6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
I.2 Khái niệm về niềm bi cảm(aware)
Quan niệm thẩm mỹ niềm bi cảm theo ngôn ngữ Nhật được phiên âm bằng Romanji là aware, được xem là thuật ngữ rất khó dịch. Theo nghĩa gốc thì aware có nghĩa là buồn. Nó đã được nhiều học giả định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Theo Morris thì đây là một từ được dùng thường xuyên trong Truyện Genji và những tác phẩm văn học cổ điển khác. Hiểu theo nghĩa bóng, nó có nghĩa là xúc cảm (pathetic), rung động (moving), cái đẹp(beautiful).
Cụm từ mono no aware tương ứng với Sự tiếc nuối trước sự vật (the pity of thing). Nó luôn được đóng vai trò làm chủ đề chính trong tiểu thuyết của
Murasaki.
Còn Valey cho là: “Tiếng kêu thể hiện sự thương cảm hay nỗi buồn đau” (exclamation of sympathy or distress)[84,105].
Hay “… Lời than vãn không rõ ràng về nỗi buồn mơ hồ” (an ejaculation of vague and undefined sadness)[84,254] là định nghĩa của Seidensticker về aware.
Tsunoda, Keene, De Bary đều thống nhất cho rằng aware xuất hiện: “Trong những tác phẩm cũ, lần đầu tiên được sử dụng như một tiếng kêu thể hiện sự ngạc nhiên hay vui thích, sự phản ứng rất tự nhiên của con người. Các nhà phê bình phương Tây về văn học Nhật Bản gọi đó là “ahness” của sự vật…Còn trong hoàn cảnh nào đó nó biểu thị nỗi đau đớn dịu dàng.”[84,172].
“…Từ lúc đầu là lời nói “Ah!” “Oh”. Từ thời Heian, nó được sử dụng để biểu thị cảm giác một cách rõ ràng. Như là một tư tưởng thẩm mĩ làm cơ sở, nó có tính thanh nhã, kết hợp với cảm xúc bi ai” (Hisamatsu).[84,103]
Điều này giống trong tác phẩm Heike monogatari, phần chú thích của dịch giả: “Nét sầu khổ siêu phàm mà đạo Phật thường gọi là “aware”…Thật khó có thể định nghĩa một cách hoàn chỉnh từ này trong một cuốn sách. Nói ngắn gọn thì aware bắt nguồn từ chữ “A! Ware” đây là một câu cảm thán được sử dụng từ trước thời kỳ Heian. Đầu thời kỳ Heian (thế kỉ XI) câu này biến thành một danh từ để chỉ một kiểu cảm xúc nào đó. Xúc cảm này bao giờ cũng có những yếu tố cơ bản như nhau, tuy có thể thể hiện trong những hoàn cảnh khác nhau…”[73]
Còn Miner thì “…Từ thuật ngữ cho rằng vẻ u sầu mang lại nét thẩm mĩ hay xúc cảm trước nỗi buồn của cái đẹp thuần khiết….Sự biến đổi của cảm
“… Aware có một quá trình phát triển lâu dài. Từ một tiếng kêu cảm phục, ngạc nhiên hay vui thích cho tới ý nghĩa hiện tại “sự đau khổ”. Trong thời Heian nó được sử dụng điển hình nhất là biểu thị một cảm giác dịu nhẹ, nhuốm nỗi buồn tiếc nuối trước cái đẹp ngắn ngủi, chóng tàn”(Cranston)[84,232].
“…Một cảm giác thích sự dịu dàng mà ở đó có cả sự nồng nàn và khổ hạnh, trong những khoảnh khắc như vậy xúc cảm bản thể trỗi dậy, trong sự hân hoan hoà lẫn nỗi sầu muộn xâm chiếm” (Anesaki)[84,64]
Theo Morinaga, mono no aware là cảm xúc thuần khiết và cao thượng gần với suy nghĩ của con người và tự nhiên. Theo lý thuyết nghĩa của mono no aware mang tính bao quát, toàn diện như toàn bộ dải cảm xúc của con người và có thể xem là một giá trị nhân văn, nhưng trong thực tế sử dụng, thường tập trung vào vẻ đẹp của sự phù du và tâm hồn nhạy cảm có khả năng hiểu được cái đẹp ấy.
Theo Suichi Kato, “Mono no aware là xu hướng hướng thượng đưa văn học từ chỗ tầm thường lên trình độ thẩm mĩ hàm dưỡng những gì thanh cao, thiện và mỹ để đem lại những gì thư thái cho tâm hồn con người. Khái niệm này thường được dịch theo nghĩa đen “thương cảm” hay “buồn thương””[45,17].
Kondo Tomie cho rằng aware còn thể hiện xúc cảm mãnh liệt. Điều đó có nghĩa bao gồm cả sự cảm kích, niềm vui thích, sự khoái lạc, hân hoan, vui sướng và có thể thốt nên lời “sugoi-wow!” có nghĩa là “tuyệt vời!”. Vào thời Heian thuật ngữ được ghi lại có thể đó là tâm trạng của con người trước mùa xuân đang dần rụng rơi theo thời gian, hay vẻ đẹp hào quang của con người và sự vật, vẻ đẹp nguy nga lộng lẫy của một căn phòng được
trang hoàng khéo léo, ngát hương. Tất cả đều xuất phát từ sự nhạy cảm trước cái đẹp. Và có thể được miêu tả qua thuật ngữ: aware. Ông cũng cho rằng: “cảm xúc không đơn thuần thể hiện cái đẹp như thế nào mà còn thể hiện cảm xúc hầu như không chịu đựng được. Aware được xuất hiện có thể trong giây lát, khoảnh khắc của sự sửng sốt, ngạc nhiên hay cảm giác bỗng thấy rùng mình, run sợ”[66,185]. Vào thời Heian cảm thức về cái đẹp quả thực đã kết tinh trong thuật ngữ này.
Nhật Chiêu cho rằng: “Aware thường được hiểu là bi cảm, một cảm xúc xao xuyến trước mọi cái đẹp của sự vật mà bản chất là vô thường. Do đó aware là một trực giác thẩm mĩ chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Aware
nói đầy đủ hơn, mono no aware, dịch sát nghĩa “nỗi buồn của sự vật”. Nó không phải cái bi đát trong mỹ học phương Tây cổ điển hay cái buồn lãng mạn. Không ngông cuồng cũng không bi tráng, aware là một cảm thức thâm trầm trước cái đẹp não lòng của thiên nhiên và con người”[5,67].
Như vậy, thuật ngữ aware xuất hiện sớm trước thời Heian thường dùng để chỉ thái độ, xúc cảm ngạc nhiên, vui thích hay buồn bã trước hoàn cảnh nào đó mà con người không kiểm soát được cảm xúc của mình và thốt nên lời: aware! Đến thời Heian, aware dùng để chỉ xúc cảm, nhạy cảm. Trong nghĩa rộng hơn, là những cảm xúc sâu kín được gợi lên bởi sự tác động của đối tượng bên ngoài như hoàn cảnh, thiên nhiên, con người đóng vai trò đồng cảm, bị tương tác. Trên thực tế, aware có nghĩa phổ biến là một cảm giác buồn nhất thời. Aware được hiểu là niềm bi cảm trước vẻ đẹp phù du. Đến thế kỷ XVIII, học giả nổi tiếng: Motoori Norinaga (1730- 1801) đã phát triển aware thành mono no aware. Theo nghĩa gốc của từ thì:
mono là sự vật, no là của, aware là sự buồn bã; mono no aware dịch sát là
đáo của người Nhật: cảm xúc xao xuyến, nỗi niềm bi cảm trước sự vật hay trước cái đẹp. Trong đời sống hiện đại, aware còn có thể hiểu thêm đó là sự khốn khổ, bất hạnh. Và cũng có ý tưởng cho rằng mono no aware đã tạo nên tính đặc trưng giá trị văn hoá ở Nhật Bản.
Không chỉ có mono no ware tồn tại trong cảm quan thẩm mĩ của người Nhật, trong tiến trình phát triển lâu dài trước và sau nó còn thấy xuất hiện các khái niệm cũng mang những đặc điểm, có mối liên quan chung và riêng với nhau cùng nằm trong hệ thống mỹ học của Nhật Bản.
Yugen là khái niệm thẩm mĩ của Nhật Bản rất khó dịch và hầu như không định nghĩa rõ ràng được. Từ này xuất hiện đầu tiên trong các tác phẩm viết về triết học của Trung Hoa, nó có nghĩa là mơ hồ, thần bí. Tác giả cuốn Hojoki là Komo no Chomei đã cho rằng Yugen là mối quan tâm đầu tiên của ông. Ông đưa ra ý kiến rằng: “Nó như một buổi sáng mùa thu bao la, thanh vắng và tĩnh mịch, chúng ta mơ tưởng lại và tự nhiên không kìm nén được những giọt lệ tuôn trào. Những cách hiểu khác đều đề cập đến khả năng tưởng tượng rất quan trọng. Ví như khi ngắm một ngọn núi trong sương mờ thì cảnh vật rất mờ ảo, mơ hồ chưa thể đoán định ra kích thước của nó cao rộng bao nhiêu. Hay dù cho có thể nhìn thấy những chiếc lá thu trong sương, thì cảnh vật rất quyến rũ. Phong cảnh và khung cảnh vô hạn tạo nên cho chúng ta sự tưởng tượng phong phú, thú vị hơn và bất cứ cái gì cũng có thể rõ ràng hơn trong sự tưởng tượng đó. Như vậy Yugen
dùng để chỉ cái sâu thẳm huyền bí của vạn vật”[82]. Nó gợi nên sự huyền diệu, sự thăm thẳm của cuộc đời trong mối quan hệ với vũ trụ bao la này. Có thể gọi Yugen là nỗi u huyền. “Aware chú trọng đến khoảnh khắc, nỗi vô thường, đến bản thân sự vật, không mấy quan tâm đến cái bóng vô tận ở sau hoặc ở trong sự vật. Còn Yugen thì không dừng lại hình sắc, nó gợi ra
sống, là linh hồn của hình sắc. Aware có màu sắc lãng mạn, Yugen là bóng tối biểu tượng. Aware thuộc về cảm xúc, Yugen nằm ở tâm linh”[5,146].
Sabi là khái niệm có từ trước khi Basho và các môn đệ của ông đề cập nhiều trong thơ Haiku. Thuật ngữ này thường xuất hiện trước đó, trong Vạn diệp tập. Sau đó nó được thể hiện trong Haiku, đến thời của Basho thì nở rộ. Và trong haiku thì nghĩa Sabishi (cô độc, buồn bã) được nhấn mạnh hơn và sabi(shi) được khắc hoạ bằng sự tĩnh mịch và cô độc dường như thường xuyên tạo nên sự độc đáo giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan. Nghĩa rộng của Sabi là cô tịch, cô liêu. Sabireru có nghĩa là hoang vắng. Sabi
hướng đến cái cô độc, nhẫn nhục, thanh bình, mang tính chất bình dân trong nền văn hoá thời Edo(1600-1868). Nó còn dùng để diễn tả cái hiu quạnh, cô liêu đến mức vẻ đẹp xuất hiện hầu như rất nhạt nhoà. Làm nền tảng cho Mỹ học này là quan điểm vũ trụ điển hình của Phật tử trung đại, công nhận sự cô độc hiện hữu ở mọi chúng sinh và cố tự mình nhẫn nhục, hoặc thậm chí tìm kiếm vẻ đẹp bên trong sự cô độc ấy”[13,435]. Như vậy hiểu một cách đơn giản là vẻ đẹp được tìm thấy trong sự cô liêu, tàn phai của nhân thế. Cái đẹp nằm trong cái buồn đang hiển hiện trên đỉnh cô phong. Đó là quan niệm mỹ học sâu xa liên quan đến niềm bi cảm.
Iki và sui là quan điểm mỹ học và đạo đức của thị dân trong thời kỳ Edo(1600 - 1868). “Về mặt mỹ học, cả hai khái niệm đều hướng đến vẻ đẹp kiểu tư sản, hợp thời trang, thanh lịch mang sắc thái gợi cảm. Về mặt đạo đức, người ta hình dung một đời sống tao nhã(miyabi) của một con người giàu có nhưng không gắn với tiền bạc, thích thú vui khoái lạc nhưng không hề có ham muốn xác thịt, hiểu được mọi rắc rối, phức tạp của cuộc sống trần tục nhưng có khả năng tự mình thoát khỏi ràng buộc”[13,437]. Đặc điểm của Iki và Sui giống với aware thể hiện ở những hiểu biết đồng cảm
phong của một con người có tâm hồn cao thượng. Iki thường được nói tới vẻ đẹp gợi cảm hơn, tinh tế hơn nên dùng để mô tả phụ nữ mà đặc biệt là người liên quan đến việc vui chơi giải trí.
Như vậy, “những quan niệm thẩm mĩ như mono no aware thời Heian, yugen thời Kamakura, wabi và sabi thời Muromachi, iki thời Tokugawa đã không tàn lụi trong thời kỳ chúng được tạo ra mà vượt lên để tồn tại bên cạnh tư duy thẩm mĩ của thời đại kế tiếp. Ngay sau thời kì Meiji(Minh Trị 1862-1912) các nhà thơ đã tiếp tục duy trì mono no aware, các diễn viên kịch no duy trì kyogen, các nghệ nhân trà duy trì sabi và
geisha duy trì iki, tất cả những điều này vẫn như vậy cho tới ngày hôm nay”[45,2]. Cùng với sự phát triển mọi mặt của văn hoá, xã hội Heian, quan niệm thẩm mĩ niềm bi cảm(aware) được đặt nền móng và hình thành trên cơ sở tư duy triết học, tôn giáo, phong tục và truyền thống văn học của xứ sở Phù Tang. Tất cả tạo nên một thời kì thịnh vượng và tươi đẹp.
CHƯƠNG II
NIỀM BI CẢM VỚI SỐ PHẬN CÁC NHÂN VẬT
II.1 Bi cảm với thời gian đã mất của các nhân vật
Không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới không chịu sự chi phối của thời gian. Nếu thời gian vật lí tồn tại khách quan thì thời gian nghệ thuật vừa mang tính chủ quan lẫn khách quan. Cho nên “sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian”[18,322]. “Các nhà tiểu thuyết trình bày tiểu thuyết theo quan điểm và cách đánh giá của anh ta. Cuộc đời tức là thời gian. Mỗi một cá thể “tiêu thụ” thời gian theo cách thức của riêng mình. Qua tác phẩm, nhà văn bộc lộ quan niệm của mình về thời gian trong sự thể hiện cuộc đời và con người. Và vì con người là trung tâm của mọi ngành nghệ thuật xưa nay nên nó cũng mang những âu lo về sự hữu hạn của sinh tồn vào đó. “Vết ngoạm của thời gian” đã bật lên thành tiếng kêu than, thành kinh nghiệm đau đớn trong văn chương của nhiều thời đại và trong nhiều quốc gia…”[19,65]. Qua thời gian, người nghệ sĩ bộc lộ quan điểm, tư tưởng của mình về cuộc đời. Bên cạnh đó, nó còn là biểu tượng thể hiện cách cảm nhận của con người về nó.
II.1.1 Thời gian trôi chảy
Thời gian trôi chảy theo dòng đời các nhân vật trong tác phẩm
Truyện Genji báo hiệu những số phận con người đang trôi vô định giữa nhân gian. Chỉ có một số nhân vật gắn bó với cuộc đời trong thời gian dài,
còn các nhân vật khác đều diễn ra ngắn ngủi. Nhưng trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy họ sớm nếm trải vị đắng của cuộc đời. Thời gian cuộc đời trôi qua nhanh như một giấc mơ, “… cảm giác về tính hiện thực của thời gian như một cái gì đó khiến cho mọi hoạt động và cảm xúc của con người ý thức rằng họ chỉ sinh ra trên trái đất này chỉ một lần: “Đời chẳng dài chi hãy tận hưởng nó dù chỉ còn lại một hay hai ngày”(Tenarai). Điều này nghĩa là sự hữu hạn của đời người và sự vĩnh hằng đều gói gọn trong “chỉ một hai ngày”[45,154]. Số phận con người như hạt sương đêm chỉ chờ vầng dương lên là tan hết, tàn lụi đi. Ý thức được sự ngắn ngủi của cuộc đời, các nhân vật trong tác phẩm được nhà văn thổi vào hơi thở dài triền miên những sầu lo. Thời gian! Nếu hiện thực là giấc mộng đời thì con người sẽ ra sao khi tỉnh mộng. Sự vật vần xoay giữa biển đời đau thương, chốn bụi trần nhiều cám dỗ.
Thời gian trong Truyện Genji trở thành một cảm thức đặc biệt nổi bật. Thời gian của cảm xúc u buồn, mất mát, sầu khổ và tiếc nuối. Thời gian đang diễn tiến ngay trong tác phẩm và thời gian đã mất. Thời gian của những phút giây thăng hoa của hạnh phúc tràn đầy gắn với những nỗi đau mất mát của cái chết đầy bi ai. Thời gian như bánh xe quay đi không bao giờ trở lại cuốn theo tuổi thanh xuân, sự sống tươi trẻ, bao vinh hoa trên cõi đời này để rồi bắt con người phải đối diện với sự tàn lụi của cuộc đời là cái chết. Thời gian quá khứ càng dài thì tương lai càng ngắn ngủi và con người không biết ngày mai hay ngày nào là ngày cuối cùng bởi cuộc đời là phù du, khó định đoạt. Hệ thống nhân vật trong tác phẩm luôn bị chi phối bởi thời gian. Hai mối quan hệ thời gian và nhân vật có sự tương tác lẫn nhau không tách rời. Bởi thời gian là định mệnh. Con người tồn tại trong hai thế giới khác biệt. Một thế giới với bao thăng trầm của cuộc đời và một thế giới bên kia mịt mờ sương khói - cõi vĩnh hằng.
Thời gian rong ruổi cùng với các nhân vật của mình, trôi chảy như một dòng sông không ngừng nghỉ. Thời gian dài, có tính biên niên xuất hiện rõ nhất với các nhân vật chính như: Genji và Kaoru. Cuộc đời của hai nhân vật này nối tiếp nhau tạo nên cho tác phẩm sự liền mạch của hai vòng đời làm trung tâm cho toàn bộ cốt truyện với các sự kiện bao quanh, những biến cố phức tạp. Bên cạnh đó còn có nhiều mảnh đời đan xen trong cuộc đời họ với những số phận nổi trôi, phù du. Sự xuất hiện của hàng loạt nhân vật bạc mệnh đã tô điểm cho cảm thức thời gian trong tác phẩm thêm hiệu