Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Giáo dục tinh thần đoàn kết hình thành cho học sinh bán trú các thói quen, hành vi, thái độ tích cực thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong và
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG PTDTBT THCS BẢN HON
THUYẾT MINH SÁNG KIẾN MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TINH THẦN ĐOÀN KẾT CHO HỌC SINH BÁN TRÚ Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS BẢN HON
Nhóm tác giả: Nông Qúy Hương Ngô Thị Hiệp Phạm Minh Hạnh Nơi công tác: Trường PTDTBT THCS Bản Hon
Bản Hon, ngày 02 tháng 03 năm 2015
Trang 2I THÔNG TIN CHUNG
1 Tên sáng kiến: “Một vài kinh nghiệm giáo dục tinh thần đoàn kết cho học sinh bán trú ở trường PTDTBT THCS Bản Hon”
2 Đồng tác giả
Họ và tên: Nông Quý Hương
Năm sinh: 24/07/1975
Nơi thường trú: Bản Mới - San Thàng-TP Lai Châu – Tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại Học
Chức vụ công tác: Phó Hiệu Trưởng
Nơi làm việc: Trường PTDTBT THCS Bản Hon
Điện thoại: 0964523568
Họ tên: Ngô Thị Hiệp
Năm sinh: 27 tháng 02 năm 1967
Nơi thường trú: Tổ 8 – Phường Đoàn kết- TP Lai Châu – Tỉnh Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng
Chức vụ công tác: Tổ trưởng
Nơi làm việc: Trường PTDTBT THCS Bản Hon
Điện thoại: 01636405818
3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Giáo dục tinh thần đoàn kết hình thành cho học sinh bán trú các thói quen, hành vi, thái độ tích cực thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong
và ngoài nhà trường, chú trọng các môi trường hoạt động thường xuyên của học sinh là: ở lớp học, ở khu nội trú và với gia đình, cộng đồng xã hội
Giáo dục các em thói quen tuân thủ các quy định chung: Biết và hướng dẫn các bạn khác cùng thực hiện tốt các quy định của nhà trường, nội quy của khu nội trú, phòng ở, quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, khu nội trú; ăn, uống trong khu nội trú và phòng ở,…
Biết giúp đỡ nhau trong học tập: Tổ chức học nhóm, chia sẻ phương pháp, tài liệu, thông tin học tập; nhắc nhở, bảo ban, kèm cặp bạn học yếu; cùng nhau xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học,…
Trang 34 Thời gian áp dụng sáng kiến
Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường PTDTBT THCS Bản Hon
Địa chỉ: Bản Hon - Xã Bản Hon - Huyện Tam Đường - Lai Châu
Điện thoại:
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1 Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Trường phổ thông dân tộc bán trú thường bao gồm học sinh của nhiều dân tộc khác nhau cùng học tập, sinh hoạt và chung sống Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và củng cố vững chắc khối đoàn kết đại gia đình các dân tộc Việt Nam trong nhà trường; ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục của nhà trường, chi phối đến cá nhân học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện
Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc cho trường phổ thông dân tộc bán trú là một trong những nội dung thiết thực nhằm góp phần thực hiện có
hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
theo chỉ thị sô 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo
Sự thay đổi về các thói quen sinh hoạt hàng ngày Đó là sinh hoạt theo kế hoạch, thời gian biểu của nhà trường, đòi hỏi tính kỷ luật, tự giác cao của mỗi học sinh Sống trong môi trường nội trú, nhiều học sinh phải chấp nhận cảnh sống xa gia đình, làng bản, thiếu sự chăm sóc của cha mẹ, người thân hàng ngày Với tâm lý chung HSDT có lòng tự trọng cao, có trách nhiệm với công việc được giao, nhưng còn bảo thủ và tự ti, khó khăn khi thích nghi với hoàn cảnh mới, môi trường mới, trong sinh hoạt hàng ngày các em thường muốn được thể hiện bản thân chính vì vậy trong khu bán trú đã xảy ra hiện tượng mất đoàn kết mâu thuẫn ngày càng rõ: giữa cá nhân với cá nhân, giữa Phòng này với phòng khác, lớp này với lớp khác, dân tộc này với dân tộc khác
Trang 4Từ năm học 2012-2013 tôi đã tiến hành nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm liên quan đến công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho HS
và đã thu được một số kết quả bước đầu hết sức quan trọng Trong năm học 2014-2015 tôi lập nhóm tiếp tục nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm về công tác
bán trú ở một khía cạnh khác hơn đưa ra: “Một vài kinh nghiệm giáo dục tinh thần đoàn kết cho học sinh bán trú ở trường PTDTBT THCS Bản Hon”
nhằm bổ sung và trang bị thêm những kinh nghiệm trong công tác quản lý học sinh bán trú của nhà trường cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
2 Phạm vi triển khai thực hiện
Đề tài này được triển khai áp dụng với học sinh bán trú trường PTDTTHCS Bản Hon, xã Bản Hon
3 Mô tả sáng kiến
a Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa diện mạo kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi đã có nhiều thay đổi to lớn Chính vì vậy, trình độ dân trí của đồng bào các DTTS, đặc biệt là lớp trẻ ngày càng được nâng cao Nhiều học sinh DTTS đã có ý thức sâu sắc về con người và cuộc sống; có trách nhiệm với cộng đồng; bắt nhịp được với cái mới, cái tiến bộ, từng bước loại bỏ dần những tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu; có ý thức phấn đấu, có khả năng tư duy tốt, bắt nhịp nhanh với những thay đổi của thực tiễn, của thời đại, của khoa học công nghệ,…Một bộ phận trẻ em DTTS có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của điều kiện sống và môi trường sống Bên cạnh đó, trong điều kiện xã hội hiện nay do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và lợi ích vật chất trước mắt, nên cũng có một số em lại có những tâm lý, tính cách tiêu cực, biểu hiện như: Tâm lý ỷ lại, ích kỷ; tư tưởng tự cho mình có quyền được hưởng về mọi chế độ, chính sách, gây gổ xích mích với nhau, đánh nhau gây mất đoàn kết, không chịu cố gắng phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường
Trong những năm qua, nhà trường cũng đã có nhiều giải pháp để tuyên truyền giáo dục ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức cho học sinh,
Trang 5Tuy nhiên, do đặc thù của từng dân tộc, từng cá nhân học sinh và cách giáo dục của mỗi giáo viên khác nhau, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa thực sự
có uy tín và cũng chưa thật sự tạo được lòng tin đối với học sinh nên việc giáo dục tư tưởng đạo đức đối với các em chưa thật hiệu quả Đa số học sinh đã quen với nếp sống, sinh hoạt của gia đình, chưa có tinh thần tập thể tự ti, ý thức điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực còn hạn chế
b Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
* Tính mới
HS có hành động thiết thực trong cộng đồng, biết điều chỉnh hành vi hướng dẫn các bạn khác tự chăm sóc bản thân như: vệ sinh cá nhân, giặt, phơi, gấp chăn, màn quần áo; sử dụng, bảo quản dụng cụ, trang thiết bị trong phòng ở khu nội trú; tự chăm sóc sức khỏe và phòng tránh dịch bệnh; phòng tránh tệ nạn
xã hội ……Biết quan tâm, động viên lúc bạn bè hoặc gia đình của bạn có chuyện buồn; thăm hỏi, chăm sóc bạn bè lúc ốm đau, nằm viện điều trị,…
Không e ngại phân biệt dân tộc, nơi cư trú cùng nhau tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, hoạt động TDTT, ngày tết dân tộc, tìm hiểu văn hóa các dân tộc, cùng nhau đọc sách, xem báo, xem ti vi,…
Cùng nhau tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động công ích, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn; lao động phục vụ cuộc sống: lao động
tự phục vụ, lao động sản xuất cải thiện đời sống, lao động cải tạo cảnh quan môi trường
Các em biết phê phán những hành vi gây mất đoàn kết, phân biệt dân tộc chia bè chia phái trong nhà trường cũng như ngoài xã hội
* Cách thức thực hiện
Trong trường học dù là trường THCS hay trường PTDTBT THCS đối tượng giáo dục vẫn luôn là học sinh, tuy nhiên khả năng nhận thức và học sinh
là người dân tộc thì mỗi trường lại có một đặc thù riêng vì vậy cần phải lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục cần phù hợp và hiệu quả Lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp để từng bước xây dựng cho thế hệ trẻ ý thức tập thể sống hòa nhập với cộng đồng từ gia đình, trường học và rộng ra toàn xã hội Cụ thể:
Trang 6Tăng cường giáo dục cho học sinh ý thức công dân, ý thức trách nhiệm với cọng đồng, quê hương, lòng tự tôn và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Trang
bị cho các em kỹ năng ứng xử, xử lý tốt mối quan hệ giữa cá nhân với từng cá nhân, với tập thể và cộng đồng, biết đặt lợi ích của tập thể, xã hội lên trên lợi ích của cá nhân, biết hi sinh cái riêng để phục vụ cái chung
Hình thành ở các em tình cảm thương yêu, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong học tập và sinh hoạt, lúc hoạn nạn khó khăn với ý thức tự nguyện Chính
sự đoàn kết thống nhất này là động lực quan trọng để thế hệ các em từng bước trưởng thành, là tiền đề để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc sau này
Trong hoạt động của nhà trường chúng tôi đã lựa chọn các hoạt động tập thể vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động tự phục vụ, lao động sản xuất cải thiện cuộc sông, … để các em chia sẻ, gắn kết, thân thiện và yêu thương giúp
đỡ lẫn nhau như anh em trong một nhà Tổ chức hội thi chúng em yêu múa hát tập thể thu hút đông đảo học sinh tham gia nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp để tăng thêm hiệu quả của quá trình giáo dục
Trong hoạt động đội nhóm chúng tôi khéo léo kết hợp với tổng phụ trách đội thông qua các hoạt động tập thể vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động tự phục vụ, lao động sản xuất cải thiện cuộc sông, … để các em chia sẻ, gắn kết, thân thiện và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau như anh em trong một nhà
Trang 7Tham mưu cho hiệu trưởng tổ chức “Tết dân tộc” của trường phổ thông dân tộc bán trú với các nội dung, hoạt động phong phú đa dạng hướng dẫn các
em các kỹ năng sống: dạy các em gói bánh chưng, chế biến món ăn ngày tết các
em rất hào hứng vui vẻ và nhiệt tình
+ Giáo dục tinh thần đoàn kết cho HSBT trong nhà trường chúng tôi luôn chú ý những đặc điểm tâm lý xã hội và nhận thức của học sinh dân tộc
Học sinh dân tộc thiểu số có tình cảm chân thực, mộc mạc, yêu ghét rạch ròi, song biểu hiện rất thầm kín ít bộc lộ Các em rất gắn bó với gia đình, bản làng và người thân của mình Các em rất coi trọng tình cảm và thường giải quyết các vấn đề bằng tình cảm Các em sống hồn nhiên, giản dị, chất phác, thật thà,
có quan hệ trung thực với mọi người và mong muốn có quan hệ chân thành, được tôn trọng trong mọi trường hợp
Học sinh dân tộc có lòng tự trọng cao, có trách nhiệm với công việc được giao, nhưng còn bảo thủ và tự ti, khó khăn khi thích nghi với hoàn cảnh mới, môi trường mới Các em ưa thích lối tư duy với sự vật, hình ảnh cụ thể gần gũi với đời sống của mình Tuy nhiên, các em dễ thừa nhận điều người khác nói, ít
đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến hoặc hậu quả của sự vật, hiện tượng Tính linh hoạt mềm dẻo trong tư duy, khả năng thay đổi giải pháp, thay đổi dự kiến cho phù hợp với hoàn cảnh còn chậm Năng lực phân tích, tổng hợp và khái quát ở các em còn hạn chế, thiếu toàn diện
Trang 8Học sinh bán trú xa gia đình sống trong môi trường tập thể, trường học là ngôi nhà thứ hai của các em vì vậy các em thường dễ dàng nghe theo những người mình đã tin cậy, đặc biệt là giáo viên Khi các em đã tin, các em thường quyết tâm thực hiện cho được những công việc giáo viên giao, nhiều khi các em còn bắt chước tác phong, cử chỉ, ngôn ngữ,… của giáo viên Vì vậy, giáo viên phải luôn gần gũi, đi sâu, đi sát giúp đỡ các em, cố gắng cảm hóa các em bằng
sự tận tình chăm sóc của mình; đồng thời cũng cố gắng gương mẫu về mọi mặt
để dành cho được sự tin yêu của các em, từ đó phát huy tác dụng của mình
Một bộ phận trẻ em DTTS có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của điều kiện sống và môi trường sống Bên cạnh đó, trong điều kiện xã hội hiện nay do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và lợi ích vật chất trước mắt, nên cũng có một số em có những tâm lý, tính cách tiêu cực, biểu hiện như: Tâm lý ỷ lại, ích kỷ, dựa thế người thân; tư tưởng tự cho mình có quyền được hưởng về mọi chế độ, chính sách,… vì vậy không chịu cố gắng phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng,…
4 Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Khi áp dụng những kinh nghiệm giáo dục tinh thần đoàn kết cho học sinh bán trú trong nhà trường sự nhận thức của các em đã thay đổi rõ rệt, các em đã
có ý thức sâu sắc về con người và cuộc sống; có trách nhiệm với cộng đồng; hình thành cho các em thói quen, hành vi, thái độ tích cực thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong và ngoài nhà trường, chú trọng các môi trường hoạt động thường xuyên của học sinh là: ở lớp học, ở khu nội trú và với gia đình, cộng đồng xã hội
Các em tuân thủ tốt các quy định chung: Biết và hướng dẫn các bạn khác cùng thực hiện tốt các quy định của nhà trường, nội quy của khu nội trú, phòng
ở, quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, khu nội trú; ăn, uống trong khu nội trú và phòng ở,… Biết giúp đỡ nhau trong học tập: Tổ chức học nhóm, chia sẻ phương pháp, tài liệu, thông tin học tập; nhắc nhở, bảo ban, bạn học yếu cùng nhau xây dựng và thực hiện kế hoạch của nhà trường
5 Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Trang 9Kinh nghiệm này đã được áp dụng hiệu quả với học sinh bán trú trường PTDTBT THCS Bản Hon Có thể áp dụng rộng rãi với học sinh bán trú các trường trong toàn huyện
6 Kiến nghị, đề xuất
+ Phòng GD&ĐT Tam Đường
Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về công tác bán trú cho giáo viên
Tổ chức các cuộc thi văn hóa văn nghệ, TDTT cho học sinh bán trú trong toàn huyện
7 Tài liệu kèm: Không có
Trên đây là nội dung, hiệu quả do chính tôi thực hiện không sao chép hoặc vi phạm bản quy n./.ền./
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Hiệu trưởng
Vũ Đình Bền
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Nông Quý Hương Ngô Thị Hiệp Phạm Minh Hạnh