuốn sách bố trí rời rạc, các nội dung không được tập hợp lại thành nhóm riêng biệt mà phân tán rải rác, xem kẽ lẫn nhau, không được sắp xếp thành các nhóm nội dung lại với nhau, khiến cho người đọc khó lòng nắm bắt được nội dung của nó. Khi nghiên cứu phần nội dung của cuốn sách này, chúng tôi rất vất vả trong việc đánh giá nội dung, phân loại rồi xếp theo từng nhóm. Nếu như nội dung được biên tập lại thành những nhóm cụ thể hẳn cuốn sách sẽ càng có giá trị sử dụng hơn, để thực chất trở thành một cuốn sách “công cụ" đích thực, mang lại nhiều tiện ích hơn, tiện lợi hơn cho người học tập và nghiên cứu.

Về mặt nội dung: Quyển “Trung” của cuốn “Đạo giáo nguyên lưu” chủ yếu viết về Nho giáo, tuy nhiên nội dung chỉ là những câu chuyện xung quanh chủ đề về Nho giáo, không nói về học thuật và các trường phái của Nho giáo, nội dung không quy tụ thành những chủ đề riêng rẽ mà tản mạn khắp toàn “Quyển Trung”. Tỉ lệ “Các đề mục có nội dung khác” chiếm phần lớn nội dung của phần “Nho giáo”, khiến cho nét văn rời rạc, trước sau không liên kết với nhau đúng như bài tựa của Nguyễn Đại Phương nói:

“雖 其 語 類 不 甚 聯 絡, 文 理 不 甚 贍 麗, 而 博 採 群 書, 蒐 集 眾 見, 合 成 一 編, 視 與 竹 总 因 果 諸 錄, 亦 足 為 禪 淨 二 門 日 用 要 訣 矣.”

Phiên âm: Tuy kì ngũ loại bất thậm liên lạc, văn lí bất thâm thiệm lệ, nhi

bác thái quần thư, sưu tập chúng kiến, hợp thành nhất biên, thị dữ trúc tổng nhân quả chư lục, diệc túc vi thiền tịnh nhị môn nhật dụng yếu quyết hĩ.

thật diễm lệ, mà lấy khắp các sách, sưu tập ý kiến của nhiều người hợp thành một cuốn, thấy các đề mục chép về nhân quả, lại đủ để hai dòng thiền và tịnh của nhà Phật dùng đó làm yếu quyết hằng ngày.”

Phải chăng do việc lấy nội dung ở nhiều cuốn sách, sưu tập ý kiến của nhiều người mà không biên tập lại nội dung nên mới dẫn tới việc ngôn ngữ không liên kết với nhau thành một hệ thống thống nhất hoàn chỉnh?

Cuốn sách “Đạo giáo nguyên lưu” được tác giả An Thiền tổng hợp từ nhiều nguồn sách khác nhau. Tuy nhiên lại không nói rõ là tổng hợp những thể loại sách nào, khiến gây khó khăn trong việc nghiên cứu xuất xứ của nội dung các đề mục. Bởi Vậy cũng hạn chế sự ưu việt của cuốn sách.

Ngoài những điểm yếu trên, cuốn sách còn lộ ra một nhược điểm là một số nội dung bị trùng lặp, hoặc trùng lặp một bộ phận, hoặc trùng lặp toàn bộ. Ví dụ như đề mục “Tử lý quy ninh” (in trên tờ thứ 3a và tờ thứ 67a), Sở vương thất cung (trang 36a và 60a)… trùng lặp cả đề mục lẫn nội dung lẫn câu chữ. Điều đó cũng cho thấy sự cẩu thả về mặt sắp xếp nội dung.

4. Ý nghĩa của tác phẩm đối với ngày nay

Ngay từ lúc mới ra đời, cuốn sách đã được sử dụng để dạy học cho các tăng ni trong chùa. Cuốn sách “tuy lời văn không được mượt mà, lời lẽ không được trau chuốt”, nội dung không được biên tập hợp lý, nhưng kiến thức phong phú, đề cầu tới nhiều vấn đề, đặc biệt phần “Nho giáo” của cuốn sách “Đạo giáo

nguyên lưu”. Nó đề cập tới các vần đề về Nho giáo, Phật giáo…, ngoài ra phần

này còn có một nội dung khá lớn về kiến thức tổng hợp hữu ích gộp lại từ các loại sách khác. Bởi vậy, trong thời kỳ hiện nay, cuốn sách này sẽ rất bổ ích cho người mới học, chưa đi sâu vào nghiên cứu các loại văn bản Hán Văn tiến hành nghiên cứu và khai thác tư liệu vốn rất phong phú của cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”, đặc biệt phần “Nho giáo” mà chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ở trên. Người học có thể sử dụng cuốn sách này như một công cụ hỗ trợ khi nghiên cứu các loại văn bản khác. Trong bài tựa của cuốn sách, Nguyễn Đại Phương cũng

có khẳng định về giá trị của cuốn sách, thiết nghĩ nó vẫn đúng trong thời kỳ hiện nay: “雖 其 語 類 不 甚 聯 絡, 文 理 不 甚 贍 麗, 而 博 採 群 書, 蒐 集 眾 見, 合成 一 編, 視與 竹 总 因果 諸 錄, 亦 足為 禪 淨二 門 日用 要 訣矣. 非 惟 三 教道 源 有 所 真 證, 而 于 釋 學尤 便 觀覽 修 持. 能 通 是 書 者, 不 失為賢 沙門也, 亦不 失為善居士 也”

Phiên âm: Tuy kì ngũ loại bất thậm liên lạc, văn lí bất thâm thiệm lệ, nhi

bác thái quần thư, sưu tập chúng kiến, hợp thành nhất biên, thị dữ trúc tổng nhân quả chư lục, diệc túc vi thiền tịnh nhị môn nhật dụng yếu quyết hĩ. Phi duy tam giáo đạo nguyên hữu sở chân chứng, nhi vu Thích học vưu tiện quan lãm tu trì. Năng thông thị thư giả, bất thất vi hiền sa môn dã, diệc bất thất vi thiện cư sĩ dã.

Dịch nghĩa: “Tuy ngữ nghĩa không thật liên lạc với nhau, nét văn không

thật diễm lệ, mà lấy khắp các sách, sưu tập ý kiến của nhiều người hợp thành một cuốn, thấy các đề mục chép về nhân quả, lại đủ để hai dòng thiền và tịnh của nhà Phật dùng đó làm yếu quyết hằng ngày. Cuốn sách không ghi chép những chứng cứ đích thực về nguồn gốc của tam giáo, nhưng nó rất tiện lợi cho việc học tập, tu hành của tăng ni Phật giáo. Nếu thông hiểu sách này sẽ không hổ danh là người hiền nơi cửa Phật, cũng không hổ danh là cư sĩ có thiện tâm.

Cuốn sách đề cập tới quá trình đồng hành của ba giáo Nho, Đạo, Phật từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc cho tới thời kỳ nhà Minh Thanh, ghi chép lại những sự kiện, những cuộc đấu khẩu, những lúc Phật giáo bị chà đạp, huỷ diệt trong các triều đại lịch sử, rồi tới những thời kì dung hoà tư tưởng, bỏ qua những vướng mắc, đi tới sự thống nhất cuối cùng. Bởi vậy, cuốn “Đạo giáo

nguyên lưu” quyển “Trung” là một tài liệu quý báu để nghiên cứu về Nho giáo

và tam giáo đồng nguyên.

Trong phần quyển “trung” của cuốn sách Đạo giáo nguyên lưu còn có

một số tài liệu viết về Việt Nam, như các đề mục: “Nguyên Minh vong quốc”元 明 亡 國(trang 39a), “Đại Nam niên kỉ”大 南 年 紀(trang 39b) đặc biệt đề mục

“Cống sứ di cung”貢 使 夷 宮(trang 40b) nói về đoàn sứ giả Việt Nam đi sứ sang Trung Quốc phản đối về bảng hiệu đề trên cung của đoàn cống sứ, có thể hữu ích cho việc nghiên cứu về lịch sử của nước Việt ta.

Ngoài ra, cuốn “Đạo giáo nguyên lưu” còn cung cấp một lượng lớn từ ngữ xưa nay, giải thích một số từ ngữ tiếng Phạn phiên âm sang tiếng Hoa, có thể nói đó là một cuốn từ điển nhỏ rất bổ ích cho việc tra cứu các loại văn bản. Cuốn sách cũng có đăng tải một số tác phẩm được dịch sang chữ Nôm của nhà sư An Thiền, cung cấp tư liệu quý báu để nghiên cứu về chữ Nôm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản và giá trị của phần Nho giáo trong tác phẩm Đạo Giáo Nguyên Lưu của nhà sư An Thiền (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)