1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hoá Nam Bộ trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Nam Bộ (từ năm 2001-2005

106 606 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 855,59 KB

Nội dung

28 Chương 2: CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM KHU VỰC NAM BỘ TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ .... Nét phong phú, đặc sắc của vù

Trang 1

-

ĐINH KHẮC QUỲNH GIANG

VĂN HÓA NAM BỘ TRÊN SÓNG PHÁT THANH

CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

( KHU VỰC NAM BỘ ) Từ năm 2001 - 2005

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Trang 2

-

ĐINH KHẮC QUỲNH GIANG

VĂN HÓA NAM BỘ TRÊN SÓNG PHÁT THANH

CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

( KHU VỰC NAM BỘ ) Từ năm 2001 - 2005

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH : BÁO CHÍ HỌC

MÃ SỐ : 60.3201

Người hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ khoa học ĐOÀN HƯƠNG

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài: 4

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7

3 Phương pháp nghiên cứu: 7

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 8

5 Kết cấu của luận văn: 9

PHẦN NỘI DUNG 10

Chương1 10

MẤY VẤN ĐỀ VĂN HÓA NAM BỘ VÀ ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 1.1 Cơ sở văn hóa Việt Nam và lý thuyết phân vùng văn hóa 10

1.1.1 Vài nét về đặc điểm địa lý khu vực Nam bộ – Đồng bằng sông Cửu Long: 12

1.1.2 Nét đặc sắc cơ bản của văn hóa dân gian Nam bộ: 13

1.1.3 Tâm lý, tính cách người Nam bộ: 16

1.1.4 Sự tương đồng và khác biệt của văn hóa Nam bộ trong tương quan với hệ thống văn hóa Việt Nam: 19

1.2 Mấy vấn đề văn hoá Nam bộ và Đài Tiếng Nói Việt Nam 21

1.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của báo chí đối với việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc 21

1.2.2 Vai trò và vị trí của Đài Tiếng nói Việt Nam trong việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc nói chung và nền văn hóa Nam bộ nói riêng 24

Trang 4

Nam: 26 1.2.2.2 Vai trò và vị trí của Đài Tiếng nói Việt Nam trong việc bảo

vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc nói chung và nền văn hóa

Nam bộ nói riêng: 28

Chương 2: CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CỦA ĐÀI TIẾNG

NÓI VIỆT NAM KHU VỰC NAM BỘ TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ

PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ 32

2.1 Đặc tính của phát thanh và việc xây dựng một đời sống văn hóa

lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc 33 2.2 Cơ sở văn hóa Nam bộ và bản sắc các chương trình phát thanh của

Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Nam bộ 35 2.3 Đài TNVN trên vùng văn hóa Nam bộ: 38 2.4 Đài TNVN với vai trò giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vùng

văn hóa Nam bộ 49 2.4.1 Phổ biến kiến thức, thông tin về các hoạt động văn hóa 49 2.4.2 Đấu tranh chống xâm hại các di tích lịch sử – văn hóa, chống

các biểu hiện phản văn hóa, bảo vệ thuần phong mỹ tục, xây dựng đời

sống văn hóa mới 52 2.4.3 Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể 57 2.4.4 Tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa 64

Chương 3:VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH

Trang 5

BỘ 67

3.1 Khảo sát nhu cầu thính giả Nam bộ, xây dựng chương trình dành cho đối tượng 68

3.2 Tăng cường yếu tố giao lưu, tương tác giữa các chương trình phát thanh với thính giả khu vực Nam bộ 75

3.3 Thực hiện công tác thăm dò, nghiên cứu ý kiến dư luận, tiếp nhận ý kiến phản hồi, tái sản xuất chương trình phát thanh 80

3.4 Xây dựng những thể loại phát thanh phù hợp, hiệu quả cho các chương trình phát thanh khu vực Nam bộ với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vùng 84

3.4.1 Các thể loại phát thanh cơ bản 84

3.4.2 Các thể loại dành riêng cho các chương trình phát thanh khu vực Nam bộ 90

PHẦN KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHỤ LỤC……… 106

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Vai trò và vị trí của báo chí trong việc xây dựng và phát triển xã hội đã được khẳng định bằng thực tiễn trong lịch sử xã hội lòai người Khó có thể liệt kê rạch ròi các chức năng, vai trò của báo chí truyền thông trong cuộc sống Trong khi đó, thực tế các vai trò này lại đan xen, gắn chặt với nhau, thể hiện trong nhau và quy định lẫn nhau

Để có thể nắm bắt một cách thấu đáo các chức năng, vai trò của báo chí trong thực tiễn cần phải có một công trình nghiên cứu công phu với quy mô lớn Trong khuôn khổ của luận văn nay, chúng tôi xin xét đến năm chức năng cơ bản sau đây của báo phát thanh để làm cơ sở cho việc nghiên cứu:

_ Chức năng thông tin

_ Chức năng tư tưởng

_ Chức năng khai sáng và giải trí

_ Chức năng tổ chức, quản lý xã hội

_ Chức năng chỉ đạo, giám sát xã hội

Sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều thử thách gay go để đứng vững, phát triển và gặt hái đuợc nhiều thành quả tốt đẹp trên mọi lĩnh vực của cuộc sống như ngày hôm nay Trong sự nghiệp đổi mới, đường lối phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động lớn đến nhiều mặt trong đời sống xã hội, trong đó có đời sống văn hoá của người dân và hoạt động của báo chí

Trang 7

Chuyển sang cơ chế thị trường, báo chí có nhiều cơ hội mới để phát triển Báo chí không chỉ có thêm nhiều chủ đề mới mà còn có môi trường để tự thể hiện, phát huy khả năng sáng tạo của mình, có điều kiện thực hiện dịch vụ quảng cáo, được bạn đọc chấp nhận giá bán đúng với giá thành, có thêm các phương tiện kỹ thuật hiện đại để thu thập, truyền dẫn thông tin, in ấn phát hành Trong điều kiện mới, báo chí không những phải thích ứng nhanh, đứng vững được mà còn phải có bước phát triển, tự đổi mớ tư duy và phương thức làm việc để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao quyền được thông tin của nhân dân, thu hút được nhiều công chúng hơn nhưng đồng thời vẫn phải giữ vững định hướng chính trị vừa phải thông tin đa dạng, phong phú, nhiều chiều, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tờ báo

Đánh giá chung về thực trạng thông tin ở nước ta, Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 do Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt ngày 9/9/2005 có đoạn: “Trong những năm qua, hoạt động thông tin ở nước ta có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện cả về tính chất, nội dung, hình thức và loại hình… Tuy vậy, sự phát triển thông tin ở nước ta vẫn đang trong tình trạng thiếu cân đối, vừa có sự chồng chéo về nội dung, về phân bố, đồng thời vừa có sự thiếu hụt ở một số lĩnh vực, địa bàn Nhu cầu được thông tin của một bộ phận nhân dân chưa được đáp ứng đầy đủ Mức độ và cơ hội thụ hưởng thông tin của các tầng lớp nhân dân ở các khu vực không đồng đều Ở một số lĩnh vực thông tin còn nặng yếu tố phổ biến, truyền đạt, tính hai chiều và tính diễn đàn trong thông tin chưa được phát huy đầy đủ Mặt trái của cơ chế thị trường đã có những tác động tiêu cực, làm nảy sinh hiện tượng: thông tin mang tính giật gân, câu khách, không phù hợp với định hướng tư tưởng, chính trị và truyền thống văn hóa dân tộc Thông tin về kinh tế, khoa học, công nghệ, pháp luật cho nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn hạn chế…”

Báo chí nói chung và báo phát thanh nói riêng chỉ làm được và làm tốt các chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu nêu trên khi và chỉ khi báo chí hiểu rõ đối tượng công

Trang 8

chương trình phát thanh là yêu cầu và xu thế tất yếu của phát thanh hiện đại nói riêng và báo chí hiện đại nói chung

Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) phủ sóng toàn quốc, trong đó có khu vực Nam bộ_ ĐBSCL với đặc điểm địa lý, khí hậu, dân cư riêng và văn hóa tương đối khác biệt với các vùng miền khác trong tương quan của nền văn hóa Việt Nam Chính những đặc điểm về tự nhiên đã quy định đời sống văn hóa và tính cách của người dân Nam bộ Việc hiểu biết tâm tư, tình cảm của người dân là nguyên nhân cơ bản để tiếng nói của chúng ta được yêu mến thật sự ở đó Để làm được điều đó, không có con đường nào khác hơn là thông qua văn hóa Vấn đề này cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, công phu và định kỳ nhằm nâng cao chất lượng khoa học, chất lượng văn hóa – nghề nghiệp của chương trình phát thanh Đó là vấn đề có ý nghĩa quyết định nâng cao chất lượng chính trị của sóng phát thanh

Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi thế giới và cả khu vực Đông Nam Á đang chịu sự biến động dữ dội mà nguyên nhân sâu xa là sự khác biệt về văn hóa thì việc duy trì một xã hội an tòan, bình yên là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, Nhà nước và mỗi người dân trong đó không thể không kể đến vai trò đặc biệt to lớn của hệ thống báo chí nói chung và Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng

Nét phong phú, đặc sắc của vùng văn hóa Nam bộ là yếu tố quan trọng bậc nhất để những người làm báo phát thanh dùng làm cơ sở cho họat động nghề nghiệp của mình trong việc xây dựng những chương trình phát thanh giá trị tiếp cận được thính giả nơi đây và góp phần vào việc giữ gìn và xây dựng nét văn hóa dân gian độc đáo khu vực này

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Các giá trị văn hóa trong sinh hoạt, trong đời sống tinh thần của người dân vùng đất Nam bộ là cơ sơ û và cũng là mục tiêu để Đài Tiếng Nói Việt Nam khu vực

Trang 9

phía nam xây dựng các chương trình phát thanh phù hợp với tôn chỉ mục đích của đài Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ nghiên cứu các chương trình của Đài Tiếng Nói Việt Nam cơ quan thường trú tại Cần Thơ phụ trách khu vực miền tây Nam bộ và cơ quan thường trú tại TP.HCM phụ trách khu vực thành phố Hồ Chính Minh và miền đông Nam bộ từ năm 2001– 2005

Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề sau:

- Vấn đề văn hóa trong việc phủ sóng hiệu quả Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Nam bộ

- Sự ảnh hưởng của văn hóa Nam bộ trong cấu trúc và phong cách của các chương trình phát thanh

- Các chương trình phát thanh của Đài trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị của nền văn hóa Nam bộ

3 Phương pháp nghiên cứu:

Khu vực Nam bộ được chia thành hai bộ phận là miền đông Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh và miền tây Nam bộ_ĐBSCL Hai khu vực này thuộc vùng văn hóa Nam bộ nhưng trên thực tế vẫn có một số điểm khác biệt về điều kiện địa lý, đời sống xã hội và văn hóa Do vậy, Đài Tiếng nói Việt Nam phân bố ở hai khu vực này hai cơ quan thường trú với chức năng và nhiệm vụ tương đối độc lập đủ thấy mối quan tâm của Đài với phạm vi phủ sóng này Chúng tôi chọn khỏang thời gian từ năm 2001 – 2005, 5 năm không phải là khỏang thời gian dài nhưng cũng không quá ngắn để có thể khảo sát mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố văn hóa khu vực này và nội dung thông tin, tính hiệu quả của những chương trình phát thanh của Đài

Trong quá trình nghiên cứu, để đạt được mục đích của mình, chúng tôi kết hợp đồng thời nhiều phương pháp như sau:

Trang 10

- Dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề văn hóa đối với các hoạt động truyền thông đại chúng

- Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố văn hóa khu vực Nam bộ và nội dung và hình thức của các chương trình phát thanh

- Kết hợp đồng thời phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích các chương trình phát thanh với các thể loại khác nhau Sử dụng đó làm cơ sở để khảo sát tính hiệu quả của các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam trên vùng văn hóa Nam bộ

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Mục đích phát triển xã hội dài lâu, bền vững sẽ không đạt được nếu không dựa trên nền tảng văn hóa, mà văn hóa hóa dân gian là cội nguồn Họat động báo chí nói chung và phát thanh nói riêng cũng không nằm ngoài mục đích này Để đạt được điều đó “phát thanh không nên chỉ bắt thính giả nghe những điều mình nói mà phải là nói với họ về những điều mà họ đang quan tâm, tạo điều kiện cho họ được bày tỏ quan điểm, tình cảm của mình cho hàng triệu người cùng nghe, cùng chia sẻ,… Đó chính là sự hấp dẫn của phát thanh hiện nay”

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu trong khi hành nghề là cơ sở sự thành công của người làm phát thanh Trong tình hình hiện nay, Đài tiếng nói Việt Nam đã có những cuộc điều tra xã hội học nhằm nghiên cứu đối tượng thính giả, nhưng những cuộc nghiên cứu này nói chung vẫn chưa quy mô và chính xác Do đó những ưu điểm của phát thanh trong việc thực hiện các chức năng của mình vẫn chưa được phát huy một cách hiệu quả, đặc biệt là đối với địa bàn nhiều nét đặc thù như khu vực Nam bộ

Bên cạnh việc làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa Nam bộ và tính hiệu quả của phát thanh đối với người Nam bộ, chúng tôi còn có thêm mong muốn được góp phần

Trang 11

nhỏ vào việc tạo sức hút cho Đài Tiếng nói Việt Nam trên vựa lúa lớn nhất cả nước này

5 Kết cấu của luận văn:

Về mặt kết cấu, luận văn gồm những phần chủ yếu sau:

- Phần mở đầu

- Chương 1: Đài Tiếng nói Việt Nam và mấy vấn đề văn hóa dân gian Nam bộ

- Chương 2: Các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Nam bộ với việc giữ gìn và phát triển văn hóa dân gian Nam bộ

- Chương 3: Vấn đề nâng cao hiệu quả các chương trình phát thanh của Đài TNVN khu vực Nam bộ

- Phần kết luận

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót Chúng tôi rất mong sẽ nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô và các đồng nghiệp

Luận văn này được thực hiện với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Khoa học Đoàn Hương

Trang 12

PHẦN NỘI DUNG

Chương1

ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM VÀ MẤY VẤN ĐỀ VĂN HÓA NAM BỘ

1.1 Cơ sở văn hóa Việt Nam và văn hóa Nam bộ:

Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng: “Văn hoá, theo nghĩa rộng, là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, bao hàm cả kỹ thuật, kinh tế… để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là cái vai trò của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống những chuẩn mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm… tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người Như vậy, thì phải xuất phát từ nhũng điều kiện tự nhiên (con người vốn là một sản phẩm của tự nhiên, một phần của tự nhiên, đứng đối diện với tự nhiên mà tạo thành văn hoá) rồi sau đó những điều kiện lịch sử (con người lại là một sản phẩm của lịch sử do chính mình tạo ra) để nhận nhìn về cội nguồn và bản sắc của nền văn hoá Việt Nam”

GS Phan Ngọc định nghĩa: Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hoặc một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hoặc tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hoặc tộc người khác kiểu lựa chọn của cá nhân hoặc tộc người khác

Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm định nghĩa: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội Căn

Trang 13

cứ theo định nghĩa trên thì văn hóa Việt Nam là một hệ thống các giá trị được hình thành và tồn tại qua lịch sử mấy ngàn năm của đất nước trong sự gặp gỡ, tiếp xúc giữa nền văn hóa bản địa và các nền văn hóa lớn của thế giới là Trung Hoa và Ấn Độ Trong đó, yếu tố tự nhiên chiếm vai trò đặc biệt quan trọng

Theo lý thuyết phân vùng văn hóa của Giáo sư Ngô Đức Thịnh thì cũng như bất kỳ một hiện tượng tự nhiên hay xã hội nào, các hiện tượng văn hoá cũng chịu sự tác động bởi hai nhân tố cơ bản, đó là thời gian và không gian Thời gian cho ta thấy một hiện tượng hay một tổ hợp các hiện tượng văn hóa nảy sinh, tồn tại và biến đổi như thế nào dưới sự tác động của môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội, nó trả lời câu hỏi bao giờ? Còn không gian thì lại cho ta thấy một hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hóa ra đời và tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, nó trả lời câu hỏi ở đâu

Nền văn hóa Việt nam được định vị là lọai hình văn hóa gốc nông nghiệp điển hình Người dân Việt Nam phải sống định cư để sản xuất nông nghiệp Cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, có ý thức tôn trọng và sống hòa hợp với thiên nhiên, có thái độ mềm dẻo, ôn hòa trong việc giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống Cho nên về mặt nhận thức, hình thành lối tư duy tổng hợp, chú trọng mối quan hệ giữa tất cả các sự vật hiện tượng trong cuộc sống và tin tưởng vào một quy luật chung chi phối tất cả Người dân ưa sống theo nguyên tắc trọng tình, trọng đức, trọng văn và trọng phụ nữ Đề cao cuộc sống tập thể, coi nhẹ cá nhân từ đó hình thành những phong tục đẹp của dân tộc nhưng đôi khi cũng gây ra những trở ngại cho sự phát triển

Trong việc phân chia các vùng văn hoá Việt Nam, có nhiều ý kiến phân chia thành 6, 7 thậm chí là 9 vùng văn hóa khác nhau Tuy nhiên phần lớn các tác giả nghiên cứu về văn hóa đều xem Nam bộ là một vùng văn hóa quan trọng không thể tách rời của văn hóa Việt Nam

Trang 14

Văn hóa dân gian Nam bộ với tư cách là một bộ phận không tách rời của nền văn hóa Việt Nam cho nên văn hóa Nam bộ về cơ bản vẫn mang những tính chất trên Song như đã nói ở trên, văn hóa chịu sự chi phối sâu đậm của điều kiện tự nhiên mà khu vực Nam bộ tương đối đặc biệt nên nơi đây hình thành những tập quán sinh họat, lối sống và nếp nghĩ của người dân mang tính đặc thù riêng

1.1.1 Vài nét về đặc điểm tự nhiên khu vực Nam bộ – Đồng bằng sông Cửu Long:

Khu vực Nam bộ là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu nhất Việt Nam Đồng bằng Nam bộ rộng khoảng 36.000km2 là vùng đất phì nhiêu, màu mỡ với điều kiện khí hậu vô cùng thuận lợi Khí hậu nóng ấm, mỗi năm có hai mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt, hầu như rất ít xảy ra thiên tai Càng về phía tây, đất đai càng phì nhiêu, nhiều rừng rậm và sình lầy, thủy triều ảnh hưởng sâu vào nội địa, đất đai còn bị nhiễm mặn Nét đặc trưng nhất của vùng đất này là hệ thống sông ngòi, đầm hồ và kênh rạch chằng chịt, đường bờ biển dài với sự phong phú các loại tài nguyên biển

Khi nhắc đến Nam bộ không thể không nhắc đến hai con sông lớn làm nên diện mạo của vùng đất này là sông Đồng Nai và sông Mê Kông Con sông lớn nhất của khu vực này là sông Cửu Long hay còn gọi là sông Mê Kông bắt nguồn từ Trung Quốc hình thành ở khu vực hạ lưu của nó một vùng đồng bằng trù phú, giàu có Đây là vựa lúa lớn nhất của cả nước

Sông Đồng Nai và sông Mê Kông chia vùng Nam bộ ra thành hai bộ phận là miền Đông Nam bộ và miền Tây Nam bộ Miền Đông Nam bộ ngoại trừ hai đặc điểm nổi bật vể thổ nhưỡng là đất đỏ bazan và đất xám phù sa cổ thì về cảnh quan sinh thái chưa có gì đặc biệt lắm so với các vùng khác trong nước Sông ngòi, núi rừng, cây trái, cách làm ăn sinh hoạt tuy có mang một số nét riêng nhưng về cơ bản,

Trang 15

vẫn gần hao hao giống một vùng bán sơn địa ở Nam Trung Bộ

Song bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) với rừng ngập mặn Cần Giờ, với Bưng sáu xã cùng các bưng phèn khác ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh xuống Long An rồi từ đó suốt một dải các tỉnh miền tây xuống đến tận mũi Cà Mau là cả một bức tranh cảnh quan sinh thái độc đáo Ở đây, có rừng ngập mặn rộng lớn nhất, phong phú nhất trên bán đảo Đông Dương, là một trong số không nhiều rừng ngập mặn còn lại trên thế giới; có vùng Đồng Tháp Mười – túi phèn vốn rộng hơn 400.000 ha, từng là xứ sở bạt ngàn của năn, lác, tràm gió, tràn cừ, sen, súng… và bao loại thủy sinh, thủy cầm hiếm quý; có vùng tứ giác Long Xuyên nhiễm phèn, mặn và ngập nước theo thời vụ; có rừng tràm U Minh Thượng – U Minh Hạ bát ngát Những cánh đồng nước ngọt trù phú, trải rộng gần một triệu hécta giữa và ven sông Tiền sông Hậu, với vô số sông ngòi, kênh rạch ngang dọc nối liền nhau

Miền đất hoang vu này, nhất là vùng hoang hóa, lầy trũng được khai thác thành miền đất trù phú từ khi người Việt đặt chân tới khoảng thế kỷ XV – XVI, sống xen cài, cùng chung lưng đấu cật với người Khơme và sau đó là người Hoa, người Chăm khai hoang, thuần hóa Còn có các dòng người khác tìm đến cùng đất mới, người Nhật, Mã Lai, Ấn Độ, người phương tây tạo nên ở vùng này bức tranh chủng tộc phong phú và đa dạng Đó là tiền đề để tạo ra một vùng văn hóa rất riêng với nhiều sắc thái đặc trưng trong bản đồ phân vùng văn hóa Việt Nam: vùng văn hóa Nam bộ

1.1.2 Nét đặc sắc cơ bản của văn hóa Nam bộ:

Vùng văn hoá là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, giữa họ diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng

Trang 16

chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với các vùng văn hóa khác Những biểu hiện của vùng văn hoá mang tính đa vẻ, thể hiện trên toàn bộ các mặt của đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của cư dân, tuy nhiên trong đó đặc trưng hơn cả là lối sống, nếp sống của cư dân, như việc làm lụng, nếp ăn mặc, đi lại giao tiếp, nếp vui chơi giải trí, phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng, lễ hội; các hoạt động văn hoá – nghệ thuật, nhất là văn hoá – nghệ thuật dân gian, như văn học dân gian, âm nhạc, dân ca, kiến trúc, trang trí dân gian, và chừng mực nào đó còn thấy ở phong cách và tâm lý con người…(Ngô Đức Thịnh, Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, NXB Trẻ)

Vùng văn hóa Nam bộ nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long Các cư dân Việt, Chăm, Hoa tới khai phá đã nhanh chóng hòa nhập với thiên nhiên và cuộc sống của cư dân bản địa (Khmer, Mạ, Xtiêng, Chơro,…) Nơi đây còn nhiều miền đất chưa khai phá với sự trù phú về nông sản, thực phẩm Việc tổ chức thôn ấp theo các dòng kênh, các trục giao thông thuận tiện cho việc qua lại buôn bán giữa các vùng Nhà ở có khuynh hướng trải dài ven kênh, ven lộ, bữa ăn giàu thủy sản, tính cách con người ưa phóng khoáng, tín ngưỡng tôn giáo hết sức phong phú và đa dạng, sớm tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây

Với điều kiện môi sinh, thổ nhưỡng mới của vùng đất phương nam, những người di dân gốc gác từ miền Trung, miền bắc,… đã dần dần thích ứng với hoàn cảnh và điều kiện sinh hoạt mới Quá trình chuyển đối và thích ứng môi trường đó đã dần dần hình thành và phát triển ở người di dân những lối sống, tính cách, sắc thái văn hoá mang tính tiêu biểu địa phương

Một trong những điểm khác biệt của văn hóa Nam bộ là thành phần dân cư của làng Nam bộ thường hay biến động, người dân không bị gắn chặt với mảnh đất của mình như ở làng Bắc bộ Làng xóm cũng như cơ cấu xã hội thiếu bền chắc và

Trang 17

chặt chẽ, cột chặt người nông dân ở lại với ruộng đất Là vùng đất mới, thành phần

cư dân ở đây hay biến động, đất dễ sống họ trụ lại, khó sống họ ra đi, không có gì ràng buộc, ngáng trở Làng xã không có đất công để mà ban cấp, ai có sức khai phá thì biến thành của riêng, mua đi bán lại, người không có đất thì làm thuê, nay đây mai đó Vì thế, quan hệ cộng đồng, làng xã không mạnh mẽ, mà còn lại là quan hệ cá nhân Nhiều người cũng không còn nhớ gốc tích, họ hàng quê hương nên gia phả, lý lịch gốc gác xuất thân của mỗi người cũng không lấy gì làm trọng

Trong vùng văn hóa Nam bộ có thể phân chia thành các tiểu vùng văn hóa: tiểu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tiểu vùng sông Đồng Nai và tiểu vùng Sài Gòn – Gia Định

Tiểu vùng văn hóa ĐBSCL bao gồm vùng đồng bằng rộng lớn tây Nam bộ, là địa bàn sinh sống của người Việt, Khơme, Chăm và Hoa Hiện tại, ĐBSCL có hơn 1,3 triệu người Khmer sinh sống tập trung phần lớn ở 4 tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và An Giang Đây là vùng đất mới khai thác, nhiều nơi như ở U Minh, Đồng Tháp Mười còn sình lầy, rừng rậm, đất đai còn bị nhiễm phèn, mặn, nguồn tài ngyên thủy sản phong phú, nhiều nơi cư dân còn thưa thớt Tiểu vùng sông Đồng Nai bao gồm đất đai được tạo nên bởi lưu vực con sông này, là vùng đất đã được con người đến sinh sống và khai thác sớm hơn cả, làng xóm khá trù phú, ngoài làm ruộng nước, cư dân còn làm vườn, trồng cấy các cây đặc sản Đô thị vùng này hình thành sớm, nhất là dọc các trục lộ giao thông Các hình thức sinh hoạt văn hoá thể hiện tính chất quá độ giữa văn hóa người Việt miền trung với người Việt ở ĐBSCL Tiểu vùng văn hóa Sài Gòn – Gia Định là trung tâm văn hóa của cả Nam bộ, cũng như đây là dạng văn hóa đặc thù của cư dân đô thị

Chính những điều kiện tự nhiên và xã hội nêu trên đã quy định tính cách của người dân Nam bộ

Trang 18

1.1.3 Tâm lý, tính cách người Nam bộ:

Giao lưu văn hoá luôn gắn liền với tình cảm cộng đồng Nhưng trước khi nói đến tính cách của người Nam bộ trước tiên cần làm rõ nguồn gốc và thành phần dân

cư Nam bộ Nếu thiên nhiên ở đây vừa giàu có vừa hoang dã thì con người tới đây cũng là con người tứ xứ Thời khai hoang mở đất, họ đến vì mang những tội đồ bị nhà nước phát vãng vào đây Không ít người là dân lưu tán vì đói nghèo phải rời bỏ quê hương xứ sở đi tìm đất nương thân Số ít trong họ là các lưu quan, những kẻ giàu có nuôi hoài bão làm giàu, chiêu mộ người nghèo đi tìm đất khai phá, làm ăn Không như như những người Việt tiền bối từ Bắc vào Trung bộ thường di dân theo từng làng xóm, dòng họ, vào nơi đất mới chừng nào vẫn giữ truyền thống quê hương xưa, từ việc đặt tên làng, tên xã đến các lề tục mang đi từ quê cha, đất tổ; những người tới đất Nam bộ thường là là đi riêng lẻ từng cá nhân, ra đi làrứt bỏ những lề tục xưa cũ, nhất là đối với những người bị tội đồ mà ra đi, vì nghèo đói mà lưu lạc Vì thế, buổi ban đầu, dân tứ xứ, dân tứ chiếng, từng cá nhân, từng nhóm nhỏ tập hợp lại, đùm bọc, nương tựa nhau để trụ lại nơi đất mới lạ lẫm, đầy thử thách này (Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam Ngô Đức Thịnh, NXB Trẻ)

Nhưng dẫu sao họ vẫn mang về đây dù là ít ỏi những cái mà họ từng có từ một truyền thống nào đó mà họ từng xuất thân

Tính cách nổi tiếng của người dân Nam bộ đó là phóng khoáng: “trọng nghĩa khinh tài” (Trịnh Hoài Đức); “dám làm ăn lớn”(Lê Quý Đôn); “hiếu khách hơn bất kỳ nơi nào khác ở Châu Á” (Finlayson) và thậm chí là “làm bao nhiêu ăn nhậu bấy nhiêu, được đến đâu hay đến đó”

Do thiên nhiên Nam bộ ưu đãi, khí hậu ổn định, ít gặp thiên tai bất thường, giao thông thuận tiện nên người dân Nam bộ rất phóng khoáng, dễ tiếp nhận hơn những ảnh hưởng từ bên ngoài của văn hóa phương tây Dù làm ăn dễ dãi, người

Trang 19

Nam bộ vẫn giữ nếp cần cù, coi trọng tính cộng đồng, yếu tố hàng xóm vẫn đứng thứ hai trong thang bậc ưu tiên khi chọn nơi cư trú Yếu tố gia tộc, họ hàng, làng nước tương đối nhẹ nhàng trong tâm lý người Nam bộ vì thế thân phận của người phụ nữ cũng không đến nỗi nghiệt ngã như ở vùng bắc bộ

Lối sống trọng tình cảm chi phối tòan bộ đời sống của người dân Nam bộ Tâm tính thoải mái, ưa hòa thuận, chủ trương nhường nhịn khiến người dân Nam bộ

ít có ý chí phấn đấu, vươn lên để đạt được mục đích mà chỉ cốt làm sao để “vui vẻ cả làng” là được Với lối tư duy đơn giản, thẳng thắn, người dân Nam bộ coi trọng sự chân thật mà ít chú ý đến việc chăm chút nhà cửa, bộ mặt mà “có sao nói dzậy” nên họ tiếp đón người lạ bằng tính hiếu khách tuyệt đối rất đặc biệt Họ là những người mến khách, thông cảm, quý trọng nhau có thể nhường cơm xẻ áo Trong ứng xử, họ cởi mở, chan hoà dễ kết thân, dễ hoà vào với cộng đồng mới lạ, không sĩ diện kiểu kẻ sĩ, không coi trọng môn đăng hộ đối

Người Nam bộ coi nghĩa khí làm đầu, kết bạn bè huynh đệ giữa những người có nghĩa khí đáng tin cậy Họ cư xử hào hiệp, trọng nghĩa khí, coi khinh tiền tài, có thể vì nghĩa khí mà xả thân mình không nuối tiếc Người Nam bộ thích kết thân bạn bè cùng nhau chè chén, ăn chơi xả láng ồn ào, nhưng sẵn trong họ một cái gì đó mang năng âm điệu sâu tư Nên trong các cuộc vui, họ ham mê ca xướng, hát bội, cải lương, nhất là các âm điệu vọng cổ chứa chất sầu vọng Đó là hai mặt tâm lý của con người Nam bộ

Tuy vậy, người Nam bộ có điểm yếu là ít có khả năng chịu đựng, không biết

lo xa, thiếu ý chí cầu tiến và không có một nếp sống có nguyên tắc, kế hoạch Điều này ảnh hưởng không ít tới sự phát triển kinh tế và xã hội khu vực này trong khi điều kiện tự nhiên có quá nhiều ưu đãi như vậy Người Nam bộ xưa là những người ít có học, và cũng không coi trọng việc học hành là con đường tiến thân, đổi đời như người nông dân miền bắc Bởi vậy họ không phải là những người sống nội tâm, chuộng suy

Trang 20

tư mà là những người ưa hành động Một trong những điều trăn trở hiện nay là trình độ giáo dục của toàn bộ khu vực ĐBSCL thuộc hàng thấp nhất cả nước

Về tính cách của người Nam bộ, tác giả Hồ Bá Thâm trong cuốn Văn hóa Nam bộ, vấn đề và phát triển đã hệ thống như sau:

a Tinh thần yêu quê hương đất nước nồng nàn, mà cao nhất là tinh thần yêu nước rất nổi trội, nhất là trước hoạ ngoại xâm:

b Tính bao dung, cởi mở, bộc trực, hoà đồng, khoáng đạt, tinh thần nghĩa, nhân ái, tính bình đẳng cao (ít mang tính đẳng cấp), tông trọng phụ nữ (tôn thờ các “Tổ cô”) trong dòng họ và trong các đền thờ

c Năng động, sáng tạo cao, dám nghĩ, dám làm, thông minh, tài ứng biến, thích ứng trong cuộc sống, dễ tiếp thu cái mới rũ bỏ cái cũ, truyền thống lỗi thời không còn thích hợp với hoàn cảnh sống mới, do “triết lý sống còn” nên khó lòng chấp nhận giáo điều khô cứng

d Tính cá nhân, tính tự do, độc lập tự chủ, ít phụ thuộc trực tiếp, gò bó vào cộng đồng như những cư dân Bắc – Trung bộ

e Ý thức làm kinh tế hàng hoá, ý thức làm ăn, kinh doanh rất rõ nét, biết tính toán, dám làm ăn lớn, mạo hiểm;

f Tính mến khách trong quan hệ Dù sống trong quan hệ hàng hoá, dù chú trọng pháp lậut nhưng vẫn là một phong cách trọng nghĩa khinh tài, nghĩa là trọng tình nghĩa hơn tiền tài, địa vị, đẳng cấp;

g Đồng thời lại mang tính chất hào khí Đồng Nai, đầy bản lĩnh kiên cường, sẵn sàng xả thân cứu người vì nghĩa lớn với khí phách hiên nganh chiến đấu chống giặc ngoại xâm, chống bất công tàn bạo và trước những thử thách khốc liệt của thiên nhiên

Trang 21

h Ít mang tính lý luận hàn lâm mà mang tính thực tế thực dụng;

i Văn hóa vùng đất này cũng mang tính văn nghệ, nhất là nghệ thuật cải lương mang nỗi niềm những người lao động nhớ về cố hương với ý thức thẩm mỹ sân khấu “phải có ca nhạc và điệu bộ”

Nhưng bên cạnh đó, người dân Nam bộ cũng có những hạn chế mang tính đặc trưng của vùng văn hóa nông nghiệp sông nước, kênh rạch Đó là tư duy lý luận và văn hóa bác học kém phát triển Vốn có tư duy thiết thực, đề cao chữ “làm”, khinh thường lý luận (lý luận suông) nhưng lại đồng nhất lý luận khoa học công nghệ Thiếu lý luận khoa học thì không thể có bước phát triển nhảy vọt và vững chắc Trình độ học vấn qua đào tạo còn thấp Do ở cùng đất mới dễ kiếm sống, lại khó khăn trong việc mở trường lớp, những cư dân đến đây vốn cũng ít học nên trình độ học vấn của vùng rất hạn chế, hiểu biết phần nhiều nhờ vào kinh nghiệm Tuy vấn đề này được khắc phục theo thời gian nhung hậu quả còn năng nề, nhất là trước yêu cầu hiện đại hóa đất nước

1.1.4 Sự tương đồng và khác biệt của văn hóa Nam bộ trong tương quan với hệ thống văn hóa Việt Nam:

Với tư cách là một bộ phận của văn hóa Việt Nam, văn hóa dân gian Nam bộ có những nét tương đồng với cái chung nhưng vẫn có những cái khác biệt rõ nét,

“vùng có những sắc thái khó lẫn, vừa rất riêng mà vẫn giữ được tính thống nhất của văn hóa Việt Nam” Sự tương đồng và khác biệt đó phải được xem xét một cách vừa tổng quát vừa chi tiết làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình phát thanh phù hợp với đối tượng thính giả của vùng văn hóa này

Nền văn minh lúa nước chi phối toàn bộ nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt Nam của cả hai vùng Nam bắc Đó là một lối sống cộng đồng, làng xã mang tính tự trị cao, con người trọng tình cảm, sống nhân nghĩa, ưa sự tế nhị, ý tứ và

Trang 22

coi trọng sự hòa thuận Đặc tính coi trọng danh dự gia tộc, sự cố kết thắm thiết với mảnh đất quê hương hoặc việc cá nhân không có điều kiện để bộc lộ cảm xúc, ý kiến của vùng Nam bộ không còn sâu đậm như so với vùng bắc bộ Cho nên vấn đề dư luận xã hội đối với người dân miền nam cũng có phần nhẹ nhàng hơn

Có thể nói không đâu như ở đây, thiên nhiên đã “ùa” vào văn học, nghệ thuật và để lại dấu ấn khó phai mờ Nếu ở vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ, cái ghi đậm dấu ấn là những huyền thoại, thần thoại, truyền thuyết lịch sử gắn với nguồn gốc dân tộc và các triều đại, nhân vật lịch sử, thì với vùng đất mới này cái không khí lịch sử ấy không còn nữa, mà thế giới tự nhiên với cả hai mặt vừa quyến rũ vừa đe doạ của nó đã là những mẩu đề chính của truyện cổ và thơ ca dân gian Thậm chi trong những truyện như truyện Ba Phi, trong các câu ca dao về tình yêu thì khung cảnh thiên nhiên giàu có vẫn là cái nền, vẫn là dòng chảy chính mang những nỗi niềm tâm sự, những quan hệ giữa con người ( Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Ngô Đức Thịnh, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian)

Như đã nói ở trên, điều kiện tự nhiên quy định tính cách của người Nam bộ Sự ưu đãi của thiên nhiên khiến người dân nơi đây có nếp sống tự do, phóng khóang thậm chí tương đối dễ dãi không quen với nếp sống có quy tắc Người dân có khuynh hướng tự hài lòng với cuộc sống bên ngoài và khả năng học hỏi, tiếp nhận thêm các giá trị văn hóa, tinh thần từ các vùng khác rất nhanh chóng Bản chất tốt một cách tự nhiên khiến người dân nơi đây ít có khả năng phân tích hay tìm hiểu thêm thông tin đồng thời cũng khiến họ dễ quên những điều vừa được nghe Đây chính là một trở ngại không nhỏ cho Đài TNVN trong việc thực hiện các chức năng báo chí của mình trên vùng đất này

Trong cuốn Văn hóa Dân gian người Việt ở Nam bộ, NXB Khoa học Xã hội,

1992, nhóm tác giả đã rút ra một số kết luận ban đầu về các đặc điểm có tính chất chi phối đối với quá trình vận động của nền văn hóa Nam bộ Đó là:

Trang 23

+ Cởi mở trong giao lưu, nhạy bén với cái mới – đó là đặc tính văn hóa trội của người dân Nam bộ

+ Văn hóa dân gian người Việt ở Nam bộ thấm nhuần một tinh thần dân chủ, bình đẳng khá đậm đà

+ Nhân nghĩa, bao dung nhưng rạch ròi, quyết liệt – một cách thế ứng xử mang tính nhân văn nổi bật

+ Thiết thực, giản dị và không chịu gò bó trong những khuôn mẫu phong kiến cứng nhắc

1.2 Mấy vấn đề văn hoá Nam bộ và Đài Tiếng Nói Việt Nam :

1.2.1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của báo chí đối với việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc

Trong bài nói chuyện tại hội nghị văn hóa toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải làm thế nào cho văn hóa sâu vào tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ Văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình Văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam từ già tới trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên được hưởng.”

Đảng ta rất chú trọng đến lĩnh vực văn hoá, coi văn hoá là một “mặt trận” hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng Ngay từ khi chưa giành được chính quyền, trong thời kỳ cách mạng còn chịu sự đàn áp dữ dội, Đảng đã phát động những cuộc đấu tranh rộng rãi trên mặt trận văn hoá chống lại chính sách ngu dân và nô dịch hết sức thâm độc của bọn phát xít và bọn thực dân Với Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943, Đảng đã khẳng định: “Có lãnh đạo được phong trào văn hoá, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới hiệu quả”

Trang 24

Tại Đại hội Văn hoá toàn quốc tháng 7/1948, Tổng bí thư Trường Chinh lại khẳng định “Văn hoá dân chủ mới Việt Nam phải gồm ba tính chất Dân tộc – Khoa học – Đại chúng” Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại tiếp tục nhấn mạnh phương châm này Đại hội Đảng lần thứ V, tiếp tục phương hướng của Đại hội Đảng lần thứ IV đã đề ra: “Xây dựng nền văn hoá mới với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc.”

Đến Đại hội VI của Đảng (1986) ra nghị quyết: “Xây dựng một nền văn hóa, văn nghệ xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc”

Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII tiếp tục khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” Mục tiêu của đất nước là xây dựng một văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Đó là bản sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội Nghị quyết Hội nghị lần này cũng đã tổng kết: “ Thông tin đại chúng phát triển nhanh về số lượng và quy mô, về nội dung và hình thức, về in, phát hành, truyền dẫn ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của xã hội Hệ thống mạng thông tin trong nước và quốc tế được thiết lập, tạo khả năng lựa chọn, khai thác các nguồn thông tin bổ ích phục vụ đông đảo quần chúng Đội ngũ các nhà báo ngày càng đông và có bước trưởng thành về nghiệp vụ.”

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam cũn ghi rõ: “Công tác văn hóa thông tin có nhiều đóng góp tích cực trong việc động viên toàn dân tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội Các cơ quan và phương tiện thông tinh đại chúng đã tích cực tuyên truyền đường lối đổi mới của Đảng, động viên và cổ vũ các nhân tố tích cực, đấu tranh chống các mặt tiêu cực và các tệ nạn xã hội, khơi dậy và phát huy truyền thống nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau trong những khi hoạn nạn, thiên tai…”

Trang 25

Văn kiện đã đề ra phương hướng: “Phát triển và hiện đại hoá mạng lưới thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản Đến năm 2010 hoàn thành cơ bản việc phổ cập các phương tiện phát thanh, truyền hình đến mỗi gia đình… Dùng tiếng nói dân tộc và chữ viết của dân tộc có chữ viết trên các phương tiện thông tin đại chúng ở vùng đồng bào dân tộc”

Tầm quan trọng của văn hoá trong hoạt động lãnh đạo đất nước của Đảng được thể hiện rõ ràng nhất qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ V của BCH TƯ Đảng khoá VIII: Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992), chương III, điều 30 quy định: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam; tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 cũng nhấn mạnh nội dung giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc…

Từ những đánh giá và khẳng định vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều giải pháp, phương hướng phù hợp, hỗ trợ cho sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp, độc đáo của văn hoá dân tộc cũng như xây dựng một đời sống văn hoá mới trong thời kỳ mới

Đảng và Nhà nước ta cũng xác định báo chí vừa là công cụ tích cực, hữu hiệu trong việc truyền bá các sản phẩm văn hóa, vừa là địa chỉ hội tụ và kiểm nghiệm những giá trị văn hóa, đồng thời là địa chỉ sáng tạo các tác phẩm văn hóa Sức mạnh và ưu thế của báo chí trong việc truyền bá, phổ biến các sản phẩm văn hóa – giải trí

Trang 26

là thông qua hoạt động này để cùng lúc đạt hai mục đích: giáo dục chính trị - tư tưởng và giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho công chúng, hướng công chúng tới chân – thiện – mỹ, làm phong phú và giàu có đời sống tinh thần của họ

Như vậy có thể thấy vai trò to lớn của báo chí không chỉ đáp ứng nhu cầu văn hóa – tinh thần của nhân dân mà còn tích cực góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

1.2.2 Vai trò và vị trí của Đài Tiếng nói Việt Nam trong việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc nói chung và nền văn hóa Nam bộ nói riêng Như đã đề cập ở phần mở đầu, báo chí là công cụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Với các chức năng thông tin, tuyên truyền, quản lý, giám sát và tổ chức xã hội, báo chí tham gia hầu hết vào các lĩnh vực của đời sống, mà văn hóa là nền tảng của tất cả các hoạt động xã hội nên giữa báo chí và văn hóa có mối qua hệ biện chứng không thể tách rời

Trong công cuộc bảo vệ và phát huy các giá trị của nền văn hoá Việt Nam cũng như xây dựng một đời sống văn hoá mới “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Báo chí giữ một vai trò đặc biệt quan trọng Báo chí vừa là công cụ truyền bá văn hoá, vừa là một sản phẩm, một thành tố văn hoá Báo chí tham gia tích cực vào việc lưu giữ, truyền bá và làm giàu kho tàng văn hoá của dân tộc và nhân loại Thông tin báo chí tham gia đáng kể vào việc hình thành cách tư duy, nhận thức, hành động của con người hiện đại và cả xu hướng vận động của toàn xã hội Mặc dù chỉ là một kênh thông tin, nhưng báo chí là phương tiện đặc biệt có hiệu quả thực hiện các chức năng văn hoá từ giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ đến giao tiếp, giải trí và dự báo

Văn hóa là tiền đề và cũng chính là nội dung giúp hoạt động báo chí thành công mà ở đây là Đài TNVN khu vực Nam bộ

Trang 27

Nói đến sắc thái văn hóa Nam bộ, chúng ta dễ dàng nhận ra nét đặc thù của tôn giáo, tín ngưỡng khu vực Nam bộ Sự dễ đi vào các khía cạnh mê tín, dị đoan, mà

ở thời nào cũng thế là yếu tố để các thế lực xã hội khác nhau thường lợi dụng và kích động Tôn giáo, tín ngưỡng Nam bộ cũng nhạy cảm hơn với các vấn đề đời sống chính trị, xã hội, nói cách khác, các thế lực dễ lợi dụng và kích động tôn giáo, tín ngưỡng để phục vụ cho các mục đích của họ Thực tế lịch sử ở đây, từ Phật giáo, Gia tô giáo, các đạo Cao Đài, Hoà Hảo, các hội kín mang tính chất tôn giáo đều đã từng nhập cuộc trong các trào lưu chính trị và xã hội Tính phức tạp, đa dạng của tôn giáo, tín ngưỡng ở Nam bộ còn thể hiện ở sự kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn giữa chúng với các quá trình văn hoá và quá trình dân tộc Nói các khác, đằng sau mỗi hình thức tôn giáo, tín ngưỡng là một cộng đồng dân tộc hay dân cư, nó có khả năng hợp nhất lại tạo ra sức mạnh, bình ổn và phát triển hay phân rẽ gây bạo động, xung đột

Đài Tiếng nói Việt Nam, cơ quan ngôn luận TƯ với nhiệm vụ chính trị to lớn đã được Đảng và nhà nước giao phó, phủ sóng toàn quốc Trong điều kiện đất nước, đời sống người dân còn nhiều khó khăn như hiện nay, báo phát thanh được xem như là một phương tiện hữu hiệu nhất trong công tác thông tin, tư tưởng và giáo dục quần chúng nhân dân Nước ta với hơn 80% dân số nông nghiệp, chiếc radio nhỏ tiện lợi và rẻ tiền vẫn là người bạn tri âm, gần gũi, thân thiết của mọi người dân nhất là những người đang sinh sống ở các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo… Hàng ngày có hàng triệu thính giả trong và ngoài nước đang lắng nghe các chương trình của Đài TNVN với niềm yêu mến và để được cùng chia sẻ những tâm sự, trăn trở băn khoăn trong cuộc sống

1.2.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam:

Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước, chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Bộ Nội Vụ, Bộ Tuyên Truyền phải sử dụng các phương tiện truyền thông, đặc

Trang 28

biệt là phải xây dựng ngay một Đài Phát thanh Quốc gia để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân để nhân dân thế giới biết và ủng hộ nước Việt Nam độc lập Đó cũng chính là tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, nội dung cơ bản của tờ báo nói cách mạng

11 giờ 30 phút ngày 7/9/1945, từ Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng chương trình đầu tiên với câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”

Đài TNVN giải quyết một số vấn đề bức thiết của giai đoạn này:

_ Khôn khéo tuyên truyền trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc

_ Tập trung tuyên truyền ba nhiệm vụ cấch bách, nhất là “ chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm”

_ Đài TNVN phục vụ tuyên truyền bầu cử Quốc hội lần đầu tiên ngày 6/1/1946

Để phục vụ chiến trường miền nam và hỗ trợ cho Đài TNVN còn non trẻ, Đảng, Chính phủ và Hồ chủ tịch thành lập Đài Tiếng nói Nam bộ, phát sóng đầu tiên vào ngày 1/6/1946

Trong suốt những năm tháng gian khổ của dân tộc, Đài TNVN di chuyển địa điểm để bảo toàn lực lượng, đảm bảo Tiếng nói VN được liên tục Sau khi tình hình đất nước tương đối ổn định, Đài bắt đầu từng bước xây dựng cơ sở kỹ thuật, tăng cường lực lượng phát triển nhân lực, tổ chức lại bộ máy đáp ứng nhiệm vụ mới, phát triển chương trình phát thanh… với ba hệ chương trình như sau:

_ Hệ chương trình phát thanh dành cho miền bắc

_ Hệ chương trình phát thanh dành cho miền Nam

Trang 29

_ Hệ chương trình phát thanh Đối ngoại

Trong thời đại thông tin hiện nay, Đài TNVN tăng cường đổi mới thiết bị, công nghệ, phát triển các cơ quan thường trú và ngoài nước và đổi mới mạnh mẽ nội dung, không ngừng nâng cao chất lượng chương trình Đến nay Đài đã phủ sóng được 95% dân cư và 98% lãnh thổ với tổng thời lượng 141giờ/ngày Lượng thư thính giả cũng tăng gấp đối so với trước, mỗi ngày nhận được khoảng 600 thư trong nước, mỗi tháng nhậnđược 500 thư từ 80 nước trên thế giới

Đổi mới rõ nhất là của Đài TNVN hiện nay là tăng cường các chương trình phát thanh trực tiếp đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh nhất Tăng cường mạnh mẽ tính giao lưu, tạo diễn đàn cho đông đảo quần chúng tham gia chương trình phát thanh Tính chiến đấu, phát hiện của Đài ngày càng được tăng cường, phát huy hiệu quả Tính trung thực được coi là nguyên tắc bất di bất dịch.( Báo Phát Thanh, Phân viện báo chí và tuyên truyền – Đài Tiếng nói Việt Nam)

Với những thành quả đã đạt được Đài TNVN cần không ngừng phấn đấu để tương xứng với một Đài Quốc gia của một nước có gần 80 triệu dân, bảo đảm thực tốt chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó mà đồng thời còn phải đổi mới, tăng tính hấp dẫn của nội dung chương trình và hình thức thể hiện để thu hút sự quan tâm, yêu mến của thính giả cả nước nói chung và thính giả khu vực Nam bộ nói riêng

1.2.2.2 Vai trò và vị trí của Đài Tiếng nói Việt Nam trong việc bảo vệ và

phát triển nền văn hóa dân tộc nói chung và nền văn hóa Nam bộ nói riêng:

Với tư cách là cơ quan ngôn luận của trung ương, Đài TNVN có nhiệm vụ vô cùng to lớn trong việc cùng với Đảng và Nhà nước xây dựng một đất nước ổn định về chính trị, hùng mạnh về kinh tế với nền tảng văn hóa đậm đà, phong phú Nhiều nhà

Trang 30

nghiên cứu, nhiều hội nghị quốc tế cũng đã khẳng định văn hóa là mục tiêu, là động lực, là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội mỗi dân tộc

Hiện nay, hệ thống phân bố của Đài TNVN gồm có 5 cơ quan thường trú trong nước, trong đó khu vực Nam bộ chiếm đến 2 cơ quan, Cơ quan thường trú khu vực miền đông Nam bộ tại TP.HCM và cơ quan thường trú khu vực ĐBSCL tại TP.Cần Thơ gần như tương ứng với sự phân chia các tiểu vùng văn hóa trong vùng văn hóa Nam bô Trong hệ thống phát thanh truyền hình ở nước ta, hầu khắp mỗi tỉnh thành đều có đài PT-TH hình riêng bao quát hoạt động thông tin tuyên truyền trên địa bàn của mỗi tỉnh Ở từng khu vực nhất định lại có cơ quan thường trú của Đài TNVN và Đài THVN nên sự chồng chéo trong khâu quản lý cũng như sự kém sinh động trong nội dung thông tin là không thể tránh khỏi Tuy vậy, sự có mặt của cơ quan thường trú của các cơ quan báo đài của trung ương không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ thông tin tuyên truyền mà còn là vai trò quan sát, phản ánh thực tiễn từng địa phương, cung cấp thông tin kịp thời cho trung ương trong việc nắm bắt tình hình thực tế của từng khu vực trong từng thời điểm nhất định, phục vụ cho nhiệm vụ ổn định đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực

Từ năm 2000, Đài TNVN phát sóng với 6 hệ chương trình, trong đó VOV 2 được dành hẳn cho hệ chuyên đề về văn hóa – xã hội và giáo dục Qua đó có thể thấy sự quan tâm đặc biệt của Đài TNVN đối địa bàn này và đối với lãnh vực văn hoá – xã hội Hai cơ quan thường trú Đài TNVN tại TP HCM và tại TP.Cần Thơ phát sóng 7giờ/ngày, cung cấp 300 tin, bài/tháng cho Hà Nội Luợng tin, bài và thời gian phát sóng này hoàn toàn chưa phản ánh đúng bộ mặt sôi động của đời sống người dân khu vực này

Trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội của đất nước ta đang diễn ra những thay đổi sâu sắc, tình hình quốc tế cũng biến động không ngừng từng ngày, nếu các Đài phát thanh và đài truyền hình quốc gia không đáp ứng được nhu cầu thông tin

Trang 31

cho công chúng thì chắc chắn họ sẽ tìm đến các nguồn thông tin khác “Nếu chỗ nào

ta lơ là, mất cảnh giác hoặc bỏ trống trận địa, lập tức những thông tin khác sẽ tràn tới và lấp vào khoảng trống ấy” (Dương Xuân Sơn, Hiệu quả báo chí, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB ĐHQG HN, 2005) Vì vậy, hoạt đôïng nghiệp vụ của Đài TNVN khu vực Nam bộ cần phải kết hợp một cách tổng hợp nhiệm vụ chính trị, định hướng và thuyết phục công chúng thông qua con đường văn hoá

Trong điều kiện hiện nay, ở nhiều vùng sâu vùng xa của Nam bộ, đời sống của người nông thôn, đặc biệt là bà con vùng dân tộc ít người vẫn còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế – xã hội tuy có bước cải thiện nhưng vẫn còn tình trạng chưa theo kịp đà phát triển chung của cả nước Đời sống văn hoá tinh thần của người dân vì thế cũng còn nhiều hạn chế, mức hưởng thụ văn hoá chưa cao, trình độ dân trí nhìn chung còn thấp… Đó sẽ là điều kiện thuận lợi để các hủ tục lạc hậu, các hoạt đôïng văn hoá không lành mạnh phát triển Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch sẵn sàng sử dụng các chiêu bài dân quyền, nhân quyền nhằm xuyên tạc, vu khống gây mất ổn định chính trị xã hội đối với khu vực này Để phục vụ đồng bào dân tộc ít người Nam bộ, Cơ quan thường trú tại Tp.HCM có phòng phát thanh tiếng Chăm và

Cơ quan thường trú tại TP.Cần Thơ có phòng phát thanh tiếng Khơmer phù hợp với tiêu chí phục vụ cho tất cả đối tượng theo từng nhóm thính giả nhất định theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam: “Đến năm 2010 hoàn thành cơ bản việc phổ cập các phương tiện phát thah, truyền hình đến mỗi gia đình… Dùng tiếng nói dân tộc và chữ viết của dân tộc có chữ viết trên các phương tiện thông tin đại chúng ở vùng đồng bào dân tộc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, BCH Trung ương Đảng khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.209)

Song trên thực tế, đời sống văn hoá tinh thần của người dân khu vực Nam bộ

Trang 32

vẫn còn hết sức thiếu thốn Qua khảo sát ở huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An cho thấy, công chúng ít đọc báo và sách báo tới đó quá ít, lại chưa có gì hấp dẫn Trong xã không có máy thu hình, tuy có đài phát thanh nhưng chương trình lại mang tính toàn quốc, ít phù hợp với trình đôï cư dân bản địa( Tuyên truyền vận động dân số và phát triển) Như vậy, không chỉ đơn thuần là phát sóng, cung cấp các chương trình mà vấn đề là chương trình phát thanh phải được cụ thể hoá theo nhóm công chúng – đối tượng cụ thể Một thực trạng nữa là ngành văn hoá – thông tin ở nhiều địa phương khu vực phía nam hiện chưa năm chính xác số đội văn nghệ quần chúng, bởi lẽ các đội văn nghệ này đa số là tự hình thành và tự giải tán sau mỗi dịp lễ hội, tết cổ truyền Bên cạnh đó, các cơ quan báo đài ở các phương và cả Đài TNVN cũng chưa có sự khuyến khích, quảng bá, định hướng trong hoạt động cho các đội văn nghệ quần chúng này

Trong chương II và chương III của luận văn này, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề tại sao các chương trình của Đài TNVN chưa thu hút được sự quan tâm của thính giả Nam bộ và các giải pháp nhằm nâng cao tính hấp dẫn, hiệu quả của các chương trình phát thanh của Đài trên khu vực

Trang 33

Chương 2

CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NAM BỘ

Báo chí là một thành tố, một sản phẩm văn hoá đồng thời cũng là một công cụ truyền bá và phát triển văn hóa Thông tin do báo chí đem lại cung cấp những tri thức phong phú nhất, mới mẻ nhất, nó giúp con người củng cố, bổ sung kiến thức về nhiều mặt, giúp con người có thêm nhiều cách nhìn mới, cách tiếp cận mới và góp phần lưu giữ , truyền bá và làm giàu thêm kho tàng tri thức của nhân loại Ở đây, chúng tôi đề cập đến chức năng nhận thức văn hoá của thông tin đại chúng Đài TNVN, cơ quan báo chí cấp quốc gia nhận nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước, quán triệt các nguyên tắc hoạt động báo chí XHCN Tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Đài TNVN, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: “Trên mặt trận rộng lớn, phát thanh vẫn là một công cụ cực kỳ quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, định hướng dư luận xã hội, đập tan những luận điệu thù địch, tuyên truyền xuyên tạc, phổ cập pháp luật và chính sách, nâng cao dân trí, cổ vũ việc hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế xã hội, thúc đẩy công cuộc đổi mới, hiện đại hóa đất nước”

Những người làm báo phát thanh luôn xác định mỗi tin bài, chương trình phát thanh phải cụ thể hoá đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước qua thực tiễn sinh động Cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, chính xác sẽ góp phần nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân Đó chính là những tiền đề đầu tiên để phát triển văn hóa Nhưng để nhiệm vụ đó được hoàn thành và thu được kết quả tốt đẹp thì các yếu tố của văn hoá dân tộc và văn hóa vùng phải được vận dụng một cách khéo léo vào trong hoạt động thông tin, tuyên truyền của Đài TNVN

Trang 34

Khảo sát đầy đủ, cụ thể, sâu sắc và chính xác mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa báo chí và văn hoá trong đời sống xã hội là một việc rất nên làm Song do hạn

chế của một luận văn cao học, chúng tôi chỉ tập trung xem xét hàm lượng các yếu tố văn hoá được sử dụng trong các chương trình phát thanh của Đài TNVN khu vực Nam bộ và vai trò của Đài trong việc duy trì và xây dựng đời sống văn hoá cho đồng bào thính giả Nam bộ thông qua việc khảo sát nội dung thông tin và phương thức thể

hiện các chương trình phát thanh của Đài khu vực Nam bộ trong khoảng thời gian từ

Một là đối tượng tác động của phát thanh rộng rãi nhất, người nghe không cần biết chữ, miễn là có khả năng nghe và hiểu được ngôn ngữ lời nói được chuyển tải trên sóng phát thanh

Hai là, thông điệp trên sóng phát thanh có thể len lỏi vào mọi tầng lớp dân cư khắp mọi nơi, đặc biệt đối với những nhóm đối tượng đặc biệt, dân tộc ít người

Ba là, do chuyển tải thông điệp nhờ sóng điện từ cho nên phát thanh có tính đồng thời và tính đồng bộ Nghĩa là ngay khi phát ra thông điệp có thể tác động đến hàng triệu người, vượt qua mọi biên giới quốc gia, lãnh thổ hay bất kỳ một rào cản nào khác Đó là ưu thế lý tưởng của báo chí

Trang 35

Bốn là, do cơ chế tác động linh hoạt, khả năng tiếp nhận mọi lúc mọi nơi, tiện lợi cho người nghe nên báo phát thanh không chỉ tác động nhanh chóng, tức thì, tỏa khắp mà còn thuận lợi cho tất cả mọi đối tượng

Năm là, báo phát thanh rất rẻ tiền, điều này đặc biệt có lợi cho các nước nghèo và những nhóm thính giả nghèo

Và cuối cùng, phát thanh là kênh truyền thông sinh động, hấp dẫn cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền

Với đặc tính đồng bộ, tức thời và quảng bá rộng rãi, thông điệp của phát thanh được truyền đi và tác động vào lý trí và con tim người nghe bằng tất cả thế giới âm thanh phong phú, sinh động Một thế giới âm thanh có thể tạo dựng lên trước mắt con người một bức tranh sống động về cuộc sống hôm nay, về tất cả những gì đã và đang diễn ra trên thế giới, khơi gợi trí tưởng tượng vô biên của con người về cuộc sống thực tại đang diễn ra Phát thanh tạo cho công chúng một cảm giác gần gũi và thân mật như một người bạn cùng họ chia sẻ những tâm sự, những trăn trở băn khoăn trong cuộc sống Những lời nói ngọt ngào, gần gũi như giọng của người thân, những giai điệu, những âm hưởng thiết tha, quen thuộc đã được nghe từ thuở lọt lòng, những tiếng động sống động của cuộc sống hằng ngày,… tất cả những thứ ấy giúp phát thanh trở thành một phần quan trọng trong đời sống của người dân lúc tối lửa tắt đèn, lúc ra đồng, khi về nhà Chính vì vậy, phát thanh không chỉ đơn thuần là một phương tiện tuyên truyền, ca ngợi các giá trị văn hoá mà nghe phát thanh cũng trở thành một hoạt động văn hoá hằng ngày của người dân

Bằng phương tiện lời nói, âm nhạc, tiếng động, phát thanh có sức tác động đặc biệt, rộng rãi và sâu sắc trong quảng đại bộ phận công chúng Chính vì thế phát thanh là kênh truyền thông sinh động, hiệu quả đến mọi vùng miền, đem tiếng nói của Đảng và Nhà nứơc đến những vùng đất xa xôi đồng thời có thể quan tâm sâu sát

Trang 36

đời sống của nhân dân ở từng địa phương Bằng hình thức thể hiện có từ lâu đời là truyền miệng và tiếp nhận bằng tai hết sức gần gũi với tập quán tâm lý của người Việt nói chung và người dân lao động khu vực Nam bộ nói riêng, phát thanh hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động văn hoá thông qua các chương trình phổ biến kiến thức, tư vấn, tạp chí văn nghệ,…

Với những đặc tính nêu trên, phát thanh có khả năng truyền bá những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, cổ vũ lối sống đầy tình nghĩa, đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh của người dân Song song đó, tiếng nói của phát thanh cũng trở nên gần gũi không thể tách rời với đời sống bằng những nội dung thiết thực và phong cách gần gũi trên nền tảng của những giá trị văn hóa dân tộc như: phong tục tập quán, đời sống tính ngưỡng, văn hóa giao tiếp, tâm tư tình cảm,…

2.2 Cơ sở văn hóa Nam bộ và bản sắc các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Nam bộ:

Các chương trình phát thanh dành cho khu vực này phải có cấu trúc, nội dung, cách thức thể hiện và thời gian phát sóng phù hợp với tính cách, tâm lý, nếp sinh hoạt của người dân bản địa Xác định địa bàn phát sóng, đối tượng thính giả của chương trình là cơ sở để xây dựng bản sắc riêng độc đáo nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả của chương trình

Trước hết về hình thức thể hiện, khẩu khí của chương trình không thâm trầm, sâu sắc mà sảng khoái, gần gũi Đặc biệt cần thiết phải sử dụng khẩu ngữ và giọng điệu Nam bộ Lời nói trong phát thanh là công cụ biểu đạt hết sức tinh tế trạng thái tâm lý đích thực cũng như nhiều đặc điểm cá nhân của người phát ngôn do đó phát thanh gần gũi và dễ đi vào lòng người tiếp nhận hơn với đặc điểm của giọng nói Nam bộ là âm điệu ngọt ngào, gần gũi

Các chương trình phát thanh đòi hỏi một sự thân mật, gần gũi với cuộc sống,

Trang 37

trước hết là qua phong cách ngôn ngữ đối thoại sinh động Chìa khóa của phong cách đó là sự đơn giản, ngắn gọn và ưu tiên những từ nằm trong vốn từ vựng giao tiếp hằng ngày của thính giả nghe đài cùng với sự ví von gần gũi, giản dị phù hợp với bản tính ưa hài hước của người dân Nam bộ Khi đó việc tiếp nhận thông tin qua phát thanh tạo cho người nghe cảm giác tin cậy, thân mật, gần gũi như đang lắng nghe một người bạn Ví dụ trong chương trình phát thanh Tiếng Khmer Nam bộ phát sóng ngày thứ sáu, mồng 3/10/2003, trong phần giới thiệu gương anh Kim Ngọc Thi làm kinh tế giỏi có đoạn viết “… Anh xuất ngũ năm 1978, trở về quê hương, được gia đình cho 4 công ruộng mần ăn…”, từ “mần ăn” được dùng thay cho từ “làm ăn” là một trong những cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với cách nói thân mật, gần gũi của người Nam bộ

Một trong những điểm đáng lưu ý đối với những người làm báo phát thanh ở khu vực Nam bộ đó phương ngữ Nam bộ Nói tới sắc thái văn hóa Nam bộ người ta không thể không nói tới tiếng nói Nam bộ Theo các nhà ngôn ngữ học, tiếng Nam bộ là một phương ngữ tiếng Việt phổ thông, hình thành cùng với quá trình người Việt tới đây khai thác vùng đất mới, từ khoảng thế kỷ XVI – XVIII tới nay (Nguyễn Văn Ái, 1984) Tiếng Nam bộ mang trong nó những cội nguồn khác nhau của những con người từ muôn nơi lưu lạc tới, nhưng đồng thời cũng sản sinh và phản ánh thế giới tự nhiên và con người nơi vùng đất mới này với bao màu sắc mới mẻ và đa dạng Có biết bao nhiêu từ ngữ mới nảy sinh để chỉ các hiện tượng tự nhiên, môi trường sông nước, chim thú, cây cỏ… mà những miền khác không có được Người ta thống kê được rằng, không đâu như ở Nam bộ, nơi có nhiều tộc người cùng cư trú mà tiếng Việt lại phổ cập rộng rãi như vậy Cũng khó tìm thấy ở các miền khác như Nam bộ, ranh giới ngôn ngữ nói và ngôn ngữ văn học lại có thể thâm nhập vào nhau mạnh mẽ như vậy Người ta nhận ra dễ dàng dấu vết của ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ văn học và ngược lại, ngôn ngữ văn học cũng dường như dễ dàng hơn hoà nhập vào cuộc đời thường (Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Ngô Đức Thịnh, NXB

Trang 38

Trẻ)

Về mặt nội dung, bên cạnh những vấn đề không thể thiếu của báo chí như những sự kiện thời sự, đời sống xã hội, công việc làm ăn buôn bán của nhân dân, cần đặc biệt lưu ý đến sinh hoạt văn hoá và tinh thần của người dân trong vùng Ngày nay, tâm lý xã hội cũng có những thay đổi theo chiều hướng ngày càng phong phú và

đa dạng phù hợp với cơ chế kinh tế mới Đời sống của người dân Nam bộ chủ yếu vẫn dựa trên các hoạt động sản xuất nông nghiệp Do đó thông tin phải phù hợp với hệ thống giá trị văn hoá và đạo lý muôn đời của người dân Bên cạnh đó, khu vực này đang hình thành những khu công nghiệp lớn tập trung một lượng đông đảo công nhân với thành phần chủ yếu là dân nhập cư nên ở đây đang hình thành những nếp sinh hoạt, lối sống mới tạo nên bộ mặt đa dạng, phong phú trong đời sống xã hội Các chương trình phát thanh không chỉ xây dựng chương trình phù hợp với lối sống truyền thống của người dân nơi đây mà còn phải nắm bắt được những đổi thay hằng ngày hàng giờ của khu vực được coi là năng động nhất cả nước này

Từ việc xác định nội dung thông tin, nội dung các chương trình như vậy để định ra được thời lượng và thời điểm phát sóng chương trình cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính hiệu quả của phát thanh

Hiện nay Đài TNVN cơ quan thường trú tại TP.HCM phát sóng chương trình phát thanh tổng hợp và văn nghệ ca cổ nhạc vào lúc 12 giờ trưa và phát lại lúc 17 giờ

30 phút cùng ngày, ngoài ra còn có thêm chương trình ca nhạc mới và ca nhạc thiếu nhi từ 16 giờ 30 – 17 giờ 30 Đài TNVN cơ quan thường trú khu vực ĐBSCL tại Cần Thơ phát sóng vào lúc 5 giờ chương trình Khmer Nam bộ với thời lượng 60 phút và được phát lại 4 lần trong ngày, chương trình văn nghệ ĐBSCL phát sóng mỗi ngày từ

10 giờ – 10giờ 30 phút và được phát lại thêm một lần nữa cùng ngày

Phát thanh giúp nâng cao trình độ văn hoá cho người dân để họ thật sự có thể

Trang 39

là người có năng lực làm chủ, tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, phát triển xứng tầm với tiềm năng của vùng đất này

2.3 Đài TNVN trong vùng văn hóa Nam bộ:

Đài TNVN với hai cơ quan thường trú tại TP.HCM và Cần Thơ bao quát tòan bộ hoạt động của địa bàn khu vưc Nam bộ với làn sóng riêng và hệ chương trình riêng

Trong những ngày đầu mới thành lập Đài TNVN đã thành lập Đài Tiếng nói Nam bộ để phục vụ cho chiến trường miền nam Trong giai đoạn hiện nay, Đài TNVN vẫn xác định Nam bộ là địa bàn quan trọng trong mục tiêu hành động của mình và đối với người dân Nam bộ, Đài TNVN là tiếng nói thân quen, món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày Bên cạnh đó, Đài TNVN cũng liên kết với các Đài Phát thanh truyền hình địa phương,, các báo địa phương để làm phong phú thêm cho nội dung chương trình Điển hình vào dịp giao thừa năm 2000, nối cầu truyền thanh giữa Đài TNVN với các Đài phát thanh TP.HCM, Hậu Giang, Cần Thơ,…; Tạp chí văn nghệ Chủ nhật ngày 21/9/2003 phát sóng chuyên đề Bà Rịa – Vũng Tàu do Đài PT-TH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện; sử dụng các bài viết từ báo của địa phương các tỉnh khu vực phía nam trong chương trình phát thanh tổng hợp với mật độ trung bình 01 bài/ngày;…

Vùng đất Nam bộ với đời sống văn hóa và tính cách người dân như đã nói ở trên, phát thanh là phương tiện có thể len lỏi vào mọi tầng lớp dân cư tạo khả năng tiếp nhận mọi nơi, mọi lúc, tiện lợi với người nghe đặc biệt với nhóm công chúng phụ nữ, người nghèo, vùng sâu vùng xa

Bên cạnh những động cơ khiến công chúng tìm đến với phát thanh như tiếp cận thông tin, nhận thức, giải trí, thư giãn,… còn có một động cơ quan trọng khác nữa, đó là nhu cầu tìm bạn đồng hành Phát thanh phải làm sao để thính giả có thể thấy

Trang 40

bóng dáng của mình trong đó, tìm được những điều gần gũi, thiết thân với họ Theo khảo sát công chúng một số tỉnh Nam bộ đặc biệt là các tỉnh chưa có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, của Cơ quan thường trú Đài TNVN tại ĐBSCL, cho thấy phát thanh vẫn chiếm được ưu thế so với các loại hình báo chí khác trong việc tiếp nhận thông tin

Bảng 1: Tỷ lệ thính giả tiếp nhận thông tin thông qua các phương tiện truyền

thông đại chúng

Bản chất quá trình tác động của phát thanh là hoạt động nói – nghe Chính vì vậy theo dõi phản hồi từ người nghe là việc làm có ý nghĩa, nó giúp điểu chỉnh để hoạt động nói ngày càng trở nên phù hợp hơn và có hiệu quả hơn Hoạt động nói - nghe bao giờ cũng phải dựa trên nguyên tắc của sự hiểu biết về nhau, đặc biệt là nhu cầu, nguyện vọng, tập quán, lối sống, Đối tượng thính giả Nam bộ có đặc điểm yêu thích những điều đơn giản, dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề với giọng điệu chân thành, gần gũi, trọng cái tình hơn cái lý nên xa lạ với lối nói thâm thúy, sắc sảo và đặc biệt yêu thích văn nghệ Điều này khá phù hợp với phong cách phát thanh, hơn nữa với điều kiện kinh tế xã hội của vùng này phát thanh là phương tiện gần gũi, hữu hiệu nhất trong các loại hình hoạt động thông tin, tuyên truyền và giải trí cho người dân nơi đây Theo số liệu khảo sát của Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Cần Thơ tiến hành trên 500 người, cho thấy có 334 người, chiếm 71,67% chằng việc bố trí các chương trình văn nghệ đã hợp lý, có 34 người, chiếm 7,29% cho rằng việc bố trí các

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w