1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu văn bản gia phả Chúa Trịnh

105 741 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Vì thế, chúng tôi sưu tập các gia phả về chúa Trịnh, tiến hành khảo sát văn bản nhằm học hỏi, vận dụng phương pháp nghiên cứu văn bản học Hán Nôm và kiến thức Hán Nôm được học tập trong

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

-

PHẠM ĐÌNH HẢI

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN GIA PHẢ CHÚA TRỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

HÀ NỘI 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đinh Khắc Thuân

Hà Nội 2012

Trang 3

Mục lục

Mục lục ………4

PHẦN MỞ ĐẦU……… 6

1 Lý do chọn đề tài………6

2 Lịch sử vấn đề……….7

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 8

3.1 Mục đích:……….8

3.2 Đối tượng:……… 8

3.3 Phạm vi:……… 8

4 Phương pháp nghiên cứu……… 8

5 Dự kiến đóng góp của luận văn……… 9

6 Cấu trúc của luận văn……….9

PHẦN NỘI DUNG……….10

Chương I: Tổng quan về chúa Trịnh và gia phả chúa Trịnh… 10

1.1 Chúa Trịnh trong lịch sử……… 10

1.2 Tài liệu lịch sử chép về chúa Trịnh……… 12

1.3 Tổng quan về gia phả chúa Trịnh……… 14

Chương II: Văn bản gia phả chúa Trịnh 24

2.1 Trịnh tộc thế phả………24

2.2 Kim giám thực lục……….39

Chương III: Giá trị sử liệu gia phả chúa Trịnh 44

3.1 Lai lịch chúa Trịnh………44

3.2 Công tích các chúa Trịnh cầm quyền………49

3.3 Về các chi phái chúa Trịnh………68

Trang 4

1 Kết luận: 74 Tài liệu tham khảo: 78

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII được đánh dấu bởi một sự kiện nổi bật là tồn tại song song hai bộ máy chính quyền: vua Lê, chúa Trịnh Trong đó vương triều Lê chỉ tồn tại trên danh nghĩa, còn thực quyền thuộc

về chúa Trịnh Hiện tượng đó đã dẫn tới việc nhận định, đánh giá các nhân vật cùng sự kiện lịch sử đương thời trong một chừng mực nào đó còn có những điểm thiếu khách quan và khoa học

Trong giai đoạn lịch sử này còn có sự kiện nổi bật khác, đó là liên tiếp các cuộc nổi dậy xảy ra ở các địa phương phía Bắc và Trung Nam bộ, được gọi là khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình và bị quân đội chúa Trịnh đánh dẹp Vì thế chúa Trịnh còn bị phê phán bởi sự kiện này

Giống như một số vương triều khác trước đó như nhà Hồ, nhà Mạc từng

bị phê phán là "ngụy triều", chúa Trịnh cũng bị xem như là một thế lực không chính thống, mặc dù quyền cai quản đất nước trong giai đoạn Lê - Trịnh thực tế

do phủ liêu nhà Chúa đảm trách

Trong khi việc nghiên cứu và đánh giá về chúa Trịnh, cũng như một số sự kiện lịch sử nổi bật ở giai đoạn này như vừa nêu trên còn hạn chế, thì nguồn sử liệu liên quan cũng hết sức khó khăn

Tài liệu lịch sử chủ yếu được biết đến là bộ Đại Việt sử ký tục biên –

大越史記續編 (1676-1789)1, nhưng chủ yếu ghi chép về các sự kiện lịch sử liên quan đến triều đình nhà Lê, còn các chúa Trịnh thì hầu như không được coi trọng

Gia phả chúa Trịnh còn lại khá nhiều, song có không ít truyền bản, nên thiếu sự nhất quán trong một số nhân vật, cũng như sự kiện lịch sử cụ thể

1 Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789), Bản dịch Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nxb KHXH, Hà Nội

1991

Trang 6

Vì thế, chúng tôi sưu tập các gia phả về chúa Trịnh, tiến hành khảo sát văn bản nhằm học hỏi, vận dụng phương pháp nghiên cứu văn bản học Hán Nôm và kiến thức Hán Nôm được học tập trong chương trình Cao Hán Nôm để xử lý văn bản các gia phả chúa Trịnh tìm được; đồng thời góp phần nghiên cứu phả hệ chúa Trịnh, cũng như tiểu sử nhân vật chúa Trịnh trong lịch sử

Với những lý do chủ yếu trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu văn bản gia phả chúa Trịnh” làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Lịch sử vấn đề

Việc nghiên cứu và đánh giá lại lịch sử giai đoạn Lê - Trịnh đã được đề xướng tại một số hội thảo khoa học Chẳng hạn năm 1995, Ban nghiên cứu biên soạn lịch sử Thanh Hóa với sự phối hợp của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Chúa Trịnh - vị trí và vai trò lịch sử” tại Thành phố Thanh Hóa (trong hai ngày 12 và 13 tháng 1) Ngày 22/7/2008, tại Văn miếu - Quốc tử giám (Hà Nội), Hội đồng họ Trịnh Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học về Triết vương Trịnh Tùng Một số hội thảo khoa học khác về Chúa Trịnh Cương, Trịnh Sâm cũng được tổ chức trong vài năm gần đây

Một số tài liệu lịch sử, văn học về thời kỳ trị vì của chúa Trịnh cũng

được nghiên cứu xuất bản, như Tứ bình thực lục thời chúa Trịnh, Tổng tập

thơ Nôm, trong đó có khá nhiều tác phẩm thơ Nôm của chúa Trịnh

Tiểu sử nhân vật chúa Trịnh cũng được giới thiệu trong một số tập sách viết về chúa Trịnh của nhà văn duệ tộc họ Trịnh là Trịnh Xuân Tiến Một số tư liệu trong gia phả Chúa Trịnh đã được sử dụng

Về gia phả, có tập sách Trịnh gia chính phả - 鄭家正譜của con cháu tộc họ Trịnh là Nhật Nam Trịnh Như Tấu biên soạn xuất bản năm 1933, chủ yếu viết lại tiểu sử các đời chúa

Tuy nhiên, dù văn bản gia phả chúa Trịnh rất nhiều nhưng việc nghiên

Trang 7

cứu hệ thống văn bản này thì hầu như chưa được tiến hành cụ thể

Từ góc độ của chuyên ngành Ngữ văn - Hán Nôm, chúng tôi cố gắng

đi sâu vấn đề văn bản học để làm rõ phả hệ gốc và các truyền bản, cũng như cách chép phả của tộc họ Trịnh trong lịch sử

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích:

Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là cố gắng xác định văn bản và phả hệ gốc dòng phả chúa Trịnh, dòng phả chi phối các phả hệ tộc họ Trịnh khác Đồng thời chỉnh lý một số sự kiện, tiểu sử nhân vật chúa Trịnh cụ thể, góp phần nghiên cứu lịch sử chúa Trịnh

3.2 Đối tượng:

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là một số văn bản phả chúa Trịnh, trên cơ sở đối chiếu với một số văn bản phả tộc họ Trịnh khác hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Đặc biệt, chúng tôi sưu tập được một văn bản Kim giám tập sao từ Ban liên lạc Trịnh tộc Việt Nam Văn bản này được

bổ sung và làm cơ sở đối chiếu văn bản với các văn bản Trịnh tộc gia phả có

ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm

3.3 Phạm vi:

Chúng tôi tiến hành khảo sát văn bản tác phẩm, trên cơ sở đó chú thích (nếu thấy cần thiết), dịch một số bản gia phả chúa Trịnh được coi là tương đối toàn diện nhất

4 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng phương pháp văn bản học Hán Nôm, tiến hành đối chiếu, so sánh, thiết lập phả hệ văn bản gia phả

Đồng thời sử dụng phương pháp điền dã, liên ngành để bổ sung sự kiện, nhân vật cụ thể

Trang 8

5 Dự kiến đóng góp của luận văn

Dự kiến những đóng góp cơ bản của luận văn là: - Xác định thiện bản của các văn bản gia phả chúa Trịnh hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

- Bước đầu phác thảo phả hệ chúa Trịnh, cũng như tiểu sử một số nhân vật Trịnh chúa nổi bật

- Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng có thể làm tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn giá trị văn bản các văn bản gia phả Trịnh sau này

6 Cấu trúc của luận văn

Luận văn được chia làm ba phần chính: Mở đầu, Nội dung và Kết luận Trong đó phần Nội dung gồm 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về chúa Trịnh và gia phả chúa Trịnh

Chương 2: Văn bản gia phả chúa Trịnh

Chương 3: Giá trị sử liệu gia phả chúa Trịnh

Ngoài ra, luận văn còn nêu rõ thư mục sách tham khảo, một số phụ lục mang tính chất chứng minh và minh họa cho nội chính văn của luận văn

Trang 9

Chương I: TỔNG QUAN VỀ CHÚA TRỊNH VÀ GIA PHẢ

Lê, gọi là Lê trung hưng

Người mở đầu sự nghiệp Chúa Trịnh là Trịnh Kiểm, người huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa Nghe tin Nguyễn Kim nổi dậy dựng lại nhà Lê, Trịnh Kiểm đến xin gia nhập Nhờ tài năng, ông được Nguyễn Kim tin cậy

và gả con gái là Ngọc Bảo cho Nǎm 1539 Trịnh Kiểm được phong làm Đại tướng quân, tước Dực Quận công

Ngày 20 tháng 5 năm Ất Tỵ, niên hiệu Nguyên Hoà thứ 13 (1545), Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm được vua Lê (Trang Tông) sai làm Đô tướng tiết chế các dinh quân thuỷ bộ các xứ kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự Mọi binh quyền ngoài cõi, công việc trong nước, trù tính mưu lược, phong tước bổ quan xa gần đều giao cho Trịnh Kiểm quyết định

Nắm quyền trong triều đình Nam triều nhà Lê, trước hết Trịnh Kiểm đẩy mạnh củng cố quyền lực Năm 1569, vua Lê Anh Tông gia phong cho Kiểm làm Thượng Tướng Thái Quốc Công và tôn là Thượng phụ Tiếp nối Trịnh Kiểm là Trịnh Tùng, đã có công lớn đánh dẹp nhà Mạc, giành lại quyền cai quản đất nước cho nhà Lê

Trịnh Tùng (1570-1623) tuy là con thứ của Trịnh Kiểm và bà Ngọc

Trang 10

Bảo (con gái thứ của Nguyễn Kim), nhưng lại là người mở nghiệp Chúa và trở thành vị Chúa thứ nhất của họ Trịnh, có nhiều công lao trung hưng sự nghiệp nhà Lê Các vị chúa tiếp theo, nổi bật là chúa Trịnh Tráng, Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Doanh và Trịnh Sâm, có vai trò lớn lao trong việc xây dựng đất nước, cũng như trấn giữ an ninh vùng biên ải Nhưng cuối cùng nhà Lê - Trịnh bị thất bại bởi nghĩa quân Tây Sơn

Sự nghiệp làm chúa cầm quyền họ Trịnh kéo dài từ năm 1545 đến năm 1787, tổng cộng 243 năm, gồm 12 đời chúa, được các tài liệu lịch sử và gia phả dòng chúa Trịnh liệt kê như sau:

1 Trịnh Kiểm (1503-1570): Người cai trị đầu tiên, nắm quyền trong

khoảng 1545-1570, trải qua ba đời vua: Lê Trang Tông (1533-1548), Lê Trung Tông (1548-1556) và Lê Anh Tông (1556-1573)

2 Trịnh Tùng (1550-1623): Con thứ của Trịnh Kiểm, nắm quyền

trong khoảng 1570-1623, trải qua bốn đời vua: Lê Anh Tông (1556-1573),

Lê Thế Tông (1573-1599), Lê Kính Tông (1600-1619) và Lê Thần Tông (1619-1623)

3 Trịnh Tráng (1577-1657): Con cả Trịnh Tùng, nắm quyền trong

khoảng 1623-1657, trải qua các đời vua: Lê Chân Tông (1643-1649), Lê Thần Tông (lần hai: 1649-1662)

4 Trịnh Tạc (1606-1682): Con Trịnh Tráng, nắm quyền trong khoảng

1657-1682, trải qua các thời vua: Lê Thần Tông (lần hai: 1649-1662), Lê Huyền Tông (1663-1671), Lê Gia Tông (1672-1675) và Lê Hy Tông (1676-1704)

5 Trịnh Căn (1633-1709): Con Trịnh Tạc, nắm quyền trong khoảng

1682-1709, trải qua các thời vua: Lê Hy Tông (1676-1704), Lê Dụ Tông (1705-1729)

6 Trịnh Cương (1690-1729): Chắt Trịnh Căn (con Trịnh Bính, cháu

Trang 11

nội Trịnh Vĩnh), nắm quyền trong khoảng 1709-1729, trải qua thời vua Lê

Dụ Tông (1705-1729) và Hôn Đức Công (1729-1732)

7 Trịnh Giang (1709-1751): Con Trịnh Cương, nắm quyền trong

khoảng 1729-1740, trải qua các thời vua Lê Thuần Tông (1732-1735) và Lê

Ý Tông (1735-1740); bị phế truất năm 1740, mất năm 1751

8 Trịnh Doanh (1720-1767): Em Trịnh Giang, nắm quyền trong

khoảng 1740-1767, trải qua các thời vua Lê Ý Tông (1735-1740) và Lê Hiển Tông (1740-1786)

9 Trịnh Sâm (1739-1782): Con Trịnh Doanh, nắm quyền trong

khoảng 1767-1782, trải qua thời vua Lê Hiển Tông (1740-1786)

10 Trịnh Cán (1777-1782): Con Trịnh Sâm, nắm quyền từ tháng 9

năm 1782 đến tháng 10 năm 1782 thời vua Lê Hiển Tông; bị phế làm Cung quốc công và mất sau loạn kiêu binh 1782

11 Trịnh Khải, hay gọi theo tên cũ là Trịnh Tông (1763-1786):

Anh Trịnh Cán, nắm quyền từ tháng 10 năm 1782 đến 1786 thời vua Lê Hiển Tông

12 Trịnh Bồng: Con Trịnh Giang, nắm quyền từ tháng 9 năm 1786

đến tháng 9 năm 1787 thời Lê Chiêu Thống, thua quân Tây Sơn (Nguyễn Hữu Chỉnh), đi tu rồi mất ở Ai Lao (Lào)

Các đời chúa này đều được tài liệu lịch sử và tài liệu gia phả ghi chép khá thống nhất và rõ ràng Tuy nhiên, công tích, sự nghiệp từng vị, cũng như thế thứ các chi nhánh dòng tộc thì có sai khác nhất định

1.2 Tài liệu lịch sử chép về chúa Trịnh

Tài liệu lịch sử ghi chép về Chúa Trịnh hiện còn khá nhiều nhưng

không toàn diện, tập trung chủ yếu trong các bộ sử như: Đại Việt sử ký toàn

thư, Đại Việt sử ký Bản kỷ tục biên, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, Lịch triều tạp ký của Ngô Cao Lãng, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan

Trang 12

Huy Chú; hệ thống chiếu biểu, tấu sớ, sắc phong thời Hậu Lê; hệ thống văn bia, thần phả các chùa chiền, đền miếu; hệ thống thơ văn thế kỷ 17 - 18, một

số văn bản bang giao với nhà Minh, nhà Thanh (Trung Quốc), ghi chép của người nước ngoài có giao lưu với nhà Trịnh, nhà Nguyễn; các tập thơ văn, câu đối của các chúa Trịnh như Trịnh Căn, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm… Đặc

biệt, gần đây có bộ Tứ Bình thực lục - 四平實錄do nhóm các nhà nghiên

cứu Hán Nôm, văn học – sử học biên dịch và giới thiệu (PGS TS Đinh Khắc Thuân chủ biên)

Tứ bình thực lục, tức bốn bộ thực lục thời chúa Trịnh là Bình Tây thực lục (平西實錄), Bình Hưng thực lục(平興實錄), Bình Ninh thực lục

(平寧實錄)và Bình Nam thực lục(平南實錄) Đây là các bộ sách ghi chép về công cuộc bình định của các chúa Trịnh Doanh (1740-1767) và Trịnh Sâm (1767-1782) đối với các vùng:Tây tức là Sơn Tây, Hưng tức là Hưng Hóa, Ninh tức là Trấn Ninh (thuộc tỉnh Thanh Hóa), Nam tức là phía Nam từ Nghệ An trở vào

Các bộ thực lục này ghi chép những sự kiện chính xảy ra trong các cuộc bình định đó, theo từng ngày, từng tháng, từng năm Thực lục bắt đầu ghi các sự kiện xảy ra từ khi Trịnh Doanh được ủy thác quyền bính (năm 1739) và sau đó chính thức đảm nhận ngôi Chúa vào năm 1740 Thực lục kết thúc bằng sự kiện năm Đinh Dậu (1777) khi biên ải phía Nam tạm thời yên

ổn, quân đội triều đình rút về

Thực lục do các sử gia đi theo quân ngũ và trực tiếp ghi lại, nên khá sống động, trung thực Vì lẽ đó mà đây là nguồn sử liệu quý giá bổ sung cho chính sử về các sự kiện lịch sử xảy ra trong những năm cuối thế kỷ XVIII thời Lê - Trịnh Vì là bộ sách do các sử gia đi theo nhà Chúa bình định trực tiếp biên chép, nên đã đứng trên quan điểm của triều đình mà phán xét các lực lượng đối đầu khi đó

Về phả ký, Trịnh chúa có sách Trịnh gia chính phả - 鄭家正譜 do

Trang 13

Trịnh Như Tấu biên soạn và xuất bản năm Bảo Đại thứ 8 (1933), được xem

là sách biên soạn bằng tiếng Việt sớm nhất, đầy đủ nhất về phả hệ Trịnh chúa Sách có lời tựa, bạt và bài tổng luận, sau đó chia làm 5 đoạn:

Đoạn 1: Công đức liệt tổ

Đoạn 2: Hành trạng của liệt vương

1.3 Tổng quan về gia phả chúa Trịnh

Gia phả chúa Trịnh hiện còn khá nhiều, tư liệu phong phú Riêng kho sách Hán Nôm có 7 văn bản gia phả chúa Trịnh Ngoài ra, các chi phái tộc

họ Trịnh lưu giữ được khá nhiều, cả thảy khoảng 30 văn bản Số liệu này được kê trong các bảng sau:

Gia phả họ Trịnh được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Trang 14

Văn bản được dòng tộc họ Trịnh sưu tập, cung cấp bao gồm

Phúc tâm công, Hiển cao cao tổ Tiến công thứ lang Trịnh Trí Duệ

2 Trịnh gia thế

phả

Sách Sóc Sơn, Thiệu Sơn, Thanh Hóa, Trịnh Đình Phong cung cấp

Trịnh Liễu đến

14 đời

Trang 15

Từ đời An quốc công Trịnh Khắc Phục đến đời 6

Tiên tổ Trịnh Kỹ, thụy Viên Trường

Gia Long 2:

1803

7 Không có Cổ Hiền, huyện

Thượng Phúc, Hà Nội

Thủy tổ Trịnh qúy công, tự Phúc Bình

Tiên tổ Trịnh, húy Kỷ ở Sóc Sơn

1

0

P.31

Kim giám tục

biên/Trịnh thị

Xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương

Tiên tổ Trịnh Kỷ đến trưởng tộc

Gia Long 2:

Trang 16

thế phổ Trịnh Tư 1803 1

1

P.37

Thái vương

thần vị

Văn tế Trịnh vương

1

2

P.16

Kỷ, thụy Viên Trường

1

3

P.41

Nhâm Thìn

1

4

P.42

Trịnh tộc thế

phả

Trình xá 2 Gia phả hậu biên

từ Thái Vương 1

5

P.44

Trịnh tộc thế

phả

Trình xá 4 Trung Hưng thực

lục 1

6

P.1

Trịnh thị gia

phả

A.641 Hán Nôm Kim giám thực

lục 1

7

P.21

Trịnh tộc thế

phả

T, Phí Xá, xã Phá Lãng, huyện Lương Tài, Kinh Bắc Bản của ông Trịnh Quý Khánh

Từ thái tể họ Trịnh, húy Kỷ, thụy Viên Trường

Khải Định 5:

1920

1 Bùi gia Trịnh Thịnh Liệt 2 (thôn Thủy tổ họ Trịnh P

Thuần An đến

Báo Đại 2: 1928

Trang 17

8 17 thị sự tích phổ Bùi Đông) Huệ Tiến đổi

sang họ Bùi

Tồn Am soạn 1

9

P.7

Chúc thư gia

phổ bản tộc

Thôn Phí Xá, xã Phá Lãng, huyện Lương Tài, Bắc ninh

Thủy tổ Trịnh, húy Liêu

2

0

P.19

Trịnh tộc thế

phả/Kim giám

tục biên

VHv 1756 Viện Hán Nôm, Trịnh Xán sao

Kim giám tập sao, q2 Gia phả hậu biên, q3 Trung hưng thực lục

2

1

P.23

Trịnh gia phả

A.2492 Viện Hán Nôm

Đời 1 tự Hòa Lương

Thành Thái 10:

1898 2

2

P.24

Trịnh phái

ngọc phả

Chi 3, thôn Cống Xuyên, xã Đông Cứu, Thượng Phúc,

Hà Tây

Thủy tổ Trịnh Liêu, từ vua Cảnh Thống đến Hàm Nghi

Hàm Nghi 1:

1885

2

3

P.25

Trịnh gia thế

phả /Kim giám

tục biên

Nguyễn Hữu Sán, Quảng Giao, Quảng Xương

Trịnh Tự Gia

Long 2:

1804 2

4

P.26

Kim giám tục

biên

Tiên tổ Trịnh Kỷ, thụy Viên Trường

Tự Đức 28:

1875 2

5

P.30

Vương

phổ/Bản chi

Thủy tổ Khiêm quốc công

Trang 18

phổ ký

2

6

Kim giám thực lục

Đôn Thư, Thanh Oai,

Hà Tây

Tổ thứ nhất: Viên Trường

Tự Đức 15:

1862 2

7

P.8

Trịnh tộc gia

phổ ký

Trịnh Văn Hồ, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Trịnh Ninh công

di cư đến trại này

Mậu Thân

2

8

P.22

Trịnh tộc gia

phả

Trại Quán La, huyện Hoàn Long, phủ Hoài Đức

Tổ Trịnh tướng công, tự Phúc Thiện

Gia Long 3:

1804

Trong số văn bản gia phả trên, có không ít phả ký của Trịnh chúa, tiêu biểu một số văn bản sau - những văn bản này đều có trong kho sách Hán Nôm và được Thư mục Hán Nôm giới thiệu như sau:

Trang 19

1 bản viết, 71 tr., 28 x 16.5, có chữ Nôm

A.1821

MF.784

Paris EFEO MF II/6/1078

Gia phả họ Trịnh, từ Trịnh Liễu (con của Trịnh Kỷ) trở về sau: thế thứ, quan tước, ngày giố… Bài Chi truyền bằng chữ Nôm

Paris EFEO MF II/6/1078 (A.641)

Sự tích vị thần Quản gia Đô Bác Đại Vương (Trịnh Cao ?) Gia phả họ Trịnh chép theo Kim toản thực lực Bài văn tế chúa Trịnh của vua Lê Bài văn tế bà của Đoan Vương Bài văn tế vợ chúa Trịnh của các quan Bài chiếu ban ơn cho con cháu họ Trịnh của Gia Long năm Mậu Dần (1818)

5 (3921) TRỊNH TỘC THẾ PHẢ (鄭族世譜)

Biên tập Bài tựa đề nãm Tự Đức 17 (1864); bài bạt đề năm Tự Đức

Trang 20

(*) Sách chép từ Kim giám tập sao

6 (3923) TRỊNH VƯƠNG PHẢ KÍ (鄭王譜記)

1 bản viết, 32 tr., 29 x 20

A.676

MF.1385

Paris EFEO MF.II/6/1079

Gia phả họ Trịnh từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Doanh, gồm 9 đời: thế thứ, ngày giỗ,

Thế thứ các vua triều Lê (đến Lê Duy Diêu, niên hiệu Cảnh Hưng,

1740 - 1786)

Như trên đã nói, trong số văn bản trên có khá nhiều bản trùng nhau, nhất là phả về dòng chúa, bởi các chi phái đều truyền chép chính phả, rồi mới chép tiếp các chi phái của mình

Vì vậy có thể hình dung cụ thể là có một số văn bản của dòng phả chúa và còn lại là những văn bản chi phái của dòng phả này Chẳng hạn, bản phả họ Trịnh ở Đôn Thư huyện Thanh Oai (Hà Nội) mặc dù có tên gọi riêng

là Trịnh thị ngọc phả ký(鄭氏玉譜記), nhưng bên trong sao chép nguyên

Kim giám Trịnh chúa Bên cạnh tên sách này, có dòng chữ Hán nhỏ: Hà Thanh Phương Trung Đôn Thư; tờ sau chép thêm: Đôn Thư xã Trịnh Đình Trinh gia phả chí, nghĩa là gia phả của gia đình ông Trịnh Đình Trinh làng

Trang 21

Đôn Thư Nội dung chính của tập phả này gồm hai phần, phần đầu là Quản

gia Đô Bác đại vương thần truyền ký và phần sau là Kim tỏa thực lục Kim

Trịnh chúa sao lục và lưu truyền mà hiện tại nhiều gia tộc họ Trịnh

Trong một số gia phả Trịnh tộc khác, chép lại lai lịch dòng tộc Trịnh

chúa với các tên gọi là Trịnh thị thế phả (鄭氏世譜)và Trịnh vương phả

(鄭王譜記) Trong đó có phả hệ Trịnh chúa với các tên gọi Kim giám

chính phả Trịnh chúa được biên chép vào thời Lê niên hiệu Cảnh Hưng Sau

đó được các dòng Trịnh chúa sao chép lưu truyền

Tóm lại, liệt tổ chúa Trịnh là Trịnh Liệt người làng Sáo Sơn, huyện

Vĩnh Phúc (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa) Trong đó Trịnh Kiểm là người mở đầu cho nghiệp chúa của họ Trịnh Là người có tài thao lược, đi theo Nguyễn Kim “phò Lê diệt Mạc”, Trịnh Kiểm đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp của Nguyễn Kim, được Nguyễn Kim tin cậy giao cho chức vụ quan trọng

Sau khi Nguyễn Kim mất, quyền hành rơi hết vào tay Trịnh Kiểm Có thể nói một tay Trịnh Kiểm gây dựng nền móng vững chắc cho cơ nghiệp nhà chúa, nhưng ông không trực tiếp xưng chúa, cũng không soán đoạt ngôi

vị nhà Lê Con cháu Trịnh Kiểm sau này cũng tuân theo khuôn phép cha ông, mặc dù nắm mọi quyền hành điều khiển trăm quan nhưng không phế truất nhà Lê Về chuyện này dân gian còn lưu truyền câu “Trịnh bại, Lê vong” (tức là nhà hậu Lê mất thì sự nghiệp chúa Trịnh cũng mất) như một lời sấm đoán và trên thực tế nó đã là sự thật lịch sử

Sau Trịnh Kiểm là Trịnh Tùng – người có công lập lên ngôi vị Chúa của dòng họ Trịnh Trong các đời chúa Trịnh, Trịnh Tùng vừa là người có công định nghiệp chúa, vừa là người trực tiếp tổ chức các cuộc chiến chống

Trang 22

lại nhà Mạc, và sau đó, khi thế và lực đã đủ mạnh, Trịnh Tùng tổ chức phản công, tiêu diệt nhà Mạc, khôi phục và đưa vương triều Lê trở lại Thăng Long

Có thể nói, từ Trịnh Tùng, sự nghiệp chúa Trịnh chính thức được xác lập Nhà chúa nắm quyền cai quản đất nước bên cạnh vua Lê Đây là một loại hình cơ chế xã hội được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là “đặc thù” trong xã hội Phong kiến Việt Nam gia đoạn thế kỷ XVII – XVIII, gọi là thời

kỳ vua Lê chúa Trịnh Thời kỳ này tồn tại gần 250 năm (243 năm tính từ

1545 đến 1782)

Nhà chúa truyền ngôi qua 12 đời chúa Từ các đời chúa này, dòng Trịnh chúa ngày càng mở rộng, phát triển nhiều chi nhánh, trở thành tộc họ Trịnh lớn trong cả nước Phả ký Trịnh tộc vì thế hết sức phong phú, nhưng qua khảo sát cho thấy, dù là văn bản gia phả của các chi họ Trịnh cũng đều

có nguồn gốc từ Chính phả Trịnh chúa được biên soạn vào thời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng

Trang 23

Chương II: VĂN BẢN GIA PHẢ CHÚA TRỊNH

Trên cơ sở so sánh đối chiếu, phân tích văn bản theo phương pháp Văn bản học, chúng tôi chọn bản “Trịnh thị gia phả”, kí hiệu A.641và bản

“Trịnh vương phả ký”, kí hiệu A.676 là hai bản chữ Hán, lưu trữ tại Viện

Nghiên cứu Hán Nôm, cùng đối chiếu với Kim giám tập sao(金鑒集抄)

in trong Trịnh tộc thế phả(鄭族世譜)

2.1 Trịnh tộc thế phả (郑族世谱)

Trịnh tộc thế phả (鄭族世譜)do Trịnh Sán biên chép, sao lục Kim

giám tập, chia làm 3 quyển:

Quyển 1: Kim giám tập sao (金鑒集抄)

Quyển 2: Gia phả hậu biên điều lệ văn thư(家譜後編條例文書) Quyển 3: Trung hưng thực lục(中興實錄)

Chúng tôi sử dụng quyển 1 Kim giám tập sao (金鑒集抄)để đối

chiếu với hai văn bản gia phả chúa Trịnh nêu trên

Về niên đại, bản Trịnh thị thế phả có nhiều dấu tích văn bản thời Lê, như địa danh và đơn vị hành chính thuộc thời Lê, như Thanh Hoa xứ Thiệu Hóa phủ Vĩnh Lộc huyện Sóc Sơn sách Bản Trịnh thị gia phả có chữ húy thời Nguyễn, như chữ Nhậm viết bớt nét Tuy nhiên, văn bản này được chép dưới dạng truyện ký, tiểu sử mỗi đời chúa có một cốt truyện riêng, văn phong súc tích Nếu văn bản Trịnh thi gia phả có giá trị mang ý nghĩa văn học, thì văn bản Trịnh tộc thế phả lại có nhiều giá trị sử liệu

So với văn bản Trịnh thị gia phả(鄭氏家譜) và Trịnh vương phả

Trang 24

(鄭王譜記), Trịnh tộc thế phả(鄭族世譜) có bài tựa, bài bạt, phàm

lệ, cùng đồ phả vương gia và chữ húy chúa Trịnh Những tư liệu này hết sức quan trọng, chỉ có duy nhất trong tập gia phả này Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu nguyên văn chữ Hán (bản đánh máy), phiên âm và bản dịch lời tựa, lời bạt, cũng như các quy định của tập sách

Lời tựa (序):

Chữ Hán: 卷一

聞之、家之有譜、國之有史,所以考事狀而明世次也。我族清化人奉世祖輔黎政、嗣後簪紳迭耀、豐組流輝二百年余。明德其來也遠

、黎朝丁未年经纂编著在

金鑒實錄者昭然可見。丙午以後黎祚移鐘、偽西染鼎、辰日變革

、族因旅居、為之散亡也。名家多有堆疊逡巡、歲日已六十年於茲。我長嗣公與我顯考及謂川縣官諱褒在日、嘗欲達詞族內。使一畨纏、 正以歸於一。弟(但、古同次序)渙散之日萃聚誠難、手裏尚存、 一老不遺、鳴呼痛哉。

燦俯閱遺編未嘗不致慨於斯、達詞則族內屬分繁、難於編輯、仍舊則魯魚亥豚舛謬頗多、乃不自量補苴録編輯成一卷、顏曰金監集抄

。雖於支派之繁衍、居邑之分殊不能盡詳、以此準比、觀者可知世代相傳之事跡雲耳、況乎。

Trang 25

祖功

宗德百世不遷子孝孫賢萬代如見、使能禮文相接、誠意相孚、親睦著於家庭、禮義聞於乡曲、則譜以人而其盛可傳、人以譜而其美可延乎以揚。

Sán phủ duyệt di biên, vị thường bất trí khái vu tư Đạt từ tắc tộc nội thuộc phân phồn, nan ư biên tập Nhưng cựu tắc lỗ ngư hợi thỉ, suyễn mậu

Trang 26

phả đa Nãi bất tự lượng, bổ tư duyệt lậu, tập thành nhất quyển, nhan viết Kim giám tập sao Tuy ư chi phái phồn diễn, cư ấp chi phân thù, bất tận tường, dĩ thử chuẩn bỉ, quan giả khả tri thế đại tương truyền chi sự tích vân nhĩ Huống hồ tổ công tông đức bách thế bất thiên Tử hiếu tôn hiền, vạn đại như kiến Sử năng lễ văn tương tiếp, thành ý tương phù, thân mục trứ ư gia đình, lễ nghĩa văn ư hương khúc Tắc phổ, dĩ nhân nhi kỳ thịnh khả truyền Nhân dĩ phổ nhi kỳ mỹ khả diên Vu dĩ dương thế đức, chấn gia thanh Tương phục thành nhất đỉnh tộc Nhi Kim giám chí tường chí bị, chính kỳ cơ

Tộc họ (Trịnh) ta ở đất Thanh Hóa, đức Thế tổ phụ tá chính trị triều

Lê, các đời sau đó, kế nối trâm thân, ấn thao lưu truyền, huy hoàng đến hơn hai trăm năm Đức sáng ấy có nguồn gốc từ xa lắm

Từ năm Đinh Mùi dưới triều Lê đã soạn Kim giám thực lục, thế phả

dòng họ ta rực rỡ, có thể thấy được Từ năm Bính Ngọ về sau, do hoàn cảnh

“nhà Lê dời chuông, Tây Sơn chiếm đỉnh”, thời thế biến đổi, tộc họ ta phải

lữ cư nơi đất khách quê người, vì thế trong cảnh tán vong, danh gia đã tăng thêm nhiều lớp Năm tháng qua đi, đến nay đã đến 60 năm Ngài trưởng tự của họ ta đã cùng đấng hiển khảo ta và viên quan huyện Vị Xuyên tên là ông Bao, khi còn sống đã từng muốn viết gia phả, có lời hay, đạt từ trong tộc họ,

Trang 27

một phen tu chỉnh, để quy phả tộc họ về một mối Nhưng các chi nhánh thì rải rác, tập hợp thực là một việc vô cùng khó Tay … (cháu con) vẫn còn nhưng một người cao niên không sót Than ôi ! Tình cảnh thật là đau lòng lắm

Sán tôi cúi xuống, xem lại di biên, không có lúc nào mà không thở than cảm khái Muốn viết cho có lời hay, đạt từ gia phả thì tộc họ đông đúc, khó biên tập cho được Còn như cứ theo những tài liệu cũ thì đều là tình trạng chữ “lỗ” nhầm thành chữ “ngư”, chữ “hợi” nhầm thành chữ “thỉ”, sai sót nhầm nhỡ quá nhiều

Trước tình hình đó, tôi đành bạo dạn, chẳng lượng sức mình, bổ cứu

thô lậu, biên thành một quyển, nhan đề là Kim giám tập sao Dẫu vậy, các

chi phái thì đông đúc, chỗ ở thì khác nhau, cho nên cũng không thể tường tận cho hết được Tôi phải “lấy chỗ này chuẩn cho chỗ kia”, chỉ mong người xem, ngõ hầu qua đây thấy được sự tích các đời truyền nối cho nhau mà thôi

Huống hồ, tổ công tông đức, trăm đời không đổi; tử hiếu tôn hiền muôn đời như hiện Để cho lễ văn tiếp nối, ý thành kế thừa, tình hòa mục rõ trong gia đình, lễ nghĩa khuôn nơi xóm làng cần đến gia phả Được như vậy thì đúng là “phả vì người nên hưng thịnh được truyền, người vì phả mà những gì là tốt đẹp trong họ còn mãi Làm như thế để đề cao cái đức ở đời, chấn hưng thanh vọng gia đình, khôi phục tộc họ xứng đáng là một tộc họ có

chuông có đỉnh Còn như làm cho Kim giám rất tường rất đủ thì đây chính

là cơ hội đấy Bởi thế cho nên tôi viết bài tự này

Ngày trước ngày rằm 4 ngày tháng cuối đông năm Giáp Tý niên hiệu

Tự Đức thứ 17 (1864), Nhĩ tôn Trịnh Sán kính cẩn ghi lại"

Lời Bạt (跋):

Chữ Hán:

大哉乾元而萬物資始、至哉坤元、而萬物資生。物之本乎天地猶

Trang 28

、傳曰:德厚者流光詎不信邪抑嘗考之。我越名家大族、如東鄂之範氏、河內省良舍之鄧氏。河內與夫海陽之武氏、唐安縣之丁氏、錦江縣北寧之阮氏仙遊縣、武舍縣唯世出公侯。然未見其全盛也。求其聖德文功輝炤天地耿光叠耀主組祖承與帝室相為始終者。。。有如我鄭也哉。燦嘗棒讀是編固知。

祖宗遺訓之為子孫繼承慿籍之資。。。。。。之續。是編者恩以

Trang 29

作求。

世德振圮家聲非徒拜稽頌揚已也。是編之久矣。。。曰而輯之其正派則大書於前、旁支則分註於後。燦然世次分明可為萬世監覽之鑒鏡也名曰金鑒也宜哉。

拜手謹書是為跋。

Phiên âm: Đại tai càn nguyên nhi vạn vật tư thủy Chí tai khôn

nguyên nhi vạn vật tư sinh Vật chi bản hồ thiên địa do nhân chi bản hồ tổ

Ngã Trịnh triệu tích ư tiền Lê chi thế, hất kim thượng hạ tam bách niên dư niên Kỳ kiến điểu cơ cần, đãi phi nhất nhật hĩ Phúc Ấm công sơ trạc đệ tam trường, vi ngã tộc văn minh chi tị tổ Đãi chí Thái vương nhi vương cơ dĩ lập Kế chí Triết vương nhi vương cơ dĩ thành Đại tai kỳ công, tồn hồ đế thất Kỳ đức bị hồ sinh dân, chiêu nhiên bố tại phương sách Tự thị nhi hậu, chính vương vị phàm thập nhị thế hĩ Tha như “chung tư tế mỹ, lân chỉ trình tường” Văn chi trạng nguyên tiến sỹ, nho sinh trúng thức Vũ chi tạo sỹ toát biền sinh hợp thức, nan dĩ mai cử Cực chí ư nam nhi đại vương giả, hữu hĩ Nữ nhi đế hậu giả, hữu hĩ Phù khởi đặc ngưỡng thừa thế ấm nhi

dĩ da? Kì chủ trung quý giả, hựu giai trâm than, biền trụ chi gia Nhi thục đức huy âm, hiện ư giản điệp sở thư Hựu phục bất (…) cứu kỳ sở dĩ nhiên giả Phi thậm thịnh đức, hạt khắc trăn tô Y ! tổ công tông đức, bách thế bất thiên Tử hiếu tôn hiền vạn đại như hiện Kinh viết “thụ chỉ thi ư tôn tử”, Truyện viết “đức hậu giả lưu quang”, cự bất tín da? Ức thường khảo chi Ngã Việt danh gia đại tộc như Đông Ngạc chi Phạm thị (Hà Nội tỉnh Từ Liêm), Lương Xá chi Đặng thị (Hà Nội Mỹ Đức) dữ phù Hải Dương chi Vũ thị (Đường An huyện Mộ Trạch xã) Đinh thị (Cẩm Giàng huyện Cam Giàng xã), Bắc Ninh chi lưỡng Nguyễn thị (Tiên Du huyện, Nội Duệ xã; Vũ Xá

Trang 30

huyện, Kim Đôi xã) tuy thế xuất công hầu, nhiên vị kiến kỳ toàn thịnh dã Cầu kỳ thánh đức văn công, huy chiếu thiên địa, cảnh quang điệt diệu, khuê

tổ tương thừa, dữ đế thất tương vi thủy chung giả, thục hữu như ngã Trịnh

dã tai Sán thường bổng độc thị biên, cố tri tổ tông di trạch, thực vi tử tôn kế thừa bằng tịch chi tư hĩ Nhiên hậu chi độc thị biên giả, tư dĩ tác cầu thế đức chấn (?) gia thanh phi đồ bái khể tụng dương dĩ dã Thị biên chi tu cửu hĩ

Tư nhân nhi tập chi Kỳ chính phái tắc đại thư vu tiền Bàng chi tắc phân chú vu hậu Sán nhiên thế thứ phân minh Thả vi vạn thế giám quy chi giám kính dã Danh viết Kim giám dã, nghi tai

Hội Tự Đức tứ niên Tân Hợi thu trọng vọng hậu ngũ nhật

Nhĩ tôn Sán bái thủ cẩn thư Thị vi bạt

Dịch nghĩa:

Lời bạt: "Lớn lao thay càn nguyên (đức chu chuyển vận hành của trời), nhờ vào đó mà vạn vật nảy sinh; bao la thay khôn nguyên (đức chở tải

và nuôi nấng vạn vật của đất), nhờ vào đó mà vạn vật phát triển

Vạn vật lấy trời đất làm gốc cũng như con người lấy tổ tiên làm bản vậy Tổ ta họ Trịnh, khai sáng từ thời Tiền Lê, đến nay trên dưới đã hơn 300 năm, cần cù gây dựng mà nên đông đúc, đâu phải là ngày một ngày hai mà

có được

Cụ Phúc Ấm công họ ta đỗ Tam trường Cụ thực là tỵ tổ đỗ đạt của tộc ta Đấng Thái vương dựng vương cơ (Tức Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm khởi đầu gây dựng cơ nghiệp chúa Trịnh) Kế đến đấng Triết vương (chỉ Triết vương Trịnh Tùng), vương cơ đã thành Công ấy lớn thay!

Công ấy đã bảo tồn được đế thất nhà Lê Đức ấy bao trùm lên sinh dân Rực rỡ thay được thể hiện trong phương châm và sách lược Từ đó về sau, vương vị trở nên chính thống, gồm 12 đời cả thảy

Ngoài ra, cháu con đông đúc biểu đức đẹp, móng lân lộ điềm lành

Trang 31

Bên văn có trạng nguyên, tiến sĩ, nho sinh trúng thức Bên võ có tạo sĩ, toát biền, sinh hợp thức Đông đúc nhiều đến mức khó mà kê ra hết được Ngôi cao vòi vọi, nam giới có người thành bậc vương giả, nữ giới có người thành hoàng phi đế hậu Há chẳng phải nhờ phúc ấm tiên tổ mà được như thế hay sao? Còn như những nhà thuộc hàng chủ lễ cũng đều là những nhà thuộc hàng “trâm thân” (tướng văn), “biền trục” (tướng võ) Còn những vị được coi là có “thục đức, huy âm” đều hiện ra trên từng trang phả điệp Còn như những người khảo xét các nguyên nhân làm nên như thế, nếu không phải là những bậc thịnh đức thì sao có thể làm nên được

Ôi ! Tổ công tông đức, ấy là điều bách thế không đổi Tử hiếu tôn

hiền, vạn đại vẫn còn như thấy Kinh có câu “Nhận phúc để ban cho cháu con” Truyện có câu “Người đức dày còn sáng mãi”, há chẳng phải đáng tin

Sán tôi đã từng đọc sách này, vốn biết rằng ơn trạch của tổ tông thực

là do cháu con kế thừa, là chỗ cháu con dựa nhờ Bộ sách này được biên soạn nhằm truy cầu thế đức, đề cao gia thanh chứ đâu có phải chỉ nhằm vào

ca tụng, “khể thủ bái lạy” mà thôi Sách này đã được biên soạn từ lâu Nay nhân dịp này mà biên tập lại

(Trong bản do tôi biên tập, sao chép lại), chính phái (dòng trưởng)

Trang 32

được ghi bằng chữ to ở phía trước, chi bàng (dòng thứ) được phân ra và chú thích phía sau Thế thứ các đời theo lối ghi đó trở nên sáng tỏ Thực là

gương sáng soi cho muôn đời Tên sách là Kim giám thật đúng lắm thay

(Lời bạt viết vào năm) Tự Đức năm thứ tư, tức là năm Tân Hợi, tháng trọng thu, sau ngày rằm 5 ngày, Nhĩ tôn Sán kính cẩn ghi

Đó là bạt

Như vậy, lời tựa và bài bạt trên cho biết rõ hơn một số điều sau đây: Kim giám là gì? Kim giám là bản gia phả dòng chúa trong tộc phả chúa Trịnh (Chính biên) Mục đích của việc biên chép Kim giám là để ghi rõ thế thức, công đức sự nghiệp, ngày kỵ húy cũng như lê nghi tế tự của các đời chúa Giá trị của Kim giám giống như một pho sử của gia tộc, có thể làm gương sáng cho đời đời con cháu trong dòng tộc tự hào và noi theo

Theo lời tựa và lời bạt trong bản gia phả này, Trịnh Sán khẳng định

văn bản gia phả chua Trịnh đầu tiên là “Kim giám thực lục”, được biên soạn

từ thời Lê Sauk hi nhà Lê mất (sự nghiệp chúa Trịnh cũng mất theo), đến đầu thời Nguyễn, vua Gia Long đã cho phép được chép tiếp gia phả tộc họ

Trịnh (coi như bên ngoại của nhà Nguyễn) và gọi là “Kim giám tục biên” , những bản các chi họ sao lục lại được gọi là “Kim giám tập sao” Như vậy

cũng có nghĩa là gần như 100% các văn bản gia phả trong dòng họ Trịnh đều

có nguyên gốc từ bản thực lục về công nghiệp các đời chúa Trịnh, sau đó tiếp nối các dòng các chi phái tộc họ Trịnh

Tiếp sau lời tựa và lời bạt, phần “Phàm lệ” gồm những điều quy định

về nguyên tắc sao chép trong bản gia phả, về kỵ húy, nghi thức cúng tế thờ tự…, trong đó có những quy định như: Chính phái (dòng trưởng) thì được ghi chép bằng chữ lớn, còn chi phái (dòng thứ) ghi chép ở phần cước chú (chính phái tắc đại thư, kỳ bàng chi tắc phân chú - 正派則大書於前、旁支則分註於後)

Trang 33

Ngoài ra còn có các quy định về tên gọi quan chức của văn vũ bá quan trong thời Lê – Trịnh và quan giai mệnh phụ, tất cả đều được gọi theo triều quan

Về địa danh, Trịnh Sán cũng đã kỳ công tra cứu và ở những chỗ có sự khác biệt, hoặc sai lệch thì “theo tên cũ mà tra cứu thêm vào Chỗ khuyết thì tra cứu bổ sung vào”

Từ những ghi chép trong quy định này của Kim giám tập sao cho thấy,

khi sao chép lại gia phả của tọc họ mình, Trịnh Sán đã rất dày công nghiên cứu, sưu tập Tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học và thận trọng của Trịnh Sán đã làm cho giá trị của bản gia phả này tăng thêm một bậc, nó như một công trình khảo cứu, đảm bảo độ tin cậy cao

Điều đặc biệt nữa ở bản gia phả do Trịnh Sán biên soạn là nó còn ghi lại được quy định viết kiêng chữ kỵ húy và tên húy, tên thụy, tên hiệu các đời chúa Trịnh

Bằng phương pháp liệt kê – thống kê và loại bỏ những chữ trùng lặp,

cụ thể chúng tôi đếm được cả thảy có 19 chữ húy tôn liệt Thánh Tất cả các chữ này đều được viết (hoặc chữ Hán vốn có hoặc viết thêm) bộ Mộc phía bên trái chữ Xin kê rõ như sau:

Trịnh Kỷ (Mộc bên trái Kỷ bên phải – 木 +己, chữ viết thêm bộ Mộc), Trịnh Liễu (Mộc +Liễu - 柳, là chữ vốn trong nguyên văn chữ Hán đã có

bộ Mộc bên trái ), Trịnh Lan (Mộc + Lan - 欄, đây là chữ vốn trong nguyên văn chữ Hán đã có bộ Mộc bên trái), Trịnh Lâu (Mộc +Lâu - 樓, là chữ vốn trong nguyên văn chữ Hán đã có bộ Mộc bên trái), Trịnh Kiểm (Mộc+Thiêm –檢, là chữ vốn trong nguyên văn chữ Hán đã có bộ Mộc bên trái), Trịnh Tùng (Mộc + Công - 松, là chữ vốn trong nguyên văn chữ Hán đã có bộ

Trang 34

Mộc bên trái), Trịnh Tráng (Mộc + Trang - 梉, là chữ vốn trong nguyên văn chữ Hán đã có bộ Mộc bên trái) , Trịnh Tạc (Mộc + Trác - 柞, là chữ vốn trong nguyên văn chữ Hán đã có bộ Mộc bên trái), Trịnh Căn (Mộc + Cấn – 根, là chữ vốn trong nguyên văn chữ Hán đã có bộ Mộc bên trái), Trịnh Vĩnh ( Mộc + Vĩnh - 柡, chữ viết thêm bộ Mộc bên trái), Trịnh Bính (Mộc + Bính – 柄, là chữ vốn trong nguyên văn chữ Hán đã có bộ Mộc bên trái), Trịnh Cương (Mộc + Cương – 棡), Trịnh Giang (Mộc + Công – 杠), Trịnh Doanh (Mộc + Doanh – 楹, là chữ vốn trong nguyên văn chữ Hán đã

có bộ Mộc bên trái), Trịnh Sâm (Mộc trên + Lâm dưới – 森, đây là chữ khá đặc biệt, vì mượn nguyên Hán nhưng yếu tố Mộc được coi là dặt ở trên), Trịnh Cán (Mộc + Hiên - 檊, là chữ vốn trong nguyên văn chữ Hán đã có bộ Mộc bên trái), Trịnh Tông (Mộc + Tông - 棕, là chữ vốn trong nguyên văn chữ Hán đã có bộ Mộc bên trái ), Trịnh Giai (Mộc + Giai - 木 + 皆, viết thêm bộ Mộc bên trái ), Trịnh Bồng (Mộc + Phùng - 木 +逢, viết thêm bộ Mộc bên trái ), Trịnh Quế (Mộc + Giai – 桂, là chữ vốn trong nguyên văn chữ Hán đã có bộ Mộc bên trái)…

Tiếp đó là các miếu tự thụy hiệu (miếu hiệu và thụy hiệu) cấm không được mạo dùng, như:

Tuy Nhân- 綏 仁 , Viên Trường - 圓 長 , Tuy Đạo - 綏 道, Phúc Ấm -

福 蔭 , Viên Sùng - 圓 崇 , Diễn Khánh - 演 慶 , Viên Đạo - 圓 道 , Dục Đức - 毓 德 , Trực Đạo - 直 道 , Minh Khang - 明 康 , Trung Huân - 忠 勳 ,

Trang 35

Dực Nghĩa - 翼 義 , Duệ Vũ - 睿 武 , Phúc Trường - 福 長 , Bình An - 平 安 , Long Tự - 隆 緒 , Thông Hiến - 聰 憲 , Dung Đoạn - 融 斷 , Lương Mục -

良 穆 , Vinh Trường - 榮 長 , Đôn Chính - 敦 正 , Tấn Quang - 晉 光 , Vĩ

Độ - 偉 度 , Phổ Quang - 普 光, Ý Lược - 懿 略 , Dy Mục - 頤 穆 , Chiêu Thánh - 昭 聖 , Long Đạo - 隆 道 , Điện Đô - 奠 都 , Đoan Nam - 端 南 ,

Án Đô - 晏 都

Kiêng một chữ: Duệ -睿, Uyên -淵, Đôn -敦, Thái -太, Lượng -諒, Phúc -福, Mục -穆, Diễn -演, Triệu -肇, Thành -成, Triết - 哲, Trường - 長, Văn -文, Nghị -誼, Thanh -清, Hoằng -弘, Dương -陽, Tây -西, Cung -恭, Chiêu -昭, Khang -康, Phú -富, Nam -南, Định -定, Nghi -宜, Thuần -淳, Lương -良, Tấn -晉, Hi -禧, Nhân - 仁, An -安, Dụ -裕, Thuận -順, Nghị -

毅, Ân -恩, Minh -明, Tĩnh -靖, Thánh -聖, Thịnh -盛, Linh -靈。

Ngoài ra, trong văn bản này Trịnh Sán cũng ghi rõ hệ thống tên thụy, tên hiệu các phi tần của các đời chúa Trịnh, cấm người đời không được mạo dùng, như:

An Nhân – 安仁, Phúc Thắng –福勝, Từ Thông -慈通, Từ tâm -慈心,

Từ Nghi 慈儀, Từ Phúc 慈福, Từ Hạnh 慈行, Từ Huy 慈徽, Từ Huệ

-慈惠, Từ Huyên -慈萱, Từ Thuận -慈順, Từ Thiện -慈善, Từ Hựu -慈佑, Từ Hậu -慈厚, Trang Thận -莊慎, Chiêu Thiện -昭善, Thục Huấn -淑訓, Diệu

Mỹ -妙美, Diệu Tịnh -妙凈, Đoan Thận -端慎, Huy Nhu -徽柔, Thuần Đức

Trang 36

-純德, Từ Nghi -慈儀, Ôn Dung -溫容, Ý Hạnh -懿行, Hậu Đức -厚德, Từ Tuyên -慈宣, Từ Đức -慈德, Trang Thục -莊淑, Từ Trạch -慈澤, Trang Từ -

莊慈, Thục Hạnh -淑行, Trang Trinh -莊貞, Đoan Từ -端慈, Ý Thục -懿淑, Diệu Chính -妙正, Trang Khiết -莊, Trinh Thận -貞慎

Những ghi chép trong bản gia phả này khá chi tiết, thống nhất mà các

bộ phả khác của Trịnh chúa không có

Cuối cùng, bản Kim giám tập sao -金鑒集抄 của Trịnh Sán còn ghi

rõ sự trạng các đời chúa Trịnh, từ đời thứ nhất đến đời thứ 12

nam, hậu vi phúc ấm vương (Thái tể Duệ Quốc công được gia phong là Tuy

nhân công, tên thụy là Viên Trường, được tôn phong là Uyên tổ Tuy Đạo vương, tôn húy là Kỷ, … Ông sinh hạ một con trai, sau này là Phúc Ấm vương)

Đời thứ 2:

第二世:上宰福國公諱圓崇加封福蔭公、尊封穆祖福蔭王、尊諱柳。。。生下一男為演慶王。

Đệ nhị thế: Thượng tể Phúc Quốc công húy Viên Sùng, gia phong Phúc Ấm công, tôn phong Mục tổ Phúc Ấm vương Tôn húy Liễu Sinh hạ

nhất nam vi Diễn Khánh vương (Thượng tể Phúc quốc công tên húy là Viên

Trang 37

Sùng, được gia phong là Phúc ấm công, tôn phong là Mục tổ Phúc ấm vương Tôn húy là Liễu, sinh một con trai, sau là Diễn Khánh vương)

Đời thứ 3:

第三世:上宰演庆公谥圆道、加封演庆公、尊封肇祖演庆王。

Đệ tam thế: Thượng tể Diễn Khánh công thụy Viên Đạo, gia phong

Diễn Khánh công, tôn phong Triệu tổ Diễn Khánh vương (Thượng tể Diễn

Khánh công tên thụy là Viên Đạo, được gia phong là Diễn Khánh công, tôn phong là Triệu tổ Diễn Khánh vương)

Khánh vương đệ tam đệ dã (Thượng tể Đôn Quốc công tên thụy là Tuy Đạo,

được gia phong Dục Đức công, được tôn phong là Hưng tổ Dục Đức vương Tôn húy là Lâu, là em trai thứ ba của Diễn Khánh vương)

Đời thứ 5:

第五世:先聖太祖明康太王謚中勳禦諱檢毓德王第三子、太夫人黃氏所生以景統六年癸亥八月二十四日誕生。

Đệ ngũ thế: Tiên Thánh thái tổ Minh Khang thái vương thụy Trung Huân, ngự húy Kiểm, Dục Đức vương đệ tam tử, Thái phu nhân Hoàng thị

sở sinh, dĩ Cảnh Thống lục niên quý hợi bát nuyệt nhị thập tứ nhật đản sinh

(Tiên Thánh thái tổ Minh Khang thái vương tên thụy là Trung Huân, tên ngự húy là Kiểm, là con thứ 3 của Dục Đức vương, do bà Thái phu nhân họ

Trang 38

Hoàng sinh ra Ông sinh ngày 24 tháng 8 năm Quý Hợi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 6)

Nguyên soái Tổng quốc chính Thượng phụ Bình An vương (Tiên Thánh

Thành tổ Triết vương tên húy là Tiêu Vũ, ngự húy là Tùng, ià con trai thứ hai của Thái vương, do bà Thái phi họ Nguyễn sinh ra Ông được phong là Đô Nguyên soái Tổng quốc chính Thượng phụ Bình An vương)

Đời thứ 7:

第七世:先圣父祖谊王谥隆

緒、御讳梉、哲王第三子、太妃邓氏所生也。

Đệ thất thế: Tiên thánh Phụ tổ Nghị vương thụy Long tự, ngự húy

Tráng, Triết vương đệ tam tử, Thái phi Đặng thị sở sinh dã (Tiên thánh Phụ

tổ Nghị vương tên thụy là Long Tự, ngự húy là Tráng, là con trai thứ ba của Triết vương, do bà Thái phi họ Đặng sinh ra)

Đời thứ 8:

第八世:先聖弘祖陽王謚聰

憲、禦諱柞、誼王第四子也、太妃陳氏所生也。

Đệ bát thế: Tiên thánh Hoằng tổ Dương vương thụy Thông Hiến, ngự

húy Tạc, Nghị vương đệ tứ tử dã, Thái phi Trần thị sở sinh dã (Tiên thánh

Hoằng tổ Dương vương tên thụy là Thông Hiến, ngự húy là Tạc, là con trai

Trang 39

thứ tư của Nghi Vương, do bà Thái phi họ Trần sinh ra)

Đời thứ 9:

第九世:先聖康王、謚融

斷、禦諱根、陽王第四子、太妃武氏所生也。

Đệ cửu thế: Tiên Thánh Chiêu tổ Khang vương thụy Dung Đoán, ngự

húy Căn, Dương vương đệ tứ tử, Thái phi Vũ thị sở sinh dã (Tiên Thánh

Chiêu tổ Khang vương tên thụy là Dung Đoán, ngự húy là Căn, là con trai thứ tư của Dương vương, do bà Thái phi họ Vũ sinh ra)

Đời thứ 10:

第十世:先德諄祖良穆王、謚諄政、禦諱柡,康王長子、淑妃範氏所生也。

Đệ thập thế: Tiên đức Đôn tổ Lương Mục vương, thụy Đôn Chính,

ngự húy Vĩnh, Khang vương trưởng tử, Thục phi Phạm thị sở sinh dã (Tiên

đức Đôn tổ Lương Mục vương tên thụy là Đôn Chính, ngự húy là Vĩnh, là con trai trưởng của Khang vương, do bà Thục phi họ Phạm sinh ra)

Trang 40

Cương (Tiên Thánh Ý tổ Nhân vương tên thụy là Ý Lược, ngụ húy là

Cương)

Cùng với việc ghi danh xưng, tên thụy, tên hiệu, tên húy, thứ tự trong gia đình và là con cháu do bà phi tần nào sinh ra của 12 đời chúa Trịnh, Kim giám tập sao, trong mỗi đời chúa lại ghi chép, chú thích đầy đủ và chi tiết thân nhân cũng như công danh sự nghiệp, chức tước được vinh phong, ngày tháng năm mất của từng người, địa chỉ nơi chôn cất

Tuy bản sao chép tay bằng chữ Hán cũng có nhiều chỗ đã bị rách, lậu chữ hoặc nhiều tự dạng không nguyên vẹn, chú thích không rõ ràng; nhưng

dù sao những ghi chép, nhất là tên địa danh thay đổi từ thời Lê đến khi sao chép khá chi tiết, đầy đủ; có thể có giá trị thực tế đối với những nghiên cứu

về địa danh, nhất là địa danh các vùng đất văn hiến cổ của dân tộc

2.2 Kim giám thực lục (金鑒實錄)

Kim giám thực lục là nhưng ghi chép thực tế về các chúa Trịnh được biên soạn vào thời Lê cuối thế kỷ XVIII Đây có thể xem là gia phả chính thống của dòng tộc chúa Trịnh, được các sách gia phả họ Trịnh về sau sao lục, tục biên Tiêu biểu trong các bản gia phả họ Trịnh các đời sau này khá nhiều, như bản Trịnh thị gia phả của họ Trịnh ở Đôn Thư (Thanh Oai, Hà Nội) Cuốn này tuy là gia phả của chi họ Trịnh ở làng Đôn Thư, nhưng được sao chép lại đầy đủ nội dung trong bản Kim giám thực lục trước khi chép tiếp các đời, chi phái của mình

Tiến hành đối chiếu 12 đời chúa Trịnh ghi chép trong bản Kim giám thực lục với thế thứ các đời chúa Trịnh trong những bản gia phả khác cùng dòng chúa Trịnh (như thế thứ và hành trạng chi tiết 12 đời chúa Trịnh trong Trịnh thị gia phả - bản gia phả chi họ Trịnh ở làng Đôn Thư (Thanh Oai -

Hà Nội), chúng tôi thấy : Về cơ bản nội dung được ghi chép trong các bản này là thống nhất Phần lớn sự khác biệt rơi vào khu vực các đời chúa và tên

gọi Cụ thể như, các đời chúa Trịnh được chép trong Kim tỏa (giám) thực lục

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2009), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt từ điển
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2009
2. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb ĐHGG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb ĐHGG Hà Nội
Năm: 2004
3. Nguyễn Tài Cẩn (2003), Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, Nxb ĐHGG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb ĐHGG Hà Nội
Năm: 2003
5. Thiều Chửu (2003), Hán- Việt tự điển, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán- Việt tự điển
Tác giả: Thiều Chửu
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2003
6. Đại Việt sử ký toàn thư (1676-1789), (1998) Nxb.KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư
Nhà XB: Nxb.KHXH
7. Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789), (1991) Nxb.KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký tục biên
Nhà XB: Nxb.KHXH
8. Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (tập hai), Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (tập hai)
Tác giả: Trần Văn Giáp
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1990
9. Nguyễn Đăng Na (2007), Đặc điểm văn học Trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm văn học Trung đại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
11. Trương Hữu Quýnh- Chủ biên, (2000) Đại cương Lịch sử Việt Nam, (chủ biên) Tập I, Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Lịch sử Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
12. Bùi Duy Tân (2005), Theo dòng khảo luận văn học Trung đại Việt Nam, Nxb ĐHGG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo dòng khảo luận văn học Trung đại Việt Nam
Tác giả: Bùi Duy Tân
Nhà XB: Nxb ĐHGG Hà Nội
Năm: 2005
13. Trịnh Như Tấu (1933), Trịnh gia chính phả, Nhà in Nô Tử Hạ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh gia chính phả
Tác giả: Trịnh Như Tấu
Năm: 1933
14. Trịnh Xuân Tiến (2002), Nhân vương Trịnh Cương, Nxb. Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vương Trịnh Cương
Tác giả: Trịnh Xuân Tiến
Nhà XB: Nxb. Lao Động
Năm: 2002
15. Ngô Đức Thọ (1997), Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại
Tác giả: Ngô Đức Thọ
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1997
16. Ngô Đức Thọ- Trịnh Khắc Mạnh (2007), Cơ sở văn bản học Hán Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn bản học Hán Nôm
Tác giả: Ngô Đức Thọ- Trịnh Khắc Mạnh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2007
17. Ngô Đức Thọ -Chủ biên (1993) Các nhà khoa bảng Việt Nam, Nxb. Văn học, H.1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà khoa bảng Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Văn học
18. Trịnh Sâm, cuộc đời và sự nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Sâm, cuộc đời và sự nghiệp
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin
19. Đinh Khắc Thuân, Chủ biên, Tứ bình thực lục thời Chúa Trịnh, (2009), Nxb. Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tứ bình thực lục thời Chúa Trịnh
Tác giả: Đinh Khắc Thuân, Chủ biên, Tứ bình thực lục thời Chúa Trịnh
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin
Năm: 2009
20. Chúa Trịnh qua những áng thơ văn. Trịnh Xuân Tiến. Nxb Lao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúa Trịnh qua những áng thơ văn
Nhà XB: Nxb Lao
21. Thăng Long thời lê – Trịnh. Trịnh Xuân Tiến, Nxb Lao Động năm 2010.II. SÁCH HÁN NÔM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thăng Long thời lê – Trịnh
Nhà XB: Nxb Lao Động năm 2010. II. SÁCH HÁN NÔM
25. TRỊNH VƯƠNG PHẢ KÍ 鄭王譜記 , A.676. III. CÁC TRANG WEB CHÍNH http://www.hannom.org.vn http://sachxua.net Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w