1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền huyện văn lâm tỉnh hưng yên

8 563 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 428,07 KB

Nội dung

Cũng như các làng quê người Việt khác, làng xã huyện Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên hiện còn lưu giữ một di sản hương ước đồ sộ, trong đó có một lượng lớn tài liệu hương ước cổ truyền, hươn

Trang 1

Nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền

Huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên

Nguyễn Thị Minh Quý

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS ngành: Hán Nôm; Mã số: 60 22 40 Người hướng dẫn: PGS.TS Đinh Khắc Thuân

Năm bảo vệ: 2011

Abstract Khái quát về huyện Văn Lâm và hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm,

tỉnh Hưng Yên Nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Phân tích nội dung và giá trị văn bản hương ước cổ truyền huyện Văn

Lâm, tỉnh Hưng Yên

Keywords Hán nôm; Hương ước; Huyện Văn Lâm; Hưng Yên; Tư liệu lịch sử

Content

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Mỗi làng xã người Việt ở đồng bằng Bắc bộ đều có phong tục tập quán riêng được phản ánh qua hương ước

Cũng như các làng quê người Việt khác, làng xã huyện Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên hiện còn lưu giữ một di sản hương ước đồ sộ, trong đó có một lượng lớn tài liệu hương ước cổ truyền, hương ước cải lương và quy ước xây dựng làng văn hoá, phản ánh các mặt sinh hoạt văn hoá xã hội, tín ngưỡng của cộng đồng người Việt

2 Làm tốt đề tài nghiên cứu này nhằm góp phần bảo tồn kho di sản Hán Nôm quý giá, cũng như góp phần phát huy và xây dựng quy ước văn hóa hiện nay ở địa phương

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Vấn đề nghiên cứu tục lệ làng xã cổ truyền Việt Nam đã có một số học giả trong và

ngoài nước quan tâm Tiêu biểu là Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc

Bộ của Trần Từ (Nxb KHXH, Hà Nội, 1984), Hương ước và quản lí làng xã của Bùi Xuân

Đính (Nxb KHXH, Hà Nội, 1998); Hương ước làng xã Bắc bộ Việt Nam với luật làng Kan to

Nhật Bản (thế kỷ XVII-XIX) của Vũ Duy Mền và Hoàng Minh Lợi (Viện Sử học, H 2001)…

Văn bản hương ước một số địa phương được công bố trong các công trình như: Hương ước

cổ Hà Tây, Hương ước tỉnh Thanh Hóa, Tục lệ Lạng Sơn, Tục lệ cổ truyền làng xã người Việt…

Một số văn bản hương ước huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên được khai thác làm tư liệu cho một số công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa làng xã, địa chí Hưng Yên Song cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm

3 NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên có niên đại chủ yếu từ thế kỉ XVII thời Lê đến thời Nguyễn, được sưu tập tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu từ

Trang 2

AFa3/62 đến AFa3/86, có trên 20 đầu sách; bao gồm hương ước của các xã trong 7 tổng Đại

Từ, Thái Lạc, Lạc Đạo, Như Quỳnh, Nghĩa Trai, Đồng Xá, Lương Tài, huyện Văn Lâm Luận văn chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu này, kết hợp với điều tra thực địa làng xã huyện Văn

Lâm, tỉnh Hưng Yên để xây dựng bộ sưu tập đầy đủ tư liệu hương ước địa phương

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Luận văn tập trung lập thư mục tóm tắt các văn bản hương ước cổ truyền của huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, theo đơn vị hành chính đầu thế kỷ XX, được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Trên cơ sở đó, phân loại và đi sâu phân tích văn bản và giá trị nội dung một số văn bản có niên đại sớm mang tính đặc thù tiêu biểu cho mỗi loại hình văn bản hương ước, mỗi địa phương

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu văn bản học Hán Nôm

Phương pháp thống kê, phân tích

Phương pháp nghiên cứu liên ngành

6 MỤC ĐÍCH VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Trước hết luận văn thống kê tương đối đầy đủ về hương ước cổ truyền làng xã huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Luận văn bước đầu phân tích giá trị hương ước trong việc bảo tồn

và phát huy truyền thống văn hóa nơi làng xã

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Khái quát về huyện Văn Lâm và hương ước cổ truyền huyện Văn

Lâm, tỉnh Hưng Yên

Chương 2: Văn bản hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Chương 3: Nội dung và giá trị văn bản hương ước huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng

Yên

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VĂN LÂM VÀ HƯƠNG ƯỚC CỔ TRUYỀN HUYỆN VĂN

LÂM -TỈNH HƯNG YÊN 1.1 Hệ thống làng xã huyện Văn Lâm - nơi lưu giữ hương ước cổ truyền

1.1.1 Huyện Văn Lâm ngày nay

Văn Lâm là huyện nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên, phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía tây giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp các huyện Văn Giang, Yên Mỹ và Mỹ Hào, phía đông giáp tỉnh Hải Dương Huyện Văn Lâm có 11 đơn vị hành chính xã, thị trấn

Văn Lâm có quốc lộ 5A và đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy từ đông sang tây là điều kiện thuận lợi để Văn Lâm có thể giao lưu trực tiếp với hai trung tâm kinh tế, văn hóa lớn, quan trọng của các tỉnh phía Bắc

Hiện nay Văn Lâm là trung tâm công nghiệp, thương mại quan trọng của tỉnh Hưng Yên do có vị trí tiếp giáp thủ đô Hà Nội, nằm dọc tuyến đường số 5 Tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh do tiếp giáp với các khu đô thị lớn ven đô, hiện có rất nhiều khu đô thị mới được xây dựng tại đây tạo nên diện mạo mới cho khu vực năng động này

Văn Lâm là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa Thăng Long và Kinh Bắc Hiện nay, huyện còn bảo tồn được nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: chùa Nôm, cầu đá, chùa Thái Lạc, đền Hoàng thái hậu Ỷ Lan hấp dẫn du khách trong và ngoài nước Đồng thời, nhân dân Văn Lâm vẫn giữ được những giá trị văn hóa phi vật thể mang những nét đặc trưng tiêu biểu văn hóa vùng như:

1.1.2.Hệ thống làng xã huyện Văn Lâm

Huyện Văn Lâm được thành lập từ năm 1890, gồm đất đai của các huyện như Văn Giang (tổng Đại Từ và Thái Lạc), huyện Gia Lâm (tổng Lạc Đạo, Nghĩa Trai, Như Kinh),

Trang 3

huyện Siêu Loại (tổng Đồng Xá), huyện Lang Tài (tổng Lang Tài), tỉnh Bắc Ninh Từ khi thành lập đến năm 1945, địa danh địa giới xã hầu như không thay đổi

Sau nhiều lần chia tách và hợp nhất, năm 1999 huyện Văn Lâm được tách ra từ huyện

Mĩ Văn Huyện có 11 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Như Quỳnh và 10 xã: Lạc Đạo, Chỉ Đạo, Đại Đồng, Việt Hưng, Lương Tài, Minh Hải, Lạc Hồng, Đình Dù, Trưng Trắc, Tân Quang Các cơ quan công quyền của huyện chủ yếu nằm tại thị trấn Như Quỳnh

So sánh các địa danh hành chính thuộc các xã phường ngày nay, về cơ bản tương tự tên gọi các xã tổng trước đây Chính vì vậy văn bản hương ước ở các làng xã trong huyện Văn Lâm lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm được sưu tập vào những năm đầu thế kỷ trước, bao gồm cơ bản hương ước làng xã huyện Văn Lâm xưa và nay

1.2 Đôi nét về hương ước và hương ước huyện Văn Lâm

1.2.1 Khái niệm

Hương ước là văn bản pháp lý của mỗi làng, trong đó bao gồm các điều ước về dân

sự, hình sự, các điều ước về giữ gìn đạo lý, phong tục tập quán…

Hương ước là hệ thống luật tục tồn tại song song với pháp luật mà cơ bản không đối lập với pháp luật

Hương ước do các vị chức sắc của làng soạn thảo trên cơ sở thống nhất với dân làng Hương ước có khoảng 50 tên gọi khác nhau, như: hương tục, hương lệ, hương biên, hương khoán, lệ tục, phe khoán, phiên khoán, sự lệ, tục lệ, ước lập, văn ước, khoán ước, khoán lệ, khoán bạ v.v… Các văn bản Hán Nôm liên quan đến hương ước hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm chủ yếu được gọi là tục lệ Những văn bản hương ước, tục lệ hay khoán lệ này có thể được gọi chung là hương ước làng xã truyền thống, tục lệ cổ truyền hay hương ước cổ truyền

1.2.2 Hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm

Hương ước cổ truyền hay tục lệ làng xã cổ truyền huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên được sưu tập và lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội xuất hiện với các tên gọi khác

nhau như hương ước 鄉 約, khoán lệ券 例, khoán ước券約, tục lệ 俗 例, trong đó, tục lệ và

khoán lệ được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất, chẳng hạn: Hưng Yên tỉnh Văn Lâm huyện các xã hương ước phong thổ tục lệ 興 安 省 文 林 縣 各 社 鄉 約 風 土 俗 例 , kí hiệu

AF.a3/62, Hưng Yên tỉnh Văn Lâm huyện các xã khoán lệ興 安 省 文 林 縣 各 社 券 例

Số lượng văn bản tục lệ cổ truyền huyện Văn Lâm trong kho tư liệu Hương ước Viện Nghiên cứu Hán Nôm, được tập hợp theo đơn vị làng, xã, tổng trong huyện vào những năm đầu thế kỷ XX Tất cả có hương ước của các xã thuộc 7 tổng sau: tổng Đại Từ có 6 xã, tổng Lạo Đạo có 5 xã, tổng Thái Lạc có 11 thôn 12 xã, tổng Đồng Xá có 7 thôn 4 xã, tổng Như Quỳnh 1 xã, tổng Lương Tài 4 thôn 9 xã, tổng Nghĩa Trai 7 xã Mỗi hương ước cổ truyền có

từ trên 10 điều đến 60 điều, như thôn Cự Đình xã Lộng Đình có 11 điều lập năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766), cổ khoán xã Hương Lãm có tới 68 điều soạn từ năm Tự Đức thứ 14 (1861) đến niên hiệu Đồng Khánh thứ 3 (1888)

Như vậy, Văn Lâm có các làng xã cổ truyền có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa như các làng xã cổ truyền đồng bằng Bắc bộ khác, có kho tàng tục lệ phong phú Văn bản tục

lệ hay hương ước cổ truyền này đều được sao chép và lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm,

Hà Nội, là nguồn tài liệu quý về làng xã cổ truyền các địa phương trong huyện Văn Lâm

Chương 2 VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC CỔ TRUYỀN HUYỆN VĂN LÂM-TỈNH HƯNG YÊN

2.1 Văn bản hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm

2.1.1 Văn bản

Hầu hết niên đại sớm nhất của các văn bản tục lệ hay hương ước làng cổ truyền người Việt ở đồng bằng và trung du Bắc, Trung bộ nước ta xuất hiện từ thế kỷ XVII Văn bản tục lệ

Trang 4

hiện có trong kho sách Hán Nôm, trong đó có văn bản tục lệ huyện Văn Lâm, chủ yếu là phông sách kí hiệu AF, gồm các văn bản chép tay Tuy phần lớn sách tục lệ không phải là bản gốc mà chủ yếu là bản sao, song các điều khoản có niên đại sớm đều được chép lại đầy

đủ, thậm chí nhiều bản hương ước có khá nhiều niên đại khác nhau, bởi hương ước đó luôn được bổ sung và điều chỉnh vào các thời điểm khác nhau về sau

Tất cả gồm 35 văn bản hương ước cổ truyền Về niên đại, các tục lệ sớm nhất được ghi trong các văn bản tục lệ huyện Văn Lâm chủ yếu từ những năm cuối thế kỷ XVII trở đi Bên cạnh đó có khá nhiều văn bản tục lệ chép lại các lần soạn thảo và điều chỉnh, bổ sung Chẳng hạn tục lệ xã Thanh Khê tổng Thái Lạc có các điều được lập vào năm Cảnh Hưng thứ

39 (1778), sau đó được bổ sung vào các năm thuộc thời Tây Sơn, năm Quang Trung thứ 5 (1792), Cảnh Thịnh thứ 2 (1794),

1.2 Kết cấu

Nhìn chung, kết cấu văn bản hương ước cổ truyền làng xã huyện Văn Lâm, gồm: Thành phần tham gia lập hương ước (Tập thể quan viên…), Lý do lập hương ước, Nội dung hương ước (các điều quy ước, hoặc bổ sung hương ước), Ngày, tháng, năm triều vua lập hương ước, và Họ và tên, chức danh, chữ ký, điểm chỉ của những người tham gia lập hương ước (ấn triện, lời phê của huyện quan, phủ quan nếu có)

Kết cấu nội dung hương ước này về cơ bản khá thống nhất đối với văn bản tục lệ chung của làng xã Văn Lâm

2 Phân loại hương ước huyện Văn Lâm

Các văn bản hương ước cổ truyền huyện Văn Lâm bao gồm chủ yếu là hương ước của

làng xã, như Cát Lư xã điều lệ: gồm 38 điều lệ xã Cát Lư tổng Đại Từ soạn năm Cảnh Hưng

thứ 42 (1781), Yên Xuyên Ngọ Cầu nhị xã khoán ước lập năm Duy Tân 5 (1911)

Bên cạnh các văn bản tục lệ của làng xã này là phổ biến, còn có một số quy ước, định

lệ của giáp, của phường hội, trong đó có Hội Tư văn làng xã, khoán ước riêng về việc giao hảo các xã, các tổng như: xã Nhuận Trạch lập khoán ước Hậu Phật năm Chính Hòa thứ 18

(1689), Giao hảo điều lệ xã Nghĩa Trai có 5 điều lập năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775)…

Hương ước của làng xã người Việt xuất hiện ở Việt Nam khá sớm, song phần lớn văn bản hương ước các làng xã vùng đồng bằng và trung du Bắc, Trung bộ, cũng như ở các làng

xã huyện Văn Lâm hiện đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, xuất hiện khá phổ biến từ thế kỷ XVII-XVIII Đây là kho tàng di sản Hán Nôm vô cùng đồ sộ phong phú phản ánh nhiều mặt về các hoạt động và phong tục tập quán làng xã người Việt nói chung, làng xã

huyện Văn Lâm nói riêng trong lịch sử

Chương 3 NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC CỔ TRUYỀN HUYỆN VĂN

LÂM-TỈNH HƯNG YÊN 3.1 Nội dung

Nội dung cụ thể của hương ước làng xã cổ truyền, do mỗi làng, tuỳ theo đặc điểm riêng, mà có những tập tục, quy ước riêng Bởi vậy, nhìn chung các điều khoản ghi trong hương ước rất đa dạng và phong phú như: quy định về ngôi thứ, bầu cử, sưu thuế, lên lão, cưới xin, ma chay, học hành

Những quy ước trong tục lệ làng xã huyện Văn Lâm liên quan đến các khía cạnh tiêu biểu sau đây:

3.1.1 Những quy ước về việc bảo vệ an ninh làng xã

Những điều khoản liên quan đến việc bảo vệ an ninh nơi làng xã bao gồm các điều khoản nhằm ngăn ngừa việc đánh chửi nhau, điều nhằm hạn chế nạn trộm cắp trong làng, cũng như các điều ngăn cấm các tệ nạn cờ bạc, các quan hệ bất chính giữa nam và nữ

Hương ước quy định trách nhiệm của từng xóm ngõ, phe giáp trong việc bảo vệ, tu bổ các luỹ tre theo định kì hàng năm và phải chịu kiểm tra của các chức dịch

Trang 5

Nổi bật hơn cả là những điều khoản gắn liền với việc tổ chức vũ trang bảo vệ làng xã, như việc lập các điếm canh, điếm tuần phòng, trang bị khí giới

3.1.2 Những quy ước nhằm bảo đảm đời sống tâm linh của cộng đồng

Đây là các điều ước về tôn giáo tín ngưỡng mà việc tổ chức thờ cúng Thành hoàng là trọng tâm, ngoài ra có bầu Hậu, Phúc thần… Thờ cúng Thành hoàng làng và các hoạt động tín ngưỡng này thường diễn ra ở đình làng, với lệ tứ thời bát tiết, xuân thu nhị kì

Việc lo sắm lễ vật mỗi kì cúng lễ, thường giao cho các giáp thay nhau đảm nhận, còn việc tổ chức cúng lễ thì giao cho các vị chức sắc, chức dịch cùng hội tư văn đảm nhận Việc chia biếu lễ vật sau khi cúng lễ được phân bổ theo thứ bậc ngôi thứ trong làng

Với truyền thống tốt đẹp “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, khi người dân có tâm đóng góp tiền của để chi phí cho việc làng xã, chính quyền cũng như dân thôn đều thuận lòng bầu họ là Hậu thần, Phúc thần, Hậu Phật

Trong hương ước, những quy ước liên quan đến hoạt động tâm linh, tín ngưỡng nơi làng xã chiếm tỉ lệ lớn, vô cùng đa dạng, phong phú

3.1.3 Những quy ước về việc bảo đảm các nghĩa vụ với nhà nước

Các nghĩa vụ với nhà nước phong kiến mà trước hết là nghĩa vụ sưu thuế gồm hai loại: thuế đinh (hay sưu) bổ cho các nam giới từ 18 đến 60 tuổi và thuế điền (thuế ruộng đất) Tục lệ quy định việc quản lí và thu nạp đủ các mức thuế trên, ngăn chặn việc thiếu hụt, hoặc lạm thu của các xã giáp trưởng

Một nghĩa vụ quan trọng khác của dân làng đối với nhà nước là đi lính Điều ước làng

xã quy định rất chặt chẽ về lệ binh khóa này: người nào sinh nhiều con trai thì cứ tính 2 người con trai là 1 khoá binh; ai chỉ có 1 con trai thì được miễn

3.1.4 Những quy định về thưởng phạt

Mỗi làng đều quy định về mức thưởng phạt khác nhau, việc thưởng phạt này đều được quy định rõ trong hương ước Đó là những quy định các hình thức khen thưởng và xử phạt Một trong các hình thức khen thưởng áp dụng cho các loại công trạng là thưởng tiền hay hiện vật Mức thưởng thường phổ biến trong các hương ước là khoảng từ 1 đến 5 quan Ngoài ra

là hình thức ban thêm hay tăng vị trí ngôi thứ trong làng Chẳng hạn, tuần đinh có công tuần phòng bảo vệ xóm làng, đồng ruộng có thể được chuyển vị thế từ bàn ba, bàn tư lên bàn nhị (chỗ ngồi hương ẩm ở đình trung)

Như vậy, việc đặt ra những quy ước về thưởng phạt là điều quan trọng và cần thiết,

nhằm nêu cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong làng thực hiện quy ước

3.1.5 Những quy ước về khuyến nông

Quy ước về khuyến nông nhằm bảo vệ môi trường là những điều lệ mang tính đặc thù của mỗi làng xã Hương ước yêu cầu người dân rẫy cỏ, dọn đường, quét dọn nội cung trước

kì lễ hội; cấm bẻ cành, chặt cây nơi công cộng Các điều lệ trên phản ánh người xưa đã nhận thức vấn đề bảo vệ môi trường rất quan trọng đối với đời sống con người

Nhằm bảo vệ mùa màng, hương ước quy định việc bảo vệ mương máng, tiêu diệt chuột phá hoại

Ngoài ra, khuyến học cũng là một trong những nội dung hương ước đề cập Hương ước quy định những chính sách ưu tiên, giúp đỡ, hỗ trợ cho người đi học Người có học, đỗ đạt trong các kì khoa cử được dân làng trọng vọng, thậm chí có người sau khi mất được phụng thờ tại đền

Trên đây là những nội dung cơ bản của tục lệ làng xã cổ truyền trong thời kì phong kiến Chúng phản ánh đời sống sinh hoạt của người dân sau lũy tre làng ở mọi phương diện Lúc bấy giờ, làng xã như một xã hội thu nhỏ, một đơn vị nhỏ nhất của nhà nước, người dân thực hiện nghiêm phép nước chính là tuân thủ lệ làng, là thực hiện tốt những điều ghi trong hương ước

3.2 Giá trị sử liệu văn bản hương ước cổ truyền

Trang 6

Sử liệu văn bản hương ước cổ truyền các địa phương huyện Văn Lâm có giá trị nhiều mặt trong việc nghiên cứu lịch sử và phong tục tập quán làng xã địa phương

2.1 Về dấu ấn Nho giáo nơi làng xã

Nội dung văn bản tục lệ nêu trên tuy phản ánh nét đặc thù về phong tục tập quán của từng làng, của từng thời kỳ lịch sử khác nhau, song đều cùng mang dấu ấn khá rõ nét của tư tưởng Nho giáo Bởi lẽ, tục lệ hay hương ước do các bậc Nho gia trong làng biên soạn Do đó các điều ước đều gián tiếp hoặc trực tiếp thấm nhuần giáo lý Nho gia Mặt khác, tục lệ của làng thường được đọc trước toàn dân vào dịp lễ hội đầu xuân của làng và duy trì thường ngày, vì vậy các điều khoản liên quan đến giáo lý Nho gia này được thâm nhập ngày một sâu rộng trong cộng đồng làng xã

Nho giáo thâm nhập vào làng xã trước hết qua các điều lệ trong khoán ước của làng liên quan đến răn bảo, thưởng phạt hành vi đạo đức Những hành vi đạo đức này lại hoàn toàn dựa theo khuôn mẫu giáo lý đạo Nho, như khuyên răn trung hiếu, lễ nghĩa, phẩm hạnh

2.2 Về tổ chức và sinh hoạt làng xã

Nội dung của hương ước có những điều khoản liên quan tới cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội trong xóm làng, phường hội Nó phản ánh các mặt sinh hoạt trong đời sống của làng xã Văn Lâm xưa

Văn bản hương ước phản ánh khá cụ thể các khía cạnh liên quan tới thiết chế tổ chức trong làng, chức năng, quyền hạn và lề lối làm việc của từng tổ chức cũng như các thành viên trong đó, như tổ chức bàn, giáp, ngõ xóm, quan viên chức sắc, những người có vai trò quan trọng nhất định trong sinh hoạt làng xã Đồng thời cũng phản ánh các mối quan hệ xã hội hay thứ bậc xã hội

Hầu hết các làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ đều thờ thần Thành hoàng làng Ngoài việc thờ thần Thành hoàng làng, nhiều làng xã thế kỷ XIX đều có tục thờ hậu thần, hậu Phật, hậu hiền

Thông qua các điều khoản của hương ước, những thuần phong mỹ tục của làng xóm ngày một hoàn thiện

3 Những mặt tích cực và hạn chế của tục lệ cổ truyền

Tục lệ cổ truyền làng xã người Việt nói chung, của làng xã các địa phương trong huyện Văn Lâm nói riêng, có nhiều mặt tích cực góp phần hình thành trong làng xã và người dân những đức tính và truyền thống quý báu

Tục lệ cổ truyền Văn Lâm quan tâm tới các việc công ích, tích cực đóng góp xây dựng làng xã, hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ với làng, với nước Những quy ước của làng xã

về trách nhiệm của các tổ chức, các giai tầng xã hội và các cá nhân trong việc tu bổ và bảo vệ đình chùa, đền miếu, việc biện lễ, rước sách thờ Thần, thờ Phật được người nông dân tuân thủ nghiêm ngặt

Bên cạnh những mặt tích cực của tục lệ cổ truyền Văn Lâm, còn có một số mặt hạn chế Đó là tư tưởng cục bộ địa phương, bè phái hình thành trên cơ sở "tâm lí làng" Ngoài ra

là tư tưởng địa vị ngôi thứ Hệ thống thang bậc xã hội trong làng là nguyên do của sự tranh chấp gay gắt giữa các phe phái, là nguyên nhân dẫn tới việc thao túng việc làng của các chức dịch Cuối cùng là tục lệ đã góp phần làm tăng thêm hủ tục nặng nề, tốn kém trong cưới xin,

ma chay, khao vọng,

Dù có những mặt hạn chế, tục lệ cổ truyền đã có vai trò nhất định góp phần quản lí xã hội, đặc biệt là vai trò to lớn của nó trong các hoạt động văn hoá và phát huy truyền thống quý báu cha ông

KIẾN NGHỊ

Nội dung văn bản hương ước khá phong phú, nhưng tập trung vào các mặt chính của đời sống xã hội

Trang 7

Ngày nay, cảnh quan địa phưong bị biến đổi, cư dân xáo trộn, quan hệ cũng như cách ứng xứ mất dần đi nếp sống truyền thống Vì vậy, khi quy hoạch làng xã, cần dành không gian nhất định cho các khu di tích và không gian cho lễ hội và sinh hoạt tín ngưỡng

Bảo vệ và phát huy những phong tục tốt đẹp trong việc xây dựng gia đình văn hóa,

làng văn hóa hiện nay

KẾT LUẬN

Hương ước là một trong những di sản văn hoá pháp lý đặc sắc của làng quê Việt Nam Mọi người trong cộng đồng dân cư đều tự nguyện, nghiêm chỉnh tuân thủ và thực hiện theo hương ước, lệ làng

Nội dung hương ước Văn Lâm phản ánh mọi mặt đời sống của người dân nơi đây trong lịch sử, từ thiết chế làng xã cho đến đời sống sinh hoạt như: Quy định về bầu cử hội đồng chức sắc, quy định về bảo vệ trị an làng xóm, lệ sưu thuế, lệ đăng lính, tín ngưỡng thờ phụng thần linh, lệ lên lão, tổ chức phường hội, lệ cưới xin, ma chay, học hành cho đến việc

giữ gìn thuần phong mỹ tục

Hương ước đã góp phần gây dựng đời sống văn hoá làng xã ngày càng trở nên phong phú, đa dạng Hương ước là sản phẩm của xã thôn qua các triều đại phong kiến, nên nó còn nhiều mặt hạn chế đó là tư tưởng cục bộ địa phương, bè phái hình thành trên cơ sở tâm lý làng

xã Khiến cho người dân chỉ quan tâm tới lợi ích của làng mình “ăn cây nào rào cây ấy”, mà

không quan tâm đến lợi ích của làng khác

Một điểm hạn chế nữa của hương ước là đặt ra nhiều lệ tế lễ quanh năm, bày ra ăn uống, hát xướng rất tốn kém làm cho người dân phải đóng góp nhiều, khiến cho người đã nghèo lại càng nghèo hơn Hủ tục trong ma chay, cưới xin, khao vọng khiến cho nhiều người phải bán nhà cửa, ruộng vườn dẫn đến mang công vướng nợ suốt đời

Như vậy, qua việc tìm hiểu và nghiên cứu hương ước làng xã Văn Lâm, luận văn muốn góp phần làm sáng tỏ nếp sống hài hoà, thanh lịch trong các sinh hoạt xã hội của làng

xã Văn Lâm xưa, đồng thời kế thừa truyền thống tốt đẹp của người xưa để xây dựng nếp sống văn hoá tốt đẹp của người Văn Lâm hôm nay

References

1 BCH Đảng bộ huyện Văn Lâm (1990): Lịch sử Đảng bộ huyện Mĩ Văn

2 Phan Đại Doãn (1992), Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế xã hội NXb KHXH – Nxb

Mũi Cà Mau

3 Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội

4 Bùi Xuân Đính (1996), Về một số hương ước làng Việt ở đồng bằng Bắc bộ, Luận án Tiến

sĩ khoa học Lịch sử, Hà Nội

5 Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lí làng xã, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

6 Bùi Xuân Đính- Đinh Khắc Thuân (1/1991), Hương ước làng ven đô, Tạp chí Hán Nôm, tr

11-15

7 Ninh Viết Giao (2000), Từ hương ước đến quy ước trong xã hội ngày nay, Luật tục và phát

triển nông thôn ở Việt Nam, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Viện

nghiên cứu Văn hóa dân gian, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, tr.521

8 Hồng Đức thiện chính (1959), Bản dịch, Nam Hà ấn quán, Sài Gòn

9 Hương ước Thanh Hoá (1998), Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian-Sở Văn hoá thông tin

Thanh Hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

10 Vũ Duy Mền (số 1/2000), Vài nét về hình thức văn bản hương ước làng Việt cổ truyền,

Tạp chí Hán Nôm, tr 21-27

11 Mộ Trạch xã cựu khoán, Bản dịch từ văn bản chữ Hán, kí hiệu VHv 121 Viện Nghiên

cứu Hán Nôm

Trang 8

12 Trần Nghĩa (2002), Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu phần Bổ di, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội

13 Nguyễn Tá Nhí (1996), Hương ước cổ Hà Tây, Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây

14 Nguyễn Tá Nhí (2/2004), “Tục lệ phường Long Đằng xã Đông Ngạc”, Tạp chí Hán Nôm,

tr.50-53

15 ShiMao MINORU (2/2002), Sử liệu có liên quan đến việc tái biên hương ước ở Bắc bộ

Việt Nam thời Lê, Tạp chí Hán Nôm

16 Sở Văn hóa, thể thao và du lịch – Thư viện tỉnh Hưng Yên (2011), Hưng Yên tỉnh nhất

thống chí

17 Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh

18 Hồ Đức Thọ, Lệ làng Việt Nam trong tâm thức dân gian, Nxb Văn hóa thông tin, Hà

Nội

19 Ngô Đức Thọ (1997), Chữ húy Việt Nam qua các triều đại, Viện Nghiên cứu Hán Nôm

20 Đinh Khắc Thuân (4/2004), Tục lệ ở phố chợ Kim Ngân, Tạp chí Hán Nôm, tr 24-31

21 Đinh Khắc Thuân (3/2005), Đặc điểm văn bản và nội dung tục lệ làng xã cổ truyền, Tạp

chí Hán Nôm

22 Đinh Khắc Thuân (2006) (Chủ biên) Tục lệ cổ truyền làng xã Việt Nam, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội

23 Tuyết Phi Hồng (Chủ biên), Tân Từ Hải, Tràng Gia xuất bản xã; tháng 7 năm thứ 77 Trung Hoa Dân Quốc

24 Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền thống ở đồng bằng Bắc bộ, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội

25 Ty Văn hóa thông tin – Bưu điện tỉnh Hải Hưng (1986), Địa chí Hải Hưng

26 Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội

27 Viện Thông tin Khoa học xã hội (1994), Thư mục hương ước Việt Nam, Hà Nội

Tài liệu Hán Nôm (Thƣ viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm)

1 文 林 縣 大 慈 總 各 社 鄉 約 風 土 俗 例 , AF.a3/62

2 文 林 縣 樂 道 總 各 社 俗 例, AFa3/68

3 文 林 縣 太 樂 總 各 社 俗 例 AFa3/81, AFa3/79 AFa3/86 AFa3/84 AFa3/83

4 文 林 縣 香 朗 總 各 社 俗 例, AFa3/82

5 文 林 縣 同 舍 總 各 社 俗 例, AFa3/64, AFa3/64, AFa3/66, AFa3/67 AFa3/63

AFa3/65

6.文 林 縣 太 樂 總 各 社 俗, AFa3/76, AFa3/85

7 文 林 縣 良 才 總 各 社 俗, AFa3/70, AFa3/72

8 文 林 縣 茂 良 總 各 社 俗, AFa3/71

9 文 林 縣 潤 澤 總 各 社 俗, AFa3/73

10 文 林 縣 俊 良 總 各 社 俗, AFa3/74

11 文 林 縣 義 齋 總 各 社 俗, AFa3/76, AFa3/78, AFa3/77

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w