Đê hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi muốn phân tích, so sánh Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí trên ba phương diện: nội dung tư tưởng tác phẩm, kết cấu tác phẩm và nghệ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN
KHOA VĂN HỌC
NGUYỄN TH Ị THUẦN
ẢNH HƯỞNG CỦA TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
ĐỐI VỚI HOÀNG L Ê NHẤT THốNG CHÍ
Chuyên ngành: Lí thuyết và lịch sử văn học
1 t ìA Ỉ K O C v ó c O I A HÁ M Ộ I 1
ị TSIỊNS TÍW v l's 'ị
I k S ị I i I s m ị
Trang 21 Sự hình thành thể loại và vai trò của nó đối với kết cấu chương hồi
2 So sánh kết cấu Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí TIỂU KẾT
Chương 3 s o SÁNH NHÂN VẬT TRONG TAM Q u ố c DIẺN n g h ĩa v à
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
1 Nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lẽ nhất thống chí
2 So sánh ngoại hình, tính cách và tâm lí nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí
TIỂU KẾT
KẾT LUẬN
THƯMỤC SÁCH THAM KHẢO
Trang 3như: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Tô Thức, Lục Du, Vương Thực Phù, La Quán Trung, Thi Nại Am, Tào Tuyết Cần đã khẳng định vị trí xứng đáng của nền văn học Trung Quốc Bộ tiểu thuyết bảy nhăm vạn chữ Tam quốc diễn nghĩa là một trong "tứ bộ kì thư" của vãn học Trung Quốc có ảnh hưởng rộng
rãi với bạn đọc nhiều nước Tam quốc diễn nghĩa được dịch và xuất bản ở
Pháp năm 1845-1846, ở Anh năm 1925, ở Đức năm 1940, ớ Nhật Bán năm
1692, ở Triều Tiên năm 1703 và ở Thái Lan năm 1802 Tác phẩm được đặc biệt yêu thích ở nhiều nước Châu Á, người Thái Lan xem đó là cuốn sách dạy
về các mưu mô chính trị và quân sự, người Mãn Châu xem đó là công cụ huấn luyện con người chống lại quân Minh, mớ mang bờ cõi chiếm Trung hoa Ớ Triều Tiên, trái lại nhìn Tam quốc diễn nghĩa như một vũ khí tinh thần chống
lại nhà Thanh, người Nhật Bản thấy nó là tiểu thuyết mở đầu cho sự tiếp thu tiểu thuyết Trung Quốc, người Mã Lai tìm thấy ở đây những bài học về quan
hệ vua tôi Các nhà Nho Việt Nam thường đọc Tam quốc diễn nghĩa từ
nguyên bản nên bản dịch có muộn hơn so với các nước khác ở Châu Á Từ bao đời nay Tam quốc diễn nghĩa vẫn là bộ tiểu thuyết được nhiều tầng lớp người
Việt Nam ưa thích Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì: "Người Việt Nam không tìm ở đây những thủ đoạn chính trị, quân sự mà theo dõi nhân vật để cư
xử sao cho hợp với đạo nghĩa" (44) Tam quốc diễn nghĩa không những hấp
dẫn người đọc mà còn có vai trò quan trọng đối với văn nhân Việt Nam
Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán là một hiện tượng độc đáo trong bối cảnh những nền văn học chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, ở Việt Nam, bên cạnh những truyện Nôm lấy đề tài từ những truyện kể Trung Quốc
đã xuất hiện những tác phẩm văn chương viết theo lối tiểu thuyết chương hồi phản ánh những vấn đề lịch sử xã hội Có thể kể đến Hoan Châu kí của
Trang 4Ảnh hưởng cửa Tam quốc diễn nghĩa đôi vói Hoàng Lê nhất thông chí
7\)0wyên T k i x k u á t t
Nguyễn Cảnh Thị, Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu, Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Bảng Trung, Việt Lam xuân thu của Vũ
Xuân M ai nhưng Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm thành công nhất
Đặc điểm chung của những tác phẩm này là vay mượn hình thức tiểu thuyết chương hồi, học tập nghệ thuật miêu tả sự kiện, xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa để phản ánh lịch sử Việt Nam Hoàng Lê nhất tliống chí là
một tác phẩm văn xuôi lịch sử đương thời chịu ảnh hưởng sâu sắc bút pháp, kết cấu và phong cách sử thi của Tam quốc diễn nghĩa Tuy nhiên các tác giả Hoàng Lê nhất thông chí không chỉ chịu ảnh hướng của Tam quốc diễn nghĩa
mà còn dựa vào truyền thống vãn học dân tộc đặc biệt là thể kí đã được phát triển ở Việt Nam từ thế kỉ XV
ở Việt Nam đã có nhiều chuyên gia nghiên cứu về Tam quốc diễn nghĩa
và Hoàng L ê nhất thống chí nhưng việc nghiên cứu ảnh hưởng của Tam quốc diễn nglũa đối với Hoàng Lê nhất thống chí chưa được giới nghiên cứu quan
tâm một cách toàn diện Đê hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi muốn phân tích, so sánh Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí trên ba phương
diện: nội dung tư tưởng tác phẩm, kết cấu tác phẩm và nghệ thuật xây dựng nhân vật để thấy rõ hơn những ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa cùng
những sáng tạo trên truyền thống văn hoá Việt Nam của tác giả Hoàng Lê nhất thống chí trong quá trình xây dựng một tác phẩm có vị trí quan trọng trong thể
loại tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam nói chung Đó cũng chính là lí
do chúng tôi chọn đề tài này làm luận văn cao học của mình
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu Tam quốc diễn nghĩa và H oàng Lê nhất thống chí ở Trung Quốc và nước ngoài
ơ Trung Quốc, việc nghiên cứu Tam quốc diễn nghĩa đã đạt được những
thành tựu đáng kể Trong các giáo trình văn học cổ Trung Quốc: Trung Quốc văn học sử (tập bốn, Nxb Cao đẳng giáo dục, 2002) do Viên Hành Bái chủ
biên, Trung Quốc tiểu thuyết sử mạn cảo (Nxb Hồ Bắc giáo dục, 1998) của Lí
Thôi Ngô, Lịch sử văn học Trung Quốc (tập một và hai, người dịch: Lê Huy
Trang 5/ s ) g u y ễ n X k ị T k u ổ n
Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đôi với Hoàng Lê n h âtth ỗ n g chí
Tiêu, Lương Duy Thứ, Nxb Giáo dục, 1997) do Dư Quán Anh, Tiền Chung Thư, Phạm Ninh chủ biên đã đánh giá Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm
tiêu biểu cho thi pháp của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Đặc biệt nhà nghiên cứu Trịnh Thiết Sinh và nhà Hán học người Nga B.L Riftin đã có những đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Tam quốc diễn nghĩa Cuốn Tam quốc diễn nghĩa tự sự nghệ thuật (Nxb Tân Hoa, 2000) của Trịnh Thiết Sinh
đưa ra được những vấn đề về quá trình hình thành, đặc trưng nghệ thuật, sáng tạo hồi mục, kết cấu tự sự và lịch sử nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa Cuốn
Sử thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian Trung Quốc của B.L Riftin
(Phan Ngọc dịch, 2002) có phương pháp tiếp cận tác phẩm một cách hết sức mới mẻ So sánh Tam quốc diễn nghĩa với truyền thống văn học dân gian
Trung Quốc, tác giả đã cung cấp cho người đọc làm công tác nghiên cứu những kiến thức bổ ích, đặc biệt là hiểu sâu văn hoá Trung Quốc trong thế đối lập với văn hoá Việt Nam và văn hoá Châu Âu Ngoài ra, trong những bài nghiên cứu về văn học Việt Nam đăng trên Tạp chí Văn học như: Mấy vấn đ ề ngliiên cứu những nền văn học Trung c ổ cùa phương Đông theo phương pháp loại hình (1974), Hoàng Lê nhất thống chí và truyền thống của tiểu thuyết Viễn Đông (1984), B.L Riftin đã đặt nền móng cho việc nghiên cún ảnh hướng
của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lè nhất thống chí trên phương diện thi pháp thể loại Luận văn đã dẫn ra một số luận điểm của B.L Riftin trong quá trình đánh giá, nhận xét sự ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng L ê nhất thống chí.
2.2 Tình hình nghiên cứu Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thông
chí ở Việt Nam
Tam quốc diễn nghĩa có ảnh hưởng sâu rộng đối với văn học Việt Nam
Nó không chỉ tạo những cơn sốt "truyện Tàu" trong việc xuất bản và đọc mà còn
có ảnh hưởng sâu sắc trong giới sáng tác Một loạt những tác phẩm văn xuôi lịch
sử đặt nền móng cho sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa Không những thế, kết cấu chương hồi và cách xây
dựng hình tượng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa còn đê lại nhiều dấu tích
Trang 6/SỈguyêiA Xkị "Thuần
Ảnh hưởng của Tam cịuốc diễn nghĩa đôi với Hoàng Lê nhất thông chí
trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX Tuy Tam quốc diễn nghĩa đã đi sâu
vào lòng người đọc và giới sáng tác Việt Nam nhưng việc nghiên cứu Tam quốc diễn nghĩa và ảnh hưởng của nó đối với văn xuôi chù' Hán nói chung và thê loại
diễn nghĩa lịch sử nói riêng một cách chuyên sâu thì chưa có được bao nhiêu
Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và tìm hiểu tiểu thuyết Minh Thanh, năm
1965 giáo sư Trần Xuân Đề viết sách Tiểu thuyết c ổ điển Trung Quốc (sau này
được bổ sung để thành sách v ề mấy bộ tiểu thuyết c ổ điển của Trung Quốc)
gồm hai tập để phân tích nội dung, nghệ thuật và hình tượng nhân vật của năm
bộ tiểu thuyết nổi tiếng Trung Quốc là: Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ Hử, Tây
dư kí, Hồng lâu mộng và Nho lâm ngoại sử Ngoài ra còn phải kể đến cuốn Thú xem truyện Tàu của Vương Hồng sển (1970) và Đ ể tìm hiểu tám bộ tiểu thuyết c ổ điển Tnmg Quốc của giáo sư Lương Duy Thứ (1990) Với kiến thức
sâu rộng và những cảm nhận sâu sắc, tinh tế, các tác giả đã có những nhận xét
có giá trị về nội dung và nghệ thuật của Tam quốc diễn Iiglũa Bên cạnh đó, lời
giới thiệu của giáo sư Lê Huy Tiêu in ở đầu sách Tam quốc diễn nghĩa (2001)
giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quát về nội dung tư tưởng, kết cấu và những vấn đề nghệ thuật tự sự của tác phẩm Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Lê Bảo trong luận án tiến sĩ Đ ặc điểm kết cấu Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung (1992) đã nêu lên những thành công của La Quán Trung trong việc lấy
cái kì lạ để kết cấu tác phẩm, một yếu tố mang đậm bản sắc Trung Hoa nói riêng và phương Đông nói chung
Về Hoàng Lê nhất thống chí, tác phẩm xuất sắc đặt nền móng cho sự
phát triển của tiểu thuyết Việt Nam vốn được giới nghiên cứu rất quan tâm Đáng kể nhất là những bài viết của giáo sư Phạm Tú Châu về những vấn đề liên quan đến văn bản và nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí đăng trên
Tạp chí Văn học như: Những nhân vật nữ trong Hoàng Lê nhất thống chí
(1978), Đ ọc lại văn bản Hoàng L ê nhất thống chí (1979), Đọc văn bản Hoàng
Lê nhất thống chí (1981) Đặc biệt trong cuốn Hoàng Lê nhất thống chí, văn bản, tác giả và nhân vật (1977), giáo sư Phạm Tú Châu đã đặt vấn đề liên
quan đến tác giả của tác phẩm, một vấn đề chưa phải là đã được thống nhất
Trang 7/\)0wỵẻK\ Xhị XkuầkA
Ảnh hưởng của Tam ơịuổc diễn nghĩa âồ\ vố\ Hoàng Lê nhât thông chí
trong giới nghiên cứu, đồng thời cuốn sách có nhũng nhận xét, phân tích rất thú vị và bổ ích về một số nhân vật nữ đã từng "buông rèm nhiếp chính" trong tác phẩm Ngoài ra, có thể kê đến bài giới thiệu sách Hoàng Lê nhất thống chí
(1984) của dịch giả Kiều Thu Hoạch, bài nghiên cứu Tìm hiểu giá trị hiện thực của "Hoàng Lê nhất thống chí", một tác phẩm văn xuôi c ổ điển tiêu biểu
(1966) của tác giả Mai Quốc Liên và Kiều Thu Hoạch, bài nghiên cứu Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, nội dưng và nghệ thuật (1997) của Trần Nghĩa Đó
là những bài viết có giá trị về nội dung phản ánh hiện thực và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí Trong cuốn Văn học Việt Nam (nửa cuối th ế kỉ XVIII - hết th ế kỉ XIX) chương V Hoàng Lê nhất thống chí
(1976), giáo sư Nguyễn Lộc đã đề cao sự kết hợp tương đối hài hoà giữa chân
lí lịch sử với chân lí nghệ thuật, đồng thời nêu những vấn đề về thể loại của tác phẩm Ớ khía cạnh khác, nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục quan tâm đến vấn đề điển hình hoá trong Hoàng Lê nhất thống chí qua bài viết Tính cách điển hình trong "Hoàng Lê nhất thống chí'\ 1968).
Về việc so sánh, phân tích và nghiên cứu ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với văn xuôi chữ Hán cũng đã bước đầu được giới nghiên cứu quan tâm Theo giáo sư Phạm Tú Châu, người đầu tiên phát hiện và chỉ rõ ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với tiểu thuyết Việt Nam là Hà Thiện
Hán (không rõ tiểu sử) Trong lời đề tựa cho tập Truyền kì mạn lục, ông đã chỉ
ra những mối liên hệ giữa Truyền kì mạn lục và Tiễn đăng tân thoại của Tông
Cát - một nhà nho đời Minh (41) Những phát hiện của Hà Thiện Hán sau này được Lê Quí Đôn và Phan Huy Chú khẳng định Đó là những bước tiến đầu tiên đặt cơ sở cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với văn xuôi chữ Hán Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung Mặt khác, việc dịch và xuất bản những bộ tiểu thuyết nổi tiếng thời Minh Thanh như: Tam quốc diễn nghĩa (1901), Nho lâm ngoại sử ( 1961), Hồng lâu mộng (1963) đã tạo điều kiện để bạn đọc và giới nghiên cứu tiếp xúc với
những tinh hoa của tiểu thuyết Trung Quốc Những bài nghiên cứu trên Tạp chí Văn học, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc và Tạp chí Hán Nôm như: Ảnh
Trang 8/\)0uyền Tkị Xhucm
Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa dôi vói Hoàng Lế nhất thông chí
hưởng của tiểu thuyết Trưng Quốc ở Việt Nam của giáo sư Phan Ngọc (1996),
Ý nghĩa của văn học Trung Quốc trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam của giáo sư Trần Đình sử (1966), Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đôi với văn học Việt Nam của giáo sư Nhan Bảo (1998), Tiểu thuyết Minh Thanli và diễn tiến của tiểu thuyết Hán Nôm nước ta của giáo sư Phạm Tú
Châu (1999), Một s ố th ể nghiệm trong việc so sánh văn hoá văn học giữa Việt Nam và Trưng Hoa của giáo sư Phương Lựư (1998), Lược đồ quan hệ tiểu tluiyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu tluiyết c ổ các nước trong khu vực của giáo
sư Trần Nghĩa (1998) đã phần nào nghiên cứu những ảnh hưởng trực tiếp của tiểu thuyết Minh Thanh đối với công chúng bạn đọc Việt Nam trong nhiều thế kỉ qua và những ảnh hưởng về mặt nội dung cũng như thể loại của tiểu thuyết Minh Thanh đối với văn xuôi chữ Hán và truyện Nôm của Việt Nam.Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu kể trên mới chỉ dùng ở việc bình điểm, nhận xét khái quát chứ chưa xác định những ảnh hưởng cụ thể trên các phương diện nội dung và nghệ thuật Bài viết của giáo sư Lê Huy Tiêu Ánh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với tiểu thuyết Nhâm Thìn lục (ỉm Jin-Nok) của Triều Tiên và Hoàng Lê nhất thống chí của Việt Nam đã gợi ý cho chúng tôi
những điểm nhìn để đi sâu nghiên cứu những ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa - bộ tiểu thuyết mẫu mực cho thi pháp tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc
đối với Hoàng Lê nhất thống chí trên một số phương diện về nội dung tư tưởng,
kết cấu tác phẩm và nghệ thuật xây dựng nhân vật, hy vọng sẽ góp phần đưa ra những kiến giải về thành công của các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí trong quá
trình xây dựng một tác phẩm xuất sắc của văn học Trung đại Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đôi tượng nghiên cứu
So sánh nội dung tư tưởng, kết cấu, hệ thống nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng L ê nhất thống chí.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu những ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng L ê nhất thống chí trên các
Trang 9Ảnh hưởng của Tam ơịUốc diễn nghĩa đôi với Hoàng Lê n h ấ t thống chí
/M g u y ê n x h ị T k u ầ n
phương diện nội dung tư tướng, kết cấu và hệ thống hình tượng nhân vật Tác phẩm mà chúng tôi sử dụng để khảo sát là Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí.
4 Phương pháp nghiên cứu
Sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu là tính tất yếu của một công trình khoa học Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp so sánh: để đối chiếu, nhận diện những điểm giống và khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lé nhất thống chí.
- Phương pháp hệ thống: cung cấp những dữ liệu cơ sở tin cậy cho những kết luận của luận văn và đảm bảo tính chính xác khoa học
- Phương pháp phân tích tổng hợp: để khẳng định ảnh hướng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí và sáng tạo của tác giả Hoàng Lê nhất thống chí trên cơ sở truyền thống vãn hoá dân tộc.
5 Mục đích và ý nghĩa khoa học của đề tài
Đây là luận văn đầu tiên so sánh Tam quốc diễn Iiglũa với Hoàng Lê nhất thống chí để tìm hiểu nhũng ảnh hướng nội dung và nghệ thuật cùng
những sáng tạo trên cơ sở truyền thống văn hoá dân tộc, từ đó khẳng định những giá trị của Hoàng Lê nhất thống chí trong nền văn học dân tộc.
6 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần: Mở đầu, Nội dung (gồm ba chương) và Kết luận Cuối cùng là Thư mục sách tham khảo.
Phần nội dung chính được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Nội dung tư tưởng của Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí
Chương 2: So sánh kết cấu Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí
Chương 3: So sánh nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí
Trang 101.1 Nội dung tư tưởng của Tam quốc diễn nghĩa
Lịch sử Trung Hoa là lịch sử của những cuộc chiến tranh cát cứ giữa các chư hầu Trước sự đòi hỏi thống nhất đất nước của nhân dân và lịch sử, từ thời Tây Chu, Võ Vương hội tám trăm chư hầu ở Mạnh Tân đến thời kì Đông Chu
số chư hầu giảm xuống còn hai trăm Sau đó, Tần Thuỷ Hoàng kết thúc thời kì Chiến quốc phân tranh thống nhất đất nước, dẹp tan họa cát cứ của 7 nước: Yên,
Tề, Sở, Hàn, Triệu, Nguỵ, Tần Nhưng nhà Tần đã bất lực trong việc thống trị đại thiên hạ dẫn đến mầm loạn lạc Con cháu 6 nước nổi lên phục thù và nguy
cơ xâu xé lại bắt đầu Tuy nhiên, nạn cát cứ không thê kéo lui được tiến trình phát triển của lịch sử c ả xã hội bị cuốn vào một lực lượng mới vừa có nhiệm vụ diệt Tần vừa có nhiệm vụ thống nhất đất nước, đó là lực lượng cúa Sớ Hạng Vương Sau đó, Hán Cao tổ kết thúc thời kì Hán - sở tranh hùng, dẹp 18 chư hầu và thống nhất đất nước mớ ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử Trung Quốc.Tính từ thời điểm khởi nghĩa Hoàng Cân đời Đông Hán Linh Đế năm
184 đến khi nhà Tấn diệt Ngô, thống nhất đất nước năm 280, trong khoảng thời gian 97 năm, nội dung của Tam quốc diễn Iighĩa bao gồm những sự kiện
lịch sử chính sau đây:
Vào thời Hán Linh Đế, nền chính trị nhà Hán mục ruỗng tận gốc rễ Hoạn quan kết hợp với ngoại thích lộng quyền, vơ vét tài sản của nhân dân, lập phe đảng uy hiếp triều chính Kinh tế đất nước suy sụp vì thiên tai, hạn hán, lụt lội, châu chấu phá hoại mùa màng Đời sống của nông dân vô cùng cực khổ Nhân đó, bọn quan liêu đại địa chủ thừa cơ thôn tính đất đai, ngày càng thoát ly khỏi chính quyền trung ương, tổ chức những tập đoàn quân phiệt có vũ trang Lòng người xáo động, giặc cướp nổi lên như ong Năm 184 khởi nghĩa nông
Trang 11/\ ) 0 Uỵ ề v \ T k ị X k u c m
Ảnh hưởng của Tam quốc diấn nghĩa đồi với Hoàng Lê nhất thông chí
dân do ba anh em Trương Giác, Trương Lương, Trương Bửu lãnh đạo với khí thế lừng lẫy chưa từng có cùng một lúc ở ba mươi sáu nơi với một lực lượng vô cùng đông đảo Với danh nghĩa "phù trì vương thất”, các tập đoàn địa chủ có vũ trang ra sức đàn áp khởi nghĩa Hoàng Cân Nghĩa quân Hoàng Cân thất bại nhưng chính quyền Đông Hán cũng vì thế mà suy sụp hoàn toàn
Năm 189, Đổng Trác kéo quân vào Lạc Dương rắp tâm thực hiện chí lớn, tác oai, tác quái trong triều đình
Năm 190, liên quân địa phương gồm 17 đạo do Viên Thiệu cầm đầu, tổ chức tiến đánh Đổng Trác
Năm 196, loạn Đổng Trác bị dập tắt nhung nền kinh tế bị phá hoại nghiêm trọng, kinh đô Lạc Dương hoang phế, tiêu điều Trong quá trình dẹp loạn các tập đoàn không ngừng tăng cường vây cánh của mình Trong đó mạnh nhất phải kể đến Viên Thiệu, Viên Thuật và Tào Tháo
Trong vòng 10 năm từ 197 đến 207, sau khi dẹp loạn kiêu binh Lí Thôi, Quách Dĩ, Tào Tháo tập trung lực lượng tiêu diệt Viên Thuật, Viên Thiệu, thống nhất cả một vùng đất đai rộng lớn, chấm dứt thế lực cát cứ của quan liêu địa chủ, hình thành một cục diện mới Cũng trong thời kì này, Tôn Quyền lợi dụng tình thế củng cố địa vị của mình ở vùng Giang Đỏng
Năm 208 Tào Tháo thực hiện chí lớn vượt Trường Giang tiêu diệt Tôn Quyền Kế hoạch của Tào Tháo thất bại vì liên quân Tôn, Lưu Sau đại bại ở Xích Bích, cục diện đã hoàn toàn đổi khác Lưu Bị lĩnh chức Kinh Châu mục, chiếm ích Châu rồi dần dần tiến vào Thành Đô Thế chân vạc dần được hình thành.Năm 219, Lưu Bị xưng vương ở Hán Trung, lên ngôi Hoàng đế, lập nên Thục Hán Năm 220, Tào Tháo chết, con là Tào Phi phế vua Hán lập ra nhà Nguỵ K ế đó Tôn Quyền xưng đế, lập nên nước Ngô ở Giang Đông Mặc dù phân cắt nhưng ba nước luôn luôn tiến hành chiến tranh nhằm thôn tính lẫn nhau, thống nhất về một mối
Cũng năm 219, Quan Công đánh Phàn thành của Nguỵ, Đông Ngô nhân
cơ hội ấy sai Lã Mông đánh úp lấy được Kinh châu, giết chết Quan Công, thế hoà hợp giữa Ngô và Thục bị phá vỡ
Trang 12Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối vói Hoàng Lê nhất thông chí
A lg u y ê n ~CW[ x k u c m
Năm 221, Lưu Bị cử đại quân đi báo thù cho Quan Công Vướng một sai lầm trong binh pháp nên Lưu Bị đại bại ở Hào Đình, trong phút chốc 40 doanh trại bị ngọn lửa của Lục Tốn thiêu sạch, sự nghiệp của Lưu Bị phá sản từ đó Năm 222, Lưu Bị mất ở thành Bạch Đế, Lưu Thiện nối ngôi Trưng thành với lời "thác cô" của Lưu Bị, Khổng Minh quyết ra tay xoay chuyển tình thế Hàn gắn lại chính sách hoà Ngô, diệt Nguỵ, Khổng Minh cử binh Bắc phạt 6 lần, nhưng những cố gắng của Khổng Minh không thể thay đổi được cục diện.Năm 234, Khổng Minh mất, giao lại binh quyền cho Khương Duy, Khương Duy tiếp tục Bắc phạt cho đến mùa xuân năm 263, Tư Mã Chiêu sai Đặng Ngải, Chung Hội, Gia Cát Tư, chia ba đường đánh Thục Lưu Thiện đầu hàng, Thục Hán bị diệt vong
Năm 265, Tư Mã Chiêu mất, con Tư Mã Chiêu là Tư Mã Viêm lật Tào Hoán chiếm ngôi nước Nguỵ, lập nên nhà Tấn, Nguỵ bị diệt vong
Năm 280, hai mươi vạn quân Tư Mã Viêm chia làm 6 đạo, vượt Trường Giang tiến đánh Đông Ngô, Tôn Hạo đầu hàng, Đông Ngô bị diệt vong, nhà Tấn thống nhất đất nước
Dựa trên những sự kiện có thật trong lịch sử biên niên, dựa vào những thoại bản và truyền thống kể chuyện dân gian, nhà văn La Quán Trung đã xây dựng được một bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ Câu chuyện tranh bá xảy ra thời kì cuối đời Đông Hán đến đầu nhà Tấn phản ánh mâu thuẫn dân tộc phức tạp, thê hiện nguyện vọng thống nhất đất nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân thời Tống - Nguyên (960 - 1368)
Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là tố cáo sự tàn khốc của chiến tranh Mới chỉ có loạn Đổng Trác, "Dân Lạc Dương còn được vài trăm nóc nhà, cũng không có gì để ăn, phải ra ngoài thành bóc vỏ cây, đào rễ cỏ mà ăn Còn các quan thì từ thượng thư lang trở xuống cũng phải ra thành hái rau Có nhiều người bị đè chết ở những chỗ tường đổ vách nát" (1, hồi 14) Trong cuộc nội chiến các tập đoàn coi việc tranh quyền, đoạt lợi là phương tiện sống còn của mình Số phận của người dân thật mong manh, họ bị giết một cách tàn nhẫn ngay trong lễ hội cầu may của mình "Giữa mùa xuân dân Dương Thành đang
Trang 13/\ )g u y ễ k \ T k Ị T k u ầ n
Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối vói Hoàng Lê nhất thông chí
tế lễ, Đổng Trác ra lệnh cho quân lính vây chặt lại, chém giết sạch, cướp đàn
bà, của cải chất đầy lên xe, treo hơn một nghìn cái đầu ở dưới xe rồi trở về thành, phao tin là đã giết được giặc thắng lợi trở về, sau đó thắp lửa đốt đầu người ở dưới cửa thành, đem đàn bà, của cải chia cho quân lính" (1, hổi 5).Cuộc nội chiến liên miên giữa các tập đoàn phong kiến đã cuốn đại đa
số nhân dân vào guồng máy khủng khiếp của nó và tàn phá nền kinh tế đất nước Theo B.L.Riữin thì cư dân Trung Quốc lúc đó không đông, nhưng chiến tranh đã làm cho số cư dân đó rút xuống một con số hết sức "khiêm tốn" "Nếu như vào năm 157 của Công nguyên (đời Đông Hán) dân cư Trung Quốc là năm mươi sáu triệu rưỡi thì vào những năm 221 - 240 trong cuộc chiến tranh khốc liệt nhất con số này chỉ còn lại không đầy tám triệu." (6, tr 38)
Trong một xã hội loạn lạc như thế, người dân đã mất hết lòng tin vào
"thiên tử", họ tha thiết mong ước có một đấng minh quân thương dân, thi hành chính nghĩa Theo các học giả Trung Quốc, khi Tam quốc diễn nghĩa ra đời là
lúc tập đoàn Nữ Chân đang hoạt động ráo riết để lật đổ nhà Tống Tư tướng "úng Lưu, phản Tào" của nhân dân thời kì Tam quốc cũng phù hợp với ước nguyện của nhân dân thời đại La Quán Trung "lòng người Trung Quốc hướng về nhà Hán" Không phải ngẫu nhiên ở thời kì suy tàn của nhà Tống mọi người rất thích nghe kể chuyện Tam quốc Ớ nhà có trẻ em quấy khóc, người nhà cho tiền lẻ bảo đi nghe Tam quốc là thôi ngay Câu chuyện Tam quốc không những được lưu truyền rộng rãi mà khuynh hướng "ủng Lưu phản Tào" được thể hiện khá rõ nét Khi nghe Lưu Huyền Đức thất bại, mọi người nhãn mày,
có kẻ khóc; nghe Tào Tháo thất bại, mọi người vui mừng Triều nhà Tống hà khắc, giặc giã nổi lên, quan tham ra sức vơ vét bóc lột nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất Nhân dân mong muốn có một bậc "cái thế" yêu nước thương dân đứng ra cứu họ thoát khỏi cảnh dầu sôi lửa cháy Họ muốn mượn tích truyện
cũ để bộc lộ mong muốn của mình Cho nên tư tưởng coi nhà Thục Hán là chính thống, đề cao chính thống của Tam CỊUỐC diễn nghĩa được coi là phù hợp
với nguyện vọng của đông đảo nhân dân thời đại La Quán Trung Quan điểm này chi phối rất nhiều trong quá trình sáng tạo của nhà văn
Trang 14A l g u y ễ n T h ị x k n ầ n
Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thông chí
Mặc dù đề cao chính thống, nhưng trong Tam quốc diễn nghĩa nhà văn
vẫn cho rằng nguyên nhân của mọi sự rối loạn trong triều đình, nguyên nhân của chiến tranh loạn lạc, chia cắt đất nước chính là do hai vua Linh Đế và Hoàn Đế nhu nhược, bất tài ham mê tửu sắc dung túng bọn hoạn quan ngoại thích mà ra Lưu Bị có vai trò lịch sử để làm hoàng đế một phần do Lưu Bị thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Hán nhưng phần nhiều là do tính nhân từ, thương dân của Lưu BỊ Mấu chốt quyết định thành công của tập đoàn Thục Hán là "nhân hoà" chứ không chỉ đơn giản là tư tưởng chính thống Đối với những người trong tôn thất như Lưu Chương, Lưu Biểu không nhũng không nhận được thiện cảm của nhà văn mà còn có phần bị chê trách Mặt khác, đối với những người có tài năng, đức độ của các tập đoàn Nguỵ và Ngô cũng được nhà văn La Quán Trung ca ngợi và tán thưởng Những Tuân ú c, Quách Gia, Điển Vi, Từ Hoảng, Trương Liêu của Nguỵ hay Lỗ Tử Kính, Thái sử Từ, Hoàng Cái, Hám Trạch của Ngô cũng đã để lại trong lòng người đọc những
ấn tượng tốt đẹp về tài năng và nhân cách Điều đó cũng phù hợp với quan niệm và nguyện vọng của nhân dân thời đại La Quán Trung
Mặc dù lấy nguồn sử liệu trong Tam quốc chí nhưng tư tưởng của Tam quốc diễn nghĩa đi ngược với quan điểm của Trần Thọ Điều này có liên quan
đến thân thế và sự nghiệp của tác giả Tam quốc chí Trần Thọ một mặt là quan
ngự sử dưới triều đại nhà Tấn, triều đại được thành lập từ nhà Nguỵ, mặt khác Trần Thức, bố của Trần Thọ làm quan dưới triều Thục Hán đã bị Gia Cát Lượng giết chết trong một lần không làm tròn trọng trách Vì vậy, Trần Thọ hết sức ca ngợi Tào Tháo và đề cao tính chính thống của nhà Nguỵ
Thái độ đối với cuộc chiến tranh thời Tam quốc thay đổi trong những thời
kì khác nhau của lịch sử Trung Quốc Vào thời Lục triều, khi vua nhà Tấn bị đánh đuổi xuống phía Nam thì quan niệm đương thời đã khẳng định tính chính thống của tập đoàn Thục Hán Nửa đầu thời Bắc Tống là triều đại giành quyền lực từ nhà Đường thì các sử gia đề cao Tào Tháo Còn khi những đoàn người Nữ Chân đánh chiếm miền Bắc, kinh đô chuyển xuống Hàng Châu (1127) thì các sử gia và các nhà văn lại nói đến tính chính thống của nhà Thục Tư Mã Quang (thế
Trang 15Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối vói Hoàng Lê nhât thông chí
/ s lg u y ê n TTKi T k u ầ n
kỉ XI) bênh vực tính chính thống của nhà Nguỵ còn Chu Hy (1130) lại bênh vực tính chính thống của nhà Thục Như vậy mỗi thời đều đưa ra một cách giải quyết của mình về vấn đề này và kết luận lại phụ thuộc vào tư tưởng của các nhà sử
học, nhà văn của thời đại ấy.
1.2 Nội dung tư tưởng của Hoàng Lé nhất thống chí
H oànẹ Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán trong
bộ "Ngô gia văn phái" Tác phẩm có 17 hồi, gồm 7 hồi chính biên và 10 hồi tục biên Xét về mặt qui mô thì Hoàng Lê nhất thống chí không bằng Tam quốc diễn Iiglũa nhưng tác phẩm đã dựng được một bức tranh rộng lớn, phức
tạp về xã hội Việt Nam từ năm 1767 đến năm 1802 Đây là thời gian khủng hoảng, giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử đồng thời cũng là thời kì có nhiều biến động lớn lao trong xã hội Việt Nam Mâu thuẫn nội bộ giai cấp phong kiến và mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và nhân dân bộc lộ gay gắt chưa từng thấy Cả một cơ cấu xã hội cùng những hình thái ý thức, tư tướng, đạo đức bị đảo lộn và lung lay đến tận gốc rễ
Mở đầu tác phẩm, tác giả viết về những lục đục trong phủ Chúa Trịnh Sâm say mê Đặng Thị Huệ, bỏ con trưởng lập con thứ Hoàng Đình Bảo về phe Đặng Thị Huệ Năm 1782, Trịnh Sâm mất, con cả là Trịnh Tông dựa thế kiêu binh giết Hoàng Đình Bảo, tiêu diệt phe Đặng Thị Huệ, truất ngôi Trịnh Cán Kiêu binh lấy thế phò chúa lộng hành quay sang áp đảo chúa, gây náo loạn xã hội làm cho nhân dân vô cùng khổ cực Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc với danh nghĩa "phù Lê, diệt Trịnh", đánh tan kiêu binh, đưa Lê Chiêu Thống lên ngôi Khi Nguyễn Huệ kéo quân vào Nam, Trịnh Bồng lại nhảy ra tranh giành ngôi chúa Mâu thuẫn giữa vua Lê và húa Trịnh lại tiếp tục tái diễn Nguyễn Hữu Chỉnh được Nguyễn Huệ phái ra Bắc, đánh đuổi Trịnh Bồng, nắm giữ chính quyền Đàng Ngoài Vua Lê dựa thế Hữu Chỉnh đốt sạch
sự nghiệp hai trăm năm của nhà Chúa Hữu Chỉnh lộng quyền, Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Hữu Chỉnh Lê Chiêu Thống bỏ chạy, cho người sang cầu cứu nhà Thanh Nhân cơ hội ấy nhà Thanh cho Tôn Sĩ Nghị và hai mươi vạn quân Thanh xâm lược nước ta Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi
Trang 16y \ ) g u y ễ n T k ị X K u ầ n
Ảnh hưởng của Tam CỊUÔC diễn nghĩa đổi vói Hoàng Lê nhất thống chí
Hoàng đế xong liền hạ lệnh xuất quân ra Bắc, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh, đuổi Tôn Sĩ Nghị về nước Lê Chiêu Thống cùng đám tàn quán chạy sang Trung Quốc và chết luôn ở đó Quang Toản, người nối nghiệp Nguyễn Huệ đã không giữ được thành quả lớn lao của cha, nội bộ nhà Tây Sơn bị chia
rẽ và suy yếu Nguyễn Ánh ở Đàng Trong nhờ thế lực ngoại viện trở lại tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn, đàn áp đẫm máu phong trào Tây Sơn, lập nên triều đại nhà Nguyễn năm 1802
Bằng những hình ảnh lịch sử cụ thể, tác giả của Hoàng Lé nhất thống chí đã vẽ nên một cách hết sức sinh động cảnh dâu bể tang thương của xã hội
phong kiến Đàng Ngoài thời kì Lê-Trịnh Những mâu thuẫn trong nội bộ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, cuộc nổi dậy của "kiêu binh", sức tấn công như
vũ bão của phong trào khởi nghĩa nông dân do Nguyễn Huệ lãnh đạo, sự thất bại nhục nhã chưa từng thấy của quân xâm lược nhà Thanh và bè lũ bù nhìn Lê Chiêu Thống đã giúp các tác giả nhìn thấy sự suy sụp không gì cứu vãn nổi của triều đình nhà Lê nói riêng và chế độ phong kiến Việt Nam nói chưng.Bên cạnh chủ đề chính viết về triều đình Lê-Trịnh, chủ đề về cuộc sống của nhân dân cũng được đề cập đến trong Hoàng Lê nhất thống chí Trăm cái
cơ cực đổ lên đầu người dân khi đất nước là một bãi chiến trường Mỗi lần có một toán lính kéo quân vào thành là dân chúng lại một phen tranh nhau chạy trốn Các tập đoàn trong quá trình đánh nhau cũng không quên thả lính ra vơ vét tài sản của nhân dân Những kẻ tiếm quyền mượn oai chúa như Đặng Mậu Lân tác oai tác quái ở kinh thành, những kẻ có quyền thực như Hữu Chỉnh thả quân vào làng Bái Hạ giết không sót một người nào, Vũ Văn Nhậm vào thành cho quân lính lùng sục để lấy của ở khắp các nhà dàn Tiếng kêu khóc của người dân vô tội vang lên đầy trời
Trong toàn bộ nền văn xuôi Trung đại Việt Nam, chưa có một tác phẩm nào có được qui mô sử thi như Hoàng Lê nhất thống chí Chính thực tế xã hội
đầy phức tạp, mâu thuẫn, với những đảo lộn, những biến cố dồn dập đã cung cấp những tài liệu quí giá để các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí dựng nên bức
tranh hiện thực và sinh động của thời đại "Một tác phẩm đã phản ánh được lịch
Trang 17/\ ] 0 u y ế r \ T k ị T k u c m
Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa ảố\ vói Hoàng Lê nhât thông chí
sử với một độ chân xác như thế, với một cảm quan nhạy bén và sâu sắc như thế, tác phẩm ấy chứng tỏ một sự vươn lên của nền văn học dân tộc" (28)
2 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TAM QUỐC DIẺN NGHĨA Đ ối VỚI HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG TƯ TƯỞNG
2.1 Vài nét về tác giả Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thông chí 2.1.1 Vê cuộc đời và sáng tạo của nhà văn La Quán Trung
B.L.Riítin đã đánh giá về La Quán Trung: "La Quán Trung đối với văn học Trung Quốc đã thực hiện được cái sứ mạng lịch sử là dụng lên được một sử thi dân tộc, một điều mà vào thế kỉ X - XI nền văn học Ba tư đã làm được, và Aliser Navoi đã làm được sau La Quán Trung sau một thế kỉ trong sử thi Uzbek Sáng tác của La Quán Trung do đó thuộc vào loại những nhà kinh điển lớn nhất của phương Đông Trung cổ" (6, tr 244) Là một nhà văn lớn của văn học Trung Quốc nhưng người đời lại biết rất ít về cuộc đời và sự nghiệp của ông Nhà văn
Lỗ Tấn đã tìm được một số ít tài liệu về La Quán Trung và đã qui định khái quát niên đại của nhà văn là 1330 - 1400 Như vậy, La Quán Trung sống vào khoảng giữa đời Nguyên và đời Minh Ông tên là Bản, tự là Quán Trung, hiệu là Hồ Hải Tản Nhân Ông là người Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây hiện nay, sau đó chuyển xuống sống ở Tiền Đường thuộc thành phố Hàng Cháu, một trong những trung tâm văn hoá, thương mại lớn thời đó (1127 - 1162) Theo giáo sư Lê Huy Tiêu thì một người bạn thân của nhà văn là Giả Trọng Minh cho biết tính tình La Quán Trung "ít hoà hợp với mọi người", ông thường tìm những nơi vắng vẻ để sáng tác nên mọi người không biết ông đi đâu và kết cục đời ông thế nào Cũng
có người cho rằng ông đã từng phò tá Trương Sĩ Thành khởi binh chống lại nhà Nguyên rồi lại lui về ở ẩn để sáng tác (1, lời giới thiệu)
Ngoài Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung còn viết ba vở kịch, hiện
nay chỉ còn lại một vở "Phong vân hội" và những sử thi lịch sử khác như: "Tàn Đường", "Tuỳ Đường diễn nghĩa", "Ngũ đại diễn nghĩa" và tiểu thuyết quái đản
"Tam Toại bình yêu" Nhưng những tác phẩm này cho đến nay hình thức đã thay đổi nhiều nên rất khó xác định được tác giả thật sự Có một số quan niệm cho rằng La Quán Trung cùng Thi Nại Am viết Thuỷ Hử nhưng hiện nay các
Trang 18/slguyềia Xkị Xkuần
Ảnh hưởng của Tam ơịuổc diễn nghĩa âô\ với Hoàng Lê nhât thống chí
nhà nghiên cứu đều thống nhất bút pháp của Tam quốc diễn nghĩa hoàn toàn
khác Thuỷ Hử nên chỉ khẳng định có lẽ ông là người sửa sang lại tác phẩm cho Thi Nại Am Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm lưu danh tên tuổi của La Quán
Trung cả về tính phổ biến cũng như giá trị nghệ thuật
Tam quốc có nhiều dị bản Bản Tam quốc sớm nhất của La Quán Trung được
xuất bản và còn luu giữ được đến ngày nay là vào năm 1522 (niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh) và có một bài tựa viết vào năm 1494 Bản này gồm 24 quyển, có 240 hồi với tên gọi là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, v ề sau có đến 20 bản khác được in ra
có chút ít thay đổi nhưng nội dung vẫn không khác với bản in ban đầu Đến đời Thanh, cha con Mao Tôn Cương dựa vào bản in năm 1522 chinh lí lại các hồi mục, thêm bớt sử liệu và thêm các lời bàn vào cuối mỗi hồi, dồn 240 hồi thành 120 hồi Đến Mao Tôn Cương, nghệ thuật của tác phẩm được nâng cao, tư tưởng chính thống được nhấn mạnh và là văn bản được lưu truyền cho đến ngày nay
2.1.2 Vê tác giả Hoàng Lê nhất thông chí
Hoàng Lê nhất thống chí (còn gọi là An Nam nhất thống chí) là một tác
phẩm có nhiều tác giả Bản chính của tác phẩm không còn nên việc xác định ai
là tác giả của những hồi nào thì hiện nay vẫn còn là vấn đề đòi hỏi sự khảo sát
tỉ mỉ của nhiều nhà nghiên cứu Phần lớn các tài liệu đều cho rằng Ngô Thì Chí là người đã viết bảy hồi đầu gọi là phần chính biên Mười hồi tiếp theo là phần tục biên trong đó có bảy hồi là do Ngô Thì Du viết còn ba hồi viết có tính chất chắp vá chưa xác định được chính xác tác giả
Dưới thời Lê Chiêu Thống, Ngô Thì Chí làm đến chức Thiêm thư bình chương tỉnh sự Năm 1787, khi Vũ Văn Nhậm được Nguyễn Huệ sai ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngô Thì Chí cùng Trần Danh Án, Vũ Trinh chạy theo Lê Chiêu Thống Ông đã từng dâng lên Lê Chiêu Thống bản Trung hưng sách bàn
kế khôi phục lại nhà Lê Kế sách của ông đã được Lê Chiêu Thống khen ngợi và ông được cử đi Lạng Sơn liên lạc với Nguyễn Đình Túc qui tập những quan lại lưu vong đang hoạt động ở Cao Bằng Trên đường đi ông bị bệnh và mất vào năm 1788 Ngoài phần sáng tác trong Hoảng Lê nhất thống chí, Ngô Thì Chí
còn có H ọc Phi thi tập và Học Phi văn tập trong Ngô gia văn phái.
Trang 19Ảnh hưởng của Tam ơịyổc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thông chí
Ngô Thì Du, tự là Trưng Phủ (1772 - 1840), từ nhỏ đã có chí học tập nhưng thi không đậu Do tài học vấn ông được điều vào kinh làm việc ở sở cục rồi được thăng chức Đốc học Hải Dương Nhưng không bao lâu, ông trở về quê sống cuộc đòi thanh bạch, dạy trẻ và làm ruộng Ngô Thì Du có một tập mang tên Tnứig Phủ công thi văn trong Ngô gia văn phái ghi lại những biến thiên thời thế và bộc bạch nỗi lòng của một chí sĩ trước cảnh đen tối của xã hội phong kiến
Các nhà văn trong dòng họ Ngô Thì đời nối đời sáng tác văn học, kế tiếp nhau dùng ngòi bút đóng góp đáng kể vào sự nghiệp văn học của đất nước Họ tiêu biểu cho những trí thức dưới các triều đại phong kiến là những hạt giống nảy mầm trên chính quê hương, đất nước của mình Hệ tư tưởng của họ vẫn thuộc về nho giáo, nhưng những tứ thư, ngũ kinh cùng những triết lí giáo điều không thể uốn họ thành những giống cây xa lạ Trong không khí Nho học dày đặc, họ vẫn biết chắt lọc những gì tinh tuý nhất, phù hợp với tâm thức Việt Nam
để tạo thành cái vốn tinh thần tiêu biểu cho những giá trị văn hoá dân tộc Tính nhân dàn và tính dân tộc là biểu hiện cao nhất trong sáng tác của những tác giả
Hoàng Lê nhất thống chí nói riêng và Ngô gia nói chung.
2.2 Những ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đôi với Hoàng Lê nhất
thông chí trên phương diện nội dung tư tưởng
2.2.1 Cảm hứng bi kịch
Bối cảnh lịch sử của Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí
thuộc về những thời đại khác nhau nhưng tựu trung lại đều phản ánh mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội phong kiến, những cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các tập đoàn phong kiến, những rối loạn trong hậu cung dẫn đến những rối loạn chính trị xã hội, sự hưng vong của những triều đại, cuộc sống cực khổ của người dân lương thiện trong chiến tranh Xét về nội dung, Tam quốc diễn nghĩa
thiên về mô tả chiến tranh quân sự, Hoàng Lê nhất thống chí thiên về nhũng vấn
đề phức tạp chính trị xã hội nhưng cả hai tác phẩm đều diễn tả những tấn bi kịch của đất nước Đó vừa là những bản anh hùng ca vừa là những tấn bi kịch, cảm hứng bi kịch đã làm nội dung của tác phẩm thêm phần sâu sắc
Trang 20Ảnh hưởng của Tam ơịyốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí
N g u y ê n x k ị X k w ầ n
Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí đều là những tác phẩm
lấy đề tài từ lịch sử nên nhân vật trong tác phẩm đều là những nhân vật có thật trong lịch sử Đó là những con người được sinh ra để gánh vác sứ mệnh lịch sử Những Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị, Gia Cát Lượng (1) chia ba thiên hạ, mưu đồ bá vương lập giang san cho riêng dòng họ của mình; hay như Hữu Chỉnh
có thế lực lật nghiêng nước, Nguyễn Huệ đánh tan hai mươi vạn quân xâm lược thống nhất đất nước, lập nên một triều đại mới (3 ) Những người có chí lớn của chim bằng nhưng sinh ra trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, họ làm được những việc "đội đá vá trời" nhưng đa phần đều có kết cục bi kịch Hữu Chính, Vũ Văn Nhậm phải chấp nhận cái chết bi thảm do chính tham vọng của bản thân, Lê Chiêu Thống phải gửi nắm xương tàn ở xứ người, Nguyễn Huệ mất sớm trong khi chính quyền còn chưa được củng cố vững chắc khiến sự nghiệp cả đời xây dựng tiêu tán trong vòng hơn chục năm (3) Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi đều chết trong những hoàn cảnh trớ trêu, Tào Tháo chết trong đau đớn, Khổng Minh chết trong thất vọng không có cách nào xoay chuyển được tình thế (1) Quan Công khi mất rồi hồn không chịu tiêu tan, cứ lang thang trong không trung la lớn: "Trả đầu ta đây?" Phổ Tĩnh đã giải thích cho hồn Quan Công: "Xưa nay phải trái nhất thiết không bàn; nhân trước quả sau, bao giờ vẫn thế Nay tướng quân bị Lã Mông làm hại, kêu lên rằng: "Đem trả đầu ta đây!" thế thì đầu Nhan Lương, Văn
Sú cùng những đầu sáu tướng ở năm cửa ải và bao nhiêu đầu nữa thì đòi vào đâu?" (1, tập 2, hồi 77) Lời giải thích của Phổ Tĩnh đã chứng minh cho sự thật tàn khốc của chiến tranh; chiến tranh, loạn lạc chính là sự huỷ diệt, nhân chiến tranh thì ắt quả là bi kịch
2.2.2 Thái độ đổi với lịch sử
Trong Tam quốc diễn nghĩa
Các dân tộc vói truyền thống văn hoá khác nhau nhưng trong những bộ sử thi của họ đều có chung một tư tưởng, đó là cùng thấm nhuần một nhiệt tình ca ngợi những người cai trị chính nghĩa và phủ nhận những bạo chúa Tưởng Đại Khởi, trong bài tựa đầu tiên cho Tam quốc diễn nghĩa đã viết rằng, bắt đầu từ Khổng Tử,
mục đích của việc viết sử không phải đơn thuần ghi lại các biến cố theo thứ tự niên
Trang 21/s lg u y ế k A T k ị X k u ầ K \
Ảnh hưởng của Tam ơịuốc diễn nghĩa đôi với Hoàng Lê nhất thông chí
đại mà: "soi sáng cảnh hưng thịnh và suy vong của những thời đại đã qua, phản ánh lòng nhân từ và những hành động xấu xa của những người cầm đầu cùng các thần dân, ghi lại những thành công và những thất bại trong việc trị nước, nêu lên một biểu tượng về số phận hạnh phúc hay bất hạnh của con người để lưu lại tác phẩm cho đời sau có thể biết những việc làm có đạo đức và những ý định xấu khiến cho người ta thiên về điều thiện tránh điều ác" (dẫn theo Riftin, 6, tr 251)
Là tác giả của cuốn sử thi về sự hợp, tan của ba nước, La Quán Trung bộc
lộ rõ quan điểm của ông về sự phát triển của lịch sử Mở đầu tác phẩm có câu:
"Phù thiên hạ đại thế, phân cửu tất hợp, hợp cửu tất phân" (Thế lớn trong thiên
hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan) Đối với tác giả, lịch sử là một sự vận động không ngừng đi từ chỗ phân chia lại quay trở về hợp nhất, tức là lịch
sử giống như một sự vận động vòng tròn Quan niệm này xuất phát từ sự ảnh hưởng của tư tưởng triết học sơ khai Trung Quốc: thuyết Âm dương Ngũ hành Theo thuyết đó mọi sự luôn vận động trong thế tương sinh, tương khắc Trong một sự vật luôn tổn tại hai mặt đối lập (âm và dương), hai mặt này tác động chuyển hoá vào nhau làm cho sự vật biến chuyển không ngừng Từ quan niệm
Âm dương Ngũ hành phát triển thành qui luật của tự nhiên, xã hội và con người.Phản ánh một giai đoạn lịch sử với một số lượng khổng lồ những sự kiện từ loạn Khăn vàng đến cuộc tranh quyền Đổng Trác, cuộc chiến tranh Viên, Tào, trận Xích Bích chia ba đất nước đến những cuộc chiến tranh giữa
ba nước Nguỵ, Thục, Ngô; tác giả đã đi từ trạng thái tranh chấp nội bộ đến chiến tranh quốc gia, chiến tranh giữa các quốc gia đến thống nhất lãnh thổ Con người cho dù là "thiên tử" cũng không thể dừng được tiến trình của thời gian Thời kì phồn vinh, huy hoàng phải bị thay thế bằng thời kì tàn tạ, khi sự vật phát triển đến cực điểm, thì sẽ đến thời kì suy tàn, sự vận động theo vòng này kết thúc và tiếp theo lại bắt đầu một vòng khác
Theo quan điểm của tác giả, cái mới là sự lặp lại một tinh trạng đã có từ xưa
Sự khẳng định uy túi hiển nhiên của cái cổ xưa có thể nhìn thấy ngay trong tính từ
"cổ" trong ngôn ngữ Trung Quốc Người Châu Âu coi những cái "cổ" là lỗi thòi, lạc hậu; ngược lại, từ "cổ" trong ngôn ngữ Trung Quốc chỉ có ý nghĩa tích cực
Trang 22/slg u y e K A ~ u k ị "U k u c m
Ảnh hưởng của Tam quốc diẫn nghĩa dôi với Hoàng Lề nhất thông chí
Khổng Tử xem thòi xưa là một lí tưởng không thể nào đạt tới, là "thế ki vàng của nhân loại" Chính vì vậy "mục đích của loài người không phải ở sự vận động tiến lên phía trước mà ở sự nắm bắt tốt nhất nhũng bài học của thế ki xa xưa, ở sự theo đòi những mẫu mực hoàn hảo đã có" (18, tr 263) Người Trung Quốc cổ xưa không cảm thấy các thế kỉ đã qua đứng sau lưng mình mà coi quãng thời gian ấy là
lí tưởng để người ở thòi hiện tại vươn tới Đây là một đặc điểm quan trọng trong tư tưởng của Trung Quốc cổ đại, sự cảm thụ thời gian như một chuỗi vòng tuần hoàn khép kín này gắn liền vói đặc trưng của những tộc người gắn bó cuộc đời mình với đất đai và cây lúa nước Sự vận động của lịch sử "không phải là lịch sử của sự kiện
mà là lịch sử của một sự xét xử nghiêm khắc đối với những sự kiện, một sự xét xử xây dựng trên quan niệm cái thiện và cái ác" (6, tr 253)
Trong Hoàng Lê nhất thông chí
Lấy đề tài trong một giai đoạn lịch sử đau thương và hào hùng của dân tộc, tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã phản ánh những vấn đề lớn của xã hội
có liên quan đến cả một thời đại và số phận hàng triệu người, đặc biệt tác phẩm được viết ngay trong lòng của những sự kiện nên tính thời sự luôn được nhiều ngành, nhiều giới quan tâm Tuy nhiên đây không phải là một bản kí sự lịch sử đơn thuần mà trong quá trình trình bày các sự kiện, tác giả bộc lộ một cách rõ ràng thái độ đối với hiện thực phản ánh
Lấy tinh thần đề cao sự thống nhất, trung hưng nhà Lê, nhưng ngòi bút hiện thực của tác giả đã làm nổi bật tình cảnh suy sụp cả vật chất lẫn tinh thần của tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh trước sự tấn công như vũ bão của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn Nhờ đó tác phẩm đã ghi lại một cách trung thực những sự kiện lịch sử vô giá, những con người của một thời đại đáng ghi nhớ của dân tộc Được viết ra dưới sự thôi thúc của lòng trung quân theo tư tưởng Khổng giáo, tôn phò chính thống, nhưng tư tưởng của tác giả đã chịu sự chi phối mạnh mẽ của tinh thần khoa học, trung thực, tinh thần dân tộc, tinh thần nhân dân và sự đảo lộn ý thức hệ đang diễn ra vào thời kì này Đó là điều trái với ý định chủ quan của tác giả Cũng là những người trung thành với triều Lê, nhưng đối với một sự nghiệp lớn lao của nhân dân như chống ngoại xâm lúc
Trang 23chính là sự chiến thắng của nhũng mặt mạnh trong thế giới quan đầy mâu thuẫn của nhà văn Trong lịch sử văn học cũng có những trường hợp tương tự, Ban zắc đứng trên lập trường của giai cấp quí tộc nhưng lại ca ngợi những chiến sĩ cộng hòa hi sinh trên chiến luỹ, Nguyễn Du nhìn xã hội bằng nhãn quan phong kiến nhưng chỉ nhìn thấy bộ mặt xấu xa của nó, đồng thời lại thấy
rõ nỗi thống khổ của những người dân lao động và đồng cảm với họ
Điểm khác nhau về nguyên tắc giữa Hoàng Lẻ nhất thống chí và Tam quốc diễn nghĩa là việc tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí đã xây dựng được
một tác phẩm văn xuôi nghệ thuật về những sự kiện lịch sử, chính trị của chính thời đại họ La Quán Trung xây dựng Tam quốc diễn nghĩa sau khi sự kiện lịch
sử thời đại Tam phân xảy ra một nghìn năm nên tác phẩm là sự nhìn nhận, đánh giá lại lịch sử Thái độ đánh giá ấy là của La Quán Trung và thời đại La Quán Trung Là tác phẩm viết về lịch sử đương thời nên thái độ đánh giá của tác giả
Hoàng Lê nhất thống chí ít nhiều phải phù hợp với chính quyền đương thời,
những lực lượng có quyền quyết định sự lưu hành của tác phẩm Có thể nói thái
độ của tác giả trong Hoàng Lê nhất thống chí là một thái độ tôn trọng khách
quan, tác giả đã chịu sự chi phối mạnh mẽ của tinh thần khoa học, dân tộc và bút pháp hiện thực Việc phản ánh những sự kiện lịch sử trung thực được gắn liền với những yếu tố hư cấu, nghệ thuật đã làm nên giá trị của tác phẩm
2.2.3 T ư tưởng mệnh trời
Trong Tam quốc diễn nghĩa
Thôi Châu Bình nói với Lưu Bị: "Tướng quân muốn khiến Khổng Minh chuyển xoay trời đất, chắp vá càn khôn, tôi e khó lắm, chỉ uổng hơi sức mà thôi
Ảnh hưởng cửa Tam quốc diễn nghĩa dôi với Hoàng Lê nhất thông chí
Trang 24Ảnh hưởng của Tam cịuôc diễn nghĩa đôi vói Hoàng Lê nhất thông chí
/\Jg u y ê n x k ị X k u ầ n
Tướng quân chẳng nghe người ta nói: "Thuận trời thì an nhàn, trái trời thì vất vả",
"số đã định, lí không chống lại được; mệnh đã định, người không cưỡng lại được" hay sao?" (1, hồi 37)
Đọc Tam quốc diễn nghĩa, sự hưng vong của những triều đại, những biến
cố trần gian, sự thành bại của mỗi con người đều có sự quyết định của trời Tác phẩm có sự hiện diện vô hình nhưng rất rõ ràng bởi một quyền năng tuyệt đối
đó là mệnh trời Muốn thành công, con người chỉ có cách duy nhất là hành động theo ý muốn của trời Chính vì vậy đoán được điềm trời, hiểu được mệnh trời là một phẩm chất không thể thiếu được của người quân tử Khổng Tử nói: "kẻ nào chưa hiểu được mệnh trời thì chưa có thể xem là một người quân tử" Mệnh trời được thông qua rất nhiều những biểu hiện kì lạ của tự nhiên như một ngọn gió, một tiếng hạc kêu, những giấc mơ, những ngôi sao sa, những bài hát đồng dao của trẻ con không ai biết từ đâu tới Tư tướng mệnh trời là một yếu tố chi phối mạnh mẽ tư tưởng nghệ thuật của tác giả, nó quyết định việc sắp xếp tổ chức sự kiện trong tác phẩm theo một dòng mạch thống nhất
Mở đầu tác phẩm, La Quán Trung đã đưa ra một loạt những điềm kì lạ báo hiệu sự suy vong không thể cưỡng lại của triều đình nhà Hán Ngày rằm tháng tư năm Kiến ninh thứ hai, vua đang ngự điện thì tự nhiên "có cơn gió to
ầm ầm từ góc điện nổi lên, rồi thấy một con rắn xanh lớn ớ trên xà nhà quăng xuống quằn quại trên long án", tháng hai năm Kiến an thứ tư ở tỉnh Lạc Dương
có động đất, nước bể dâng lên ngập lưng trời, rồi năm Quang hoá thứ nhất, một con gà mái hoá gà trống, rồi một luồng khí đen dài mười trượng bay vào điện Ôn Đức, cầu vồng mọc ở giữa Ngọc Đường, rặng núi Ngũ Nguyên bỗng dưng lở sụt xuống (1, hồi 1)
Mệnh trời không những qui định sự hưng vong của một triều đại mà còn qui định cả số phận của từng con người Từ "thiên tử" con trời, những vị tướng lĩnh đến những con người bình thường đều lệ thuộc số phận vào trời Trời thụ động, nhưng trời lại là tất yếu lịch sử nên sớm hay muộn trời cũng bắt con người phải phục tùng theo Trong quan niệm của La Quán Trung thì sự phát triển của lịch sử là quá trình đã được trời qui định từ trước Nhưng con người trong Tam
Trang 25AJgwyễn xhị xkuần
Ảnh hưởng của Tam CỊUÔC diễn nghĩa đỗi vói Hoàng Lê n h â ì thông chí
quốc diễn nghĩa không phải là con người chịu chấp nhận sự an bài của số mệnh
Khi cùng Lưu Bị luận bàn về anh hùng, Tào Tháo nói: "anh hùng là người trong bụng có chí lớn, mưu cao, có tài bao trùm thiên hạ, có chí lớn nuốt cả trời kia" (1, hồi 21) Theo quan điểm của La Quán Trung, Tào Tháo không được trời xác lập cái quyền làm vua, Tào Tháo là một kẻ cướp ngôi Nhờ sức mạnh của ý chí,
do sự khôn ngoan, hiểu và đánh giá đúng tình hình chính trị, Tào Tháo đã trở thành người sáng lập một triều đại Nhưng con người không sợ trời, luôn đấu tranh với số phận, có chí lớn nuốt cả trời kia cũng không thể nào thoát khỏi mệnh trời Thoát nạn ở Hoa Dung lộ, Tào Tháo được trời cứu; chết trong cảnh đớn đau quằn quại, Tào Tháo bị trời trừng phạt
Lưu Bị và Khổng Minh là những con người tiêu biểu cho sự dung hoà giữa trời và người Khổng Minh nói: "mun việc tại người, mưu thành tại trời"
Có trời nhưng cũng có con người Con người làm hết sức mình nhưng kết quả lại do trời Đại cuộc đời thì do trời nhưng tiểu cuộc đời thì do con người, con người phải vận động mà không được trông chờ vào số mệnh Lưu Bị là dòng dõi nhà Hán Ông là người được thừa nhận là có thể kế nghiệp nhà Hán nhưng
sự nghiệp mà ông gây dựng là do chính hai bàn tay ông chứ không phải là sự trông chờ của số mệnh Khổng Minh ở Long Trung đã có quyết sách chia ba thiên hạ, nhưng trong quá trình giúp Lưu Bị dựng cơ đồ, Khổng Minh đã có những cố gắng không mệt mỏi mưu đồ thống nhất đất nước Sáu lần xuất quân
ra Kì Sơn đã chứng minh rõ điều đó Lần xuất quân thứ 6, ông hiểu đây là lần
ra đi cuối cùng Hiểu được vận mệnh của mình, Khổng Minh làm đàn tế xin trời cho gia tăng tuổi thọ, nhưng không được Khổng Minh là người hiểu rõ lòng trời, nhưng vẫn cố gắng vươn lên với tất cả trí tuệ và lòng trung thành của mình Lời than trước giờ phút lâm chung: "trời xanh thăm thẳm, giận này biết bao giờ nguôi!" (1, tập 3, hồi 104) thể hiện sự nuối tiếc, tuyệt vọng của con người trước mệnh trời
Trong Hoàng Lê nhất thống chí
Hoàng L ê nhất thống chí viết về lịch sử đương thời nhưng trong tác phẩm
có sự hiện diện của mệnh trời và biểu hiện của trời cũng được thông qua nhũng
Trang 26Ảnh hưởng của Tam ơịUOC diấn nghĩa đổi vờì Hoàng Lề nhất thống chí
Chịu ảnh hưởng tư tưởng mệnh trời của Tam quốc diễn nghĩa, nhưng
trong Hoàng Lê nhất thống chí, trời không còn là yếu tố quyền năng tuyệt đối
Điềm trời được nhắc đến trong giấc mơ của thái phi Dương Ngọc Hoan báo điềm sinh vương tử không làm cho Trịnh Sâm mong đợi, thậm chí điềm báo ấy
đã khiến cho Chúa càng ngày càng không ưa đứa con của mình (3, hồi 1) Tác giả đã dành điềm trời để nói đến số phận của cha con Lê Duy Vĩ và Lê Duy Kì
có lẽ vì sự tôn kính và niềm hi vọng đối với nhà vua "Trước ngày thái tử bị hành hình ở mé sau điện Tam Sơn có tiếng nổ to như sấm" (3, hồi 3) Thái tử biết mình gặp nạn đã xin sự che chở của vua cha nhưng cũng không thoát khỏi cái chết ngang trái "Ngày hành hình, trời tự nhiên tối tăm, giữa ban ngày mà cách nhau gang tấc cũng không trông rõ Dân trong thành cũng cho rằng đó là
sự việc trái ngược nhất, bi thảm nhất từ trước đến nay" (3, hồi 3) Thái tử hiểu được điềm báo của trời nhưng không thể tránh nổi sự đố kị đến tàn nhẫn của con người Thịnh vương
Con người trong Hoàng Lê nhất thống chí hành động, thành công và
thất bại không phải do ý muốn của trời mà do tài năng, ham muốn và tham vọng của bản thân Nguyễn Hữu Chỉnh xuất thân trong một gia đình buôn bán,
ở với quận Việp được mười năm, Chỉnh mới được cử ra coi đội Thiện - tiêu, sau khi quận Việp qua đời Chỉnh bị tống giam và đánh đập cho đến gần chết Sau đó Chỉnh được trọng dụng dưới quyền của Quận Huy, theo Tây Sơn ra Bắc
Hà tiêu diệt họ Trịnh; bị Tây Sơn bỏ rơi, Chỉnh tay không thiết lập binh quyền
Trang 27Ảnh hưởng của Tam Cịuôc diễn nghĩa đôi với Hoàng Lê nhất thông chí
7\)0Myên T k Ị "TTkucm
tạo thế "lật nghiêng nước", rồi lại bị Tây Sơn tiêu diệt Quá trình thành bại trong cuộc đời của Nguyễn Hữu Chỉnh không do trời áp đặt mà do hoàn cảnh
xã hội và tính cách đầy tham vọng của y
Nhìn chung mệnh trời được nhắc đến không nhiều trong Hoàng Lê nhất thống chí, nếu có tín hiệu báo điềm trời thì cũng chỉ mang tính chất hình thức, không có vai trò quyết định tuyệt đối như trong Tam quốc diễn nghĩa Chịu
ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa nhưng tư tướng mệnh trời trong Hoàng Lê nhất thống chí đã có sự tiến bộ thoát ra khỏi sự áp đặt của trời, của số mệnh
Điều đó đã chứng tỏ giá trị hiện thực của Hoàng Lê nhất thống chí.
2.2.4 Quan niệm vé ch ữ trung và tư tưởng "chọn chủ đ ể thờ”
Trong Tam quốc diễn nghĩa
Là tác phẩm sáng tác dưới ánh sáng tư tưởng Khổng giáo, chữ trung trong
Tam quốc diễn nghĩa được tác giả La Quán Trung hết sức quan tâm và coi đó là phẩm chất không thể thiếu được của người quân tử Nội dung của chữ trung được thế hiện trong lí tưởng trung thành với một minh quân mà người quân tử lựa chọn
Tư tưởng "chọn chủ để thờ" có vai trò quan trọng trong cuộc đời của một tướng lĩnh hay một vị quân sư Trần Cung là người có tài nhưng từ khi rời bỏ Tào Tháo con đường tiến thân của ông ta gặp rất nhiều khó khăn vì không chọn được minh chúa Cuối đòi, việc phò tá cho một kẻ vũ dũng vô mưu, lật lọng như Lã Bố đã khiến Trần Cung đi vào bước đường cùng và kết thúc một cách thảm hại sự nghiệp của mình Trong Tam quốc diễn nghĩa, việc chọn chủ có thể được coi là một tiêu
chí để đánh giá tài năng của người quân tử Điền Phong ở trong ngục trước khi tự vẫn đã than thân: "Làm thần đại trượng phu sống trong trời đất không biết kén chúa mà thờ, thật là ngu dốt, ngày nay chịu chết, còn thương tiếc làm chi!" (1, hồi 31) Lời than của Điền Phong cũng là nỗi niềm trăn trở và lí tưởng hành động của các thế hệ anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa.
Có thể nói giá trị làm nên phẩm chất người anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa là chữ "trung" Câu nói để chứng tỏ lòng trung được áp dụng cho tất
cả những người anh hùng là "dẫu cho gan óc lầy đất, da ngựa bọc thây" vẫn một lòng trung thành với sự nghiệp của chúa Mặc dầu sáng tác dưới ánh sáng của tư
Trang 28/ \ ) 0 u y ê n T k Ị ~ U h u ổ n
Ảnh hưởng của Tam GỊUÔC diễn nghĩa đôi với Hoàng Lễ nhất thông chí
tưởng "ủng Lưu, phản Tào", mặc dầu "Tam quốc Tam tuyệt" đều rơi vào tập đoàn Thục Hán nhưng nhà văn lại tỏ ra rất công bằng đối với các anh hùng không kể ở tập đoàn nào, miễn là họ trung thành với chủ Nhà văn hết lòng ca ngợi Triệu Vân, người anh hùng thời chinh chiến tài hoa trăm trận trăm thắng, sẵn sàng sả thân cứư chúa không bao giờ có chút mảy may suy bì Nhưng nhà vãn cũng không giấu tình cảm trân trọng của mình khi viết về Điển Vi liều chết
để cứu chủ, Hám Trạch, Hoàng Cái, Chu D u nguyện đem thân mình để phục
vụ cho sự nghiệp của Giang Đông Còn những kẻ bất lương, ăn ở hai lòng, phản trắc như Lã Bố, Nguỵ Diên tất phải chịu cái chết đớn đau và nhục nhã
Trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt do nạn cát cứ, mỗi người cầm đầu những tập đoàn quân phiệt vũ trang đều có lí tưởng để tồn tại cho nên người hiền tài phải cân nhắc, lựa chọn minh chúa để trổ tài phụng sự Tư tưởng trung quàn được thể hiện ở những cống hiến của người quân tử đối với tập đoàn mà họ lựa chọn Đó là sự phục vụ cho những lợi ích của cá nhân tập đoàn và minh chủ của họ chứ không phải là biểu hiện của tinh thần yêu nước Tinh thần yêu nước trong Tam quốc diễn nghĩa không được biểu hiện trực tiếp mà bộc lộ một cách gián tiếp qua tư tưởng "ủng Lưu, phản Tào" Xét hoàn cảnh ra đời của tác phẩm,
"ủng Lưu" nghĩa là ủng hộ nhà Tống, "phản Tào" có nghĩa là phản đối nhà Kim đang đặt ách thống trị hà khắc trên đất nước
Trong Hoàng Lé nhất thông chí
Tư tưởng "chọn chủ để thờ" trong Hoàng Lê nhất thống chí chịu ảnh
hưởng từ Tam quốc diễn nghĩa và lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt
Nam Truyền thống lịch sử Việt Nam là truyền thống làng - nước Người dân là dân của một nước và thống nhất trong một cái làng cụ thể Nước Việt Nam hình thành trên cơ sở hợp nhất tự nguyện giữa các làng chứ không phải dựa trên cơ
sở thống nhất bằng chiến tranh Đó là điểm phân biệt sự hình thành quốc gia, nhà nước Việt Nam với Trung Quốc Loạn mười hai sứ quân chỉ là một hiện tượng nhất thời và bị Đinh Bộ Lĩnh dẹp ngay dựa vào ý chí của nhân dân muốn sống dưới một chính quyền trung ương thống nhất Mặt khác, tập quán canh tác lúa nước và trị thủy bằng đê điều là cơ sở cho sự thống nhất tự nguyện thành
Trang 29/\j0uyền xhị xkucm
Ảnh hưởng của Tam ơịudc diễn nghĩa đôi vói Hoàng Lê nhất thống chí
nước của người Việt và cũng là cơ sở của tinh thần yêu nước của người Việt Nam Nhưng từ khi họ Trịnh đặt phủ, tự coi mình là chúa bên cạnh vua Lê, tiếm quyền vua Lê là đã vi phạm truyền thống một chủ của người Việt Nam Rồi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá, lúc đầu chỉ để an thân sau thế lực mạnh dần đã xây dựng chính quyền ở Đàng Trong đối địch với chính quyền của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài Lần đầu tiên ở Việt Nam có hai vùng, về danh nghĩa vẫn
là một nước, cùng thờ vua Lê, cùng chịu sắc phong nhưng thực tế đã là hai chính quyền đối nghịch Trên cơ sở này đã xuất hiện những tư tưởng mà trước đây không có Đó là tư tưởng "chim khôn chọn cây mà đậu, người khôn chọn chủ mà thờ" nảy sinh trong giới trí thức Đào Duy Từ là người mở đầu cho xu hướng ấy Rồi Hữu Chỉnh chọn Tây Sơn, Đặng Trần Thường chọn Gia Long, Ngô Thì Nhậm chờ thời chọn Tây Sơn Đặng Trần Thường đã thâu tóm tư tưởng này trong câu nói với Ngô Thì Nhậm: "Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai?" Địa vị công hầu, khanh tướng không được quyết định bởi gia thế, bởi sự tín nhiệm của nhà vua mà phụ thuộc vào việc chọn chú đê’ được thi thố tài năng của bản thân mình
Tư tưởng trung quân ái quốc, thương dân của Khổng giáo khi vào Việt Nam đã được các nho sĩ Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa yêu nước trở thành tư tưởng tiêu biểu cho lương tri Việt Nam Nếu đối chiếu các khái niệm: trung, hiếu, lễ, nghĩa bằng cách đối lập cách ứng xử vật chất của người Trung Quốc
và người Việt Nam thì đó là những từ đồng âm khác nghĩa Chữ trung của Trung Quốc chỉ có nghĩa là trung với dòng họ nhà vua, chữ trung của Việt Nam là trung với đất nước; chữ hiếu Trung Quốc chỉ thu gọn trong quan hệ đối
xử với cha mẹ, chữ hiếu của người Việt Nam bao gồm cả việc hi sinh cho đất nước mà người Việt Nam gọi là đại hiếu - một tư tưởng chỉ có ở Việt Nam mà không có ở Trung Quốc
Tư tưởng lấy sự trung thành với dòng họ nhà vua làm nội dung của chữ trung là tư tưởng của Trung Quốc, ít thấy ảnh hưởng ở Việt Nam Nhưng vào thời kì Lê mạt thì tư tưởng này được thịnh hành và là tư tưởng qui định tính chính thống của Hoàng L ê nhất thống chí Khi đứng trước nguy cơ mất nước,
Trang 30/\)0uyên Tkị XKuán
ý thức dân tộc đã khiến tác giả H oàng L ê nhất tliống chí đúng về phía nhân dân, vượt qua tư tưởng ngu trung đạt tới giá trị yêu nước chân chính Đây là một điểm tiến bộ trong thế giới quan của tác giả Hoàng Lê nhất thống chí
Chính điều này đã nâng tầm giá trị của tác phẩm, khiến cho tư tưởng của tác phẩm vượt xa thời đại
2.2.5 N hững giá trị đạo đức Khổng giáo
Trong Tam quốc diễn nghĩa
Lí tưởng của La Quán Trung chủ yếu hình thành do ảnh hưởng của tư tưởng Khổng giáo, đề cao những con người hành động theo đạo đức Khổng giáo, ca ngợi vua chính thống và phủ nhận những kẻ cướp ngôi Những tiêu chí
để xây dựng nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa đều dựa vào những phẩm
chất của người quàn tử theo quan niệm của Khổng Tử Lun Bị nói với Khổng Dung: "xưa nay ai cũng chết nhưng không có tín thì không ra người" (1, hồi 11); Trần Cung vì nghĩa mà thả Tào Tháo, từ quan để đi theo Tào Tháo, nhung Trần Cung lại cũng sợ bất nghĩa mà không giết Tào Tháo (1, hồi 4); Viên Thiệu sợ trái nghĩa mà đổi xác Tôn Kiên lấy Hoàng Tổ (1, hồi 8 )
Mỗi người anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa đều có thể là một bài
học đạo đức minh chứng cho trung, hiếu, tiết, lễ, nghĩa Tấm lòng hiếu đễ được minh hoạ bằng câu chuyện của nhân vật Từ Thứ Từ Thứ được ca ngợi là một người con có hiếu khi sẵn sàng từ bỏ sự nghiệp của một mưu sĩ tài năng
đê trở thành con người bình thường Tấm lòng trung nghĩa được nhà văn thể hiện một cách đặc sắc và cảm động qua hình tượng nhân vật Quan Vân Trường Các sử gia khi bàn về Quan Vân Trường đã đúc kết trong một nhận định: "Uy mãnh hữu dư, chính trị bất túc" Tuy vậy, Vân Trường vẫn là một dũng tướng có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong Tam quốc diễn nghĩa Người đời
sau ngưỡng mộ tấm lòng trung nghĩa và lập đền thờ Vân Trường ở khắp nơi
Có được ảnh hưởng sâu rộng đó là do công sức của nhà văn La Quán Trung đã hết sức đề cao phẩm chất trung, dũng, tiết, nghĩa của Vân Truờng Con người một mình một đao chém sắt như chém bùn, chén rượu còn chưa nguội đã lấy đầu Hoa Hùng, tướng sĩ còn chưa hết kinh hồn bạt vía thì ngựa xích thố đã trở
Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí
Trang 31y \ ) 0 u y ể ^ T k ị ~Uhwar\
Ảnh hưởng của Tam ơịuôc diễn nghĩa ảố\ vơi Hoàng Lê nhất thống chí
về treo đầu Nhan Lương, Văn Sú Đối với Lun Bị, Quan Vân Trường ngoài tình anh em kết nghĩa vườn đào còn có nghĩa vua tôi Được Lưu Bị giao cho việc bảo vệ gia quyến, gặp lúc nguy khốn Vân Trường bất đắc dĩ phải hàng Tào nhưng với danh nghĩa là hằng nhà Hán để báo toàn tính mạng cho hai chị dâu Được Tào Tháo ra sức mua chuộc, đãi ngộ bằng cả tình cảm, chức tước, bổng lộc nhưng tấm lòng trung nghĩa của Vân Trường cũng không hề thay đổi
Để trả ơn cho Tào Tháo, Vân Trường xung trận lấy đầu Nhan Lương, Văn Sú nhưng khi biết tin tức về Lưu Bị, Vân Trường để lại toàn bộ vàng bạc, cháu báu được tặng thưởng qua năm cửa ải chém sáu tướng đi theo Lưu Bị Đó cũng
là con người lấy ân nghĩa mà thả Tào Tháo khi Tháo bị lừa vào đường cùng Hoa Dung Tại sao lại có mâu thuẫn như vậy khi trước đây đi săn ở Hứa Điền, Vân Trường muốn giết Tào Tháo mà lúc này lại thả? Vân Trường ngày trước muốn giết Tháo là vì lòng trung, còn giờ thả Tháo là vì nghĩa Nói như Mao Tôn Cương: "Quan Công lòng trung cao cả như trời mây, nghĩa khí chói ngời như nhật nguyệt, thật là thiên cổ chỉ có một" (2, lời bàn hồi 52) Đánh giá về hành động này của Quan Vân Trường, nhà Hán học B.L Riftin đã nhận xét:
"Tam quốc là một tiểu thuyết hiệp sĩ theo cái nghĩa ở đây chủ yếu nêu lên
những con người cao thượng về nghi thức là không quên những nguyên lí đạo đức và nhiệm vụ của Khổng giáo" (6, tr 259)
Trong Hoàng Lé nhất thông chí
Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm được sáng tác bởi ảnh hưởng
của hệ tư tưởng Khổng giáo Nhưng Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí là những tác phẩm được viết trong điều kiện lịch sử của những thời đại khác nhau nên biểu hiện của giá trị Khổng giáo trong Hoàng L ê nhất thống chí có nhiều nét khác với Tam quốc diễn nghĩa Song hành cùng những tư
tưởng mới, thời kì Lê mạt là thời kì khủng hoảng trầm trọng của đạo lí hành
xử theo khuôn vàng thước ngọc Hiện tượng này được phản ánh một cách trung thực và rõ nét trong Hoàng L ê nhất thống chí.
Với thái độ tôn trọng lịch sử, ngòi bút hiện thực của tác giả đã vẽ nên bức tranh rất sinh động về tình trạng thối nát của xã hội phong kiến Đàng
Trang 32A l 0 u ỵ e n x k ị T k u á n
Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối vói Hoàng Lê nhất thông chí
Ngoài Những hành động xấu xa của vua chúa được coi như những nguyên nhân đầu tiên dẫn xã hội lâm vào cảnh dâu bể Quan lại thì chỉ là một phường dung tục, bất tài, bất lương, chỉ chờ cơ hội để tranh giành quyền lực, không còn đạo đức, nhân phẩm Trấn thủ Kinh Bắc Nguyễn Cảnh Thước trắng trợn đòi tiền "mãi lộ" và lột ngự bào của vua khi vua phải trốn chạy Lại có những
kẻ chuyên nghề tố giác mà leo lên tới chức đốc đồng như Huy Bá Quốc cữu Dương Khuông nhờ bóng người mặc váy mà được cao sang Tri huyện Mai Doãn Khuê vừa bày mưu cho kiêu binh xong lại đi tố giác để mong được thăng quan Những kẻ võ tướng như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ, khi quân Tây Sơn ra Bắc thì lẩn trốn như chạch, lúc Tây Sơn kéo quân về thì lại thò mặt chuột ra để tranh giành tước vị Bùi Huy Bích ở ngôi tể tướng mà lúc yên thì làm quan, lúc loạn thì đem gia đình chạy trốn Quận Thạc lúc đầu thì phò vua, nhưng lúc thấy chúa mạnh thì bỏ vua theo chúa, đến khi thấy chúa không thể đứng vững được thì lại bỏ chúa để quan sát thiên hạ chờ cơ hội nổi dậy Vua quan thì như vậy, còn binh lính thì cũng không có kỉ cương phép nước gì cả Những người có trách nhiệm bảo vệ triều đình giờ đây trở thành kiêu binh ngang ngược, mặc sức uy hiếp triều đình, nhiễu loạn nhân dân, tuỳ ý phá nhà, giết người, triều đinh không thể nào khống chế được Có lẽ chỉ trong Hoàng
Lê nhất thống chí mới có cảnh tượng một mẫu nghi thiên hạ như Dương Thái
phi mà phải quì xuống van xin kiêu binh tha chết cho em trai và được đáp lại:
"không nói chuyện với đàn bà" (3, hồi 3) Trịnh Tông có được chút yên ổn là
do kiêu binh tự răn bảo nhau: "Cánh mình đã phò ông ấy lên làm chúa, thì cũng không nên quấy nhiễu quá để cho ông ấy được biết cái thú vui làm chúa" (3, hồi 3) Sự khủng hoảng của đạo lí Khổng giáo được đúc kết sâu sắc nhất trong câu trả lời của tuần huyện Trang với L í Trần Quán: "Sợ thầy chưa bằng
sợ giặc, yêu chúa chưa bằng yêu thân mình" (3, hồi 4)
Trước những biến động của lịch sử, tầng lớp trí thức bao giờ cũng có sự phân hoá mạnh mẽ và theo nhiều chiều hướng phức tạp Mỗi một hạng người lại
có những tư tưởng riêng biệt Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích vì đánh giá đúng thời cuộc, thức thời nên đã tìm cho mình một chỗ đứng vẻ vang trong lịch sử
Trang 33A l g u y e n T k ị T k u ầ n
Ảnh hưởng của Tam CỊUÔC diễn nghĩa dôi với Hoàng Lễ nhất thông chí
Cũng có những người theo quan niệm Nho giáo như Chiêm Vũ vì Chúa mà chết một cách khảng khái, Lí Trần Quán tự chôn sống mình để thanh minh với người đời về lòng trung, lại có Trần Công Xán nói lời cương trực không khuất phục trước uy vũ thà bị chết trôi sông chứ nhất định không làm nhục mệnh vua Tuy vậy, phần đông nho sĩ trong Hoàng Lê nhất thống chí đã suy nghĩ và hành động
khác hẳn với những tín điều cơ bản của đạo đức Khổng giáo Cái nghĩa quân thần phụ tử, cái nhân nghĩa của đạo thánh hiền đã bị nhũng làn sóng loạn lạc của xã hội xô đẩy đi, cái triết lí tuỳ thời, phương pháp tu thân vị kỉ của Nho giáo
đã phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn bao giờ hết Có thể nói Hoàng Lê nhất thống chí đã mô tả một cách rõ ràng nhất sự phá sản về mặt ý thức hệ của nho sĩ
Việt Nam, qua đó bộc lộ sự phá sản về vai trò lịch sử của giai cấp phong kiến trước sự tấn công dữ dội của những nhân tố lịch sử mới: sức mạnh của quần chúng nông dân và sự tác động của một nền kinh tế hàng hoá mới
TIỂU KẾTQua việc trình bày nội dung tư tưởng của Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng
Lê nhất thống chí chúng tôi có thể rút ra những kết luận sau đây:
Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí là những tác phẩm
diễn tả giai đoạn có nhiều biến động xã hội sâu sắc trong lịch sử của mỗi nước Tam qu ốc diễn nghĩa thiên về miêu tả chiến tranh quân sự Lịch sử thời đại Tam phân được diễn tiến bằng những cuộc đấu tranh quyết liệt trên nhiều phương diện giữa các tập đoàn phong kiến nhằm thôn tính lẫn nhau, tranh quyền đoạt lợi Hoàng L ê nhất thống chí thiên về diễn tả nhũng vấn đề chính
trị xã hội, những tảng băng trôi trong nội cung, những cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu và khí thế hào hùng của khởi nghĩa nông dân Chiến tranh trong
Tam quốc diễn nghĩa là nội chiến với qui mô rộng lớn, qui mô chiến tranh
trong Hoàng L ê nhất thống chí nhỏ hơn nhưng ngoài nội chiến còn có cả chiến
tranh chống giặc ngoại xâm Các tác giả đã không ngần ngại nói lên màu sắc
bi kịch của chiến tranh Cả hai tác phẩm vừa là bản anh hùng ca vừa là tấn bi kịch Triều đình đổ nát, chiến tranh loạn lạc, nhân dân khổ cực trăm bề Chiến
Trang 34Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đồi với Hoàng Lê nhât thông chí
/M g u y ê n x k ị x k u ê m
tranh đứng ở góc độ nào cũng chỉ đem lại cho con người sự khổ cực, đất nước
bị tàn phá nặng nề Mầu sắc bi kịch đã làm cho nội dung của các tác phẩm thêm phần sâu sắc
Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm lớn có ảnh hưởng sâu rộng đối
với nhiều nước, đặc biệt là các nước trong vùng Viễn Đông như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản Trong vùng văn học chịu ảnh hưởng cưỡng chế của văn học Trung Hoa, trong không khí Nho học dày đặc, các tác giả của Hoàiìẹ, Lê nhất thống chí đã chắt lọc những gì tinh tuý nhất, phù hợp với Việt Nam để
xây dựng một tác phẩm văn học tiêu biếu cho văn học của dán tộc Đặc sắc của văn học Việt Nam như là một nền văn học dân tộc độc đáo chính là ở cách tiếp nhận, ứng xử của nó đối với tác động ảnh hưởng của nước ngoài Những ảnh hưởng văn học đích thực dù thời nào cũng phải thông qua tiếp nhận, lựa chọn và sáng tạo, chứ không phải là sự sao chép, lặp lại giản đơn Các tác giả
Hoàng Lê nhất thống chí đã có cách riêng để tiếp nhận sự ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa trên phương diện nội dung tư tưởng Hoàng Lê nhất thống chí
đã không làm công việc chép sử để nêu lên những bài học đạo đức cho người đương thời mà phản ánh những sự kiện lịch sử đương đại được tác giả tận mắt chứng kiến Tinh trạng xã hội đang chuyển biến mạnh mẽ, các mâu thuẫn xã hội bộc lộ một cách gay gắt, hàng ngũ sĩ phu phân hoá sâu sắc đã tác động mạnh đến tác giả Hoàng Lê nhất thống chí Một mặt chịu ảnh hưởng của tư
tưởng Khổng giáo, mặt khác Hoàng Lê nhất thống chí cho thấy sự phá sản
không gì có thể cứu vãn nổi của giai cấp phong kiến Việt Nam trước sự xuất hiện của một lực lượng mới và một nền kinh tế hàng hoá bắt đầu manh nha Ý thức dân tộc, tinh thần tự hào về truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc đã khiến tác giả vượt qua được tư tưởng "ngu trung" vươn tới tư tưởng yêu nước chân chính Tính hiện thực của sự kiện phản ánh đã đóng một vai trò quan trọng trong tư tưởng của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí xúng
đáng là tác phẩm văn xuôi lớn có vị trí tiền phong đối với thể loại tiểu thuyết nói riêng và là niềm tự hào của văn học dân tộc Việt Nam
Trang 35Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối vói Hoàng Lê nhất thống chí
Theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn liọc, tiểu thuyết là: "Tác
phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng" (25, tr 277)
Các nhà nghiên cứu thể loại tiểu thuyết cho rằng lịch sử tiểu thuyết của thời đại mói bất đầu bằng những tác phẩm tự sự lớn của thời kì Phục hưng:
Gacgăng-tuya và Păngtagruyen (1532-1564) của Rabơle và Đông Kisỏt (1605-
1615) của Xecvantec Nhưng năm 1515 ở Đức đã xuất hiện cuốn "Tiểu thuyết dân gian" nổi tiếng Truyện đọc ngộ nghĩnh về Tin ơlenxpiglien và năm 1554 ở
Tây Ban Nha xuất hiện cuốn Thân thếLadarilô đơ toócmơ Đây là những truyện
kể tương đối hoàn chỉnh được liên kết với nhau nhờ mồtíp phiêu du của nhân vật chính Quá trình hình thành tiểu thuyết hiện đại là quá trình "đi từ những câu chuyện hoang đường, huyền bí, phi thường và siêu nhiên đến những vấn đề nóng hổi xảy ra hàng ngày trong cuộc sống thực của con người" (43, tr 20)
Trong quá trình nghiên cứu lịch sử thể loại, nhiều nhà nghiên cứu chỉ thừa nhận những tiểu thuyết gắn liền với một trinh độ phát triển cá nhân nhất định Quan niệm này không phù hợp với sự phát triển của tiểu thuyết phương Đông Bởi tuy có một số đặc điểm chung trong quá trình hình thành và phát triển, nhưng tiểu thuyết phương Đông nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng có những nét đặc thù riêng biệt so với tiểu thuyết phương Tây
Tiểu thuyết trong quan niệm của các nhà văn, nhà sử học Trung Quốc cổ đại nằm ngoài giới hạn của "văn" và được coi là không đáng để người quân tử quan tâm đến Cách đây hai nghìn năm, Ban Cố xác lập danh mục tiểu thuyết gồm mười lăm tác phẩm với nhận định: "DÒNG TIỂU THUYẾT GIA có lẽ xuất
Trang 36A ) g u y ế ^ T K ị " U k u ầ n
Ảnh hưởng của Tam quốc diấn nghĩa dôi với Hoàng Lề nhất thống chí
phát từ đám bái quan với những câu chuyện ngồi lê đôi nơi đầu đường xó chợ" Khổng Tử nói: "Tuy là đạo nhỏ, vẫn có mặt khả quan Nhưng đê’ vươn tới tầm
xa thì e bất cập, nên người quân tử không làm Dù thế mặc lòng tiểu thuyết vẫn không bị dập tắt Những người hơi có chút hiểu biết ở thôn dã mỗi khi gặp loại này thường chắp chảnh lại cho thành bài để khỏi quên Thảng hoặc có lời khả thủ, thì đấy cũng là điều người dân quê từng bàn tán" (dẫn theo Trần Nghĩa, 56) Như vậy, theo các nhà nho Trung Quốc, tiểu thuyết không phải là loại
"chính thư", tác phẩm tiểu thuyết không được các sử gia đương thời thừa nhận
và tác giả cũng không được coi trọng Tác giả của Kim Bình Mai nổi tiếng mãi
mãi giấu mình sau biệt hiệu "Lan Lăng tiếu tiếu sinh" còn La Quán Trung cho đến nay chỉ được biết đến là tác giả của những bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng còn cuộc đời riêng ra sao thì chúng ta chỉ biết rất sơ sài
Truyện và tiểu thuyết của Trung Quốc và Việt Nam có nguồn gốc khá giống nhau, đó là nguồn gốc dân gian và nguồn gốc lịch sử ở Trung Quốc, tiểu thuyết xuất hiện vào thời Nguỵ Tấn (thế kỉ III-IV) dưới dạng "chí quái",
"chí nhân" Sang đời nhà Đường xuất hiện loại tiểu thuyết "truyền kì", đời Tống xuất hiện thêm tiểu thuyết "thoại bản" Sang đến đời Minh, văn học Trung Quốc nói chung và thể loại tiểu thuyết chương hồi nói riêng phát triển rực rỡ với những tác phẩm nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ Hử, Tây
Du Kí, Kim Bình Mai Đến đời Thanh, tiểu thuyết Trung Quốc được bổ sung
thêm những tác phẩm khai thác số phận đời tư và lĩnh vực đạo đức của con người như Chuyện làng nho, Hồng Lâu Mộng Tiểu thuyết Trung Quốc có
nguồn gốc rất sâu sắc trong các thần thoại và truyền thuyết dân gian Có thể nói đây là một loại tiểu thuyết gắn liền với sử thi dân gian Những mẩu chuyện
về Tào Tháo, Lưu Bị, Trương Phi bắt đầu truyền miệng trong dân gian từ thời Tam quốc, qua các thời Lưỡng Tấn, Nam Bắc triều đến đời Đường đã trở thành "tiểu thuyết của người kẻ chợ" Đời Tống đã xuất hiện những nghệ nhân
kể chuyện chuyên nghiệp Từ đời Tống, Nguyên trở về sau, một số nghệ sĩ đã chuyển những câu chuyện đó vào bình thoại, kịch và La Quán Trung xây dụng
Tam quốc diễn nghĩa trên cơ sở những thành tựu của văn học dân gian.
Trang 37/\ ) 0 uyểK\ T k ị X k u c m
Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa dôi với Hoàng Lê nhất thống chí
ở Trung Quốc cũng có một thời kì văn học và sử chưa tách rời nhau, sử kí
của Tư Mã Thiên cũng là một tác phẩm văn học có giá trị Phần lớn các tiểu thuyết Trung Quốc lấy đề tài từ lịch sử và các tác giả cũng cố gắng tôn trọng tính chân thật của lịch sử Quá trình phát triển của tiểu thuyết Trung Quốc là quá trình tách rời sử và văn, từ những bức tranh phản ánh lịch sử rộng lớn đến những chuyện thế thái nhân tình Đó là quá trình đi từ các nhân vật khổng lồ của thần thoại (Tây dư kí), các nhân vật anh hùng (Tam quốc diễn ngliĩa) đến những nhân
vật trong đời sống hàng ngày (Thưỷ Hử, Kim Bình Mai, Hồng Lâu Mộng).
Ớ Việt Nam văn xuôi tự sự xuất hiện muộn hơn nhưng quan niệm về tiểu thuyết cũng như quá trình phát triển của nó cũng có nhiều đặc điểm giống Trung Quốc Từ những sáng tác như Việt điện u linh, Lĩnh nam chích quái, Truyền kì mạn lục (thế kỉ XIV-XV I) đã xuất hiện những mầm mống sơ khai
của tư duy tiểu thuyết Thời kì đầu Lĩnh nam chích quái chỉ là ghi chép những thần thoại, cổ tích; sang Truyền kì tân p h ả, Truyền kì mạn lục đã đi sâu phản
ánh những câu chuyện đời thường
Quá trình hình thành truyện kí và tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam cũng
là quá trình tách rời giữa văn và sử Cuối thế kỉ X V III đầu thế kỉ X IX , ở nước
ta xuất hiện nhiều tập kí sự, tuỳ bút, tiểu thuyết lịch sử có giá trị như Thượng kinh kí sự, Tang thương tì gẫu lục, Vũ trung tuỳ bút, Việt Nam khai quốc chí truyện, Hoan Châu kí, Hoàng Việt long hưng chí và đỉnh cao là Hoàng Lẻ nhất thống chí Tác phẩm văn xuôi chữ Hán viết theo lối tiểu thuyết chương
hồi kết tinh được những thành tựu nghệ thuật của các tác phẩm truyền kì, tuỳ bút, kí sự lịch sử từ thế kỉ XV III trở về trước, góp phần quan trọng đánh dấu bước đầu sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam Tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí không làm công việc truyền thống của nhà Nho chép chuyện quá
khứ để nêu lên những bài học đạo đức đương thời như Nguyễn Dữ mượn Hồ Quí Li để công kích nhà Mạc, Đoàn Thị Điểm ca ngợi những liệt nữ đời Trần, Lê mà phản ánh một cách chân thực những biến động trầm trọng và kéo dài chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ X V III với tư cách của người trong cuộc Vượt ra khỏi cách miêu tả tượng trưng, ước lệ, những
Trang 38Ảnh hưởng của Tam OịUốc diễn nghĩa đốì vói Hoàng Lê nhất thông chí
/M g u y ê n TTkị X K u ầ n
điển tích khuôn sáo trong Truyền kì mạn lục, Tang thương ngẫu lục, Thượng kinh kí sự , Hoàng Lê nhất thống chí tuy viết bằng thi pháp trung đại nhưng
đã có những sáng tạo mới mẻ về thi pháp thể loại
Song hành với bộ phận văn xuôi chữ Hán, văn học dân gian, đặc biệt là những truyện kể dàn gian, phát triển khá mạnh, có quan hệ gần gũi với văn xuôi chữ Hán và ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành các truyện Nôm thế
kỉ XVII, XVIII, XIX Chính trong phong trào truyện Nôm đã hình thành những truyện thơ như: Nhị độ mai, Hoa tiên, Truyện Kiều, Sơ kính tân trang, Lục Vân Tiên Truyện Nôm được hình thành trên cơ sở một số cốt truyện có
sẵn của Trung Quốc (Phan Trần, Nhị Độ Mai, Kim Vân Kiêu truyện ), dựa
vào những truyện dân gian (Tống Trân Cúc Hoa, Lưu Bình Dương Lễ ), hoặc
có khi dựa ngay vào sự trải nghiệm của chính tác giả (Mai đình mộng kí, Sơ kính tân trang ). Tuy nhiên dù có lấy cốt truyện của Trung Quốc thì truyện Nôm vẫn phản ánh những vấn đề của xã hội Việt Nam cũng như những tâm tư, tình cảm của người Việt Nam
Tiểu thuyết Việt Nam chưa có truyền thống phong phú và lâu đời như thơ, phú, nhưng những tác phẩm kể trên, đặc biệt Hoàng Lê nhất thống chí và Truyện Kiều là những viên ngọc quí giá tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển
của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Xem xét quá trình hình thành của tiểu thuyết Trung Quốc và Việt Nam nói chung, Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí nói riêng
chúng ta thấy rằng: nếu như tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc trước Hồng Lâu Mộng có nguồn gốc từ những truyện kể dân gian, các thoại bản, giảng
sử có tính chất dân gian rồi sau đó được nhà văn tập hợp xâu chuỗi dưới hình thức tiểu thuyết chương hồi thì tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thuần tuý là sáng tác của những văn nhân Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc như Tam quốc diễn nghĩa, Tlmỷ Hử có ảnh hưởng sâu sắc đối với tiểu
thuyết các nước châu Á như: Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam nhưng mỗi nước đều có đặc sắc riêng Triều Tiên có Nhâm Thìn lục, Tạ thị nam chinh
kí, Cửu vân mông, N gọc lâu mộng, Xitân Hương truyện tuy vậy chỉ có
Trang 39Ảnh hưởng của Tam ơịuốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí
_ A lg u y ê n T k ị TTlvtcm
Nhâm Thìn lục viết về đề tài lịch sử còn chủ yếu là đề tài tình yêu Nhật
Bản lại chọn ảnh hưởng khác đó là truyện tình yêu, đặc biệt có truyện đậm mầu sắc dục như Kenzi M ônogatari Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán ở Việt
Nam là một hiện tượng độc đáo trong bối cảnh những nền văn học chịu ảnh hưởng văn học Trung Quốc Là một tác phẩm vãn xuôi lịch sử chịu ảnh hướng sâu sắc bút pháp, kết cấu và phong cách sử thi của Tam quốc diễn nghĩa, nhưng Hoàng Lê nhất thống chí còn dựa vào truyền thống nền văn
học dân tộc có tính lịch sử đã được phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là thể kí
{Lam sơn thực lục của Nguyễn Trãi có từ đầu thế kỉ X V ), những tác phẩm
gắn liền sự thật lịch sử và những yếu tố hư cấu nghệ thuật Nguồn gốc thế loại cũng có những ảnh hưởng quan trọng đến kết cấu tác phẩm, phương thức tự sự và cách xây dựng nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng
gì đã làm nên sự hấp dẫn của Tam quốc diễn nghĩa khiến người đọc nhiều
nước bi cuốn hút từ đầu đến cuối tác phẩm Đó chính là khả năng kết cấu tác phẩm tài tổ chức và sắp xếp các biến cố, sự kiện và đặc biệt là một phương thức kế chuyện độc đáo
Trang 40Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đốí vói Hoàng Lê nhất thống chí
2.1 Cốt truyện
Việc tổ chức cốt truyện theo lối xâu chuỗi các sự kiện theo trình tự thời gian là việc làm thường thấy trong văn xuôi c ổ đại và Trung đại Lối kết cấu xâu chuỗi đó được phản ánh rất rõ nét trong bộ sử thi Mát và ôđitxê, các tiểu
thuyết bợm nghịch phương Tây, tiểu thuyết Đông Kisốt và đặc biệt là trong
tiểu thuyết Minh Thanh, tiểu thuyết Việt Nam Trung đại Sự kiện được sắp đặt vào một số hồi, đoạn và các đoạn được xâu chuỗi với nhau thành một kết cấu hoàn chỉnh Cốt truyện được phát triển theo trình tự trước sau của thời gian Sự vận động của các nhân vật chỉ là những hành động trên phông lịch sử có sẵn chứ chưa phải là sự phát triển của những mạch ngầm tâm lí
Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí đều là những tiểu
thuyết thuộc loại đầu tiên và thành công của văn học Trung Quốc và văn họcViệt Nam nên các tác giả thực sự không có những bậc tiền bối trực tiếp và những tiêu chuẩn sẵn có về mặt thể loại Sự ảnh hưởng trực tiếp của lịch sử đối với văn học không phải là hiện tượng dễ thấy ở văn học phương Tây nhưng lại là truyền thống của vãn học Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên, những nước có đặc điểm văn sử bất phân trong sự hình thành văn xuôi tự sự Một mặt các tác giả Trung đại phải cân nhắc, chọn lọc những sự kiện lịch sử, mặt khác lại phải quan tâm chắt lọc, tham khảo những nguồn tư liệu phụ như dã sử, truyền thuyết dân gian phi chính sử để bổ sung cho cốt truyện, làm cho câu chuyện đậm đà hơi thở của cuộc sống Thông qua việc tái hiện những sự kiện, những nhân vật lịch sử, nhà văn Trung đại có nhiệm vụ mang lại cho người đọc những khơi gợi
bổ ích và mĩ cảm văn học Sự thành công của tác giả Trung đại chính là việc làm cho chân thực lịch sử được thăng hoa thành chân thực nghệ thuật
2.1.1 Cốt truyện của Tam quốc diễn nghĩa
Cốt truyện của Tam quốc diễn nghĩa không phải là được sáng tạo hoàntoàn bằng trí tưởng tượng của La Quán Trung Theo sự phân tích của Riítin,
"kế mĩ nhân" của Vương Doãn bao gồm mười bốn diễn biến chính Phân tích các diễn biến và giải thích cội nguồn của nó, Riftin cho chúng ta thấy rằng trong mười bốn diễn biến thì La Quán Trung chỉ nghĩ ra có ba diễn biến về