Qua đó, làm sáng tỏ những chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng, những khó khăn hạn chế trong quan hệ giữa hai nước, góp phần tiếp tục hoàn thiện phương sách trong quan hệ với Hoa Kỳ; r
Trang 10
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Nguyễn Anh Cường
ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM
Trang 21
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 20
QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ 20
CỦA VIỆT NAM VỚI HOA KỲ (1976-1995) 20
1.1 Những đòi hỏi mới và quá trình cải thiện quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1976-1986) 20
1.1.1 Khái quát quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trước năm 1976 20
1.1.2 Bối cảnh lịch sử và những đòi hỏi mới trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 28
1.1.3 Những nấc thang trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 34
1.2 Thúc đẩy hợp tác tiến tới bình thường hóa quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1986-1995) 47
1.2.1 Những nhân tố đòi hỏi bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 47
1.2.2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam 56
1.2.3 Tiến trình bình thường hóa 71
Tiểu kết chương 1 84
CHƯƠNG 2 87
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 87
QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI HOA KỲ (1996-2006) 87
2.1 Chủ chương của Đảng trong phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 87
2.1.1 Bối cảnh lịch sử 87
2.1.2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam 101
2.2 Đẩy mạnh quan hệ nhiều mặt với Hoa Kỳ 112
2.2.1 Quan hệ chính trị, ngoại giao và an ninh, quốc phòng 112
2.2.2 Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác 127
Tiểu kết chương 2 142
CHƯƠNG 3 145
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ 145
3.1 Nhận xét 145
KẾT LUẬN 174
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO 179
Trang 32
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vào cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, chủ nghĩa xã hội hiện thực
ở các nước Đông Âu và Liên Xô dần tan rã và sụp đổ Trật tự hai cực Xô -
Mỹ kết thúc, một trật tự thế giới mới đang hình thành Bên cạnh đó cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, lực lượng sản xuất tăng nhanh, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội Chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, trật tự quốc tế thay đổi căn bản theo hướng bất lợi cho chủ nghĩa xã hội Toàn cầu hoá kinh tế trở thành một đòi hỏi khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia nhưng chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa
có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực; vừa có hợp tác vừa có đấu tranh Mặc dù hợp tác để phát triển trở thành xu thế lớn của thế giới, nhưng những nhân tố gây mất ổn định trên thế giới vẫn tồn tại, thậm chí một số mặt còn tăng cường Cuộc đấu tranh giữa hoà bình hợp tác để phát triển với các thế lực hiếu chiến - các nhân tố gây mất ổn định trong quan hệ quốc tế vẫn đang diễn
ra gay go, phức tạp
Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, là một thị trường khổng lồ, và là nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới với những tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khoa học quản lý, khoa học kỹ thuật, giáo dục Việt Nam đang trên con đường phát triển, tiến hành công nghiêp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức, nên rất cần hợp tác với Mỹ để học tập, tranh thủ
và kế thừa những thành tựu tiến bộ của họ
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986, Việt Nam đã thu được nhiều thắng lợi Với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá các quan
hệ đối ngoại, muốn là bạn với tất cả các nước vì hoà bình, độc lập và phát
Trang 43
triển, Việt Nam đã tranh thủ được các nước trong cộng đồng quốc tế hợp tác
để xây dựng, phát triển nhằm đưa Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới
Mỹ là một nước bị ảnh hưởng nặng nề trong quá khứ với Việt Nam, do đó cuộc đấu tranh đi đến bình thường hoá và thúc đẩy quan hệ Việt Nam với Mỹ gặp rất nhiều khó khăn Hơn nữa, sự khác biệt về hệ thống chính trị, về văn hoá và sự hiểu biết lẫn nhau vẫn là những yếu tố bất lợi đối với quan hệ giữa hai nước Mặc dù vậy, với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Việt Nam
đã từng bước phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, tích cực chủ động bình thường hóa và mở rộng quan hệ Việt - Mỹ, làm Mỹ nhận thấy cần sớm hợp tác với Việt Nam Điều này khẳng định tư duy chính trị nhạy bén, sâu sắc, linh hoạt và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm 1978, Mỹ cấm vận toàn diện Việt Nam Năm 1995, Việt Nam đã thành công trong chủ động bình thường hoá quan hệ với Mỹ Năm 2001 hai bên bắt đầu thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) Năm 2006 quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) của Mỹ với Việt Nam có hiệu lực Sự tiến triển liên tục trong quan hệ giữa hai nước đã góp phần khẳng định
và nâng cao vị thế cũng như uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện để Việt Nam giải quyết tốt hơn một bước nữa trong tiến trình hội nhập với thế giới Tuy nhiên những kết quả trên vẫn chưa phản ánh đầy đủ khả năng, triển vọng cũng như tiềm năng của hai nước Có thể coi đó mới chỉ là những thắng lợi bước đầu Khó khăn và trở ngại không chỉ là đặc thù của quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, mà trong bất cứ mối quan hệ nào, sự tồn tại của mâu thuẫn là không thể tránh khỏi, cho dù đấy là quan hệ đồng minh hay quan hệ đối tác
Nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện quá trình bình thường hóa, phát triển quan hệ hợp tác hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực
Trang 54
tiễn Qua đó, làm sáng tỏ những chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng, những khó khăn hạn chế trong quan hệ giữa hai nước, góp phần tiếp tục hoàn thiện phương sách trong quan hệ với Hoa Kỳ; rút ra những kinh nghiệm bước đầu trong việc đẩy mạnh quan hệ với đối tác Mỹ, góp phần thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới Chính vì vậy chúng tôi đã chọn
đề tài “Đảng lãnh đạo quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1976 - 2006)” làm luận án tiến sĩ khoa học lịch sử,
chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
- “Đảng lãnh đạo” ở đây cụ thể là Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra chủ trương, đường lối và chỉ đạo các cơ quan của Nhà nước nhằm tổ chức thực hiện đúng như chủ trương, đường lối của Đảng đề ra “Đảng lãnh đạo” là muốn nói tới vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ
- “Quá trình bình thường hóa” trong tên của đề tài chính là các thời kỳ
cụ thể trong tiến trình đi đến quan hệ bình thường giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
- “Phát triển quan hệ” ở đề tài là muốn nói tới những chủ trương, đường lối và sự chỉ đạo của Đảng nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước để đạt được lợi ích to lớn hơn
2 Tình hình nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ có khá nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu, tập trung vào những nội dung sau:
Về quan hệ ngoại giao có công trình tiêu biểu như: WWS Case Study,
Diplomacy of Isolation United States Unilateral Sanctions Policy and Vietnam 1975-1995, (Olivrer Babson, 2002) - Chính sách trừng phạt cô lập
đơn phương về ngoại giao của Mỹ với Việt Nam 1975-1995 - Công trình này
đã trình bày những tính toán của Mỹ khi thi hành chính sách ngoại giao nước
Trang 65
lớn nhằm cô lập Việt Nam, cũng như xem Hà Nội như là nơi cân bằng chiến lược với Liên Xô và Trung Quốc Qua đó, luận án có thể khẳng định rõ ràng những tính toán lợi ích của Mỹ đối với Việt Nam là có thật và chính quyền
Mỹ đã không thành công trong việc cô lập Việt Nam khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới
Viện nghiên cứu chiến lược và khoa học công an - Trung tâm thông tin
khoa học công an có cuốn Việt Nam trong chính sách ngoại giao của Mỹ
“Một chiến lược cho sự cân bằng ở Đông Nam Á”, Hà Nội, tháng 11/2002 đã
được luận án tham khảo một số thông tin như: nguồn gốc các chính sách của
Mỹ với Việt Nam, các nhân tố quốc tế ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ và vị thế của Campuchia trong quan hệ Việt Nam - Mỹ từ tháng 4/1975 đến tháng 7/1990
Đặc biệt trong vấn đề này có Luận án Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1995-2005) (luận án tiến sĩ lịch sử của Trần Nam Tiến) đã trình bày và phân
tích các sự kiện trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian từ năm
1995 đến 2005 Luận án này chỉ tập trung phản ánh quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, nhân đạo xã hội nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và chỉ nghiên cứu trong vòng 10 năm từ 1995 đến 2005 Mặc dù luận án của Trần Nam Tiến phản ánh chi tiết những hoạt động ngoại giao của Nhà nước Việt Nam với chính quyền Mỹ, nhưng đã không trình bày và phân tích được sự phát triển trong tư duy đối ngoại của Đảng nói chung và đối với Mỹ nói riêng
Về quan hệ kinh tế có các công trình tiêu biểu như: Cuốn sách Quan
hệ kinh tế Việt Nam- Hoa Kỳ của Đỗ Đức Định (Nhà xuất bản Thế Giới ấn
hành năm 2000) Cuốn sách đã đi sâu tìm hiểu các quan hệ kinh tế giữa hai nước trong ba thời kỳ chính, đó là Thời kỳ chiến tranh 1954 - 1975, Thời kỳ cấm vận và trừng phạt 1975 - 1995, và Thời kỳ bình thường hóa từ 1995
Trang 76
Trọng tâm nghiên cứu tập trung vào ba lĩnh vực chính là quan hệ thương mại, đầu tư và viện trợ Cuốn sách đã cung cấp những thông tin quan trọng về những tác động của cấm vận đối với Việt Nam, những nguyên tắc của chính quyền Mỹ khi áp đặt lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam và những luật liên quan chi phối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam
Cuốn sách Việt Nam - Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư của
Nguyễn Thiết Sơn, (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004) trình bày một cách khái quát, có hệ thống tiến trình bình thường hoá quan hệ kinh tế Việt Nam và
Mỹ, những kết quả đạt được trong quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước, những vấn đề, những khó khăn bước đầu mà Việt Nam đang vấp phải và triển vọng quan hệ kinh tế Việt- Mỹ Với đúng như tên gọi của cuốn sách, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ mới chỉ tập trung được trên lĩnh vực thương mại và đầu
tư Luận án đã sử dụng những thông tin trong sách nhằm bổ sung cho quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư
Hội thảo khoa học Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ trong bối cảnh quốc tế mới, do Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu châu Mỹ tổ
chức vào năm 2009 đã đăng bài viết của GS Nguyễn Quang Thái với tiêu đề
Quan hệ với Hoa Kỳ cần được coi là một trụ cột của chính sách đối ngoại
Một số nhận xét của Nguyễn Quang Thái đã được luận án nghiên cứu kế thừa như: ngoại giao thân thiện đa phương, từ chỗ coi Hoa Kỳ là kẻ thù chuyển sang quan hệ đối tác cùng có lợi; hợp tác toàn diện không né tránh, thẳng thắn trao đổi các vấn đề gai góc; hợp tác trong giáo dục y tế, văn hóa, thể dục thể thao là ưu tiên và đẩy mạnh nhanh vượt bậc
Cuốn sách Hoa Kỳ xu hướng chiến lược kinh tế kể từ kết thúc chiến tranh lạnh do Đỗ Lộc Diệp chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1998, đã
trình bày những xu hướng điều chỉnh chiến lược kinh tế của Mỹ có tác động
Trang 87
tới việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam Luận án đã kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các tác giả trong việc đánh giá mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ Chẳng hạn cuốn sách cho rằng sự phát triển các quan hệ của
Mỹ đối với Việt Nam cần phải được xem xét giữa hai góc độ địa - chính trị và địa - kinh tế; hay vấn đề nhân quyền là mối quan tâm lớn của chính sách Mỹ đối với Việt Nam, song Mỹ không cho đó là điều kiện tiên quyết
Luận án của Hà Văn Hội, Chính sách thương mại của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong những năm 1990, năm 2004 đã được
tham khảo ở những vấn đề trong việc thực thi chính sách thương mại với Mỹ như việc Việt Nam cần tích cực thông qua diễn đàn APEC để tranh thủ sự ủng
hộ của Mỹ và các nước thành viên khác, hay Việt Nam cần phải tiến hành nghiên cứu, khảo sát công phu để một mặt hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam, đồng thời, có thể nắm bắt được hệ thống pháp luật Mỹ để thúc đẩy thương mại với Mỹ
Nguyễn Thiết Sơn chủ biên cuốn Nước Mỹ năm đầu thế kỷ XXI, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, 2002, đã được luận án tham khảo một số thông tin trên một số lĩnh vực trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ như: quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ văn hóa xã hội
Cuốn Quan hệ kinh tế của Mỹ và Nhật Bản với Việt Nam từ năm 1995 đến nay của Bộ Ngoại giao - Học viện quan hệ quốc tế, Nhà xuất bản Chính
trj quốc gia, Hà Nội, 2001 đã cung cấp cho luận án một số thông tin về chính sách kinh tế của Mỹ đối với Việt Nam trước năm 1995 cho tới năm 2000
Rất nhiều sách và tài liệu khác viết hoặc đề cập liên quan ít nhiều tới
chính sách của Mỹ với Việt Nam hoặc của Việt Nam với Mỹ như Chính
sách của Hoa Kỳ đối với Asean trong và sau chiến tranh lạnh của Lê Khương
Thùy (Nhà xuất bản khoa học Xã hội, năm 2003), Cuốn sách này giới thiệu những nội dung chính sau: Chương 1: Mỹ - Đông Nam Á : Những tiền đề lịch
Trang 98
sử, Chương 2: Chính sách của Mỹ đối với ASEAN thời kỳ chiến tranh lạnh (1967 - 1991), Chương 3: Chính sách của Mỹ đối với ASEAN thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1991 - 1995) Cuốn sách khái quát và phân tích sâu những dính líu của người Mỹ với các nước khu vực Đông Nam Á Vì thế trong quan
hệ của Mỹ với Việt Nam, cuốn sách đã cung cấp một số thông tin lịch sử quan trọng cho luận án này
Luận án của Lê Bá Thuyên, Chiến lược toàn cầu của Mỹ và tác động của nó trong quan hệ quốc tế hiện nay, năm 1994 đã được khai thác nhằm
làm rõ sự điều chỉnh chiến lược và nội dung chính sách mới của Mỹ đối với Việt Nam từ sau năm 1975 đến tháng 2 - 1994
Cuốn sách của Trần Bá Khoa Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000 đã được luận án
khai thác trên một số nội dung mà cuốn sách muốn lưu tâm đó là: Chính sách mới của Mỹ đối với Việt Nam xây dựng trên cơ sở những mục tiêu của chiến lược toàn cầu và chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ cũng như xuất phát từ những lợi ích chiến lược của Mỹ ở Việt Nam, Đông Dương và Đông Á - Thái Bình Dương trong thời kỳ mới
Cuốn Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ với Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh của Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Thị Lệ (Nhà
xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2007), trình bày bối cảnh hình thành, nội dung, những bước điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thời sau chiến tranh lạnh Sự triển khai chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ ở Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh và tác động của việc triển khai chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ với Đông Nam Á và Việt Nam Cuốn sách cung cấp cái nhìn tổng quát về chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đối với Việt Nam và Đông Nam Á Cuốn sách đã được luận án khai thác nhằm làm rõ chính sách đối ngoại của Mỹ đã có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ song phương Việt
Trang 109
Nam - Hoa Kỳ
Trong Dialogue on U.S - Vietnam Relation Domestic dimensions, The
Asia Foundation, năm 2003 đã công bố những nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Việt trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, viện trợ, trao đổi giáo dục và hợp tác văn hóa Qua những bài nghiên cứu được tập hợp ở đây đã đưa ra những đánh giá
và bài học cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ Công trình này đã giúp luận án so sánh cách thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Chính quyền và cách thức tác động tới chính giới của Chính quyền Mỹ khi họ đưa ra các quyết định
Trong Dialogue on U.S - Vietnam Relation Global and Regional influence, The Asia Foudation, 2004 đã công bố những nghiên cứu về tác
động của khu vực và quốc tế tới quan hệ song phương Việt Nam và Hoa Kỳ như vấn đề hợp tác chặt chẽ khu vực, hợp tác chống khủng bố, khuynh hướng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tội phạm quốc tế, sự bất ổn khu vực, vai trò cũng như tác động của thể chế khu vực Qua đó, luận án đã thấy
rõ hơn vị trí của Trung Quốc trong quá trình tác động tới quan hệ Việt - Mỹ cũng như sự hiện diện của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam là cách cân bằng chiến lược nước lớn ở Việt Nam và khu vực
Phân tích những mặt trái trong chính sách của Mỹ đối với Việt
Nam có cuốn sách của Nguyễn Anh Lân, Chiến lược diễn biến hòa bình của
đế quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc tế chống chủ nghĩa xã hội và chống Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Tổng cục II - Bộ quốc phòng, và cuốn Chiến lược diễn biến hòa bình của Mỹ đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Tổng cục Chính trị - Thư viện Quân đội sưu tập chuyên đề Hà Nội,
2002, đã khái quát mục tiêu căn bản và lâu dài trong chiến lược toàn cầu của
Mỹ là đứng đầu một thế giới không có chủ nghĩa cộng sản, thiết lập trật tự thế giới mới do Mỹ thống trị Sách khẳng định Mỹ bao giờ cũng coi sự tồn tại của
Trang 1110
chủ nghĩa xã hội và các nước xã hội chủ nghĩa là sự uy hiếp sống còn đối với chủ nghĩa tư bản Vì vậy, lật đổ lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, phủ định hình thái ý thức của chủ nghĩa Mác - Lênin, duy trì thế giới thống nhất theo chủ nghĩa tư bản Trong các tác phẩm này, luận án đã sử dụng một số nhận thức, nội dung trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống Việt Nam hiện nay của Mỹ như chiến lược chi phối đầu tư, chiến lược ngoại giao thân thiện, chiến lược khoét sâu mâu thuẫn nội bộ để làm cơ sở đánh giá quan hệ Việt -
Mỹ
Tiếp theo nội dung về “diễn biến hòa bình” có cuốn sách Mỹ sử dụng
“ngoại giao nhân quyền” trong quan hệ với Việt Nam và một số giải pháp chống “ngoại giao nhân quyền” (Tổng cục Chính trị, năm 2002) đã chỉ rõ:
Thông qua “vấn đề nhân quyền” thực chất Mỹ và các thế lực thù địch chống Việt Nam muốn tìm cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam Chúng âm mưu tạo ra sự bất bình chống Nhà nước trong các tầng lớp nhân dân, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cuốn sách đã chỉ rõ tính hai mặt trong quan hệ với Việt Nam của chính quyền Mỹ và làm thế nào để Việt Nam ứng xử thích đáng với chính sách đó của Mỹ Từ những nội dung mà sách cung cấp, luận án đã
có thể khẳng định một cách rõ ràng là Mỹ luôn lấy những vấn đề “nhân quyền” và “ngoại giao nhân quyền” để cản trở quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam
Một số tác phẩm phân tích nhiều về vai trò của Đảng Cộng sản
Việt Nam như: cuốn sách Quá trình triển khai thực hiện chính sách đối ngoại
của Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, do Trình Mưu, Nguyễn Thế Lực,
Nguyễn Hoàng Giáp đồng chủ biên, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2005
trong đó có các bài nghiên cứu như Chính sách đối ngoại của Việt Nam trên con đường đổi mới của Hồ Châu, Quan hệ với các nước lớn trong chính sách
Trang 1211
đối ngoại của Đại hội IX của Nguyễn Hoàng Giáp, Quan hệ Việt - Mỹ những năm gần đây của Hà Mỹ Hương đã cung cấp cho luận án một số nội dung
như: một số điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Việt Nam từ Đại hội
VI đến trước Đại hội VIII; quan điểm của Đảng trong quan hệ với các nước lớn, đặc biệt được đề cập nổi bật tại Đại hội IX; những vấn đề trong quan hệ Việt - Mỹ trong những năm đầu của thế kỷ XX
Luận án tiến sĩ lịch sử của Vũ Quang Vinh Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại thời kỳ 1986 - 1996 tại Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, năm 2000 gồm có hai nội dung chính là: đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng (1986 - 1991); sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ 1991 - 1996 Với nội dung đó, luận án của Vũ Quang Vinh đã được khai thác một cách cơ bản để thấy rõ bối cảnh trong nước và quốc tế cũng như những chủ trương, đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng trong thời gian 1986 đến năm 1996
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế (cơ hội, thách thức và giải pháp)
của Ngô Đức Thắng, Bộ Ngoại giao - Vụ hợp tác kinh tế đa phương, tháng
11/2000; Tổng luận phân tích: Công tác đối ngoại từ đại hội VII của Đảng đến nay quan điểm - chính sách và thành tựu của Viện Thông tin khoa học -
Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, năm 1996
đã cung cấp cho luận án một số thông tin về đường lối của Đảng nhằm hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có Mỹ
Cuốn sách do Nguyễn Đình Bin chủ biên Ngoại giao Việt Nam
1945-2000, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002 đã được luận án khai
thác một số thông tin nhằm làm rõ giai đoạn Đảng lãnh đạo đấu tranh chống chính sách cấm vận, đấu tranh phá bỏ cấm vận và bình thường hóa trong quan
hệ với Hoa Kỳ
Trang 13Các vấn đề khác có: cuốn sách Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ hướng về
phía trước do Nguyễn Mại chủ biên (Nhà xuất bản Tri thức, 2008) nghiên cứu
một số vấn đề lịch sử gắn với cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt Nam đang
có tác động đến quan hệ giữa hai nước; thực trạng của mối quan hệ hiện tại và
xu hướng phát triển trong thời gian tới; trên cơ sở đó kiến nghị hệ thống các giải pháp cần thực hiện để mở rộng quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ Cuốn sách đưa ra nhiều đánh giá phản ánh rõ thái độ của người Mỹ đối với Việt Nam từ sau cuộc chiến tranh đến những năm gần đây như: “hội chứng Việt Nam”, POW/MIA, về dioxin và chất độc da cam Một số nhận thức đó đã được luận án tiếp thu và phát triển Tuy nhiên cuốn sách vẫn không thấy được vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ đó
U.S - Việt Nam Relation: Background and Issues for Congress (Quan
hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: bối cảnh và những vấn đề dành cho Quốc hội) của
Mark E.Manyin (2008), đây là bản tập hợp thông tin quan hệ nhiều mặt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như sơ lược lịch sử quan hệ giữa hai nước từ năm
1975 đến 2008 nhằm phục vụ Quốc hội Mỹ Mark E.Manyin có đề cập đến quan hệ quân sự, quan hệ kinh tế và viện trợ kinh tế, tình hình nhân quyền và vấn đề di sản từ cuộc chiến tranh Việt Nam Bản báo cáo cũng cho thấy những đánh giá của người Mỹ về chiến lược và chiến thuật đằng sau những
nỗ lực của Việt Nam nhằm nâng cấp quan hệ với Mỹ Bản báo cáo này đã giúp tác giả luận án trả lời cho câu hỏi vì sao người Mỹ lại cố gắng cô lập
Trang 1413
chính phủ cộng sản Việt Nam sau năm 1975 và tại sao hiện nay, Mỹ lại quan tâm đến mối quan hệ với Việt Nam
Cuốn Khuôn khổ quan hệ đối tác của Việt Nam, của Nguyễn Vũ Tùng,
Học viện quan hệ quốc tế, 2007 đã đưa ra những tiêu chí để làm rõ khuôn khổ quan hệ giữa Việt Nam và một số nước là đối tác và đối tác chiến lược Riêng trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam đã thiết lập một khuôn khổ mới là đối tác vào tháng 6 - 2005 Với nội dung đó của sách, tác giả luận án đã thấy rõ hơn
vị trí của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ
Cuốn sách Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ do Đào Trí Úc
chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2002 tập trung vào làm rõ những vấn đề cơ bản của luật thương mại Hoa Kỳ và thực tế quan hệ thương mại hai nước trước khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết Trên
cơ sở đó, đã được luận án sử dụng một số nội dung liên quan đến quan hệ thương mại Việt - Mỹ từ sau khi bình thường hóa
Cuốn Chiến lược và quan hệ kinh tế Mỹ - EU - Nhật Bản thế kỷ XXI,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2002 do Lê Văn Sang, Trần Quang Lân, Đào
Lê Minh đồng chủ biên có đề cập đến nội dung chiến lược toàn cầu mới của
Mỹ những năm cuối thế kỷ XX Cũng về vấn đề này có cuốn Vài nét về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam do Thư viện Quân đội tổng hợp, năm 2001 Hay cuốn Mỹ điều chỉnh chính sách đối với châu Á - Thái Bình Dương của Tổng cục V - Bộ Nội vụ,
năm 1996 Đây chính là cơ sở cho luận án nghiên cứu những yếu tố tác động tới chính sách đối ngoại của Mỹ và những ảnh hưởng trong chính sách đó đối với Việt Nam
Tài liệu phục vụ nghiên cứu tác động của việc Hoa Kỳ dành quy chế tối huệ quốc cho Việt Nam của Trung tâm thông tin tư liệu - Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương, năm 1999 đã cung cấp một số nội dung cho luận
Trang 1514
án đúng như theo tiêu đề của tài liệu
Thư viện Trung ương Quân đội có lưu giữ một số tài liệu của Ban Đối
ngoại Trung ương như: Việt Nam: các vấn đề thủ tục và pháp lý cho khả năng
Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế đến ngày 30 tháng 11 năm
1989 của Alan K.Yu, Vladimir N.Pregelj, Robert G.Sutter; hay ngày
22/2/1993, với nhan đề Quan hệ Việt Nam - Mỹ: cuộc tranh luận về việc bình thường hóa của Robert G.Sutter văn phòng các chuyên gia cao cấp, cơ quan
phục vụ nghiên cứu của Quốc hội Mỹ Các tài liệu này đã cung cấp một số thông tin về pháp lý và quy tắc cũng như những diễn biến liên quan đến quan
hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 1975 đến 1991
Các bài nói, bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Ngoại giao cũng có rất nhiều giá trị trong việc khẳng định nhiều quan điểm chủ
trương và đường lối của Đảng trong quan hệ với Mỹ như “Tuyên bố của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc Tổng thống Hoa Kỳ Bin Cliton quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam” hay “Thư của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương gửi ngài George W.Bush, Tổng thống hợp chủng quốc Hoa
Kỳ (ngày 4 tháng 10 năm 2001)”…
Các bài nghiên cứu: Mỹ - Việt Nam và quyền sở hữu trí tuệ của Steven Robinson (Châu Mỹ ngày nay, số 3, năm 1998); Một số nét về quan hệ nông nghiệp giữa Mỹ và Việt Nam trong thời gian gần đây của Nguyễn Điền (Châu
Mỹ ngày nay, số 5/1997); Những ghi nhận sau bình thường hoá quan hệ Việt-
Mỹ của Nguyễn Hữu Cát (Châu Mỹ ngày nay, số 1/1997); Quan hệ thương mại Việt - Mỹ sau 5 năm nhìn lại của Phạm Hồng Tiến (Châu Mỹ ngày nay số 5/2000); Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam của Trần Đình Vượng (Châu
Mỹ ngày nay số 5/2000); Trao đổi khoa học Việt - Mỹ về các vấn đề song phương và khu vực (Thông tin khoa học xã hội, số 4 năm 1998) đã chỉ ra
những hoạt động của hai nước trên những khía cạnh của kinh tế nhằm thúc
Trang 1615
đẩy quan hệ hai nước và một số nội dung khác như: Quan hệ Việt- Mỹ điều gì đang ở phía trước của Allan E.Goodman (Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4,
năm 1994) phân tích những thuận lợi, khó khăn và xu hướng trong quan hệ
hai nước; Những yếu tố chi phối sự lựa chọn chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong thập kỷ 90 của Bùi Thanh Sơn (Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (3) tháng 3 - 1994); Xây dựng tình đoàn kết và hữu nghị giữa nhân dân Mỹ và Việt Nam của Merle Ratner (Thông tin chuyên đề,
Hà Nội, 1992); Việc giải quyết một số vấn đề then chốt trong quá trình bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, của Vũ Thị Thu Giang (Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, số 5/2010)…
Ngoài ra còn khá nhiều bài viết của các học giả người nước ngoài viết
về mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đăng trên Tài liệu tham khảo đặc
biệt của Thông tấn xã Việt Nam như: Clinton chơi con bài Việt Nam, ngày 6/4/1994; Bình thường hóa quan hệ Việt /Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian, ngày 29/5/1995; Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam và Trung Quốc, ngày 26/10/1996; Việt Nam/Mỹ: Một năm bình thường hóa quan hệ, ngày 15/7/1996; Quan hệ Mỹ/ Việt Nam , ngày 6/3/1997; Vấn đề MIA với chính sách của Mỹ ở Việt Nam, ngày 3/1/1998; Quan hệ thương mại Việt/ Mỹ, ngày 11/2/1999; Hiệp định thương mại Việt - Mỹ: những vấn đề trước khi hiệp định
có hiệu lực, ngày 5/8/2000; Quan hệ Việt - Mỹ qua chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống B Clinton, ngày 8/12/2000; Trở lại vấn đề “catfish” trong quan
hệ thương mại Việt - Mỹ, ngày 26/4/2002; Về chất độc da cam và trách nhiệm của Mỹ, ngày 13/3/2002…
Mặc dù, qua các bài viết, các đề tài với nhiều cách tiếp cận khác nhau, trên các lĩnh vực khác nhau đã chỉ ra sự phong phú, đa dạng, những khó khăn, thuận lợi của các lĩnh vực, các ngành khác nhau trong những thời điểm lịch sử
cụ thể giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhưng tất cả các công trình đó đều chưa
Trang 1716
giải quyết một cách trọn vẹn toàn bộ mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ từ sau năm 1975 đến nay Đặc biệt, chưa có công trình nào công bố và đề cập một cách hệ thống, cơ bản, toàn diện, trực tiếp về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian từ năm 1976 đến 2006
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày các diễn biến trong quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ
- Phân tích những nhận thức, chủ trương và đường lối của Đảng trong các thời kỳ đã từng bước tác động đến quá trình bình thường hóa và đẩy mạnh hợp tác giữa hai Việt Nam và Hoa Kỳ như thế nào
- Tổng hợp, thống kê, phân tích những biểu hiện, thành tựu và hạn chế trong quan hệ hai nước để rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Bối cảnh quốc tế và trong nước, những xu thế vận động của thời đại,
Trang 182006 Sở dĩ luận án nghiên cứu từ năm 1976 vì đây là thời điểm đánh dấu sự thống nhất về mặt Nhà nước ở Việt Nam, cũng là thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ IV - lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước Thời điểm kết thúc nghiên cứu của luận án năm 2006,
là thời điểm đánh dấu quan hệ về kinh tế giữa hai nước chính thức hoàn toàn bình thường - Mỹ phê chuẩn áp dụng Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam vào tháng 12/2006
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
- Tài liệu liên quan đến đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, bao gồm các văn kiện của Đảng, các bài nói, bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước,…
- Các tài liệu liên quan tới chính sách đối ngoại của Mỹ, bao gồm những cuốn sách do Mỹ xuất bản, các bài nghiên cứu của các học giả, các bài phát biểu của quan chức Chính phủ Mỹ,…
- Tài liệu được công bố trong các công trình của các tác giả trong và
Trang 1918
ngoài nước về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã được in thành sách, được công
bố trên các báo, tạp chí, hoặc trong hội thảo quốc tế
- Các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, tài liệu phục vụ cán bộ chủ chốt trong quân đội có liên quan tới đề tài
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên thế giới quan, phương pháp luận khoa học theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm
có ý nghĩa phương pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sử dụng phương pháp lịch sử và lôgic, ngoài ra có sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh nhằm làm sáng tỏ nội dung của đề tài
6 Đóng góp của luận án
- Luận án làm rõ một cách hệ thống sự phát triển tư duy đối ngoại của Đảng với Hoa Kỳ và với thế giới, cũng như quan điểm của chính quyền Mỹ trong quan hệ với Đông Nam Á và Việt Nam
- Dựng lại quá trình lãnh đạo của Đảng tiến tới bình thường hóa trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 1976 đến năm 1995 và thời kỳ phát triển quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực từ năm 1996 đến năm 2006 Qua đó thấy được vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, những thuận lợi và những khó khăn phải lường trước trong quan hệ với Mỹ
- Bước đầu, luận án đưa ra một số nhận xét và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng có giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong thiết lập quan hệ với Hoa
Kỳ
- Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu hay phục vụ giảng dạy cho những vấn đề có liên quan đến đề tài
Trang 2019
7 Kết cấu của luận án
Đề tài “Đảng lãnh đạo quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1976 - 2006)” gồm có 3 chương:
Chương 1 Đảng lãnh đạo quá trình bình thường hóa quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1976 - 1995) (67 trang)
Chương 2 Đảng lãnh đạo phát triển quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1996 - 2006) (60 trang)
Chương 3 Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử (29 trang)
Ngoài các chương, mục, luận án còn có phần Mở đầu (18 trang), Kết luận (4 trang), Mục lục (3 trang), Danh mục công trình của tác giả liên quan đến đề tài của luận án (1 trang), Tài liệu tham khảo (28 trang), Phụ lục (76 trang)
Trang 211.1.1 Khái quát quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trước năm 1976
Năm 1787 tại Pari - thủ đô nước Pháp, cuộc gặp gỡ giữa Hoàng tử Cảnh đang theo Giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) trong chuyến đi sang cầu viện vua Pháp và đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Thomas Jefferson đã mở ra mốc lịch sử đầu tiên đánh dấu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ Cuộc gặp này xuất phát từ mong muốn của Thomas Jefferson có được giống lúa cạn nổi tiếng đang gieo trồng trên quê hương Hoàng tử Cảnh để góp phần cải tạo môi trường sinh thái, mang lại ấm no, hạnh phúc cho người dân vùng ngập nước quê ông Đáng tiếc là mãi tới năm
1791 Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh mới về tới Nam Kỳ Những lời ước hẹn giữa Hoàng tử Cảnh và Jefferson đã không được thực hiện
Năm 1802, công ty Crowninshield of Salem, Massachusetts đã phái một chiếc tàu mang tên Fame do thuyền trưởng Jeremind Briggs chỉ huy tới Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng mới là đường và cà phê Đây là chiếc tàu biển đầu tiên của Mỹ cập hải cảng Việt Nam Ngày 21 tháng 5 năm 1802 tàu Frame tới cảng Đà Nẵng Ít ngày sau J.Briggs đến Huế xin Nhà vua cấp cho giấy phép buôn bán tại tất cả các hải cảng của Việt Nam, và Nhà Vua đã đồng
ý Tháng 6 năm 1803, tàu Frame rời Việt Nam đi Manilla (Philippin) Nhưng không hiểu tại sao thuyền trưởng J Briggs đã không trở lại buôn bán ở Việt Nam nữa, mặc dù cơ hội tốt đẹp này đã được hé mở dưới thời Gia Long
Năm 1832, chiếc tàu quân sự Peacok đã chở đoàn ngoại giao Mỹ đầu
Trang 2221
tiên do Edmund Roberts dẫn đầu chính thức đến thăm Việt Nam Trong chuyến đi này, Tổng thống Mỹ Andrew Jackson đã giao nhiệm vụ cho đoàn ngoại giao đàm phán về hiệp định thương mại với Việt Nam Song, đề nghị đàm phán với Việt Nam đã không được Triều đình nhà Nguyễn chấp nhận
Năm 1835, Roberts trở lại Việt Nam để tiếp tục công việc bị bỏ dở Nhưng lần này, đang trong quá trình đàm phán về các hiệp định hợp tác thương mại thì ông bị ốm nên buộc phải rời khỏi Việt Nam và mất ở Ma Cao ngày 12-6-1836 khi các thoả thuận vẫn chưa xong
Năm 1845, hạm đội Mỹ Constitution, một bộ phận của sư đoàn Đông
Ấn thuộc hải quân Mỹ dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng John Pereiral đã cập bến tại bờ biển Đà Nẵng Hạm đội này đã gây ra một số hành động quá khích
mà cho đến bốn năm sau, Tổng thống Mỹ Zachary Taylor phải viết thư tới
“Hoàng đế nước Anam” hối tiếc: “tôi rất đau lòng khi được biết 4 năm trước đây thuyền trưởng Pereival đã cho quân đổ bộ lên đất liền ở vịnh Turan, bắn nhầm vào thần dân của ngài, giết và làm bị thương một số người…” [290]
Sau những cuộc tiếp xúc này, trong thời kỳ nhà Nguyễn, người Mỹ đã không trở lại Việt Nam thêm lần nào nữa Điểm chung nhất của các chuyến đi
đó là sự chuẩn bị chu đáo của những người có trách nhiệm và có thiện ý Vì thế, sự thất bại của các chuyến đi đến Việt Nam hẳn thuộc về phía triều đình Huế
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng chính thức tiến hành xâm lược Việt Nam Trước nguy cơ ngày càng mất nhiều đất cho Pháp, tháng 7-1873, vua
Tự Đức cử Bùi Viện, một nhà Nho thức thời và năng động đi công cán ở Hương Cảng Ở đây, ông có dịp tiếp xúc với viên lãnh sự Mỹ và được giới thiệu đến Mỹ gặp Tổng thống Vì thế, ông đáp tàu sang Mỹ nhằm kêu gọi Mỹ giúp đỡ Việt Nam đánh Pháp Nhưng vì chưa có quốc thư của vua Tự Đức ủy quyền nên mọi thỏa ước chưa thể ký kết Bùi Viện gấp rút trở về nước báo
Trang 2322
cáo và được Tự Đức giao quốc thư ủy quyền tức tốc lên đường Nhưng khi tới
Mỹ thì Tổng thống Hoa Kỳ Olyses S.Grant đã mất, Tổng thống mới Rutherford Hayes từ chối không nhận giúp đỡ Việt Nam
Trong thời gian nước Việt Nam là thuộc địa của Pháp, mặc dù Mỹ có đặt Lãnh sự quán tại Sài Gòn và Hà Nội, nhưng họ vẫn bàng quan với Đông Dương Mãi cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ Hai bùng nổ (1939), Chính phủ Mỹ mới bắt đầu có những chính sách chú ý tới Đông Dương Đặc biệt, khi cuộc chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra, Mỹ coi Đông Dương là một địa bàn quan trọng để ngăn chặn những âm mưu của Nhật Bản Từ đó, chính phủ
Mỹ mà trước hết là Tổng thống Franklin Roosevelt bắt đầu suy nghĩ những chính sách đối với Đông Dương và hình thành những ý đồ thiết lập chế độ tương lai cho Đông Dương khi chiến tranh kết thúc
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai gần kết thúc, Tổng thống Roosevelt thường nhắc đến chế độ quản trị quốc tế đối với Đông Dương sau chiến tranh
và chống lại việc Pháp dùng vũ lực tái chiếm Đông Dương để lập lại chế độ thực dân Những quan điểm của người đứng đầu nước Mỹ lúc bấy giờ, về khách quan có lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam Với tầm nhìn xa trông rộng, khả năng phân tích và nắm bắt tình hình cực kỳ nhạy bén, chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra kết luận: phải chủ động tranh thủ sự đồng tình của Mỹ thêm bạn đồng minh cho cách mạng, tìm kiếm và hình thành mối quan hệ nhất định với Mỹ để cách mạng Việt Nam có một vị trí trong phe Đồng minh chống phát xít, tạo ra thế hợp pháp về mặt quốc tế cho Chính quyền cách mạng và triệt để phân hoá hàng ngũ chủ nghĩa đế quốc
Từ tháng 3 năm 1945 đến khi Tổng thống Mỹ Roosevelt chết 1945), mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Minh diễn ra thân thiện Hai bên giúp đỡ nhau một cách nhiệt thành Người Mỹ đã cung cấp cho Việt Minh một số vũ khí, thuốc men bằng thả dù xuống khu căn cứ Việt Bắc hoặc đưa tới Nam
Trang 24(12-4-23
Ninh (Trung Quốc) để Việt Minh chuyển về nước, đánh Nhật Còn Việt Minh
đã cung cấp cho OSS (Office of Strategic Services - tổ chức tình báo Mỹ trong thời gian Chiến tranh thế giới II) những tài liệu cực kỳ quan trọng về quân đội Nhật, giúp họ thành lập một hệ thống radio suốt từ Hà Nội vào Sài Gòn phù hợp với kế hoạch của OSS
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, với cương vị là Chủ tịch và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã tìm cách thiết lập quan hệ với chính phủ Hoa Kỳ bằng những công hàm, thư, điện gửi Tổng thống H Truman và ngoại trưởng G Byrnes Trong tất cả các văn kiện chính thức đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của Hoa Kỳ Suốt 16 tháng, khởi đầu từ bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ngày 29-9-1945 và khép lại buổi tiếp Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ A.L Moffat ngày 7-12-
1946 tại Phủ Chủ Tịch - Hà Nội, Hồ Chí Minh đã nỗ lực thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ song không được hồi đáp Thời đó, Chính phủ Hoa Kỳ xuất phát từ lợi ích của nước mình và từ những định kiến sai lầm và thiển cận về Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã im lặng trước những đòi hỏi chính đáng của Việt Nam [291]
Chính phủ Mỹ do Truman đứng đầu đã dần dần ủng hộ Pháp quay trở lại chiếm đóng Đông Dương Họ đã quyết định chọn con đường giúp Pháp để rồi tự mình lao vào “một cuộc chiến tranh làm mất lòng người và gây chia rẽ nhất trong thế kỷ của lịch sử nước Mỹ” [52, tr 24]
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vượt lên về sức mạnh vật chất - kỹ thuật và quân sự, đã nhảy ra đóng vai trò sen đầm quốc tế hòng cứu vãn chế
độ tư bản chủ nghĩa đang trong cơn nguy biến Do đó Mỹ cần phải có một chiến lược chỉ đạo mọi hoạt động trên các lĩnh vực để thực hiện âm mưu bá quyền của mình Đó là chiến lược toàn cầu mà đế quốc Mỹ thực hiện Chính
Trang 25Mỹ và đặt trọng tâm là Tây Âu, nơi mà Pháp có vị trí rất quan trọng Vì vậy,
Mỹ cố gắng tranh thủ Pháp Đây là nhân tố quyết định chính sách của Mỹ đối với cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương, chuyển từ chỗ lúc đầu không ủng hộ đến chỗ ra tay giúp Pháp bằng viện trợ kinh tế và quân sự
Ở Đông Nam Á, Mỹ coi Đông Dương có vị trí then chốt và chủ trương cần thiết phải ngăn chặn sự “bành trướng” của chủ nghĩa cộng sản ở đây Chiến lược ngăn chặn của Mỹ ở Đông Nam Á bắt đầu hình thành và Đông Dương trở thành tâm điểm của chiến lược này Nó chi phối và chỉ đạo sự dính líu ngày càng sâu của Mỹ, đi đến can thiệp thẳng vào cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương
Vào đầu những năm 1950, dù được Mỹ tăng thêm viện trợ với khối lượng lớn, và quân đội Pháp cũng đã có nỗ lực rất lớn nhằm giành thắng lợi
áp đảo trước “Việt Minh”, song họ vẫn không có được chút chiến thắng nào
để tạo thế mặc cả cho sự rút lui trong danh dự khỏi Đông Dương Cuối cùng, với thất bại cay đắng ở Điện Biên Phủ, Pháp đã phải ký kết Hiệp định Geneve năm 1954 và rút quân về nước Còn Mỹ sau thất bại trên bán đảo Triều Tiên,
Mỹ không muốn có thêm một cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở Đông Dương nhưng với thuyết Domino coi vấn đề Đông Dương có ý nghĩa tương tự như vấn đề Triều Tiên, các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn lo ngại sự sụp đổ dây chuyền
và “hiểm họa” cộng sản Do đó, Mỹ rất muốn Pháp giành chiến thắng quân sự
áp đảo trước “Việt Minh” để có thể kết thúc chiến tranh, tránh cho Mỹ phải đối đầu với Trung Quốc mà vẫn đạt được mục tiêu ngăn chặn cộng sản
Trang 2625
Về phía mình, dù đang giành được ưu thế trên chiến trường (chiến dịch Thu – Đông cuối 1953-1954 của quân đội nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi lớn), song Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần bày tỏ ý định của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là có thể thương lượng với Pháp với điều kiện chính phủ Pháp phải công nhận và tôn trọng nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam Nhưng các đề nghị này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không được Pháp quan tâm Vì một mặt, Pháp đang tìm cách để có được một cuộc thương lượng có lợi cho mình; mặt khác, Pháp lại luôn bị Mỹ thúc ép không được thương lượng khi chưa giành được thắng lợi quan trọng trên chiến trường [182, tr 46-49]
Năm 1953, Eisenhower lên làm Tổng thống Mỹ Ông ta đã lấy “chiến lược trả đũa ào ạt” làm chiến lược toàn cầu mới Ở vùng châu Á, Thái Bình Dương, trọng điểm chiến lược quân sự của Mỹ chuyển từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á mà Việt Nam và Đông Dương là điểm nóng nhất Mỹ cho rằng
để mất Đông Dương thì sẽ mất phần còn lại của Đông Nam Á theo thuyết đôminô1 Mục đích trước mắt có tầm quan trọng sống còn đối với Mỹ là biến Việt Nam, Đông Dương thành một bức tường ngăn cản chủ nghĩa cộng sản lan xuống khu vực Mỹ đòi nắm lấy quyền điều khiển chiến tranh, biến Pháp thành kẻ đánh thuê, âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh, tất cả là nhằm mục tiêu lâu dài giữ cả Đông Dương trong quỹ đạo của phương Tây
Trước những đòn tiến công dồn dập của phong trào cách mạng thế giới, những thất bại liên tiếp của chiến lược trả đũa ào ạt đặt Mỹ trước yêu cầu phải
có một sự thay đổi chiến lược để có thể đảo ngược tình thế Tổng thống Mỹ Kennedy lên thay Eisenhower đã chấp nhận “chiến lược phản ứng linh hoạt” làm chiến lược quân sự toàn cầu Từ chỗ chuẩn bị chiến tranh bằng vũ khí hạt
1
Thuyết đôminô không chỉ là một khái niệm về chiến lược quân sự và chính trị, nó bao gồm cả mặt kinh tế
và mặt này không kém phần quan trọng Để mất Đông Dương, sẽ là để mất các nguồn một số nguyên liệu chiến lược chính, một con đường vận tải quốc tế lớn
Trang 2726
nhân nhằm đánh thẳng vào phe xã hội chủ nghĩa là chủ yếu, Mỹ chuyển sang dùng chiến tranh hạn chế bằng vũ khí thông thường, tiến công trực tiếp vào phong trào giải phóng dân tộc và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới đối với các nước trong thế giới thứ ba Mỹ lựa chọn Việt Nam làm nơi thử nghiệm chiến lược này, quyết đánh bại các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
Với mục tiêu cốt yếu chống lại phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu và đặc biệt là ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, chính quyền J Kennedy và L Johnson đề ra chiến lược “phản ứng linh hoạt” với ba loại hình chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ bằng vũ khí thông thường và chiến tranh thế giới bằng vũ khí hạt nhân và không quân chiến lược Ở Việt Nam, L Johnson đã tiến hành cuộc chiến tranh đặc biệt, dùng quân Mỹ chỉ huy và huấn luyện ngụy quân nhằm đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam Nhưng Mỹ và tay sai đã vấp phải
sự chống cự quyết liệt của quân dân Việt Nam Cuộc chiến tranh ngày càng lan rộng Sau sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” diễn ra vào tháng 8-1964, Mỹ leo thang trong cuộc chiến tranh Việt Nam, bắt đầu cuộc ném bom miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất Tháng 3-1965, Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt Nam trực tiếp tham gia chiến đấu Cuộc chiến tranh đặc biệt đã phát triển lên thành chiến tranh cục bộ Số lính Mỹ tham chiến tăng lên nhanh chóng từ 85.000 quân năm 1964 lên 500.000 quân năm 1967 Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài khiến cho lực lượng của Mỹ bị dàn trải trên phạm vi rộng lớn của hai tuyến phòng thủ Đông – Tây, nên Mỹ khó có thể kiểm soát được tình hình
Mỹ tập trung một số lượng quân rất lớn đóng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương làm cho lực lượng đóng ở châu Âu bị dàn mỏng, trong khi đó, châu
Âu mới là mặt trận chính của Mỹ Năm 1969, số quân Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương là 90 vạn, gấp 4 lần số quân ở châu Âu với 230 căn cứ quân sự
và chi phí quân sự lên đến 81,2 tỉ USD chiếm hơn 40% toàn bộ ngân sách của
Trang 2827
Mỹ Đặc biệt, chi phí cho cuộc chiến tranh Việt Nam tăng vọt, năm 1967, Mỹ
đã chi cho chiến tranh mỗi tháng 2 tỉ USD [63, tr 184]
Sự lựa chọn của Hoa Kỳ là có tính toán Việt Nam từng bước trở thành trọng điểm đối phó của chiến lược toàn cầu của Mỹ ở châu Á, vì Việt Nam là nơi diễn ra cuộc cách mạng giải phóng dân tộc triệt để nhất mà ảnh hưởng đang vượt ra ngoài phạm vi Đông Dương, vì Việt Nam là một tiền đồn của chủ nghĩa xã hội Âm mưu cơ bản của Mỹ là chia cắt lâu dài Việt Nam, thôn tính miền Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam châu Á, đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ tiến công miền Bắc, tiền đồn của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam châu Á, đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở khu vực này, bao vây, uy hiếp phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới Mỹ chọn Việt Nam còn nhằm biến Việt Nam thành một trường thí nghiệm các học thuyết chiến tranh xâm lược thực dân mới của chúng
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, đế quốc Mỹ
đã thấy rõ rằng chiến lược “chiến tranh cục bộ” bị thất bại, chiến lược toàn cầu phản ứng linh hoạt đứng trước nguy cơ phá sản, yêu cầu cấp bách là phải rút ra khỏi cuộc chiến Nhưng Mỹ lại muốn duy trì chủ nghĩa thực dân mới dưới một hình thức khác, rút quân về mà coi như vẫn ở lại, không để cho miền Nam rơi vào chủ nghĩa cộng sản Thực hiện “học thuyết Nixon”, chiến lược toàn cầu mới, chính quyền Mỹ cố tạo ra một sự tập hợp lực lượng mới trên thế giới, hoà hoãn và chia rẽ các nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa, hy vọng dùng chiến lược này để thực hiện âm mưu duy trì chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam và cả bán đảo Đông Dương Song cuộc chiến tranh cục bộ với cố gắng chiến tranh cao nhất đã kết thúc và thất bại chưa từng có trong lịch sử chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ [7, tr 80-83]
Đến năm 1973 do thất bại trên các mặt trận quân sự, chính trị, Mỹ phải
Trang 2928
ký hiệp định Pari về Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi Việt Nam Sau năm 1973, Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách thực dân mới, sử dụng chính quyền Sài Gòn tiếp tục chiến tranh chống Việt Nam
Từ tháng 4 năm 1975, sau khi chiến tranh kết thúc, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, chính quyền Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách thù địch đối với Việt Nam Mỹ đặt Việt Nam vào diện hạn chế vốn Đó là chính sách cấm vận
và trừng phạt Việt Nam gần như toàn diện (15-5-1975): cấm vận các quan hệ
đi lại, giao lưu của công dân hai nước; cấm các quan hệ buôn bán đầu tư và kinh doanh của các công ty hai nước; trừng phạt các công ty của nước thứ ba
có quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ nhưng lại mở quan hệ kinh doanh với Việt Nam; phong toả các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) trong quan hệ kinh tế, tài chính với Việt Nam, không cho Việt Nam vay tiền; găm giữ hoặc làm “đông cứng” các tài sản của chính phủ Việt Nam tại các ngân hàng của Hoa Kỳ Mục tiêu bao quát của Hoa Kỳ khi thực hiện chính sách cấm vận và trừng phạt trên là làm cho Việt Nam kiệt quệ về kinh tế và cô lập với thế giới bên ngoài, để cuối cùng phải tuân theo những điều kiện áp đặt của Hoa Kỳ về
“dân chủ hoá và nhân quyền cơ bản” theo quan niệm của Hoa Kỳ [53, tr 100-102]
1.1.2 Bối cảnh lịch sử và những đòi hỏi mới trong quan hệ Việt Nam -
Hoa Kỳ
Thế giới sau năm 1975
Từ những năm 1970, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế tại nhiều nước trên thế giới Nhiều công nghệ mới ra đời như tin học, vật liệu mới, năng lượng mới,
tự động hóa… Máy tính được sản xuất hàng loạt và sử dụng tương đối phổ
Trang 3029
biến ngoài xã hội Những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ đã tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội, kể cả các mối quan hệ quốc tế
và chính sách đối ngoại của các nước
Liên Xô giành được thế cân bằng về vũ khí chiến lược với Mỹ Năm
1975, Liên Xô thúc đẩy ký Định ước Helsinki, kết thúc 30 năm đối đầu ở châu Âu Liên Xô tăng cường mở rộng ảnh hưởng ở Mỹ Latinh, châu Á, châu Phi, đặc biệt là ở các nước thuộc khối thuộc địa của Bồ Đào Nha mới giành độc lập, và quan tâm nhiều hơn tới Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương
Trung Quốc bắt đầu triển khai thực hiện các chương trình cải cách, hiện đại hóa, mở cửa kinh tế Để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác Đồng thời Trung Quốc tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước trong Thế giới thứ ba, chú trọng cải thiện quan hệ với các nước ở Đông Nam Á
Từ sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới có đà phát triển mới, sôi động và rộng khắp Các thuộc địa của Bồ Đào Nha – những thuộc địa thực dân cũ cuối cùng, đã giành được độc lập, chấm dứt chế độ thực dân đã tồn tại trong 500 năm trên thế giới Nhiều nước được Liên Xô và các nước khác trong hệ thống xã hội chủ nghĩa giúp đỡ phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, các nước mới độc lập và các nước đang phát triển đều nghèo yếu, kinh tế kiệt quệ, nợ nần chồng chất, nội bộ không ổn định Nhiều nước còn phụ thuộc vào các nước tư bản để phát triển về kinh tế
Tình hình kinh tế, xã hội và quan hệ giữa các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu không thuận lợi
Ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, kinh tế có chiều hướng trì trệ, sản xuất phát triển chậm và xã hội không ổn định Quan hệ giữa Liên Xô với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu có nhiều trục trặc Phong
Trang 3130
trào trí thức, Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan phát triển theo xu hướng muốn tách Ba Lan khỏi liên minh kinh tế, quân sự với Liên Xô Nhóm “Hiến chương 77” ở Tiệp Khắc tăng cường hoạt động chống sự có mặt của quân đội Liên Xô trên đất nước họ Rumani, Anbani giữ khoảng cách trong quan hệ với Liên Xô…
Trong phong trào cộng sản quốc tế phát sinh những ý kiến khác nhau
về phương hướng hoạt động và mục tiêu đấu tranh của các lực lượng cánh tả Các đảng lớn ở Tây Bắc Âu tìm mô hình “chủ nghĩa cộng sản châu Âu”
Các nước Đông Nam Á điều chỉnh chính sách, nhấn mạnh hòa bình, trung lập, duy trì và tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác, đồng thời từng bước cải thiện quan hệ với các nước trên bán đảo Đông Dương, với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác [16]
Việt Nam bước vào thời kỳ mới
Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ mùa xuân
1975, một kỷ nguyên mới đã mở ra trên đất nước Việt Nam: hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước đi vào xây dựng trong hòa bình, quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhiều tiềm năng với hàng triệu héc ta rừng, có biển dài 3200
km, và hơn 50 triệu dân là nguồn sức mạnh quan trọng nhất cho công cuộc xây dựng đất nước
Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc có truyền thống văn hóa Trải qua những thăng trầm của lịch sử, tinh thần độc lập, tự lực, tự cường, lao động cần cù, sáng tạo đã trở thành những tài sản tinh thần vô giá góp phần làm nên một sức mạnh Việt Nam để chiến thắng mọi kẻ thù trên con đường phát triển
Từ một nước thuộc địa, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Trang 3231
Minh, nhân dân Việt Nam giành được độc lập, tự do, thống nhất đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thế giới Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đã trở thành một trong những thắng lợi vĩ đại của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc giữa thế kỷ XX Hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa và phong trào không liên kết là hậu thuẫn vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam Uy tín và địa vị quốc tế của Việt Nam ngày càng nâng cao Đến ngày 19-8-1976, Việt Nam đã lập quan hệ ngoại giao với 97 quốc gia trên thế giới Nhiều tổ chức quốc tế, khu vực đã đặt quan hệ với Việt Nam
Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức Ba mươi năm liên tiếp của hai cuộc chiến tranh hết sức khốc liệt đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề Kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất - xã hội của một đất nước dưới các triều đại phong kiến lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nên hầu như chẳng còn gì nguyên vẹn Nhà máy, hầm mỏ, cầu đường, trụ sở đều
bị hư hại nghiêm trọng Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người, khoảng 6 triệu người tàn tật, nhiễm chất độc hại Những tệ nạn của xã hội cũ, nạn nhân chiến tranh cũng đang là gánh nặng cho toàn xã hội Ở miền Bắc, hầu như toàn bộ các thành phố, thị xã đều bị đánh phá, trong đó 12 thị xã, 51 thị trấn bị phá hủy hoàn toàn; 4.000 trong số 5788 xã bị đánh phá, trong đó 30
xã bị phá hủy hoàn toàn Tất cả các khu công nghiệp bị đánh phá, nhiều khu
bị đánh với mức độ hủy diệt Các nhà máy điện đều bị đánh hỏng nặng Tất cả các tuyến đường sắt, 100% cầu, toàn bộ hệ thống bến cảng, kho tàng đều bị đánh phá Địch gây tổn thất cho 1600 công trình thủy lợi, hầu hết các nông trường và hàng trăm nghìn ha ruộng vườn, giết hại 40.000 trâu, bò Đế quốc
Mỹ đã đánh phá 3.000 trường học, 350 bệnh viện, trong đó 10 bệnh viện bị san phẳng Ở miền Nam, tình hình kinh tế - xã hội càng khó khăn… những tàn dư phong kiến, đế quốc còn nặng nề, những nọc độc của văn hóa nô dịch,
Trang 3332
các tệ nạn xã hội do chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ gây ra cũng như ảnh hưởng của tư tưởng tư sản trong xã hội rất lớn, bọn phản động còn hoạt động chống phá cách mạng….[130]
Tranh thủ tình hình quốc tế thuận lợi đối với Việt Nam sau chiến tranh, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế với nước ngoài nhằm thu hút vốn, thiết bị kỹ thuật phục vụ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng lại đất nước
Nước Mỹ sau cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973 đã làm cho Mỹ bị ảnh hưởng và suy thoái kéo dài đến năm 1982, mà giai đoạn trầm trọng nhất
là từ tháng 12-1973 đến tháng 4-1975 Tiếp đó, sự thất bại của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam càng khiến cho Mỹ thêm khó khăn Trong 10 năm suy thoái, sản xuất công nghiệp của Mỹ giảm 13,8%, giá trị sản xuất quốc dân sụt giảm 7,8%, năng suất lao động trung bình hàng năm từ 1974 đến 1982 giảm xuống 0,34% Tỉ lệ lạm phát từ 9% năm 1973 tăng lên 12% năm 1974
và 40% năm 1976 Từ nửa sau thập niên 70 của thế kỷ XX, khi cuộc khủng hoảng kinh tế đã đạt đến đỉnh điểm và bắt đấu giảm dần, song tốc độ tăng trưởng trở lại của nền kinh tế Mỹ vẫn tiến triển chậm Năm 1978, số thất nghiệp là 6,5 triệu người (những năm 1974 - 1975 có khi lên tới 8,5 triệu người) Từ năm 1979, tỉ lệ lạm phát lên tới 2 con số, năm 1980 là 14%
Tuy bị khủng hoảng, song Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về sự phát triển kinh tế Năm 1970, tổng sản phẩm quốc dân là 1.075 tỉ USD, năm 1980 đạt tới 1.488,7 tỉ USD Thu nhập quốc dân theo đầu người năm 1970 đạt được 7984 USD, năm 1980 tăng tới 21.214 USD
Từ 1983, sau khi thoát khỏi suy thoái, kinh tế Mỹ lại đạt được sự tăng trưởng kinh tế mới Năm 1984, tỉ lệ tăng trưởng là 6,9% - mức tăng trưởng cao nhất trong hơn 3 năm, kể từ năm 1981 Năm 1988, tổng sản phẩm quốc
Trang 3433
dân đạt được 4.880,6 ti USD, cao hơn nhiều so với Nhật Bản và các nước Tây
Âu
Tuy vậy, sự suy giảm kinh tế của Mỹ cũng thể hiện rõ rệt: tỉ trọng kinh
tế Mỹ thấp dần trong tổng sản phẩm kinh tế thế giới; những năm 1945 - 1950
tỉ trọng này chiếm gần 40% đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX chỉ còn 23% Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ là chủ nợ của nhiều nước, đến những năm 1980, Mỹ đã trở thành một trong những con nợ lớn nhất trên thế giới Năm 1988, Mỹ nợ nước ngoài 263 tỉ USD, đến năm 1989 tăng lên 285 tỉ USD
Tình hình khó khăn về kinh tế trong những năm 1977 đến cuối thập kỷ
80, cùng với hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam làm cho xã hội
Mỹ mất ổn định Sự cách biệt giàu nghèo, sự phân biệt chủng tộc vẫn là những căn bệnh kinh niên trong xã hội Mỹ, dù các đạo luật về quyền công dân có tầm bao quát rộng rãi (1964); đạo luật về mở rộng quyền bầu cử cho người Mỹ da đen (1965); đạo luật cấm việc phân biệt chủng tộc trong việc cung cấp nhà ở (1968) Vì vậy, cuộc đấu tranh của nhân dân lao động, đặc biệt là cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc vẫn mạnh mẽ [17]
Sự thất bại ở Đông Dương đã đẩy Mỹ vào cuộc khủng hoảng nhiều mặt với những tổn thất lớn lao không chỉ vật chất, mà cả về mặt tinh thần, về ý chí, đặc biệt là về mặt chiến lược, sách lược, thủ đoạn, biện pháp để thực hiện mưu đồ bành trướng và xâm lược của Mỹ Tạp chí Mỹ “Những lực lượng vũ trang” số 3 - 1978 đã phải thú nhận: “di sản Việt Nam đã tạo ra một cuộc khủng hoảng hầu như trên tất cả mọi lĩnh vực trong tư thế chiến đấu của lực lượng quân sự Mỹ … Sự thua trận của Mỹ tại Việt Nam đã khiến cho Mỹ hiện nay chưa xác định rõ ràng chiến lược đối với châu Á” [75, tr 43]
Nước Mỹ suy giảm thế và lực Tây Âu và Nhật Bản vươn lên, trở thành các trung tâm kinh tế thế giới, cạnh tranh với Mỹ Các khối quân sự trở nên
Trang 3534
lỏng lẻo hoặc tan rã Xu hướng độc lập với Mỹ trong thế giới phương Tây tăng lên Mỹ tiến hành điều chỉnh chiến lược: giảm cam kết ở bên ngoài, thúc đẩy hòa hoãn với các đối thủ chính, tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nước để củng cố địa vị của Mỹ trong hệ thống tư bản chủ nghĩa
1.1.3 Những nấc thang trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Quá trình cải thiện quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ năm 1976 đến năm
1978
Tháng 12 - 1976 Đại hội lần thứ IV của Đảng đề ra nhiệm vụ đối ngoại:
“Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, khoa học, kỹ thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng thời tiếp tục kề vai sát cánh với các nước xã hội chủ nghĩa anh em và tất cả các dân tộc trên thế giới đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội” [36, tr 178] với chính sách đối ngoại là: “Thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa nước ta với tất cả các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi
Kiên quyết cùng các nước anh em và nhân dân tiến bộ trên thế giới tiếp tục chung sức đấu tranh chống chính sách xâm lược và gây chiến của bọn đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ” [36, tr 180]
Vì thế, từ trước đó, tháng 6-1975, Chính phủ Việt Nam đã chủ động thương lượng với Mỹ về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và yêu cầu Mỹ phải thực hiện các điều khoản của hiệp định Paris (1-1973), trong đó có điều khoản cam kết viện trợ sau chiến tranh của Mỹ cho việc tái thiết Việt Nam Nhưng chính quyền Ford đã bác bỏ yêu cầu của Việt Nam về vấn đề viện trợ với lý
do Hà Nội đã vi phạm thô bạo Hiệp định Paris là đã tiến hành cuộc tiến công
Trang 3635
quân sự cuối cùng chống Nam Việt Nam Chính quyền Ford cũng nói sẽ không bình thường hoá quan hệ nếu Việt Nam không kiểm kê đầy đủ những người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) và chừng nào những hành động gây căng thẳng liên tiếp của Việt Nam ở Đông Nam Á chưa được làm sáng tỏ Trong thời gian 1975-1976 Mỹ đã ba lần phủ quyết đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc của Việt Nam
Năm 1977, Jimmy Carter lên làm Tổng thống, mặc dù vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách “răn đe” của các tổng thống tiền nhiệm nhưng có phần thực tế hơn trong quan hệ với nước Việt Nam thống nhất Là tổng thống đầu tiên thời
kỳ “sau chiến tranh Việt Nam” trong hoàn cảnh nước Mỹ chia rẽ sâu sắc, Carter cố gắng khắc phục “Hội chứng Việt Nam” ở trong nước và cải thiện hình ảnh của nước Mỹ trên thế giới Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam nằm trong ưu tiên của Carter
Ngay từ trước khi nhậm chức Tổng thống, Carter qua Liên Xô chuyển đến Chính phủ Việt Nam đề nghị về một kế hoạch bình thường hoá gồm 3 điểm: (1) Việt Nam thông báo tin về người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA); (2) Hoa Kỳ chấp nhận Việt Nam vào Liên hợp quốc và sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ cũng như bắt đầu buôn bán với Việt Nam; (3) Hoa Kỳ có thể đóng góp vào khôi phục Việt Nam bằng cách phát triển buôn bán, cung cấp thiết bị và các hình thức hợp tác khác [16, tr 313]
Đầu năm 1977, khi lên cầm quyền, Tổng thống Carter thi hành một số điều chỉnh trong chính sách đối với Việt Nam, chủ trương bình thường hoá quan hệ với Việt Nam Điều này được thể hiện trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam nằm trong khuôn khổ chiến lược “Châu Á - Thái Bình Dương”
đã được Holbrooke, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về Đông Á - Thái Bình Dương trình bày trên Đài tiếng nói Hoa Kỳ ngày 2-5-1977 gồm những điểm chính sau:
Trang 37- Chúng ta sẽ tìm cách tiến tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam
- Khẳng định một lần nữa với Philippines rằng Mỹ sẵn sàng tiếp tục trở lại vào một thời gian thích hợp những cuộc thương lượng về căn
cứ đã được tiến hành hồi năm ngoái (1976)
- Quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế chung của khu vực [182, tr 114]
Đồng thời, Mỹ cũng đề ra vấn đề ưu tiên trong chính sách của mình là cải thiện quan hệ với Đông Dương mà chủ yếu là thông qua việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam Tiếp tục chính sách này đối với Việt Nam, Chính quyền Carter còn mong muốn đi xa hơn nữa Họ tạo ra sự cách ly Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa bằng cách làm cho Việt Nam có thể giữ được khoảng cách cân bằng với cả Liên Xô lẫn Trung Quốc Theo Washington, mục đích này có thể đạt được thông qua việc bình thường hóa và phát triển quan hệ Mỹ - Việt, đồng thời gắn chặt Việt Nam vào hệ thống giao tiếp của khu vực ở Đông Nam Á Ngày 1-1-1977, tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ mới của Hoa Kỳ Andrew Young đã tuyên bố với các nhà báo rằng: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể trở thành một nước Nam Tư của châu Á, một nước cộng sản hùng mạnh, độc lập với cả Liên Xô lẫn Trung Quốc… Hoa Kỳ sẽ có lợi khi có quan hệ chặt chẽ với một nước như vậy” [154] Tương tự, tại Liên
Trang 3837
Hợp Quốc ngày 17-3-1977, Tổng thống J Carter cũng khẳng định: “Ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Mỹ sẽ củng cố sự gắn bó với các bạn bè truyền thống và sẽ cố gắng cải thiện quan hệ với các thù địch cũ của Mỹ”
Trên cơ sở đó, Chính quyền Carter tiến hành các cuộc đàm phán với Việt Nam Vào những năm 1977-1978, đã diễn ra một số cuộc gặp gỡ chính thức Mỹ - Việt Nam Tiêu biểu là phái đoàn đại diện của Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam từ ngày 16 đến 19-3-1977 để tìm kiếm thêm tin tức về những người Mỹ vẫn được coi là mất tích khi làm nhiệm vụ ở Đông Dương (MIA) Đây là phái đoàn đầu tiên do Tổng thống chỉ định, đứng đầu là cựu Chủ tịch nghiệp đoàn công nhân ô tô Mỹ - Thượng nghị sĩ Leonard Woodcock Trong thời gian đoàn đến thăm Việt Nam, hai bên đã nêu vấn đề tìm kiếm người Mỹ mất tích và vấn đề thực hiện điều 21 Hiệp định Pari - 1973 về việc Hoa Kỳ góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh và tái thiết đất nước Việt Nam
Chuyến thăm của phái đoàn đại diện của Tổng thống được Bộ Ngoại giao Mỹ mô tả như “một bước tiến có suy tính kỹ càng để đưa một cuộc chiến tranh Đông Dương lùi vào quá khứ và để thiết lập quan hệ bình thường giữa
Mỹ và các nước trên bán đảo Đông Dương”
Ngày 2-3-1977 chính phủ Mỹ nới lỏng một chút các quy định hạn chế buôn bán qua việc cho phép các tàu và máy bay nước ngoài từ Việt Nam hoặc đến Việt Nam được tiếp nhiên liệu tại Mỹ Các quy định hạn chế du lịch của
Mỹ sang Việt Nam đã được bãi bỏ vào tháng 3-1977 Ngày 15-4-1977, ngành bưu điện Mỹ tuyên bố sẽ chấp nhận chuyển sang Việt Nam các bưu thiếp tiêu chuẩn, thư và các bưu kiện nhỏ Trong vấn đề MIA, thực hiện chủ trương của Đảng, Việt Nam trao trả hài cốt của 11 binh sĩ Mỹ vào tháng 3-1977 Để thúc đẩy quá trình bình thường hóa, đầu năm 1977, Việt Nam và Mỹ đã tiến hành hai đợt đàm phán tại Pari ngày 3 và 4 tháng 5-1977, ngày 2 và 3 tháng 6-1977 trên 3 nội dung chính: vấn đề người Mỹ thực hiện nghĩa vụ đóng góp xây
Trang 39và Việt Nam, trên cơ sở đó Mỹ sẽ bỏ cấm vận về buôn bán và trao đổi buôn bán với Việt Nam, còn vấn đề viện trợ kinh tế sẽ bàn sau [209]
Trong đàm phán, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trong bài phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền ngày 26-3-1976:
“Việc Hoa Kỳ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam là một nghĩa vụ không thể chối cãi, xét về mặt pháp lý của hiệp định Paris về Việt Nam, về mặt pháp lý quốc
tế cũng như đạo lý và lương tri của con người” [94]
Tháng 7 năm 1977, Mỹ không phản đối Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc Do đó, ngày 20-9-1977, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên Liên hợp quốc Tổng thống J Carter đã chúc mừng Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhân sự kiện này
Giữa lúc các cuộc đàm phán giữa hai bên đang được tiến hành thì một sửa đổi đạo luật về viện trợ nước ngoài do các nghị sĩ Cộng hòa bảo trợ đã được Quốc hội Mỹ thông qua nhanh chóng với số phiếu áp đảo (266/131) Sửa đổi này ngăn cấm chính quyền Mỹ “đàm phán đền bù chiến tranh, viện trợ, hoặc bất cứ một hình thức chi trả nào với Việt Nam” Đến tháng 6-1977,
Hạ viện Mỹ lại thông qua với đa số áp đảo một sửa đổi khác với đạo luật viện trợ nước ngoài, chính thức bác bỏ lời hứa của Nixon viện trợ 3,25 tỷ USD cho Việt Nam.1
[83, tr 166-167]
1
Trong bức thư ngày 1 tháng 2 năm 1973 gửi Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng, Nixon viết “chính phủ
Mỹ sẽ đóng góp vào sự tái thiết hậu chiến ở Bắc Việt Nam không với bất cứ điều kiện chính trị nào” và sự đóng góp của Mỹ sẽ “trong khoảng 3,25 tỷ USD viện trợ không hoàn lại trong năm năm”
Trang 40Mỹ sẽ có lợi nhất
Với những lời buộc tội, Chính quyền Mỹ đã ra lệnh trục xuất ông Đinh
Bá Thi, đại diện của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc vào tháng 2-1978 Trong khi đó, chính sách gây áp lực về kinh tế - chính trị đối với Việt Nam vẫn được tiến hành Vào tháng 6-1978, nghị sĩ K.Longer đã đưa ra đề nghị cắt khoản tiền 500 triệu USD cung cấp cho các tổ chức tài chính quốc tế vào năm tài chính 1979 với lý do đơn thuần là vì vào năm 1978 Ngân hàng phát triển và tái thiết quốc tế đã cho Việt Nam vay tiền
Mặc dù phía Mỹ thi hành chính sách thiếu thiện chí, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn nỗ lực chỉ đạo nhằm cải thiện quan hệ Việt - Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình bình thường hóa Từ năm 1978, Việt Nam không đòi hỏi Hoa Kỳ phải đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh
và công cuộc xây dựng Việt Nam sau chiến tranh Tháng 7-1978, Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền đã nói quan điểm của Đảng: “Việt Nam sẵn sàng thảo luận vấn đề bình thường hóa không có điều kiện trước” Đồng thời, khi tiếp một phái đoàn Mỹ, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã bày tỏ thiện chí của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Việt Nam muốn đặt quan hệ bình thường” và “thật sự hữu nghị với Mỹ” Nhưng lúc này, do tác động của tình hình thế giới và khu