1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội ở làng trống Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam

121 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

Xung đột trong làng nghề diễn ra hết sức phức tạp, đây là vấn đề xử lý khó khăn vì xung đột môi trường giữa cộng đồng dân cư với các doanh nghiệp làm nghề là dạng xung đột giữa hai đương

Trang 1

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THANH THANH

XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG GIỮA CÁC NHÓM

XÃ HỘI Ở LÀNG TRỐNG ĐỌI TAM, ĐỌI SƠN,

DUY TIÊN, HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2012

Trang 2

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THANH THANH

XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG GIỮA CÁC NHÓM

XÃ HỘI Ở LÀNG TRỐNG ĐỌI TAM, ĐỌI SƠN,

DUY TIÊN, HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Đào Thanh Trường

Hà Nội - 2012

Trang 3

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 7

2.1 Ý nghĩa lý luận 7

2.2 Ý nghĩa thực tiễn 7

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7

3.1 Mục đích nghiên cứu 7

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu 8

4.1 Đối tượng nghiên cứu 8

4.2 Phạm vi nghiên cứu 8

4.3 Khách thể nghiên cứu 9

5 Câu hỏi nghiên cứu 9

6 Giả thuyết nghiên cứu 9

7 Phương pháp nghiên cứu 9

8 Khung lý thuyết 12

NỘI DUNG 13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13

1.1Cơ sở lý luận của đề tài 13

1.1.1 Các hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài 13

1.1.1.1 Tiếp cận hệ thống 13

1.1.1.2 Tiếp cận lịch sử, logic 14

1.1.1.3 Lý thuyết lựa chọn hợp lý 14

1.1.1.4 Lý thuyết về xung đột xã hội 15

1.1.2 Khái niệm công cụ 17

1.1.2.1 Khái niệm về môi trường 17

1.1.2.2 Ô nhiễm môi trường 19

1.1.2.3 Xung đột môi trường 20

1.1.2.4 Khái niệm làng nghề 25

1.1.2.5 Khái niệm quản lý và quản lý xung đột môi trường 26

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu 29

Trang 4

2

1.2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 29

1.2.2 Tổng quan về làng nghề Trống Đọi Tam 33

1.2.2.1 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 33

1.2.2.2 Lịch sử làng nghề 35

1.2.2.3 Thực trạng hoạt động sản xuất nghề Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam 37

Chương 2: NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG GIỮA CÁC NHÓM XÃ HỘI Ở LÀNG ĐỌI TAM, ĐỌI SƠN, DUY TIÊN, HÀ NAM 39

2.1 Các dạng xung đột môi trường 39

2.1.1 Xung đột nhận thức 44

2.1.2 Xung đột mục tiêu 45

2.1.3 Xung đột lợi ích 50

2.2 Các vấn đề môi trường tại làng nghề 54

2.3 Các đương sự trong xung đột môi trường tại nghề Trống Đọi Tam 66 2.3.1 Xung đột giữa các hộ làm nghề với các hộ không làm nghề trong làng 66

2.3.2 Xung đột giữa các hộ làm nghề với nhau 70

2.3.3 Xung đột giữa người dân với chính quyền xã, thôn 71

2.3.4 Xung đột giữa các cơ quan quản lý môi trường với nhau 75

2.4 Nguyên nhân của xung đột môi trường 76

Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN CƠ SỞ NHẬN DIỆN VÀ XỬ LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ ĐỌI TAM 82

3.1 Thực trạng quản lý môi trường tại làng nghề 82

3.1.1 Hệ thống tổ chức về BVMT 82

3.1.2 Các biện pháp giải quyết xung đột và quản lý môi trường 85

3.1.2.1 Hòa giải các mâu thuẫn 88

3.1.2.2 Các biện pháp quản lý môi trường 91

3.2 Giải pháp quản lý môi trường làng nghề 94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 5

3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH TRONG KHÓA LUẬN

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của người dân về mức độ xảy ra mâu thuẫn trong làng 39 Biểu đồ 2.2: Mối quan hệ giữa các hộ làm nghề đối với các hộ gây ô nhiễm môi trường 47 Biểu đồ 2.3: Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề hiện nay 55 Biểu đồ 2.4: Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi trường đến sức khỏe 60 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ mắc bệnh của làng nghề và các làng không làm nghề tại Hà Nam 62 Biểu đồ 2.6: Ý kiến của người dân về mức độ xảy ra xung đột trong làng nghề 67 Biểu đồ 2.7: Mức độ xung đột môi trường giữa người làm nghề với người không làm nghề 68 Biểu đồ 2.8: Mức độ xung đột môi trường giữa những người làm nghề với nhau 70 Biểu đồ 2.9: Mức độ xung đột môi trường giữa những người dân làm nghề và

xã, thôn 72 Biểu đồ 2.10: Đánh giá về hiệu quả hoạt động xử lý ô nhiễm bảo vệ môi

trường làng nghề 78 Biểu đồ 2.11: Nguyên nhân dẫn đến các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề không hiệu quả 79 Biểu đồ 3.1: Ý kiến của người dân về việc đóng kinh phí để giải quyết ô

nhiễm môi trường 86 Biểu đồ 3.2: Các hành động diễn ra khi có xung đột môi trường 88 Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế của xã Đọi Sơn……… 33 Bảng 2.1: Đánh giá của người dân về mức độ xung đột môi trường xảy ra trong làng 41 Bảng 2.2: Đánh giá của người dân nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường 57 Biểu đồ 2.3: Phản ánh của người dân về các bệnh do ô nhiễm môi trường gây

ra 61

Trang 6

4

Bảng 2.3: Nguyên nhân dẫn đến xung đột 77

Bảng 3.1: Cách thức hòa giải mâu thuẫn 89

Bảng 3 2: Nhận định của người dân về các biện pháp đưa ra bảo vệ môi trường 95

Hình 3.1: Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp xã 82

Hình 3.2: Sơ đồ nguyên tắc xử lý xung đột xã hội 85

Trang 7

Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, có trên bốn mươi làng nghề, có những làng nghề truyền thống lâu đời như là dệt lụa Nha

Xá, trống Đọi Tam, mây tre giang Ngọc Động (Duy Tiên), sừng mỹ nghệ (Bình Lục), gốm Quyết Thành, nghề mộc Kim Bảng, thêu ren xã Thanh Hà (Thanh Liêm)…Cũng như các làng nghề khác trên cả nước, bên cạnh sự phát triển vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây đang diễn ra rất đáng lo ngại, làm suy giảm môi trường sống ở nông thôn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cư dân, trực tiếp uy hiếp sự tồn tại và phát triển của làng nghề

Đặc điểm sản xuất trong các làng nghề là sản xuất tại hộ, gắn liền với nơi sinh sống, tận dụng thời gian nhàn rỗi và tận dụng lao động mọi lứa tuổi nhằm tạo thêm thu nhập cũng như giải quyết một phần việc làm cho các lao động Chính vì sản xuất trên một thực trạng hạ tầng không được tính toán quy hoạch trước nên chất thải sản xuất (nước thải, chất thải rắn, khí thải) không được tập trung xử lý cùng với chất thải sinh hoạt theo rãnh thoát nước chung

Trang 8

6

dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường Cùng với nó là thiết bị sản xuất thủ công, chắp vá, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn vật tư nguyên liệu, sử dụng các hoá chất trong sản xuất một cách tuỳ tiện gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống con người, gây ra các tranh chấp, xung đột môi trường ngay trong làng nghề và với cộng đồng dân cư xung quanh Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sống của người dân và mối quan hệ xã hội trong việc bảo vệ hoặc tàn phá môi trường Xung đột trong làng nghề diễn ra hết sức phức tạp, đây là vấn đề xử lý khó khăn vì xung đột môi trường giữa cộng đồng dân cư với các doanh nghiệp làm nghề là dạng xung đột giữa hai đương sự đối chọi trực tiếp với nhau về quyền lợi, còn xung đột nội bộ dân cư trong làng nghề thì không có “chiến tuyến” rõ ràng bởi người bị hại môi trường sống với người gây hại có khi là một, hoặc người

bị hại bị ràng buộc bởi những quan hệ kinh tế hoặc quan hệ huyết thống với người gây hại Vì vậy xung đột môi trường tiềm ẩn sẽ bộc lộ một cách mạnh

mẽ trong một số tình huống đột biến nào đó

Trên thực tế đã có nhiều giải pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, cũng như quản lý xung đột tại các làng nghề song chưa có biện pháp nào thực sự hiệu quả Xử lý ô nhiễm môi trường thông qua việc nhận diện và xử lý xung đột môi trường là một cách

nhìn nhận mới để giải quyết vấn đề Vì vậy, chúng tôi lấy đề tài “Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội ở làng Trống Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình với mong

muốn thông qua luận văn này sẽ đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho chính quyền địa phương nhằm làm giảm mâu thuẫn, xung đột môi trường và hướng đến bảo vệ môi trường, phát triển làng nghề bền vững

Trang 9

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn cung cấp những thông tin thực nghiệm, đưa ra những giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường thông qua việc nhận diện và xử lý các xung đột môi trường ở làng trống Đọi Tam

Luận văn cũng nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân

cư và các chủ cơ sở sản xuất, cán bộ quản lý trong vấn đề bảo vệ môi trường Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng ở địa phương

để nghiên cứu, phục vụ công tác giảng dạy, tuyên truyền ý thức pháp luật bảo

vệ môi trường cho người dân

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu nhận dạng xung đột môi trường về hình thức và mức độ xung đột giữa các nhóm xã hội trong cộng đồng dân cư trong khu vực làng nghề trống Đọi Tam Đề tài đi vào tìm hiểu bản chất các xung đột xã hội về môi trường thông qua đó phân tích vai trò của các bên trong xung đột Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu đưa ra phương pháp xử lý vấn đề môi trường, nhận diện các vấn

đề môi trường trên cơ sở nhận diện và xử lý xung đột môi trường

Trang 10

8

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu các lý thuyết và cách tiếp cận của xã hội học môi trường Phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường trong làng nghề trống Đọi Tam và đánh giá tác hại của nó đến cuộc sống của con người

Tìm hiểu những nguyên nhân xung đột, đặc điểm xung đột môi trường giữa các nhóm dân cư

Điều tra, khảo sát, phân tích, xử lý thông tin định tính, định lượng

Đề xuất một số giải pháp cho việc xử lý xung đột môi trường và bảo vệ môi trường

4 Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội ở làng Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: làng nghề trống Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện

Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011

(Nhận diện xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong thời gian

5 năm từ 2007 - 2012)

Lĩnh vực nghiên cứu: xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong

làng nghề trống Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam (chuyên ngành Xã hội học môi trường)

Trang 11

9

4.3 Khách thể nghiên cứu

Người dân sống trong làng nghề và nhà quản lý làng nghề trống Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

5 Câu hỏi nghiên cứu

Có những loại xung đột môi trường nào xảy ra giữa các nhóm xã hội tại làng trống Đọi Tam và mức độ của sự xung đột đến đâu?

Xung đột môi trường tại làng nghề Đọi Tam có mối liên hệ như thế nào đến ô nhiễm môi trường?

Giải pháp nào để quản lý xung đột môi trường trong khi vẫn duy trì tốt

sự tồn tại và phát triển của làng nghề?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Xung đột môi trường giữa các cộng đồng dân cư trong làng nghề diễn

ra dưới nhiều hình thức:

Xung đột về nhận thức diễn ra khá mờ nhạt trong làng nghề

Xung đột về lợi ích và xung đột về mục tiêu là xung đột chủ yếu, dễ dàng nhận thấy trong làng nghề

Ô nhiễm môi trường là một nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và xung đột môi trường tại làng nghề Đọi Tam

Hiện nay xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề phần lớn được xử lý bằng phương pháp né tránh, dàn xếp hòa giải có sự can thiệp của chính quyền địa phương với vai trò trung gian

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát:

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và quan sát thực tế ô nhiễm môi trường tại địa bàn nghiên cứu Dựa trên quan sát chuẩn mực (quan sát cơ cấu hóa) người nghiên cứu đã xác định từ trước những yếu tố của đối tượng nghiên cứu, những tình huống có tầm quan trọng nhất cho việc nghiên cứu để tập

Trang 12

Phương pháp phân tích tài liệu: Tác giả đã tham khảo tài liệu của một số

đề tài khoa học, luận văn, luận án, các số liệu thống kê về môi trường có liên quan đến xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội để lấy tư liệu phục vụ cho việc đối chiếu so sánh với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài Ngoài ra người nghiên cứu còn sử dụng thông tin thu được từ sách báo, các văn kiện của Đảng, chính quyền địa phương và các tư liệu khác để thu thập thông tin theo đối tượng nghiên cứu của đề tài, chủ yếu là các tài liệu có liên quan đến môi trường, nhằm nhận diện thực trạng vấn đề môi trường và xung đột môi trường hiện nay của làng nghề

Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp thu thập

thông tin chính của đề tài, người được phỏng vấn sẽ trả lời theo các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế sẵn

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Trong nghiên cứu của mình người

nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu hạn ngạch, dựa trên tỷ lệ của những người làm nghề trong làng Mẫu nghiên cứu được chọn là 200 phiếu Trong làng

có 70% người dân làm nghề (chiếm 140 phiếu) Trong tổng số những người làm nghề 30 phiếu dành cho người dân sinh sống tại đia phương nhưng đi làm nghề ở một số vùng miền khác trên cả nước Phỏng vấn người không làm nghề là 60 phiếu (chiếm 30%) Người nghiên cứu còn tìm kiếm những đối tượng nghiên cứu ngẫu nhiên với những đặc điểm cần thiết để điều tra sao cho số lượng các thành phần được nghiên cứu đúng như mẫu mà người nghiên cứu lựa chọn

Phương pháp phỏng vấn sâu: Người nghiên cứu tiến hành phương pháp

này để thu thập cụ thể, chi tiết hơn những thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu

Trang 13

11

Số người được phỏng vấn sâu là 12 người (trong đó có 01 phiếu dành cho cán bộ lãnh đạo xã, 01 phiếu cho cán bộ địa chính, 01 phiếu cho trưởng thôn, 01 phiếu cho phó thôn, 01 phiếu cán bộ phụ nữ, 01 phiếu cho nghệ nhân và 06 phiếu cho các hộ dân) Những thông tin thu được từ phương pháp này được sử dụng trực tiếp trong quá trình phân tích

Phương pháp xử lý thông tin bằng chương trình SPSS 16.0: Số liệu sau khi

thu thập về được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS 16.0 để tính tần suất và một số tương quan của nguồn thông tin thu được từ bảng hỏi định lượng

Trang 14

12

8 Khung lý thuyết

Điều kiện KT- XH

Xung đột môi trường

Giải pháp giải quyết xung đột môi trường:

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc cộng tác giữa các nhóm xã hội

- Tiếp tục xây dựng nơi sản xuất nghề tách biệt khỏi khu dân cư

- Tăng cường công tác tuyên truyền thông tin

Trình độ kỹ thuật và công nghệ áp dụng trong làm nghề

Người dân:

+ Nhận thức + Thái độ + Hành vi

Giải quyết vấn đề môi trường

Trang 15

13

NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Các hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài

1.1.1.1 Tiếp cận hệ thống

Lý thuyết hệ thống ra đời từ những năm 70 của thế kỷ hai mươi với đóng góp của những tác giả L.V Bertalaffy, Ashby, Wiener, Shannon… có vai trò quan trọng trong lĩnh vực khoa học xã hội cũng như khoa học tự nhiên

và có thể được coi là lý thuyết liên ngành, có tính ứng dụng cao Lý thuyết hệ thống tập trung nghiên cứu, phân tích về các nhóm nhỏ và các ứng xử xã hội, trên cơ sở vận dụng các khái niệm chung như chức năng, vai trò Toàn bộ xã hội được xác định như các hệ thống xã hội và các nhóm cơ bản cụ thể hơn dựa trên một hệ thống có trật tự, có thứ bậc trong hệ thống của nó Các hệ thống này phải có sự thích nghi, cân bằng và tồn tại độc lập tương đối với nhau Các phần tử trong hệ thống có mối quan hệ với nhau theo một quy luật nhất định tạo thành một chỉnh thể và có mối quan hệ với môi trường bên ngoài Chức năng chính của nó là tập hợp các nhiệm vụ của hệ thống nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó Vì xã hội là một hệ thống, do đó chúng ta có thể có niềm tin là trật tự thế giới có thể sắp xếp lại theo ý muốn của con người [6, tr 23]

Lý thuyết hệ thống xem xét làng nghề như một hệ thống xã hội trong

đó mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội có chức năng, nhiệm vụ khác nhau là cơ sở

để cho làng nghề đó tồn tại và thực hiện các chức năng của mình Thông qua

lý thuyết này, đề tài sẽ xem xét cơ cấu tổ chức phát triển sản xuất kinh tế giữa các nhóm xã hội trong làng, và nó có tác động như thế nào đến môi trường và các mối quan hệ xã hội giữa người tham gia sản xuất làm nghề trống, người không làm nghề và nhà quản lý như thế nào?

Trang 16

14

1.1.1.2 Tiếp cận lịch sử, logic

Tiếp cận lịch sử, logic trong nghiên cứu khoa học yêu cầu phải nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử Tìm hiểu phát hiện nguồn gốc nảy sinh, quá trình diễn biến và phát triển của đối tượng trong thời gian, không gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm ra quy luật tất yếu của sự vật hiện tượng Trong nghiên cứu phải thống nhất tính lịch sử và tính logic của vấn đề, từ lịch sử tìm ra logic và sự phân tích logic phải dựa trên cơ sở của lịch sử khách quan Xem xét quá trình lịch sử để tìm ra quy luật tất yếu của sự phát triển lịch sử đó Dùng các sự kiện lịch sử để minh họa, chứng minh làm sáng tỏ các luận điểm khoa học các nguyên lý và các kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học khác Dựa vào các kết luận lịch sử và các quy luật tất yếu, logic khách quan để xây dựng các giải thuyết khoa học và chứng minh các giả thuyết đó, tìm ra những khả năng mới để dự đoán các khuynh hướng phát triển của các sự vật hiện tượng…

Vận dụng tiếp cận lịch sử logic vào trong đề tài nghiên cứu giúp tác giả

có cái nhìn khách quan, toàn diện đối với vấn để xung đột môi trường tại làng nghề Đọi Tam Vận dụng các phương pháp thu thập thông tin, kinh nghiệm lịch sử, kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học… để định hướng, tìm hiểu, làm phong phú thêm luận điểm khoa học để giải quyết vấn đề và chứng minh giả thuyết nghiên cứu

1.1.1.3 Lý thuyết lựa chọn hợp lý

Lý thuyết lựa chọn hợp lý của James S Coleman (1926 - 1995) cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu

Trang 17

15

Lý thuyết lựa chọn hợp lý đã được vận dụng rộng rãi trong các quan hệ kinh tế - xã hội Theo lý thuyết này, tất cả các hành động của con người đều được con người lựa chọn để mang lại lợi ích cao nhất cho họ, kết quả của hành động phụ thuộc vào nhận thức và kinh nghiệm mà chủ thể có được trong quá khứ [12, tr 445]

Lý thuyết lựa chọn hợp lý được đề tài vận dụng để phân tích quan hệ xã hội giữa những người làm nghề và người không làm nghề là như thế nào? Đứng trước việc tước đoạt lợi thế sử dụng nguồn tài nguyên của nhóm làm nghề truyền thống và hậu quả mà những người không làm nghề phải gánh chịu

ra sao? Người tham gia sản xuất làm nghề truyền thống đã làm gì để cải thiện tình hình môi trường và đền bù thiệt hại do việc ô nhiễm môi trường gây ra? Nhóm sản xuất đã tận dụng các nguồn lực của mình để tạo ra lợi ích kinh tế cao nhất mà không quan tâm đến những tổn hại về môi trường và ảnh hưởng của nó đến chính bản thân gia đình mình cũng như những người dân xung quanh Nhóm quản lý đã lựa chọn những cách ứng xử như thế nào để đáp ứng được những mục tiêu mà các nhóm xã hội trong làng hướng tới? Thông qua lý thuyết này đề tài muốn tìm ra những yếu tố hợp lý để nâng cao trách nhiệm xã hội của nhóm quản lý môi trường đối với người dân trong làng

1.1.1.4 Lý thuyết về xung đột xã hội

Xung đột là chủ đề quan trọng của nhiều ngành khoa học khác nhau và nhiều học giả nổi tiếng đã viết về chủ đề này như Karl Marx, Max Weber, George Simmel, Rolf Dahrendorf, Lewis Coser Mỗi tác giả đều có cách nhìn nhận khác nhau về xung đột

Karl Marx (1818-1883) đã đưa ra lý thuyết xung đột giai cấp, theo đó với

sự phát triển của sự phân công lao động và sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ hình thành các giai cấp khác nhau bên trong một xã hội; sự bất bình đẳng của các giai

Trang 18

16

cấp này dựa trên vị thế khác nhau của họ trong quá trình sản xuất của xã hội, nhưng trước hết là chiếm hữu hay không chiễm hữu các phương tiện sản xuất như nguyên liệu, máy móc hay đất đai Nó trở thành lý do cho sự quan tâm khác nhau và đối kháng tới việc nên giữ hay phải thay đổi những dạng thống trị và sở hữu đang tồn tại, nhưng quyền lợi đối kháng này có thể và sẽ thể hiện thành các cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp thống trị và sỡ hữu với giai cấp những người lao động bị loại ra khỏi quyền lực và sỡ hữu [12, tr 41]

Trên nền tảng lý thuyết của Weber, xung đột xã hội có ý nghĩa khác nhau tùy theo chúng dựa trên quyền lợi giai cấp do thị trường môi giới, nhu cầu cách biệt các cộng đồng xã hội hay quyền lợi, quyền lực của các đảng phái Weber cho rằng nguồn gốc dẫn đến xung đột xã hội là do bất bình đẳng

về cơ hội xã hội Trong xã hội có nhóm người có uy tín xã hội cao hơn so với nhóm khác, vì thế họ giành được những ưu thế do địa vị xã hội mang lại Bất bình đẳng về chính trị, cụ thể là những người giữ quyền hành cao trong thang bậc quản lý xã hội, đảng phái chính trị, cầm quyền chiếm được ưu thế so với đảng phải khác [12, tr 53]

Tác giả Simmel cho rằng xung đột không chỉ là kết quả của các cấu trúc xã hội hay những động cơ thiết yếu đối với lịch sử mà nó là một thành tố trung tâm của quá trình xã hội hay nó chính là đối tượng độc lập của việc phân tích xã hội học Theo tác giả này, thực tại xã hội được hình thành bởi các quá trình kết hợp và phân ly giữa các tập thể, cộng đồng, nghề nghiệp, tôn giáo, quê hương Các quá trình đoàn kết của cộng đồng có xu hướng hợp nhất, còn các quá trình phân ly có bản chất đối kháng Quá trình thống nhất

và phân ly, hợp tác và đối kháng là quá trình tất yếu của đời sống xã hội Tuy nhiên giải thích của Simmel về xung đột xã hội chủ yếu tập trung giải thích xung đột ở cấp độ cá nhân, coi cộng đồng là sự kết hợp của nhiều cá nhân do vậy xung đột các cá nhân tất yếu sẽ dẫn đến xung đột cộng đồng [12, tr 49]

Trang 19

17

Sự phát triển của thuyết xung đột gắn liền với thuyết thống trị và xung đột của Dahrendorf Dahrendorf đã phát triển một cương lĩnh lý thuyết xung đột coi xã hội là các quyền hạn được công nhận, là đòi hỏi những người khác phải phục tùng Khi đó, mỗi hiệp đoàn xã hội hoàn chỉnh đều thể hiện sự bất bình đẳng cơ bản giữa kẻ thống trị và người bị trị, từ đó nảy sinh ra những hoàn cảnh quyền lợi trước việc duy trì hay thay đổi thể chế thống trị hiện hành Thống trị, xung đột và biến đổi không bao giờ ngừng Thống trị và xung đột là đặc trưng phổ biến của mọi dạng xã hội Đồng thời theo Dahrendorf, nguyên nhân cho thống trị và xung đột được đặt bởi các quá trình thể chế hóa và đặt chuẩn mực mà không phải qua những quan hệ ép buộc giản đơn Ông cũng chỉ ra tính hai mặt của hiệp đoàn thống trị là tính thông thường của xung đột và sự cần thiết của thể chế hóa Theo ông, để giải quyết xung đột có thể hướng xung đột theo chiều hướng định sẵn có kế hoạch Muốn giải quyết hoặc làm giảm bớt xung đột không được bưng bít thông tin [12, tr 185]

Vận dụng lý thuyết xung đột được đề tài vận dụng để lý giải những mâu thuẫn đang tồn tại trong mối quan hệ xã hội giữa các nhóm xã hội ở làng trống Đọi Tam trong khi các nhà quản lý vừa muốn duy trì sự cân bằng và ổn định xã hội vừa muốn thu hút sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định và thực thi quyết định Người làm nghề hướng đến mục tiêu lợi nhuận và một môi trường ổn định để phát triển, còn người không làm nghề muốn được sống trong môi trường lành mạnh, đảm bảo tốt cho cuộc sống và sức khỏe của họ

1.1.2 Khái niệm công cụ

1.1.2.1 Khái niệm về môi trường

Từ những góc độ tiếp cận khác nhau các tác giả đưa ra những quan niệm về môi trường, chẳng hạn, khi bàn đến khái niệm môi trường, có ý kiến

Trang 20

18

cho rằng “ theo nghĩa rộng, môi trường là tổng thể các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể ”

Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì: “Môi trường bao gồm các

yếu tố tự nhiên và vật chất, nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [16,

Điều 1]

Cũng có thể phân chia môi trường thành ba hệ thống:

Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố được hình thành, tồn tại và

phát triển theo các quy luật tự nhiên như đất, nước, không khí, động thực vật, khí hậu…

Môi trường xã hội: Tổng thể các mối quan hệ giữa cá thể con người,

cộng đồng người hợp thành xã hội, tạo nên các hình thái tổ chức, các thể chế kinh tế, xã hội

Môi trường nhân tạo: Bao gồm những nhân tố do con người tạo ra và

chịu sự chi phối của con người như: hệ thống cấp thoát nước, hệ thồng đường

xá, các di tích lịch sử, văn hóa… Xét về mối quan hệ tổng thể biện chứng thì

ba loại môi trường trên luôn tồn tại cùng nhau, đan xen nhau và có mối quan

hệ tương tác chặt chẽ với nhau

Trong luận văn này môi trường được hiểu là sự tổng hợp các yếu tố vật chất tự nhiên (gồm lý học, hóa học, sinh học), các yếu tố xã hội (thể hiện mối quan hệ giữa con người với cộng đồng) và các yếu tố nhân tạo cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người Các yếu tố này có quan hệ khăng khít, tương tác lẫn nhau và tác động đến con người và sinh vật nói chung trong quá trình tồn tại và phát triển Tổng hòa về chiều hướng phát triển của các yếu tố đó quyết định chiều hướng phát triển của hệ sinh thái cũng như xã hội loài người Đối với con người và xã hội loài người, các yếu tố bao quanh

đó không chỉ là những điều kiện tự nhiên mà còn bao gồm cả những điều kiện xã hội

Trang 21

19

Mối quan hệ giữa Môi trường với cuộc sống con người

Trong mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động qua lại giữa xã hội tự nhiên, yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con người Trái lại sự tác động của con người và xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với sự biến đổi chiều hướng phát triển của môi trường (theo hướng tích cực hoặc tiêu cực)

Theo sự phân tích, đánh giá của UNESCO thì môi trường tự nhiên

trong mối quan hệ với con người có ba chức năng cơ bản: Thứ nhất, cung cấp

các nguồn tài nguyên cần thiết đối với sự tồn tại, phát triển của con người và

xã hội loài người Thứ hai, nơi thu nhận các hoạt động của con người nhằm phục vụ cho các nhu cầu và tinh thần của con người Thứ ba, là nơi đồng hóa

các chất thải do kết quả của các hoạt động đó

Có thể nói rằng sinh quyển là môi trường sống của con người là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và là tất yếu của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội Điều đó khẳng định rằng không thể ở đâu khác, môi trường chính là nơi tập hợp các chất tạo nên

sự sống Đồng thời môi trường cũng là nơi tập hợp toàn bộ các cơ thể sống từ đơn giản đến phức tạp, từ động vật bậc thấp đến con người - xã hội loài người

và sự sống trên hành tinh của chúng ta hiện nay

1.1.2.2 Ô nhiễm môi trường

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WTO) thì “Ô nhiễm môi

trường là việc chuyển các chất thải hoặc các nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe của con người và sự phát triển của sinh vật hoặc làm giảm chất lượng môi trường sống”

Còn theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005 của nước ta thì: “Ô nhiễm

môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn của môi trường”

Trang 22

Ô nhiễm môi trường nước: là loại ô nhiễm nguy hại nhất Nguồn gốc của ô nhiễm có thể là do các chất hữu cơ bị phân hủy; ngoài ra bão, lũ, nước thải từ các khu dân cư, nhà máy, xí nghiệp, từ phân bón, thuốc trừ sâu, cũng

là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm Ô nhiễm nước sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người, là nguồn gốc gây ra các loại bệnh đường ruột như tả, lị, tiêu chảy, giun sán, các bệnh về da liễu, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sự sống của sinh vật

Ô nhiễm không khí: có thể do nguyên nhân từ tự nhiên như quá trình phân hủy thối rữa xác động vật, thực vật, song chủ yếu là do quá trình phát triển của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…và ô nhiễm do các hoạt động khác của con người gây nên

Sự cố môi trường: xảy ra do thiên nhiên như lốc, gió xoáy, bão, lũ lụt, hạn hán do sạt lở đất, sự biến đổi khí hậu, sóng thần, cũng có thể là do con người gây ra như hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố tràn dầu Sự cố môi trường đã gây

ra không ít thiệt hại đối với đời sống của con người và của sinh vật nói chung, nhất là hiện nay nhân loại đang đối mặt với sự biến đổi khí hậu toàn cầu

1.1.2.3 Xung đột môi trường

Khái niệm xung đột môi trường

Đã có nhiều tác giả đưa ra những khái niệm xung đột khác nhau Bản thân từ “xung đột” đứng riêng bao hàm rất nhiều nghĩa, nhiều cấp độ Theo từ

Trang 23

21

điển tiếng Anh, conflict là trạng thái đối lập hoặc thù địch, sự đấu tranh; conflict cũng có nghĩa là sự mâu thuẫn, bất đồng bất hòa nghiêm trọng, tranh cãi, tranh luận, sự đối lập, sự khác biệt, bất đồng, không tương hợp Như vậy khái niệm xung đột ở đây cần phải hiểu theo nghĩa rộng, chứ không chỉ thu hẹp ở nghĩa xung đột là có đấu tranh, dùng vũ lực và có vũ trang

Hai tác giả G Endrweit và G Trommsdorff cho rằng: “Theo cách hiểu

rộng lý thuyết xung đột là mọi tiếp cận khoa học xã hội mà trong đó các hiện tượng xung đột xã hội mang một ý nghĩa trung tâm đối với việc giải thích các quan hệ xã hội và quá trình xã hội” [11, tr 791]

Thuật ngữ xung đột môi trường có lẽ bắt đầu xuất hiện trên các diễn đàn

và báo chí trong khoảng từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990

Xung đột môi trường được hiểu và định nghĩa khác nhau trên thế giới, tác giả Lê Thanh Bình trong nghiên cứu của mình đã dẫn ra ba cách hiểu xung đột môi trường của viện Khoa học Công nghệ Châu Á – AIT như sau:

Xung đột môi trường là xung đột quyền lợi của cộng đồng, vị trí nghề nghiệp và ưu tiên chính trị; là mâu thuẫn giữa hiện tại và tương lai; giữa bảo tồn và phát triển, kết quả của xung đột môi trường có thể là xây dựng hoặc phá hủy phụ thuộc vào quản lý xung đột

Xung đột môi trường là kết quả của việc sử dụng tài nguyên do một nhóm người gây bất lợi cho nhóm khác

Xung đột môi trường là kết quả của việ triển khai khá mức hoặc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên [7; tr 95]

Một số nhà xã hội học môi trường lại cho rằng: “ Xung đột môi trường là

xung đột (mâu thuẫn) về quyền lợi giữa các nhóm hội khác nhau trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên môi trường Nhóm này muốn được tước đoạt lợi thế của nhóm khác trong việc đấu tranh giữa các nhóm để phân phối lại lợi thế về tài nguyên” (Wertheim, 1999, Vũ Cao Đàm, 2000) [7; tr 95]

Trang 24

có thể là nhóm trực tiếp khai thác môi trường như các công ty, các doanh nghiệp; nhóm bảo vệ môi trường cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội hay chính những nhóm đại diện cho các cơ quan quản lý môi trường… Trong quá trình khai thác và bảo vệ môi trường các vấn đề môi trường như tranh chấp môi trường, xung đột môi trường… giữa các nhóm xã hội này thường xuyên xảy ra và có xu hướng ngày càng gia tăng Cùng với việc gia tăng dân số, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ là sức ép ngày càng lớn đối với môi trường tự nhiên Sự tranh giành lợi thế này dẫn đến hậu quả là khoét sâu bất bình đẳng xã hội, đối chọi lợi ích giữa các nhóm xã hội và cuối cùng là tranh chấp, xung đột giữa các cá nhân, các nhóm xã hội về quyền lợi Những vấn

đề này ngày càng trở nên bức thiết đối với con người trong việc bảo vệ môi trường sống của mình cùn như của thế hệ tương lai

Các dạng xung đột môi trường

Căn cứ vào nguyên nhân xung đột, những nghiên cứu xã hội học môi trường cho thấy có thể tồn tại những dạng xung đột sau:

Thứ nhất là xung đột nhận thức: dạng xung đột đơn giản nhất, có căn

nguyên từ sự hiểu biết khác nhau trong hành động của các nhóm, dẫn tới phá hoại môi trường

Thứ hai là xung đột mục tiêu: mục tiêu hoạt động của các nhóm dẫn

đên xung đột Ví dụ: Người trồng rau phun thuốc trừ sâu để đạt mục tiêu bảo vệ cây trồng, dẫn đến xung đột với mục tiêu bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng

Trang 25

23

Thứ ba là xung đột lợi ích: xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế

sử dụng tài nguyên Ví dụ: cơ sở sản xuất xả chất thải xuống sông, vào ruộng của nông dân, xâm phạm lợi ích của nông dân, phá hoại môi trường

Thứ tư là xung đột quyền lực: nhóm có quyền lực mạnh hơn lấn át nhóm

khác, chiếm dụng lợi thế của các nhóm khác, dẫn đến ô nhiễm môi trường

Trên thực tế, mỗi sự kiện xung đột môi trường có thể chỉ xuất phát

từ một loại xung đột, song thường tồn tại một loại, và cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi ích: vì lợi ích vị kỷ của một nhóm hoặc vì sự thỏa hiệp lợi ích giữa các nhóm làm cho môi trường bị hủy hoại; nhờ sự cam kết chuẩn mực môi trường hoặc sự đấu tranh giữa các nhóm mà môi trường được bảo vệ

Phân loại xung đột môi trường

Có thể phân loại xung đột môi trường theo nhiều tiêu chí, ngoài phân loại theo cách trên còn có thể phân loại theo một số tiêu trí khác dựa theo mức độ của xung đột như:

Không nghiêm trọng: Là loại tranh chấp, xung đột ở mức độ thấp,

không bắt nguồn từ các chênh lệch lợi thế về quyền lực, lợi ích đồng thời các bên đương sự đều ý thức rất rõ và nó cũng không dẫn đến tác hại quá lớn cho mỗi bên

Ít nghiêm trọng: tranh chấp, xung đột giữa các chủ đầu tư đang cùng

khai thác môi trường trên cùng một địa bàn Trong chừng mực nào đó giữa

họ có thể dàn xếp với nhau

Nghiêm trọng: là loại tranh chấp, xung đột có thể dẫn đến những phản

ứng mạnh mẽ giữa các đương sự

Rất nghiêm trọng: Loại tranh chấp, xung đột này bắt nguồn từ những

bất bình đẳng lớn về quyền lực, không chỉ về mặt tài nguyên, mà cả về mặt tài chính, chính trị và có thể dẫn đến các xung đột vũ trang phương hại đến an ninh quốc gia

Trang 26

24

Ngoài ra, nếu phân loại xung đột, tranh chấp môi trường dựa trên quy

mô của các tranh chấp có thể phân chia như sau:

Tranh chấp, xung đột trên quy mô nhỏ giữa các cá nhân, các hộ gia đình: như tranh chấp không gian phơi quần áo giữa các hộ gia đình trong các

khu tập thể, khu chung cư

Tranh chấp, xung đột trên quy mô nhóm/ tổ chức: Tranh chấp, xung

đột giữa nhóm những hộ gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề với nhóm những hộ không gây ô nhiễm môi trường

Tranh chấp, xung đột trên quy mô giữa các địa phương: Tranh chấp,

xung đột nguồn nước, tranh chấp tài nguyên giữa hai địa phương

Tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia (tranh chấp, xung đột xuyên

biên giới –Transboundary Environmental Disputes) Dạng tranh chấp, xung đột này rất nguy hiểm vì nó khó giải quyết triệt để và hoàn toàn có thể leo thang thành các xung đột vũ trang, đối đầu giữa các quốc gia Ví dụ như: tranh chấp nguồn nước, tranh chấp tài nguyên, khoáng sản, dầu lửa giữa các quốc gia [27, tr 43]

Các dạng thức để giải quyết xung đột môi trường

Về cách thức xử lý xung đột có rất nhiều nghiên cứu đã trích dẫn 5 nguyên tắc trong xử lý xung đột là đối đầu, đối thoại, nhượng bộ, thỏa hiệp

và tránh né Cụ thể:

Đối đầu: Khi cả hai phía đều không thỏa mãn, không thống nhất với

nhau về một nhu cầu nào đó, dẫn đến đối đầu, cũng có thể xảy ra xung đột

vũ trang

Đối thoại: Khi cả hai bên đều có nhu cầu đạt tới một thỏa thuận nào đó

được thực hiện thông qua các cuộc họp, hội nghị không chính thức, trong đó

có sự đại diện của các cơ quan khác nhau trên một nhóm liên cơ quan

Thỏa hiệp: để đạt tới sự thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên

Trang 27

25

Tránh né: Khi một trong hai bên không quan tâm về sự thỏa mãn nhu

cầu của mình hoặc của người khác, tức không có hành động

Nhượng bộ: Khi một trong hai bên chấp nhận thua cuộc có thể trong

một thời điểm nào đó hoặc thua luôn

Tuy nhiên, mọi đàm phán và thỏa thuận đều cần phải căn cứ trên chuẩn mực giá trị chung về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Chuẩn mực

đó bao gồm những chuẩn mực về kỹ thuật và những chuẩn mực về đạo đức

Những nguyên tắc xử lý xung đột trên đây là cơ sở cho các đối thoại, thương lượng, điều hòa và phân chia lợi ích nhằm chống lại những hành vi phá hoại môi trường

1.1.2.4 Khái niệm làng nghề

Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một làng ở nông thôn được coi là một làng nghề Nhưng nhìn chung, các ý kiến thống nhất ở một số tiêu chí sau:

- Giá trị sản xuất và thu nhập của từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm; hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng

- Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động

- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng và do người trong làng tham gia

Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, tiêu chí công nhận làng nghề gồm có 3 tiêu chí sau:

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn

Trang 28

26

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận

- Chấp hành tốt chính sách Pháp luật của Nhà nước [24; tr 1-2]

Có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu

thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lượng lao động và thu nhập so với nghề nông”

1.1.2.5 Khái niệm quản lý và quản lý xung đột môi trường

Khái niệm quản lý

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý Cách hiểu chung nhất

được chấp nhận rộng rãi và cũng là khái niệm mà đề tài sử dụng là: Quản lý

chính là sự tác động liên tục có tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra [15,

tr 105]

Trong mỗi chu trình quản lý, chủ thể tiến hành những hoạt động theo các chức năng của quản lý như hoạch định mục tiêu, các đường lối thực hiện mục tiêu, tổ chức, chỉ huy, điều hoà phối hợp, kiểm tra và sử dụng các nguồn lực cơ bản như nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực để thực hiện các mục tiêu đề

ra trong một thời gian nhất định

Chủ thể quản lý là người tiến hành các hoạt động quản lý, làm phát

sinh những tác động quản lý, điều khiển, điều chỉnh lãnh đạo… thông qua các quyết định quản lý hoặc những chính sách hướng tới khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của tổ chức

Đối tượng quản lý là bên nhận tác động quản lý, có khả năng tự điều

chỉnh hành vi của mình Đối tượng quản lý có thể là quan hệ con người với thiên nhiên, con người với kỹ thuật, công nghệ và con người với con người trong các nhóm, các tổ chức hay trong xã hội nói chung (kể cả quản lý nhà nước)

Trang 29

27

Mục tiêu quản lý là trạng thái mong muốn mà chủ thể quản lý vạch

ra và tiến hành các hoạt động để đạt được Mục tiêu quản lý là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của quản lý, qua đó đánh giá năng lực của chủ thể quản lý

Môi trường quản lý là tập hợp các yếu tố bên ngoài có tác động, ảnh

hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động

Trong quá trình quản lý, chủ thể quản lý có thể sử dụng các công cụ, phương pháp quản lý khác nhau, tác động lên đối tượng quản lý, khách thể quản lý Phương pháp quản lý là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong những hoàn cảnh khác nhau, trong những môi trường biến động Vì vậy, các phương pháp quản lý mang tính đa dạng, phong phú

Phương pháp mệnh lệnh hành chính: Phương pháp hành chính được cụ

thể hoá dưới dạng các quy định, quyết định, các quy chế, nội quy của tổ chức

mà chủ thể quản lý tổ chức đặt ra nhằm mục đích để nhân viên của họ tuân theo

Phương pháp kinh tế là cách tác động vào con người thông qua các

lợi ích kinh tế, sử dụng các công cụ kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, các định mức kinh tế - kỹ thuật Phương pháp này tác động gián tiếp vào đối tượng bị quản lý thông qua các lợi ích kinh tế và đòn bẩy kinh tế, để cho đối tượng bị quản lý tự ý lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ mà không cần phải thường xuyên tác động về mặt hành chính

Phương pháp tuyên truyền giáo dục là cách tác động vào nhận thức và

tình cảm của người lao động trong hệ thống nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình

Khi nghiên cứu những tài liệu viết về quản lý, theo Vũ Cao Đàm, có thể nhận ra các cách hiểu khác nhau về quản lý: Cách hiểu thứ nhất: quản lý

Trang 30

Trên quan điểm xã hội học, quản lý là điều khiển một nhóm người (đối

tượng trực tiếp) thực hiện những nhiệm vụ (đối tượng gián tiếp) nhằm đạt mục đích đã định trước Xét bản chất xã hội học của quản lý thì: Xã hội học quản lý nghiên cứu các thức phối hợp hoạt đột của các thành viên, các bộ phận của một tổ chức, nghiên cứu các quy luật, các phương pháp tác động hướng đích vào các cấu trúc xã hội và quá trình xã hội, các quan hệ xã hội trong một tổ chức hoặc trong một xã hội nào đó nhằm đạt mục tiêu xác định

[15, tr 118]

Quản lý xung đột môi trường

Quản lý môi trường, theo Vũ Cao Đàm, “là sự điều khiển hành vi của

những con người hoặc nhóm người trong cộng đồng (đối tượng trực tiếp), nhằm định hướng cho họ tác động lên các yếu tố của môi trường (đối tượng gián tiếp), sao cho có thể duy trì được một chuẩn mực chất lượng môi trường phù hợp với những chuẩn mực được một cộng đồng chấp nhận” [7, tr 215]

Quản lý xung đột môi trường có bản chất là sử dụng các thiết chế xã hội, hệ thống pháp luật, chính sách về môi trường cũng như các chính sách

xã hội có liên quan để thiết lập trật tự trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như việc xử lý chất thải các loại [7, tr 216]

Trang 31

29

Khái niệm trên chỉ đề cập đến môi trường theo nghĩa là môi trường tự nhiên Nếu hiểu môi trường theo nghĩa rộng thì cần phải xem xét cả môi trường nhân tạo như hạ tầng sản xuất Trong phạm vi khóa luận này, tác giả xem xét cả xung đột môi trường có liên quan đến các yếu tố hạ tầng sản xuất như đất đai, điện

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu về xung đột môi trường là nội dung được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới đề cập đến Trên thế giới các nghiên cứu về xung đột môi trường xuất hiện mạnh mẽ vào những năm cuối của thế kỉ XX Các chương trình đào tạo về xã hội học môi trường cũng được tăng cường ở nhiều trường đại học trên thế giới Các ấn phẩm trong lĩnh vực xã hội học môi trường xuất hiện ngày càng nhiều

Trong cuốn sách Silent Spring của tác giả Rachel Carson được coi là

cuốn sách đầu tiên gây ảnh hưởng lớn đến các phong trào môi trường trên thế giới Công trình này đã tạo sự quan tâm rộng rãi của công chúng đối với tác hại của thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường Trong công trình này tác giả đã phân tích và đưa ra những bằng chứng chứng minh ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến sinh vật đặt biệt là các loài chim Tác phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến lệnh cấm thuốc trừ sâu DDT tại Mỹ năm 1972

Trong tác phẩm Environmental Dispute Resolution in Indonesia của

tác giả David Nicholson, tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quan về tranh chấp môi trường ở Indonesia Trong tác phẩm này tác giả đã đề cập đến hai cách giải quyết tranh chấp môi trường chính thông qua kiện tụng và hòa giải Trong việc giải quyết xung đột môi trường thông qua kiện tụng pháp lý, các bên tham gia, bồi thường thiệt hại môi trường, quy định trách nhiệm môi trường nghiêm ngặt, phục hồi môi trường, và cung cấp quyền được thông tin

Trang 32

30

về môi trường Khi xử lý xung đột môi trường thông qua hòa giải tác giả quan tâm đến văn hóa hòa giải, pháp luật, thể chế hòa giải môi trường

Trong tác phẩm Managing Environmental Disputes: Network

Mannagenment as an Alternative của Pieter Glasbergen tác giả đã giới thiệu

phương pháp quản lý mạng lưới để quản lý tranh chấp môi trường dựa trên viêc phân tích những hạn chế trong việc hoạch định các chính sách môi trường hiện nay Quản lý mạng lưới tác giả sử dụng nhằm mục tiêu huy động các chính phủ và các nhóm lợi ích trong xã hội hướng tới một tiếp cận chung trong việc giải quyết tranh chấp môi trường, sử dụng mạng lưới như là một cách thức quản lý môi trường

Trên thế giới, bên cạnh những công trình nghiên cứu, những lý thuyết

về xung đột môi trường đã xuất hiện những cơ quan, tổ chức tư vấn giải quyết các vấn đề về tranh chấp môi trường tại các quốc gia trên thế giới như: Hội đồng chất lượng môi trường, Viện giải quyết các tranh chấp về môi trường (Hoa Kỳ), Hiệp hội liên kết giải quyết tranh chấp môi trường của Nhật Bản… Các tổ chức này đã và đang góp phần thụ lý và giải quyết những vụ tranh chấp môi trường, xung đột môi trường liên quan đến việc gây ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới

Ở Việt Nam xung đột môi trường đã được xem là chủ đề quan trọng

hàng đầu trong các nghiên cứu xã hội học về môi trường, thực tiễn hoạch định chính sách và quản lý môi trường Cũng chính vì vậy mà xung đột môi trường ngày càng trở thành một phạm trù khoa học có ý nghĩa then chốt trong các nghiên cứu lý thuyết của bộ môn khoa học về xã hội học về môi trường

Có rất nhiều nghiên cứu về xung đột môi trường đã được thực hiện, chẳng

hạn như:

Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” (tác giả Đặng Kim

Chi và cộng sự), đây là một công trình nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề

Trang 33

31

làng nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay Tác giả

đã nêu rõ từ lịch sử phát triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện trạng kinh tế, xã hội của các làng nghề Việt Nam hiện nay Cùng với đó là hiện trạng môi trường các làng nghề (có phân loại cụ thể 5 nhóm ngành nghề chính) Qua đó cũng nêu rõ các tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của làng nghề, nêu dự báo phát triển và mức độ

ô nhiễm đến năm 2010, một số định hướng xây dựng chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam

Trần Đức Hạ, Nguyễn Quốc Hòa (2008) với “Khảo sát ô nhiễm môi

trường nước do các hoạt động sản xuất tại một số làng nghề điển hình tỉnh

Hà Nội” Đây là hội thảo môi trường sức khỏe – hiệu quả năng lượng trong

xây dựng và biến đổi khí hậu tại Hà Nội

Nghiên cứu về “Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng

nghề Việt Nam”, các tác giả: Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương,

Lê Vân Trình (2005) đã nêu một số nét về lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam Môi trường và sức khoẻ người lao động; an toàn sản xuất làng nghề, các biện pháp phòng ngừa; chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người lao động làng nghề

Bộ tài nguyên và Môi trường cũng đưa ra báo cáo tổng quan môi trường quốc gia (năm 2010) Trong bản báo cáo này đã nêu ra tổng quan phát triển làng nghề Việt Nam, ô nhiễm môi trường làng nghề, tác hại của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế, xã hội; những bất cập trong quản lý môi trường làng nghề và những giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề

Tác giả Nguyễn Nguyệt Phương trong nghiên cứu “Xung đột môi

trường giữa các bệnh viện và cộng đồng dân cư ở Hà Nội” đã nhận dạng

Trang 34

32

xung đột môi trường về hình thức và mức độ xung đột giữa các bệnh viện và cộng đồng dân cư sống xung quanh, thông qua đó tìm hiểu bản chất của các xung đột môi trường và vai trò của các bên trong xung đột

Luận văn thạc sĩ: “Chính sách quản lý môi trường đối với việc giải

quyết xung đột môi trường” của tác giả Lê Thanh Bình (2000) quan tâm chủ

yếu đến việc tìm cơ sở lý luận cho các luận cứ khoa học mang tính lý thuyết cho việc giải quyết xung đột môi trường, còn những giải pháp khả thi được rút ra từ thực tiễn, gắn với những địa bàn nghiên cứu cụ thể lại ít được tác giả

đề cập, phân tích

Luận văn thạc sĩ: “Giải pháp quản lý môi trường thông qua việc nhận

dạng xung đột môi trường giữa cơ sở xử lý rác thải với cộng đồng dân cư sống xung quanh (Nghiên cứu trường hợp tại bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội)” tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006) quan tâm đến vấn đề môi

trường, xung đột môi trường tại bãi rác Nam Sơn Trong nghiên cứu này tác giả tập trung chủ yếu vào các biện pháp giải quyết xung đột môi trường liên quan đến bãi rác, cơ chế xử lý, thu gom rác và tiêu chuẩn để có một bãi rác không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân

Các công trình nghiên cứu trên đã mô tả thực trạng nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp giải quyết nhưng chỉ trên tính chất khoa học công nghệ, máy móc, chưa tìm hiểu rõ được nguyên nhân và các giải pháp bắt nguồn từ trong xã hội, chưa tìm hiểu được xung đột xã hội giữa các nhóm cùng chia sẻ nguồn tài nguyên môi trường như nhóm các chủ sản xuất với cộng đồng dân cư; cơ quan quản lý về môi trường với cộng đồng dân cư; tranh chấp giữa những hộ gây ô nhiễm môi trường và hộ không gây ô nhiễm, đặc biệt là khi họ cùng sử dụng chung nguồn tài nguyên Trong luận văn này người nghiên cứu sẽ làm rõ nguyên nhân gây ra xung đột môi trường giữa các

Trang 35

33

cộng đồng dân cư, nhận diện bản chất của xung đột và đưa ra giải pháp để làm giảm những tranh chấp về môi trường tại làng nghề

1.2.2 Tổng quan về làng nghề Trống Đọi Tam

1.2.2.1 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu

Làng Đọi Tam cùng với các làng Đọi Nhất, Đọi Nhị, Đọi Tín, Đọi Lĩnh, Đọi Trung, Sơn Hà tạo thành xã Đọi Sơn thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cách Hà Nội khoảng 55km, có nghề làm trống truyền thống

Tổng diện tích đất tự nhiên của làng Đọi Tam là 97,6 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 69,5%, đất thổ cư chiếm 14,3%, đất chuyên dụng chiếm 16,2% Trong đó xã đã cắt 5,5 ha làm khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp bắt buộc cho các

hộ làm nghề Số đất này dựa trên nhu cầu của người dân làm nghề và được sự đồng thuận của Ủy ban nhân dân xã

Xã Đọi Sơn là một xã thuần nông nghiệp với dân số khoảng hơn 5517 nhân khẩu, diện tích canh tác là 349ha, dân cư cư trú theo 7 thôn, đặc thù có thôn Đọi Tam có nghề làm trống truyền thống và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận

là làng nghề truyền thống từ năm 2004 và được hội làng nghề toàn quốc công nhận

là làng nghề tiêu biểu năm 2007

Cùng với quá trình phát triển chung, xã Đọi Sơn cũng đang chuyển mình hội nhập với nền kinh tế cả nước

Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế của xã Đọi Sơn (Đơn vị %)

Trang 36

34

Đóng góp của tiểu thủ công nghiệp cho nền kinh tế toàn xã là 18,2%, chủ yếu là làng Đọi Tam Thu nhập bình quân của xã là 17 triệu/ người/ năm, riêng làng trống Đọi Tam là 36 triệu/ người/ năm

Thôn Đọi Tam có 617 hộ với 2180 nhân khẩu, có 33 cơ sở sản xuất, trong đó có 13 cơ sở làm da và 20 cơ sở làm trống Số lao động làm trống trong làng khoảng 550 người, bao gồm cả thợ làm trống tại làng và những người thợ mang theo dụng cụ và da trâu đi làm nghề phục vụ 63 tỉnh thành trên khắp cả nước Những người thợ trống xa nhà này làm việc theo đơn đặt hàng và có độ tuổi ngoài bốn mươi trở đi, khi có độ chín về tay nghề và sức khỏe Năm 2011 cả làng có hơn 50 thanh niên không theo nghề truyền thống

đi làm ở các khu công nghiệp

Năm 2009 tổng thu nhập từ làm nghề trống là 5,5 tỷ đồng chiếm 45% giá trị tiểu thủ công nghiệp của xã, tăng hơn năm 2008 là 25%

Năm 2011, thu nhập từ nghề làm trống với tổng giá trị sản phẩm là 48

tỷ đồng, trừ chi phí giá trị thu nhập là 6,3 tỷ đồng chiếm 59,4% giá trị của ngành tiểu thủ công nghiệp trong toàn xã

Như vậy, có thể thấy thu nhập từ nghề làm trống của người dân tăng dần qua các năm Nghề thủ công của làng đã đóng góp một phần quan trọng trong tổng thu nhập toàn xã

Về giáo dục, làng Đọi Tam sử dụng chung hệ thống giáo dục của xã Đọi Sơn gồm 01 trường Mầm non, 01 trường Tiểu học và 01 trường Trung học cơ sở Từ năm 1998 xã Đọi Sơn đã phổ cập Trung học cơ sở trong độ tuổi Chính quyền xã đã nhiều lần đưa ra chỉ tiêu phổ cập Trung học phổ thông nhưng không đạt được kết quả vì số thanh niên (chủ yếu là nam) thường học xong Trung học cơ sở thi đỗ vào Trung học phổ thông thì học, còn không đỗ thì thôi Nam thanh niên không lấy việc học lập thân, lập

Trang 37

35

nghiệp vì bản thân mỗi người đều xác định có nghề trong tay Đây cũng là tác động xã hội mang tính chất tiêu cực trong sự phát triển của làng nghề khi nam thanh niên tham gia lao động sản xuất và thiếu định hướng việc học hành cho con của các hộ gia đình Nữ thanh niên thì khác, trong những năm gần đây, tỉ lệ nữ học sinh đỗ vào các trường đại học tăng cao Xã Đọi Sơn có một trạm y tế được xây dựng khá khang trang và đạt trạm y tế chuẩn với hệ thống bác sĩ, y tá viên từ xã đến thôn, đến cụm dân cư Trong những năm qua, dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc sức khỏe nhân dân khá tốt Hệ thống đường giao thông trong xã đang là mối quan tâm của người dân Hệ thống đường giao thông tại thôn Đọi Tam được coi là khang trang, sạch sẽ, 100% đổ bê tông, nhưng những con đường liên thôn, liên xã thì vẫn chưa được nâng cấp, vẫn là đường đá nên rất bụi Những đoạn đường bê tông trong thôn do nhà máy nước sạch khoan cắt để lắp đặt đường ống dẫn nước bị cắt xẻ khắp nơi Nhưng hơn 2 năm nay không thấy nhà máy nước sạch tiếp tục thi công công trình nên những đoạn đường này bị thu hẹp diện tích và dễ gây tai nạn cho người dân khi tham gia giao thông

1.2.2.2 Lịch sử làng nghề

Làng Đọi Tam, xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có nghề làm trống từ rất lâu đời (tương truyền khoảng hơn 1000 năm) Ông tổ của nghề làm trống là Nguyễn Ðức Năng và Nguyễn Ðức Bản khi đi qua làng Đọi Tam thấy vùng này có nhiều cây mít gỗ đẹp, gỗ mít vàng ươm lại không

bị mọt, hai ông quyết định chọn nơi này làm chốn định cư để làm nghề Trong hương ước của làng ghi lại năm 986, khi nghe được tin vua Lê Ðại Hành chuẩn bị về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em cụ Nguyễn Đức Năng và cụ Nguyễn Đức Bản đã tự tay làm một cái trống to để đón vua Khi vua đi đến nơi tiếng trống đánh lên vang như sấm rền được vua ngợi khen nên về sau hai ông được dân làng tôn là Trạng Sấm Sau đó, hai

Trang 38

36

ông vừa làm vừa truyền nghề lại cho nhân dân trong làng khiến cho đời sống người dân nơi đây dần dần ổn định, ấm no và nghề làm trống của làng trở nên nổi tiếng khắp nơi, thợ của làng có mặt ở khắp mọi miền đất nước

Nghề làm trống Đọi Tam là nghề cha truyền con nối Theo quy định truyền nghề được ghi lại trong hương ước, kỹ thuật làm trống chỉ được truyền cho con trai, con dâu không được truyền cho con gái, con rể Trước đây, con trai làng Đọi Tam khoảng 12, 13 tuổi đã được phụ cha mẹ làm việc và được dạy làm các loại trống nhỏ, đến năm 16, 17 tuổi có thể theo cha anh đi làm trống đại Riêng trống sấm chỉ dành cho đàn ông khỏe mạnh và có kinh nghiệm, kỹ thuật điêu luyện Để làm một chiếc trống cần phải qua ba bước: Làm da, làm tang và bưng trống

Da được chọn để làm trống là da trâu cái, đem bào hết lớp màng, ngâm nước khử mùi chống thối rồi phơi khô Lớp da ngoài được dùng làm trống to, lớp da dưới dùng làm trống cho trẻ em Da để làm trống được lấy ở phần lưng trâu đó là loại da dai bền, trải qua thời gian tiếng trống vang rền không hề thay đổi

Gỗ làm tang trống chủ yếu là phần lõi của cây gỗ mít già từ 30 tuổi trở lên loại gỗ này nhẹ, xoắn thớ, dẻo mềm không bị cong vênh, khi đóng đinh không bị nứt Ngoài ra gỗ mít co dãn và đàn hồi ít bị ảnh hưởng bởi môi trường nên trống giữ được hình dáng theo thời gian Đặc biệt gỗ mít có tuổi đời càng cao thì thanh âm của trống càng đánh càng vang, dùng tang gỗ mít vừa có độ kín và độ ngân tạo nên những âm thanh đặc trưng của trống Gỗ được cắt thành nhiều khúc sau đó pha thành từng “dăm” Tùy theo kích cỡ và hình dáng của trống mới định ra bao nhiêu “dăm” và hình dáng từng “dăm” như thế nào Ngoài ra, để cho trống thật kín người ta còn dùng sơn ta miết vào các khe, cứ một lớp sơn lại có một lớp vải màn Trước đây việc ngâm gỗ được thực hiện ngay trong các “ao tù” ở làng nhưng do sự khan hiếm dần của

Trang 39

Từ những bước làm trống cơ bản đó đã giúp trống Đọi Tam nổi tiếng

là bền, đẹp tạo ra thương hiệu riêng, trải qua hàng nghìn năm người dân trong làng vẫn lưu giữ và làm giàu thêm vốn nghề truyền thống của ông cha

1.2.2.3 Thực trạng hoạt động sản xuất nghề Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam

Là một làng nghề có thời gian hoạt động lâu năm và có uy tín trên thị trường trong nước và trên thế giới, sản phẩm của làng nghề Đọi Tam rất đa dạng và phong phú về mẫu mã, kích cỡ và chủng loại Theo thời gian các sản phẩm này dần có sự thay đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường Theo đánh giá của người dân dựa theo tính chất, hình dáng và giá trị sử dụng, sản phẩm được chia ra thành các loại sau:

Trống là sản phẩn chủ đạo trong mỗi cơ sở sản xuất Nói đến trống Đọi

Tam chúng ta bắt gặp nhiều loại trống khác nhau, như trống dùng trong đình chùa, trống chèo, trống trường, trống trung thu, trống đội, trống đồng, trống hội, trống múa lân sư rồng, trống Nhật, trống đình, trống rượu, trống cơm, trống khẩu, trống đế, trống nhà thờ họ…là sản phẩm làm ra để phục vụ cho

Trang 40

38

nhu cầu của người dân khắp nơi trên đất nước

Thùng rượu là loại sản phẩm được sản xuất từ gỗ mít dùng để bài trí

hoặc sử dụng trong sinh hoạt gia đình

Bồn tắm, bồn ngâm chân là loại sản phẩm được sử dụng trong nhà

hàng, khách sạn, spa

Quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường:

Quá trình làm da sau khi da trâu được người dân đi thu mua về sẽ phơi khô dưới trời nắng hoặc hun cho khô trong khoảng thời gian một tuần và những tấm da này bốc lên mùi hôi thối Trước khi phơi da là quá trình rửa da

và bào da Những phần thừa sau khi bào da được rửa trôi theo đường nước thải sinh hoạt của gia đình, nguồn nước này ngấm vào trong nguồn nước sử dụng của người dân khi đa số người dân ở đây sử dụng nguồn nước giếng khoan

Giai đoạn làm tang trống trước đây được sử dụng bằng tay nhưng ngày nay được sự trợ giúp của máy móc khiến cho những mùn cưa từ các xưởng bay khắp nơi ảnh hưởng đến sức khỏe của người làm nghề Bên cạnh đó tiếng ồn liên lục của máy móc tạo ra những âm thanh khó chịu cho người dân

Phun sơn tạo ra mùi khó chịu và độc hại

Hiện nay người dân làng Đọi Tam sử dụng nhiều nguyên liệu và dụng cụ khác nhau để sản xuất sản phẩm tuy nhiên yếu tố bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất lại chưa được quan tâm đúng mức Khi tiếp xúc với các chất độc hại như phun sơn hay mùn cưa khi xẻ ghỗ, phơi da, ngâm da họ thường không có ý thức dùng những dụng cụ bảo hộ cho bản thân hay những biện pháp bảo vệ sức khỏe cho mình và cho những người dân sống xung quanh

Ngày đăng: 23/03/2015, 12:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tuấn Anh (2011), Giáo trình xã hội học môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xã hội học môi trường
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2006
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008- Môi trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008- Môi trường làng nghề Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2008
4. Đặng Kim Chi (chủ biên), Nguyễn Ngọc Lan, Trần Lệ Minh (2005) Làng nghề Việt Nam và Môi Trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề Việt Nam và Môi Trường
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
5. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Xã hội học
Tác giả: Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2001
6. Vũ Cao Đàm (2006), Bài giảng lý thuyết hệ thống, phòng tư liệu khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng lý thuyết hệ thống
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Năm: 2006
7. Vũ Cao Đàm (2002), Xã hội học môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học môi trường
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2002
8. Vũ Cao Đàm, chủ biên (2009), Nghiên cứu xã hội về môi trường, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ghiên cứu xã hội về môi trường
Tác giả: Vũ Cao Đàm, chủ biên
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 2009
9. Vũ Cao Đàm, Giải quyết xung đột môi trường trong các làng nghề nội dung tất yếu của quản lý môi trường.(http://www.nea.gov.vn/tapchi/Toanfvan/09-2k1-31.htm) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết xung đột môi trường trong các làng nghề nội dung tất yếu của quản lý môi trường
10. G. Endruweit (1999), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết xã hội học hiện đại
Tác giả: G. Endruweit
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1999
11. G. Endruweit và G.Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển xã hội học
Tác giả: G. Endruweit và G.Trommsdorff
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2002
12. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học tập 1, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết xã hội học tập 1
Tác giả: Vũ Quang Hà
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
13. Thái Hà (2003), Thực trạng báo động: ô nhiễm môi trường làng nghề đang gia tăng, Báo đầu tư, số 22, tháng 2/2003, tr 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo đầu tư
Tác giả: Thái Hà
Năm: 2003
14. Ngô Văn Hùng (2004), Xung đột môi trường và các giải pháp quản lý xung đột môi trường (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Quảng Nam), Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xung đột môi trường và các giải pháp quản lý xung đột môi trường (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Quảng Nam)
Tác giả: Ngô Văn Hùng
Năm: 2004
15. Vũ Hào Quang (2002), Xã hội học Quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học Quản lý
Tác giả: Vũ Hào Quang
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
16. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật bảo về môi trường (Luật số 52/2005/QH11), 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, "Luật bảo về môi trường
18. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu xã hội học
Tác giả: Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh
Nhà XB: Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2001
22. Kim Sơn (2002), Làng nghề với vấn đề môi trường hiện nay, báo tri thức và công nghệ, số 148, tháng 9/2002, tr.15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo tri thức và công nghệ
Tác giả: Kim Sơn
Năm: 2002
23. Trịnh Thị Thanh (2010), hiện trạng mắc bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm của người dân vùng nông thôn ven sông Nhuệ, sông Đáy tỉnh Hà Nam, Tạp chí môi trường, số 7, tr 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí môi trường
Tác giả: Trịnh Thị Thanh
Năm: 2010
27. Đào Thanh Trường (2008), tranh chấp môi trường, trong nghiên cứu xã hội về môi trường do Vũ Cao Đàm chủ biên, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: tranh chấp môi trường
Tác giả: Đào Thanh Trường
Nhà XB: nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2008

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w