Những kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 (Trang 77)

7. Kết cấu của luận văn

3.4. Những kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật

và hàng thừa kế

Qua việc phân tích các quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế, thấy được những bất cập về diện và hàng thừa kế. Tác giả luận văn đã nhận thấy có những thiếu sót trong các văn bản pháp luật thừa kế nói chung, những thiếu sót trong các quy định về hàng thừa kế nói riêng và những ảnh hưởng không nhỏ của một số yếu tố khách quan khác. Tác giả luận văn xin đề xuất một số ý kiến để hoàn thiện các quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế.

Thứ nhất: Đưa khái niệm diện thừa kế thành một điều trong chương thừa kế của BLDS.

Trong các văn bản pháp luật của chúng ta chưa có một quy định cụ thể nào quy định khái niệm “diện thừa kế”. Các tài liệu, giáo trình mà các tác giả viết chỉ nêu khái niệm diện thừa kế trên cơ sở phân tích tổng thể các văn bản pháp luật từ trước đến nay như Pháp lệnh thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và phân tích các điều luật như Điều 676 người thừa kế

theo pháp luật; Điều 678 quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ; Điều 679 quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế từ đó đúc kết lại thành một khái niệm chung nhất. Song không phải bất cứ ai cũng có thể hiểu được diện thừa kế là gì? Những ai thuộc diện thừa kế theo pháp luật? Điều này, đòi hỏi một sự cần thiết phải đưa vào BLDS một điều luật riêng quy định về diện thừa kế, vị trí của nó có thể đặt trước Điều 676 người thừa kế theo pháp luật. Nội dung của điều luật có thể như sau:

Tên của điều luật: Diện những người thừa kế theo pháp luật.

Nội dung của điều luật: Diện những người thừa kế theo pháp luật là tất cả những người có thể được hưởng di sản của người chết để lại theo quy định của pháp luật. Những người này là những người có một trong các mối quan hệ sau với người chết những người có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với người đã chết.

Thứ hai: Nhà nước cần thiết phải ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn xử lý và giải quyết dứt điểm các quan hệ tranh chấp còn tồn tại về diện và hàng thừa kế. Diện những người hưởng thừa kế theo pháp luật dựa trên ba mối quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Theo đó, nó liên quan trực tiếp đến nhiều ngành luật như Luật HNGĐ, Luật Nuôi con nuôi. Vì vậy, khi ban hành các văn bản pháp luật để hướng dẫn giải quyết các trường hợp về thừa kế thì cần nghiên cứu đồng bộ tất cả những văn bản có liên quan để có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn.

Một là, Cần phải quy định cụ thể hơn về trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 1 mục 2 của Nghị quyết số 01/ 2003/ NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình. Điểm b, Khoản 1 Nghị quyết số 01 quy định:

03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo qui định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003; do đó cho đến trước ngày 01/01/2003 mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên chồng hoặc vợ còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo qui định của pháp luật về thừa kế. Trong trường hợp sau ngày 01/01/2003 họ vẫn chưa đăng ký kết hôn mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước và có tranh chấp về thừa kế thì trong khi chưa có qui định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tùy từng trường hợp mà toà án xử lý như sau:

- Nếu chưa thụ lý vụ án thì không thụ lý.

- Nếu đã thụ lí vụ án và đang giải quyết thì ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Với qui định tại điểm b nêu trên thì trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/ 01/1987 đến ngày 01/01/2001 có đủ điều kiện kết hôn mà chưa đi đăng ký kết hôn nếu đến trước ngày 01/01/2003 mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật thừa kế. Điều này hoàn toàn hợp lý. Nhưng trong trường hợp sau ngày 01/ 01/2003 họ vẫn chưa đăng ký kết hôn mà có một bên vợ hoặc chồng chết và có tranh chấp về thừa kế thì chờ qui định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cách giải quyết. Điều này lại không phù hợp với qui định tại Nghị quyết số 35/ 2000/ QH 10 ngày 09/6/2000 hướng dẫn thực hiện Luật HNGĐ năm 2000, từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đi đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng. Nếu pháp Luật HNGĐ đã không công nhận họ là vợ chồng thì trong trường hợp này Nghị quyết số 01/ 2003/ NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 cũng nên qui định họ không phải là vợ chồng hợp pháp nên không được hưởng thừa kế của nhau. Nếu như quy định như vậy thì Nghị quyết số 01/ 2003/ NQ-HĐTP

ngày 16/4/2003 và Nghị quyết số 35/ 2000/ QH 10 ngày 09/6/2000 sẽ có sự thống nhất với nhau và phù hợp hơn với tình hình thực tế.

Hai là, Cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về trường hợp những người thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học. Với thực tế hiện nay việc sinh con theo phương pháp khoa học là một đòi hỏi tất yếu, khách quan trong xã hội. Vấn đề công nhận cha cho những đứa trẻ được sinh ra theo phương pháp này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để vấn đề này được giải quyết một cách chính xác, thấu tình, đạt lý đòi hỏi những quy định của pháp luật phải được ban hành nhanh chóng và thật cụ thể thì mới giải quyết được những vấn đề phát sinh.

Thứ ba, Cần có văn bản hướng dẫn về mối quan hệ giữa con riêng với

cha dượng, mẹ kế làm cơ sở cho việc xem xét họ có được hưởng thừa kế di sản của nhau hay không? BLDS năm 2005 quy định con nuôi và cha mẹ nuôi được hưởng thừa kế của nhau; con riêng và cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau. Tuy nhiên, với việc BLDS năm 2005 quy định về quyền thừa kế di sản của con nuôi với cha mẹ nuôi và thừa kế giữa con riêng với cha dượng mẹ kế lại không có bất cứ một văn bản nào hướng dẫn cụ thể để xác định thế nào là có quan hệ chăm sóc lẫn nhau như cha con, mẹ con. Nếu như trường hợp chỉ có sự chăm sóc, nuôi dưỡng một chiều giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng thì có được hưởng thừa kế của nhau hay không? Với việc chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về trường hợp cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ của chồng được hưởng thừa kế di sản của nhau điều này khiến thực tiễn xét xử các vụ án thừa kế liên quan đến loại quan hệ này gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh giá thế nào là chăm sóc, thế nào là nuôi dưỡng? Mức độ chăm sóc, nuôi dưỡng như thế nào là đủ để chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế của con riêng đối với cha dượng, mẹ kế

và ngược lại của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp họ ở cùng với nhau có khác biệt gì so với trường hợp họ không ở cùng với nhau? Điều này rất cần được hướng dẫn bằng các văn bản dưới luật để có sự áp dụng thống nhất trong quá trình giải quyết các vụ án thuộc loại quan hệ này tại các cấp tòa án.

Thứ tư, Cần có văn bản hướng dẫn về việc con nuôi được hưởng thừa

kế thế vị trong trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản và con riêng được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha dượng, mẹ kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản được quy định tại Điều 678 và Điều 679 BLDS năm 2005.

Điều 677 BLDS năm 2005 qui định: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Trên cơ sở quy định của các điều luật đã nêu người con nuôi và người con riêng nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì ngoài việc được hưởng di sản thừa kế của cha nuôi, mẹ nuôi; của cha dượng, mẹ kế còn được thừa kế di sản theo qui định tại Điều 677 (thừa kế thế vị).

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là:

- Về quan hệ thừa kế thế vị giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi theo quy định của BLDS năm 2005, thì trường hợp thừa kế thế vị chỉ đặt ra trong trường hợp người con nuôi đó sinh con đẻ hay cả trường hợp người con nuôi đó không có con đẻ mà chỉ có con nuôi? Nghĩa là, pháp luật cho phép con đẻ của người con nuôi được thừa kế thế vị hay con nuôi của người con nuôi cũng

được thừa kế thế vị không nhất thiết phải là con đẻ của con nuôi. Trường hợp chắt được hưởng thừa kế thế vị cũng đặt ra trường hợp tương tự như trường hợp của cháu.

- Về thừa kế thế vị giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế cũng đặt ra trường hợp như đối với con nuôi. Nếu như được thừa kế thế vị thì con đẻ của người con riêng được thừa kế thế vị hay con nuôi của người con riêng được thừa kế thế vị phần di sản mà cha hoặc mẹ của chúng sẽ được hưởng nếu còn sống. Cũng trong hoàn cảnh như nêu trên xảy ra đối với trường hợp là chắt thì sẽ được giải quyết như thế nào?

Pháp luật dân sự Việt Nam quy định những trường hợp này được hưởng thừa kế thế vị nhưng thực tế lại chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể vì vậy cần thiết phải có văn bản hướng dẫn về vấn đề này để áp dụng một cách thống nhất.

Thứ năm, Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật nói chung, pháp luật về thừa kế nóiriêng.

Luật HNGĐ là một văn bản pháp luật có quan hệ mật thiết với các văn bản pháp luật quy định về thừa kế như BLDS. BLDS đã có những quy định về thừa kế trong một chương riêng điều này tạo sự thuận lợi và áp dụng một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhận thức pháp luật của một số tầng lớp nhân dân trong xã hội còn thấp, văn bản pháp luật còn chưa hướng dẫn chi tiết cụ thể khiến những quy định của pháp luật chưa đi vào thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Chính vì những lý do đó mà ngoài việc phải nâng cao chất lượng của các văn bản pháp luật thì nhà nước ta cũng cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật về thừa kế nói riêng trong mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là ở khu vực nông thôn và miền núi. Hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dạng có thể thông qua báo

chí, truyền hình hay trên các đài phát thanh, thậm chí là phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật....

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật sẽ giúp cho việc nhận thức pháp luật trong nhân dân cao hơn. Khi nhận thức pháp luật của người dân được nâng lên thì các tranh chấp về thừa kế sẽ giảm và ít phức tạp hơn.

KẾT LUẬN

BLDS năm 2005 ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới vượt bậc đối với pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về thừa kế nói riêng. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của xã hội, của đời sống kinh tế những quy định ấy vẫn phát sinh những bất cập cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế còn nhiều trường hợp xác định chưa đúng về diện và hàng thừa kế còn bỏ xót những người trong diện này. Chính vì lẽ đó, vấn đề xác định chính xác những người trong diện và hàng thừa kế có một ý nghĩa pháp lý đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu về diện và hàng thừa kế sẽ cho chúng ta một cái nhìn chính xác hơn, xác định đúng những người trong diện này và thứ tự ưu tiên của các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật. Xác định đúng diện và hàng thừa kế sẽ giúp các Thẩm phán giải quyết các tranh chấp về thừa kế một cách chính xác nhất, tạo nên sự tin tưởng trong nhân dân. Giúp người dân hiểu rõ về diện và hàng thừa kế để bảo vệ quyền lợi của bản thân và những người khác trong gia đình.

Qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự về thừa kế tác giả luận văn có một cái nhìn chính xác hơn về những người trong diện và hàng thừa kế từ đó thấy được những bất cập còn tiềm ẩn trong thực tiễn và ở những quy định của pháp luật. Theo đó, tác giả đưa ra những kiến nghị, sửa đổi, góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931. 2. Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936.

3. Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp năm 1998, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ luật Dân sự và Thương mại IRan, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995. 6. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005. 7. Bộ luật dân sự Nhật Bản năm 1995.

8. Bộ Tư pháp (1956), Thông tư số 1742-BNC ngày 18/9 quy định một số vấn đề về thừa kế, Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp (1998), Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, Hà Nội.

10. Bộ Tư pháp (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Chính phủ (1950) Sắc lệnh số 97/ SL của Chủ tịch nước ngày 22/5 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong Dân luật.

12. Chính phủ (1960), Sắc lệch số 02/SL của Chủ tịch nước ngày 13/1 về việc công bố Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 29/12/1959, Hà Nội. 13. Chính phủ (1998), Nghị định số 83/NĐ-CP ngày 10/10 về đăng ký hộ

tịch, Hà Nội.

14. Chính phủ (2000), Chỉ thị số 15/2000 ngày 9/8 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Hà Nội. 15. Chính phủ (2000), Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 03/10 quy định chi tiết

về thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Hà Nội.

16. Chính phủ (2001), Nghị định số 77/NĐ-CP ngày 22/10 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10, Hà Nội.

17. Chính phủ (2003), Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 12/2 về sinh con theo phương pháp khoa học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)