Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Nhật Bản

Một phần của tài liệu Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1.Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Nhật Bản

Bộ luật Dân sự Nhật Bản bắt đầu được soạn thảo từ năm đầu tiên của triều Đại Meyji (1868 - 1912) và có hiệu lực từ năm 1889. BLDS Nhật Bản bao gồm các quy định về quyền tài sản, nghĩa vụ hôn nhân và gia đình và thừa kế" [39, tr.81].

Thứ nhất, là qui định về hàng thừa kế: Bộ luật dân sự Nhật Bản qui định về hàng và bậc thừa kế ưu tiên hưởng di sản theo quan hệ huyết thống trực hệ bề dưới, trực hệ bề trên rồi mới đến bàng hệ. Điều 887 BLDS Nhật bản đã nêu rõ con của người để lại di sản là người thừa kế ngoài ra theo điều này còn nói rõ nếu con của người để lại di sản chết trước, bị mất quyền thừa kế trước thời điểm mở thừa kế do bị rơi vào các qui định ở Điều 891 (Qui định về những người không được hưởng thừa kế) hoặc do quyết định của tòa án thì con cái của người đó được hưởng thừa kế thay. Qui định này có điểm tương đồng với qui định về thừa kế thế vị ở nước ta là con được hưởng di sản thừa kế thế vị khi cha mẹ của con chết trước hoặc cùng thời điểm với ông bà, nhưng cũng có điểm khác là đối với những người không được quyền hưởng thừa kế thì con cháu của người đó vẫn được hưởng. Như vậy, tổng hợp từ hai điều luật Điều 887 và Điều 888 BLDS Nhật Bản ta có thể xác định được hàng thừa kế theo qui định của pháp luật Nhật Bản:

Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Con (cháu) trực hệ. Hàng thừa kế này được quy định mang tính chất theo bậc và được thể hiện trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản hoặc người con đó bị mất quyền hưởng di sản trước thời điểm mở thừa kế, thì con (cháu) của người đó sẽ là người thừa kế trong hàng [7].

Hàng thừa kế thứ hai bao gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ bề trên, với điều kiện giữa những người đứng ở mức độ khác nhau trong mối quan hệ huyết thống, thì người nào gần hơn sẽ được ưu tiên hưởng di sản.

Hàng thừa kế thứ ba gồm anh, chị, em ruột của người để lại di sản

Thứ hai, là về mối quan hệ hôn nhân.Khác với luật Việt Nam, trong BLDS Nhật Bản ta có thể thấy rõ vợ(chồng) của người chết không được liệt vào hàng nào trong ba hàng thừa kế nêu trên. Theo Điều 890 BLDS Nhật bản: “Vợ chồng của người để lại thừa kế trở thành người thừa kế trong mọi trường hợp”. Trong trường hợp có bất cứ người nào trở thành người thừa kế phù hợp với các qui định của ba điều trên thì trật tự thừa kế của vợ (chồng) sẽ ngang hàng với người đó. Theo điều này thì nếu người thừa kế là các con của người chết thì người vợ (chồng) sẽ được tính là người thừa kế cùng hàng các con. Nếu người chết không có con thì vợ (chồng) sẽ được tính cùng hàng với những người thân trực hệ theo qui định hoặc cùng hàng với anh chị em ruột.

Thứ ba, là sự khác biệt về qui định về chia thừa kế giữa những người cùng hàng. Ở Việt Nam những người cùng hàng được chia di sản ngang bằng nhau nhưng theo Điều 900 BLDS Nhật Bản thì việc chia thừa kế cùng hàng nếu có từ hai người thừa kế cùng hàng trở lên sẽ được qui định như sau: Khi vợ chồng, con cái là những người thừa kế cùng hàng thì vợ chồng được 1/3, con cái được 2/3. Khi vợ chồng và người thân trực hệ phía dưới là người thừa kế thì mỗi người được một nửa. Khi vợ chồng và anh chị em ruột là người thừa kế thì vợ chồng được 2/3 còn anh chị em ruột được 1/3. Nếu có nhiều con cái hoặc người thân trực hệ bề trên hoặc nhiều anh chị em ruột thì các phần chia thừa kế sẽ bằng nhau.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định phân biệt phần của con không hợp pháp chỉ bằng 1/2 phần được hưởng của anh, chị, em cùng cha mẹ đối với người để lại di sản.

Như vậy, ta có thể thấy rõ dù trong bất kì trường hợp nào nếu người vợ chồng còn sống thì họ sẽ được nhận một phần tài sản tương đối lớn so với những người khác. Chứng tỏ pháp luật Nhật Bản coi trọng mối quan hệ hôn

nhân hơn Việt Nam rất nhiều điều này khiến cho mối quan hệ vợ chồng càng trở nên thiêng liêng, gắn bó hơn khi nó ràng buộc chặt chẽ vào quan hệ thừa kế. Cũng theo Điều 900 này thì phần của con không hợp pháp sẽ bằng ½ phần của con hợp pháp; Anh chị em cùng cha khác mẹ cùng mẹ khác cha sẽ bằng ½ anh chị em cùng cha cùng mẹ đối với người thừa kế. Đây cũng là một điểm đáng lưu ý vì theo luật Việt Nam chỉ có anh chị em ruột được quyền hưởng thừa kế của nhau, anh chị em nuôi dù hợp pháp cũng không được hưởng. Anh chị em ngoài giá thú dù không hợp pháp theo pháp luật vẫn được hưởng thừa kế phần di sản của cha mẹ bằng nhau.

Một phần của tài liệu Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 (Trang 28)