1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Niềm bi cảm (Aware) trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu

104 2,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu về niềm bi cảm góp phần làm rõ hơn cái đẹp của Truyện Genji, có thể còn là một tư liệu chuyên sâu về một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Nhật Bản, giúp ích ít nhiều c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC

  

HOÀNG THỊ MỸ NHỊ

NIỀM BI CẢM (AWARE) TRONG

"TRUYỆN GENJI" CỦA MURASAKI SHIKIBU

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Mã số: 602230

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC

  

HOÀNG THỊ MỸ NHỊ

NIỀM BI CẢM(AWARE) TRONG

“TRUYỆN GENJI” CỦA MURASAKI SHIKIBU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Mã số: 602230

Hà Nội, năm 2008

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2

2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN 4

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

4 PHẠM VI VĂN BẢN SỬ DỤNG 4

5 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 5

5.1 Tài liệu tiếng Anh 5

5.2 Tài liệu tiếng Việt 9

6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 12

CHƯƠNG I 13

THỜI ĐẠI HEIAN VÀ KHÁI NIỆM 13

NIỀM BI CẢM (AWARE) 13

I.1 Thời đại Heian 13

I.2 Khái niệm về niềm bi cảm (aware) 28

CHƯƠNG II 35

NIỀM BI CẢM VỚI SỐ PHẬN CÁC NHÂN VẬT 35

II.1 Bi cảm với thời gian đã mất của các nhân vật 35

II.1.1 Thời gian trôi chảy 35

II.1.2 Thời gian đồng hiện và dòng ý thức nhân vật 44

II.2 Bi cảm trước sự vô thường của cái đẹp 55

II.2.1 Cái đẹp bất tử, cái đẹp cứu vớt thế giới 56

II.2.2 Sự vô thường của cái đẹp 60

CHƯƠNG III 73

NIỀM BI CẢM VỚI THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP 73

III.1 Thiên nhiên bi cảm trước cuộc đời luân chuyển 74

III.2 Thiên nhiên bi cảm với nỗi niềm hoài cổ 84

III.3 Niềm bi cảm trước sự phù du của vẻ đẹp thiên nhiên 89

KẾT LUẬN 93

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Nếu ai đó muốn tìm kiếm một huyền thoại lãng mạn về quả cầu lửa vĩ đại - Mặt Trời của vũ trụ thì ngay tại vùng Đông Á nghìn lẻ một bí

ẩn, hãy đến chân ngọn Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, tìm một cánh hoa anh đào còn sót lại từ vô lượng kiếp sinh, cùng một chút tĩnh tâm, trầm mặc của Thiền tông Nơi đây, ánh sáng của nữ thần Mặt Trời Amaterasu sẽ khai mở một huyền sử tuyệt đẹp cho đất nước có tới 4000 hòn đảo lớn nhỏ này và lưu danh cho nó cái tên gọi Phù Tang hay Nhật Bản với ý nghĩa là xứ sở Mặt Trời mọc

Từ những cuộc thiên di từ Trung Quốc, Triều Tiên…của người Môngôlôít châu Á sang các quần đảo này, đến một nền văn minh phát triển,

đó là khoảng thời gian khá dài Nhưng với các huyền sử Kojiki và Nihon shoki, bình minh cả lịch sử Nhật đã bắt đầu với nhiều hoa trái và nhiều bất ngờ Dù là quần đảo biệt lập lục địa, văn hóa Nhật vẫn sớm hình thành phát triển và tiếp thu hết sức tài tình các nguồn văn hóa ở châu Á lúc bấy giờ là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ Cùng với mạch ngầm dồi dào của văn hóa bản địa, vườn hoa mới của nhân loại bắt đầu bừng nở cho cái đẹp hiện sinh, cho những gì thiêng liêng và cao rộng của tâm hồn con người hòa nhập với thiên nhiên, đất trời, vũ trụ

Nhắc đến văn học Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến một xứ sở văn học diệu kỳ của những bài thơ ngắn đến bất ngờ (thơ haiku) và cuốn tiểu

Trang 5

thuyết trường thiên dài cũng bất ngờ (Truyện Genji) Truyện Genji được

xem là một tiểu thuyết dài độc đáo, ra đời trong khoảng thời gian những năm đầu của thế kỷ XI (1004-1011) Đây là một hiện tượng văn học sớm về mặt thể loại Nó đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển

của văn học trên thế giới Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng Truyện Genji

là tiểu thuyết tâm lý xuất hiện sớm nhất, đã chinh phục chúng ta bằng thế giới tâm hồn sống động, chân thực và gợi cảm Tiểu thuyết đã phản ánh những cung bậc đời sống xã hội phức tạp của con người thuộc tầng lớp quý tộc thời Heian Tất cả nằm trong ngòi bút tài tình của Murasaki Shikibu(978? – 1016?), một người phụ nữ quyền quý và đa cảm

Truyện Genji nổi tiếng không chỉ bởi sự khai sáng của nó về mặt thể

loại mà còn bởi xuyên suốt tác phẩm là tư duy thẫm mĩ độc đáo: niềm bi

cảm(aware) Truyện Genji đề cao yếu tố mĩ, quan niệm thẩm mĩ trong bối

cảnh thời trung cổ Nhật Bản Cảm thức aware trong tác phẩm mang đến

những xúc cảm tinh tế về thiên nhiên, con người, về nỗi buồn, cái đẹp của vạn vật Đó chính là đặc trưng mỹ cảm truyền thống của Nhật Bản và cũng

là chủ đề chính của tác phẩm

Tuy vậy, trong nghiên cứu và giới thiệu văn học Nhật Bản ở Việt Nam chúng ta còn rất ít chú ý nghiên cứu, khai thác đặc trưng thẩm mỹ này của văn học Nhật Bản vốn ra đời từ thời kì đầu trung đại Vì thế, đề tài

“Niềm bi cảm(aware) trong Truyện Genji của Murasaki Shikibu” có ý

nghĩa khoa học thiết thực và cần thiết Một mặt nó góp phần giúp các nhà nghiên cứu và bạn đọc Việt Nam hiểu rõ hơn cơ sở mỹ cảm làm nên nét độc đáo của văn học Nhật Bản Mặt khác, cũng từ cơ sở này, chúng ta có thể lí giải phần nào các hiện tượng, các đường nét riêng của văn học hiện đại Nhật Bản - một nền văn học đồng văn với Việt Nam nhưng lại khác xa với Việt Nam, thậm chí với cả Trung Hoa - một nền văn học đồ sộ mà nó

Trang 6

1.2 Văn học Nhật Bản đã được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường phổ thông, Cao đẳng, Đại học ở Việt Nam Đề tài nghiên

cứu về niềm bi cảm góp phần làm rõ hơn cái đẹp của Truyện Genji, có thể

còn là một tư liệu chuyên sâu về một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Nhật Bản, giúp ích ít nhiều cho việc giảng dạy và giới thiệu văn học Nhật Bản trong nhà trường Từ đó góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nền văn hoá, văn học Việt - Nhật, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác phát triển của hai quốc gia trong kỷ nguyên toàn cầu hoá kinh tế và văn hoá của nhân loại

2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN

Mục đích của luận văn là phân tích bình luận tác phẩm, các mối quan

hệ trong tác phẩm để làm rõ phạm trù bi cảm, một phạm trù mỹ học thời Heian của Nhật Bản Từ đó có thể thấy quan niệm về cái đẹp, những biểu hiện của cái đẹp trong văn học Nhật Bản trung cổ làm nên tính duy cảm, duy mỹ độc đáo của người Nhật

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là khảo sát và phân tích cái bi cảm trong số phận của các nhân vật, trong cái đẹp vô thường của cảnh vật thiên nhiên

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được hiệu quả tốt, luận văn sử dụng phương pháp khảo sát, phân tích các mối quan hệ để triển khai và làm nổi bật vấn đề nghiên cứu

4 PHẠM VI VĂN BẢN SỬ DỤNG

Về văn bản nghiên cứu, tác giả dựa trên văn bản tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt do Nguyễn Đức Diệu chủ biên, gồm hai tập của nhà xuất bản

Trang 7

Khoa Học Xã hội xuất bản năm 1991 làm đối tượng nghiên cứu chính, bên cạnh đó còn tham khảo bản tài liệu tiếng Anh của Arthur Waley, Edward

G Seidensticker, bản tóm tắt tiếng Anh của tác giả: Mari Nagase từ nguồn UNESCO cung cấp

5 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Truyện Genji là tiểu thuyết trường thiên, tiểu thuyết tâm lý mang đầy

đủ các cung bậc tình cảm của tình yêu, luyến ái…và thẫm đẫm chất hiện thực thời Hiean của xứ Phù Tang Vậy nên nó là tâm điểm của nhiều cuộc thảo luận, là đề tài của nhiều nhà nghiên cứu ở Nhật cũng như trên thế giới

Ở Việt Nam, văn học Nhật Bản được biết đến nhiều là Kawabata Yasunari, sau đó là Oe Kenzaburo, Yamamoto Banana và Haruki Murakami và một

số tác giả khác Còn Truyện Genji vẫn chưađược quan tâm thích đáng Tuy vậy tác phẩm cũng đã được tìm hiểu trên vài phương diện mang lại những gợi mở sâu sắc, quý báu hỗ trợ cho chúng tôi có những định hướng cụ thể khi tiến hành thực hiện đề tài

5.1 Tài liệu tiếng Anh

Trên các kênh thông tin về văn học Nhật ở nước ngoài, tư liệu nghiên cứu bằng tiếng Anh khá phong phú Các học giả quan tâm đến văn học Nhật đã dịch và giới thiệu, thảo luận thông qua Anh ngữ nhằm đưa tác phẩm văn học gần với cộng đồng quốc tế hơn Từ việc tìm hiểu những tài

liệu nghiên cứu tác phẩm Truyện Genji, chúng tôi rút ra được những vấn đề

có liên quan như:

Trong cuốn: “A reader’s guide to Japanese Literature”(Hướng dẫn

độc giả làm quen văn học Nhật Bản)[81], J.Thomas Rimer đã đánh giá hệ

Trang 8

là nhân vật Genji Từ nhân vật đóng vai trò trung tâm này, nhiều mối quan

hệ xung quanh tạo nên những câu chuyện, tình tiết phức tạp được chuyển tải qua cảm quan Phật giáo Nó giống như vòng tròn của cuộc đời trôi chảy

theo kiếp luân hồi Khả năng thẩm thấu nghệ thuật của tác giả qua niềm bi

cảm đối với sự phù du của kiếp người Tác giả J.Thomas Rimer đã đánh giá

tác phẩm trên ba khía cạnh cơ bản: tính hiện thực, cảm quan Phật giáo và

niềm bi cảm tồn tại trong toàn bộ tác phẩm Trong đó, tính hiện thực là

công cụ nhằm chuyển tải tư tưởng của tác giả qua sự ảnh hưởng của Phật

giáo và quan niệm thẩm mĩ niềm bi cảm(aware)

Cuốn “A dictionary of Japanese culture”(Từ điển văn hoá Nhật

Bản) [76] của Seisuko Kojima và Gene A.Crane cũng đưa ra hai vấn đề

chính trong Truyện Genji: âm hưởng Phật giáo và mỹ quan thẩm mĩ Tác

giả đã cho rằng chủ đề về Phật giáo trong tác phẩm tập trung vào khía cạnh

sự ngắn ngủi, phù du của cuộc đời và yếu tố nghiệp hiển hiện trong tác phẩm Cảm quan thẩm mĩ của tác phẩm là: “xúc cảm thẩm mỹ gắn với nỗi

buồn man mác” hay được gọi là niềm bi cảm Hai yếu tố trên có sự ảnh

hưởng to lớn đối với tác giả và tác phẩm và đó là ý nghĩa sâu sắc, chủ đề chính được rút ra từ tác phẩm

William J Puett trong cuốn “Guide to the Tale of Genji”(Hướng dẫn

về tác phẩm Truyện Genji)[84] đề cập khái niệm aware được hiểu trong

nhiều hoàn cảnh, trên nhiều phương diện và từ nhiều ý kiến tranh luận khác nhau Các tác giả Morris, Valey, Tsunoda, Keene, De Bary, Miner,

Cranston, Anesaki đều có cách định nghĩa về khái niệm aware, và họ cũng

có những điểm chung bổ sung cho nhau cùng đi đến thống nhất về khái niệm và cách biểu hiện của quan niệm thẩm mĩ này Tác giả chỉ ra rằng: có

hai nguyên lý đang vận hành trong Truyện Genji Trong khi tiểu thuyết lấy

cớ miêu tả đời sống cung đình Heian đã khéo léo thể hiện đề tài của mình

Trang 9

qua miêu tả sự ngắn ngủi của tình yêu, miêu tả cuộc sống tao nhã và cái

đẹp Và rốt cuộc là tiểu thuyết viết về niềm bi cảm, nỗi buồn Cái đẹp trong tác phẩm còn thể hiện trong miyabi (tao nhã), một quan niệm thẩm mĩ

thanh cao, đặc sắc của đời sống cung đình thời Heian tiếp nối cho đến ngày

nay của người Nhật Một trong những đối tượng của miyabi là người phụ

nữ đẹp, thậm chí tiểu thuyết được viết bởi người phụ nữ Người phụ nữ trong tiểu thuyết xuất hiện trong thời điểm đỉnh cao nhất của họ như là đối tượng của vẻ đẹp hoàn hảo Từ tiểu thuyết, hiện thực về đời sống đã trải qua như: sự tao nhã, tinh tế, cái đẹp được ghi chép như sự hoài cổ về cảnh buồn bã, u hoài, một cách sống hay một khoảnh khắc toả sáng trong văn hoá Heian

Trên trang website http://www.inform.umd.edu[75], Pin Fang Su đã

có bài thảo luận về nhân vật Genji Theo học giả, để hiểu nhân vật Genji chúng ta có thể tìm hiểu những vấn đề xung quanh nhà văn Murasaki Shikibu và những người phụ nữ bên cạnh Genji Trước khi bàn về Genji người ta đã nghĩ đến những gì ảnh hưởng tới Mursaki Shikibu để tạo nên KoGenji, (Ko trong nghĩa cổ có nghĩa là xinh đẹp và duyên dáng) Một chàng hoàng tử đẹp từ dáng vẻ bên ngoài, hấp dẫn từ những cốt cách bên trong, từ tài năng thiên bẩm, từ vị thế xuất thân…đã làm mê đắm bao cô gái con nhà quyền quý, tài sắc, đức độ vẹn toàn Tác giả bài viết cho rằng, để xây dựng hình tượng Genji như vậy, nhà văn đã có một quá trình nung nấu

từ chính cuộc đời riêng tư của mình Khi còn trẻ, Murasaki đã mồ côi mẹ

và được cha dạy dỗ cùng với người anh trai trong môi trường học vấn bậc cao Bà tỏ ra có trí thông minh hơn người và học nhanh hơn anh trai, biết đọc cả chữ Hán, thứ chữ chỉ dành cho Nam giới Bà sớm ý thức về bản thân mình và vì vậy lấy chồng muộn khi đã 29 tuổi xuân Chồng là một người đàn ông đã có vợ cũng không tài cán gì Cuộc sống dường như quá ngắn

Trang 10

Genji là hình tượng nhà văn muốn gửi gắm những niềm mơ ước về một người đàn ông lý tưởng Ở chàng hội tụ tất cả những gì tinh tuý nhất Tuy vậy đã có nhiều người khen, chê về hình tượng lý tưởng này Theo học giả Pin Fang Su có nhiều lí do để có thể khẳng định Genji là người đàn ông

lý tưởng trên cơ sở đặt tác phẩm trong bối cảnh lịch sử xã hội thời bấy giờ Trước hết, Heian là thời kỳ kéo dài từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII, thời Trung cổ Nhật Bản với chế độ phong kiến đa thê Tuy nhiên chính bản thân chàng Genji hào hoa cũng có sự cuốn hút đặc biệt Genji rất thông minh và khéo léo trong thể hiện tình cảm của mình Genji là người chu đáo, ân cần,

có trách nhiệm khi chăm sóc tất cả các người tình của mình Chàng là một người đa cảm, lãng mạn Trong khi thế sự luôn thay đổi, chàng không màng đến chính trị mà say mê với nghệ thuật, hội hoạ, thi ca, nhảy múa, chữ nghĩa Như vậy, Pin Fang Su đã đưa ra quan điểm của mình khi bình giá về nhân vật từng có nhiều tranh cãi để từ đó khẳng định tính hiện thực của tác phẩm và sự ảnh hưởng đối với tư tưởng của chủ thể sáng tạo ra nó

ngữ thi ca bằng cách làm riêng của họ Mono no aware là khái niệm trung

tâm, cơ bản của quan niệm thẩm mĩ người Nhật trong thời hiện đại Đó là công cụ giao cảm đầu tiên của con người với thế giới chỉ có ở Nhật

Nói đến aware trong Manyoshu(Vạn diệp tập), người Nhật cho rằng

đây là tác phẩm thể hiện đặc trưng quan niệm thẩm mĩ của họ lẫn quan niệm sống của họ trong quá khứ Bằng cách cảm nhận đặc biệt về cuộc

sống thông qua aware, người Nhật đã phản ánh bi kịch của cuộc sống con người trên trái đất này Từ đó phát hiện ra quan niệm thẩm mĩ aware và

Trang 11

mono no aware là nguyên lí cơ bản trong cách thể hiện của các sáng tác

văn học viết và phim hiện đại

Kondo Tomie trong cuốn: 105 key words for understanding

Japan(105 từ khoá để hiểu đất nước Nhật Bản) [66] đã xác định thuật ngữ aware là kết tinh quan niệm thẩm mĩ thời kì Heian Con người thời Heian

say mê cái đẹp, đặc biệt là nữ giới trong cung đình Đỉnh cao của cảm giác

khi thưởng thức cái đẹp thể hiện trong aware khi tiếp xúc với cái nhất thời,

thoáng qua, phù du của sự vật như: mùa, sự cầu nguyện hay tiếng reo vui, hay cảnh vật buổi sáng cũng làm cho con người xúc động sâu sắc

Trong bài báo: Genji monogatari: a romance in three parts (Truyện

Genji: tác phẩm lãng mạn gồm ba phần) [65], Leslie Inamasu đã trình bày

quan điểm của mình về tình yêu trong ba người phụ nữ với ba tính cách, số phận khác nhau nhưng cả ba hợp lại thì trở thành một người phụ nữ hoàn hảo Ở họ, phẩm chất của người phụ nữ vượt qua mọi giới hạn của mẫu người phụ nữ Heian theo quan điểm của Murasaki Shikibu Nếu Yugao là một mẫu phụ nữ nồng nhiệt, say đắm trong tình yêu thì Akashi là một người vợ người mẹ quý tộc, còn Ukifune là nguyên mẫu của một Nicô Ukifune là sự tiếp nối của Yugao trong mối quan hệ: Genji và Tono Chujo, Kaoru và Niuo Ở ba người phụ nữ này xuất hiện tình yêu chớp nhoáng, lãng mạn, cuồng nhiệt khi tình yêu đến với mình Tất cả họ đều nằm trong

sự chi phối của quan niệm thẩm mĩ của nhà văn khi sáng tạo nên tác phẩm.Nhà văn đã hư cấu nên câu chuyện về triều đình Heian và những người phụ

nữ có vị trí trong xã hội đó với những mối quan hệ phức tạp nhằm làm nổi bật đời sống tinh thần của họ trong mối quan hệ với hiện thực đời sống cung đình

Trang 12

Công trình “Lịch sử văn học Nhật Bản”[44] của Suichi Kato do Trần

Hải Yến dịch là bức tranh đầy đủ nhất về văn học Nhật Bản Trong phần

viết về Truyện kể Genji, tác giả cuốn sách đã đưa ra những phân tích giá trị

về hình thức lẫn nội dung của tác phẩm Tác giả bàn về lối tự sự, phong cách văn chương, ngôn ngữ, sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với tác phẩm Đặc biệt, nhà nghiên cứu đã đề cập đến dòng chảy thời gian trong tác phẩm

là sự phát hiện rất có giá trị liên quan đến cảm thức thẩm mỹ aware “Vậy

cái gì là riêng chỉ Genji monogatari có và thể hiện trong suốt 54 chương sách? Theo tôi đó là sự nhận thức về tính hiện thực của dòng chảy thời gian, cảm giác về tính hiện thực của thời gian như một cái gì đó khiến cho mọi hoạt động và cảm xúc của con người ý thức rằng họ chỉ sinh ra trên trái đất này chỉ một lần: “Đời chẳng dài chi hãy tận hưởng nó dù chỉ còn lại một hay hai ngày”(Tenarai) Điều này nghĩa là sự hữu hạn của đời người và

sự vĩnh hằng đều gói gọn trong “chỉ một hai ngày” [44,153] Vấn đề này được tác giả đề cập trên nhiều khía cạnh biểu hiện trong tác phẩm và nghệ thuật của tác giả mang lại những gợi mở sâu sắc cho người đọc Chính tác giả đã đề cao vai trò của dòng chảy thời gian như là một yếu tố quan trọng, quyết định thành công của tác phẩm sau này: “…Murasaki đã thành công trong việc truyền đạt cường độ thời gian Sự thật về tính nhân đạo mà Genji monogatari trình bày với chúng ta không phải là số phận, cũng không phải

sự phù du của kiếp người mà là dòng chảy thời gian, một điều rất bình thường nhưng lại rất căn bản đối với chúng ta Để thể hiện hoặc lí giải sự thật này quả thật cần đến một tiểu thuyết trường thiên” [44,153]

Trong “Cảm nhận mới về văn hoá và văn học Trung Quốc”[48], Lê Huy Tiêu đã so sánh tác phẩm “Truyện kể Genji” với tác phẩm“Hồng Lâu

Mộng” Ông đã tìm ra mối quan hệ giống nhau giữa hai tác phẩm thể hiện

qua hai nhân vật chính: Genji và Giả Bảo Ngọc - những chàng trai đẹp, tài

Trang 13

hoa, phong lưu Cả hai đều có tài chiếm trái tim của các mỹ nhân và cũng đem lại không ít đau khổ Hệ thống các nhân vật nữ cũng tài hoa mệnh bạc, sống trong tình yêu thuỷ chung, son sắt Bên cạnh đó về mặt nghệ thuật: phương pháp tả thực, kết cấu chặt chẽ, về độ dài tác phẩm, xây dựng hình tượng nhân vật, kết cấu thơ ca lẫn văn xuôi đều có sự giống nhau Tác giả bài viết còn đưa ra sự khác biệt trong hai tác phẩm như về hôn nhân, thái

độ phản ánh của nhà văn

Một trong những cuốn sách nghiên cứu khá sâu và đầy đủ về văn học

Nhật Bản là cuốn“Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868”[5] của Nhật Chiêu Tác giả đã đề cập nhiều vấn đề về tác phẩm Genji monogatari Ông cho rằng thời kì Heian là thời kì của cái đẹp và Truyện Genji thể hiện thế giới của niềm bi cảm Tác phẩm chịu sự chi phối của cảm thức chung tinh

tế đó “Genji là tác phẩm cổ điển hiếm hoi cố gắng phát hiện thế giới bên

trong ấy qua những cảm thức say mê, mơ mộng, tưởng nhớ, tuyệt vọng, u

buồn xao xuyến…đặc biệt là niềm bi cảm đối với thời gian”[5,116] Và

“Thời gian có thể huỷ diệt tất cả, nhưng các nhân vật của Murasaki thường vượt ra khỏi sự chế ngự của thời gian dù họ vẫn bị huỷ diệt Ta vẫn nhớ về

họ như nhớ tuổi trẻ và sắc đẹp Họ không tàn tạ”[5,119] Như vậy, Nhật Chiêu đã phát hiện niềm bi cảm trong tác phẩm thể hiện rõ nhất qua yếu tố thời gian trong vòng đời của nhân vật Niềm bi cảm ấy còn thấm đẫm vào thiên nhiên “Tóm lại aware là một niềm bi cảm trước vẻ đẹp não lòng của thiên nhiên và nhân thế” [5,121]

Cuốn “Văn học Nhật Bản từ cổ đến cận đại”[42] của N.I.Kônrat do

Trịnh Bá Đĩnh dịch đã nêu ra năm ý kiến khác nhau của giới phê bình về

tác phẩm Truyện Genji Đầu tiên là cuốn tiểu thuyết như sự truyền bá ngấm ngầm cho đạo Phật, tác phẩm được viết với mục đích giáo huấn, Truyện

Trang 14

cuối cùng tác phẩm chuyên làm sáng tỏ những nguyên tắc độc đáo của mĩ

học Nhật Bản biểu hiện trong định thức mono no aware(sự quyến rũ của sự

vật).Tác giả dẫn quan điểm của nhà sử học Nhật Bản Igarashi “…đối với Murasaki viết tiểu thuyết không phải là việc tổ chức tài liệu để tiêu khiển cho những bà buồn chán trong những lúc rỗi rãi, mà là công việc tái tạo lại bức tranh của cuộc sống con người với tất cả những biểu hiện của nó trong

đó có cả những người tốt và những kẻ ngu ngốc Cái đó một lần nữa lại là điều mới mẻ với nhà văn Nhật Bản thời kỳ này.”[42,177] sau đó khẳng định: “thể loại của tác phẩm là tiểu thuyết hiện thực, phong cách - vabun,

đề tài - người bạn tình và người phụ nữ Heian Đó là ba toạ độ của

Genji”.[42,186] Bên cạnh đó, còn có cách lí giải về bố cục tác phẩm của

giáo sư Phujioka Từ cách chia tác phẩm ra thành ba tập lớn, giáo sư cho rằng: “Khi đọc tác phẩm dù không chủ tâm thì vẫn có cảm giác rằng nó có

ba phần: “tuổi trẻ, những năm trưởng thành và khi về già của nhân vật hoặc theo một kết cấu khác: những năm vô tư, những năm vinh quang, những

năm trả giá”[42,204] Qua đó giáo sư đặt tác phẩm trong sự vận động của

thời gian và hoàn cảnh với sự phát triển của nhân vật chịu sự ảnh hưởng của lý thuyết Phật giáo

Trên đây là những công trình nghiên cứu chính đã công bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả trong luận văn này Tất cả các kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước đã giúp cho tác giả luận văn có cơ

sở để triển khai đề tài nghiên cứu của mình

6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành ba chương:

Chương I: Thời đại Heian và khái niệm niềm bi cảm(aware)

Trang 15

Chương II: Niềm bi cảm với số phận các nhân vật

Chương III: Niềm bi cảm với thiên nhiên tươi đẹp

CHƯƠNG I THỜI ĐẠI HEIAN VÀ KHÁI NIỆM NIỀM BI CẢM (AWARE)

I.1 Thời đại Heian

Thời kì Heian kéo dài từ năm 794 đến năm 1185 Năm 781, Thiên hoàng Kammu lên ngôi và dời kinh đô từ Nara về kinh Heian vào năm 794 đánh dấu đất nước bước sang một thời đại mới kéo dài khoảng 400 năm Đây được xem là thời kì văn hoá, xã hội phát triển mạnh mẽ và đa dạng Trong thời kì này đặc biệt có sự phát triển của dòng họ nhiếp chính

Fujiwara, dòng họ thống trị triều đình, bành trướng thế lực Dựa vào vị thế Thiên hoàng, các nhánh của dòng họ này một mặt có những cải cách để

củng cố luật lệnh, một mặt tranh giành quyền lực lẫn nhau tạo nên những

biến cố về chính trị Các gia tộc khác đều bị dòng họ này đồng hoá bằng các cuộc hôn phối Vậy nên, giới quý tộc thời kì này rất giàu có, xa hoa,

hưởng lạc Các công trình văn hoá được xây dựng nhiều phục vụ cho tín

ngưỡng và sự phát triển của đô thị Cuối thời Heian, loạn chiến tranh giành quyền lực diễn ra khiến chính trị xã hội bất an Tầng lớp võ sĩ, cũng như

các thế lực mới khác bắt đầu có vị trí trong xã hội Xã hội đang chuyển dần

sang xu hướng khác, nhường lại một thời kì vàng son đã qua để bước vào một thời kì mới với nhiều biến cố, thời kì Kamakura

Trang 16

Có thể nói, bất kỳ một quan niệm thẩm mĩ thuộc thời kỳ nào trong xã

hội cũng đều chịu sự ảnh hưởng của các tư tưởng thời đại đó Niềm bi

cảm(aware) được xem là một quan điểm thẩm mĩ bị ảnh hưởng sâu sắc từ

tôn giáo mà đậm nhất vẫn là Phật giáo(Thiền Zen) trong thời đại Heian

tư tưởng đa thần , phức tạp Bởi vậy J.Mtel một nhà Nhật Bản học đã cho rằng: “Người Nhật mượn Phật giáo và Nho giáo cũng như người châu Âu

đã mượn đạo cơ đốc và triết học Hy Lạp về cái Logos Nhưng họ từ chối cái mệnh trời, những khoa thi và các viên chức Nho sĩ sự hoa mỹ bồng bột của một số nghệ thuật tạo hình Sau cùng, hoàn cảnh đảo quốc đã cho phép Nhật Bản có ý thức về cả tính độc đáo của nó lẫn sự tồn tại của các nền văn minh khác Trung Quốc chỉ biết có một nền văn minh, nghĩa là bản thân nó, còn những người khác đều là man rợ Nhật Bản, trong khi giữ khoảng cách với nền văn minh Trung Hoa, thậm chí còn có khả năng hơn để hiểu về tính

đa dạng của các giá trị về văn minh, và như vậy là nó có thể mở cửa mà không từ bỏ bản thân mình”[31,53]

Từ thời Nara(710 - 794) Phật giáo được đưa vào trong chính sách của nhà nước, chùa chiền được xây dựng khang trang bên cạnh đời sống nhân

Trang 17

dân nghèo khổ Cuộc sống bị đảo lộn bởi thế lực nhà sư lên ngôi Vào thời Heian, tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân theo đúng nghĩa của nó, bởi có sự can thiệp của giai cấp thống trị nhằm kìm giữ sự lộng hành của giáo giới, tăng ni phật tử, không để xảy ra như thời Nara Phật giáo tạo cho người dân niềm tin vào cuộc sống, vào thế giới bên kia của cuộc đời, tin vào đức Phật để con người sống hướng thiện Tuy nhiên, đây là thời kỳ cực thịnh của giai cấp quý tộc nên đã tác động rất lớn tới đời sống chính trị và tôn giáo Lúc này ở Nhật xuất hiện các tông phái Phật giáo mới Các giáo phái du nhập từ Trung Hoa như: Thiên thai tông

và Chân ngôn tông Trong số các tín đồ có nhân vật Kukai đã sáng lập ra Mật giáo, được xem là người thông tuệ nhất trong lịch sử tôn giáo Nhật Bản, đã ảnh hưởng đến ngay cả giới quý tộc, triều đình phong kiến Hành đạo của Mật giáo, Chân ngôn tông có nhiều yếu tố trong đó có Thiền định Ông truyền dạy con đường thành Phật thông qua thực hiện các thực hành của Mật giáo trong đó có việc ngồi Thiền Và con người khi đạt đến tối thượng gọi là Chân ngôn Chân ngôn đã trở thành tôn giáo của dân tộc, do

đó văn học nghệ thuật được khuyến khích dưới sự ảnh hưởng của Kukai Chính nghệ thuật bị ảnh hưởng, đi liền với tôn giáo vì bàn đến nghệ thuật là đến với cái chân-thiện-mỹ và văn học đã làm nên công cụ là phương tiện sinh động nhất về nhân sinh quan tôn giáo Trong văn hoá, đặc biệt là văn học, tác phẩm Manyoshu(Vạn diệp tập) đề cập đến “sự phù du của kiếp người” và có thể xem một phần ảnh hưởng của Phật giáo Tuy nhiên quan niệm sự phù du của kiếp người không phải hạt nhân triết học của Phật giáo

Sự ảnh hưởng của Phật giáo còn thể hiện rõ vào thời kỳ Heian, tuy nhiên, nó đã bị biến đổi trong cảm quan của người Nhật cùng với sự xâm nhập của Thần đạo(Shinto) Sự dung hợp giữa Phật giáo và Thần đạo diễn

ra vào thời Nara Đến thời Heian Phật giáo có sự bảo trợ của chế độ phong

Trang 18

kiến nên phát triển mạnh và chia nhiều tông phái, trong đó có Thiền tông Một số giáo phái Phật giáo cho rằng: chúng ta đang sống trong thời thứ ba, xét trong sự luân chuyển về mặt thời gian thì thế giới này đang nằm trong

sự suy thoái Vậy nên đời sống của con người được xem là suy đồi trầm trọng Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong suy tư của người Nhật về thực tại tối hậu Cho dù họ bị ảnh hưởng sâu rộng của quan niệm Thần Đạo

về thế giới, nhân sinh nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi viễn tượng Phật giáo về cái vô thường, vô ngã, duyên khởi nghiệp

Nghệ thuật Phật giáo ở Nhật cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến cảm quan thẩm mĩ người Nhật Nhất là khi xã hội xem Phật giáo là quốc giáo, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của đế chế cai trị Nghệ thuật Phật giáo được sử dụng rất nhiều trong hành đạo nhằm mục đích làm cho không khí tiến hành nghi lễ, tạo nên không gian và thời gian linh thiêng, nhằm tăng cường quyền năng tối thượng của Phật giáo Mặc dù nghệ thuật Phật giáo Trung Hoa du nhập vào Nhật nhưng đã được văn hoá của dân bản xứ tái tạo lại Nghệ thuật Thiền Zen ở Nhật chịu ảnh hưởng quan niệm thẩm mĩ của đời nhà Tống ở Trung Hoa Đặc điểm của nó là sử dụng những khoảng trống cần thiết, sự kiềm chế …để tạo nên một cảm giác gọi là “sắc là không, không là sắc” theo quan niệm của Đại Thừa “Nghệ thuật Phật giáo ở Nhật Bản, giống như nghệ thuật Shinto(Thần đạo), luôn luôn phản ánh mối quan tâm về tính tự nhiên và giản dị, mang lại quan niệm rằng đời sống là nghệ thuật sống đẹp và thanh cao”[56,354]

Bên cạnh đó, quan niệm phi nhị nguyên của Đại Thừa về luân hồi và niết bàn biểu hiện dưới dạng cái Đẹp trong đời sống thường nhật Quan niệm về cái Đẹp rất đơn giản nhưng rất khó biểu hiện Chẳng hạn như nét chấm phá trong bức tranh thiên nhiên hoặc trong những bài thơ Phật giáo

Trang 19

nắm bắt một cảm nhận sâu xa của trải nghiệm niết bàn trong khoảnh khắc ngay giữa đời sống tự nhiên để diễn tả cảm thức về cái vô thường Chính vì vậy tất cả “niềm bi cảm” bị chi phối bởi thế giới quan Phật giáo, đậm đặc ở Thiền Zen

Quan niệm đạo đức của Thiền trong Phật giáo đã khẳng định thực tại

có cả đúng và sai, thiện và ác Và mọi giá trị đạo đức đều là tương đối Đức hạnh không chỉ tuân giữ giới luật mà còn phải trải nghiệm, thức tỉnh nội tâm mà thành Như vậy, Thiền tông đã đề cao sự vận động nội tại của bản thể con người Tính hướng nội thể hiện rõ trong quan niệm về đạo đức này Chính vì vậy Thiền ở Nhật đã chỉ ra con đường chuyển hoá rất đặc trưng là không chủ đích, không chủ tâm Dogen khuyên rằng chỉ nên ngồi yên lặng không làm gì, để cho tâm trí trống rỗng Để như vậy để nhận ra tâm thanh tịnh của Phật giáo và trải nghiệm trạng thái giác ngộ và thực hành tham thiền Thiền khi vào Nhật Bản đã lột bỏ tính huyền bí của Ấn Độ và tính chất trừu tượng, siêu hình, quan điểm nghịch thường của Đạo Lão và tư tưởng thực dụng của Khổng Giáo Thiền mang đặc điểm tinh tế, chính xác

và đơn giản ở Nhật Vừa là nguồn gốc phát sinh cũng là cơ sở của văn học nghệ thuật ở Nhật Bản, Thiền gợi hứng cho Trà đạo, Hoa đạo, Thư đạo, Thiền hoạ, Khứu đạo, Cung đạo, Kiếm đạo…

Thần đạo là một tín ngưỡng tôn giáo bản địa xuất phát từ Nhật Bản, tuy vậy nó vẫn có ảnh hưởng của Phật giáo và mối quan hệ đó qua lại lẫn nhau Do tính chất mặt trời của Phật đại nhật mà các tín đồ của Chân Ngôn cho là vị thần tối cao của Thần đạo: Amaterasu(nữ thần mặt trời) là hiện thân của đại Phật ở Nhật Đó là cái gốc của Thần đạo Nhị nguyên, có sự bao hàm cả Đạo Phật và Thần đạo Vì thế việc hành đạo của cả hai cùng một lúc nhưng không mâu thuẩn với nhau Vậy nên vẫn có người theo quan điểm tôn giáo kết hợp giữa Phật giáo và Thần đạo Tuy nhiên giữa chúng

Trang 20

có sự khác biệt rõ nét Thần đạo dạy rằng tự nhiên và con người vốn trong sạch tự nguyên khởi thì Phật giáo Nhật Bản nhấn mạnh rằng: ý niệm về “sự giác ngộ tự bản nguyên” Hay Thần đạo cho rằng sự ô nhiễm và uế tạp ám cái bản tính tự nhiên thì Phật giáo chỉ ra rằng cái giác ngộ bản nguyên bị

mờ ám bởi tham, sân, si Thần đạo cho rằng sự thất bại và cái chết xảy ra,

gắn liền với sự sinh ra đời sống Mọi tội lỗi là uế tạp và Kami(thần) là thanh sạch Tuy nhiên tội lỗi và bạo hành cũng có Kami, chúng là nguồn gốc sinh ra cái thiện và cái ác trên thế giới Vì vậy Motoori Norinaga giải thích rằng: “Shinto nhìn nhận cái chết và cái ác như một phần của sự sống

mà không phải từ chối bằng niềm hi vọng vào kiếp sau Chẳng có gì đáng buồn hơn cái chết, còn sai lầm thì như bụi bẩn bay vào cơm”[56,311] Điều

đó cho chúng ta thấy rằng nhà Shinto học nổi tiếng này đã chỉ ra vấn đề cơ bản của Thần đạo khi phủ nhận cái chết để đề cao sự sống có ý nghĩa trên thế giới thực tại này Và trong quan niệm của Thần đạo điều con người trở nên sống có ý nghĩa hơn, viên mãn hơn chính là con đường thanh tẩy Thần đạo chỉ ra rằng con đường thanh tẩy trước hết phải có trái tim trong sáng Thanh tẩy cả về thể xác và tâm hồn Vì vậy phải cải biến nội tâm, hình thành tình cảm kính sợ và trọng vọng, ngưỡng mộ và sùng bái đối với Kami

Quan niệm Thần đạo cho rằng: các thành tố tự nhiên đều là những đứa con thanh khiết, đẹp của Kami(Thần), con người cùng với Kami kết hợp nhằm phát triển những điều tốt đẹp đó Sự hiện diện của Kami không chỉ qua lời nói mà còn thể hịên qua năng lực nhận thức thẩm mĩ về cái đẹp trong giới tự nhiên Điều này gần gũi với cách cảm thụ cái đẹp trong quan

niệm thẩm mĩ aware Nhân sinh quan của Thần đạo đã mang lại cho hình

thức nghệ thuật ý thức về tính giản dị, tự nhiên, sự phản ánh trái tim trong sáng và chân thật Qua các nghi lễ thờ cúng, lễ hội, nhạc,… cho thấy Thần đạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan niệm nghệ thuật đương đại khi Thần đạo

Trang 21

có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến văn học trong các tác phẩm thờ cúng cổ xưa theo hình thức Uta hay waka tồn tại nhiều trong các văn bản huyền thoại và đặc biệt trong tập thơ Manyoshu(Vạn diệp tập) Nhiều bài thơ thể hiện mối tương giao, tương cảm tự do giữa con người và Kami

Quan niệm đạo đức của Thần đạo xem cảm thức đạo lý là thuộc tính tự nhiên của nhân sinh Trong xã hội tồn tại các trạng thái: chết, tình dục, trộm cắp…Cái ác xuất hiện là do Kami nổi giận, cái thiện xuất hiện khi Kami nguôi giận và ban cho sự sống những ân huệ Tất cả đều từ Kami mà

ra Như vậy điều may mắn và rủi ro xảy ra không tuân theo một chuẩn tắc nào, cái ác, cái thiện không theo nguyên lý và không kiểm soát được Shinto là phóng túng, vô luân? Không hoàn toàn như thế Nói chung con người phải tuân theo một trái tim chân thành, cư xử phải tao nhã, phù hợp, hướng đến cái thiện Cái ác tâm, thù hận, ích kỷ…phải từ bỏ và làm việc theo thiện chí, hợp tác trong con đường đến với cái thiện Như vậy, nhằm vào sự phát triển nội tại của bản thể trong sự chuyển biến Shinto đã đưa ra một quy tắc về con tim chân thành, phẩm chất đạo đức quan trọng là chân thực và trọng danh dự Xuất phát từ nhân sinh quan ấy, Shinto đặt việc xử thế trong mối tương tác phải hợp cảnh, hợp tình và mang tính tự nhiên chủ nghĩa Bởi lẽ, tất cả sự vật và con người đều bắt nguồn từ Kami nên luôn mang trong mình bản chất thanh khiết lành mạnh và đời sống thiện lành là đời sống hoàn toàn tự nhiên Con người không đối lập với tự nhiên Nhu cầu của con người là bản năng tự nhiên, những đam mê, ham muốn đều lành mạnh và làm theo trái tim chân thành, ngay thẳng-tình dục Bởi vậy, người Nhật luôn mở lòng đón lấy thiên nhiên tươi đẹp và làm cho nó trở nên tươi đẹp hơn Chính một số khía cạnh của sự hoà hợp đó là giá trị mà người Nhật luôn mong muốn ở nghệ thuật ý thức được trách nhiệm của con

Trang 22

người đối với Kami làm cho đời sống của họ cùng với thế giới tự nhiên trở nên đẹp nhất

Đạo đức trong quan niệm của người phương Đông là những hành động của xã hội thuộc về con người, một mô hình về cách sống, hay là quan niệm sống, bao gồm cả thái độ của con người đối với thần thánh(tôn giáo), những nguyên tắc hành xử giữa sinh vật này và sinh vật khác Đạo đức Nhật Bản có nét riêng biệt, độc đáo tuy vẫn nằm trong sự chi phối của

hệ thống tư tưởng phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc Người Nhật Bản

cố đại cho rằng mọi hiện tượng đều là biểu hiện của thần (Kami) Trong

Nihon shoki, người Nhật quan niệm rằng con cháu của đôi vợ chồng

Izanagi và Izanami ban sơ là đảo và đất liền chứ không phải con người Cho nên con người không được xem là trung tâm hay có vị thế cao hơn hoặc đối lập với tự nhiên Tất cả đều nằm trong mối quan hệ gia đình Con người, thiên nhiên và thần linh luôn có mối quan hệ gần gũi trong đời sống cộng đồng, trong nghệ thuật cũng như trong tư tưởng thẩm mĩ mọi thời đại

ở Nhật

Quan hệ qua lại giữa tín ngưỡng bản địa với Phật giáo và Thần đạo tạo nên một sự gặp gỡ chung ở lòng vị tha, trung thành và lối sống hướng đến cái thiện Sự dung hợp đó hun đúc cho tính cách của người Nhật mang đậm tính nhân văn, nhân ái Họ có xu hướng đi sâu vào cái tâm linh, hướng nội với những giá trị đạo đức cao đẹp, thánh thiện, trong sáng, đẹp đẽ nhằm mang lại những quan niệm thẩm mĩ về cuộc đời về con người trong mối tương giao, hoà hợp với thiên nhiên tươi đẹp trên xứ sở hoa anh đào Tư tưởng tâm linh của người Nhật được bắt nguồn, tiếp biến qua nhiều thế hệ Theo nhà nghiên cứu Vladimir Devidé cho rằng: “…thiên hướng cơ bản trong triết học và văn hoá phương Tây dựa trên sự rõ ràng và dựa vào cái đang thực sự tồn tại Cái tốt, cái đẹp và sự sáng tạo, tất cả đều được định

Trang 23

nghĩa trong sự tồn tại của nó Vì thế sự không hoàn hảo hay khuyết thiếu sẽ

bị coi là một dạng không tồn tại Ngược lại, thiên hướng cơ bản trong triết học và văn hoá Phương Đông lại nghiên về hư vô, không phải với nghĩa phủ định của phương Tây, một thuật ngữ rất vô thức song lại có ý nghĩa cực kì to lớn trong cội nguồn văn hoá và tâm lí con người Nhật

Bản…”[80,125] Như vậy, mỹ cảm aware thấm nhuần trong văn hoá

Nhật Bản và được bắt nguồn từ sự kết hợp giữa các tôn giáo khác nhau Trong đó, thẩm mĩ Thiền có ảnh hưởng lớn nhất, trong đặc tính văn hoá của người Nhật đã góp phần làm nên sự hoà hợp tuyệt vời giữa nghệ thuật và tôn giáo

Có thể nói cảm xúc aware phát triển theo tự nhiên, trong sự xung đột

mâu thuẫn giữa tín ngưỡng tự nhiên của Shinto giáo và những điều cấm của Phật giáo Sự xung đột đó đã một phần thúc đẩy đi đến sự thống nhất tư tưởng hoà hợp với thiên nhiên nhằm chống lại triết lý có tính siêu nghiệm của một thế giới khác ngoài tự nhiên Nằm trong ý thức hệ đó, thời Heian, người Nhật đã biết cách cảm thụ cái đẹp u huyền

* Phong tục

Quan niệm thẩm mĩ của người Nhật có nét độc đáo riêng biệt Ảnh hưởng mạnh nhất đối với nghệ thuật là quan niệm về cái đẹp, cách cảm nhận cái đẹp và tạo nên cái đẹp của người Nhật Ở Nhật, đi khắp đất nước

từ Hokkaido đến Kyushu chúng ta thấy ở đâu cũng có hoa đua nở bốn mùa khoe sắc, hoa trong vườn, hoa trồng trong chậu, hoa trên các nẻo đường khiến du khách phải ngỡ ngàng vì sao mảnh đất cằn cỗi này lại có những sắc màu của sự sống mơn mởn và tươi đẹp đến thế Đó là xuất phát từ quan niệm sống của họ thích làm đẹp bằng cách trang trí tỉ mỉ cho mình từ những cái nhỏ nhất, tuy đơn giản nhưng toát lên vẻ đẹp tiềm tàng đầy sức sống Không rắc rối cầu kì trong bố trí màu sắc hay đồ vật nhưng người

Trang 24

xem vẫn thấy một sự thanh nhã, lịch thiệp, sang trọng và tìm thấy cái đẹp trong sự đơn giản đó Đó cũng chính là sở trường của người Nhật khi nắm bắt thần thái của sự vật để làm tôn thêm cái đẹp của nó Khi nhìn vào sự vật người xem cảm nhận cả cảm xúc của người tạo ra nó Họ đặt cái đẹp trên một quan niệm cao hơn bao quát lấy nó là Đạo: trà đạo, hoa đạo, kiếm đạo…Khi tạo ra các phạm trù được xem là đạo người Nhật đã đưa quan niệm tâm linh vào bên trong để nó có sức sống trong cuộc đời

Ở Nhật cái đẹp gắn với nỗi buồn, với sự mong manh, yếu đuối, khó nắm bắt Từ sự vật đến con người, từ hình thức đến nội tâm, cái đẹp ẩn sâu không hiển hiện, nếu bắt gặp một tâm hồn biết cảm nhận thì vẻ đẹp đó càng long lanh, thắm đượm hay thâm trầm, nhẹ nhàng, mênh mang Như phù du trong cuộc đời, cái đẹp có thể xuất hiện trong khoảnh khắc nhưng cũng mất

đi trong giây lát, để rồi nó vẫn còn tồn tại mãi trong nhân gian về một cái đẹp vĩnh hằng Quan niệm đó cắm sâu cội rễ trong cảm quan truyền thống của người Nhật từ xa xưa và được phát triển khi có tôn giáo chắp cánh Bởi thế, nền nghệ thuật Nhật Bản đã có những cách xử thế rất độc đáo, vượt lên trên các quan niệm đạo đức, tôn giáo, để đạt tới cái đẹp thuần khiết, hướng tới cái vô tận của thế giới Người Nhật có tín ngưỡng tôn thờ cái đẹp và họ xem cái đẹp là tiêu thức, chuẩn tắc trong cuộc sống; hay họ lấy cái đẹp để tạo nên thước đo đạo đức của con người

Có thể thấy người Nhật có tính duy mỹ Từ xa xưa họ đã quen sống trong tư duy mỹ thuật độc đáo đó Mọi vật hợp rồi tan, còn cái đẹp thì tồn tại mãi nên đã tạo nên sự nuối tiếc cho cuộc đời và chính sự nuối tiếc đó cũng là vẻ đẹp cao cả nhất Vậy nên con người giữa thế giới này bình tâm,

tự tại mà sống, không cần bám vào bất cứ cái gì nhưng vẫn tha thiết với cuộc đời, sống hết mình với cuộc đời Bởi vậy đến bây giờ có người chất vấn vì sao thế hệ trẻ ngày càng xa rời tôn giáo? Không có tôn giáo làm sao

Trang 25

trị được lòng dân? Người Nhật có quan điểm sống riêng, luôn luôn tuân theo quy tắc của xã hội, theo chuẩn tắc của truyền thống dân tộc và các mối quan hệ xã hội ràng buộc khác Dù một dân tộc có bị văn hoá phương Tây xâm nhập nhưng nó vẫn giữ cho mình những sợi dây liên hệ cơ bản không bao giờ mất với cội nguồn dân tộc

Như vậy từ xa xưa đến thời kỳ Nara cho đến thời kỳ kinh đô chuyển

về ở Heian, Nhật Bản đã phát triển thịnh vượng văn hoá bản địa mang lại

sự phát triển năng lực cảm thụ nghệ thuật tinh tế Điều đó thể hiện rõ trong

nghệ thuật, đặc biệt là trong văn học Quan điểm thẩm mĩ aware và mono

no aware cũng không nằm ngoài quy luật của sự phát triển đó Do vậy aware là trạng thái của cái đẹp do chủ quan tạo ra hơn là kinh nghiệm

khách quan mang đến, một trạng thái cơ bản bên trong hơn là trạng thái bên ngoài Nó khác với quan niệm về vẻ đẹp ở phương Tây là tìm kiếm sự hoàn hảo ở bên ngoài khách thể, một tác phẩm đạt đến sự cao quý, hoàn thiện, tuyệt vời nhất hoặc là một tác phẩm với bố cục khó hiểu đòi hỏi người cảm nhận phải biết cách thưởng thức nó Một vẻ đẹp đạt đến đỉnh cao và duy nhất Còn ý tưởng người Nhật là nhìn thấy vẻ đẹp trong kinh nghiệm của một trái tim, tâm hồn có xúc cảm, đồng cảm đối với khách thể “Đối với thiên nhiên, người Nhật đứng trước mối quan hệ nhiều chiều: vừa bình đẳng, gần gũi trong sự giao cảm thuần phác, vừa xa lạ, huyền bí trong niềm thành kính thiêng liêng pha lẫn nỗi hãi hùng trần tục Cách ứng xử chủ đạo của người Nhật đối với thiên nhiên là cố gắng thích ứng, truy cầu những lợi ích của nó để phục vụ cho mình, không phá vỡ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường”[53,112] Thiên nhiên thường được miêu tả trong trạng thái nguyên

sơ Sự cảm kích trước cái Đẹp như là một trạng thái nhất thời và không nắm bắt được giống như thuyết hư vô và nó bắt nguồn, quan hệ với triết lý của Zen(Thiền), tính siêu nghiệm của thế giới trần tục

Trang 26

*Truyền thống văn học

Nói đến cơ sở để hình thành nên khái niệm thẩm mĩ aware không thể

không nhắc đến yếu tố truyền thống văn học Tuy nhiên cho đến thời Heian

và từ tác phẩm Genji monogatari mới có thể xem là cái mốc quan trọng trong quá trình phát sinh và phát triển sau này của aware, vậy nên những

yếu tố văn học tạo nên tiền đề trước đó còn rất mờ nhạt, hầu như chưa được chỉ mặt, đặt tên mà biểu hiện trên các yếu tố riêng lẻ

Có thể xem Vạn diệp tập là tập thơ đánh dấu những bước đi của aware trước thời Genji monogatari Đây là tập thơ đến bây giờ vẫn chưa xác định

rõ soạn giả là ai Người đóng góp to lớn cho tập thơ đó là Otomono Yakamochi Những bài thơ trong Manyoshu(Vạn diệp tập) chủ yếu được sáng tác trong thế kỷ thứ VII, thứ VIII trên nhiều đề tài về đời sống xã hội,

về tình yêu thiên nhiên, nam nữ, anh em…của các tác giả từ người bình dân đến thái tử, từ người vô danh đến những người có tên tuổi trong giới văn học Các tác giả tiêu biểu như Hitomaro, Kurohito, Akahito, Otokami Tập thơ ghi rõ nhiều trạng thái tình cảm của con người rất chân thật và sinh động Trong tập thơ những cảm giác của con người được trải nghiệm thể hiện trong thơ với nhiều tình huống rất đặc biệt có thể là cảm giác của con người trước cái chết, trước những tình huống oái oăm của cuộc tình, trước

vẻ đẹp thâm u của thiên nhiên…Tất cả đem lại tiếng nói đa thanh cho tập thơ và trong đó bao gồm những âm thanh buồn, dịu dàng phảng phất những nỗi sầu muộn khôn tả trước thời thế, nhân sinh Tất cả tạo nên một nguồn

sống mới cho cảm thức thẩm mĩ sau này của văn học: aware.

Nếu Vạn diệp tập biểu hiện bao quát toàn bộ cuộc sống với những cung bậc tình cảm hồn nhiên, phong phú thì đến thời Heian, Kokinshu(Cổ

kim tập) thể hiện tài năng sáng tạo mang tính nghệ thuật cao hơn Tập thơ được xem như: “một núi đá rêu phong, cổ kính và hùng vĩ trong nền thơ ca

Trang 27

trữ tình Nhật Bản”[5,79] Trong tập thơ này có một người nổi tiếng tài hoa,

đa tình với cuộc đời trôi nổi, phiêu lưu tính ái Ariwara Narihira Thơ ông tràn đầy những khát khao yêu đương và trường cửu Không kém phần mây mưa với chữ tình, nhà thơ nữ Ono no Komachi mang vào trong các tác phẩm của mình sự ám ảnh của tàn phai và u tịch Thơ nàng luôn đượm

buồn và ảo mộng Trong Cổ kim tập, đề tài tình yêu chiếm lĩnh chủ đạo

Bên cạnh đó những bài thơ viết về thiên nhiên cũng không kém phần sôi nổi

Bên cạnh sự lan toả mạnh mẽ của thơ ca thời đại, sự ảnh hưởng của trào lưu văn học nữ lưu cũng tạo nên nguồn cảm hứng lớn, định hướng cho

xu thế chung của các tác giả nữ trong cách phản ánh Họ thường hay chú ý đến cách phân tích tâm lý của con người, thường viết lại câu chuyện cuộc đời với tất cả nỗi buồn vui khi trải nghiệm những trạng thái tình cảm éo le trong xã hội phù hoa, và phút chốc bỗng nhận ra sự bất ổn đang nằm trong

sự bền vững, sự đau khổ đang nằm trong niềm hạnh phúc lớn lao Họ dự đoán về cuộc đời dưới sự ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo sâu rộng Đội ngũ nữ nhi thường tình ấy đã tạo nên tiếng nói độc đáo riêng biệt cũng bởi sự uỷ mị, yếu ớt, kín đáo, đằm thắm mà không kém phần dữ dội, mạnh bạo của những tâm hồn biết nói với cuộc đời qua trang giấy

Trong thời đại này, trào lưu văn học nữ giới bắt đầu xuất hiện Theo Hữu Ngọc thì đây là “một thời trữ tình ngọt ngào nữ tính” và “Cuộc sống ở cung đình thanh lịch, êm đềm trôi trong cầm kì thi hoạ và thú vui, mang cái duyên dáng đôi khi uỷ mị nữ tính Nhưng do ảnh hưởng của đạo Phật, xã hội quý tộc hưởng lạc và duy mỹ ấy vẫn đượm một nỗi buồn ngao ngán về kiếp phù du ở trần thế”[37,16] Phụ nữ là người đóng vai trò quan trọng trong văn học viết bằng chữ Kana Thời kì Heian các quý cô thường sống trong điều kiện đầy đủ và được dạy dỗ cẩn thận về mọi mặt Phụ nữ ở chốn

Trang 28

kinh đô ẩn mình trong sách vở và cảm xúc sâu kín trong các tác phẩm của

họ Cho nên hàng loạt các tác phẩm văn học mà chủ yếu các cuốn nhật kí ra

đời Kagero monogatari (Truyện kiếp phù du) do mẹ của Fujiwara

Michitsuma viết Lối viết của bà ảnh hưởng đến các tác phẩm sau này:

Genji, Sách Gối Đầu Trong đó Truyện Genji là thành quả cao nhất của văn

chương nữ giới Tác phẩm đã được hư cấu để diễn tả đầy đủ cội nguồn tâm

lí đa dạng, phức tạp của con người Tập tuỳ bút Sách gối đầu có cách xử lí

không kém phần tinh tế và trau chuốt, đi sâu vào thế giới mỹ quan với bối cảnh là sinh hoạt cung đình thời Heian

* Murasaki Shikibu với niềm bi cảm cuộc đời

Nhà văn nữ Murasaki Shikibu(978?-1016?) hay To Shikibu là con gái của một quan địa phương Fujiwari Tametoki Họ hàng của bà là chi phía Bắc của dòng họ quý tộc Fujiwara sống trong thời Heian của Nhật Bản, kinh đô đang đóng ở Kyoto thời đại Thiên hoàng Ichijo (986-1011) Họ hàng của bà

có truyền thống văn chương Tsutsumi Chuunagon là thi nhân waka có tiếng Tametoki cha của nhà văn đã từng dạy thiên hoàng Kazan khi là thái tử Ông Tametoki còn rất giỏi thơ chữ Hán và thơ quốc âm

Khi lên bốn, bà sống trong một gia đình thiếu vắng hình bóng mẹ Sau đó một thời gian hai người chị và em của bà cũng đã mất sớm Nữ sĩ được sự chăm sóc trực tiếp của cha và sớm bộc lộ tài năng học vấn của mình nhất là khi bà tiếp xúc với các kiến thức văn hoá thời đại đến từ Trung Hoa

Hai mươi chín tuổi Murasaki làm vợ lẽ cho Fujiwara Nobutaka Bốn năm sau thì chồng chết, bà ở một mình nuôi con nhỏ lúc đó mới lên ba tuổi tên là Kenshi - nữ thi nhân Daini-no-Sammi Năm 1005, Thiên hoàng Ichijô triệu bà vào cung hầu hoàng hậu Chugu Shoshi và được đãi ngộ như một nữ học sĩ Trong thời gian này Murasaki Shikibu viết Nhật

Trang 29

kí(Murasaki nikki) và vẫn viết tiếp Truyện Genji Năm 1013, bà không làm

việc nữa và mất sau đó khoảng năm 1016 khi đó mới ngoài 40 tuổi

Murasaki Shikibu là người có công ghi lại sự phát triển của chữ viết dân tộc Nhật được gọi là chữ viết từ phụ nữ Chứng kiến cảnh sống cung đình, sớm mẫn cảm với cuộc đời, nhà văn đã có cách cảm nhận về cuộc sống rất sâu sắc Hơn nữa, do tác động của các yếu tố văn hoá, cùng với kiến thức sâu rộng của mình, nhà văn đã để lại những trăn trở về cuộc đời

mang hơi thở thời đại Điều đó thể hiện rõ nét trong cuốn nhật kí Murasaki

Shikibu nikki của bà

Trong nhật kí, nữ sĩ thể hiện rõ thái độ của mình đối với thời đại mình đang sống, với thế thái nhân tình mà trực tiếp là cuộc sống cung đình

xa hoa, phồn thịnh Một nỗi buồn mênh mang bao trùm lấy cả tinh thần cuốn Nhật kí mà nguyên do cơ bản là nỗi cô đơn khôn cùng xâm chiếm cả tâm hồn nhạy cảm của nhà văn Thật vậy, trong nhật kí có viết: “Mảnh đất Tsuchimikado vẫn mang vẻ đẹp thần tiên cứ mỗi độ thu về Những ngọn cây bên hồ hay những cây bụi nhỏ gần bên con suối như được nhuộm những sắc màu khác nhau mà những sắc màu đó lại càng sâu thẳm hơn trong ánh sáng dịu dàng của màn đêm Thanh âm của nước hoà vào trong đêm tối hay là tiếng rì rầm tụng kinh không bao giờ ngừng lại làm nhẹ vơi nỗi sầu như cơn gió nhẹ làm mát lòng người”[60,71] Từ cuộc sống riêng

tư, từ cuộc hôn nhân không mấy suôn sẻ đến cuộc sống trong cung đình đã làm cho nhà văn cảm thấy cuộc đời tẻ nhạt và khổ hạnh Sự cô đơn càng ẩn sâu trong một tâm hồn nồng nàn với tình yêu và cuộc sống Dường như tất

cả những gì phồn hoa ở cung đình không làm cho nhà văn cảm thấy thoả mãn Bà cho rằng “Tôi nhớ cuộc sống trước kia của mình như một người lữ khách lang thang trên những nẻo mộng đời, và tôi chán ghét mình đã quá quen thuộc với nếp sống cung đình…”[35], hay “định mệnh của tôi là cô

Trang 30

đơn”[35]

Khả năng nhận thức cuộc sống của Murasaki rất tinh tế khi ở bên cạnh hoàng hậu Akiko Có lẽ là do chứng kiến cảnh sống cung đình nên Murasaki Shikibu có một vốn sống khá phong phú, tạo nền tảng cho chất

liệu hiện thực trong Truyện Genji Từ chuyện mâu thuẩn trong mối quan hệ

giữa hoàng hậu Teishi (Sadako) và Shoshi (Akiko) cùng với dòng dõi quý tộc Fujiwara đến với hình tượng văn học Kokiden ghen ghét với Kiritsubo

trong Truyện Genji Hơn thế, hình ảnh Murasaki Shikibu được nhìn thấu

qua nhân vật Murasaki no Ue Còn riêng hình ảnh Genji thì không có nhân vật nào ngoài đời làm nền tảng bởi vì theo nhà văn: "khắp trong triều không có lấy được một người như Genji" Hình ảnh của chàng hoàng tử xinh đẹp, hào hoa, phong nhã này là kết tinh những tâm nguyện về mẫu người đàn ông mà tác giả gửi gắm niềm mong ước trong cuộc đời Không chỉ là chuyện cuộc đời mà còn là chuyện của lòng người được chuyển tải

qua nhân sinh quan của tác giả xuyên suốt toàn bộ tác phẩm

I.2 Khái niệm về niềm bi cảm (aware)

Quan niệm thẩm mỹ niềm bi cảm theo ngôn ngữ Nhật được phiên âm bằng Romanji là aware, được xem là thuật ngữ rất khó dịch Theo nghĩa

gốc thì aware có nghĩa là buồn Nó đã được nhiều học giả định nghĩa theo

nhiều cách khác nhau

Theo Morris thì đây là một từ được dùng thường xuyên trong Truyện

Genji và những tác phẩm văn học cổ điển khác Hiểu theo nghĩa bóng, nó

có nghĩa là xúc cảm (pathetic), rung động (moving), cái đẹp(beautiful) Cụm từ mono no aware tương ứng với Sự tiếc nuối trước sự vật (the pity

of thing) Nó luôn được đóng vai trò làm chủ đề chính trong tiểu thuyết của

Trang 31

Murasaki

Còn Valey cho là: “Tiếng kêu thể hiện sự thương cảm hay nỗi buồn

đau” (exclamation of sympathy or distress)[84,105]

Hay “… Lời than vãn không rõ ràng về nỗi buồn mơ hồ” (an ejaculation of vague and undefined sadness)[84,254] là định nghĩa của

Seidensticker về aware.

Tsunoda, Keene, De Bary đều thống nhất cho rằng aware xuất hiện:

“Trong những tác phẩm cũ, lần đầu tiên được sử dụng như một tiếng kêu thể hiện sự ngạc nhiên hay vui thích, sự phản ứng rất tự nhiên của con người Các nhà phê bình phương Tây về văn học Nhật Bản gọi đó là

“ahness” của sự vật…Còn trong hoàn cảnh nào đó nó biểu thị nỗi đau đớn dịu dàng.”[84,172]

“…Từ lúc đầu là lời nói “Ah!” “Oh” Từ thời Heian, nó được sử dụng

để biểu thị cảm giác một cách rõ ràng Như là một tư tưởng thẩm mĩ làm cơ

sở, nó có tính thanh nhã, kết hợp với cảm xúc bi ai” (Hisamatsu).[84,103]

Điều này giống trong tác phẩm Heike monogatari, phần chú thích của

dịch giả: “Nét sầu khổ siêu phàm mà đạo Phật thường gọi là

“aware”…Thật khó có thể định nghĩa một cách hoàn chỉnh từ này trong

một cuốn sách Nói ngắn gọn thì aware bắt nguồn từ chữ “A! Ware” đây là

một câu cảm thán được sử dụng từ trước thời kỳ Heian Đầu thời kỳ Heian (thế kỉ XI) câu này biến thành một danh từ để chỉ một kiểu cảm xúc nào đó Xúc cảm này bao giờ cũng có những yếu tố cơ bản như nhau, tuy có thể thể hiện trong những hoàn cảnh khác nhau…”[73]

Còn Miner thì “…Từ thuật ngữ cho rằng vẻ u sầu mang lại nét thẩm mĩ hay xúc cảm trước nỗi buồn của cái đẹp thuần khiết….Sự biến đổi của cảm

Trang 32

“… Aware có một quá trình phát triển lâu dài Từ một tiếng kêu cảm phục, ngạc nhiên hay vui thích cho tới ý nghĩa hiện tại “sự đau khổ” Trong thời Heian nó được sử dụng điển hình nhất là biểu thị một cảm giác dịu nhẹ, nhuốm nỗi buồn tiếc nuối trước cái đẹp ngắn ngủi, chóng tàn”(Cranston)[84,232]

no aware mang tính bao quát, toàn diện như toàn bộ dải cảm xúc của con

người và có thể xem là một giá trị nhân văn, nhưng trong thực tế sử dụng, thường tập trung vào vẻ đẹp của sự phù du và tâm hồn nhạy cảm có khả năng hiểu được cái đẹp ấy

Theo Suichi Kato, “Mono no aware là xu hướng hướng thượng đưa

văn học từ chỗ tầm thường lên trình độ thẩm mĩ hàm dưỡng những gì thanh

cao, thiện và mỹ để đem lại những gì thư thái cho tâm hồn con người Khái

niệm này thường được dịch theo nghĩa đen “thương cảm” hay “buồn thương””[45,17]

Kondo Tomie cho rằng aware còn thể hiện xúc cảm mãnh liệt Điều đó

có nghĩa bao gồm cả sự cảm kích, niềm vui thích, sự khoái lạc, hân hoan, vui sướng và có thể thốt nên lời “sugoi-wow!” có nghĩa là “tuyệt vời!”

Vào thời Heian thuật ngữ được ghi lại có thể đó là tâm trạng của con người trước mùa xuân đang dần rụng rơi theo thời gian, hay vẻ đẹp hào quang của

con người và sự vật, vẻ đẹp nguy nga lộng lẫy của một căn phòng được

Trang 33

trang hoàng khéo léo, ngát hương Tất cả đều xuất phát từ sự nhạy cảm

trước cái đẹp Và có thể được miêu tả qua thuật ngữ: aware Ông cũng cho

rằng: “cảm xúc không đơn thuần thể hiện cái đẹp như thế nào mà còn thể

hiện cảm xúc hầu như không chịu đựng được Aware được xuất hiện có thể

trong giây lát, khoảnh khắc của sự sửng sốt, ngạc nhiên hay cảm giác bỗng

thấy rùng mình, run sợ”[66,185] Vào thời Heian cảm thức về cái đẹp quả

thực đã kết tinh trong thuật ngữ này

Nhật Chiêu cho rằng: “Aware thường được hiểu là bi cảm, một cảm

xúc xao xuyến trước mọi cái đẹp của sự vật mà bản chất là vô thường Do

đó aware là một trực giác thẩm mĩ chịu ảnh hưởng của Phật giáo Aware nói đầy đủ hơn, mono no aware, dịch sát nghĩa “nỗi buồn của sự vật” Nó

không phải cái bi đát trong mỹ học phương Tây cổ điển hay cái buồn lãng

mạn Không ngông cuồng cũng không bi tráng, aware là một cảm thức

thâm trầm trước cái đẹp não lòng của thiên nhiên và con người”[5,67]

Như vậy, thuật ngữ aware xuất hiện sớm trước thời Heian thường

dùng để chỉ thái độ, xúc cảm ngạc nhiên, vui thích hay buồn bã trước hoàn cảnh nào đó mà con người không kiểm soát được cảm xúc của mình và thốt

nên lời: aware! Đến thời Heian, aware dùng để chỉ xúc cảm, nhạy cảm

Trong nghĩa rộng hơn, là những cảm xúc sâu kín được gợi lên bởi sự tác động của đối tượng bên ngoài như hoàn cảnh, thiên nhiên, con người đóng

vai trò đồng cảm, bị tương tác Trên thực tế, aware có nghĩa phổ biến là một cảm giác buồn nhất thời Aware được hiểu là niềm bi cảm trước vẻ đẹp

phù du Đến thế kỷ XVIII, học giả nổi tiếng: Motoori Norinaga

(1730-1801) đã phát triển aware thành mono no aware Theo nghĩa gốc của từ thì:

mono là sự vật, no là của, aware là sự buồn bã; mono no aware dịch sát là nỗi buồn của sự vật Đây là khái niệm dùng để chỉ cảm thức thẩm mĩ độc

Trang 34

đáo của người Nhật: cảm xúc xao xuyến, nỗi niềm bi cảm trước sự vật hay

trước cái đẹp Trong đời sống hiện đại, aware còn có thể hiểu thêm đó là sự khốn khổ, bất hạnh Và cũng có ý tưởng cho rằng mono no aware đã tạo

nên tính đặc trưng giá trị văn hoá ở Nhật Bản

Không chỉ có mono no ware tồn tại trong cảm quan thẩm mĩ của người

Nhật, trong tiến trình phát triển lâu dài trước và sau nó còn thấy xuất hiện các khái niệm cũng mang những đặc điểm, có mối liên quan chung và riêng với nhau cùng nằm trong hệ thống mỹ học của Nhật Bản

Yugen là khái niệm thẩm mĩ của Nhật Bản rất khó dịch và hầu như

không định nghĩa rõ ràng được Từ này xuất hiện đầu tiên trong các tác phẩm viết về triết học của Trung Hoa, nó có nghĩa là mơ hồ, thần bí Tác

giả cuốn Hojoki là Komo no Chomei đã cho rằng Yugen là mối quan tâm

đầu tiên của ông Ông đưa ra ý kiến rằng: “Nó như một buổi sáng mùa thu bao la, thanh vắng và tĩnh mịch, chúng ta mơ tưởng lại và tự nhiên không kìm nén được những giọt lệ tuôn trào Những cách hiểu khác đều đề cập đến khả năng tưởng tượng rất quan trọng Ví như khi ngắm một ngọn núi trong sương mờ thì cảnh vật rất mờ ảo, mơ hồ chưa thể đoán định ra kích thước của nó cao rộng bao nhiêu Hay dù cho có thể nhìn thấy những chiếc

lá thu trong sương, thì cảnh vật rất quyến rũ Phong cảnh và khung cảnh vô hạn tạo nên cho chúng ta sự tưởng tượng phong phú, thú vị hơn và bất cứ

cái gì cũng có thể rõ ràng hơn trong sự tưởng tượng đó Như vậy Yugen

dùng để chỉ cái sâu thẳm huyền bí của vạn vật”[82] Nó gợi nên sự huyền diệu, sự thăm thẳm của cuộc đời trong mối quan hệ với vũ trụ bao la này

Có thể gọi Yugen là nỗi u huyền “Aware chú trọng đến khoảnh khắc, nỗi

vô thường, đến bản thân sự vật, không mấy quan tâm đến cái bóng vô tận ở sau hoặc ở trong sự vật Còn Yugen thì không dừng lại hình sắc, nó gợi ra tính chất huyền diệu thăm thẳm của cuộc sống, cái ẩn giấu nhưng lại là sự

Trang 35

sống, là linh hồn của hình sắc Aware có màu sắc lãng mạn, Yugen là bóng tối biểu tượng Aware thuộc về cảm xúc, Yugen nằm ở tâm linh”[5,146]

Sabi là khái niệm có từ trước khi Basho và các môn đệ của ông đề cập

nhiều trong thơ Haiku Thuật ngữ này thường xuất hiện trước đó, trong Vạn

diệp tập Sau đó nó được thể hiện trong Haiku, đến thời của Basho thì nở

rộ Và trong haiku thì nghĩa Sabishi (cô độc, buồn bã) được nhấn mạnh hơn

và sabi(shi) được khắc hoạ bằng sự tĩnh mịch và cô độc dường như thường

xuyên tạo nên sự độc đáo giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan Nghĩa

rộng của Sabi là cô tịch, cô liêu Sabireru có nghĩa là hoang vắng Sabi

hướng đến cái cô độc, nhẫn nhục, thanh bình, mang tính chất bình dân trong nền văn hoá thời Edo(1600-1868) Nó còn dùng để diễn tả cái hiu quạnh, cô liêu đến mức vẻ đẹp xuất hiện hầu như rất nhạt nhoà Làm nền tảng cho Mỹ học này là quan điểm vũ trụ điển hình của Phật tử trung đại, công nhận sự cô độc hiện hữu ở mọi chúng sinh và cố tự mình nhẫn nhục, hoặc thậm chí tìm kiếm vẻ đẹp bên trong sự cô độc ấy”[13,435] Như vậy hiểu một cách đơn giản là vẻ đẹp được tìm thấy trong sự cô liêu, tàn phai của nhân thế Cái đẹp nằm trong cái buồn đang hiển hiện trên đỉnh cô

phong Đó là quan niệm mỹ học sâu xa liên quan đến niềm bi cảm

Iki và sui là quan điểm mỹ học và đạo đức của thị dân trong thời kỳ

Edo(1600 - 1868) “Về mặt mỹ học, cả hai khái niệm đều hướng đến vẻ đẹp kiểu tư sản, hợp thời trang, thanh lịch mang sắc thái gợi cảm Về mặt đạo đức, người ta hình dung một đời sống tao nhã(miyabi) của một con người giàu có nhưng không gắn với tiền bạc, thích thú vui khoái lạc nhưng không

hề có ham muốn xác thịt, hiểu được mọi rắc rối, phức tạp của cuộc sống trần tục nhưng có khả năng tự mình thoát khỏi ràng buộc”[13,437] Đặc

điểm của Iki và Sui giống với aware thể hiện ở những hiểu biết đồng cảm

Trang 36

phong của một con người có tâm hồn cao thượng Iki thường được nói tới

vẻ đẹp gợi cảm hơn, tinh tế hơn nên dùng để mô tả phụ nữ mà đặc biệt là người liên quan đến việc vui chơi giải trí.

Như vậy, “những quan niệm thẩm mĩ như mono no aware thời Heian, yugen thời Kamakura, wabi và sabi thời Muromachi, iki thời

Tokugawa đã không tàn lụi trong thời kỳ chúng được tạo ra mà vượt lên để tồn tại bên cạnh tư duy thẩm mĩ của thời đại kế tiếp Ngay sau thời kì

Meiji(Minh Trị 1862-1912) các nhà thơ đã tiếp tục duy trì mono no aware, các diễn viên kịch no duy trì kyogen, các nghệ nhân trà duy trì sabi và

geisha duy trì iki, tất cả những điều này vẫn như vậy cho tới ngày hôm

nay”[45,2] Cùng với sự phát triển mọi mặt của văn hoá, xã hội Heian,

quan niệm thẩm mĩ niềm bi cảm(aware) được đặt nền móng và hình thành

trên cơ sở tư duy triết học, tôn giáo, phong tục và truyền thống văn học của

xứ sở Phù Tang Tất cả tạo nên một thời kì thịnh vượng và tươi đẹp

Trang 37

CHƯƠNG II

NIỀM BI CẢM VỚI SỐ PHẬN CÁC NHÂN VẬT

II.1 Bi cảm với thời gian đã mất của các nhân vật

Không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới không chịu sự chi phối của thời gian Nếu thời gian vật lí tồn tại khách quan thì thời gian nghệ thuật vừa mang tính chủ quan lẫn khách quan Cho nên “sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian”[18,322] “Các nhà tiểu thuyết trình bày tiểu thuyết theo quan điểm và cách đánh giá của anh ta Cuộc đời tức là thời gian Mỗi một cá thể “tiêu thụ” thời gian theo cách thức của riêng mình Qua tác phẩm, nhà văn bộc lộ quan niệm của mình về thời gian trong sự thể hiện cuộc đời và con người Và vì con người là trung tâm của mọi ngành nghệ thuật xưa nay nên nó cũng mang những âu lo về sự hữu hạn của sinh tồn vào đó “Vết ngoạm của thời gian” đã bật lên thành tiếng kêu than, thành kinh nghiệm đau đớn trong văn chương của nhiều thời đại và trong nhiều quốc gia…”[19,65] Qua thời gian, người nghệ sĩ bộc lộ quan điểm,

tư tưởng của mình về cuộc đời Bên cạnh đó, nó còn là biểu tượng thể hiện

cách cảm nhận của con người về nó

II.1.1 Thời gian trôi chảy

Thời gian trôi chảy theo dòng đời các nhân vật trong tác phẩm

Truyện Genji báo hiệu những số phận con người đang trôi vô định giữa

nhân gian Chỉ có một số nhân vật gắn bó với cuộc đời trong thời gian dài,

Trang 38

còn các nhân vật khác đều diễn ra ngắn ngủi Nhưng trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy họ sớm nếm trải vị đắng của cuộc đời Thời gian cuộc đời trôi qua nhanh như một giấc mơ, “… cảm giác về tính hiện thực của thời gian như một cái gì đó khiến cho mọi hoạt động và cảm xúc của con người ý thức rằng họ chỉ sinh ra trên trái đất này chỉ một lần: “Đời chẳng dài chi hãy tận hưởng nó dù chỉ còn lại một hay hai ngày”(Tenarai) Điều này nghĩa là sự hữu hạn của đời người và sự vĩnh hằng đều gói gọn trong “chỉ một hai ngày”[45,154] Số phận con người như hạt sương đêm chỉ chờ vầng dương lên là tan hết, tàn lụi đi Ý thức được sự ngắn ngủi của cuộc đời, các nhân vật trong tác phẩm được nhà văn thổi vào hơi thở dài triền miên những sầu lo Thời gian! Nếu hiện thực là giấc mộng đời thì con người sẽ ra sao khi tỉnh mộng Sự vật vần xoay giữa biển đời đau thương,

chốn bụi trần nhiều cám dỗ

Thời gian trong Truyện Genji trở thành một cảm thức đặc biệt nổi bật

Thời gian của cảm xúc u buồn, mất mát, sầu khổ và tiếc nuối Thời gian đang diễn tiến ngay trong tác phẩm và thời gian đã mất Thời gian của những phút giây thăng hoa của hạnh phúc tràn đầy gắn với những nỗi đau mất mát của cái chết đầy bi ai Thời gian như bánh xe quay đi không bao giờ trở lại cuốn theo tuổi thanh xuân, sự sống tươi trẻ, bao vinh hoa trên cõi đời này để rồi bắt con người phải đối diện với sự tàn lụi của cuộc đời là cái chết Thời gian quá khứ càng dài thì tương lai càng ngắn ngủi và con người không biết ngày mai hay ngày nào là ngày cuối cùng bởi cuộc đời là phù

du, khó định đoạt Hệ thống nhân vật trong tác phẩm luôn bị chi phối bởi thời gian Hai mối quan hệ thời gian và nhân vật có sự tương tác lẫn nhau không tách rời Bởi thời gian là định mệnh Con người tồn tại trong hai thế giới khác biệt Một thế giới với bao thăng trầm của cuộc đời và một thế giới bên kia mịt mờ sương khói - cõi vĩnh hằng

Trang 39

Thời gian rong ruổi cùng với các nhân vật của mình, trôi chảy như một dòng sông không ngừng nghỉ Thời gian dài, có tính biên niên xuất hiện rõ nhất với các nhân vật chính như: Genji và Kaoru Cuộc đời của hai nhân vật này nối tiếp nhau tạo nên cho tác phẩm sự liền mạch của hai vòng đời làm trung tâm cho toàn bộ cốt truyện với các sự kiện bao quanh, những biến cố phức tạp Bên cạnh đó còn có nhiều mảnh đời đan xen trong cuộc đời họ với những số phận nổi trôi, phù du Sự xuất hiện của hàng loạt nhân vật bạc mệnh đã tô điểm cho cảm thức thời gian trong tác phẩm thêm hiệu quả và mang sắc màu Phật giáo - quan niệm về sự tồn tại của con người ở cõi đời

Trong suốt 54 chương của tác phẩm, cuộc đời Genji hầu như chiếm phần lớn nội dung Genji được nhà văn miêu tả từ khi sinh ra cho đến khi qua đời lúc năm mươi hai tuổi Suốt năm mươi hai năm sống trên cõi đời được phản ánh trên trang sách gắn với những mốc thời gian đặc biệt Khi tiếp nhận tác phẩm, người đọc dễ dàng nhận ra diễn tiến dòng đời như cuốn

sử biên niên được phiêu bồng trên từng trang cảm xúc Mỗi chương sách là một khúc tình ca lãng du, là những trải nghiệm của muôn vàn phút giây

tình cảm đắm đuối, si mê “Có người nói Genji đẫm màu sắc dục Thì đúng

như vậy Nhưng người ta vẫn tìm thấy sắc dục trong kinh Phật và kinh Thánh Đấy là Phương tiện, là Upaya, như Murasaki đã nhắc nhở

ta”[4,221]

Sự xuất hiện của nhiều người phụ nữ xung quanh Genji xinh đẹp, hào hoa, mỗi người có một vị trí khác nhau đối với chàng Đầu tiên là người mẹ xuất hiện cùng với mối tình đẹp với nhà vua đã ra đi để lại kết quả là Genji hào quang ra đời Mẹ chàng là người phụ nữ xinh đẹp nhưng bị nhiều người dèm pha Buồn khổ nàng xin rời cung và trở nên “võ vàng tàn úa vì nỗi buồn đau Nàng chìm sâu vào những ý nghĩ sầu não, nhưng khi nàng cố

Trang 40

gắng để thốt nên lời thì hầu như không ai nghe được tiếng nàng Nàng nói

“Rời bỏ người, đi con đường mọi chúng sinh phải đi” Rồi nàng ra đi về với cõi vĩnh hằng để lại bao nỗi nhớ nhung, đau buồn của vua cha Lên ba, chàng đã phát tiết khôi ngô tuấn tú Lên sáu tuổi, Genji đẹp tuyệt vời đến nỗi hầu như khó mà tin được rằng cậu được dành cho cõi trần thế, người ta

sợ rằng cậu ở trần gian này không được lâu dài Lên bảy tuổi, thông hiểu kinh sách Trung Hoa sau đó được nhận vào cung Kokiden Khi nhà vua đón tiếp các sứ giả vào cung, họ nhìn thấy Genji không giấu sự giật mình kinh ngạc

Đến mười hai tuổi, chàng thành thạo các bài học vỡ lòng và nghi lễ Sau khi được làm lễ thăng chức và cắt tóc, Genji cưới vợ là con gái của quan tả thừa tướng Từ đây cuộc đời của chàng bắt đầu có nhiều cuộc phiêu lưu tình ái, những nỗi khổ đau mất mát Từ nhỏ chàng đã mất mẹ, lớn hơn một chút mất bà ngoại, người đã nuôi nấng chàng sau khi mẹ mất Dường như nỗi bất hạnh đầu đời đã khiến cho Genji là người đa cảm Đã có ý kiến cho rằng cuộc đời chàng là một cuộc kiếm tìm một hình ảnh người phụ nữ chính là mẹ chàng Quá khứ không chút kí ức đã làm chàng luôn trăn trở, tưởng tượng, khao khát và dấn thân Cuộc đời luôn đi theo tiếng gọi yêu thương và chàng trở thành con người sống phóng túng hình hài với nhiều phụ nữ Điều đó làm cho chàng cảm thấy thú vị Chàng đến với những người phụ nữ thường là trong thoáng chốc, có khi chỉ là chuyện tình một đêm hay là sự phũ phàng hờ hững như với Utsusemi(nàng xác ve), Yugao(cúc chiều)…

Trong thời gian ở trong cung chàng phải lòng Fujitsubo - nguời mẹ

kế Chàng đến thăm Fuitsubo, nhưng nàng cố tỏ ra không mảy may động lòng Ngày lại ngày trôi qua, buồn bã và vô vị Mối gắn bó giữa họ mới mong manh, phù du làm sao! Kết quả của mối tình vụng trộm đó là nàng sinh hạ cho chàng một hoàng tử xinh đẹp giống hệt chàng, đã làm cho

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w