Đồng thời, từ việc nghiên cứu tiến trình vận động của quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong lịch sử, đề tài cũng giúp làm sáng tỏ động lực phát triển và những yếu tố tác động tới quan hệ trên.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-HOÀNG KHẮC NAM
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM-THÁI LAN (1976-
2000)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Hà Nội – 2004
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-HOÀNG KHẮC NAM
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM-THÁI LAN (1976-
Trang 32.1 Bước đầu cải thiện quan hệ Việt Nam-Thái Lan (1976-1978) 73
2.2 Sự trở lại tình trạng đối đầu trong quan hệ Việt Nam-Thái
Lan (1979-1985)
88
Trang 42.3 Bước chuyển sang hoà dịu trong quan hệ Việt Nam-Thái
Lan (1985-1989)
110
3.1 Sự khẳng định xu thế hoà dịu và hợp tác trong quan hệ Việt
3.2.3 Quan hệ song phương Việt Nam-Thái Lan từ 1995 đến
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tư ASEAN
AMF Asian Monetary Fund Qũy Tiền tệ Châu Á
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á–Thái Bình Dương
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Association of South East Asian
Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
EU European Union Liên minh Châu Âu
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế
JIM Jakarta Informal Meeting Hội nghị không chính thức Gia các
ta về Campuchia NIE New Industrial Economy Nền kinh tế mới công nghiệp hoá
SEATO Southeast Asian Treaty
Organization
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
WB World Bank Ngân hàng thế giới
Trang 6WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Mức độ tham gia về quân sự của Thái Lan vào
Bảng 2.1: Quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Theo quy luật tồn tại và phát triển của nhân loại, theo quy luật hình thành và vận động của quốc gia, nhu cầu phát triển quan hệ với bên ngoài của mọi quốc gia, mọi dân tộc là một hiện tượng tất yếu Tất yếu bởi đó không chỉ
là điều kiện để con người tồn tại và phát triển mà còn là cơ sở để quốc gia hình thành và vận động Con người không thể sống biệt lập cũng như quốc gia không thể thiếu hoạt động đối ngoại
Lịch sử đã chứng tỏ điều này Cùng với sự phát triển của con người và
sự vận động của thế giới là quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại Trong một chừng mực nào đó, có thể coi lịch sử các quốc gia là lịch sử của những quá trình nội tại và phát triển quan hệ với bên ngoài Điều này lại càng đặc biệt có
ý nghĩa trong bối cảnh ngày nay khi thế giới ngày càng trở nên thống nhất, các liên hệ xuyên quốc gia ngày càng tràn ngập, sự hoà quyện giữa hai quá trình ngày càng sâu sắc
Giờ đây, quan hệ đối ngoại đã trở thành một hoạt động mang tính sống còn đối với sự tồn vong của mọi quốc gia, dân tộc Quan hệ giữa chúng đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống của từng quốc gia, dân tộc
Việt Nam và Thái Lan không phải là những ngoại lệ Là một phần của nhân loại, là những quốc gia trong cùng một khu vực của thế giới, hai nước không thể không chịu sự chi phối của các quy luật xã hội nói trên Dù không chung địa giới nhưng mối quan hệ “láng giềng” giữa hai nước đã có một quá trình lâu đời, liên tục với các liên hệ phong phú đa diện, đa tầng Tuy có sự đậm nhạt khác nhau qua từng thời kỳ, song quan hệ này luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống hai nước
Trang 8Hiện nay, mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan vẫn tiếp tục có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước và khu vực Thông qua quan hệ song phương, Việt Nam và Thái Lan là yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển của nước kia Cùng là thành viên của ASEAN, quan hệ này đóng vai trò nổi bật và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các xu thế phát triển quan hệ ở Đông Nam Á Thông qua
sự tương tác trong hệ thống các quan hệ quốc tế, quan hệ này còn có ý nghĩa như môi trường tồn tại và phát triển của cả hai nước
Với tầm quan trọng như vậy, quá trình quan hệ Việt Nam-Thái Lan từ năm 1976 đến năm 2000 đã được chọn làm đề tài cho luận án tiến sĩ này Đây
là đề tài vừa có tính lịch sử, vừa có ý nghĩa hiện đại Thông qua việc tái hiện
và khảo cứu quá trình quan hệ Việt Nam-Thái Lan từ năm 1976 đến năm
2000, đề tài sẽ giúp vạch ra những cơ sở lịch sử cũng như bản chất và đặc điểm của mối quan hệ này Đồng thời, từ việc nghiên cứu tiến trình vận động của quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong lịch sử, đề tài cũng giúp làm sáng tỏ động lực phát triển và những yếu tố tác động tới quan hệ trên Từ đó, có thể
dự báo triển vọng và chỉ ra những thuận lợi khó khăn trong quan hệ này
Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài này vừa mang ý nghĩa khoa học, vừa mang ý nghĩa chính trị Về mặt khoa học, việc nghiên cứu đề tài này
là sự đóng góp cho việc xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế và lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam Trong khi
đó, ý nghĩa chính trị của đề tài này là sự đóng góp cho việc hoạch định đường lối đối ngoại nói chung, cho chính sách phát triển quan hệ với Thái Lan nói riêng trên con đường tăng cường hợp tác khu vực và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta hiện nay
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trang 9Do vị trí địa lý gần gũi, mối quan hệ giữa hai nước đã được hình thành
từ lâu, hai bên đã sớm nhận thức được tầm quan trọng đối với nhau, Thái Lan
đã trở thành một đối tượng nghiên cứu được quan tâm khá sớm ở nước ta Trong các sách sử cổ liên quan đến đề tài này, có thể chia ra làm hai loại
chính Thứ nhất, đó là các bộ biên niên sử lớn như “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, “Việt sử thông giám cương mục” và “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn Thứ hai, đó là các thư tịch cổ như “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn, “Lịch triều hiến
chương loại chí” của Phan Huy Chú hay “Đại Nam liệt truyện chính biên”
của Quốc sử quán triều Nguyễn Trong khi các bộ biên niên sử chủ yếu ghi chép các sử liệu liên quan trực tiếp đến quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan thì nguồn sử liệu sau lại chú ý nhiều hơn đến đất nước và con người Thái Lan Nếu trong thời nhà Lê, các sử liệu về Thái Lan và quan hệ Việt Nam-Thái Lan còn tương đối ít ỏi thì đến thời nhà Nguyễn, các sử liệu này đã tăng lên cả
về chất lẫn lượng, phản ánh mối quan hệ Xiêm-Nguyễn đã tương đối phát triển
Trước năm 1975, do đất nước ta đang ở trong tình trạng chiến tranh nên việc nghiên cứu Thái Lan không phát triển lắm Không có nhiều công trình chuyên khảo về Thái Lan Các tác phẩm viết về Thái Lan chủ yếu là những bài báo khai thác khía cạnh coi Thái Lan như thuộc địa kiểu mới và là công cụ của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam Bên cạnh đó, cũng có một số tác phẩm khác đề cập đến phương diện quan hệ nhân dân-nhân dân giữa hai
nước như hoạt động của Bác Hồ và Việt kiều tại Thái Lan Ví dụ, “Bác
Hồ-Hồi ký” (1960), “Cuộc vận động cứu quốc của Việt kiều ở Thái Lan” của Lê
Mạnh Trinh (1961), tập hồi ký “Đầu nguồn” (1975), “Đường Bác Hồ đi cứu
nước” (1975),
Sau năm 1976, do nhu cầu cải thiện quan hệ giữa hai nước, việc nghiên cứu Thái Lan bắt đầu được quan tâm nhiều hơn và cũng được tiến hành có hệ
Trang 10thống hơn Bước sang thập kỷ 80, do sự nổi lên của quan hệ Việt Nam-Thái Lan xung quanh “vấn đề Campuchia”, việc nghiên cứu về Thái Lan nói chung, mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan nói riêng càng được chú ý Biểu hiện
rõ nét nhất là việc hội nghị khoa học về Thái Lan lần đầu tiên đã được Ban Đông Nam Á thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức năm 1980 Từ khi công cuộc Đổi mới bắt đầu ở nước ta, do nhu cầu cải thiện quan hệ đối ngoại của nước ta trong khu vực, việc nghiên cứu về Thái Lan và quan hệ Việt Nam-Thái Lan ngày càng được đẩy mạnh Đến đầu thập kỷ 90, trước triển vọng cải thiện quan hệ Việt Nam-Thái Lan, việc nghiên cứu chủ đề này
đã có sự phát triển mạnh mẽ Tháng 2/1991, Hội thảo khoa học “Việt Thái Lan: Truyền thống và hiện đại” đã được tổ chức tại Hà Nội Cho đến nay, việc nghiên cứu Thái Lan ở Việt Nam đã tương đối phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu Yêu cầu của xã hội và đòi hỏi của tình hình mới đã thúc đẩy việc nghiên cứu Thái Lan và quan hệ Việt Nam-Thái Lan
Về đại thể, có thể chia các tác phẩm nghiên cứu về quan hệ Việt Thái Lan thành hai nhóm Thứ nhất, đó là các tác phẩm nghiên cứu về các mặt của đất nước Thái Lan Thứ hai là các tác phẩm nghiên cứu trực tiếp về quan hệ Việt Nam-Thái Lan
Nam-Trong nhóm thứ nhất, có các tác phẩm mang tính tổng quan như “Thái
Lan - một số nét về chính trị, kinh tế-xã hội” của Nguyễn Khắc Viện (1988),
“Vương quốc Thái Lan: Lịch sử và hiện tại” (1990) của Vũ Dương Ninh,
“Lịch sử Thái Lan từ thế kỷ XVI đến những năm của thập niên 80” (1993) của Huỳnh Văn Tòng, “Lịch sử Vương quốc Thái Lan” (1995) của Lê Văn Quang,
“Lịch sử Thái Lan” (1998) do Nguyễn Tương Lai và Phạm Nguyên Long chủ biên, “Thái Lan: Truyền thống và hiện đại” (1998) do Nguyễn Tương Lai chủ
biên Bên cạnh đó là các tác phẩm nghiên cứu về từng mặt khác nhau của
Thái Lan như “Kinh tế Thái Lan” (1988) của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh
tế Trung ương, “Kinh tế Vương quốc Thái Lan” (1992) của Lâm Quang
Trang 11Huyên, “Tìm hiểu văn hoá Thái Lan” (1994) của nhiều tác giả Mặc dù quan
hệ Việt Nam-Thái Lan chỉ là một phần không lớn và được trình bày tương đối khái quát, song các nghiên cứu này đã giúp ích cho việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam-Thái Lan Các tác phẩm này không chỉ đem lại cái nhìn tổng quan
về tiến trình lịch sử của mối quan hệ đó mà còn cung cấp kiến thức phong phú
về Thái Lan – một chủ thể trong quan hệ này
Trong nhóm này, đáng tiếc là chưa có một công trình tổng quan nào tập trung nghiên cứu về chính sách đối ngoại và lịch sử quan hệ quốc tế của Thái Lan Cũng có những công trình đề cập tới lĩnh vực đối ngoại của Thái Lan song hướng nghiên cứu lại tập trung vào vấn đề quan hệ khác như luận văn
Phó tiến sĩ của Nguyễn Thu Mỹ “Thái Lan trong chính sách Đông Dương của
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”, “Mối quan hệ giữa Mỹ và Thái Lan trước những diễn biến ở Đông Dương từ năm 1975 đến nay” của Nguyễn Khánh
Vân Mặc dù vậy, các công trình này đã góp phần đáng kể trong việc tìm hiểu động thái đối ngoại của Thái Lan cũng như những yếu tố bên ngoài tác động tới quan hệ Việt Nam-Thái Lan
Trong nhóm tác phẩm thứ hai, việc nghiên cứu chủ yếu đi theo hai hướng Hướng thứ nhất là nghiên cứu quan hệ Việt Nam-Thái Lan như một phần trong tổng thể quan hệ đối ngoại nào đó, mà ở đây chủ yếu là trong quan
hệ Việt Nam với các nước Đông Nam Á Hướng thứ hai là nghiên cứu trực tiếp về quan hệ Việt Nam-Thái Lan Có khá nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đi theo hướng đầu tiên Có thể nêu lên một số tác phẩm điển hình như
“Về mối quan hệ giữa các nước ASEAN với các nước Đông Dương” (1990) của Nguyễn Quốc Hùng, “Lịch sử bang giao Việt Nam-Đông Nam Á” (1993) của Phan Lạc Tuyên, “Việt Nam-ASEAN” (1996) do Phạm Đức Thành làm chủ biên, “ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam” (1997) do Đào Huy Ngọc làm chủ biên, “Việt Nam-ASEAN: Cơ hội và thách thức” (1998) do Phạm Đức Thành làm chủ biên, “Quan hệ thương mại-đầu tư giữa Việt Nam và các nước
Trang 12thành viên ASEAN” (1998) của Võ Thanh Thu, “Hội nhập Việt Nam-ASEAN: Tiến trình, thực trạng và những vấn đề đặt ra” (2002) của Vũ Dương Ninh
Với cách tiếp cận khu vực và do yêu cầu nghiên cứu tổng thể, các công trình này không tập trung đi sâu vào quan hệ Việt Nam-Thái Lan nhưng lại giúp thấy được những tương tác giữa môi trường khu vực với mối quan hệ này
Hướng thứ hai trong nhóm này là các chuyên khảo có chủ đề chính là quan hệ Việt Nam-Thái Lan Đây là hướng nghiên cứu gần gũi nhất với đề tài của luận án Với khách thể như vậy, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của các công trình này tương đối đa dạng Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong khoảng thời gian sau năm 1976 Các công trình đã có hoặc nghiên cứu tổng thể quá trình quan hệ nhưng trong khoảng thời gian hẹp hơn, hoặc tập trung nghiên cứu một lĩnh vực tương tác hay một vấn đề cụ thể nào đó
Trong các công trình nghiên cứu mang tính tổng quan về quan hệ Việt
Nam-Thái Lan, gần gũi nhất với đề tài có công trình nghiên cứu “Quan hệ
Việt Nam-Thái Lan trong những năm 90” (2001) do Nguyễn Tương Lai làm
chủ biên Đây là một cuốn sách chuyên khảo gần như duy nhất về đề tài này
và đề cập tương đối bao quát về quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong các lĩnh vực chủ yếu Công trình cũng phân tích các nhân tố chế định mối quan hệ này như chính sách của các nước lớn, của ASEAN và quá trình phát triển quan hệ giữa hai nước trong lịch sử Đồng thời, công trình này cũng đưa ra những dự báo về triển vọng của mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan
Ở nước ta, công trình nghiên cứu tổng quan ở dạng sách về đề tài này là khá ít ỏi Trong khi đó, các bài viết về những vấn đề cụ thể hay lĩnh vực nào
đó trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan lại phổ biến hơn nhiều Các công trình này được đăng chủ yếu trên các tạp chí như Nghiên cứu Đông Nam Á, Việt
Trang 13Nam và Đông Nam Á ngày nay, Những vấn đề kinh tế thế giới, Nghiên cứu kinh tế, Nghiên cứu quốc tế
Có thể kể đến một số bài đáng chú ý như bài viết của Phạm Xuân Nam
“Tổng quan về quan hệ Việt Nam-Thái Lan: Quá khứ, hiện tại và triển vọng
tương lai” (1991) đã khái quát quá trình vận động của mối quan hệ này, từ đó
đưa ra những dự báo về chiều hướng phát triển tiếp tục Cũng từ góc độ lịch
sử, trong bài “Cái nhìn lịch sử về quan hệ Việt Nam-Thái Lan: Vấn đề quá
khứ và lợi ích hiện nay” (1991), Dương Trung Quốc phân tích những vấn đề
lịch sử tồn tại và tác động của chúng đối với mối quan hệ này Không chỉ đề
cập đến yếu tố lịch sử, bài viết “Quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong mối quan
hệ khu vực” (1992) của Vũ Dương Ninh còn chỉ ra tác động của yếu tố khu
vực tới sự thăng trầm trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan Đứng từ góc độ phân tích chủ thể, Nguyễn Thu Mỹ đã tập trung phân tích những động thái trong sự thay đổi chính sách của Thái Lan và tác động của nó tới quan hệ Việt
Nam-Thái Lan qua các bài viết “Chính sách “Biến Đông Dương từ chiến
trường thành thị trường” và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Thái Đông Dương” (1991) và “Thái Lan: những điều chỉnh trong chính sách đối với Việt Nam, Lào, Campuchia trong mấy năm gần đây” (1993)…
Lan-Khi quan hệ Việt Nam-Thái Lan bắt đầu phát triển, các bài viết về khía cạnh kinh tế của mối quan hệ này ngày càng nhiều Bài viết của Trương Duy
Hoà về “Vai trò của ngoại thương Thái Lan đẩy mạnh buôn bán trong khu
vực” (1995) đã khảo sát tác động của chính sách thương mại Thái Lan tới khu
vực và Việt Nam Bài viết của Nguyễn Bộ Lĩnh “Quan hệ buôn bán Việt
Nam-Thái Lan” (1996) giới thiệu và phân tích quan hệ thương mại giữa hai
nước Trong lĩnh vực kinh tế, còn có bài viết của Hà Huy Thành “Quan hệ
kinh tế Việt Nam-Thái Lan: 20 năm phát triển” (1997) đã điểm lại quá trình
phát triển cũng như phân tích những mặt được, mặt chưa được của sự hợp tác kinh tế Việt Nam-Thái Lan từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao Cũng
Trang 14với mục đích này, Nguyễn Xuân Thắng trong bài viết “25 năm quan hệ kinh
tế Việt Nam-Thái Lan và triển vọng” (2001) đã tập trung nghiên cứu về quan
điểm và thực trạng của mối quan hệ kinh tế này, từ đó phân tích những vấn đề đặt ra và dự báo triển vọng Trên cơ sở xem xét sự phát triển nhiều mặt trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan, Nguyễn Diệu Hùng cũng đưa ra những nghiên
cứu khái quát về mối quan hệ này trong bài viết “Quan hệ Việt Nam-Thái Lan
từ đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX) tới nay” (2001) Bên cạnh những bài viết mang
tính tổng hợp như vậy, còn có những bài nghiên cứu đi sâu vào một số vấn đề
cụ thể như “Khủng hoảng tiền tệ Thái Lan và ảnh hưởng đến các nước trong
khu vực và Việt Nam” (1997) của Phạm Ngọc Long, “Quá trình phân định biển Việt Nam-Thái Lan” (1998) của Nguyễn Hồng Thao
Các lĩnh vực khác trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan như văn hoá-xã hội cũng thu hút được sự quan tâm của giới học giả nước ta Điển hình là các
nghiên cứu trong “Kỷ yếu hội nghị khoa học về Thái Lan” (1980) của Ban Đông Nam Á, trong cuốn “Tìm hiểu văn hoá lịch sử Thái Lan” (1994) và
trong khá nhiều các bài viết khác đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á Mặc dù các bài viết không trực tiếp bàn về quan hệ Việt Nam-Thái Lan song các nghiên cứu này cũng giúp tìm hiểu thêm cơ sở lịch sử và văn hoá-xã hội giúp duy trì mối quan hệ giữa hai nước
Như vậy, trong vài năm gần đây ở nước ta, việc nghiên cứu quan
hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan đã phát triển tương đối mạnh mẽ Nhu cầu của xã hội và sự phong phú hơn về nguồn tài liệu tham khảo cũng như nhiều phương pháp nghiên cứu mới đã tạo điều kiện cho sự phát triển này Mặc dù đề tài quan hệ Việt Nam-Thái Lan vẫn được chú ý nhưng chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu đầy đủ về toàn bộ quá trình quan hệ trong thời gian 1976-2000 Những công trình nghiên cứu mang tính khái quát cao thì không chủ trương chuyên sâu, những
Trang 15công trình chuyên sâu thì lại chủ yếu đi vào một mảng quan hệ hay một lĩnh vực hoạt động nào đó trong một khoảng thời gian nhất định
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Về chủ đề này ở nước ngoài, hầu hết các công trình đi theo hướng nghiên cứu các mặt của đất nước Thái Lan Ở Liên Xô trước kia, việc nghiên cứu về Thái Lan cũng được quan tâm Trong đó, đáng chú ý là các công trình
nghiên cứu tổng quan về Thái Lan như “Lịch sử hiện đại Thái Lan
1928-1959” (1960) của Rebricova N.V., “Lịch sử Thái Lan” (1973) của Berzin
E.O., “Thái Lan: Lịch sử kinh tế-xã hội” (1977) của Rebricova N.V., “Thái
Lan: Xã hội và Nhà nước” (1984) của Rebricova N.V và Kalashnhikov N.I
(1984) Ngoài ra, còn có một số tác giả khác cũng nghiên cứu về Thái Lan như Kassic V.B., Zibob A.B., Kornhev V.I., Dolnikova V.A., … Tình hình nghiên cứu của các học giả Phương Tây cũng tương tự như vậy Đã có khá
nhiều công trình loại này về Thái Lan như “Thái Lan” (La Thailande) (1963)
và “Tiến trình của nước Thái Lan hiện đại” (L’evolution de la Thailande contemporainne) (1967) của Fistié Pierre, “Lịch sử Thái Lan và Campuchia” (History of Thailand and Cambodia) (1970) của Manich M.L., “Nghiên cứu
đất nước Thái Lan” (Thailand: A country study) (1989) của Barbara Leitch
LePoer, “Lịch sử Thái Lan” (Histoire de la Thailande) (1998) của Galland
Xavier… Trong hầu hết các công trình trên, quan hệ Việt Nam-Thái Lan được
đề cập không nhiều song chúng lại cung cấp những cơ sở lịch sử quan trọng
để nghiên cứu quá trình của mối quan hệ này
Vốn là một mảng đề tài quan trọng trong nghiên cứu Thái Lan, quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Thái Lan cũng được khá quan tâm, đặc biệt là học giả các nước lớn và một số nước ở gần Thái Lan như Ấn Độ hay các nước Đông Nam Á Tuy quan hệ Việt Nam-Thái Lan không phải là đối tượng nghiên cứu chính nhưng mối quan hệ này thường được xem xét như
Trang 16một phần của chính sách đối ngoại Thái Lan, trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á hoặc cụ thể hơn là trong quan hệ Việt Nam-ASEAN Có thể nêu lên
một số công trình điển hình như “Thái Lan và cuộc đấu tranh vì Đông Nam
Á” (Thailand and the Struggle for Southeast Asia) (1965) của Neuchterlein
Donald E đã chỉ ra tầm quan trọng của mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong
chính sách Đông Nam Á của Thái Lan “Thái Lan: Trước thách thức của
những năm 1980” (Thailand: Meeting the challenge of the 1980s) (1981) của
Morell David đã đề cập đến những vấn đề trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan
và tác động của nó đối với Thái Lan Hay công trình “Chính sách đối ngoại
của Thái Lan” (The Foreign Policy of Thailand) (1990) của Neher Clark D
đã nghiên cứu cơ sở và đặc điểm chính sách đối ngoại của Thái Lan, trong đó
có chính sách đối với Việt Nam Cũng gần như vậy là cuốn “Chính sách đối
ngoại của Thái Lan” (1991) của tác giả người Nga Fomitrepva E.A khi
nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Thái Lan đã đề cập đến quan hệ Việt Nam-Thái Lan Ngoài ra, gần gũi với đề tài còn có các công trình đã giúp ích nhiều cho việc tìm hiểu cơ chế và yếu tố tác động tới quan hệ Việt Nam-Thái
Lan như “Quân đội và chế độ chính trị ở Thái Lan 1945-1980” (1982) của học giả Liên Xô Fedorov V.A., “Thái Lan: Nguồn gốc sự cầm quyền của giới
quân sự” (Thailand: Origins of Military Rule) (1978) của Elliott David, “Bán dân chủ: Tiến trình của Hệ thống chính trị Thái Lan” (Demi-Democracy The
evolution of the Thai Political System) (1997) của Likhit Dhiravegin, …
Bên cạnh đó, cũng có những công trình nghiên cứu quan hệ Việt
Nam-Thái Lan nhưng số lượng là khá ít ỏi Công trình “Nam-Thái Lan trong năm 1980:
Đối đầu với Việt Nam và sự sụp đổ của Kriangsak” (Thailand in 1980:
Confrontation with Vietnam and the fall of Kriangsak) (1981) của Niksch Lary A phân tích về quan hệ Việt Nam-Thái Lan dưới thời thủ tướng Kriangsak Công trình này nghiên cứu khá sâu sắc về quá trình chuyển sang
đối đầu của quan hệ này sau khi “vấn đề Campuchia” xảy ra “Thái Lan và
Trang 17Đông Nam Á: mạng lưới của Cách mạng Việt Nam 1885-1954” (Thailand and
Southeast Asia: Networks of the Vietnam Revolution 1885-1954) (1999) của Gosha Christopher là một công trình nghiên cứu khá công phu về sự tương tác giữa hai nước trong bối cảnh Đông Nam Á nhưng phạm vi thời gian nghiên cứu lại nằm ngoài khung thời gian của đề tài luận án… Nhìn chung, các công trình chuyên khảo nghiên cứu quan hệ Việt Nam-Thái Lan là tương đối hiếm
Trong khi đó, đối với các học giả Thái Lan, đây cũng là một đề tài khá được quan tâm Việc nghiên cứu Việt Nam bắt đầu phát triển trong khoảng 30 năm trở lại đây và được tiến hành chủ yếu tại các trung tâm hay viện nghiên cứu thuộc một số trường đại học lớn của Thái Lan như Chulalongkorn, Thammasat, Chieng Mai Một số cuộc hội thảo liên quan đến đề tài quan hệ Việt Nam-Thái Lan đã được tổ chức như cuộc hội thảo “Biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” ngày 28/4/1989, cuộc hội thảo về quan hệ kinh
tế của Thái Lan đối với Đông Dương được tổ chức tại Đại học Thammasat ngày 10/6/1989, cuộc hội thảo kỷ niệm 20 năm quan hệ Thái Lan-Việt Nam
do Bộ Ngoại giao Thái Lan và Trường Đại học Thammasat tổ chức (1996) Khi quan hệ giữa hai nước được cải thiện, các học giả Thái Lan đã quan tâm nhiều hơn tới việc nghiên cứu Việt Nam và quan hệ Việt Nam-Thái Lan Nghiên cứu của học giả Thái Lan thường quan tâm đến các vấn đề đương đại trong quan hệ kinh tế, chính trị hơn là quá trình lịch sử quan hệ giữa hai nước
Cũng giống như tình hình nghiên cứu đề tài này tại Việt Nam và nước ngoài, quan hệ Việt Nam thường được nghiên cứu như một phần trong quan
hệ quốc tế ở Đông Nam Á hay trong tổng thể quan hệ đối ngoại của Thái Lan
Ví dụ, “Cái nhìn chiến lược cho Thái Lan trong những năm 1980” (The
strategic outlook for Thailand in the 1980s) (1980) của Upadit Pachariyankun
hay “Hợp tác ASEAN-Việt Nam trong ngoại giao phòng ngừa”
(ASEAN-Vietnamese Cooperation in Preventive Diplomacy) (1995) do Sarasin Viraphon chủ biên đã phân tích những vấn đề đang tồn tại, những thuận lợi và
Trang 18khó khăn cũng như đánh giá triển vọng của quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong lĩnh vực an ninh-chính trị
Nhìn chung ở Thái Lan, các công trình chuyên khảo nghiên cứu về đề tài này cũng không nhiều Một trong những học giả Thái Lan nghiên cứu nhiều về đề tài này là Thanyathip Sripana thuộc Viện Nghiên cứu Châu Á của
Trường Đại học Chulalongkorn Các công trình chủ yếu của bà là “Triển vọng
đầu tư và thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam” (1989), “Quan hệ thương mại Thái Lan-Việt Nam: Những hạn chế vẫn đang tồn tại” (1991), “Những khuynh hướng thương mại giữa Thái Lan với Việt Nam và các nước Đông Dương” (1992) đã đề cập đến những tiềm năng và triển vọng, thuận lợi và
khó khăn trong việc phát triển quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong những năm đầu cải thiện quan hệ Đến khi quan hệ hai nước bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển, Thanyathip Sripana đã xuất bản một số công trình nghiên cứu mở
rộng và đi sâu vào nhiều vấn đề và lĩnh vực quan hệ Bài viết “Thái Lan và
Việt Nam, Thái Lan với các nước láng giềng của mình” (1995) phân tích về
vai trò của Việt Nam cũng vị trí của mối quan hệ này trong chính sách khu
vực của Thái Lan Bài “Sự phát triển quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong
những năm 1990” (1996) đánh giá những kết quả đạt được cũng như các vấn
đề đặt ra trong mối quan hệ này Còn bài viết “20 năm quan hệ ngoại giao
Thái Lan-Việt Nam: Thái Lan và Việt Nam đã hiểu biết về nhau như thế nào?” (1997) đề cập đến những tiến bộ mới trong việc tăng cường sự hiểu
biết lẫn nhau và xây dựng lòng tin trong quan hệ giữa hai nước Trong bài viết
“25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Thái Lan-Việt Nam” (2001), Thanyathip
Sripana đã khái quát quá trình chuyển đổi quan hệ này từ trạng thái thù địch sang hợp tác hữu nghị và từ đó đã nêu lên một số vấn đề cần khắc phục để tiếp tục phát triển quan hệ này trong tương lai
Bên cạnh đó, còn một số công trình đáng chú ý khác cũng có liên quan đến đề tài này của các học giả Thái Lan Theeravit Khien là một học giả Thái
Trang 19Lan nghiên cứu về Việt Nam viết bài “Sự dính líu của các siêu cường trong
các cuộc xung đột ở Đông Dương” (1981) Ông đã lý giải về một trong
nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tính chất đối đầu trong quan hệ Thái Lan-Việt Nam là sự can thiệp của các nước lớn Một học giả Thái Lan khác cũng nghiên cứu nhiều về quan hệ Việt Nam-Thái Lan là Chulacheeb Chinwanno Ông đã nghiên cứu khái quát về tiến trình quan hệ giữa hai nước
trong bài “Quan hệ Việt Nam-Thái Lan: Một cái nhìn tổng quan” (1991) Trong “Hai thập kỷ quan hệ Thái Lan-Việt Nam: Từ quá khứ bất hoà đến sự
hợp tác ngày nay” (1996), ông không chỉ đánh giá tổng quát về quá trình quan
hệ giữa hai nước Ông đã xem xét những xung đột chủ yếu trong quá khứ, những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tính chất quan hệ và vấn đề hợp tác hiện nay trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan… Bên cạnh đó, có thể kể thêm
cuốn “Chính sách của Thái Lan đối với cuộc xung đột Việt Nam-Campuchia”
(Thailand’s Policy towards the Vietnam-Kampuchea Conflict) (1985) của Viện Nghiên cứu Châu Á thuộc Đại học Chulalongkorn đã đề cập đến vấn đề xung đột Thái Lan-Việt Nam xung quanh “vấn đề Campuchia”
Nhìn chung, việc nghiên cứu đề tài quan hệ Việt Nam-Thái Lan đã được quan tâm cùng với sự phát triển của các chuyên ngành “Thái học” và
“Việt Nam học” và khi quan hệ Việt Nam-Thái Lan ngày càng trở thành quan trọng đối với hai nước Mặc dù những kết quả nghiên cứu đạt được là đáng kể song vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của xã hội Hơn nữa, cũng chưa có một công trình nào tiến hành nghiên cứu tổng thể quan hệ Việt Nam-Thái Lan kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay Vì thế, luận
án “Tiến trình quan hệ Việt Nam-Thái Lan từ 1976 đến 2000” hi vọng sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu đề tài này cũng như cho sự phát triển của quan
hệ Việt Nam-Thái Lan trong thực tiễn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 20Đối tượng nghiên cứu
Lịch sử quan hệ Việt Nam-Thái Lan là một dòng chảy liên tục Vì thế, đối tượng nghiên cứu của luận án chính là quá trình vận động của mối quan
hệ đó trong khoảng thời gian từ năm 1976 đến năm 2000 Quan hệ Việt Thái Lan thời gian này diễn ra tương đối phức tạp Nó thay đổi theo từng thời
Nam-kỳ, thậm chí theo từng giai đoạn nhỏ với những sắc thái khác nhau Để làm rõ đối tượng nghiên cứu trên, luận án cố gắng tập hợp, xử lý và hệ thống hoá tư liệu nhằm tái hiện một cách tương đối đầy đủ quá trình diễn biến của quan hệ Việt Nam-Thái Lan từ năm 1976 đến năm 2000 Đồng thời, trên cơ sở hệ thống tư liệu như vậy, luận án đi vào làm rõ và phân tích tính chất cơ bản và những đặc điểm chủ yếu của mối quan hệ này trong từng thời kỳ
Tuy nhiên, việc nghiên cứu đối tượng trên không chỉ dừng ở việc mô
tả, khái quát và nêu lên các sắc thái khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử mà còn phân tích động lực cũng như những yếu tố tác động tới tiến trình phát triển của quan hệ Việt Nam-Thái Lan Bên cạnh đó, trên cơ sở nhận thức những thuận lợi, khó khăn và các vấn đề đang tồn tại trong quan hệ này, luận
án sẽ rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất một vài giải pháp hữu ích nhằm mục đích đóng góp vào sự tiếp tục phát triển của mối quan hệ giữa hai nước
Quan hệ Việt Nam-Thái Lan là mối quan hệ đa diện, diễn ra đồng thời trên nhiều lĩnh vực khác nhau như an ninh-chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội Giữa các mặt quan hệ luôn có sự tương giao dù mức độ mạnh yếu khác nhau theo từng thời kỳ Vì thế, dọc theo trục thời gian trong một tiến trình lịch sử, đối tượng nghiên cứu trên cũng được xem xét trên các lĩnh vực khác nhau cùng với việc phân tích tác động qua lại giữa các lĩnh vực quan hệ Điều này
sẽ giúp cho việc nghiên cứu đối tượng trên được toàn diện hơn cũng như góp phần lý giải những đặc điểm và tính chất trong quan hệ này
Trang 21Quan hệ Việt Nam-Thái Lan cũng là mối quan hệ đa tầng bởi nó được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau với sự tham gia của các lực lượng xã hội khác nhau Việc tìm hiểu quan hệ Việt Nam-Thái Lan trên các tầng nấc quan
hệ nhà nước, nhân dân… sẽ giúp làm rõ hơn động lực và những nhân tố bên trong tác động tới sự vận động của mối quan hệ này Trên cơ sở đó, luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ cấu trúc và cơ chế vận hành của quan hệ này
Quan hệ quốc tế là một hiện tượng xã hội phức tạp Là một bộ phận trong hệ thống quan hệ quốc tế, quan hệ Việt Nam-Thái Lan luôn phải chịu nhiều tác động to lớn từ bên ngoài với quy mô, cường độ và những cách thức khá đa dạng Trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, quan hệ Việt Nam-Thái Lan ngày càng chịu chi phối của môi trường quốc tế Vì thế, đối tượng nghiên cứu của luận án được xem xét trong sự vận động chung của bối cảnh quốc tế và khu vực Điều này sẽ giúp tìm hiểu các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam-Thái Lan, giúp đánh giá mức độ tác động và khả năng chi phối của chúng lên quan hệ Việt Nam-Thái Lan cũng như khả năng điều chỉnh tác động bên ngoài của quan hệ này
Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về mặt thời gian của đề tài là từ năm 1976 đến năm 2000 Mốc mở đầu cụ thể chính là ngày 6/8/1976 khi hai nước Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức Đây là một sự kiện đánh dấu sự chấm dứt những năm tháng xung đột sâu sắc và đối đầu căng thẳng giữa hai nước trong thời gian hai cuộc chiến tranh Đông Dương Đây cũng là sự kiện
mở đầu cho những cơ hội cải thiện quan hệ và tăng cường hợp tác Trong khi
đó, mốc kết thúc của luận án là năm 2000 Mốc này không đánh dấu sự thay đổi về chất trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan mà đây chỉ là một sự quy ước
có tính tạm thời Vào thời điểm này, quan hệ Việt Nam-Thái Lan vẫn đang tiếp tục phát triển Việc lựa chọn mốc năm 2000 làm điểm kết thúc của luận
Trang 22án chủ yếu dựa trên thời điểm chuyển giao giữa hai thiên niên kỷ và liên quan đến thời điểm đăng ký đề tài này vào năm 2001
Các quan hệ quốc tế thường là loại quan hệ hai hoặc đa chiều Bởi thế,
“quan hệ Việt Nam-Thái Lan” ở đây xin được hiểu là mối quan hệ hai chiều
mà chủ yếu là quan hệ của Việt Nam đối với Thái Lan Còn khi nói đến “quan
hệ Thái Lan-Việt Nam” là muốn nhấn mạnh những động thái quan hệ từ phía Thái Lan
4 Nguồn tài liệu và Phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu
Các nguồn tài liệu được sử dụng trong luận án này bao gồm:
Thứ nhất, các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lê nin, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam, nghị quyết của Trung ương và chỉ thị của Bộ chính trị Đây là nguồn tư liệu quan trọng có tác dụng định hướng nghiên cứu
Thứ hai, các tài liệu chính thức như những văn bản của Chính phủ và của Bộ Ngoại giao hai nước, tuyên bố chung Việt Nam-Thái Lan, hiệp định
ký kết giữa hai nước, thông cáo báo chí, các văn kiện chính thức của ASEAN Đây là một nguồn tư liệu quan trọng cung cấp những thông tin cơ bản, các sự kiện lớn một cách chính thức và xác thực
Thứ ba, diễn văn, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của các nhà lãnh đạo
và quan chức cấp cao hai nước Nguồn tài liệu này có ý nghĩa lớn trong việc tìm hiểu quan điểm và động thái của hai chủ thể trong mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan
Thứ tư, tài liệu đánh giá hay báo cáo tổng hợp về quan hệ Việt Thái Lan của một số bộ ngành ở nước ta Các tài liệu này giúp ích rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong các lĩnh
Trang 23Nam-vực quan hệ khác nhau Chúng giúp đem lại cái nhìn toàn diện và sâu sắc về mối quan hệ này Hơn nữa, nguồn tài liệu này còn cung cấp những con số thống kê trong từng mặt quan hệ, giúp thấy được sự vận động của các lĩnh vực cụ thể trong tiến trình chung
Thứ năm, các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam-ASEAN của các học giả trong và ngoài nước Đây là nguồn có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu đề tài này không chỉ ở trong thông tin, mà còn trong phương pháp nghiên cứu và các quan điểm đánh giá khác nhau
Các nguồn thông tin trên được khai thác qua các sách, tạp chí nghiên cứu, kỷ yếu hội nghị khoa học, báo chí và Internet Các tài liệu này chủ yếu bằng tiếng Việt, tiếng Anh và một phần bằng tiếng Nga Các tài liệu bằng tiếng Thái được khai thác qua bản dịch
Phương pháp nghiên cứu
Quan hệ Việt Nam-Thái Lan từ 1976 đến 2000 là một hiện tượng xã hội mang tính quá trình Vì thế, việc nghiên cứu đề tài này được dựa trên các phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Trong đó, thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lê nin, quan điểm về
sự vận động của lịch sử xã hội loài người, phép biện chứng của sự phát triển, các quy luật vận động, nguyên lý phát triển, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và quan điểm toàn diện đã được áp dụng như những phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong bản luận án này
Quan hệ Việt Nam-Thái Lan diễn ra gắn bó với lịch sử Việt Nam, trong những điều kiện đặc thù của Cách mạng Việt Nam Là một bộ phận của quan
hệ quốc tế thế giới, quan hệ Việt Nam-Thái Lan luôn chịu tác động mạnh mẽ của môi trường quốc tế và khu vực Vì thế, một nền tảng tư duy quan trọng khác được quán xuyến toàn bộ luận án là quan điểm quốc tế của Đảng ta và các quan điểm đối ngoại trong tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là các quan điểm
Trang 24kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tăng cường quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Quan hệ Việt Nam-Thái Lan từ 1976 đến 2000 là một quá trình lịch sử
Vì thế, các phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng chủ yếu trong luận
án Đó là phương pháp mô tả lịch sử nhằm tái hiện bức tranh chung và quá trình của mối quan hệ này Bên cạnh đó, phương pháp lịch đại đã được kết hợp với phương pháp đồng đại trong việc trình bày quá trình quan hệ Việt Nam-Thái Lan Việc sử dụng phương pháp lịch đại cho thấy rõ vai trò của các yếu tố lịch sử cũng như tính quá trình tương đối liên tục của mối quan hệ này Còn phương pháp đồng đại được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố bên trong
và bên ngoài tác động tới quan hệ Việt Nam-Thái Lan Phương pháp lịch sử được áp dụng nhằm lý giải các hiện tượng, phân tích động thái, tìm hiểu nguyên nhân chi phối sự vận động của tiến trình quan hệ này Trong khi
logic-đó, phương pháp so sánh lịch sử đã được vận dụng để làm rõ những thay đổi
về chất và lượng của mối quan hệ này qua từng thời kỳ, từng giai đoạn Việc tiến hành đồng thời hai phương pháp so sánh lịch sử và logic-lịch sử giúp nhận thức được tính chất và đặc điểm của quan hệ này trong các giai đoạn lịch sử…
Bên cạnh đó, một số phương pháp khác cũng được sử dụng trong luận
án này Phương pháp hệ thống không chỉ đặt quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong tổng thể quan hệ đối ngoại của mỗi nước mà đặt nó trong bối cảnh khu vực và quốc tế Nhờ đó, môi trường tác động và các lực bên ngoài chi phối quan hệ này cũng sẽ được chỉ ra và phân tích Trong khi đó, phương pháp cấu trúc thì lại giúp phân tích cơ chế vận hành và đặc điểm cấu trúc của quan hệ Việt Nam-Thái Lan Trong từng lĩnh vực quan hệ cụ thể, một số phương pháp khác cũng được áp dụng Ví dụ, trong lĩnh vực an ninh-chính trị, phép chứng minh dãy được sử dụng không chỉ để làm sáng tỏ tính quá trình của hiện
Trang 25tượng mà còn để hạn chế bớt những nhận định chủ quan mang tính siêu hình Hay trong lĩnh vực kinh tế, phương pháp thống kê cũng được sử dụng nhằm phản ánh tiến trình quan hệ kinh tế giữa hai nước và làm rõ thêm các kết quả nghiên cứu Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận án, việc khảo sát thực địa, gặp gỡ trao đổi với các học giả Thái Lan, phỏng vấn những người trực tiếp làm công tác quan hệ Việt Nam-Thái Lan… cũng đã được tiến hành
Không chỉ là một quá trình lịch sử, quan hệ Việt Nam-Thái Lan cũng là một hiện tượng quan hệ quốc tế Bởi thế, việc nghiên cứu đối tượng này cũng được kết hợp với các phương pháp nghiên cứu quốc tế Quan hệ Việt Nam-Thái Lan đã được xem xét và nghiên cứu trên bốn cấp độ phân tích quan hệ quốc tế: Cấp độ toàn cầu, cấp độ liên quốc gia, cấp độ quốc gia và cấp độ cá nhân Ngoài ra, một số phương pháp và quan điểm nghiên cứu quan hệ quốc
tế cũng đã được vận dụng trong luận án Đó là các lý thuyết quan hệ quốc tế hiện đại như chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do, lý thuyết về hợp tác và hội nhập, lý thuyết về nguyên nhân xung đột quốc tế, quan điểm về hệ thống quốc tế, các quan điểm về chủ thể và lợi ích trong quan hệ quốc tế, phương pháp nghiên cứu chính sách đối ngoại
Tất nhiên sự phân chia các loại phương pháp như trên chỉ mang tính tương đối bởi khả năng kết hợp vận dụng lẫn nhau của chúng và do tính chất liên ngành trong nghiên cứu lịch sử nói chung, lịch sử quan hệ quốc tế nói riêng Tuy nhiên, việc kết hợp những phương pháp này đã cho phép xem xét quan hệ Việt Nam-Thái Lan như một cấu trúc hoàn chỉnh gồm nhiều yếu tố tác động qua lại với nhau, vận động theo một trục thời gian, trong một môi trường tương tác có tính biến động cao Nó cũng giúp chúng ta nhận thức được nguồn gốc của các sự kiện, tính chất và đặc điểm của mối quan hệ qua những thời kỳ cũng như góp phần dự báo được những xu hướng và cái đích
mà quan hệ này sẽ tiến tới
Trang 265 Những đóng góp của luận án
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện
về quá trình vận động của quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong suốt thời gian từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976 đến năm 2000 Luận án đã tập hợp
và xử lý tư liệu nhằm dựng lại quá trình diễn biến với những đặc điểm và tính chất của quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong các thời kỳ lịch sử khác nhau Đồng thời, luận án này còn phân tích động lực và những yếu tố tác động, làm sáng tỏ cấu trúc và cơ chế vận hành của mối quan hệ này Từ đó, luận án đã góp phần nhận thức một cách sâu sắc hơn về Thái Lan và mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan Bên cạnh đó, bởi tính điển hình và vai trò quan trọng của mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong khu vực, việc nghiên cứu đề tài này còn góp phần vào việc nghiên cứu Đông Nam Á, đặc biệt trong việc tìm hiểu quan
hệ quốc tế ở Đông Nam Á và Đông Dương
Về mặt phương pháp luận, công trình này cũng có những đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu các đề tài tương tự về lịch sử quan hệ quốc tế cũng như quan hệ đối ngoại của nước ta khi kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế Theo dòng lịch sử của tiến trình quan hệ, các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế đã được vận dụng để phân tích Đó là sự phân tích chủ thể trên nhiều phương diện khác nhau để tìm hiểu động thái quan hệ, xem xét quan hệ trên những tầng nấc khác nhau để có được cái nhìn toàn diện về tiến trình quan hệ Tìm hiểu mối tương tác giữa quan hệ nhà nước-nhà nước với quan hệ nhân dân-nhân dân, giữa quan hệ song phương và đa phương… để có thể thấy thêm những cơ sở nền tảng của quan hệ Phân tích sự chi phối của môi trường quốc tế với quan
hệ song phương, vai trò và tác động của các nước lớn đối với quan hệ giữa các nước nhỏ để tìm hiểu tác động qua lại giữa tiến trình vận động của lịch
sử thế giới với quá trình phát triển quan hệ Việt Nam-Thái Lan…
Trang 27Đồng thời, luận án đã kết hợp cách nhìn lịch sử với cách tiếp cận hệ thống khi trình bày và phân tích tiến trình quan hệ Dưới cái nhìn hệ thống, luận án đã nghiên cứu đề tài trên cơ sở kết hợp các cấp độ phân tích toàn cầu, khu vực, quốc gia, và trong chừng mực nào đó là cả cấp độ cá nhân Trên quan điểm lịch sử, luận án đã phân tích toàn diện mối quan hệ này đồng thời trên các mặt và các tầng nấc quan hệ cũng như sự tương tác giữa chúng Sự kết hợp như vậy cho phép thấy được động lực cũng như những yếu tố chi phối tiến trình quan hệ này Sự đóng góp về phương pháp luận này có thể đem lại những gợi ý tích cực cho các công trình nghiên cứu tương tự về lịch sử quan
hệ giữa các quốc gia
Từ các kết quả nghiên cứu được, luận án này còn đề cập đến những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan Trên cơ sở đó, luận
án đưa ra những dự báo và khuyến nghị chính sách cho việc tiếp tục phát triển quan hệ này, đóng góp thiết thực cho chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta Đồng thời, do tầm quan trọng của mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan ở Đông Nam Á, do ảnh hưởng lớn của
nó ở Đông Dương, việc nghiên cứu đề tài này còn mong muốn góp phần duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực mà chúng ta đang sống
Luận án có thể được dùng như tài liệu giảng dạy trong nhà trường hay tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu và quan tâm về đề tài này
6 Bố cục của luận văn
Cấu trúc của luận văn được xây dựng trên quan điểm lịch sử, trong đó quan hệ Việt Nam-Thái Lan được xem xét theo dòng chảy của thời gian Các chương phần được phân kỳ dựa trên những thay đổi về chất cùng những biến đổi trong đặc điểm và tính chất cơ bản của quan hệ này
Trên cơ sở đó, bản luận văn này được cấu tạo như sau:
Trang 28- Phần mở đầu: Giới thiệu mục đích và ý nghĩa của đề tài, lịch sử
nghiên cứu vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của luận án và bố cục của luận án
- Chương I: Vài nét về quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong lịch sử
Chương này có hai nội dung chính Nội dung thứ nhất là chỉ ra những cơ sở tiền đề hình thành nên mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan Do tính chất tương đối bền vững của các cơ sở này, đây cũng chính là những nền tảng lịch sử giúp duy trì mối quan hệ gần gũi giữa hai nước Nội dung thứ hai là đưa ra bức tranh khái quát về quá trình quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong lịch sử từ khoảng thời gian người Thái lập quốc (Thế kỷ XIII) trên phần đất Thái Lan hiện nay đến trước năm 1976 Trong nội dung này, tiến trình quan hệ được trình bày theo 4 thời kỳ: trước năm 1883, từ 1883 đến 1945, từ 1945 đến
1954, từ 1954 đến 1975 Thông qua việc trình bày và phân tích các thời kỳ quan hệ, những yếu tố lịch sử tác động lên mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan sau này cũng đã được nhận diện
- Chương II: Quan hệ Việt Nam-Thái Lan từ 1976 đến 1989 Trong
chương này, quan hệ Việt Nam-Thái Lan đã được xem xét theo ba giai đoạn
là 1976-1978, 1979-1985 và 1985-1989 Đây là thời kỳ mà mối quan hệ này diễn biến khá thăng trầm với tính chất hai mặt rõ rệt Đối đầu vẫn là sắc thái chính nhưng cố gắng cải thiện quan hệ vẫn tồn tại trong quan hệ này Chương
II trình bày những yếu tố bên trong và bên ngoài, những động thái chính sách, những vận động thực tiễn trong các lĩnh vực quan hệ để trình bày quá trình giằng co giữa hai xu hướng đối đầu và cải thiện trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan thời kỳ 1976-1989 Đồng thời, chương II cũng phân tích nguyên nhân đối đầu cũng như nguyên nhân duy trì xu hướng cải thiện quan hệ
- Chương III: Quan hệ Việt Nam - Thái Lan từ 1989 đến 2000 Quan hệ
Việt Nam-Thái Lan thời kỳ này được chia ra làm hai giai đoạn 1989-1995 và
Trang 291995-2000 với mốc phân chia là việc Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN Cũng với phương hướng nghiên cứu như trên, chương này trình bày quá trình thắng thế của xu hướng cải thiện quan hệ, tiến tới hợp tác và hữu nghị trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan qua từng giai đoạn Thông qua việc phân tích nguyên nhân và yếu tố tác động tới sự phát triển này, chương III xem xét và đánh giá các bước chuyển đổi về tính chất, mức độ phát triển và quy mô hợp tác trong hầu hết các lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan
- Phần kết luận Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đạt được trong
ba chương trên, phần này nhằm đúc kết tính chất và đặc điểm cũng như đánh giá về những khó khăn và thuận lợi trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan Từ đó, phần này cũng dự báo về triển vọng và đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho việc tiếp tục phát triển quan hệ này trong tương lai
- Phụ lục
- Tài liệu tham khảo
Trang 30và tương lai Trong hiện tại luôn có dấu vết của lịch sử Là một cơ sở quan trọng của tư duy, lịch sử chi phối nhận thức và tác động tới hành vi con người
Trong quan hệ quốc tế cũng vậy Lịch sử không chỉ làm nên tính quá trình và và góp phần quy định đặc điểm của quan hệ Lịch sử còn chi phối tư duy của chủ thể quan hệ Và ngược lại, sự vận hành quan hệ hiện tại cũng chịu những tác động nhất định của lịch sử
Quan hệ Việt Nam-Thái Lan là một trường hợp như vậy Đây là một quá trình quan hệ xã hội lâu đời, nhiều mặt, trên cả phương diện nhà nước-nhà nước lẫn nhân dân-nhân dân Vì thế, dấu ấn và sự kế thừa lịch sử trong quan hệ này là rất rõ ràng Truyền thống tôn trọng quá khứ của cả hai nước càng làm tăng tính lịch sử trong quan hệ này Xuất phát từ nguyên do này, Chương I của bản luận văn tiến hành xem xét khái quát mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong lịch sử với tiêu điểm là những tiền đề và quá trình lịch
sử của quan hệ Việt Nam-Thái Lan cho đến trước năm 1976 Trong đó, tiền
đề không chỉ là cơ sở hình thành mà còn là yếu tố góp phần duy trì quan hệ Còn quá trình lịch sử lại chứa đựng những đặc điểm của quan hệ Chính tiền
đề và quá trình này đã tạo nên cơ sở lịch sử cho quan hệ Việt Nam-Thái Lan thời kỳ tiếp theo
1.1 Những tiền đề của quan hệ Việt Nam-Thái Lan
Trang 31Những tiền đề cơ bản giúp hình thành quan hệ Việt Nam-Thái Lan là
sự gần kề về vị trí địa lý, nét tương đồng trong điều kiện tự nhiên-kinh tế, tính gần gũi trong cơ sở văn hoá, các mối quan hệ đồng tộc và những liên hệ nhân dân trong lịch sử Sự tồn tại của hai cộng đồng gần nhau với những liên hệ như vậy đã giúp quan hệ Việt Nam-Thái Lan được hình thành từ khá sớm Sự hiện diện thường xuyên của các tiền đề này đã tạo nên một phần môi trường tương đối ổn định cho quan hệ Việt Nam-Thái Lan Không những thế, chúng còn là những yếu tố tham gia vào việc quy định nên động lực duy trì quan hệ này Với vai trò như vậy, các tiền đề đó đã trở thành một phần không tách rời của quan hệ Việt Nam-Thái Lan, đóng góp không nhỏ vào sự tồn tại xuyên lịch sử của mối quan hệ này
1.1.1 Vị trí địa lý
Trên phương diện nào đó, lịch sử phát triển của nhân loại là sự mở rộng quan hệ với bên ngoài Thiết lập quan hệ với bên ngoài vì sự tồn tại của chính mình Đó là sự phát triển tất yếu của mọi quốc gia, dân tộc Ngược lại, cùng với yêu cầu phát triển, quốc gia, dân tộc ngày càng có nhiều lợi ích vượt khỏi biên giới lãnh thổ Mở rộng quan hệ đối ngoại chính là cách thức cơ bản để thực hiện các mục tiêu có tính sống còn đó
Từ xa xưa, khi giao thông và thông tin còn chưa phát triển thì sự gần nhau về mặt không gian là điều kiện tiền đề cho mọi mối quan hệ trong lịch
sử Quan hệ với bên ngoài của mọi thị tộc, bộ lạc, cho tới dân tộc và quốc gia đều được bắt đầu từ những quan hệ với các cộng đồng xung quanh trước khi vươn ra rộng hơn, xa hơn Do nhu cầu tồn tại và phát triển, mọi dân tộc, quốc gia đều có xu hướng mở rộng quan hệ ra khỏi địa bàn cư trú Và các quan hệ đối ngoại đầu tiên bao giờ cũng là với những cộng đồng ở xung quanh
Ở Đông Nam Á cũng vậy Vị trí địa lý gần kề đã khiến cho quan hệ cư dân-cư dân ở đây diễn ra từ rất sớm và đã tương đối thường xuyên vào nửa
Trang 32sau của thiên niên kỷ I trước Công nguyên [59, tr 47-48] Sự gần kề cộng với điều kiện địa lý không quá phức tạp đã tạo thuận lợi cho sự giao thông đi lại giữa các cư dân trong vùng Cho đến nay, chưa có một công trình nào tiến hành so sánh cụ thể quan hệ lịch sử của Việt Nam với từng nước Đông Nam
Á Nhưng có thể thấy được một điều rằng quan hệ của Việt Nam với các nước Đông Nam Á lục địa là tấp nập hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á hải đảo Điều kiện địa lý thuận lợi như vậy là một nguyên nhân quan trọng để giải thích hiện tượng này Điều kiện giao thông đi lại thuận tiện hơn đã đem lại sự phát triển hơn trong mối bang giao lịch sử
Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia cùng nằm trên bán đảo Trung
Ấn, cùng thuộc Đông Nam Á lục địa Khoảng cách giữa hai nước là khá gần gũi, không có cách trở lớn về mặt địa lý Hơn nữa, giữa hai nước lại có các đường giao thông tự nhiên tương đối thuận lợi như sông Mê công và đường biển ven bờ Đó là một trong những điều kiện thuận lợi để mối quan hệ này được hình thành trong lịch sử cả về quan hệ nhân dân-nhân dân lẫn quan hệ Nhà nước-Nhà nước, cả về quan hệ kinh tế lẫn quan hệ chính trị Trước kia, thuyền Xiêm đến Đại Việt buôn bán cũng đi theo đường biển ven bờ Cho đến khi người Việt tiến xuống lập cư ở Nam bộ, đường biển ven bờ đã trở thành con đường giao thông chính giữa hai nước Các sứ thần, các lần chuyển quân, các vụ buôn bán thường hay sử dụng con đường này Thuyền Xiêm khi buôn bán với Trung Quốc cũng đi dọc theo ven biển của Việt Nam Thậm chí tuyến đường biển ven bờ còn được người Xiêm sử dụng để buôn bán với Campuchia qua ngả Gia Định
Mặt khác, các quốc gia cổ trung đại của Thái Lan đã từng nhiều lần áp đặt sự cai trị lên Lào và Campuchia là những nước không chỉ có biên giới chung mà còn có quan hệ lâu đời với Việt Nam Xét về mặt địa lý nhân văn, Lào và Campuchia là những kênh quan trọng của mối quan hệ Xiêm-Việt Trong lịch sử như dưới thời Sukhothaya (1238-1438) hay dưới triều đại
Trang 33Taksin (1767-1782) chẳng hạn, người Xiêm đã ở rất gần Việt Nam khi họ đặt được sự thống trị tại Lào Trên thực tế, quan hệ giữa hai nước từ lâu đã được coi như mối quan hệ láng giềng dù không chung địa giới Trong các thư từ qua lại giữa vua Xiêm và chúa Nguyễn, đều có thấy xuất hiện nhiều lần sự ghi nhận về tính chất “láng giềng” hay “hàng xóm” giữa hai nước Trong một bức thư vua Xiêm gửi cho chúa Nguyễn đã từng viết rằng: “Nước An nam và nước Xiêm cùng ở về một dải đường biển, cùng chung một trời Hai nước tuy
xa cách nhau, nhưng cũng như đồng một đất nước ” [25, tr 159]
Yếu tố địa lý gần kề và thuận lợi không chỉ giúp quan hệ này hình thành sớm Đó còn là nguyên nhân quy định quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ cổ trung đại chỉ diễn ra chủ yếu với các nước lân cận, trong đó
có Thái Lan Dưới cái nhìn địa-chính trị, chính yếu tố này đã làm nên những tính chất, đặc thù và những vấn đề riêng trong quan hệ giữa hai nước như tính chất láng giềng, khả năng liên tục và lợi ích đa dạng, vấn đề lãnh thổ và dân cư Và cho đến ngày nay, yếu tố địa lý này vẫn tiếp tục có ý nghĩa trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan
1.1.2 Điều kiện tự nhiên-kinh tế
Do nhu cầu tồn tại và phát triển, kinh tế luôn là động lực quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của quan hệ đối ngoại Lợi ích phát triển dẫn đến yêu cầu thúc đẩy thương mại Yêu cầu thúc đẩy thương mại tạo nên động lực cho sự hình thành và phát triển quan hệ đối ngoại Do sự chi phối của yếu tố địa-kinh tế, sự hình thành và phát triển quan hệ thương mại thường được bắt đầu với những cộng đồng xung quanh
Với động lực kinh tế và vị trí gần kề như vậy, điều kiện tự nhiên có nhiều điểm tương đồng là một tiền đề thuận lợi cho sự hình thành và phát triển quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong lịch sử Thái Lan và Việt Nam cùng
có kiến tạo địa lý tương đối giống nhau, có độ dốc thoai thoải ra phía biển, có địa hình đa dạng gồm các vùng rừng núi, cao nguyên và đồng bằng, trong đó
Trang 34đồng bằng là chủ yếu Các con sông lớn như Chao Phraya và Mê Công của Thái Lan, sông Hồng và Cửu Long của Việt Nam tạo nên những lưu vực lớn,
là nơi tập trung phần lớn dân cư Khí hậu của hai nước đều là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm Một năm có hai mùa mưa và mùa khô xen nhau
Sự tương đồng về địa hình và khí hậu đã quy định nhiều điểm giống nhau trong hệ sinh vật tự nhiên và cơ cấu cây trồng khiến cho cơ sở kinh tế trước kia của hai nước khá giống nhau Đó là cơ cấu kinh tế đa dạng gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp với vai trò chủ đạo của nền nông nghiệp lúa nước Có thể thấy rõ điều này qua trường hợp cây lúa Người ta đã tìm thấy những mối liên hệ về giống lúa giữa Việt Nam và Thái Lan như nhóm giống Indica ở miền nam Việt Nam và Thái Lan, nếp Indica ở bắc Việt Nam và bắc Thái Lan, Japonica và nếp Japonica ở bắc Việt Nam và bắc Thái Lan, [69, tr 4]
Trong những buổi đầu, các cơ sở kinh tế tương đồng vẫn mang trong mình khả năng trao đổi rất lớn Một mặt, nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm đã thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế Mặt khác, trao đổi để hoàn thiện và phát triển hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Khả năng trao đổi này còn được quy định bởi tính chất thời vụ và năng suất yếu kém của nền nông nghiệp khi đó mà không phải lúc nào cũng đảm bảo được nhu cầu lương thực
Những tương đồng trên có tác động không nhỏ tới quan hệ giữa hai nước Thứ nhất, điều kiện tự nhiên và cơ sở kinh tế giống nhau đã tạo nên nhiều điểm chung trong thế giới quan và nhân sinh quan Các điểm chung này làm cho nhận thức và cách ứng xử của con người đối với tự nhiên, xã hội trở nên gần gũi với nhau Thứ hai, đó là vai trò và sự tác động của nền nông nghiệp lúa nước đối với sự hợp tác và hội nhập ở Đông Nam Á như nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập Ít nhất, nền nông nghiệp lúa nước cũng tạo cho con người có thái độ khoan dung, tính dễ thích nghi, tinh thần hoà hợp
Trang 35Tất cả những yếu tố tinh thần này đều giúp quá trình tiếp cận được dễ dàng hơn, giao lưu thuận lợi hơn, quan hệ dễ được duy trì hơn
Trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan, điều kiện tự nhiên-kinh tế như vậy
đã tạo thêm thuận lợi cho việc thiết lập các quan hệ kinh tế Quan hệ kinh tế ở đây đã được manh nha từ rất sớm Những liên hệ kinh tế này đã tồn tại xuyên lịch sử Có rất nhiều ví dụ chứng tỏ điều đó mà sẽ được trình bày trong phần 1.2 của chương này
Đến lượt mình, những quan hệ kinh tế dù còn sơ khai nhưng lại luôn là yếu tố kích thích sự phát triển quan hệ trong các lĩnh vực khác Cho đến ngày nay, kinh tế vẫn tiếp tục là động lực quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan Thông qua tác động vào kinh tế và nhận thức, các điều kiện kinh tế-tự nhiên trên vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai chủ thể này
1.1.3 Cơ sở và quá trình phát triển văn hoá
Văn hoá là một phần quan trọng trong quan hệ giữa các dân tộc và quốc gia Văn hoá không chỉ là một lĩnh vực giao lưu mà còn là môi trường của quan hệ Văn hoá không chỉ là lợi ích tự thân mà còn là điều kiện cho sự liên
hệ trong các lĩnh vực khác So với sự khác biệt văn hoá, những nét tương đồng văn hoá có tác động khá lớn đến việc hình thành và phát triển quan hệ giữa các cộng đồng trong lịch sử
Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có các cơ sở văn hoá và những quá trình phát triển văn hoá tương đối giống nhau Sự tương đồng văn hoá này được quy định bởi các yếu tố nội tại sau: Thứ nhất, điều kiện tự nhiên tương đối giống nhau dễ tạo nên sự gần gũi trong nhân sinh quan và thế giới quan Thứ hai, đó là nền văn hoá vật chất cùng được xây dựng trên cơ sở nông nghiệp lúa nước Thứ ba, đó là bề dày giao lưu và quá trình tiếp biến văn hoá lâu đời giữa hai nước tạo ra khả năng chuyển tải và tiếp thu các giá trị của nhau Bên cạnh đó là những ảnh hưởng từ bên ngoài góp phần tạo thêm
Trang 36nhiều điểm tương đồng về mặt văn hoá Việt Nam và Thái Lan cùng nằm trong khu vực giao lưu của văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ, cùng chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh này trên nền văn hoá bản địa Cả hai nước đều tiếp thu nhiều giá trị chung trong nền văn hoá tinh thần và vật chất của mình,
ví dụ như yếu tố Phật giáo và yếu tố Hoa Sau này, cả hai nước lại cùng chịu thêm những tác động của nền văn minh Phương Tây Nhìn chung, quá trình hỗn dung văn hoá của hai nước mang nhiều nét giống nhau Nền văn hoá hai nước có thêm nhiều giá trị và sắc thái tương đồng
Vị trí gần kề và quá trình quan hệ lâu đời giữa nhân dân hai nước đã làm quá trình giao lưu và tiếp thu văn hoá của nhau diễn ra mạnh mẽ hơn Sự gần gụi và những nét tương đồng văn hoá giữa Việt Nam và Thái Lan có thể thấy được ở mọi nơi, từ văn hoá vật chất tới văn hoá tinh thần, từ các yếu tố của văn hoá lúa nước tới văn hoá làng bản, từ đời sống tâm linh tới hoạt động tôn giáo, Chúng hiện diện trong suốt quá trình lịch sử lẫn hiện tại Đó là kết quả của sự giao lưu văn hoá lâu đời và tương đối liên tục giữa hai nước
Sự tương đồng văn hoá đã tạo thêm những thuận lợi nhất định cho quan
hệ hai nước Quan hệ giao lưu nhân dân-nhân dân lẫn nhà nước-nhà nước được dễ dàng hơn khi có thêm nhiều giá trị chung để cùng chia sẻ Mặt khác,
sự tồn tại các giá trị chung này cũng là yếu tố góp phần duy trì khả năng ổn định tương đối của quan hệ Việt Nam-Thái Lan Sự tương đồng văn hoá giúp hạn chế các nguy cơ gây ra đụng độ văn hoá hoặc không làm sâu sắc thêm mâu thuẫn trong quá trình quan hệ
Tương đồng nhưng không đồng nhất Mỗi dân tộc đều có những giá trị
và bản sắc văn hoá riêng của mình Sự đa dạng văn hoá cũng có thể tạo ra mâu thuẫn hay giá trị bổ sung Trong trường hợp quan hệ Việt Nam-Thái Lan, tương đồng văn hoá khá lớn đã tạo ra khả năng hướng tác động của sự đa dạng văn hoá vào mối quan hệ này theo chiều thuận Điểm lại trong quá khứ,
Trang 37Thái Lan và Việt Nam đã không ít lần xung đột với nhau, nhưng các xung đột này đều không xuất phát từ các nguyên nhân văn hoá và không để lại “vết hằn tâm lý dân tộc” Hơn nữa, quá trình giao lưu và tiếp nhận văn hoá giữa hai nước đều diễn ra một cách hoà bình thông qua các quá trình phát tán-hội nhập, tiếp biến hay tái cấu trúc Khả năng tiếp nhận văn hoá và thái độ khoan dung đã ngày càng được củng cố theo thời gian và góp phần làm nên cách ứng xử trong quan hệ giữa hai nước
Rõ ràng, quá trình giao lưu văn hoá giữa hai nước đã diễn ra trong suốt quá trình lịch sử lẫn hiện tại chính là một cái phông nền cho sự tồn tại và phát triển của quan hệ Việt Nam-Thái Lan Nếu dùng ngôn ngữ của quan hệ quốc
tế ngày nay thì những tương đồng trong cơ sở và quá trình văn hoá chính là điều kiện góp phần tạo nên sự gần gũi và sự hiểu biết lẫn nhau – điều kiện cần
để phát triển quan hệ, hạn chế tranh chấp
1.1.4 Các liên hệ nhân dân trong lịch sử và quan hệ tộc người
Một tiền đề quan trọng khác của quan hệ Việt Nam-Thái Lan là các liên
hệ nhân dân trong lịch sử và mối quan hệ đồng tộc trong thành phần tộc người Trước khi chính thức lập quốc trên phần đất Thái Lan ngày nay vào thế kỷ XIII, người Thái đã có một quá trình sinh sống lâu dài ở miền Nam Trung Quốc và phía bắc bán đảo Trung-Ấn, cùng địa vực với các tộc Bách Việt Có thể người Thái đã di cư xuống bắc Đông Dương từ đầu Công nguyên [39, tr 32] Điều này đã giúp hình thành nên những liên hệ nhân dân trong lịch sử
Đồng thời, quá trình tiến xuống phía nam và hoà nhập dần dần với cư dân bản địa của người Thái đã cho phép họ tiếp thu các cơ sở quan hệ sẵn có
ở đây với các tộc người ở Việt Nam Địa bàn cư trú gần kề đã đem lại mối quan hệ về mặt địa lý nhân văn Điều kiện tự nhiên-kinh tế và những gần gũi văn hoá đã góp phần củng cố các quan hệ này Ngược lại, các quan hệ này đã
Trang 38làm nên những sợi dây dệt kết giữa hai cộng đồng, tạo cơ sở cho sự hình thành và vận động của mối quan hệ nhà nước-nhà nước sau này
Bên cạnh đó, trong suốt chiều dài lịch sử, đã có những cuộc di cư của người Thái sang đất Việt và người Việt sang đất Thái Ít nhất, từ thế kỷ VIII
và nhất là trong đợt thiên di thế kỷ IX-X, người Thái đã di cư đến thượng nguồn sông Đà và hình thành những điểm tụ cư ở vùng Tây Bắc nước ta [58,
tr 43] Khác với người Thái đã có quá trình di cư xuống phía nam một cách lâu dài, có hệ thống và được bắt đầu từ xa xưa, người Việt di chuyển sang đất Thái khá lẻ tẻ, chưa lâu lắm và nhiều trường hợp xuất phát từ các lý do tình
Cho đến nay, người Việt sinh sống ở Thái Lan có khoảng 4 vạn người Dấu vết của các quá trình di cư này là sự hiện diện của cộng đồng người Việt trong thành phần dân tộc Thái Lan và ngược lại
Mối quan hệ đồng tộc này diễn ra không chỉ giữa người Thái và người Việt mà còn giữa các tộc người khác Các tộc người như Lào, Lự, Dao, H’mông, Khme, Khơ mú đều sinh sống đồng thời trên cả hai nước Họ đã trở thành những bộ phận trong cộng đồng dân tộc mỗi nước Các mối quan hệ
1
Lịch sử đã ghi nhận một số đợt người Việt chuyển sang sinh sống ở Thái Lan dưới đây:
+ Vào cuối thế kỷ XVIII, dưới thời Tây sơn, một số binh lính theo Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm và ở lại Họ sống tập trung ở vùng Xám xển gần Băng cốc
+ Trong cuộc “Bình Tây sát tả”, cố đạo Pháp đã đưa nhiều giáo dân người Việt chạy sang Thái Lan
Họ cư trú chủ yếu ở Nakhon, Ubon, Chiengmai
+ Trong cuộc Khai thác thuộc địa lần I do thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương, hàng nghìn công nhân Việt Nam được đưa sang Lào để làm đường Nhiều người trong số đó đã bỏ chạy sang Thái Lan
+ Sau sự thất bại của các phong trào Duy tân năm 1908, Xô viết Nghệ tĩnh 1930-1931 và những cuộc khởi nghĩa khác, nhiều người yêu nước Việt Nam đã phải chạy sang Thái Lan để tránh sự đàn áp của thực dân Pháp
+ Vào những buổi đầu của cuộc chiến tranh Đông Dương lần I, khi thực dân Pháp mở cuộc tấn công vào các đô thị của Lào, hàng vạn Việt kiều ở đây đã tản cư ồ ạt sang Thái Lan và nhiều người trong số đó đã
ở lại đây
Trang 39đồng tộc này đã giúp nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và tạo điều kiện cho sự
“xích lại gần nhau” của hai cộng đồng
Các quan hệ đồng tộc và những liên hệ nhân dân trong lịch sử đã đặt nền móng cho sự vững bền của mối quan hệ giữa nhân dân hai nước Sự phát triển của mối liên hệ nhân dân-nhân dân đã góp phần thúc đẩy sự hình thành quan hệ nhà nước-nhà nước cũng như có tác dụng điều chỉnh sự vận động của mối quan hệ này Chính điều đó đã khiến mối quan hệ nhân dân-nhân dân vẫn còn nguyên ý nghĩa trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan ngày nay
Như vậy, cùng với nhu cầu giao lưu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi bên, các tiền đề nói trên đã tạo cơ sở cho sự hình thành mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong lịch sử Sự hình thành bao giờ cũng chứa đựng cơ sở cho sự duy trì Mặc dù ngày nay, vai trò cơ sở hình thành quan hệ
đã giảm bớt nhưng ý nghĩa của chúng đối với sự duy trì quan hệ vẫn còn rất lớn Trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan, các tiền đề này vẫn tiếp tục phát huy tác dụng, góp phần duy trì và củng cố quan hệ đó đứng vững trước những thăng trầm của lịch sử cũng như những thử thách của thời đại
Với vai trò và tính liên tục như vậy, các tiền đề này đã trở thành một phần trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan Và điều này sẽ được chứng tỏ trong tiến trình quan hệ này trước cũng như sau năm 1976
1.2 Quan hệ Việt Nam-Thái Lan trước 1883
Trên cơ sở các điều kiện tiền đề ở trên, trong thời kỳ này, nền móng của mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan đã được củng cố và phát triển Đây cũng
là thời kỳ mà quan hệ Việt Nam-Thái Lan được xác lập chính thức và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống hai nước Cùng với đó, những đặc điểm lịch sử của mối quan hệ này cũng bắt đầu được định hình rõ nét Quan
Trang 40hệ Việt Nam-Thái Lan đã được duy trì và bồi đắp, vượt qua các biến động của lịch sử
Như trên đã đề cập, mối quan hệ cư dân-cư dân giữa Việt Nam và Thái Lan chắc chắn đã được hình thành rất sớm Tuy nhiên, những dấu vết đầu tiên của mối quan hệ giữa hai nước được sử sách ghi lại là sự qua lại của các thương nhân Như trong các mối quan hệ quốc tế khác, mọi quan hệ thương mại đều được bắt đầu trên cơ sở quan hệ giữa các cư dân có từ trước đó Các thương nhân khi tiến hành thương vụ của mình đều phải hiểu được vùng đất
và dân cư nơi mình sẽ đến, phải nắm được đường sá đi lại, phải biết được cái người ta cần mà mình có và cái người ta có mà mình cần Ngay trước khi vương quốc Sukhothaya được thành lập, người Thái đã đóng thuyền, vượt biển đến Đại Việt buôn bán Thời điểm sớm nhất được ghi chép lại trong sử liệu có lẽ là năm 1149 Các thuyền buôn của ba nước Trảo Oa (Java), Lộ Lạc (tức La Hộc thuộc Thái Lan) và Xiêm La đã vào vùng biển Hải đông (thuộc Quảng Ninh ngày nay) xin được buôn bán Vua Lý Anh Tông đã cho họ ở lại ngoài đảo Vân Đồn và cho thiết lập trang Vân Đồn [46, tr 317] Năm 1184 cũng thấy có thương nhân các nước Xiêm La và Tam Phật Tề (Palembang, Srivijaya ở Sumatra) vào trấn Vân Đồn dâng vật quý xin buôn bán [46, tr 328] Vân Đồn từ đó trở thành thương cảng đầu tiên của Đại Việt và là đầu mối giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan
Trên nền móng quan hệ nhân dân-nhân dân, quan hệ nhà nước-nhà nước đã được hình thành Từ cơ sở quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị đã được thiết lập Sau thương nhân là những sứ giả của Sukhothaya Họ đã nhiều lần đến Thăng Long và được các vị vua thuộc vương triều Lý, Trần đón tiếp nồng nhiệt Sự kiện đầu tiên phản ánh sự thiết lập quan hệ chính trị giữa hai nhà nước được ghi chép trong các sử liệu của Việt Nam là năm 1182 Dưới thời
Lý Cao tông, vua Xiêm đã cử sứ thần sang Việt Nam để đặt quan hệ ngoại giao [46, tr 328] Trong các sử liệu của Việt Nam có ghi các sứ thần của