1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu văn bản phượng sơn từ chí lược

10 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 463,27 KB

Nội dung

Nghiên cứu văn bản Phượng Sơn từ chí lược Nguyễn Thị Ngọc Yến Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Hán Nôm; Mã số: 60 22 40 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Chương 1: Khảo sát văn bản Phượng Sơn từ chí lược: giải quyết các vấn đề về văn bản của tác phẩm, mô tả hiện trạng từng văn bản, lập so sánh đối chiếu về nội dung và đặc điểm chữ húy trong văn bản, trình bày một số vấn đề về soạn giả và niên đại tác phẩm, niên đại sao chép. Chương 2: tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Phượng Sơn từ chí lược Keywords: Văn bản; Ngôn ngữ học; Chữ Hán Nôm Content 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hà Nội vừa trải qua thời khắc lịch sử trọng đại kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long (1010 - 2010), đây chính là thời điểm để cả dân tộc ta hướng về cội nguồn. Trải qua 1000 năm từ khi vua Lý Công Uẩn quyết định dời Hoa Lư về thành Thăng Long định đô, đến nay thủ đô Hà Nội vẫn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Chứng kiến nhiều đổi thay với những bước tiến của đất nước, đây cũng là thời điểm để chúng ta nghĩ về quá khứ, nơi có những con người đã đóng góp cống hiến cho nền văn hiến của dân tộc. Nhắc đến Hà Nội có lẽ người ta không thể quên Văn miếu - Quốc tử giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam, là một trong những chiếc nôi văn hóa của dân tộc; nơi thờ Khổng Tử cùng 72 vị hiền triết là những người sáng lập và phát triển đạo Nho- hệ tưởng đã tồn tại chính thống suốt trong chiều dài các triều đại phong kiến nước ta, thậm chí đến tận ngày nay. Ở nước ta, bậc Nho gia tài giỏi, đức độ được phối thờ trong Văn miếu- Quốc tử giám, tồn tại cho tới nay duy chỉ có Chu Văn An.

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w