1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore

124 428 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Bản thân hai nước Việt Nam và Singapore lại có những lợi thế nhất định tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, ví dụ như Việt Nam có lợi thế về tài nguyên

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN MINH ĐỨC

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM - SINGAPORE

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

s

Hà Nội - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN MINH ĐỨC

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM - SINGAPORE

Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ KIM CHI

Hà Nội - 2013

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN

1.1 Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại quốc tế 7

1.1.2 Vai trò của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế của mỗi

1.2 Cơ sở thực tiễn của mối quan hệ thương mại Việt Nam –

1.2.1 Điều kiện quốc tế và chính sách kinh tế đối ngoại hai nước 17

1.2.4 Lợi ích của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ thương

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT

2.1 Khái quát về quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore

2.1.1 Vị trí của kinh tế Singapore trong quan hệ với Việt Nam 43

2.2 Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore

Trang 4

2.2.1 Về kim ngạch thương mại Việt Nam – Singapore giai đoạn

2.2.2 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore 52

2.2.3 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN

HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – SINGAPORE TRONG THỜI

GIAN TỚI

87

3.1 Những khó khăn và thuận lợi trong quan hệ thương mại

3.2 Định hướng phát triển quan hệ thương mại hai nước 93

3.2.2 Định hướng phát triển xuất khẩu sang thị trường Singapore 95

3.3 Các giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại hai

Trang 5

i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 APEC Asia-Pacific Economic

Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

2 ASEAN Association of Southeast

6 FTAs Free Trade Agreements Hiệp định Thương

11 TEUs Twenty-Foot Equivalent

Units

Đơn vị tương đương 20 foot

Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 6

Thu nhập quốc dân và tỷ giá hối đoái của

Singapore qua một số năm 30

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với

Singapore giai đoạn 1996 – 2004 47

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với

Singapore giai đoạn 2005 – 2012 51

9 Bảng

2.6

Giá trị mặt hàng xuất khẩu sang Singapore giai

Trang 7

Giá trị sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện xuất khẩu sang Singapore giai đoạn

Giá trị sản phẩm chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu

từ Singapore giai đoạn 2005 - 2012 74

Trang 9

Giá trị xuất khẩu sang 10 thị trường lớn nhất của

Trang 10

- 1 -

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau công cuộc Đổi mới (1986), Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, trở ngại đưa nước ta dần dần đi vào ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới

Về mặt đối ngoại, với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất

cả các quốc gia trên thế giới”, Đảng và Nhà nước ta thực hiện đường lối đối

ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, cho đến nay (tháng 03 năm 2013) Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 180 nước thuộc tất cả các châu lục và quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, nhỏ trong và ngoài khu vực, đặc biệt là tăng cường quan hệ với các nước láng giềng trong khối ASEAN trong đó có Singapore

Trên thực tế, Singapore có quan hệ rất sớm với Việt Nam Ngay từ đầu những năm 1990, quan hệ giữa hai nước đã tiến triển đáng kể cùng với sự phát triển chung của tình hình khu vực và thế giới Từ đó tới nay, Singapore, với tiềm lực kinh tế lớn mạnh đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á, luôn là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam Bản thân hai nước Việt Nam và Singapore lại có những lợi thế nhất định tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, ví dụ như Việt Nam có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, còn Singapore lại có thế mạnh về sản xuất máy tính và linh kiện điện tử… Lợi ích của việc tham gia hoạt động thương mại với Singapore là vô cùng to lớn, nhất khi Singapore lại là một đất nước có nền kinh tế phát triển ở châu Á và bậc nhất khu vực Đông Nam Á với những chỉ

số vô cùng ấn tượng về cán cân thương mại, về thị trường tiềm năng, về chỉ

số GDP bình quân đầu người… Phát triển quan hệ thương mại với Singapore

là một trong những lựa chọn thông minh để Việt Nam có thể thu hút đầu tư từ

Trang 11

tế Việt Nam ra sao? Liệu rằng quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển xứng đáng với tiềm lực kinh tế của mỗi quốc gia chưa? Nếu chưa thì nguyên nhân của nó là gì? Cần phải làm gì để thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước Việt Nam và Singapore trong thời gian tới? Đó là những câu hỏi cần có lời giải

Xuất phát từ những suy nghĩ trên đây, tác giả đã chọn đề tài: “Phát

triển quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore” làm đề tài nghiên cứu cho

Luận văn Thạc sỹ của mình Đây là đề tài cấp thiết, mang tính thực tiễn cao

và có ý nghĩa lớn đối với nước ta khi mà quan hệ Việt Nam – Singapore ngày càng phát triển sâu rộng

2 Tình hình nghiên cứu

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một quốc gia khác nhưng nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Singapore hiện nay chưa nhiều

Có thể kể đến một số nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore như trong một số bài báo của tạp chí Nghiên cứu Đông

Nam Á Ví dụ như trong bài “Quan hệ Việt Nam - Singapore giai đoạn 1991

– 1998” số 6 năm 1999, ở phạm vi là bài nghiên cứu gồm 13 trang, tác giả đã

khái quát được tình hình phát triển quan hệ ngoại giao hai nước tác động đến

quan hệ kinh tế hai quốc gia trong giai đoạn 1991 – 1999 Hay trong bài “Vị

thế mối quan hệ Việt - Singapore trong khối ASEAN từ năm 1995 đến nay” Số

năm 200 , là một bài nghiên cứu chỉ gồm có 5 trang đánh giá về mức độ

Trang 12

- 3 -

quan hệ của Việt Nam và Singapore trên các phương diện kinh tế, ngoại giao

so với các nước khác trong khối ASEAN giai đoạn 1995 - 2007, đã đưa ra được một vài luận điểm kh ng định mối quan hệ này có chiều hướng phát triển ngày càng sâu rộng

cấp độ Luận văn Thạc sỹ chỉ có một bài viết về “Quan hệ thương

mại Việt Nam – Singapore: thực trạng và giải pháp” (200 ) của Phan Đặng

Xuân Quý, Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn này đã khái quát được các nhân tố thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước và c ng đã phác họa ra được tình hình quan hệ thương mại giữa hai nước trong giai đoạn 1995 – 2004, đánh giá tác động của mối quan hệ này tới nền kinh tế Việt Nam, trên

cơ sở đó đưa ra một số giải pháp tăng cường quan hệ thương mại hai nước Tuy nhiên, trải qua gần một thập kỷ với những biến động của kinh tế thế giới diễn ra hàng ngày, chính sách ngoại giao của hai nước từ năm 2005 đến nay

đã có nhiều bước phát triển mới, vì vậy đòi hỏi có một sự phân tích dựa trên

số liệu cập nhật để có được sự nhận định chuẩn xác hơn, nhằm đưa ra những giải pháp có tính tức thời, phù hợp với bối cảnh mới

Liên quan đến đề tài, c ng có một số khóa luận tốt nghiệp khác như:

Đề tài “ ối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore” (2003) của sinh viên Phan Thị Toan, Đại học Ngoại thương Hà Nội, hay đề tài “ h c

đẩy quan hệ kinh tế thương mại Singapore (2002) của sinh viên Nguyễn thị

Hương Thủy – Đại học Ngoại thương Hà Nội Các nghiên cứu trên tiếp cận vấn đề trên diện rộng và chủ yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế như đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore vào Việt Nam, cán cân thương mại hai nước hay một số lĩnh vực khác… cho nên chưa có sự phân tích tổng quát, toàn diện, cập nhật về tình hình phát triển thương mại hai nước

Bên cạnh đó c ng có một số bài báo điện tử như thuộc các ebsite như:

http://www.vcci.com.vn đưa tin mang tính liệt kê về quan hệ Việt Nam

Trang 13

4

Singapore trên nhiều phương diện như: quan hệ ngoại giao hai nước, quan hệ chính trị, quan hệ thương mại hai nước trên cơ sở đưa thông tin một số văn bản đã được hai bên ký kết, liệt kê đưa số liệu về kim ngạch buôn bán hàng hóa của Singapore với Việt Nam trong vòng 3 năm trở lại đây, quan hệ đầu tư

và đánh giá triển vọng quan hệ thương mại của hai quốc gia này trong thời gian tới Các eb site http://www.vnembassy-singapore.gov.vn, http://www.mofahcm.gov.vn, http://www.thuongmai.vn c ng đã đưa tin và cung cấp một số số liệu về tình hình thương mại hai nước Tuy nhiên dưới góc nhìn là một bài báo ngắn, nó chỉ có tính chất và nhiệm vụ là đưa thông tin đến cho độc giả mà chưa hề có sự phân tích một cách toàn diện vấn đề

Nhìn chung, những nghiên cứu trên chỉ tiếp cận trên các khía cạnh khác nhau của vấn đề, chưa đưa ra được lý luận hoàn chỉnh về hoạt động thương mại hai nước Việt Nam – Singapore c ng như chưa chỉ ra được thực trạng tình hình thương mại hai nước trong thời gian gần đây diễn ra như thế nào cho nên chưa đánh giá đúng mức được mức độ thương mại giữa hai nước

Có thể nói, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào ở cấp

độ thạc sỹ nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore giai đoạn 2005 - 2012 Chính vì vậy, có thể kh ng định đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống, tương đối đầy đủ và cập nhật về quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore từ năm 2005 tới năm 2012 – giai đoạn khi mà quan hệ hai nước có những bước phát triển vượt bậc và mang tầm chiến lược

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 ục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực tế quan hệ thương mại hai nước Việt Nam – Singapore, chỉ ra những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại của quan hệ này (giai đoạn 2005 – 2012) Trên cơ sở đó tìm

Trang 14

- 5 -

ra những giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Singapore trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát lý luận chung nhất về hoạt động thương mại và các nhân tố tác động đến hoạt động thương mại giữa hai nước Việt Nam và Singapore

- Phân tích tình hình phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore, chỉ ra những thành tựu đạt được, những tồn tại c ng như nguyên nhân của những tồn tại đó

- Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ thương mại Việt Nam –

Singapore theo nghĩa hẹp, tức là chỉ nghiên cứu mối quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai quốc gia

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động thương mại hàng

hóa giữa Việt Nam và Singapore đứng trên góc nhìn từ phía Việt Nam trong quan hệ với Singapore

- Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ thương

mại hàng hóa Việt Nam – Singapore từ năm 2005 đến năm 2012 (Mốc thời gian năm 2005 đánh dấu quan hệ thương mại hai nước sau 10 năm Việt Nam gia nhập vào khối ASEAN - tạo điều kiện cho thương mại Việt Nam – Singapore phát triển sang một giai đoạn mới Hơn nữa, cuối năm 200 diễn ra

sự kiện hai bên ký “ uyên bố chung về khuôn kh hợp tác toàn diện trong thế

k 21” đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ

hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia, trong đó có quan hệ thương mại hai

Trang 15

- 6 -

nước) Việc chọn giai đoạn nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2012 nhằm phản ánh đúng và cập nhật nhất về quan hệ thương mại hai nước, từ đó có thể giúp cho việc đề xuất các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước Việt Nam – Singapore được chính xác và mang lại hiệu quả hơn

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp cơ bản của khoa học xã hội là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích sự hình thành và phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore dựa trên việc phân tích số liệu theo trình tự thời gian, để đánh giá, so sánh với các thời kỳ trước và có sự liên hệ qua lại giữa các năm

Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, diễn giải, quy nạp, hệ thống, số liệu để làm r thực trạng quan hệ thương mại hai nước

Các phương pháp như so sánh, thống kê c ng được sử dụng triệt để làm nổi r và minh chứng đề tài nghiên cứu

6 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về quan hệ thương mại hai nước Việt Nam - Singapore

- Phân tích thực trạng quan hệ thương mại hai nước giai đoạn 2005 -

2012 thông qua qua kim ngạch thương mại hai nước, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore và nhập khẩu hàng hóa từ Singapore vào Việt Nam Luận văn tổng hợp tình hình thương mại hai nước, từ đó đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này

- Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Singapore trong bối cảnh hiện nay và định hướng phát triển quan hệ thương mại hai nước

Trang 16

- 7 -

- Đưa ra giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại hai nước Việt Nam - Singapore cho tương xứng với tiềm năng giữa hai quốc gia trong thời gian tới

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore

Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore giai đoạn 2005 - 2012

Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Singapore trong thời gian tới

Trang 17

- 8 -

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM - SINGAPORE

1.1 Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại quốc tế

1.1.1 Các vấn đề cơ bản của thương mại quốc tế

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện đại, thương mại quốc tế được hiểu

là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các đối tác có quốc tịch khác nhau, ranh giới địa lý không còn là tiêu chí duy nhất để xác định hoạt động thương mại quốc tế như trước đây Đặc biệt trong thời đại ngày nay, thương mại quốc tế có tính chất sống còn bởi nó không chỉ cho phép khai thác lợi thế của nước xuất khẩu mà còn mở rộng khả năng tiêu dùng của nước nhập khẩu Thực tế cho thấy là mỗi quốc gia c ng như cá nhân không thể sống riêng rẽ

mà vẫn đầy đủ được Thương mại quốc tế làm đa dạng hoá mặt hàng với số lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn và vượt qua ranh giới khả năng sản xuất của mỗi quốc gia nếu chỉ thực hiện tự cung tự cấp, không buôn bán với nước ngoài

Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là sự phân công lao động xã hội Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn con người càng đa dạng, phong phú thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn

Trang 18

- 9 -

Đối với nước ta c ng vậy, thương mại quốc tế sẽ cho phép giới thiệu, thúc đẩy, khai thác tiềm năng và thế mạnh trong nước đối với nước ngoài một cách có lợi nhất Theo đó, phân công lao động ngày càng phát triển, mọi tiềm năng để sản xuất nhiều hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu sẽ được khai thác một cách ngày càng hiệu quả hơn

1.1.1.2 Nguồn gốc và cơ sở lý luận về thương mại quốc tế

* Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối

Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối được phát triển bởi nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith (1 23 - 1 90) Lý thuyết này đã chỉ ra nguyên nhân của mối quan hệ buôn bán giữa các quốc gia với nhau Đó chính là sự khác nhau

về các nguồn tài nguyên của nó

Theo quan niệm về lợi thế tuyệt đối, một nước chỉ sản xuất các hàng

hoá mà nó cho phép sử dụng tối ưu nhất các nguồn tài nguyên của nó Đây

chính là cách giải thích đơn giản nhất về cách ứng xử trong buôn bán R ràng

là việc tiến hành thương mại giữa các quốc gia phải đảm bảo cho họ đều có lợi Nếu một quốc gia có lợi và một quốc gia khác bị thiệt hại từ thương mại thì họ từ chối ngay Giả sử rằng thế giới chỉ có hai quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai mặt hàng giống nhau Quốc gia thứ nhất có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá A so với quốc gia thứ hai và quốc gia thứ hai có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá B so với quốc gia thứ nhất Nếu mỗi quốc gia tiến hành chuyên môn hoá trong việc sản xuất một mặt hàng mà

họ có lợi thế tuyệt đối sau đó trao đổi cho nhau, thì cả hai quốc gia đều có lợi Trong quá trình này, các nguồn lực sản xuất của cả thế giới sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả nhất, và do đó, tổng sản phẩm của toàn thế giới sẽ gia tăng Sự tăng thêm của các sản phẩm của cả thế giới là nhờ vào sự chuyên môn hoá và sẽ được phân bổ giữa hai quốc gia theo tỷ lệ trao đổi thông qua ngoại thương

Trang 19

- 10 -

Như vậy Adam Smith đã có niềm tin rằng tất cả các quốc gia đều có lợi

từ ngoại thương và ông ủng hộ mạnh mẽ chính sách tự do kinh doanh Ngoại thương tự do sẽ là nguyên nhân làm cho các nguồn tài nguyên của thế giới được sử dụng một cách có hiệu quả nhất và tất nhiên phúc lợi của thế giới nói chung sẽ được tạo ra ở mức tối đa

Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối giải thích được tại sao một nền kinh tế phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu từ bên ngoài như Nhật Bản lại có thể phát triển thành một nền kinh tế hùng mạnh trên thế giới Tuy nhiên tại sao một cường quốc như Mỹ, một nước đứng đầu ngành công nghiệp ô tô thế giới với những tên tuổi lừng danh như General Motors, Ford, Chrysler, lại nhập xe Nissan, Toyota từ Nhật Bản? Lý thuyết về lợi thế so sánh (hay lợi thế tương đối) sẽ trả lời cho câu hỏi này

* Lý thuyết về lợi thế so sánh

Năm 181 , nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh là David Ricardo (1772 – 1823) đã chứng minh rằng chuyên môn hoá quốc tế có lợi cho tất cả

các nước và ông gọi kết quả đó là quy luật lợi thế tương đối Quy luật này

được nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất, coi đó là chìa khoá của các

phương thức thương mại Lý thuyết này đã kh ng định rằng: Nếu một quốc

gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm, thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích cho mình Nghĩa là, nếu quốc gia này tham gia vào thương mại

quốc tế thì nó có thể thu được lợi ích không nhỏ

Khi tham gia thương mại quốc tế, quốc gia có hiệu quả thấp trong sản

xuất tất cả các loại hàng hoá sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ch ng ít bất lợi nhất (Đó là những hàng hoá

có lợi thế tương đối) và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ch ng

bất lợi lớn nhất (Đó là loại hàng hoá không có lợi thế tương đối) Để chứng

Trang 20

- 11 -

minh lý thuyết của mình, David Ricardo đã đưa ra một mô hình giả định đơn giản dựa trên các giả thiết như: Thế giới chỉ có hai quốc gia và chỉ sản xuất hai mặt hàng, mỗi quốc gia có lợi thế về một mặt hàng, công nghệ sản xuất của hai nước là cố định, chi phí sản xuất cố định, không có chi phí vận tải, lao động là yếu tố sản xuất duy nhất có thể di chuyển trong mỗi nước nhưng không thể di chuyển giữa các nước và thương mại hoàn toàn tự do giữa hai nước

Bảng 1.1: Lợi thế so sánh (Lợi thế tương đối)

cả hai loại hàng hoá so với Việt Nam nhưng chỉ có lợi thế tương đối trong sản xuất thép

Theo quy luật lợi thế tương đối thì cả hai quốc gia sẽ đều có lợi nếu Singapore chuyên môn hoá sản xuất thép còn Việt Nam chuyên môn hoá sản xuất vải, sau đó tiến hành trao đổi một phần thép lấy một phần vải cho nhau

Bảng 1.1 minh hoạ giả định của Ricardo đã giải thích trong hoàn cảnh của một mô hình kinh tế đơn giản, với nhiều giả định rằng dù một nước có năng suất lao động sản xuất các loại hàng hoá cao hơn các nước khác nhưng thông qua thương mại quốc tế vẫn có lợi nếu chuyên môn hoá vào sản xuất những mặt hàng mà nước đó có chi phí cơ hội thấp hơn các nước khác để sản

Trang 21

mà người ta phải từ bỏ để sản xuất hoặc kinh doanh thêm một đơn vị mặt hàng đó Tuy nhiên lý thuyết của Ricardo còn nhiều vấn đề chưa được thoả đáng, đặc biệt là giả định về nguồn lực duy nhất có thể thay đổi được đó là lao động

Do đó mô hình Heckscher-Ohlin (hay còn gọi là Heckscher Ohlin Samuelson) với cách nhìn thực tế hơn sẽ giải thích thoả đáng nguồn gốc của thương mại quốc tế vẫn trên cơ sở lý thuyết lợi thế so sánh

* Lý thuyết H-O (Heckscher-Ohlin)

Trong nền kinh tế hiện đại, lao động chỉ là một trong ba nhóm yếu tố sản xuất cơ bản (bao gồm đất đai, lao động và tư bản) Trong phạm vi một doanh nghiệp, đất đai có nghĩa là một vị trí mà doanh nghiệp đó xây dựng nên nhà máy văn phòng của mình Nhưng thực tế đất đai còn bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên là nguyên vật liệu, nhiên liệu cho quá trình sản xuất Lao động bao gồm lao động chân tay, lao động trí óc Tư bản bao gồm tiền vốn và các máy móc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế ba yếu tố trên c ng có thể hiểu một cách tương

tự Và ở các góc độ khác nhau, trong ngắn hạn hay dài hạn, ba yếu tố này đều

có thể thay đổi được

Trang 22

- 13 -

Định lý Heckscher-Ohlin phát biểu rằng, một nước sẽ xuất khẩu những

loại hàng hoá mà việc sản xuất ch ng cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó, và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất

ch ng cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ở nước đó Nói một cách

vắn tắt, một nước tương đối giàu lao động sẽ xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu hàng hoá sử dụng nhiều vốn Trong ví dụ trên Singapore sẽ gặp lợi thế so sánh về thép còn Việt Nam về vải Và chúng ta có thể kết luận Singapore sẽ xuất khẩu thép sang Việt Nam để đổi lấy vải

Nếu như các nhà kinh tế học cổ điển xuất phát từ sự khác biệt về năng suất lao động trong một nền kinh tế giả định thì Heckscher và Ohlin lại cho rằng lợi thế so sánh xuất phát từ sự khác biệt giữa các quốc gia về sở hữu các nguồn lực và sự khác nhau về mức độ sử dụng các yếu tố này Xuất phát điểm của mô hình Heckscher - Ohlin là phù hợp với nền kinh tế hiện đại

Có thể nói rằng, mô hình Heckscher - Ohlin đã phát triển một cách hoàn thiện lý thuyết về lợi thế so sánh, giải thích nguồn gốc thương mại quốc

tế trong nền kinh tế hiện đại một cách thoả đáng nhất

* Một số nguyên nhân khác của thương mại quốc tế

Lý thuyết về lợi thế so sánh đã giải thích được câu hỏi tại sao Mỹ chiếm ưu thế trong ngành công nghiệp ô tô nhưng vẫn nhập khẩu linh kiện xe hơi nguyên chiếc từ Nhật Bản Như vậy, lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối

là hai nguyên nhân của thương mại quốc tế Tuy nhiên còn có một số nguyên nhân khác nữa

Một trong những nguyên nhân cơ bản khác dẫn đến sự hình thành của

thương mại quốc tế là hiệu quả kinh tế nhờ quy mô sản xuất, trong đó các chi

phí sản xuất thực tế, được đánh giá dưới hình thức nguồn lực được huy động,

sẽ giảm xuống khi quy mô tăng Nói cách khác, hiệu quả kinh tế nhờ quy mô

(hay còn gọi là lợi suất tăng dần theo quy mô) có nghĩa là hầu hết các hàng

Trang 23

Hiệu quả kinh tế quy mô lớn rất quan trọng cho nền kinh tế ngoại thương của các nước nhỏ Phạm vi hàng hoá mà theo đó họ có thể có được quy mô hiệu quả trong sản xuất sẽ bị giới hạn nhiều hơn so với các nước lớn Các nước nhỏ có thị trường trong nước không đủ lớn để khai thác tính hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và điều đó cho chúng ta thấy rằng để trở thành một nước tự cung tự cấp bằng cách sản xuất mỗi thứ một ít thì chi phí sản xuất của

họ sẽ cao và rất tốn kém

Những nước lớn như Mỹ, Nga có thị trường đủ lớn để có thể sản xuất tất cả những sản phẩm trong nước với số lượng đủ lớn có thể có được tính hiệu quả trong sản xuất nhờ quy mô Đối với các nước đó, những lợi ích thường do ngoại thương quy định nhờ việc chuyên môn hoá các loại sản phẩm mà họ có lợi thế so sánh Thậm chí đối với các nước này, việc mở rộng thị trường c ng cho phép đạt được tính hiệu quả kinh tế nhờ quy mô đối với các sản phẩm đặc thù như thép đặc biệt, quần bò

Tính đa dạng của sản phẩm và chuyên môn hoá ngày càng sâu là đặc điểm của thương mại và phân công lao động quốc tế hiện nay Điều đó xảy ra

c ng chính là bởi thực hiện lợi ích do hiệu quả kinh tế nhờ quy mô đem lại Ngày nay một người có thể mua được quần áo, ô tô, các thiết bị và hàng loạt

đồ dùng của Pháp, Anh, Italia, Đức ở Luân Đôn, Paris, Bon và Roma Điều

mà nền thương mại châu Âu làm được là cho phép sự tăng trưởng của các loại sản phẩm khác nhau thuộc các nước khác nhau, mỗi nước chuyên môn hoá

Trang 24

- 15 -

một loại sản phẩm đặc thù Sự chi tiêu của người tiêu dùng đã chỉ ra rằng, họ coi trọng sự tăng cường các khả năng lựa chọn các hàng hoá khác nhau Khi các nước châu Á tiến công vào thị trường châu Âu và châu Mỹ với các sản phẩm như dệt, ô tô, hàng điện tử, các nhà sản xuất châu Âu và châu Mỹ đã không ngừng cá biệt hoá các loại sản phẩm của họ để có thể xuất khẩu hàng dệt, xe ca, và hàng điện tử sang châu Á, thậm chí ngay cả trong khi họ vẫn đang nhập khẩu các loại hàng hoá đó từ châu Á

Ngoài ra thương mại quốc tế còn xuất phát từ sự khác nhau về thị hiếu,

sở thích, tập quán tiêu dùng, nhu cầu về hàng hoá của mỗi nước Sự khác biệt

này là động lực dẫn đến hình thành thương mại quốc tế nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng, phong phú ngày càng tăng của mỗi nước Ngay cả trong trường hợp hiệu quả tuyệt đối giữa hai nước là giống hệt nhau, buôn bán vẫn có thể diễn ra

do sự khác biệt về sở thích

Trong thời đại ngày nay, không có quốc gia nào bằng chính sách đóng cửa với nước ngoài lại phát triển có hiệu quả nền kinh tế trong nước Muốn phát triển nhanh, mỗi nước không thể đơn độc dựa vào nguồn lực của mình

mà phải biết tận dụng có hiệu quả tất cả các thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật tiên tiến mà loài người đã đạt được vào thực tế nước mình Do vậy, một

nền kinh tế “mở cửa” giao lưu buôn bán với nước ngoài sẽ mở ra những

hướng phát triển mới tạo điều kiện khai thác lợi thế tiềm năng sẵn có của một nước nhằm sử dụng phân công lao động quốc tế một cách có lợi nhất

1.1.2 Vai trò của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia

Xu thế phát triển kinh tế của nhiều nước trong những năm gần đây là thay đổi chiến lược kinh tế từ đóng cửa sang mở cửa, từ thay thế nhập khẩu sang sản xuất hướng vào xuất khẩu Đối với những nước có trình độ phát triển nền kinh tế còn thấp như Việt Nam, những nhân tố thuộc tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động, còn những nhân tố mà chúng ta còn thiếu đó

Trang 25

- 16 -

là vốn, kỹ thuật, thị trường và khả năng quản lý Chiến lược sản xuất hướng vào xuất khẩu thực chất là một giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng bên trong về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho đất nước, góp phần nhanh chóng rút ngắn khoảng cách chênh lệch so với các nước trên thế giới

Thương mại quốc tế giúp những nước đang phát triển có thể xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh của mình, từ đó có được lợi nhuận để nhập khẩu những mặt hàng cần thiết hoặc để tái đầu tư Thương mại quốc tế còn mở rộng phạm vi trao đổi hàng hóa cho các nước đó, giúp giảm bớt rủi ro khi nền kinh tế của một số đối tác thương mại lớn bị suy yếu Ngoài việc giao thương, thương mại quốc tế còn giúp các nước đang phát triển có cơ hội tiếp thu những công nghệ hiện đại của các nước khác thông qua hình thức chuyển giao công nghệ hoặc đầu tư trực tiếp, gián tiếp

Như vậy, vai trò của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia là vô cùng quan trọng Thương mại quốc tế vừa là cầu nối kinh tế giữa các nước khác nhau trên thế giới vừa là người hậu cần cho sản xuất và đời sống của toàn xã hội ngày một phồn vinh hơn Cụ thể là:

- hương mại quốc tế tạo nguồn ngoại tệ cho đất nước để đầu tư phát triển

- Đẩy nhanh đ i mới cơ cấu nền kinh tế và sự phát triển của kinh tế xã hội

- Nâng cao mức sống của nhân dân

- Phát huy hết lợi thế so sánh, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có của đất nước

Nhận thức r ý nghĩa, vai trò quan trọng của thương mại quốc tế, Đảng

và Nhà nước luôn tập trung điều chỉnh những chính sách kinh tế khuyến

Trang 26

- 17 -

khích xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội dài hạn c ng như ngắn hạn của Việt Nam, chính sách thương mại nói chung và chính sách xuất khẩu nói riêng luôn được coi là những chính sách có tầm chiến lược hàng đầu phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân

1.2 Cơ sở thực tiễn của mối quan hệ thương mại Việt Nam - Singpore

1.2.1 Điều kiện quốc tế và chính sách kinh tế đối ngoại hai nước

1.2.1.1 Điều kiện quốc tế

Ngày nay toàn cầu hóa, khu vực hóa đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ của thế giới Xu thế hoà bình, hợp tác để phát triển ngày càng trở thành yêu cầu bức xúc của các dân tộc và các nước trên thế giới Môi trường hoà bình ổn định và việc thực hiện chính sách mở cửa tạo điều kiện cho các nền kinh tế ngày càng gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ Những tiến bộ của khoa học - công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã đưa các quốc gia gắn kết lại gần nhau dẫn tới sự hình thành mạng lưới toàn cầu Trước những biến đổi to lớn về khoa học - công nghệ, tất cả các quốc gia trên thế giới bắt buộc phải thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng

mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hóa, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh tế quốc tế phát triển

Sự ra đời của hàng loạt các tổ chức kinh tế và thương mại khu vực như một sự phát triển tất yếu Đáng chú ý là sự ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN năm 196 , Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình

Trang 27

- 18 -

Dương - APEC năm 1989, Liên minh châu Âu - EU năm 1993, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ - NAFTA năm 199 , Tổ chức Kinh tế Thế giới WTO năm 199 , Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996 Có thể nói bản chất của các tổ chức quốc tế và khu vực này là giải quyết vấn đề thị trường Toàn cầu hoá và khu vực hoá là hệ quả tất yếu của quá trình cạnh tranh giành giật thị trường gay gắt giữa các thực thể kinh tế quốc tế Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm cho năng lực sản xuất phát triển mạnh mẽ kéo theo sự đòi hỏi cấp bách của vấn đề thị trường tiêu thụ Vì vậy hợp tác quốc tế sẽ xoá

bỏ dần những rào cản thương mại và thế giới có xu hướng ngày càng trở thành một thị trường chung

Việc thị trường thế giới hình thành như một chỉnh thể thống nhất đã bắt buộc mọi nền kinh tế quốc gia cần phải cải cách và chuyển đổi tích cực để trở thành một bộ phận hữu cơ của nó, không phụ thuộc vào việc nền kinh tế quốc gia đó có mô hình và trình độ phát triển như thế nào Hầu hết các nền kinh tế đang phát triển đang trong quá trình cải cách mạnh mẽ để thích ứng với các chiều hướng mới đó của nền kinh tế thế giới

Việt Nam đang trong quá trình mở cửa để hội nhập tất yếu c ng bị cuốn vào dòng xoáy này

1.2.1.2 Chính sách kinh tế đối ngoại hai nước

* Về quan hệ chính trị [33]

Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 01/08/1973 Tháng 12/1991, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và tháng 09/1992, Đại

sứ quán Singapore tại Hà Nội được thành lập

Ủy ban Hợp tác Việt Nam – Singapore được thành lập ngày

05/05/1993 Ủy ban đã họp được 6 phiên (1993, 199 , 1995, 199 , 1999 và

2003) Năm 2003, Ủy ban đã thành lập Ban Điều hành chung Việt Nam –

Singapore trong lĩnh vực đầu tư Cơ chế tham khảo chính trị thường niên cấp

Trang 28

- 19 -

Thứ trưởng giữa hai Bộ Ngoại giao thảo luận các hợp tác song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm Bắt đầu từ năm 2003, Bộ Ngoại giao hai nước luân phiên tổ chức cuộc tham khảo (2003, 200 , 2005 và 06/2007)

Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm chính thức Singapore (16–17/01/19 8) và hai bên ra Tuyên bố chung kh ng định những nguyên tắc chỉ đạo quan hệ hai nước

Từ năm 1991, cùng với chuyển biến chung của cục diện quốc tế và tình hình khu vực, đặc biệt là việc ký Hiệp định Pa-ri về Campuchia năm 1991,

c ng như tác động của chính sách đổi mới của Việt Nam, quan hệ hai nước được cải thiện nhanh chóng

Sau khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali (0 /1992) và trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN tháng 07/1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và Việt Nam trở thành một trong những thị trường chính về hợp tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Singapore ở Đông Nam Á

Trong chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phan Văn Khải

(03/200 ), hai bên đã ký " uyên bố chung về khuôn kh hợp tác toàn diện

trong thế k 21" Hai bên c ng đã chính thức thiết lập quan hệ Đảng cầm

quyền (Đảng PAP và Đảng Cộng sản Việt Nam)

Các chuyến thăm Singapore gần đây của các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam bao gồm:

+ ng Bí thư Đỗ ười (10/1993)

+ Chủ tịch rần Đức Lương (04/1998)

+ hủ tướng Võ Văn Kiệt (11/1991) và (05/1994)

+ hủ tướng Phan Văn Khải (10/1992, với tư cách Phó hủ tướng) và thăm làm việc (03/2004)

Trang 29

- 20 -

+ Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn ạnh Cầm (02/1995)

+ Bộ trưởng Quốc phòng Đoàn Khuê (03/1995)

+ Chủ tịch Quốc hội Nông Đức ạnh (09/1995)

+ Phó hủ tướng Nguyễn ấn Dũng sang Singapore dự Hội thảo: "Việt Nam, nơi đến của các nhà đầu tư" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam chủ trì (15/03/2001); tham dự Chương trình giao lưu Lý Quang Diệu (26- 29/07/2004); thăm làm việc và ký kết Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Singapore (05-07/12/2005)

+ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (12/2003)

+ Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn rà (02-04/04/2004)

+ Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (04/2000 – 01/2004)

+ Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh (29-31/03/2005)

+ Thủ tướng Nguyễn ấn Dũng ( 18-23/11/2007)

+ Phó hủ tướng Hoàng rung Hải (07/2009)

+ Chủ tịch nước rương ấn Sang (09/2011)

+ ng bí thư Nguyễn Ph rọng (12-14/09/2012)

Các chuyến thăm Việt Nam gần đây của các nhà lãnh đạo cấp cao của Singapore gồm có:

+ Bộ trưởng Ngoại giao Ông Can Xinh (10/1992)

+ Bộ trưởng cao cấp Lý Quang Diệu (04/1992, 11/1993, 03/1995, 11/1997 và 01/2007)

+ hủ tướng Gô Chốc ông (03/1994; 12/1998 và 03/2003)

+ Bộ trưởng Ngoại giao S Giay-a-cu-ma (08/1996 và tháng 11/2001) + Phó hủ tướng kiêm Bộ trưởng quốc phòng ô-ni ân (Tony Tan Keng Yam) thăm VN với tư cách khách mời của Bộ trưởng Quốc phòng Đoàn Khuê (11/1996)

Trang 30

+ Bộ trưởng Quốc phòng iêu Chí Hiền (12/2003)

+ Chủ tịch Quốc Hội Ap-đu-la Ta-mu-di (19-21/07/2004)

+ rung tướng I-at Chung, ư lệnh Lực lượng Quốc phòng Singapore (18-21/04/2005)

+ ng thống rần Khánh Viêm (Tony Tan Keng Yam) 27/04/2012)

(23-* Về quan hệ kinh tế [33]

Việt Nam và Singapore bắt đầu xây dựng mối quan hệ ngoại giao năm

19 3 Sự kiện này đã cải thiện mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore một cách đáng kể

Bắt đầu từ những năm 0 của thế kỷ XX, Singapore thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tăng cường đầu tư ra nước ngoài Với một quốc gia hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên, thiếu nước sạch và ít đất đai màu mỡ thì đây là một chiến lược đúng đắn giúp Singapore

mở rộng quan hệ thương mại với các nước khác để khắc phục những nhược điểm trên Mặt khác Singapore có thể tận dụng được ưu thế về vị trí địa lý của mình (với một vị trí địa lý chiến lược, là trung tâm vận chuyển hàng hoá đi nơi khác) để phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ ngoại giao Singapore là một trong năm nước sáng lập ASEAN và đã xây dựng Hiệp hội thành một tập thể vững chắc cùng hợp tác phát triển Singapore c ng tích cực nâng cao vai trò của nước sáng lập Hợp tác Á - Âu (ASEM) và Diễn đàn Đông Á - châu

Trang 31

- 22 -

Mỹ latinh (EALAF) Singapore ngày càng nâng cao hơn nữa vị trí của mình trên diễn đàn khu vực và quốc tế

Việt Nam từ sau khi tiến hành công cuộc Đổi mới năm 1986, Đảng

và Nhà nước ta c ng dần dần thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, bắt tay với các nước trong khu vực và toàn thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Như vậy, có thể nói Singapore và Việt Nam đã gặp nhau tại cùng một điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của mình và đó là một xu thế tất yếu của thời đại nền kinh tế hướng ngoại

Sau đây là một số sự kiện n i bật trong lịch sử phát triển mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore:

Như trên đã nói, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Singapore được thiết lập từ năm 19 3, song do có sự đối đầu giữa hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương trong thời kỳ chiến tranh lạnh nên mối quan hệ này tiến triển chậm chạp Hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương tìm được tiếng nói chung sau sự kiện lập lại hoà bình ở Campuchia trong thập kỷ 80 và khi tình hình thế giới đã thay đổi Chiến tranh lạnh kết thúc tạo cơ hội cho sự trao đổi buôn bán giữa hai nhóm nước nói chung và giữa Việt Nam – Singapore nói riêng được thuận lợi hơn

Sự kiện thứ hai là từ tháng 01 năm 1989 Mỹ đã gạt Singapore ra khỏi danh sách các nước được hưởng hệ thống ưu đãi chung vì hàng hoá Singapore thâm nhập mạnh vào thị trường Mỹ làm cho cán cân thương mại Mỹ với Singapore luôn ở tình trạng nhập siêu Điều này buộc Singapore phải thực hiện đa dạng hoá quan hệ ngoại giao, mở rộng quan hệ với các nước châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam

Singapore là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, diện tích hẹp, dân

số ít nên thị trường tiêu thụ nhỏ bé, thiếu lao động Do vậy đặt quan hệ với

Trang 32

- 23 -

Việt Nam, Singapore tìm kiếm cho mình không chỉ có nguồn nguyên liệu dồi dào mà còn cả một thị trường lớn (số dân gần 90 triệu người) Điều này rất hấp dẫn các nhà đầu tư Singapore Do vậy Singapore đã có một chiến lược cụ thể để thâm nhập vào thị trường Việt Nam đồng thời từng bước gỡ bỏ các trở ngại trong quan hệ đầu tư và thương mại giữa hai nước Đồng thời Việt Nam

c ng có những ưu đãi đối với thương nhân Singapore Điều này thể hiện qua chính sách của hai nước đối với nhau

Chính sách thương mại đầu tư của Singapore đối với Việt Nam:

- Thương nhân Singapore nhập khẩu hàng Việt Nam không phải nộp

thuế 0,5% giá trị hàng nhập khẩu nữa để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Singapore Điều này chính thức được bãi bỏ sau khi hai nước ký hiệp định thương mại

- Tạo điều kiện cho các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam thành lập văn

phòng đại diện tại Singapore và trong tháng 06 năm 1998 Công ty xăng dầu Việt Nam Air Petrol Company thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam đã thành lập đại diện tại Singapore

- Đối với hàng nhập từ Việt Nam vào Singapore, Singapore cho các

thương nhân Việt Nam hưởng ưu đãi về điều kiện thanh toán, ra vào cảng thuận tiện (vì cảng Singapore là cảng tự do) Hơn nữa hệ thống thuế nhập khẩu của Singapore rất thấp Hầu hết các mặt hàng (98%) được miễn thuế hoàn toàn Chính sách ưu đãi này đã góp phần đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước

- Thủ tục visa vào Singapore dễ dàng, thời gian làm thủ tục giảm từ 3

tuần xuống còn 1 tuần, trong đó quy định quá cảnh 36h không cần xin visa

Vì vậy hàng hoá Việt Nam vào Singapore không gặp trở ngại vì phải chờ đợi lâu

Trang 33

- 24 -

- Để hỗ trợ các nhà đầu tư Singapore vào Việt Nam, tháng 12/1991 Cơ

quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) tuyên bố bãi bỏ cấm vận đầu tư đối với Việt Nam Công ty Việt Nam hoặc công ty Singapore tại Việt Nam được vay vốn để kinh doanh Đồng thời các nhà đầu tư được quyền tự do đầu tư vốn của mình vào tất cả các hình thức c ng như lĩnh vực kinh doanh Mục tiêu là

để tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực rẻ [33]

Chính sách thương mại đầu tư của Việt Nam đối với Singapore:

- Dần dần cắt giảm thuế còn 0-5% đối với các hàng hoá buôn bán thuộc

nghành chế tạo, tư liệu sản xuất, chế biến nông sản

- Để khuyến khích các nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Việt Nam, chính

phủ Việt Nam cho phép nhà đầu tư Singapore có thể đầu tư dưới mọi hình thức: xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh… và đối xử công bằng đối với doanh nghiệp Singapore c ng như doanh nghiệp trong nước Trong quá trình đầu tư, vốn và tài sản của họ sẽ không bị trưng thu, tịch thu Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không bị quốc hữu hoá Họ được chuyển lợi nhuận về nước, khi chuyển chỉ phải nộp một khoản thuế từ 5-10% số tiền chuyển về nước đó Cơ quan nhà nước quản

lý đầu tư nước ngoài có thể miễn hoặc giảm mức thuế này cho những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư

- Nhà đầu tư Singapore làm việc trong các xí nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài được phép chuyển thu nhập về nước sau khi nộp thuế thu nhập theo luật định Các nhà đầu tư nước ngoài Singapore chỉ phải nộp thuế lợi tức

từ 15-25% số lợi nhuận thu được Đây là con số nhỏ hơn nhiều so với các nước khác, ví dụ: Trung Quốc là 31%

Trong trường hợp tổ chức cá nhân Singapore dùng lợi nhuận thu được

để tái đầu tư thì cơ quan thuế hoàn lại phần thuế lợi tức đã nộp cho số lợi

Trang 34

Để tiến hành các hoạt động thương mại đầu tư được dễ dàng, hai nước

đã ký kết với nhau các hiệp định Đây c ng chính là cơ sở pháp lý cho các hoạt động thương mại đầu tư giữa hai nước, trong đó tiêu biểu là hiệp định sau:

+ Hiệp định hàng hải thương mại (16/0 /1992): 2 nước giành cho nhau

quy chế tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN) trong quan hệ hàng hải

+ Hiệp định về vận chuyển hàng không (20/0 /1992): nhằm thúc đẩy

buôn bán, du lịch và đầu tư giữa hai nước Trước đó ngày 18/02/1992 hãng hàng không Việt Nam mở đường bay đi Singapore Tiếp đó 28/02/1992 và 06/05/1992 hãng hàng không Singapore mở đường bay đi Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

+ Hiệp định thương mại (24/09/1992): ký kết trong chuyến thăm

Singapore của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch Việt Nam Lê Văn Triết theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Singapore

+ Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký ngày 29/10/1992 sau

khi Singapore mở sứ quán tại Việt Nam ngày 01/10/1992

+ Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường

(14/05/1993)

+ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (03/1994)

+ Hiệp định hợp tác về du lịch (23/08-27/08/199 ) ký kết nhân chuyến

thăm của Đoàn đại biểu Tổng cục Du lịch Việt Nam do Tổng cục trưởng Đỗ

Trang 35

1.2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Singapore

1.2.2.1 Điều kiện tự nhiên của Singapore

Về vị trí địa lý-địa hình của Singapore: Singapore là một quần đảo nằm

ở phía bắc đường xích đạo, ở vào khoảng 103, -10 độ kinh đông và 1,15- 1,30 vĩ độ bắc Singapore có diện tích 692, km2 với 6 đảo, 1 đảo lớn và 63 đảo nhỏ (trong đó 20 đảo có người ở) Phía tây và phía đông Singapore giáp Malaysia Phía nam giáp Indonesia Singapore nằm ở cực nam bán đảo Malacca là điểm án ngữ quan trọng trên con đường buôn bán bằng đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, từ Đông Nam Á hải đảo sang

Đông Nam Á lục địa

Về khí hậu và đất đai: Singapore nằm trong vùng khí hậu xích đạo

nhiệt đới nên khí hậu thường xuyên nóng và ẩm, độ ẩm không khí cao Là quốc gia hải đảo với 150km bờ biển bao bọc xung quanh nên khí hậu Singapore quanh năm tương đối mát mẻ và dễ chịu Nhiệt độ bình quân trong năm là 26, oC, dao động từ 2 oC đến 31oC, độ ẩm bình quân trong năm là

8 , % Lượng mưa trung bình khá lớn, khoảng 2.359 mm/năm Về đất đai thì phần lớn diện tích đất Singpore đã bị đô thị hoá, do vậy đất dành cho nông nghiệp chỉ còn khoảng 1%, đất rừng còn khoảng 5% [33]

1.2.2.2 ình hình chính trị, pháp luật và xã hội

Singapore là nước cộng hoà với hệ thống chế độ đại nghị của Chính phủ Tổ chức của nhà nước - cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp, và cơ quan tư pháp do Hiến pháp quy định Đứng đầu nhà nước là Tổng thống; bộ

Trang 36

- 27 -

máy chính phủ gồm Nội các, đứng đầu Nội các là Thủ tướng Thủ tướng và các thành viên Nội các được chỉ định bởi Tổng thống và do các thành viên của Quốc hội cử Nội các chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội

Từ năm 1992, Hiến pháp Singapore mới bổ sung yêu cầu về chức vụ tổng thống Hệ thống luật pháp ổn định, chặt chẽ, nghiêm ngặt được xếp vào loại tốt và hoàn chỉnh nhất khu vực châu Á; bảo đảm cho mọi hoạt động kinh

tế xã hội được duy trì, ổn định và được điều chỉnh trong khuôn khổ luật pháp, tạo sự hấp dẫn, yên tâm cho các nhà kinh doanh, đầu tư trong và ngoài nước

Xây dựng một chính phủ trong sạch là mục tiêu mà nhà nước Singapore đã theo đuổi và thực hiện khá thành công

Với số dân khoảng 5.353.494 người (tính đến tháng 02/2012), có thể nói Singapore là một nước dân cư tương đối thấp Tuy nhiên, lực lượng lao động chiếm tới 3.212.000 người (60% tổng số dân) Trong đó 0,1% lao động trong nông nghiệp, 30,2% lao động trong công nghiệp, và 69, % lao động trong dịch vụ

Ngôn ngữ chính của Singapore là tiếng Malaysia, tiếng Trung Quốc phổ thông, tiếng Anh và tiếng Tamil Đại bộ phận dân chúng Singapore ngày nay thông thạo cả hai thứ tiếng: tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ Với một nền giáo dục khá hoàn chỉnh, Singapore có tỷ lệ dân biết đọc biết viết tính từ 10 tuổi trở lên c ng đạt tới 92%

Singapore là quốc gia đa tôn giáo, trong đó đạo Phật chiếm 2,5%, đạo Hồi chiếm 1 ,9%, đạo Lão (Taoist) chiếm 8,5%, đạo Hindu chiếm 4%, Công giáo (Catholic) chiếm 4,8%, đạo Thiên chúa chiếm 9,8%, và không theo tôn giáo nào chiếm 14,8% Tuy nhiên, đến bây giờ không một tôn giáo nào được coi là quốc giáo ở Singapore.[30][33]

1.2.2.3 Về tình hình phát triển kinh tế

Trang 37

- 28 -

Singapore là quốc gia nghèo tài nguyên, chỉ có một lượng nhỏ: than, chì, nham thạch, đất sét, đất canh tác Ngành nông nghiệp kém phát triển, hàng năm Singapore phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước Nhưng bù lại, Singapore có được cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Du-rông (Jurong) Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn, đồng thời còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở Châu Á

* Một số thành tựu kinh tế của Singapore

Singapore có nền kinh tế thị trường tự do, chính phủ nắm vai trò chủ

đạo Là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới do được

hưởng một môi trường kinh tế mở cửa và không có tham nh ng, giá cả ổn định, và thu nhập bình quân trên đầu người cao hơn so với hầu hết các nước phát triển khác Singapore trở thành đầu mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng (cảng biển Singapore là một trong những cảng biển trọng tải lớn tấp nập nhất thế giới) Nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt

là các thiết bị điện tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm, và lĩnh vực dịch vụ tài chính

Sau giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2001-2003, GDP thực tế năm 200 của Singapore tăng mức kỷ lục 8% GDP thực tế tăng trưởng trung bình ,1% từ năm 200 -2007 Nền kinh tế sụt giảm 0,8% trong năm 2009 do hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng lại hồi phục 14,6% trong năm 2010 và 5,3% trong năm 2011 (đứng thứ 61 toàn cầu), với sức mạnh của xuất khẩu

Trang 38

Cơ cấu kinh tế

Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng cơ cấu ngành theo GDP của Singapore năm

2010

Nguồn: http://vietbao.vn/

Có thể nói, dịch vụ chiếm tỷ trọng vô cùng lớn trong cơ cấu ngành của Singapore (73%), tiếp theo là công nghiệp (2 %), còn nông nghiệp không chiếm phần nào

- GDP: GDP tính theo sức mua tương đương (Purchase Po er Parity –

PPP) năm 2009 là 260,9 tỷ USD, năm 2010 là 298, tỷ USD, năm 2011 là

3 1,5 tỉ USD (đứng thứ 0 toàn cầu) [Bảng 1.2]

Trang 39

- 30 -

Bảng 1.2: Thu nhập quốc dân và tỷ giá hối đoái (TGHĐ) của

Singapore qua một số năm Năm GDP (Triệu USD) TGHĐ (SGD/USD)

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_Singapore, IMF

- GDP theo đầu người: Singapore là một trong những nước thu nhập

bình quân đầu người cao nhất thế giới Thu nhập bình quân đầu người của đảo quốc sư tử tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 51 00 USD/người năm 2009; 5 800 USD/người năm 2010; 59.900 USD năm 2011 (đứng thứ 5 toàn cầu)

- Lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 0, % năm 2005 lên 1, %

năm 2006 Nguyên nhân chủ yếu do giá cả tăng ở dịch vụ y tế (0,6%), giáo dục ( ,2%), dịch vụ giải trí (2,3%), giao thông - viễn thông và quần áo (2%)

Trang 40

- 31 -

Năm 200 , Chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống còn 1% Tuy nhiên, chỉ số lạm phát năm 2009 chỉ có 0,6%, nhưng sau đó tăng đột ngột lên 2,8% vào năm

2010 và tiếp tục tăng lên tới ,6% năm 2011

- Việc làm: Tỷ lệ thất nghiệp là 3, % (2006) giảm so với năm 2005 nhờ

tạo được 1 00 việc làm trong các ngành sản xuất dịch vụ trong khi số lao động mất việc là 39.500 người Năm 200 tỷ lệ thất nghiệp là 3,3%, năm

2010 giảm còn 2,2%, còn năm 2011 tiếp tục giảm còn 1,9%

- Cán cân thanh toán: Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 3, tỷ

USD, kim ngạch nhập khẩu là 2 3,2 tỷ USD; Singapore xuất siêu 30,2 tỷ USD Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 358,3 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu là 310, tỷ USD; Singapore xuất siêu ,9 tỷ USD Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 32,1 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu là 386, tỷ USD; Singapore xuất siêu 5, tỷ USD

- Nợ nước ngoài: Singapore không có nợ nước ngoài

Ngành kinh tế mũi nhọn

- Công nghiệp lọc dầu: Hiện nay, Singapore đã đầu tư hơn 1,8 tỷ USD

để phát triển ngành công nghiệp lọc dầu Singapore nhập dầu thô từ Trung Đông để tinh chế, và xuất khẩu các chế phẩm từ dầu mỏ có giá trị gia tăng cao sang các nước châu Á khác Singapore hiện là nước nhập khẩu ròng dầu mỏ, trong đó 85% được dùng để tinh chế trong nước, sau đó xuất khẩu các thành phẩm

- Công nghiệp chế tạo các thiết bị vận tải và dàn khoan dầu ngoài

khơi: Singapore đứng thứ hai sau Mỹ về sản xuất mặt hàng này

- Công nghiệp điện tử: Singapore từ lâu đã là nơi các hãng điện tử lớn

đặt văn phòng đại diện và cơ sở sản xuất Những sản phẩm thế mạnh là máy tính, điện thoại di động, thiết bị văn phòng và lưu trữ thông tin, đầu DVD, tivi

kỹ thuật số, máy quay video Nhân công trong ngành thường xuyên được đào

Ngày đăng: 17/03/2015, 12:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (2006), Các quốc gia và vùng lãnh th có quan hệ kinh tế với Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quốc gia và vùng lãnh th có quan hệ kinh tế với Việt Nam
Tác giả: Bộ kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2006
6. V Anh D ng, Khu Thị Tuyết Mai (2009), Giáo trình Kinh ế Quốc ế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh ế Quốc ế
Tác giả: V Anh D ng, Khu Thị Tuyết Mai
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
7. Nguyễn Thị Thúy Hồng (2008), Kinh tế các nước ASEAN, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế các nước ASEAN
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hồng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
9. Dương Văn Quảng (200 ), Xingapo - Đặc thù và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xingapo - Đặc thù và giải pháp
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
10. Phan Đặng Xuân Quý (200 ), Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore: hực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore: hực trạng và giải pháp
11. Nguyễn Hồng Sơn (2008), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung và lộ trình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung và lộ trình
Tác giả: Nguyễn Hồng Sơn
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2008
12. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (1999), Quan hệ Việt Nam – Singapore giai đoạn 1991 – 1998, (6), Trang 32 – 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Việt Nam – Singapore giai đoạn 1991 – 1998
Tác giả: Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Năm: 1999
13. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (2003), Vị thế của Singapore trong hợp tác nội bộ ASEAN, (4), Trang 27 – 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị thế của Singapore trong hợp tác nội bộ ASEAN
Tác giả: Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Năm: 2003
14. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (2007), Vị thế mối quan hệ Việt Nam – Singapore trong khối ASEAN từ năm 1995 đến nay, (4), Trang 36 – 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị thế mối quan hệ Việt Nam – Singapore trong khối ASEAN từ năm 1995 đến nay
Tác giả: Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Năm: 2007
15. Nguyễn Xuân Thiên (2011), Giáo trình hương ại Quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hương ại Quốc tế
Tác giả: Nguyễn Xuân Thiên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
16. Asean Economic Bulletin (2005), Assessing Singapore Export Competitiveness through Dynamic Shift – Share Analysis, No 2, p.160 – 185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessing Singapore Export Competitiveness through Dynamic Shift – Share Analysis
Tác giả: Asean Economic Bulletin
Năm: 2005
17. Asean Economic Bulletin (2008), International trade and regional Income convergence the Asean 5 Evidence, No 2, p.179 – 194 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International trade and regional Income convergence the Asean 5 Evidence
Tác giả: Asean Economic Bulletin
Năm: 2008
18. Asean Economic Bulletin (2007), Go with the gang, Asean, No 3, p.339 – 356 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Go with the gang, Asean
Tác giả: Asean Economic Bulletin
Năm: 2007
19. Southeast Asia Affairs (2010), Singapore in 2009, Braving a Grade new word, p.261 – 284 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Singapore in 2009, Braving a Grade new word
Tác giả: Southeast Asia Affairs
Năm: 2010
3. Bộ Thương mại (2001), Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2012 Khác
4. Chính phủ (2011), Quyết định số 2471/QĐ-TTg của hủ tướng Chính phủ ngày 28/12/2011 về việc phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w