Nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạngthể hiện qua các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động,nghiên cứu khoa học v.v…
Trang 1KHOA HÓA HỌC - -
TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG DẠY HỌC
Đề tài:
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều HVTH: Phạm Thị Hiền
Lớp: LL&PPDH Hóa học–Khóa 23
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2013
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Mục tiêu chung và vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 3
1.3 Các loại hình của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 5
1.4 Sự phân bố thời lượng và nội dung chung trình của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở THPT 7
Chương 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 8
2.1 Những phẩm chất và kĩ năng cần có của người giáo viên 8
2.2 Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 9
2.3 Một số phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 11
2.3.1 Phương pháp thảo luận 11
2.3.2 Phương pháp đóng vai 12
2.3.3 Phương pháp giải quyết vấn đề 13
2.3.4 Phương pháp xử lí tình huống 13
2.3.5 Phương pháp giao nhiệm vụ 14
2.3.6 Phương pháp trò chơi 14
2.3.7 Phương pháp diễn đàn 15
2.4 Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 15
Chương 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CÓ NỘI DUNG HÓA HỌC 16
3.1 Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học 16
3.2 Các nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học 16
3.3 Các hình thức hoạt động có gắn hóa học thường được sử dụng 17
3.4 Quy trình thiết kế hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học 18
3.5 Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học theo chủ đề tháng 19
3.6 Ví dụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học theo chủ đề tháng 21
KẾT LUẬN 25
TÓM TẮT 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 3MỞ ĐẦU
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp(HĐGDNGLL) là một trong những nộidung giáo dục toàn diện học sinh Với mục đích tiếp nối hoạt động dạy học trên lớpnhằm khắc sâu các bộ môn văn hóa bằng cách tổ chức ngoài giờ học Từ đó giúp các
em trang bị đầy đủ khả năng để có thể hòa nhập với xã hội
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những mảng hoạt động giáo dục quantrọng ở nhà trường phổ thông Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khóa,góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sángtạo của học sinh Nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạngthể hiện qua các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động,nghiên cứu khoa học v.v… nhờ đó các kiến thức tiếp thu được ở trên lớp có cơ hộiđược áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú họctập
HĐGDNGLL là một trong ba họat động quan trọng, là bộ phận hợp thành củaquá trình giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục – đào tạo của nhà trường:
+ Họat động dạy-học trên lớp
+ Họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp
+ Họat động giáo dục lao động kỹ thuật, hướng nghiệp và dạy nghề
HĐGDNGLL góp phần hình thành cho học sinh ý thức XH, lối sống, nếp sống,biết xử lý tốt các mối quan hệ XH; Củng cố,mở rộng,phát triển,nâng cao hiệu qủanhững tri thức, thái độ, kỹ năng tiếp thu được ở trên lớp, giúp học sinh tin tưởng, tíchcực trong việc học tập, lĩnh hội tri thức;Tạo điều kiện thực hành, rèn luyện thông quahọat động cụ thể có sự hướng dẫn của thầy cô
Trang 4 Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang
Mọi hoạt động trí – đức dục của học sinh do giáo viên tổ chức, được sự hỗ trợ của các đoàn thể thanh thiếu niên và xã hội, nằm ngoài chương trình và
kế hoạch dạy học, diễn ra ngoài các bài học trên lớp thì gọi là công tác ngoạikhóa hay công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.2 Mục tiêu chung và vai trò của HĐGDNGLL [5,11]
1.2.1 Mục tiêu chung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
HĐGDNGLL ở trường THPT giúp cho HS:
- Bổ sung, củng cố, mở rộng, nâng cao và vận dụng các kiến thức họcđược trên lớp;
- Nâng cao nhận thức về các giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức củadân tộc và nhân loại;
- Tiếp thu các giá trị khoa học công nghệ và tư tưởng văn hóa tiến bộ củathế giới;
- Tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau trong xã hội và nâng cao khảnăng định hướng nghề nghiệp cho bản thân;
HĐGDNGLL giúp cho HS củng cố và rèn luyện được các kĩ năng sau:
- Kĩ năng thực hiện các hoạt động sống;
- Kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm;
- Kĩ năng tổ chức và quản lý;
Trang 5- Kĩ năng nhận xét và đánh giá;
- Kĩ năng tự điều chỉnh và thích ứng
- Hướng cho HS biết yêu quí cái tốt, cái đẹp, biết ghét cái xấu, cái lỗi thời;
- Mong muốn vươn lên trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành người công dântốt
1.2.2 Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Vai trò của HĐGD NGLL được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Là một HĐGD cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, cótổ chức, được tiến hành xen kẽ với chương trình dạy học và diễn ra trong suốtnăm học kể cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quátrình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc
Là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thựctiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thànhtình cảm, niềm tin đúng đắn ở HS
Góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em Là điều kiện tốt nhất để HS phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ độngCủa các em trong quá trình học tập và rèn luyện
Vừa củng cố, bổ sung kiến thức đã học, vừa phát triển các kĩ năng cơ bản của
HS phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của giáo dục và đòi hỏi của xã hội
Thu hút và phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục, góp phần quantrọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
- Mặt khác, hoạt động NGLL còn có ảnh hưởng tích cực đến kĩ năng tổ chức và quản lý thời gian của HS Các hoạt động này chiếm mất một số buổi trong thời khóa biểu của HS, trong khi nhiệm vụ chính của họ vẫn là học tập Để có thể tham gia được các hoạt động mà họ yêu thích, HS phải biết sử dụng thời gian một cách hiệu quả, lập kế hoạch cá nhân một cách hợp lý nhất để có thể hoàn thành được mọi nhiệm vụ
Với vai trò như vậy, HĐGD NGLL thực sự là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục ở trường THPT, cùng với hoạt động dạy và học trên lớp là một quá
Trang 6trình gắn bó, thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
1.3 Các loại hình của HĐGDNGLL
Sinh hoạt lớp hàng tuần theo chủ đề giáo dục
Giờ sinh hoạt dưới cờ
Lễ kỉ niệm
Sinh hoạt câu lạc bộ
Hoạt động TDTT
Sinh hoạt chuyên đề
Tham quan các cơ sở sản xuất
Mục đích
- Học sinh gắn kiến thức với thực tế, hiểu rõ hơn về nguyên tắc, qui trình sản xuất cũng như các nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp được giới thiệu một cách đơn giản trong chương trình
- Giúp học sinh ban đầu tìm hiểu ý thức kỷ luật trong sản xuất, hiểu thêm về khảnăng sản xuất và tài nguyên của đất nước
Chú ý: giáo viên cần
- Liên hệ trước với nhà máy để lên kế hoạch tham quan
- Thảo luận với học sinh để các em hiểu rõ mục đích yêu cầu của chuyến tham quan Þ xây dựng hoạt động cho riêng mình nằm trong hoạt động tập thể làm cho chuyến tham quan có kết quả tốt nhất
Hoạt động ngoại khóa
Gồm tổ chức trình diễn ảo thuật, đố vui, kịch vui,câu lạc bộ…
Tác dụng
- Ôn lại và vận dụng một số kiến thức hóa học gắn với cuộc sống
- Kích thích sự sáng tạo của học sinh sáng tác các kịch bản để trình diễn
- Rèn luyện cho học sinh cách thức tổ chức các sinh hoạt khoa học
- Giáo viên nên đóng vai trò cố vấn, còn để học sinh tự động thiết kế
Dạy học theo dự án
Đây là hình thức học tập trong hành động, học sinh tích cực giành kiến thức phức hợp, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống thực tiễn
Khái niệm
Trang 7Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó học sinhthực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết vớithực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả Hình thức làm việc chủyếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể trình bày, giớithiệu được.
Dạy học theo dự án là phương pháp cụ thể gắn nhà trường với thực tiễn và cũng làtiêu chuẩn để đánh giá chương trình dạy học
Các giai đoạn của dạy học theo dự án
Giai đoạn 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án
Giai đoạn 2: Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện
Giai đoạn 3: Thực hiện dự án
Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và giới thiệu sản phẩm
Giai đoạn 5: Đánh giá dự án
Những ưu và nhược điểm của dạy học theo dự án
Đây là hình thức học tập trong hành động, học sinh tích cực giành kiến thức phứchợp, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống thực tiễn
Ưu điểm
- Hoạt động học tập gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường
và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong thế giớithật, cùng một nội dung nhưng theo những cách khác nhau
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập, phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm
- Phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, thúc đẩysuy nghĩ sâu hơn khi gặp các vấn đề khác nhau
- Phát triển và rèn luyện năng lực cộng tác làm việc của người học
- Dạy học dự án đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp
Nhận xét: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là chương trình có tính bắt buộc
theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn ngoại khóa chỉ là sân chơi đem lại niềmvui hứng thú học tập cho học sinh hoạt động và do học sinh tự nguyện tham gia, không
có tính bắt buộc Hình thức dạy học dự án mặc dù có thể tiến hành trong giờ lên lớphoặc ngoài giờ lên lớp nhưng cũng mang tính bắt buộc và không nên áp dụng dạy học
dự án tràn lan, nhưng đó là sự bổ sung quan trọng và cần thiết cho các phương phápdạy học khác
Trang 81.4 Sự phân bố thời lượng và nội dung chương trình HĐGD NGLL [11]
1.4.1 Thời lượng
– Theo “Kế hoạch giáo dục của trường THPT”: trong một tháng, bên cạnh cácmôn học cụ thể còn có các hoạt động khác, trong đó có 4 tiết HĐGD NGLL và 2 tiếthoạt động tập thể”
– Theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của tác giả Từ Đức Văn [11] thì “HĐGDNGLL được qui định thực hiện vào tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt lớpcuối tuần và 4 tiết hoạt động trong 1 tháng”
1.4.2 Nội dung chương trình HĐGDNGLL ở THPT
HĐGD NGLL ở trường phổ thông tập trung vào 6 vấn đề lớn như sau:
– Lẽ sống của thanh niên trong giai đoạn CNH – HĐH đất nước
– Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình
– Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
– Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản văn hóa
– Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp
– Những vấn đề có tính nhân loại như: bệnh tật, đói nghèo, dân số, môi trường,giáo dục, phát triển, hòa bình, hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc
Nội dung của HĐGD NGLL được cấu trúc theo các chủ đề Ở trường THPT, mỗitháng là một hoạt động Tuy các chủ đề không gắn trực tiếp với các ngày lễ nhưng vẫnmang tính kế thừa Để phù hợp hoàn cảnh, điều kiện học tập, rèn luyện của HS trong 9tháng của năm học và 3 tháng hoạt động hè, nội dung HĐGD NGLL được cụ thể hóathành 10 chủ đề:
– Tháng 9: Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH–HĐH đất nước – Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình
– Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo
– Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
– Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
– Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng
– Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp
– Tháng 4: Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác
– Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ
– Tháng 6, 7, 8: Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
Trang 9– Có khả năng tiếp cận, tạo mối quan hệ thân mật để cùng các em tham gia hoạtđộng
– Biết cách động viên, khích lệ các em tự giáo dục, tự rèn luyện
2.1.2 Kĩ năng
Với những nhiệm vụ trên, việc rèn luyện những kĩ năng tiến hành HĐGD NGLL
là một việc làm không thể thiếu được trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm củangười GV Để tổ chức một HĐGD NGLL hay thực hiện khâu tiến hành HĐGDNGLL, người GV cần có một số kĩ năng sau :
– Kĩ năng tổ chức trò chơi
– Kĩ năng giao tiếp
Trang 102.2 Quy trình tổ chức HĐGDNGLL [5,11]
Bước 1: Đặt tên, xác định mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động
Đặt tên:
Trước hết GV phải xác định tên gọi của hoạt động cần tổ chức, vì :
− Tên gọi của hoạt động là cơ sở để xây dựng nội dung và lựa chọn hình thứcthực hiện
− Tên gọi có tác dụng định hướng về mặt tâm lí và kích thích được tích cực,tính sẵn sàng của HS ngay từ đầu
Yêu cầu của tên gọi:
+ Nêu rõ chủ đề, nội dung của hoạt động
+ Ngắn gọn, rõ ràng, chính xác
+ Tạo ấn tượng, gây sự hấp dẫn đối với HS
Xác định mục tiêu của hoạt động
- Sau khi lựa chọn tên HĐGD NGLL, cần xác định rõ mục tiêu hoặc yêu cầugiáo dục của HĐGD NGLL để chỉ đạo triển khai, định hướng hoạt động Cầnchú ý vào ba yêu cầu giáo dục sau :
+ Về nhận thức: HĐGD NGLL nhằm cung cấp cho HS những hiểu biết,những thông tin gì?
+Về kĩ năng: qua HĐGD NGLL thực tế, cần bồi dưỡng hình thành cho HSnhững kĩ năng gì?
+ Về thái độ: qua đó giáo dục cho HS về mặt tình cảm, thái độ gì?
Xác định nội dung và hình thức của hoạt động
Các căn cứ để xác định nội dung và hình thức của hoạt động: chủ đề củahoạt động, mục tiêu của hoạt động, điều kiện của hoạt động (về CSVC củatrường, lớp, năng lực HS, các lực lượng hỗ trợ…), thời điểm diễn ra hoạt động
Bước 2: Chuẩn bị
Xây dựng kế hoạch hoạt động
- GV phải vạch ra được tất cả các yếu tố, điều kiện cần chuẩn bị trước khihoạt động, những công việc và phương thức thực hiện công việc, và ai là ngườiđảm nhận công việc đó Cụ thể là :
+ Xác định rõ và liệt kê những nội dung công việc dự định sẽ thực hiện
Trang 11theo một trình tự nhất định.
+ Dự kiến một hệ thống các biện pháp để tiến hành HĐGD NGLL Cácbiện pháp này không bất biến mà có thể thay đổi trong quá trình thực hiện, vì vậy cần
có một số biện pháp dự trữ
+ Người thực hiện : dự kiến và phân công nhiệm vụ cho từng người
GV: giữ vai trò chủ đạo, quan tâm, đôn đốc, động viên, hỗ trợ
HS và liên kết các lực lượng giáo dục khác
HS: chủ động, tích cực tham gia chuẩn bị
Các lực lượng giáo dục khác: quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện
Chuẩn bị:
- Giáo viên: giữ vai trò cố vấn nên khi dự kiến kế hoạch tổ chức hoạt động
cần chủ động, cụ thể và sáng tạo
+ Dự kiến được nội dung công việc, tiến trình hoạt động, điều kiện phươngtiện cũng như các lực lượng hỗ trợ cho hoạt động
+ Thông báo nội dung, yêu cầu, thời gian hoạt động và những dự kiến choHS
+ Phân công nhiệm vụ cho cá nhân HS, nhóm
+ Góp ý kiến hoặc đưa ra gợi ý cho HS trong quá trình thực hiện nếu cần
+ Giúp HS giải quyết thắc mắc và gỡ bí trong những vấn đề liên quan đếnkiến thức chuyên môn, điều kiện CSVC, thí nghiệm hóa học…
+ Động viên và thúc đẩy HS hoàn thành trách nhiệm được giao đúng kếhoạch
+ Nắm được nội dung, hình thức hoạt động của các nhóm khác trong hoạtđộng chung, cùng có sự kết hợp điều chỉnh để toàn bộ chương trình hoạtđộng có tính thống nhất và gắn kết
+ Hỗ trợ HS trong việc tìm và liên hệ với các lực lượng hỗ trợ
+ Rà lại nội dung, tiến trình, thời gian hoạt động, xem xét tính hợp lí, khảnăng thực hiện và kết quả cần đạt để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời
- Học sinh:
+ Nắm được mục đích, yêu cầu và nội dung của hoạt động từ GV
+ Tham gia xác định hình thức hoạt động của nhóm
Trang 12+ Xây dựng nội dung cụ thể: kịch bản cho tiểu phẩm, các hoạt động chitiết…
+ Phân công công việc và nhận sự phân công cùng kế hoạch chuẩn bị củatừng cá nhân, từng nhóm cũng như toàn bộ hoạt động
+ Tập dượt trình bày
- Có thể lập bảng kế hoạch như sau :
…………
… …………
Bước 3: Tiến hành hoạt động
– Giữ vai trò cố vấn, chỉ đạo cho HS thực hiện theo kế hoạch đã định trước
– Động viên HS tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, phát huy vai trò cá nhân.– Hỗ trợ, giúp BTC duy trì không khí sôi nổi, hứng thú, nhẹ nhàng, hấp dẫn.– Quan sát, theo sát hoạt động của HS, hỗ trợ các em giải quyết tình huống nảysinh hoặc điều chỉnh kế hoạch nếu có trục trặc
– Thực hiện kế hoạch dự trù trong trường hợp HS gặp thất bại
– Giữ vai trò chủ động
– Thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra
– BTC mạnh dạn, chủ động, sáng tạo thực hiện chương trình
– Nhanh nhạy, linh hoạt trong việc xử lý các tình huống nảy sinh
– Nhờ đến sự trợ giúp của GV khi cần
Bước 4: Kết thúc hoạt động
- Cần lựa chọn cách kết thúc cho phù hợp với hình thức hoạt động, tạo không khí vui vẻ sôi động, để lại ấn tượng tốt đẹp về buổi hoạt động
- Giáo viên nên tổng kết rút kinh nghiệm các hoạt động, giúp các em thấy được
ưu, khuyết điểm để có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động sau
2.3 Một số phương pháp tổ chức HĐNGLL
2.3.1 Phương pháp thảo luận
Là một dạng tương tác nhóm đặc biệt mà trong đó các thành viên đều giảiquyết một vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung
Trang 13 Tạo cơ hội cho HS kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội làm quen với nhau,
để hiểu nhau hơn
Được sử dụng khi cần khuyến khích sự tham gia suy nghĩ và phát biểu tích cựccủa mọi thành viên; khi vấn để đưa ra cần được bàn luận sâu sắc và kĩ lưỡng, sử dụngnhiều kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá, kết luận về một vấn đề, hay sáng tạo ýtưởng mới
2.3.2 Phương pháp đóng vai
Là phương pháp thực hành của HS trong một số tình huống ứng xử cụ thể nào
đó trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em
Thường không có kịch bản trước, mà HS tự xây dựng trong quá trình hoạtđộng Phương pháp này rất có tác dụng trong việc rèn luyện kĩ năng về giao tiếp, ứng
xử của HS; được sử dụng khi cần đạt mục tiêu thay đổi thái độ của HS đối với một vấn
đề hay đối tượng nào đó
2.3.3 Phương pháp giải quyết vấn đề
Trang 14 Là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của HS
Được vận dụng khi HS phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháptrước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động
Giúp HS có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinhtrong hoạt động, trong cuộc sống hàng ngày
Để phương pháp này thành công, vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu của hoạtđộng, kích thích HS tích cực tìm tòi cách giải quyết Đối với tập thể lớp, khi giải quyếtvấn đề phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng, tránh gây căng thẳng không
có lợi cho việc giáo dục HS
2.3.4 Phương pháp xử lí tình huống
Là phương pháp điển hình của
phương pháp giải quyết vấn đề, phương
pháp sắm vai và cả phương pháp trò
chơi
HS được đặt mình trong các tình
huống có vấn đề gắn với thực tiễn, đòi
hỏi phải có những hành động cụ thể đưa
ra phương án giải quyết Do vậy, trong
các HĐGD NGLL, có thể có các tình huống thực tế nảy sinh cần được xử lí kịp thời(như: HS thảo luận lạc đề, bí không trả lời được vấn đề đặt ra, vấn đề đặt ra không phùhợp với thực tiễn…) hoặc có những có vấn đề được tạo ra (như tình huống tiểu phẩm
để sắm vai, các trò chơi…) nhằm giúp HS có cơ hội rèn luyện các kĩ năng tìm phươngán giải quyết các tình huống
Làm phong phú thêm tính hấp dẫn của các hoạt động và mang lại hiệu quả caocho các hoạt động
Tuy nhiên, GV cũng cần lưu ý rằng: trong việc giải quyết các tình huống thựctiễn, không phải bao giờ cũng có giải pháp duy nhất đúng Cần phải khuyến khích sựsáng tạo của HS trong những trường hợp này
2.3.5 Phương pháp giao nhiệm vụ