Đây là cuốn sách “công cụ” xét về tính chất và giá trị sử dụng của nó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản và giá trị của phần Nho giáo trong tác phẩm Đạo Giáo Nguyên Lưu của nhà sư An Thiền (Trang 65)

Nói tới sách “Công cụ” có nghĩa là nó không phải là một loại sách chuyển tải các nội dung kinh điển để truyền giáo. Sách “Công cụ” chỉ nhằm mục đích chuyển tải các kiến thức cần thiết trợ giúp người học, người nghiên cứu văn bản tra cứu. Bước đầu chúng tôi nhận định, tập sách “Đạo giáo nguyên lưu” là một cuốn sách “công cụ” xét cả mặt tính chất lẫn giá trị sử dụng của nó.

Trước hết, chúng tôi nhận định cuốn sách này được chọn khắp các sách, hội tụ ý kiến của nhiều người. Điều này được chứng minh trong bài “Tiểu dẫn” đầu cuốn sách của tác giả:

“…因而 搜 尋諸 子 百家, 采 其 要約 一 二, 編集 各 欢 分 為 三 卷, 目 曰: 道 教 源 流, 以 便 觀 覽, …”

Phiên âm: …nhân nhi sưu tầm chư tử bách gia, thái kì yếu ước nhất nhị,

biên tập các hoan, phân tam quyển, mục viết: Đạo giáo nguyên lưu, dĩ tiện quan lãm, …”

Dịch nghĩa: “…Nhân đó mà sưu tầm trong bách gia chư tử, chọn lấy một

hai điều căn bản, biên tập lại chia thành ba cuốn, đề mục là: Đạo giáo nguyên lưu, nhằm tiện xem xét…”

Nguyễn Đại Phương tức Nguyễn Đăng Giai tác giả bài “tựa” của tập sách

Đạo giáo nguyên lưu cũng có nhận xét tương tự:

“… 雖 其 語 類 不 甚 聯 絡, 文 理 不 甚 贍 麗, 而 博 採 群 書, 蒐 集 眾 見, 合 成 一 編…”

Phiên âm: “… Tuy kì ngũ loại bất thậm liên lạc, văn lí bất thâm thiệm lệ,

nhi bác thái quần thư, sưu tập chúng kiến, hợp thành nhất biên, …”

Dịch nghĩa: “… Tuy ngữ nghĩa không thật liên lạc với nhau, nét văn không thật

diễm lệ, mà lấy khắp các sách, sưu tập ý kiến của nhiều người hợp thành một cuốn, …”

Cuốn sách là sự tổng hợp về nội dung của nhiều cuốn sách khác trong “Bách Gia Chư Tử”, nội dung đa dạng, đề cập tới nhiều vấn đề của ba giáo Nho, Phật và Lão chứ không phải chỉ chuyên chú riêng về một giáo phái nào đó. Bởi vậy, có thể loại bỏ khả năng nó là một cuốn kinh của một giáo nào đó trong ba giáo Nho, Phật và Lão.

Sau khi tiến hành nghiên cứu toàn bộ nội dung trong “Quyển Trung” của tập sách “Đạo giáo nguyên lưu”, thấy cuốn phần này gồm các mục từ độc lập gộp lại mà thành. Nội dung, ngữ nghĩa của đề mục trước và đề mục sau không có liên quan tới nhau, điều này cũng đã được Nguyễn Đăng Giai nhận xét trong bài “Tựa” mà chúng tôi vừa trích dẫn ở trên. Các mục từ này, có khi là một

thuật ngữ, ví dụ như: Đề mục “Nho giáo” (儒 教) (tờ 1a), “Côn Ngô kiếm”昆 吾 劍 (35a), Côn ngư 鲲 魚 (78b), Kham dư 堪 輿(69a), Hoa lệnh 華 令(69a), Long mã 龍 馬(70a), Bích Thương Ưng 辟 蒼 鷹(71b)…; Có khi là một

thành ngữ, ví dụ như: Bạng Duật tương trì 蚌 鷸 相 持 (34b), Qua điệt miên miên 戈 瓞 綿 綿(70b), Khuynh thành khuynh quốc 傾 城 傾 國 (35b), Lê viên tử đệ 梨 園 子 弟 (39a), Phi tinh tải nguyệt 披 星 載 月 (44b), Quân trung tuý tửu 軍中醉 酒 (51a)…; Có khi lại là một điển, ví dụ như: Tử lí quy ninh 梓

里 歸 寧 (3a, 67a), Nhân vật biến hoá 人 物 變 化 (68b), Vân Trường đại nghĩa

雲 長 大 義 (34b), Sở Vương thất cung 楚 王 失 弓 (36a), Cơ tử đài thành 饑 死

臺 城 (33a), Thư tàng nhị dậu 書 藏 二 酉 (39a), Thành Thang giải võng 成 湯 解 網 (42a), Đăng Thông nga tử (43b, 44a)…

Mỗi một mục từ trong “Quyển Trung” cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”

được trình bày theo các yếu tố như: Lai lịch, cách hiểu, lời phân tích bình luận của người biên soạn (An Thiền) về ý nghĩa của mục từ này.

Một số đề mục cho biết thời điểm xuất hiện của từ điều đó, ví dụ như: Thành ngữ “Khuynh quốc khuynh thành” 傾 城 傾 國 (35b) cho biết thời điểm xuất hiện thành ngữ này là vào thời Hán Vũ Đế, đề mục “Cưu trượng” 鳩 杖

(35b) cho biết xuất xứ của nó vào thời Hán Cao Tổ, đề mục “Chỉ tự Hoà Đế” 紙 自 和 帝 (36b) cho biết giấy viết bắt đầu từ thời Hán Hoà Đế, đề mục “Tử Thôi bão thụ” 子 崔 抱 樹 cho biết từ tôn xưng “túc hạ” bắt đầu từ thời Văn Vương, đề mục “Phúc thuỷ nan thụ” 覆 水 難 受 (46a) cho biết câu thành ngữ này xuất hiện vào thời Hán Vũ Đế, đề mục “Ngũ quế tề vinh” 五 桂 齊 榮 (52b) xuất hiện từ thời nhà Tống v.v.v…

Hầu hết các nội dùng của các mục từ đều nhằm mục đích đưa ra cách hiểu của “đề mục”. Ví dụ như: đề mục “Lương thượng quân tử” 梁 上 君 子 (43a) nói về cách hành xử của một người là Trần Thực tha cho tên trộm nằm trên xà nhà, từ “lương thượng quân tử” về sau để chỉ người nhân nghĩa biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Đề mục “Điện thượng hổ” 殿 上 虎 (43a) nói việc vua nhà Tống nổi giận khi triều đình bàn chuyện thị phi chính tà. Đề mục “Huân Nguyên dị khí” 薰 芫 異 器 (4b) nói về cách hiểu của đề mục này. Huân và nguyên vốn là hai loại cỏ có tính chất trái ngược nhau, một loại toả mùi thơm (Huận), còn loại kia (Nguyên) toả mùi thối, từ đó để chỉ hai sự vật hiện tượng có tính chất trái ngược nhau không thể ở gần nhau. Đề mục “Giáo môn mộc đạt” 教 門 木 達(5a) giải thích loại lục lạc dùng trong giảng dạy khác với loại lục lạc bằng sắt dùng trong quân đội. Đề mục “Đoạn tí thủ tiết” 斷臂 守節 (46a) để chỉ người con gái trinh tiết…

Ngoài ra, “Quyển Trung” của tập sách “Đạo giáo nguyên lưu” còn có lời phân tích bình luận của người biên soạn (An Thiền), ví dụ như: Đề mục “Nho giáo” 儒 教 (1ab) nói về quá trình hình thành và phát triển của Nho giáo bắt đầu từ Thương Hiệt truyền tới Khổng Tử. Đặc biệt trong “đề mục” này, tác giả tôn

xưng Khổng Tử là một “Nho đồng bồ tát” (1a), cho thấy cách nhìn nhận về Nho giáo của tác giả đậm tính “Phật”. Có thể nói phần này có nội dung khái quát các yếu tố cơ bản của Nho giáo như nguồn gốc xuất xứ, các loại kinh của Nho giáo…Đề mục “Đại Nam lịch triều sùng phật” 大 南 历 朝 崇 佛 (23a) giới thiệu, đề cao việc sùng bái Phật giáo trong các triều đại Phong kiến tại Việt Nam, từ thời Đinh, Lê cho tới thời nhà Nguyễn tại thời điểm mà tác giả An Thiền còn sống và tu trì, cùng với việc các triều đại xây dựng chùa chiền miếu tháp khắp trên cả nước. Đề mục “cống sứ di cung” 貢 使 移 宮 (39b) bình luận về việc làm thiếu tôn trọng đoàn cống sứ của nước Nam khi sang Trung Quốc tiến cống, tỏ ra bất bình vì hành động trên của triều đình Trung Quốc đương thời.

Tuy nhiên, có thể thấy tập sách “Đạo giáo nguyên lưu” chưa được xử lý biện pháp kĩ thuật giúp việc tra cứu được thuận tiện hơn. Các mục từ không được sắp xếp theo số nét của chữ đầu, cũng không được sắp xếp theo từng chủ đề nhất định. Ví dụ như các đề mục liên quan tới “Đạo Hiếu”, “Nhân”, “Lễ”…của Nho giáo không nằm tập trung một chỗ mà nằm rải rác khắp trong cuốn sách, hay nội dung bàn luận về vấn đề liên quan tới cả ba giáo Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo không được quy tập vào một chỗ mà nằm rải rác khắp trong toàn “Quyển trung”… điều đó khiến người nghiên cứu khó khăn trong việc nghiên cứu theo các chủ đề. Bởi vậy, khi đọc cuốn sách này, người đọc và nghiên cứu luôn cảm thấy nội dung rời rạc, không liên kết chặt chẽ với nhau. Điều đó cũng được chính người đề tựa Nguyễn Đại Phương tức Nguyễn Đăng Giai nhận xét trong bài “tựa” ở đầu tập sách: “…ngữ nghĩa không thật liên lạc,

văn lý không thật diễm lệ…”. Cũng chính bởi vậy mà chúng tôi nhận định cuốn

sách này chỉ “mang tính chất” của cuốn sách loại “công cụ” như đầu đề phần một nhỏ ở trên đề cập. Cũng có thể thấy cuốn sách này có nội dung phong phú, đề cập tới nhiều vấn đề trong “Bách Gia Chư Tử”, là một cuốn sách quý giá giúp người học và nghiên cứu thuận tiện trong việc tra cứu, học tập, đúng như lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhận xét của Nguyễn Đại Phương trong bài “Tựa” của cuốn sách:

“…博採群 書, 蒐 集眾 見, 合成一 編, 視與竹 总 因 果諸 錄, 亦足 為 禪淨二 門日用 要訣矣….”

Phiên âm: “…bác thái quần thư, sưu tập chúng kiến, hợp thành nhất biên,

thị dữ trúc tổng nhân quả chư lục, diệc túc vi thiền tịnh nhị môn nhật dụng yếu quyết hĩ.”

Dịch nghĩa: “…Tác phẩm này lấy khắp các sách, sưu tập ý kiến của

nhiều người hợp thành một cuốn, nếu so với các sách như Trúc song nhân quả lục…thì đủ để hai dòng thiền và tịnh của nhà Phật dùng đó làm yếu quyết hằng ngày.” Chính tác giả cũng đã nói rằng: “… 因 夏安 居時, 遊釋 海之 汪洋, 玩儒林 之浩 蕩, 會歸 源于 一 派 者 也. 先 覽 疏 經 造 論, 有 引 花 梵 名 義 者, 有 引 周 孔 老 妝 語 者, 同 異 而 敬 毁 者, 有 新文 舊 法者, 有 古字 金字 者, 有 善惡 好 惡者, 有 義 理 切 要 者, 有文 字 國 音 者, 有 盤桓 數 日 而 未 消 一句 者, 因 而 搜 尋 諸 子百家, 采其 要約一 二, 編 集各 欢 分 為 三 卷, 目 曰: 道 教 源 流, 以 便 觀 覽, …”

Phiên âm: “…Nhân hạ an cư thời, du thích hải chu uông dương, ngoạn

Nho lâm chi hạo đãng, hội quy nguyên vu nhất phái giả dã, tiên lãm sơ kinh tạo luận, hữu dẫn hoá Phạm danh nghĩa giả, hữu dẫn Chu Khổng Loa Trang ngữ giả, hữu đồng dị nhi kính huỷ giả, hữu tân văn cựu pháp giả, hữu cổ tự kim tự giả, hữu thiện ác, hảo ố giả, hữu nghĩa lý thiết yếu giả, hữu văn tự quốc âm giả, hữu bàn hoàn sổ nhật nhi vị tiêu nhất cú giả, nhân nhi sưu tầm chư tử bách gia, thái kì yếu ước nhất nhị, biên tập các hoan, phân tam quyển, mục viết: Đạo giáo nguyên lưu, dĩ tiện quan lãm, …”

Dịch nghĩa: “…Nhân lúc mùa hạ an nhàn, ngao du biển Phật mênh

mà tạo ra lời luận bàn, có trích dẫn các tên Hoa, Phạm, có trích dẫn lời của Chu Khổng, Lão Trang, có đồng dị mà kính huỷ, có văn mới phép xưa, có chữ xưa chữ nay, có thiện ác, có tốt xấu, có nghĩa lý, có thiết yếu, có văn tự quốc âm, có câu suy ngẫm mấy ngày mà không thông nghĩa. Nhân đó mà sưu tầm trong Bách gia chư tử, chọn lấy một hai điều căn bản, biên tập lại chia thành ba

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản và giá trị của phần Nho giáo trong tác phẩm Đạo Giáo Nguyên Lưu của nhà sư An Thiền (Trang 65)