7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Hàng thừa kế thứ nhất
BLDSnăm 2005 tại Điều 676 quy định hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Theo quy định của BLDS năm 2005 diện những người thừa kế theo pháp luật đã được ghi nhận đầy đủ trong hàng thừa kế thứ nhất. Xét trên quan
hệ huyết thống hàng thừa kế thứ nhất gồm cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ; theo quan hệ nuôi dưỡng hàng thừa kế thứ nhất gồm con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi; theo quan hệ hôn nhân hàng thừa kế gồm vợ, chồng.
BLDS năm 2005 và các văn bản pháp luật trước đây đều quy định con cái được hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất di sản của cha mẹ. Luật HNGĐ năm 2000 cũng chỉ rõ cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con. Khi cha mẹ chết thì các con không kể con đẻ, con nuôi đều được hưởng phần di sản ngang bằng nhau và ngược lại cha mẹ cũng được hưởng thừa kế di sản của con mình không kể là cha mẹ đẻ hay cha mẹ nuôi.
- Con đẻ bao gồm con trong giá thú, con ngoài giá thú. Ngay trong Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và tại mục b Điều 4 Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19-10-1990 quy định: "Con trong giá thú hay con ngoài giá thú của một ng- ười đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người đó" [58].
Người vừa có con trong giá thú, vừa có con ngoài giá thú là người thừa kế thứ nhất của tất cả các con của mình.
- Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan có thẩm quyền đăng ký. Theo quy định tại Điều 678 BLDS năm 2005 con nuôi, cha mẹ nuôi cũng được thừa kế di sản của nhau dựa trên quan hệ nuôi dưỡng. Những trường hợp nuôi con nuôi được pháp luật thừa nhận thì con nuôi và cha mẹ nuôi mới được hưởng thừa kế di sản của nhau. Pháp luật Dân sự cũng quy định người đã làm con nuôi người khác ngoài việc được hưởng di sản của cha mẹ nuôi còn được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ đẻ mình.
Cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất vợ chồng được hưởng di sản thừa kế của nhau khi một bên chết trước, pháp luật ngày càng ghi nhận và đánh giá cao quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng điều đó là thực sự phù hợp với thực tế cuộc sống. Với những quan hệ vợ chồng được xác lập hợp pháp hoặc được
pháp luật thừa nhận thì vợ chồng là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau và còn được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 669 BLDS năm 2005.
Vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vẫn được hưởng thừa kế di sản của nhau.
Vợ hoặc chồng đã kết hôn với người khác vẫn được hưởng thừa kế di sản của chồng hoặc vợ đã chết trước nếu vào thời điểm mở thừa kế quan hệ hôn nhân của họ đang tồn tại hợp pháp. Như vậy, người vợ góa, chồng góa đã kết hôn với ngươi khác vẫn được hưởng di sản mà chồng cũ hoặc vợ cũ đã chết.
So với các văn bản trước đây việc ghi nhận người vợ thuộc diện thừa kế của người chồng và nằm trong hàng thừa kế thứ nhất là quy định hết sức phù hợp của BLDS năm 2005, địa vị của người phụ nữ trong xã hội không còn bị coi nhẹ như thời kỳ phong kiến trước đây và để bảo vệ quyền lợi cho người vợ, người chồng còn sống có thể đảm bảo chắc chắn hơn cho cuộc sống và có thể có một khoảng thời gian để ổn định cuộc sống khoản 3 Điều 31 Luật HNGĐ năm 2000 quy định:
“Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa chia di sản trong một thời gian nhất định; nếu hết thời hạnTòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế”[24].
Như vậy, việc chia di sản thừa kế nhằm đảm bảo quyền lợi của những người thân trong gia đình, nhưng việc chia di sản đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của một bên còn sống và gia đình, làm gia đình và bên còn
sống không thể duy trì cuộc sống một cách bình thường, có thể là do mất chỗ ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để duy trì thu nhập hoặc các lý do chính đáng khác thì bên còn sống có thể yêu cầu Tòa án hoãn việc chia di sản trong một thời gian. Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định thời hạn là ba năm và khi bên còn sống kết hôn với người khác thì coi như thời hạn hết hiệu lực. Cũng trong Nghị định này bên còn sống chỉ có quyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản đó và phải bảo quản, giữ gìn di sản như tài sản của mình.
Với những quy định về hàng thừa kế thứ nhất trong BLDS năm 2005 đã cho thấy những quy định hết sức đúng đắn và phù hợp của những nhà làm luật về diện và hàng thừa kế. Trước đây, trong Sắc lệnh số 97tại Điều 10 và Điều 11 chỉ quy định gián tiếp hàng thừa kế thứ nhất và chỉ có một hàng thừa kế duy nhất là vợ góa, chồng góa, các con của người để lại di sản, Sắc lệnh chưa giải quyết và quy định đầy đủ các quan hệ thừa kế khác trong xã hội thì đến Pháp lệnh thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 đều quy địnhhàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi của người chết đã giải quyết triệt để, quy định và xếp đầy đủ diện những người thừa kế có quan hệ gần gũi nhất với người để lại di sản vào hàng thừa kế thứ nhất.