1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

DSpace at VNU: Nghiên cứu văn bản và giá trị của phần "Nho giáo" trong tác phẩm "Đạo Giáo Nguyên Lưu" của nhà sư An Thiền

6 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 358,25 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Nguyễn Hữu Định Nghiên cứu văn bản và giá trị của phần "Nho giáo" trong tác phẩm "Đạo Giáo Nguyên Lưu" của nhà sư An

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Hữu Định

Nghiên cứu văn bản và giá trị của phần "Nho giáo" trong tác phẩm "Đạo Giáo Nguyên Lưu" của nhà sư

An Thiền

Luận văn Thạc sĩ Văn học

Mã số: 60 22 40 Người hướng dẫn: PGS Trần Nghĩa

Hà Nội - 2008

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với tinh thần “tôn trọng những ý kiến khác biệt” (Tổng bí thư Nông Đức

Mạnh tuyên bố ngày 24 tháng 01 năm 2006), ngày nay, chúng ta đặc biệt là thế

hệ trẻ cần mở rộng tầm hiểu biết của mình sang những lĩnh vực mà trước đây, vì

lý do này khác, chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu Trong lĩnh vực Hán Nôm phải chăng lớp người đương đại chúng ta đang còn cảm thấy xa lạ đối với văn hoá Nho, Phật, Lão đã có một bề dày lịch sử hàng mấy nghìn năm ở nhiều nước phương đông, kể cả Việt Nam Riêng ở Việt Nam, văn hoá Nho, Phật, Lão đã du nhập từ rất sớm, dần dần được người nước ta tiếp nhận, đồng hoá và phát triển qua các thời kì lịch sử và biến chúng thành một bộ phận khăng khít trong truyền thống văn hoá dân tộc Đấy là lý do vì sao Bác Hồ, vị lãnh tụ tôn kính của chúng

ta lại nêu cao sự nghiệp của Thích Ca, Khổng Tử Nhân dân ta luôn dành nhiều thiện cảm cho ông bụt, ông tiên trong các câu chuyện cổ xưa…Vậy thì, để hiểu sâu truyền thống văn hoá Việt Nam, ta không thể bỏ qua văn hoá Nho, Phật,

Lão Đây cũng là lý do trước tiên thôi thúc chúng tôi đến với Đạo giáo nguyên lưu của An Thiền

Mặt khác, tôn giáo cũng là một văn hoá, cần tìm hiểu nghiên cứu nó trước hết như là một văn hoá Quả thực do nhiều nguyên nhân, thế hệ chúng ta ngày nay, trừ một số nhà chuyên môn, còn lại rất ít người hiểu về Nho, Phật, Lão, trong khi đó cả ba giáo này đều nằm ngay trong lòng văn hoá dân tộc, bên cạnh các yếu tố khác như tinh thần yêu mến, coi trọng độc lập tự do… Đó là một thiệt thòi lớn của thế hệ trẻ ngày nay, đặc biệt là trong thời buổi hội nhập toàn cầu hiện nay

Nhưng Đạo giáo nguyên lưu vốn dĩ là một bộ sách có dung lượng lớn

(558 trang) luận bàn về nhiều vấn đề có thể nói là rất cao siêu (thuộc các lĩnh vực tư tưởng triết học), có tầm bao quát cực kì rộng (Nho, Phật, Lão), cho nên

Trang 3

chúng tôi, với khả năng cho phép, cũng như yêu cầu của một luận văn Cao học, chỉ có thể chọn một phần trong đó làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp, ấy là

phần “Nho giáo” tức Quyển Trung trong tổng số gồm ba phần của tác phẩm, nhưng trên thực tế “rút dây động rừng” phần “Nho giáo” này cũng đụng chạm tới rất nhiều vấn đề của phần “Phật giáo” trong Quyển Thượng và phần “Đạo giáo” trong Quyển Hạ

Còn một lý do nữa khích lệ tôi đến với đề tài này là nghiên cứu tốt văn bản và giá trị của Đạo giáo nguyên lưu, tôi sẽ có dịp để nâng cao trình độ Hán Nôm của mình, nhất là kĩ năng giải mã một văn bản Hán Nôm, chuẩn bị tốt hơn nữa cho việc nghiên cứu Hán Nôm của tôi về lâu về dài

2 Lịch sử vấn đề

Đạo giáo nguyên lưu không phải mà một bộ sách chuyên luận về Nho,

Phật, Lão, tác bàn về nguồn gốc và sự phát triển của ba giáo, cũng như mối quan

hệ giữa chúng với nhau, như đầu đề sách có thể đưa người ta đến một cách hiểu

như thế Mà xét về thực chất, đây thuộc loại sách công cụ, nhằm giúp cho độc giả học tập, tra cứu về các vấn đề cốt yếu của Nho, Phật, Lão, cùng sự đụng độ

và hỗn dung của chúng qua lịch sử (tức vừa đấu tranh vừa hợp tác)

Từ trước tới nay, có một số công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề này

nọ của Đạo giáo nguyên lưu, như: “Một số vấn đề quan hệ văn học Việt Nam-Trung Quốc dưới thời Nam-Trung Đại” của Phó giáo sư Trần Nghĩa, Lịch sử Phật giáo Việt Nam…, nhưng quả thật chưa có ai nghiên cứu tác phẩm này như một loại sách công cụ học tập và tra cứu về Nho, Phật, Lão

Do vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi lần này có thể xem như là đầu tiên

3 Đối tượng nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luân văn là nghiên cứu văn bản và đánh giá giá

trị phần Nho giáo của cuốn “Đạo giáo nguyên lưu” của tác giả nhà sư An Thiền

Để làm rõ vấn đề này chúng tôi sẽ tiến hành lập bảng thống kê đánh giá văn bản

và giá trị của phần Nho giáo trong tác phẩm “Đạo giáo nguyên lưu”

Trang 4

b Phạm vi nghiên cứu

Tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là cuốn „Đạo giáo nguyên lưu”, ngoài ra chúng tôi cũng có tham khảo một số sách như Tứ

thư, Ngũ kinh, “Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu”, “Lịch sử Phật giáo Việt Nam giai đoạn thế kỉ XIX”, “Tìm hiểu kho sách Hán Nôm”, các bài viết:

“Thử phân loại Nho học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” của Phó giáo sư Trần Nghĩa, “Một số vấn đề quan hệ văn học Việt Nam-Trung Quốc dưới thời Trung Đại” của Phó giáo sư Trần Nghĩa và một số bài viết liên quan khác

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp liên nghành: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như văn bản học, sử học, văn học… Mỗi ngành khoa học có những phương pháp riêng, mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng, chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau Điều đó đã giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu được thuận lợi hơn, linh hoạt hơn

- Phương pháp khảo sát thống kê: Chúng tôi dùng phương pháp này trong

quá trình khảo sát văn bản “Đạo giáo nguyên lưu” để từ đó đưa ra được

những nhận định cơ bản nhất về hiện trạng văn bản cho đến thời điểm hiện tại

- Phương pháp dịch chú: Trước khi đi vào tìm hiểu các vấn đề, chúng tôi

tiến hành dịch toàn bộ phần Nho giáo trong cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”

Trong quá trình đó chúng tôi cần phải dùng đến các thao tác văn bản học như phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa, chú thích…

- Phương pháp phân tích so sánh: Chúng tôi dùng phương pháp này để làm

rõ hơn các vấn đề trong “Đạo giáo nguyên lưu”

5 Nhiệm vụ của luận văn

- Tìm hiểu những nét chính về con người và cuộc đời cũng như sự nghiệp

của nhà sư An Thiền

Trang 5

- Xác định một số đặc điểm về mặt văn bản học của cuốn “Đạo giáo

nguyên lưu” như thời gian in ấn, người biên tập hiệu đính, người đề tựa,

sự giống và khác nhau giữa các bản in…

- Lập bảng thống kê có chia nhóm, phân loại các nội dung trong phần Nho

giáo của cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”

- Nghiên cứu giá trị của phần Nho giáo trong cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”

theo các nhóm trên bảng thống kê

6 Cấu trúc của luận văn

A Phần mở đầu

1 Lý do, mục đích chọn đề tài

2 Lịch sử vấn đề

3 Đối tượng, phạm vi tư liệu nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Nhiệm vụ của luận văn

6 Cấu trúc của luận văn

B Phần nội dung

Chương I: Nhà sư An Thiền và lý do ra đời của cuốn “Đạo giáo nguyên

lưu”

1 Tiểu sử của nhà sư An Thiền

1.1 Cuộc đời sự nghiệp của nhà sư An Thiền

1.2 Sự nghiệp nghiên cứu, biên soạn, biên dịch… của nhà sư An Thiền

2 Lý do biên soạn cuốn “Đạo giáo nguyên lưu”

3 Tiểu kết

Chương II: Nghiên cứu văn bản phần “Nho giáo” trong cuốn “Đạo giáo

nguyên lưu”

1 Giới thiệu khái quát văn bản “Đạo giáo nguyên lưu”

2 Văn bản phần “Nho giáo”

3 Bảng sắp xếp, phân loại theo chủ đề các đề mục trong phần “Nho giáo”

4 Tiểu kết

Trang 6

Chương III: Nghiên cứu giá trị của phần “Nho giáo” trong bộ sách “Đạo

giáo nguyên lưu”

1 Đây là loại sách “công cụ”, xét về mặt tính chất và giá trị sử dụng của nó

2 Các chủ đề chính được trình bày trong phần “Nho giáo”

2.1 Các đề mục liên quan tới “Nho giáo”

2.1.1 Các đề mục liên quan tới “Nhân” trong tư tưởng của Nho giáo

2.1.2 Các đề mục liên quan tới “Lễ” trong tư tưởng của Nho giáo

2.1.3 Các đề mục liên quan tới “Hiếu” trong tư tưởng của Nho giáo

2.1.4 Các đề mục liên quan tới “Đạo trị quốc” của Nho giáo

2.2 Các đề mục liên quan tới Phật giáo

2.3 Các đề mục liên quan tới Lão giáo

2.4 Các đề mục liên quan tới mối quan hệ của ba giáo

2.4.1 Sự đối thoại giữa Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo

2.4.2 Xu thế “tam giáo đồng nguyên”

2.5 Các đề mục có nội dung khác

3 Những hạn chế của tác phẩm

4 Ý nghĩa của tác phẩm đối với ngày nay

5 Tiểu kết

C Phần kết luận

Ngày đăng: 15/12/2017, 14:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w