Thông qua đó, một mặt, chúng ta có thể đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế của chính sách đối ngoại mà ĐCSVN đề ra với khu vực trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN THỊ HOÀN
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2006
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2011
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN THỊ HOÀN
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Trang 3MỤC LỤC Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VỚI KHU VỰC ĐễNG NAM Á TRONG GIAI ĐOẠN 1995 - 2001 15
1.1 NHèN LẠI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM 1986 - 1995 15
1.1.1 Sự chuyển biến của tỡnh hỡnh thế giới và khu vực 15
1.1.2 Sự hỡnh thành đường lối đối ngoại đổi mới từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội VII (1991) 20
1.1.3 Đảng lónh đạo đưa Việt Nam gia nhập ASEAN (1986 - 1995) 35
1.2 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VỚI KHU VỰC ĐễNG NAM Á TRONG NHỮNG NĂM 1995 - 2001 VÀ SỰ ĐểNG GểP CỦA VIỆT NAM VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG AN NINH - CHÍNH TRỊ KHU VỰC 45
1.2.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực 45
1.2.2 Đại hội VIII (1996) và những điều chỉnh trong chớnh sỏch đối ngoại của Đảng 51
1.2.3 Sự tham gia và đúng gúp tớch cực của Việt Nam vào cỏc hoạt động chớnh trị - an ninh khu vực 56
1.3 TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÀ TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC KHU VỰC 60
1.3.1 Tăng cường quan hệ chớnh trị và hợp tỏc kinh tế song phương với một số nước trong khu vực 60
1.3.2 Tham gia hợp tỏc kinh tế trong khuụn khổ ASEAN 77
1.3.3 Tham gia hợp tỏc chuyờn ngành trong khuụn khổ ASEAN 81
Tiểu kết chương 1 84
Trang 4Chương 2 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VỚI KHU VỰC ĐễNG
NAM Á TRONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 86
2.1 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM 2001- 2006 86
2.1.1 Những biến động của tỡnh hỡnh quốc tế và khu vực 86
2.1.2 Sự phỏt triển chớnh sỏch đối ngoại của Đảng từ Đại hội IX (2001) đến Đại hội X (2006) 93
2.1.3 Sự tham gia và đúng gúp của Việt Nam trong cỏc hoạt động của ASEAN 109
2.2 ĐẨY MẠNH QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC 117
2.2.1 Tiếp tục củng cố và phỏt triển quan hệ hữu nghị, hợp tỏc Việt Nam - Lào - Campuchia 117
2.2.2 Thỳc đẩy quan hệ hợp tỏc giữa Việt Nam với cỏc nước cũn lại trong khu vực Đụng Nam Á 125
2.2.3 Tham gia Chương trỡnh hợp tỏc Tiểu vựng Mờ kụng mở rộng (GMS) 135
2.3 HỢP TÁC TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ĐễNG NAM Á 139
2.3.1 Hợp tỏc văn hoỏ, giỏo dục và một số lĩnh vực giữa Việt Nam với cỏc nước Đụng Nam Á 139
2.3.2 Hợp tỏc chuyờn ngành trong khuụn khổ ASEAN 142
2.3.3 Hợp tỏc trờn một số lĩnh vực khỏc trong khuụn khổ ASEAN 148
Tiểu kết chương 2 151
Chương 3 NHẬN XẫT VÀ KINH NGHIỆM 153
3.1 MỘT SỐ NHẬN XẫT CƠ BẢN 153
3.1.1.Từ năm 1995 đến năm 2006, Đảng đề ra chớnh sỏch đối ngoại tớch cực chủ động phỏt triển quan hệ hợp tỏc hữu nghị với khu vực Đụng Nam Á, gúp phần củng cố, thỳc đẩy thỳc đẩy sự lớn mạnh của ASEAN 153
Trang 53.1.2 Từ năm 1995 đến năm 2006 chớnh sỏch đối ngoại của Đảng với khu vực Đụng Nam Á nhằm phỏt triển quan hệ hợp tỏc toàn diện và đó đạt một
số thành tựu quan trọng 1563.1.3 Trong những năm 1995 -2006 chớnh sỏch đối ngoại của Đảng với khu vực Đụng Nam Á cũn bộc lộ một số hạn chế 1593.1.4 Trong thời gian tới chớnh sỏch đối ngoại của Đảng với khu vực Đụng Nam Á đứng trước nhiều thỏch thức mới 162
3.2 MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU 171
KẾT LUẬN 196 DANH MỤC CễNG TRèNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIấN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 200 TÀI LIỆU THAM KHẢO 201 PHỤ LỤC 218
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ASEAN-China Free Trade
Area AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN Economic
Community AFTA Khu mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Free Trade Area AIA Khu vực đầu tư ASEAN ASEAN Investment Area AICO Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN Agreement on Industrial
Cooperation AIPO Tổ chức liên minh quốc hội ASEAN ASEAN Inter-
Paliamentary Organization AMM Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ASEAN Ministerial
Meeting APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái bình
dương
Asia Pacific Economic Cooperation
ARF Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Regional Forum
ASC Cộng đồng an ninh ASEAN ASEAN Security
Community ASCC Cộng đồng văn hoá xã hội ASEAN ASEAN Socio Cultural
Community ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á Association of South East
Asian Nations ASEM Hội nghị Á- Âu Asia - Europe Meeting BCT Bộ Chính trị
BCHTƯ Ban chấp hành trung ương
CEPT Hiệp định về Thuế quan Ưu đãi có hiệu lực
chung
Common Efective Preferential Tariff CHDCND Cộng hoà dân chủ nhân dân
Trang 7CHND Cộng hoà nhân dân
EU Liên minh Châu Âu European Union
GMS Hợp tác Tiểu vùng Mê kông mở rộng Greater Mekong Subregion IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Monetary
Fund JIM Hội nghị không chính thức Gia các ta về
Meeting SOM Cuộc họp các quan chức cao cấp Senior Official Meeting USD Đô la Mỹ United State Dollar
WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization XHCN Xã hội chủ nghĩa
ZOPFAN Khu vực hoà bình, tự do và trung lập Zone of Peace, Freedom
and Neutrality
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi quốc gia, nhân tố quốc tế luôn giữ một vai trò quan trọng Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển được nếu không có quan hệ với thế giới bên ngoài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới là người đã đặt nền móng đầu tiên cho nền ngoại giao hiện đại của Việt Nam Ngay sau khi giành được độc lập năm 1945, Chính phủ Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố chính sách ngoại giao “thân thiện với tất
cả các nước dân chủ trên thế giới” [108a, tr 30] và “Sẵn sàng đặt mọi quan hệ thân thiện hợp tác với bất cứ một nước nào trên nguyên tắc tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hoà bình” [109, tr 5]
Chính sách đối ngoại của ĐCSVN hiện nay là sự kế thừa và phát triển đường lối đối ngoại của các thời kỳ trước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, thể hiện tính liên tục và nhất quán trong toàn bộ đường lối chính trị của Việt Nam
Là một quốc gia ở Đông Nam Á, từ lâu Việt Nam đã có mối quan hệ với các nước trong khu vực Tuy có sự đậm nhạt khác nhau qua từng thời kỳ, song, quan hệ này luôn có vị trí quan trọng
Trong quan hệ với các nước Đông Nam Á, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng ta đã phát triển như thế nào? Thực tiễn quá trình phát triển quan hệ của Việt Nam với các nước Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7/1995) cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ
Ở thời điểm hiện tại, quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực vẫn tiếp tục phát triển với những thành tựu và những hạn chế Do vậy nghiên cứu chính sách đối ngoại của Đảng với khu vực Đông Nam Á trong đó có tổ chức ASEAN từ năm 1995 đến năm 2006 một cách hệ thống, toàn diện là một việc làm cần thiết, có ý
Trang 9nghĩa lý luận và thực tiễn Thông qua đó, một mặt, chúng ta có thể đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế của chính sách đối ngoại mà ĐCSVN đề ra với khu vực trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; góp phần tăng cường và thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á, từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm trong việc xử lý quan hệ với các nước khu vực, giúp chúng ta có thêm cơ sở khoa học để tiếp tục hoàn thiện đường lối, chính sách đối ngoại đưa Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới Mặt khác, luận án cung cấp thêm một số tư liệu về quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực, đồng thời, phục vụ công tác giảng dạy môn Lịch sử nói chung, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng
Đó chính là những lý do cơ bản để tác giả chọn đề tài cho Luận án Tiến sĩ
Lịch sử của mình: “Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam với khu vực Đông Nam Á từ năm 1995 đến năm 2006”
2 Tình hình nghiên cứu vấn đề
Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước, nhiều ngành khoa học khác nhau bởi vị trí và vai trò trong lịch sử
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, nhiều cơ quan chuyên môn nghiên cứu chuyên về Đông Nam Á và ASEAN như: Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Ngoại giao - Bộ Ngoại giao, Vụ ASEAN - Bộ Ngoại giao, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia
Hà Nội và một số cơ quan khác đã có nhiều công trình nghiên cứu về Đông Nam Á
và về ASEAN được xuất bản Có thể chia thành các nhóm tư liệu như sau:
Các công trình nghiên cứu trong nước
- Các công trình nghiên cứu về quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam
với các nước Đông Nam Á ở những giai đoạn khác nhau: “Ngoại giao Việt Nam
1945-2000”[11]; “Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam” [93]; “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại 1986 - 2000” [180]; “Đối ngoại Việt Nam thời kỳ
Trang 10đổi mới” [10] “Biên niên ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 -2006)” [30]
Các công trình này tập trung trình bày chính sách đối ngoại và các quan hệ ngoại giao của Việt Nam (từ 1945 trở đi) và trong mạch chảy chung ấy đã khái quát tiến trình lịch sử của mối quan hệ Việt Nam với các nước khu vực Đông Nam Á
- Các công trình nghiên cứu tổng thể về ASEAN ở dạng sách chuyên khảo
tương đối phong phú; “ASEAN hôm nay và triển vọng trong thế kỷ XXI” [114]; “35
năm ASEAN hợp tác và phát triển” [133]; “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)” [27]; “Tiến tới một ASEAN hoà bình ổn định và phát triển bền vững”
[137]
“Tiến tới một ASEAN hoà bình ổn định và phát triển bền vững” của tác giả
Nguyễn Duy Quý” [137] là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ
thống về ASEAN, phân tích quá trình thành lập ASEAN, các thành tựu và tồn tại của Hiệp hội sau ba thập niên phát triển, đề cập các vấn đề khắc phục khủng hoảng tài chính, tiền tệ (1997 - 1998) để có thể phát triển bền vững
- Các công trình nghiên cứu về Đông Nam Á trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hoá và quan hệ Việt Nam với tổ chức ASEAN trong các lĩnh vực
đó trong những khoảng thời gian nhất định: “Những vấn đề chính trị kinh tế Đông
Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI” [84]; “Kinh tế các nước Đông Nam Á thực trạng
và triển vọng” [145];“Việt Nam - Đông Nam Á: Quan hệ lịch sử văn hoá”[179];
“Liên kết kinh tế ASEAN vấn đề và triển vọng” [148]; “Hội nhập kinh tế khu vực
của một số nước ASEAN” [67]; “Quan hệ Việt Nam - ASEAN và chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam” [79]; “Quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN” [155]; “ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam” [117];
“Việt Nam - ASEAN quan hệ đa phương và song phương” [125]; “Việt Nam trong
ASEAN nhìn lại và hướng tới” [146]
Trong cuốn “Những vấn đề chính trị kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ
XXI” [84] tác giả Trần Khánh đã phân tích những vấn đề nóng bỏng tạo nên diện mạo
và xu hướng phát triển của Đông Nam Á hiện nay Xem xét Đông Nam Á trong các vòng xoáy chiến lược được tạo nên bởi xu thế toàn cầu hoá và sự thay đổi địa chính trị
Trang 11khu vực, quá trình hợp tác trên nhiều cấp độ đa phương, khu vực, song phương trên các lĩnh vực chính trị và kinh tế đã cho thấy những chuyển động khá phức tạp của ASEAN hiện nay Những cơ hội và thách thức đối với khu vực và từng nước cho thấy nhu cầu cần phải cải cách và đẩy mạnh hội nhập sâu rộng hơn nữa nhằm tạo lập khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định, năng động và có tính cạnh tranh cao
“ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam” [117] của các tác giả Đào Huy Ngọc,
Nguyễn Phương Bình, Hoàng Anh Tuấn gồm 3 phần Phần thứ nhất đã trình bày sự
ra đời của tổ chức ASEAN và quá trình hợp tác giữa các nước ASEAN trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá Phần thứ hai là sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN Trong phần này cuốn sách đã đề cập đến hai nội dung lớn là quan hệ Việt Nam - ASEAN từ 1967 - 1995 và những vấn đề và triển vọng của Việt Nam khi tham gia ASEAN Phần thứ ba nêu ra một số nhận xét chung Khi trình bày quan hệ Việt Nam - ASEAN trong những năm 1967 - 1995 các tác giả đã tập trung phân tích mối quan hệ ấy ở ba giai đoạn 1967 - 1978; 1979 - 1991; 1992 - 1995 tương ứng với mỗi giai đoạn là những dấu mốc lịch sử đánh dấu những thăng trầm trong quan hệ hai bên Các tác giả đã đề cập một số vấn đề đặt ra đối với việc Việt Nam hội nhập ASEAN, các tác động trên các lĩnh vực kinh tế chính trị an ninh khu vực và đánh giá những thuận lợi, khó khăn và triển vọng khi Việt Nam tham gia tổ chức này
“Việt Nam - ASEAN quan hệ đa phương và song phương” [125] do tác giả Vũ
Dương Ninh chủ biên là công trình của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu chuyên sâu về ASEAN ở Việt Nam Đây là một đề tài nhánh của công trình nghiên cứu trọng điểm Hội nhập Việt Nam - ASEAN: tiến trình, hiện trạng và những vấn đề đặt ra do Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý Cuốn sách trình bày một cách khái quát mối quan
hệ giữa nước ta với tổ chức ASEAN và với 9 nước thành viên: Brunây, Campuchia, Inđônêxia, Malaixia, Mianma, Lào, Philíppin, Thái Lan, Xinhgapo trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá… với những thành công và những hạn chế tồn tại, từ đó nêu lên một số suy nghĩ về hướng phát triển tiếp theo của những mối quan hệ ấy trong tương lai
Trên cơ sở phân tích khái quát tiềm năng, thế mạnh và cả những mặt hạn chế
Trang 12tồn tại của từng quốc gia, hai tác giả Phạm Đức Thành và Trần Khánh trong cuốn
“Việt Nam trong ASEAN nhìn lại và hướng tới” [146] đã điểm lại những đóng góp
của Việt Nam trong 10 năm gia nhập ASEAN Tham gia vào ASEAN, Việt Nam không chỉ góp phần củng cố phát triển tổ chức ASEAN mà còn nhận được những thành quả bước đầu Phía trước ASEAN còn nhiều cơ hội và thách thức đòi hỏi phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa để xây dựng cộng đồng ASEAN biến ý tưởng tầm nhìn
2020 thành hiện thực
- Các công trình nghiên cứu về ASEAN trong mối quan hệ với các cơ chế
ASEAN + 1, ASEAN + 3: “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc quá trình
hình thành và triển vọng” [34]; “Quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam” [65]; “Hợp tác ASEAN + 3 quá trình phát triển thành tựu và triển vọng” [115]
Các tác giả Hồ Châu - Nguyễn Hoàng Giáp - Trần Thị Quế trong cuốn “Khu
vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc quá trình hình thành và triển vọng” [34] cho
thấy thực trạng hợp tác, liên kết kinh tế ASEAN - Trung Quốc với những thuận lợi, khó khăn, triển vọng và ảnh hưởng của ACFTA đối với Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như tác động trên lĩnh vực an ninh - chính trị và các lĩnh vực khác
Tác giả Vũ Văn Hà trong cuốn “Quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản
trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam” [65] đã tập trung phân tích
quan hệ đa phương Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản đặt trong bối cảnh quan hệ hợp tác chung của cả khu vực Đông Á, trong các tổ chức APEC, ARF, ASEAN + 3 với những tác động thuận chiều và ngược chiều, mối quan hệ song phương ASEAN
- Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, Trung Quốc - Nhật Bản trên các lĩnh vực ngoại giao, chính trị, an ninh, kinh tế, văn hoá và dự báo triển vọng của các mối quan hệ
đó Tác giả cũng nêu tác động của quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản đối với Việt Nam với những cơ hội và thách thức
Tác giả Nguyễn Thu Mỹ trong cuốn “Hợp tác ASEAN + 3 quá trình phát
triển thành tựu và triển vọng” [115] đã phân tích sự hình thành và sự tiến triển của
ý tưởng hợp tác Đông Á, những nguyên nhân khiến ASEAN không hiện thực hoá
Trang 13được những ý tưởng đó trong những năm đầu thập kỷ 90, nêu đặc điểm của tiến trình hợp tác khu vực và những nguyên nhân dẫn tới đặc điểm đó, phân tích thành tựu sau 10 năm hoạt động của ASEAN +3, khái quát lại quá trình tham gia hợp tác ASEAN +3 của Việt Nam
Ngoài các công trình đã được xuất bản thành sách, còn có rất nhiều cuộc hội thảo về Đông Nam Á, về ASEAN, về quan hệ Việt Nam - ASEAN được tổ chức ở trong và ngoài nước, nhiều chuyên khảo, bài viết được đăng tải trên các tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Quốc tế…
Hầu hết các tác phẩm, các bài viết đều tập trung nghiên cứu phân tích quá trình ra đời, phát triển, những thành tựu kinh tế xã hội của từng nước Đông Nam Á cũng như của tổ chức ASEAN, đề cập đến xu thế và khả năng hợp tác phát triển giữa các nước Đông Nam Á, quá trình phát triển quan hệ và hợp tác giữa Việt Nam với các nước ASEAN, sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN, những khó khăn thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này
Luận án Tiến sỹ Lịch sử: “Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan
hệ đối ngoại với ASEAN (1967 - 1995)” [158] của tác giả Nguyễn Đình Thực đã đề cập đến những nét cơ bản trong chủ trương, chính sách và hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đối với các nước Đông Nam Á, trong đó có các nước ASEAN qua hai giai đoạn 1967 - 1986 và 1986 - 1995 Với mỗi bước phát triển về chủ trương, chính sách đối với ASEAN, luận án đã phân tích bối cảnh chung của thế giới và khu vực trong từng thời gian cũng như mối quan hệ khu vực đặt trong tác động chung của các nước lớn Tác giả luận án đã đánh giá mặt ưu điểm và hạn chế trong chính sách đối ngoại, phân tích thuận lợi và khó khăn trong quan hệ giữa nước
ta với ASEAN, những thành tựu đạt được cho tới khi Việt Nam gia nhập ASEAN Tuy nhiên, đề xuất ý kiến trong quan hệ đối ngoại Việt Nam - ASEAN khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức ASEAN, tác giả luận án mới chỉ gợi ý về việc phát triển quan hệ trọng điểm với Lào và Campuchia thì mặc dầu là rất cần thiết nhưng không đủ về các đối tác và cũng không hiệu quả về mặt kinh tế
Trang 14Các công trình của nước ngoài
Bao gồm những công trình nghiên cứu của các nhà sử học, các nhà nghiên cứu Đông Nam Á hoặc bằng tiếng Anh, hoặc đã được dịch ra tiếng Việt Khai thác nguồn tài liệu này có thể thu nhận được những thông tin quý báu trên quan điểm của các nhà sử học nước ngoài về quan hệ của Việt Nam với các nước khu vực Đông Nam Á, quan hệ Việt Nam - ASEAN, quan hệ đối ngoại của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng ở thời điểm hiện tại Có thể kể đến một vài công trình tiêu biểu:
Trong cuốn “Vietnamese Foreign Policy in Transition” (Chính trị ngoại giao
Việt Nam trong sự chuyển đổi) [182] do tác giả Carlyle A.Thayer, Ramses Amer
chủ biên đã giới thiệu về chủ nghĩa đa phương và sự đe doạ của diễn biến hoà bình
ở Việt Nam, những lý luận trong chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay và bình thường hoá quan hệ với Mỹ, quan hệ Việt Nam -Trung Quốc trong quá khứ, hiện tại tương lai và triển vọng trong thế kỷ XXI
Cuốn “Đông Nam Á chặng đường dài phía trước” [181] của Giáo sư kinh tế
học Lim Chong Yah đã đề cập tới rất nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô cùng những chính sách và khuynh hướng của toàn bộ 10 Quốc gia thành viên ASEAN Ngoài ra cuốn sách còn thảo luận và đánh giá những chính sách về dân số, thương mại, công nghiệp hoá, nông nghiệp, tiền tệ, tài chính, vấn đề hợp tác khu vực, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và những triển vọng phát triển trong tương lai của Đông Nam Á
Tác giả Da Cunha Derek trong cuốn “Southeast Asian Perspectives on
Security” (Viễn cảnh an ninh Đông Nam Á) [183] cung cấp một cái nhìn toàn cảnh
về an ninh khu vực Đông Nam Á, xu hướng chiến lược và phát triển quân đội, phản ứng của các quốc gia Đông Nam Á đối với môi trường khu vực thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, vấn đề tranh chấp ở khu vực biển Đông, nhận thức về Đông Nam Á của Nhật Bản và Trung Quốc
Cuốn “The International Relations of Japan and South East Asia: Foging a
New Regionalism” (Mối quan hệ quốc tế của Nhật Bản và Đông Nam Á: Tiến tới một chủ nghĩa khu vực mới) [200] của tác giả Sueo Sudo là bức tranh tổng thể về
tiến trình của mối quan hệ Nhật Bản - Đông Nam Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh,
Trang 15đồng thời tác giả cũng khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản, mối quan hệ Nhật Bản với các nước Đông Nam Á là một thành công của ngoại giao Nhật Bản Cuốn sách đặt ra 3 câu hỏi: Chủ nghĩa khu vực mới ở Đông Nam Á được thiết lập khi nào và như thế nào? Bản chất của quá trình lãnh đạo và liên kết của Nhật Bản trong việc duy trì và thúc đẩy chủ nghĩa khu vực mới đó? Điều gì sẽ sảy đến với chủ nghĩa khu vực của Đông Nam Á trong tương lai
Cuốn “Southeast Asia in Search of an ASEAN Community” (Đông Nam Á
đang tìm kiếm một cộng đồng ASEAN) [198] của tác giả Rodolfo C.Severino đề cập
đến phương cách ASEAN, vấn đề tư cách thành viên ASEAN đối với một số quốc gia Đông Nam Á, vấn đề không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vai trò của ASEAN trong các vấn đề an ninh và hội nhập kinh tế khu vực, các mối quan hệ của ASEAN với các cường quốc bên ngoài, khái niệm về cộng đồng ASEAN và những con đường mà ASEAN có thể lựa chọn trong tương lai
Cuốn “A new ASEAN in a new Millenium” (Một ASEAN mới trong thiên
niên kỷ mới) [199] của nhóm tác giả Simon S.C Tay, Jesus Estanislao, Hadi
Soesatro tập trung chủ yếu vào các mảng hợp tác kinh tế và an ninh chính trị trong ASEAN, xem xét những vấn đề đặt ra đối với những tiến trình và thể chế của ASEAN hay cái được gọi là “cách thức ASEAN” Cuốn sách cũng đưa ra ý tưởng
về ASEAN trong tương lai với tầm nhìn tới năm 2030 trên quan điểm hoạch định chính sách cần phải bao quát cả hiện tại và tương lai
Tóm lại, thu thập, phân tích nguồn tài liệu liên quan đến quan hệ Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có quan hệ Việt Nam - ASEAN
từ năm 1995 đến năm 2006 có thể thấy các công trình của các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài tương đối đa dạng, phong phú Ngoài việc mô tả lịch sử, các công trình đã trình bày, lý giải nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh trong quan hệ Việt Nam - Đông Nam Á, Việt Nam - ASEAN, quan hệ của tổ chức ASEAN với các đối tác, những xu hướng, những thách thức và những dự báo về tương lai phát triển của khu vực Đông Nam Á, của ASEAN cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quan
hệ Việt Nam - ASEAN
Trang 16Các công trình nói trên, ở những mức độ khác nhau, đã giúp tác giả có một
số tư liệu cần thiết để có thể hình thành một số hiểu biết chung, soi rọi tiếp cận, đi sâu nghiên cứu vấn đề chứ chưa có một công trình nào đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước khu vực Đông Nam Á một cách hệ thống, toàn diện từ năm
1995 đến năm 2006, dưới góc độ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam như đề tài tác giả đã lựa chọn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu và nguồn tư liệu như trên, luận án có nhiệm vụ:
- Đi sâu phân tích chủ trương, chính sách và biện pháp của Đảng trong quan
hệ với khu vực Đông Nam Á qua hai giai đoạn: 1995 - 2001; 2001 - 2006
- Hệ thống hoá, khái quát hoá những tư liệu đã có, bổ sung thêm những tư liệu mới, góp phần nhìn nhận một cách khách quan quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước Đông Nam Á qua hai giai đoạn: 1995 - 2001; 2001 - 2006 và bức tranh quan hệ Việt Nam - Đông Nam Á từ năm 1995 đến năm 2006
- Nêu lên những thành tựu cũng như hạn chế trong chính sách đối ngoại của Đảng với khu vực Đông Nam Á từ năm 1995 đến năm 2006; rút ra những bài học kinh nghiệm
4 Nguồn tài liệu và hướng sử dụng
Các tài liệu được sử dụng trong luận án này bao gồm:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê nin và Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa các vấn đề dân tộc và quốc tế, dân tộc và thời đại là cơ sở lý luận cho luận án
Trang 17- Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc ĐCSVN, Nghị quyết của Trung ương Đảng và Chỉ thị của Bộ Chính trị, diễn văn, bài phát biểu, các tác phẩm, trả lời phỏng vấn của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta về lĩnh vực đối ngoại, các văn bản của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, tài liệu đánh giá hay báo cáo tổng hợp của một số bộ, ngành là những tài liệu gốc của luận án… hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia, Cục lưu trữ thuộc Văn phòng Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN, Phòng lưu trữ của Bộ Ngoại giao, Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao), bộ phận lưu trữ thuộc Văn phòng Chính phủ
- Các công trình nghiên cứu về Đông Nam Á, về quan hệ Việt Nam - ASEAN, kỷ yếu hội thảo khoa học, các bài báo, sách có liên quan do các cơ quan nghiên cứu uy tín đã công bố như Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Học viện Ngoại giao, Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là nguồn tư liệu quan trọng
- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê, các nguồn thông tin được khai thác qua internet, một số văn kiện chính thức của ASEAN như Hiến chương, Hiệp định, Thông cáo báo chí cũng được sử dụng để làm rõ một số nội dung có liên quan
- Luận án cũng tham khảo các luận án, luận văn và các nguồn tài liệu hiện đang được lưu giữ tại Thư viện quốc gia, Thư viện quân đội, Thư viện Học viện ngoại giao, Thư viện Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh…
- Nguồn tư liệu từ phía ASEAN và các công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài được khai thác, nhưng ở mức độ nhất định (do khó khăn chủ quan, khách quan của tác giả)
5 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các chủ trương, chính sách của ĐCSVN đối với các nước Đông Nam Á trong đó có tổ chức ASEAN, quá trình chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện và triển khai các chính sách ấy
Trang 18Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Giới hạn về mặt thời gian của đề tài là từ năm 1995 đến 2006,
nhưng để có một cái nhìn toàn diện, tác giả điểm qua giai đoạn 1975 - 1995 và đề cập đôi nét về những năm sau 2006 tới nay
Năm 1995 là thời điểm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN Đây là một sự kiện mở ra cơ hội tăng cường quan hệ và hợp tác giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng Mốc kết thúc của luận án năm 2006 chỉ là một sự quy ước có tính tạm thời, vào thời điểm này quan hệ Việt Nam với các nước khu vực Đông Nam Á vẫn đang tiếp tục phát triển Năm
2006 là một mốc lịch sử đánh dấu 20 năm thực hiện đường lối đổi mới ở Việt Nam, năm diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam Năm
2006 cũng là thời điểm Việt Nam đã cơ bản hoàn thành việc cắt giảm các dòng thuế xuống mức 0 - 5% theo cam kết CEPT/AFTA Có thể nói mức độ cắt giảm thuế trong khuôn khổ CEPT/AFTA là triệt để và mạnh mẽ nhất trong các lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam từ trước tới nay Việc lựa chọn mốc năm 2006 làm thời điểm kết thúc của luận án liên quan đến thời điểm đăng ký đề tài này của nghiên cứu sinh vào năm
2005
Năm 2001 được lấy làm mốc phân kỳ cho chính sách đối ngoại của Đảng với khu vực qua hai giai đoạn 1995 - 2001; 2001 - 2006 bởi đây là mốc lịch sử không chỉ phản ánh một nấc thang cao hơn trong tư duy đối ngoại của Đảng mà còn đánh dấu sự chuyển biến trong quan hệ quốc tế Năm 2001 là năm đầu tiên của thế kỷ XXI và sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ, các nước lớn đều điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại Năm 2001 là năm bản lề cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm (2001- 2010) và thực hiện kế hoạch 5 năm (2001- 2005) do Đại hội IX thông qua
- Về nội dung nghiên cứu: Chính sách đối ngoại của Đảng với khu vực Đông
Nam Á là một lĩnh vực khoa học rất rộng, phức tạp và có nhiều vấn đề còn đang trong quá trình vận động, phát triển, chưa định hình rõ cần được Đảng và các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để có thể đưa ra những nhận định khoa học có tính
Trang 19khẳng định Bởi vậy tác giả luận án không có tham vọng nghiên cứu quá rộng về mọi lĩnh vực cũng như tất cả các vấn đề của khu vực Luận án không đi sâu vào quan hệ của Việt Nam với từng nước Đông Nam Á mà chỉ tập trung làm rõ chủ trương chính sách đối ngoại cơ bản của Đảng về quá trình chỉ đạo để thực thi chủ trương chính sách ấy trong quan hệ với khu vực Đông Nam Á (những chủ trương chínnh sách dối ngoại chung, chủ trương cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá…) Luận án cũng làm rõ quá trình phát triển về nhận thức và chỉ đạo hoạt động thực tiễn của Đảng trong quan hệ với khu vực Đông Nam Á, trong đó ASEAN - một tổ chức khu vực với các hoạt động bao trùm hầu hết các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các quốc gia Đông Nam Á
Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ đối ngoại của Việt Nam nói riêng
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logíc
- Phương pháp nghiên cứu quốc tế
hệ với khu vực Đông Nam Á từ năm 1995 đến năm 2006
- Nguồn tài liệu tham khảo, phụ lục của luận án có thể đóng góp cho việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Đảng với khu vực Đông Nam Á nói riêng và
đề tài đối ngoại nói chung
Trang 20Về nội dung khoa học
- Góp phần làm sáng tỏ chính sách đối ngoại của Đảng trong quan hệ giữa Việt Nam với khu vực Đông Nam Á từ 1995 - 2006, qua đó làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực đối ngoại
- Từ các kết quả nghiên cứu, luận án góp phần khẳng định sự đóng góp quan trọng và vai trò không thể phủ nhận của Việt Nam trong việc duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác ở khu vực
- Nhận thức về một số vấn đề tồn tại, những thuận lợi và khó khăn, bước đầu đưa ra sự đánh giá, nhận xét quan hệ Việt Nam với các nước Đông Nam Á, rút ra những kinh nghiệm thực tiễn
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu hay giảng dạy cho những môn học có liên quan
sự tham gia của Việt Nam vào các hoạt động của ASEAN trên mọi lĩnh vực kể từ năm 1995 đến năm 2001 Các nội dung được trình bày qua các mốc thời gian 1986 - 1995; 1995 - 2001
Chương 2 Chính sách đối ngoại của Đảng với khu vực Đông Nam Á từ năm
2001 đến năm 2006
Chương này trình bày những biến động của thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Đảng với khu vực Đông Nam Á ở Đại hội IX và Đại hội X, theo đó quan hệ với các nước trong khu vực được tăng cường cả trên bình diện song phương và đa phương, trên mọi lĩnh vực:
Trang 21kinh tế, văn hoá Chính sách đó đã tạo đà thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
Chương 3 Nhận xét và kinh nghiệm
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đạt được qua 2 chương, chương này đưa ra một số nhận xét, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách đối ngoại với khu vực Từ đó bước đầu rút ra một vài kinh nghiệm, đề xuất một số định hướng trong chính sách của Việt Nam cho việc tiếp tục phát triển quan hệ với khu vực Đông Nam Á trong tương lai
Trang 22Chương 1 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TRONG GIAI ĐOẠN 1995 - 2001
1.1 NHÌN LẠI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM 1986 - 1995
1.1.1 Sự chuyển biến của tình hình thế giới và khu vực
Thắng lợi của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ không chỉ là một tác
nhân đưa đến những thay đổi quan trọng trong chiến lược của các nước lớn mà còn làm chuyển đổi cục diện chính trị khu vực Đông Nam Á
Sau năm 1975, Mỹ tiến hành điều chỉnh chiến lược: giảm cam kết ở bên
ngoài, thúc đẩy hoà hoãn với các đối thủ chính, tập trung ưu tiên giải quyết các vấn
đề trong nước để củng cố địa vị của Mỹ Mỹ đã rút hết sự có mặt quân sự khỏi lục địa Đông Nam Á và giảm nhiều sự quan tâm tới khu vực Tháng 6/1977, tổ chức SEATO tuyên bố giải tán, quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh Thái Lan, Philíppin… trở nên lỏng lẻo
Liên Xô giành được thế cân bằng về vũ khí chiến lược với Mỹ, tăng cường
mở rộng ảnh hưởng ở châu Mỹ La tinh, châu Á, châu Phi và quan tâm nhiều hơn tới Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương
Trung Quốc bắt đầu triển khai các chương trình cải cách, hiện đại và mở cửa
kinh tế Để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế, Trung Quốc đẩy mạnh quan
hệ với Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây đồng thời, tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước trong Thế giới thứ ba, chú trọng cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á
Mặc dù rút khỏi Đông Nam Á, song lo ngại Liên Xô, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở đây nên Mỹ vừa tìm cách khai thác mâu thuẫn Xô - Trung vừa muốn duy trì thế cân bằng chiến lược giữa 3 nước lớn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Từ năm 1978, quan hệ giữa Mỹ - Liên Xô - Trung Quốc đã chuyển từ hình thái đối đầu từng đôi một sang hình thái Mỹ - Trung câu kết chống Liên Xô
Trang 23Các nước Đông Nam Á cũng điều chỉnh chính sách, nhấn mạnh hoà bình,
trung lập, duy trì và tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật Bản, các nước phương Tây, từng bước cải thiện quan hệ Liên Xô, Trung Quốc Mặt khác, lo ngại mối đe dọa từ nước Trung Hoa khổng lồ tăng lên khi Mỹ rút khỏi Đông Nam Á, đồng thời lại có yêu cầu phát triển kinh tế, các nước ASEAN mong muốn cải thiện quan hệ với các nước trên bán đảo Đông Dương Vì thế quan hệ Việt Nam - ASEAN trong giai đoạn này đã có những tiến triển tích cực
Tranh thủ tình hình quốc tế thuận lợi, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã mở
rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế với nước ngoài nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước Quan hệ với các nước trong khu vực cũng dần được cải thiện Tuy nhiên, công cuộc xây dựng đất nước tiến hành chưa được bao lâu thì Việt Nam đứng trước thử thách mới, nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, Campuchia xuất hiện nhiều trắc trở và phát triển theo chiều hướng ngày càng phức tạp, nhất là sau khi xuất hiện cái gọi là
“vấn đề Campuchia” thì quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Đông
Nam Á đã trở nên căng thẳng kéo dài cho đến gần cuối thập niên 80
Tháng 1/1979, quân tình nguyện Việt Nam cùng các lực lượng cứu nước Campuchia tiến vào Phnôm Pênh, lật đổ chế độ diệt chủng của Khơ me Đỏ Hành động này xuất phát từ hai yêu cầu một là hành động thiện chí nhân đạo giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng, hai là nhằm bảo vệ biên giới tây nam của
tổ quốc đã nhiều lần bị quân đội Khơme Đỏ xâm lược và tàn phá dã man Nhưng sự kiện này nhanh chóng bị xuyên tạc thành “Việt Nam xâm lược Campuchia”, “âm mưu bành trướng của Việt Nam” Do có những hạn chế nhất định trong việc nhiền nhận sự câu kết giữa các thế lực chống Việt Nam chúng ta đã không đánh giá đầy
đủ sự phản ứng quốc tế đối với vấn đề Campuchia cũng như so sánh lực lượng ở Đông Nam Á, chưa thấy hết tính nhạy cảm của việc quân đội Việt Nam có mặt tại Campuchia - Biến thành cái cớ gây ra phản ứng gay gắt của các nước ASEAN luôn
bị hù doạ bởi cái gọi là “học thuyết đô mi nô” Nhận thức khác nhau giữa Việt Nam với các nước ASEAN về “vấn đề Campuchia” đã tạo ra những chính sách đối ngược
Trang 24nhau, cộng thêm những tác động chia rẽ và can thiệp trong quan hệ giữa các nước lớn Mỹ - Liên Xô - Trung Quốc càng làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn bất đồng kéo dài
Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu bị
sụp đổ cùng những chuyển biến nhanh chóng phức tạp về kinh tế - xã hội trên thế
giới đã tác động mạnh mẽ tới khu vực Đông Nam Á Đông Nam Á không còn là nơi tập trung những mục tiêu đối kháng của các nhóm nước có ý thức hệ và chế độ xã hội khác nhau như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh Sự đối đầu Xô - Mỹ ở Đông Nam Á ngày càng giảm; sự hoà hoãn, hoà dịu Xô - Mỹ và việc hai nước phải tập trung nhiều vào các vấn đề khác đã làm giảm lực chia rẽ ASEAN và Đông Dương Không những thế, trong cố gắng củng cố xu thế hoà dịu, hai nước này bắt đầu phối hợp với nhau giải quyết các xung đột khu vực Từ năm 1985, Liên Xô và Mỹ đã tiến hành cuộc gặp hàng năm cấp Thứ trưởng ngoại giao về các vấn đề Châu Á Vấn
đề Campuchia lần đầu tiên được đề cập đến trong cuộc gặp cấp cao Xô - Mỹ năm
1988 tại Mátxcơva Sự hoà dịu Xô - Mỹ đã tác động tới quan hệ Xô - Trung Liên
Xô đã cố gắng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, xoá bỏ "ba trở ngại" mà phía Trung Quốc đưa ra nhằm tiến tới bình thường hoá quan hệ với nước này.(1) Hoà dịu
Xô - Mỹ, Xô - Trung đã tác động tới quan hệ Trung - Mỹ Cả Mỹ và Trung Quốc đều quan tâm nhiều hơn tới việc tăng cường hoà dịu với Liên Xô Sự cần nhau để cùng chống Liên Xô không còn như trước Xu thế hoà dịu trên thế giới và sự rút dần ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ ở Đông Nam Á đã tạo ra "khoảng trống quyền lực" ở khu vực này Lợi dụng điều đó, Trung Quốc đã cố gắng tăng cường ảnh hưởng, tạo chỗ đứng ở Đông Nam Á cũng như gia tăng sức ép với Việt Nam (2)
Việc Trung Quốc hiện đại hoá quân đội với những chiến lược và khái niệm
an ninh mới như "biên giới mềm" cũng như nguy cơ xung đột ở biển Đông đã gây
(1) Trung Quốc đưa ra ba trở ngại cho việc bình thường hoá quan hệ Trung - Xô là: quân đội Liên Xô ở Apganistan, quân đội Liên Xô ở Mông Cổ và biên giới Xô - Trung, sự ủng hộ của Liên Xô đối với việc quân đội Việt Nam có mặt ở Campuchia.
(2)
Về mặt chính trị, tháng 6/1985 Trung Quốc bác bỏ đề nghị nối lại đàm phán của Bộ Ngoại giao ta, cố gắng duy trì
quan hệ với ASEAN và Lào nhằm cô lập Việt Nam Về quân sự, Trung Quốc đã lần đầu tiến hành tập trận hải quân ở vùng biển quần đảo Trường Sa ngày 16/6/1987 gây ra cuộc đụng độ quân sự với Việt Nam và đổ bộ chiếm 7 bãi đá thuộc
Trang 25nên sự lo lắng từ phía ASEAN Áp lực của Trung Quốc làm tăng lo ngại của các nước ASEAN về ý đồ của nước này ở Đông Nam Á
Từ kinh nghiệm lịch sử của mình, các nước Đông Nam Á nhận thức được rằng "khoảng trống quyền lực" sẽ không thể tồn tại lâu dài và sẽ nhanh chóng bị lấp đầy bởi quyền lực của một hay nhiều cường quốc khác ở bên ngoài, nguy cơ đe doạ đối với hoà bình và an ninh của Đông Nam Á có thể lại xuất hiện
Các biến chuyển to lớn trên thế giới cộng với việc các nước lớn giảm bớt mối quan tâm ở Đông Nam Á đã tạo cơ hội cho các nhân tố khu vực gia tăng Lúc này chủ nghĩa khu vực Đông Nam Á đang ngày càng nổi lên Chủ nghĩa khu vực là
sự đề cao những giá trị và lợi ích chung, là tình cảm và nhu cầu gắn bó giữa các thành viên, là quá trình thúc đẩy hợp tác trên quy mô khu vực và là sự gia tăng tính độc lập của các nước trong khu vực với bên ngoài Khi các lôi kéo bên ngoài giảm bớt, tính độc lập tương đối Đông Nam Á trong nền chính trị khu vực bắt đầu tăng Các nước trong khu vực có cơ hội để tự chiêm nghiệm về mình và về khu vực Các giá trị khu vực ngày càng được thừa nhận rộng rãi, ý thức của các thành viên về vận mệnh của mình và khu vực càng có sự gần nhau Giá trị khu vực và lợi ích chung được thừa nhận, quan hệ khu vực có sự chuyển động theo những mục tiêu chung
Để thực hiện mục tiêu chung, hợp tác khu vực càng trở nên cần thiết Trong bối cảnh đó, vai trò của ASEAN - với tư cách là tổ chức thuần Đông Nam Á duy nhất - ngày càng nổi lên
Nhận thức được vấn đề này, ASEAN đã có sự điều chỉnh chiến lược, chuyển hướng từ hợp tác về chính trị và an ninh là chính sang hợp tác về kinh tế giữa các nước trong tổ chức, khuyến khích hợp tác với các đối tác bên ngoài nhất là các cường quốc kinh tế và các tổ chức kinh tế thế giới Biểu hiện rõ nét của chủ nghĩa khu vực Đông Nam Á là cuối năm 1990 Thủ tướng Malaixia Mahathia Môhamet đã đưa ra sáng kiến thành lập nhóm kinh tế Đông Á(EAEG) chỉ bao gồm các nước Đông Á Sáng kiến trên thất bại nhưng ý tưởng này không hề mất đi Năm 1992 theo sáng kiến của Thủ tướng Thái Lan Anan Paniarachun, Khu vực thương mại tự
do ASEAN (AFTA) đã được thành lập Ngoài việc phát triển kinh tế để phát huy
Trang 26nội lực của các nước thành viên, việc phải nhanh chóng mở rộng ASEAN cũng là một yêu cầu bức thiết Việc phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và khả năng Việt Nam tham gia vào ASEAN được các nước này coi là một hướng ưu tiên
Lúc này Việt Nam cũng đang trong thời kỳ khó khăn về kinh tế Sự bao vây cấm vận kinh tế, sự giảm sút viện trợ nước ngoài, những sai lầm trong điều hành kinh tế vĩ mô theo kiểu quan liêu bao cấp, dân số tăng nhanh tất cả đã khiến nền sản xuất trong nước không đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của nhân dân Cuộc cải cách giá - lương - tiền tháng 9/1985 lại càng đẩy đất nước đến bờ vực khủng hoảng bằng sự lạm phát với tốc độ "phi mã" 774,7% Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã đề ra những thay đổi to lớn mang tính cách mạng trong đường lối phát triển đất nước - đường lối đổi mới Đảng ta bắt đầu nhận thức về sự thiếu hài hoà nhất định giữa lợi ích an ninh chính trị đối ngoại với lợi ích kinh tế xã hội trong nước Cải thiện quan hệ với các nước ASEAN trở thành một trong những ưu tiên đối ngoại của nước ta Đại hội VI tuyên bố: "Nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở
Đông Nam Á và trên thế giới" [44, tr 99]
Những diễn biến của tình hình chính trị ở khu vực Đông Nam Á từ giữa thập
kỷ 80, đặc biệt tình hình Campuchia đi vào thế ổn định, chính quyền nhân dân ngày càng vững mạnh, đủ khả năng bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được Những cố gắng của Việt Nam, các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế đã đạt được giải pháp chính trị đi tới ký Hiệp định Pari về hoà bình ở Campuchia vào tháng 10/1991 Trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam - ASEAN và là nhân tố gây mất
ổn định ở khu vực "vấn đề Campuchia" đã không còn Các nước ASEAN ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng của các nước Đông Dương và Việt Nam trong việc duy trì hoà bình, an ninh và phát triển của Đông Nam Á thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh Mong muốn chung của các nước trong khu vực là hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển kinh tế, củng cố thế và lực của tổ chức ASEAN, hạn chế sự can thiệp hoặc tác động của các nước lớn vào khu vực
Trang 27Như vậy, chủ trương đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác của Việt Nam và mong muốn hợp tác của các nước ASEAN gặp nhau đã tạo ra một hợp lực mang tính cộng hưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quan hệ của Việt Nam - ASEAN
1.1.2 Sự hình thành đường lối đối ngoại đổi mới từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội VII (1991)
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến việc thiết lập quan hệ với các nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực
Trong Báo cáo đặc biệt của Chính phủ trình kỳ họp thứ II Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946, báo cáo viên Phạm Văn Đồng đã viết:
Trong những nước láng giềng chúng ta, chúng ta nhớ đến nước Xiêm vì kiều bào ở đây rất đông và rất giàu lòng ái quốc
Bán đảo Mã Lai, Miến Điện, quần đảo Nam Dương là những nơi trước đây ở trong một cảnh ngộ như chúng ta, ngày nay tuy kẻ chóng, người chậm, nhưng đều tiến mạnh trên con đường giải phóng Đối với những nước ấy, chúng ta rất thân thiện về tinh thần và mong đợi ngày thực hiện được tình thân thiện ấy
Về phía đông, quần đảo Phi Luật Tân là cái cầu thiên nhiên trên con đường tiến triển của chúng ta ra ngoài hướng về châu Mỹ hay châu Úc [3, tr 388]
Trong Thư gửi lãnh tụ và nhân dân các nước ngày 13 tháng 1 năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ: “Việt Nam là một bộ phận trong đại gia đình châu Á Vận mệnh Việt Nam rất mật thiết quan hệ với vận mệnh các dân tộc Á châu”[ 108b, tr.22]
Có thể nói quan hệ giữa Việt Nam với các nước châu Á, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á được Đảng, Chính phủ Việt Nam quan tâm đặc biệt
Với hai nước láng giềng Đông Dương Lào và Campuchia, mặc dù Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không đặt quan hệ chính thức với Chính phủ hoàng gia ở hai nước, nhưng chúng ta có mối quan hệ mật thiết và hữu nghị với nhân dân
và lực lượng kháng chiến ở nước bạn trong việc tổ chức xây dựng khối liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào chống thực dân Pháp xâm lược
Trang 28Với Thái Lan, trong những năm 1947 -1949, Thái Lan đã trở thành một địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng trong các hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, là cửa ngõ liên lạc giữa trong nước và ngoài nước, giữa miền Nam và miền Bắc, là nơi trung chuyển tài liệu cán bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại theo lịch trình từ Nam qua Campuchia sang Thái Lan và từ Thái Lan qua Lào về khu Bốn của Việt Nam [71, tr.142]
Từ cuối năm 1948 và sang năm 1949, tình hình chính trị Thái Lan diễn biến phức tạp Chính phủ Phi-bun Song- ram thi hành chính sách thân Mỹ và tỏ ra thù địch với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, vì thế Chính phủ ta đã quyết định chuyển địa bàn hoạt động đối ngoại từ Thái Lan sang Miến Điện
Với Miến Điện, quan hệ giữa Chính phủ Miến Điện và Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà khá thân thiện Miến Điện đã ủng hộ Việt Nam nhiều vũ khí, thuốc men… Tháng 2/1948 Văn phòng đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được mở ở Răng gun
Ngoài quan hệ với Thái Lan và Miến Điện, mối liên hệ với Chính phủ
Inđônêxia cũng được thiết lập Thông qua Đại sứ quán Inđônêxia ở Băng Cốc, ta đã
nhận được sự ủng hộ của họ đối với kháng chiến của của Việt Nam như trao đổi thư
từ, điện mừng, giúp làm thủ tục quá cảnh, giúp đỡ về tài chính Tại Hội nghị Liên Á
tổ chức ở Niu Đê- li (Ấn Độ) tháng 3/1947, hai đoàn đại biểu của Việt Nam và Inđônêxia đã có cuộc tiếp xúc và ra Bản Tuyên bố chung về chống chủ nghĩa đế quốc Sau Hội nghị này tháng 4/1947 Thủ tướng Chính phủ Inđônêxia đã gửi điện cho Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ thiện cảm và sự ủng hộ của Inđônêxia với cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam và yêu cầu trao đổi đại diện Chính phủ hai nước…
Do sự phân hoá sâu sắc của thế giới hai cực trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh,
từ sau năm 1950 quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á không còn được duy trì như trước
Trong những năm diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ cưú nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975), do sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc, sự đối đầu giữa
Trang 29hai hệ thống chính trị - xã hội trên thế giới, mâu thuẫn giữa các cường quốc Mỹ - Liên Xô - Trung Quốc, Đông Nam Á lúc này đã hình thành hai nhóm nước là các nước Đông Dương và các nước ASEAN Hai nhóm nước này dần dần trở nên mâu thuẫn, đối đầu mà thể hiện rõ nhất là các nước ASEAN đã dính líu ở những mức độ khác nhau vào cuộc chiến tranh của Mỹ chống ba nước Đông Dương Đặc biệt là Thái Lan và Philippin trở thành thành viên của khối xâm lược Đông Nam Á (SEATO) do Mỹ cầm đầu
Đại thắng mùa xuân năm 1975 ở ba nước Đông Dương đã tác động mạnh mẽ đối với thế giới và khu vực Đông Nam Á Nhằm giải toả những ngờ vực và nhận thức không đúng của các nước ASEAN đối với Việt Nam, ngày 5/7/1976, Đảng và
Nhà nước ta đã đưa ra Chính sách bốn điểm của Việt Nam với khu vực Đây là
chính sách đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước trong quan hệ với các nước Đông Nam Á, khẳng định mong muốn mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực Quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN từng bước được cải thiện nhưng ngay sau đó cái gọi là “vấn đề Campuchia” đã xuất hiện Nhận thức khác nhau giữa Việt Nam với các nước ASEAN về vấn đề này cộng thêm với sự chia rẽ và can thiệp trong quan hệ giữa Mỹ - Liên Xô - Trung Quốc đã làm quan hệ Việt Nam - ASEAN chuyển sang đối đầu, căng thẳng
Đại hội VI và Chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng
Chính sách bốn điểm của Việt Nam đối với khu vực (7/1976)
Chiến thắng mùa Xuân 1975 đã đem lại nền độc lập và thống nhất trọn vẹn cho đất nước ta Thắng lợi này gây tác động mạnh mẽ với khu vực và thế giới, làm thay đổi cán cân lực lượng ở Đông Nam Á Việt Nam đã tạo lập được vị thế và uy tín trên trường quốc tế Trước tình hình đó, các nước ASEAN đã điều chỉnh chiến lược đối ngoại, chuyển từ chính sách đối ngoại chống cộng sang sang chính sách hữu nghị thận trọng, vừa hợp tác vừa thăm dò với các nước Đông Dương Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất tại Bali (Inđônêxia) trong hai ngày 23-24/2/1976
đã bàn về chính sách của ASEAN giai đoạn sau chiến tranh Việt Nam Hội nghị đã thông qua hai văn kiện quan trọng là Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á
Trang 30(Hiệp ước Bali) và Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN đặt khuôn khổ cho một nền hoà bình lâu dài ở khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau Đồng thời nêu rõ những mục tiêu và nguyên tắc đảm bảo sự ổn định chính trị ở khu vực, xác định rõ những lĩnh vực hợp tác cụ thể về kinh tế, văn hoá Hội nghị tỏ ý sẵn sàng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Dương Tuy nhiên, Việt Nam lúc này vẫn còn nghi ngại ASEAN như là một công cụ của Mỹ, là một khối chính trị và an ninh được lập ra để thay thế
tổ chức SEATO đã bị suy yếu và từ chối có quan hệ với ASEAN về mặt tổ chức
Ngày 5/7/1976, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chính sách bốn điểm của Việt Nam đối với khu vực với các nội dung cụ thể:
1 Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và chung sống hoà bình
2 Không dành lãnh thổ của mình cho bất cứ nước nào làm căn cứ mà từ đó
có thể tiến hành xâm lược, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc của bất cứ nước nào trong khu vực
3 Thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hoá trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi Giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các nước khu vực bằng con đường thương lượng trên cơ sở bình đẳng, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau
4 Phát triển sự hợp tác giữa các khu vực và sự phồn vinh xuất phát từ cơ sở
và điều kiện của từng nước, vì lợi ích độc lập, hoà bình và trung lập thật sự của các
quốc gia Đông Nam Á, vì lợi ích của hoà bình trên toàn thế giới [117, tr 198]
Việc đưa ra chính sách bốn điểm đối với các nước trong khu vực nhằm giải toả những lo ngại của các nước Đông Nam Á về sức mạnh quân sự và tham vọng quyền lực của Việt Nam đối với khu vực Đồng thời điều đó cũng thể hiện mong muốn của Việt Nam: mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trong khu vực Tuy nhiên, điểm thứ tư trong chính sách trên có nhắc đến “trung lập thật sự của các quốc gia Đông Nam Á” Vấn đề này khiến các nước ASEAN lo ngại và gây
Trang 31tranh cãi Các nước ASEAN cho rằng Việt Nam coi độc lập của họ là không thật sự,
là bị phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ Đây là một trong những điểm bất đồng trong quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn này Mặc dù vậy, quan
hệ Việt Nam - ASEAN thời gian này cũng đã có những tiến triển tích cực Những chuyến thăm của các nhà lãnh đạo, các quan chức cao cấp Việt Nam, đặc biệt là chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới các nước ASEAN (năm 1978) và các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo ASEAN tới Việt Nam trong thời gian này đã giúp Việt Nam và các nước ASEAN hiểu nhau hơn và giảm bớt nghi ngờ trong quan hệ giữa hai bên Quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã chính thức được thiết lập Tháng 1/1978, Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác mậu dịch, kinh tế, khoa học và kỹ thuật với Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Philíppin Tuy nhiên, quan hệ đó đã trở nên căng thẳng, thậm chí thù địch sau khi xảy ra “vấn đề Campuchia” Mưu đồ bành trướng và yêu sách về lãnh thổ của Khơme Đỏ và bọn phản động quốc tế đã dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tháng 1 năm 1979 Việt Nam
đã giáng trả những cuộc tiến công của Khơme Đỏ và tiến sâu vào đất Campuchia, giúp đỡ nhân dân và các lực lượng cách mạng Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, thành lập chính quyền cách mạng Sự kiện này đã làm các nước ASEAN lo lắng Lúc này, Việt Nam bị sức ép rất lớn từ hai phía: chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của tập đoàn phản động Pôn Pốt- Iêng Xary và những hoạt động đe doạ tấn công bằng quân sự của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc Đứng trước nguy cơ vô cùng nghiêm trọng đe doạ sự tồn vong của dân tộc, ngày 3/11/1978, Việt Nam đã
ký với Liên Xô Hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt - Xô nhằm tạo điều kiện đảm bảo cho hoà bình an ninh của Việt Nam và khu vực Hiệp ước này đã khiến Trung Quốc phản đối dữ dội và các nước ASEAN càng lo ngại, cho rằng đây là sự phối hợp giữa Việt Nam và Liên Xô để thực hiện ý đồ chiến lược từng bước củng cố quyền lực của Liên Xô và Việt Nam ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á Quan hệ Việt Nam ASEAN vì thế chuyển sang đối đầu, căng thẳng
Nhân cơ hội đó, các thế lực chống đối đã lợi dụng những khó khăn của Việt
Trang 32Nam để câu kết với nhau, chống phá ta dưới chiêu bài phản đối Việt Nam xâm lược Campuchia Một số nước trước đây ủng hộ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ
đã xa lánh ta Quan hệ giữa nước ta với các nước ASEAN và các nước lớn (trừ Liên
Xô và Ấn Độ) gặp nhiều vướng mắc và không giải toả được khiến cho ta bị cô lập
về ngoại giao, nền an ninh nước ta bị đe doạ Trong lúc đó, do những sai lầm chủ quan, duy ý chí, nóng vội, chúng ta đã lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Những khó khăn về kinh tế lại càng chồng chất vì chi tiêu rất lớn cho quân sự, quốc phòng
Những chuyển biến trong nhận thức của Đảng về chính sách đối ngoại (1986)
Ý thức được tầm quan trọng của việc cần thiết phải xây dựng một môi trường quốc tế thuận lợi, ổn định cho sự phát triển của đất nước, từ năm 1986, Đảng và Nhà nước đã triển khai chính sách đối ngoại với phương châm phục vụ đắc lực cho chính sách đối nội
Tháng 7 năm 1986, Bộ Chính trị đã họp và ra Nghị quyết 32 về "Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta" Nghị quyết nêu rõ:
Nhiệm vụ của ta trên mặt trận đối ngoại là kết hợp tốt nhất sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương và Đông Nam Á, góp phần tích cực giữ vững hoà bình thế giới tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi nhất cho việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc [12, tr 17]
Nghị quyết nêu cách tiếp cận mới trong bối cảnh thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại và đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình, xác định rõ chủ trương và điều chỉnh chính sách ngoại giao và tiến tới giải pháp về Campuchia: “Chúng ta chủ động chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới dưới hình thức cùng tồn tại hoà bình giữa ba nước Đông Dương với Trung Quốc, ASEAN, với đế quốc Mỹ, xây dựng Đông Nam
Á thành một khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác” [13, tr.19-20] và “Một giải pháp về Campuchia phải đảm bảo giữ vững thành quả cách mạng của Campuchia và cách mạng Campuchia phải tiến lên, tăng cường khối liên minh giữa ba nước với nhau và
Trang 33ba nước với Liên Xô, tạo ra một hoàn cảnh hoà bình ở Đông Nam Á để ba nước nhanh chóng xây dựng đất nước, tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc
của mình”[13, tr 23] Về mặt kinh tế “hoạt động đối ngoại của ta phải phục vụ có hiệu
quả công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế”[13, tr 18]
Có thể nói, đây là một chủ trương đúng đắn nhưng chưa đủ sức xoay chuyển tình thế bởi nó được triển khai chậm, yêu cầu đặt ra cho một giải pháp chính trị về Campuchia của ta quá cao, các bên liên quan khó có thể chấp nhận Trong bối cảnh chưa có một chuyển biến hay đổi mới tư duy trong toàn Đảng, toàn dân nên chủ trương này chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn Tuy nhiên, đây có thể coi
là một bước đầu, sơ khai trong quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng
Trước những biến động phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực cũng như khó khăn trong nước, tháng 12/1986 Đảng đã triệu tập Đại hội lần thứ VI để tổng kết tình hình mọi mặt của đất nước, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra đường lối đổi mới trong đó có đổi mới đối ngoại
Đại hội tiếp tục xác định nhiệm vụ hàng đầu cho đối ngoại Việt Nam là tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bởi "xu thế mở rộng phân công hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện rất quan trọng với công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội của nước ta" [44, tr.31]
Từ đó, Đảng chủ trương "sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội" [44, tr 31] và "tham gia ngày càng rộng rãi việc phân công
và hợp tác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, đồng thời tranh thủ mở rộng quan hệ với các nước khác"
Bên cạnh việc tăng cường đoàn kết và quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô
- quan hệ được coi là "hòn đá tảng" trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, quan
hệ với các nước láng giềng và khu vực ngày càng được chú trọng "phát triển và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương" [44, tr 100] “Chính phủ
và nhân dân Việt Nam không ngừng phấn đấu nhằm phát triển mối quan hệ hữu
Trang 34nghị và hợp tác với Inđônêxia và các nước Đông Nam Á khác” và “Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn
đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hoà bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác” [44, tr.108] Đối với Trung Quốc,
"Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất
cứ ở đâu, nhằm bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai
nước, vì hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới" [44, tr 107] Đặt đất nước trong
mối quan hệ chung của khu vực, Đảng đã thể hiện thiện chí, mong muốn của nhân dân Việt Nam đối với việc tạo lập môi trường hoà bình ở Đông Nam Á Đây là bước đi thiết thực để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thực hiện chính sách cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau, tranh thủ tối đa những điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của cách mạng nước ta
Trong hoạt động đối ngoại, Đảng ta xác định: nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại là lấy kinh tế đối ngoại làm ưu tiên hàng đầu: "Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự nghiệp phát triển khoa học - kỹ thuật và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa của nước ta tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh
tế đối ngoại" [44, tr 81] Triển khai chính sách này, tháng 12/1987, ta đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn từ các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội Đây là bước đột phá cho kinh tế đối ngoại
Đại hội VI của ĐCSVN là một sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ, mở ra một giai đoạn mới với những chuyển biến quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội cũng như trong đường lối quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam Đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới được từng bước định hình và triển khai thành công trong hiện thực cuộc sống
Bàn về sự đổi mới tư duy về quan hệ chính trị quốc tế của Việt Nam từ năm
1986, tác giả Palmujoke trong bài viết “Ý thức hệ và chính sách ngoại giao: Học
thuyết Mác- Lê nin và sự biến đổi toàn cầu 1986 -1996” trong cuốn Vietnamese
Trang 35Foreign Policy in Transition nhận xét rằng: Việt Nam đã xoá bỏ một số khái niệm
cũ như "ai thắng ai" "ba dòng thác cách mạng", đưa nhiều thuật ngữ với những cụm
từ then chốt mới là "cách mạng khoa học kỹ thuật thế giới","sự tuỳ thuộc", "xu thế quốc tế hoá" và “một trật tự quốc tế” [182, tr 31]
Điều chỉnh chiến lược đối ngoại trong Nghị quyết 13 BCT (1988)
Sau gần hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tháng 5/1988, BCT đã họp Hội nghị lần thứ 13 với chủ đề "Giữ vững hoà bình, phát triển kinh tế" bàn về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội VI trên lĩnh vực đối ngoại Về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, Nghị quyết chỉ rõ:
“ chúng ta kiên quyết thực hiện nhiệm vụ chiến lược giữ vững hoà bình, tranh thủ điều kiện bên ngoài thuận lợi và tranh thủ thời gian tập trung những cố gắng đến mức cao nhất, nhằm từng bước ổn định và tạo cơ sở cho bước phát triển về kinh
tế trong 20 - 25 năm tới, xây dựng CNXH và bảo vệ độc lập Tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH Đó
là mục tiêu chiến lược, lợi ích cao nhất của toàn Đảng, toàn dân ta” [45, tr 2]
Từ đó Nghị quyết chỉ ra rằng “toàn bộ đường lối chính sách của chúng ta ở trong nước cũng như về đối ngoại, đều phải phục vụ cho mục tiêu và lợi ích lâu dài đó” Biện pháp và nguyên tắc ở đây là: Không để các vấn đề cục bộ và tạm thời (như các vấn đề tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển các vấn đề tồn tại giữa ta với Trung Quốc, các nước ASEAN, Mỹ ) làm chệch hướng mục tiêu cơ bản, lâu dài, không mắc mưu những thế lực chống đối ta, muốn chúng ta bị phân tán, suy yếu, không tập trung được vào việc ổn định và phát triển kinh tế [45, tr 2]
Nghị quyết cũng nhấn mạnh "với một nền kinh tế mạnh, nền quốc phòng vừa
đủ mạnh cộng với mở rộng hợp tác quốc tế, chúng ta lại càng có nhiều khả năng giữ
vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội" Sự yếu kém về kinh tế, bị
bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị sẽ thành nguy cơ lớn đối với an ninh và độc lập dân tộc
BCT xác định: Trong quan hệ quốc tế, chúng ta phải "thêm bạn, bớt thù", ra
Trang 36sức tranh thủ các nước anh em bầu bạn và dư luận rộng rãi trên thế giới, phân hoá hàng ngũ đối phương, làm thất bại âm mưu bao vây, cô lập ta về kinh tế, chính trị; lợi dụng sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật và xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới để tranh thủ vị trí có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế BCT đề ra các chính sách đối ngoại cụ thể: Trong quan hệ đối với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, không để những mâu thuẫn vốn không đối kháng, trở thành mâu thuẫn đối kháng; kiên trì và chủ động tạo điều kiện để bình thường hoá quan hệ Việt - Trung; đổi mới cách giúp để nhân dân Campuchia nhanh chóng tự gánh vác lấy trách nhiệm của họ; trong quan hệ với Hoa Kỳ, chủ trương giải quyết cơ bản vấn đề người Mỹ mất tích, khuyến khích chính giới, các nghị sĩ, các nhà kinh doanh, các Việt kiều ở Mỹ vào Việt Nam trao đổi, hợp tác; trong quan
hệ với các nước tư bản khác, thực hiện chính sách thúc đẩy quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật trước hết là với Pháp, Thuỵ Điển, Phần Lan, các nước Tây Âu, Bắc
Âu với Nhật Bản, Ôtxtrâylia; Thiết lập quan hệ kinh tế với thị trường chung Châu
Âu Trong quan hệ với các nước Đông Nam Á, ngoài việc nhấn mạnh quan hệ với Lào, Campuchia, BCT chủ trương tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá với các nước ASEAN: “Cần có chính sách toàn diện đối với Đông Nam Á, trước hết là tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Inđônêxia, phá vỡ thế bế tắc trong quan hệ với Thái Lan, mở rộng quan hệ hợp tác
về kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá với các nước trong khu vực, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa nước ta với các nước này bằng thương lượng, thúc đẩy việc xây dựng khu vực hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác” [45, tr 12] Cùng với việc
xác định mục tiêu và các chủ trương lớn về đối ngoại trong tình hình mới, Hội nghị
13 BCT đã chủ trương rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam ra khỏi Campuchia trước thời hạn dự định một năm, coi đây là giải pháp phá bỏ những rào cản và sự bao vây cô lập về chính trị của thế giới đối với ta
Nghị quyết 13 BCT khoá VI đã thể hiện rõ sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Đảng ta trong điều kiện thế giới và khu vực có những thay đổi và biến động to lớn Những chủ trương chuyển hướng đối ngoại của Hội nghị 13 BCT đã
Trang 37đặt nền móng để sau này Đảng ta phát triển và nâng cao thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế của Việt Nam hiện nay
Chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển kinh tế đất nước của Đảng ta được tiếp tục phát triển trong các năm tiếp theo Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương khoá VI (3/1989) đã nhấn mạnh: "Chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị - kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước” [46, tr 40]
Hội nghị chủ trương phải nhanh chóng, tích cực giải quyết vấn đề Campuchia nhằm tháo gỡ trở ngại chính trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN và thế giới nói chung “góp phần tích cực giải quyết vấn đề Campuchia bằng chính trị, đồng thời chuẩn bị rút hết quân sớm trong trường hợp chưa có giải pháp về Campuchia Xây dựng mối quan hệ mới với các nước ASEAN, tham gia tích cực vào việc biến Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác” [46, tr 40]
Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khoá VI (3/1990) đã khẳng định "Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm thêm bạn, bớt thù, giữ vững hoà bình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [14, tr 40] Hội nghị đã đổi mới tư duy trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế Xác định nghĩa vụ quốc tế phải phù hợp với sức và lực của ta, phù hợp với trào lưu thế giới, không bao cấp, không làm thay, làm nghĩa vụ quốc tế phải phục vụ lợi ích của Việt Nam
Khi bàn về chính sách đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1990, tác giả Carlyle A Thayer nhận xét như sau: "Trong suốt nửa cuối thập kỷ 80, giới lãnh đạo Việt Nam đã có các chuyển biến lớn trong nhận thức về chính sách đối ngoại chuyển từ đường lối đối ngoại mang đậm tư tưởng ý thức hệ sang đường lối đối ngoại coi trọng lợi ích quốc gia và tư tưởng chính trị thực tế" [182, tr 1]
Trang 38Đại hội VII và việc tiếp tục đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới tiếp tục có những thay đổi lớn tác động đến Việt Nam Bên cạnh những mặt thuận lợi, đã xuất hiện nhiều phức tạp mới Các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, kích động việc thực hiện đa nguyên, đa đảng, xoá bỏ sự lãnh đạo của ĐCSVN, truyền bá
tư tưởng độc hại, đưa lực lượng biệt kích, gián điệp vào phá hoại nước ta, câu kết với các phần tử xấu trong nước tăng cường hoạt động chống phá chế độ
Trong khi đó, ở trong nước, mặc dầu đã có những bước phục hồi nhất định, khủng hoảng kinh tế - xã hội vẫn chưa chấm dứt Việt Nam tiếp tục phải đương đầu với hàng loạt khó khăn và thách thức về kinh tế, về xã hội Những khó khăn đó cùng với tình trạng khủng hoảng trong các nước XHCN ở Đông Âu đã dẫn đến tư tưởng hoài nghi về CNXH, về con đường đi lên CNXH, về ý thức hệ làm cho tình hình càng thêm phức tạp
Trong bối cảnh đó, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung giải quyết những trở ngại, vướng mắc trong quan hệ với các nước láng giềng, khu vực để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc
Tháng 6/1991 Đại hội VII của ĐCSVN được triệu tập Đại hội VII tiếp tục đổi mới tư duy của Đảng về quan hệ quốc tế và khẳng định:
“Nhiệm vụ đối ngoại bao trùm là giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [47, tr 88] Đảng nhận định trong đời sống chính trị - kinh tế quốc tế, quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, bên cạnh lợi ích mang tính giai cấp, mang tính ý thức hệ còn có những lợi ích mang tính phổ biến, tính toàn cầu và trong một thế giới mà sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ thì nhu cầu cần có sự phối hợp, hợp tác giữa các nước để giải quyết những vấn
đề quốc tế là một nhu cầu khách quan đối với tất cả các quốc gia Trong điều kiện như vậy, Đại hội VII khẳng định chủ trương "hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở các
Trang 39nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình" [47, tr 88] Với chính sách đối ngoại rộng mở,
Đảng tuyên bố: "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế
giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" [47, tr 147] Những định hướng
đối ngoại có tầm quan trọng đặc biệt được Đảng khẳng định là: "Không ngừng củng
cố, phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa Đảng và nhân dân ta với Đảng và nhân dân Lào, Đảng và nhân dân Campuchia, sớm đạt được một giải pháp chính trị toàn
bộ về vấn đề Campuchia, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của Campuchia và Hiến chương Liên hợp quốc; thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, từng bước mở rộng sự hợp tác hữu nghị Việt - Trung, giải quyết những vấn
đề tồn tại giữa hai nước thông qua thương lượng [47, tr 89] "phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á, phấn đấu cho một Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị và hợp tác" [47, tr 90]
Sau Đại hội Đảng lần thứ VII, tình hình thế giới chuyển biến rất nhanh chóng Cuộc khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng trở nên trầm trọng; ở một số nước, Đảng Cộng sản đã mất vai trò lãnh đạo chính quyền; chế độ chính trị xã hội thay đổi, sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã đặt Việt Nam đứng trước nhiều thử thách Việt Nam mất đi những đồng minh chiến lược, những bạn hàng quan trọng, những thị trường truyền thống và những nguồn viện trợ chủ yếu Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ khoá VII (6/1992) ra Nghị quyết về công tác đối ngoại đã phân tích tình hình biến động của thế giới: Sự kiện tác động sâu sắc nhất đến toàn bộ tình hình thế giới hiện nay và nhiều năm tới là sự tan rã của Liên Xô cùng với sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Mông Cổ Đối với nước ta, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, coi Việt Nam là trọng điểm trong các mục tiêu thực hiện "diễn biến hoà bình" và lật đổ Sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam một lần nữa trải qua thử thách hiểm nghèo
Nghị quyết chỉ ra những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế và nhấn mạnh:
“Các nước vừa đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại vừa cải thiện quan hệ vừa hợp tác, liên kết với các nước ở khu vực” [48, tr 5] Với xu thế trên, nước ta không chỉ đứng trước cơ hội để hợp tác, giao lưu quốc tế, mà còn có
Trang 40cơ hội để mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế Việc phân tích tình hình thế giới đã làm rõ hơn những đặc điểm, những xu thế phát triển của thế giới, là một căn cứ rất quan trọng để Đảng xây dựng các chủ trương, các chính sách về đối ngoại và các lĩnh vực khác
Dựa trên việc đánh giá tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị nhận định rằng, trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào tự khép kín, cô lập mình với thế giới mà phát triển được Đặc biệt là Việt Nam, một nước đang phát triển với nền kinh tế lạc hậu, càng cần phải tranh thủ nguồn lực bên ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của công cuộc đổi mới Do vậy chính sách đối ngoại cần phải phục vụ cho các mục đích trên Hội nghị đã khẳng định rằng, công tác đối ngoại với việc mở rộng quan hệ đối ngoại, nội dung và phạm vi đối ngoại đã có bước phát triển khác nhiều so với trước: Đối tượng đa dạng; nội dung rộng (chính trị, kinh tế, văn hoá ), nhất là về kinh tế Với việc khái quát một cách có hệ thống những điều kiện bên trong và bên ngoài, những thuận lợi và khó khăn đặt ra cho cách mạng nước ta, Hội nghị nêu lên tư tưởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam và đề ra bốn phương châm xử lý các vấn đề quốc tế và chính sách đối với các đối tượng chủ yếu:
- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân
- Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường trong khi đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại
- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ với mọi đối tượng
- Tham gia hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3 là một nghị quyết hết sức quan trọng
đã quán triệt, cụ thể hoá chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng ở Đại hội VII
Xuất phát từ tình hình thế giới, chiến lược của các nước lớn và các xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1/1994) chủ trương triển khai mạnh mẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp