1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH CÁC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH HÓA HỌC LỚP 11

38 36K 52

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 298,5 KB

Nội dung

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong ống nghiệmvà với lượng nhỏ hóa chất II.. - Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra tr

Trang 1

CHƯƠNG IV HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH CÁC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

Bài thực hành số 1.

Bài 6 – 8: TÍNH AXIT BAZƠ.

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI

Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong ống nghiệmvà với lượng nhỏ hóa chất

II Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất cần chuẩn bị cho một nhóm thực hành.

- Chậu thủy tinh 1

- Chổi rửa ống nghiệm 1

- Thìa thủy tinh lấy hóa chất rắn 2

2 Hóa chất:

Các dung dịch chứa trong lọ thủy tinh đậy bằng nút thủy tinh kèm ống hút nhỏ giọt.

- Dung dịch HCl 0,10M - Dung dịch Na2CO3 đặc

- Dung dịch NH4Cl 0,10M - Dung dịch CaCl2 đặc

- Dung dịch CH3COONa 0,10M - Dung dịch phenolphtalein

- Dung dịch NaOH 0,10M - Dung dịch ZnSO4 1M

- Giấy đo độ pH

III Các hoạt động trong giờ thực hành của học sinh.

Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ngắn gọn cách tiến hành các thí nghiệm và nhấnmạnh những điểm cần chú ý về kĩ năng (có thể tóm tắt bằng bảng phụ hoặc chiếu lên mànhình)

Giáo viên chia học sinh trong lớp thành các nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 4 – 5 học sinh.Phân công nhóm trưởng điều hành, phân công công việc trong nhóm Cụ thể:

- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 1

- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2 phần a,b

- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2 phần c

- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2 phần d

Nếu nhóm học sinh đông hơn thì phân công 2 em phụ trách một thí nghiệm từ chuẩn bị,tiến hành, nhận xét

1 Thí nghiệm 1: Tính axit – bazơ

a Chuẩn bị:

- Lấy 4 mảnh giấy chỉ thị pH và đặt vào mảnh kính đồng hồ ở 4 vị trí cách nhau(hoặc đặt vào 4 hõm nhỏ của đế sứ)

Trang 2

- Các lọ dung dịch các chất: HCl 0,10M, NH4Cl 0,10M, CH3COONa 0,10M vàNaOH 0,10M.

- Giấy đo độ pH chuẩn

b Tiến hành:

Nhỏ lên một mảnh giấy chỉ thị pH trong kính đồng hồ 1 giọt dung dịch HCl 0,10 M Sosánh màu của mẩu giấy với mẫu giấy đo độ pH chuẩn, xác định giá trị pH của dung dịch.Tiếp tục nhỏ một giọt lần lượt các dung dịch NH4Cl, CH3COONa, NaOH lên các mảnhgiấy chỉ thị pH đặt trong mảnh kính, so sánh màu của các mảnh giấy chỉ thị pH với giấy

đo độ pH chuẩn, ghi giá trị pH tương ứng của từng dung dịch Giải thích

a Quan sát hiện tượng và giải thích.

- Nhỏ dung dịch HCl 0,10M lên giấy chỉ thị pH, giấy chuyển sang màu ứng vớipH≈ 1 Môi trường axit mạnh do HCl điện li hoàn toàn trong dung dịch

HCl → H+ + Cl

Nhỏ dung dịch NH4Cl lên giấy chỉ thị pH, giấy chuyển sang màu ứng với pH≈ 5.Môi trường axit yếu do muối NH4Cl tạo bởi gốc axit mạnh và gốc bazơ yếu Khitan trong nước, gốc bazơ yếu bị thủy phân làm cho dung dịch có tính axit yếu.Qúa trình xảy ra trong dung dịch:

NH4Cl → NH4+ + Cl

NH4+ + HOH == NH3 + H3O+

- Nhỏ dung dịch CH3COONa lên giấy chỉ thị pH, giấy chuyển sang màu ứng vớipH≈ 9 Môi trường bazơ yếu Muối CH3COONa tạo bởi gốc bazơ mạnh và gốcaxit yếu, khi tan trong nước gốc axit yếu bị thủy phân làm cho dung dịch có tínhbazơ

Quá trình xảy ra trong dung dịch:

CH3COONa → CH3COO- + Na+

CH3COO- + HOH === CH3COOH + OH

Nhỏ dung dịch NaOH lên giấy chỉ thị pH, giấy chuyển sang màu ứng với pH≈ 13.Môi trường kiềm mạnh do NaOH điện li hoàn toàn trong dung dịch

NaOH → Na+ + OH-

b Những vấn đề cần lưu ý học sinh:

- Cần chuẩn bị luôn 4 mảnh giấy chỉ thị pH và đặt vào mảnh kính đồng hồ nhưngcách xa nhau

- Chỉ nhỏ 1 giọt của từng dung dịch vào các mảnh giấy chỉ thị pH, không nhỏ nhiều

để tránh hiện tượng các dung dịch chảy ra và lẫn vào các dung dịch khác làm màucủa giấy chỉ thị không chính xác

- Tiến hành thí nghiệm tốt nhất trong hõm nhỏ của đế sứ, mỗi hõm nhỏ sẽ chứamột mảnh giấy chỉ thị pH để nhận các dung dịch khác nhau nên có nhỏ 3 – 4 giọtdung dịch cũng không ảnh hưởng đến độ chính xác của thí nghiệm

2 Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

a Chuẩn bị:

- Ống nghiệm và giá để ống nghiệm, kẹp gỗ

- Các lọ đựng dung dịch các chất: Na2CO3 đăc, CaCl2 đặc, NaOH, HCl, ZnSO4,phenolphtalein

b Tiến hành, hiện tượng và giải thích.

Thí nghiệm 2a.

Trang 3

Tiến hành: Dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm ở vị trí 1/5 chiều dài ống (kể từ miệng ống),

lấy vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch Na2CO3 nhỏ tiếp vào ống nghiệm khoảng 1mldung dịch CaCl2 Nhận xét hiện tượng xảy ra

Hiện tượng và giải thích:

- Trong ống nghiệm có kết tủa trắng của muối CaCO3 xuất hiện do dung dịch

Na2CO3 tácdụng với dung dịch CaCl2 tạo ra chất ít tan

Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra:

CaCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + CaCO3↓

Phương trình ion rút gọn:

Ca2+ + CO32- → CaCO3↓

Thí nghiệm 2b.

Tiến hành:

Gạn lấy kết tủa trong ống nghiệm ở thí nghiệm 1a rồi nhỏ từ từ dung dịch HCl vào kết tủa

và lắc nhẹ Nhận xét các hiện tượng xảy ra

Hiện tượng và giải thích:

- Nhỏ dung dịch axit HCl vào kết tủa, kết tủa tan dần và có khí thoát ra khỏi dungdịch

- Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm:

Hiện tượng và giải thích:

- Dung dịch NaOH có môi trường kiềm nên làm cho phenolphtalein chuyển màuhồng

- Nhỏ dung dịch axit HCl vào dung dịch phản ứng trung hòa giữa axit HCl vàNaOH đã xảy ra tạo thành dung dịch muối trung hòa NaCl và nước Môi trườngtrung tính nên dung dịch phenolphtalein không có màu

- Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm:

Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch ZnSO4, nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NaOH khoảng

5 – 6 giọt, có kết tủa của Zn(OH)2 tạo ra Nhỏ tiếp dung dịch NaOH cho đến dư, vừa nhỏNaOH vừa lắc ống nghiệm Quan sát các hiện tượng xảy ra

Hiện tượng và giải thích:

- Khi nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch ZnSO4 có kết tủa màu xám trắng tạo ra

đó là Zn(OH)2

Trang 4

- Nhỏ tiếp dung dịch NaOH đến dư vào kết tủa, kết tủa tan ra do Zn(OH)2 có tínhlưỡng tính đã tác dụng tiếp với dung dịch NaOH dưtạo thành dung dịch muối tan

Na2ZnO2

- Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm:

Phương trình hóa học của phản ứng điều chế Zn(OH)2:

2NaOH + ZnSO4 → Na2SO4 + Zn(OH)2↓

Phương trình in rút gọn: 2OH- + Zn2+ → Zn(OH)2

Phương trình hóa học của phản ứng hòa tan Zn(OH)2:

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Phương trình ion rút gọn:

Zn(OH)2 + 2OH- → ZnO22- + 2H2O

d Những vấn đề cần lưu ý học sinh:

- Chú ý khi lấy dung dịch axit, dung dịch NaOH không để dung dịch dây ra tay, quần áo

- Chú ý quan sát các chất từ trạng thái ban đầu trước khi thí nghiệm và trong khi tiếnhành thí nghiệm

- Ghi chép đầy đủ các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm từ khi bắt đầu cho hóa chất vàođến khi kết thúc thí nghiệm

Kết thúc thí nghiệm giáo viên nhắc nhở học sinh phân công:

- Dọn dẹp chỗ làm việc và rửa sạch các dụng cụ thí nghiệm

- Đổ toàn bộ các chất trong các ống nghiệm sau khi thí nghiệm xong vào chỗ qui định

- Ống nghiệm đã rửa sạch được úp trong giá để ống nghiệm

- Các hóa chất được xếp theo hàng (nhãn ghi tên các hóa chất quay ra phía ngoài) vàocác khay đựng hóa chất và dụng cụ của nhóm

Viết tường trình thí nghiệm vào vở thí nghiệm.

Tường trình thí nghiệm được viết riêng theo từng cá nhân

Nội dung tường trình gồm:

- Tên bài thực hành:

- Trình bày ngắn gọn cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng quan sát được,giải thích, viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm ởdạng phân tử và ion rút gọn

Thí nghiệm 1: Tính axit – bazơ

Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Trình bày với từng thí nghiệm nhỏ 2a, 2b, 2c, 2d theo trình tự như trên

Bài thực hành số 2.

Bài 14 – 18 TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ

PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC.

I Mục tiêu của bài học:

Trang 5

- Cách tiến hành thí nghiệm đảm bảo an toàn, chính xác.

II Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hóa chất cho một nhóm thực hành.

1 Dụng cụ thí nghiệm:

- Ống nghiệm 10 - Giá để ống nghiệm 1

- Bộ giá thí nghiệm 1 - Đèn cồn 1

- Kẹp gỗ 1 - Kẹp sắt 1

- Cốc thủy tinh 50ml 1 (đựng các núm bông tẩm dung dịch NaOH)

- Chậu thủy tinh to 1 (đựng một ít cát)

- Diêm 1

- Thìa thủy tinh lấy hóa chất rắn 3

2 Hóa chất:

- Dung dịch amoniac - Dung dịch phenolphtalein

- Dung dịch AlCl3 - Dung dịch HNO3 đặc

- Dung dịc HNO3 loãng - Dung dịch NaOH

- Dung dịch AgNO3 - Giấy quỳ tím

- KNO3 tinh thể - Than gỗ

- (NH4)2SO4 tinh thể - Nước cất

- KCl tinh thể - Đồng mảnh

- Ca(H2PO4)2 (supephotphat kép) dạng bột

- Các núm bông tẩm dung dịch NaOH

III Các hoạt động của học sinh trong giờ thực hành.

Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ngắn gọn cách tiến hành các thí nghiệm và nhấnmạnh các điểm cần chú ý về kĩ năng (có thể tóm tắt bằng bảng phụ hoặc chiếu lên mànhình)

Giáo viên chia học sinh trong lớp thành các nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 4 đến 5 họcsinh Phân công nhóm trưởng điều hành, phân công công việc trong nhóm Cụ thể:

- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 1

- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2

- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 3

- Hai học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 4

Nếu học sinh đông, nhóm học sinh từ 6-8 học sinh thì phân công số học sinh phụ tráchmột thí nghiệm tăng lên

- Không nên để tình trạng một học sinh ghi chép hiện tượng sau đó cả nhóm sửdụng chung và cùng nhau làm tường trình rồi cá nhân chép lại

- Vai trò nhóm trưởng cũng phải thay đổi để mọi học sinh đều được thực hiện vaitrò này

1 Thí nghiệm 1: Thử tính chất của dung dịch amoniac (Hóa học 11 nâng cao)

a Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Giá đựng ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ

- Các lọ hóa chất: Dung dịch amoniac, phenolphtalein, dung dịch muối AlCl3

Trang 6

b Tiến hành:

Lấy dung dịch amoniac vào hai ống nghiệm nhỏ, mỗi ống khoảng 1ml và đặt vào giá thínghiệm Nhỏ 1-2 giọt dung dịch phenolphtalein vào ống thứ nhất và nhận xét sự chuyểnmàu của dung dịch trong ống nghiệm Xác định môi trường của dung dịch amoniac, giảithích

Nhỏ 5-6 giọt dung dịch muối nhôm clorua vào ống nghiệm thứ hai Quan sát và nhận xéthiện tượng xảy ra trong ống nghiệm, giải thích

c Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích:

Hiện tượng:

- Khi nhỏ1-2 giọt dung dịch phenolphthalein vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch

NH3, dung dịch chuyển từ không màu sang màu hồng

- Khi nhỏ 5-6 giọt dung dịch muối nhôm clorua vào ống nghiệm chứa 1ml dungdịch NH3, xuất hiện kết tủa keo màu trắng

Giải thích:

- Khi nhỏ dung dịch phenolphthalein vào dung dịch NH3, dung dịch chuyển màuhồng là do dung dịch amoniac có môi trường kiềm Khi tan trong nước, một phầnnhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước, tạo thành ion amoni (NH4+)

và giải phóng ion hiđroxit (OH-) đã làm chuyển màu dung dịch phenolphtalein Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:

NH3 + H2O === NH4+ + OH

Khi nhỏ thêm 5-6 giọt dung dịch muối nhôm clorua vào ống nghiệm chứa dungdịch NH3 thấy xuất hiện kết tủa keo màu trắng của Al(OH)3 do dung dịch amoniac

có tính kiềm yếu đã tác dụng với muối nhôm tạo hiđroxit không tan

Phương trình hóa học của phản ứng:

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

2 Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của axit nitric.

a Chuẩn bị:

Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, kẹp sắt, diêm

Các dung dịch: Axit nitric đặc, axit nitric loãng, đồng mảnh, các núm bông tẩm dungdịch NaOH (đựng trong cốc thủy tinh)

b Tiến hành:

Thí nghiệm 2a

Dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm và lấy vào ống nghiệm 1ml dung dịch HNO3 đặc rồi chotiếp một mảnh nhỏ đống kim loại Dùng kẹp sắt lấy một núm bông đã tẩm dung dịchNaOH đậy lên miệng ống nghiệm và đặt vào giá thí nghiệm Quan sát màu của khí thoát

ra, màu của dung dịch thu được, miếng đồng trong dung dịch Giải thích và viết phươngtrình hóa học

Thí nghiệm 2b

Dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm và lấy vào ống nghiệm 1ml dung dịch HNO3 loãng rồi chotiếp một mảnh đồng nhỏ Dùng kẹp sắt lấy một núm bông đã tẩm dung dịch NaOH đậylên miệng ống nghiệm Châm đèn cồn và đun nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.Quan sát mảnh đồng, màu của khí bay ra và màu của dung dịch Giải thích và viếtphương trình hóa học

c Quan sát hiện tượng và giải thích.

Thí nghiệm 2a.

Hiện tượng:

Trang 7

- Cho mảnh đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3 đặc, phản ứng xảy ra ngaylập tức, mảnh đồng tan ra, có khí màu nâu đỏ thoát ra mạnh.

- Dung dịch chuyển sang màu xanh tươi của muối Cu(NO3)2

Giải thích:

- Khi cho đồng vào axit nitric đặc, axit nitric bị khử đến NO2 là khí màu nâu thoát

ra, đồng bị oxi hóa tạo muối đồng (II) nitrat làm cho dung dịch có màu xanh.Phản ứng xảy ra mạnh ngay ở điều kiện thường

Phương trình hóa học của phản ứng:

Cu + 4HNO3đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

Xanh lam nâu đỏ

Phương trình hóa học của phản ứng:

3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Xanh không màu

d Những vấn đề cần lưu ý học sinh:

- Khi thí nghiệm với axit nitric chỉ lấy một lượng nhỏ (trong khoảng 0,5 – 1ml, tối

đa là 1ml) không lấy nhiều vì sản phẩm của phản ứng có các khí độc NO, NO2 vàđậy ngay miệng ống nghiệm bằng núm bông đã tẩm dung dịch NaOH để khử cáckhí này không để thoát ra ngoài

- Cẩn thận khi lấy axit nitric đặc, nhất thiết phải dùng kẹp gỗ để cặp ống nghiệm.Không cầm ống nghiệm bằng tay khi lấy bất kì một loại hóa chất nào Không đểaxit dây ra tay, quần áo

- Nếu bị axit dây ra tay phải rửa ngay bằng nước nhiều lần rồi rửa tiếp bằng dungdịch NaHCO3 hoặc dùng bông tẩm dung dịch này đắp lên chỗ bỏng axit cho đếnkhi thấy hết rát thì rửa lại bằng nước Nếu vết bỏng lớn thì xử lí như trên rồi đưangay đến cơ sở y tế xử lí tiếp

3 Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy.

Trang 8

Dùng thìa thủy tinh lấy muối KNO3 cho vào một ống nghiệm chịu nhiệt, khoảng 3-4 thìathủy tinh Cặp ống nghiệm chứa KNO3 thẳng đứng trên giá thí nghiệm rồi đặt giá thínghiệm vào trong chậu cát (hình vẽ 2.1)

Hình vẽ 2.1 Thí nghiệm tính oxi hóa của muối KNO 3 nóng chảy.

Dùng đèn cồn đốt nóng ống nghiệm cho muối kali nitrat nóng chảy hoàn toàn.Tiếp tụcđun nóng ống nghiệm, đồng thời dùng kẹp sắt kẹp một mẩu than gỗ nhỏ (bằng hạt ngônhỏ) đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho nóng đỏ một phần Khi muối KNO3 bắt đầu phân hủy

có các bọt khí nhỏ xuất hiện (sôi lăn tăn) thì bỏ mẩu than đã nóng đỏ vào Quan sát sựcháy tiếp tục của mẩu than.Giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học

c Quan sát hiện tượng và giải thích:

Hiện tượng:

- Khi đun muối kali nitrat nóng chảy hoàn toàn, đun tiếp thì có bọt khí thoát ra

- Khi cho mẩu than đã hơ nóng đỏ một phần vào muối kali nitrat nóng chảy và phânhủy thì mẩu than cháy đỏ rực trong ống nghiệm và nhảy lung tung trên mặt chấtlỏng

Giải thích:

- Khi đun muối KNO3 nóng chảy hoàn toàn, đun tiếp thì có bọt khí thoát ra là domuối kali nitrat bị nhiệt phân tạo thành muối kali nitrit và giải phóng khí oxi Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:

2KNO3 t0→ 2KNO2 + O2

- Cho mẩu than nóng đỏ vào muối KNO3 nóng chảy, mẩu than cháy đỏ rực là do cacbon đã tác dụng với oxi do KNO3 bị nhiệt phân hủy ra tạo thành khí CO2 Khí thoát ra đẩy cho mẩu than cháy đỏ rực nhảy lung tung trên mặt chất lỏng Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:

Trang 9

- Khi cho mẩu than vào thấy phản ứng xảy ra mạnh, mẩu than cháy đỏ rực thì có thể bỏđèn cồn.

4 Thí nghiệm 4: Phân biệt một số loại phân bón hóa học.

a Chuẩn bị.

Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, diêm, thìa thủy tinh

Các lọ hóa chất: amoni sunfat, kali clorua, supephotphat kép, nước cất, dung dịch NaOH,dung dịch AgNO3, giấy quỳ tím

b Tiến hành thí nghiệm:

Lấy các lọ đựng các mẫu phân bón hóa học sau: amoni sunfat, kali clorua, supephotphatkép, dùng thìa thủy tinh lấy mỗi loại 2 thìa thủy tinh cho vào từng ống nghiệm riêng rẽ.Quan sát dạng tinh thể, màu sắc của các dạng phân bón hóa học trên

Cho vào mỗi ống nghiệm 4 – 5 ml nước cất và lắc nhẹ ống nghiệm cho đến khi các chấttan hết Quan sát mức độ tan của các loại phân bón trong nước

Quan sát trạng thái và mức độ tan trong nước của các loại phân bón hóa học ta thấy:

- Amoni sunfat có dạng tinh thể nhỏ, không màu, tan nhanh trong nước

- Kali clorua có dạng tinh thể nhỏ, không màu, tan nhanh trong nước

- Supephotphat kép Ca(H2PO4)2 có dạng bột, màu xám, tan chậm hơn trong nước

Thí nghiệm 4a Phân đạm amoni sunfat.

Lấy khoảng 1ml dung dịch của mỗi loại phân bón vừa pha chế vào từng ống nghiệmriêng biệt Cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 0,5 ml dung dịch NaOH rồi đun nóng nhẹ vàđạt lên miệng mỗi ống nghiệm một mảnh giấy quỳ tím ẩm Quan sát mảnh giấy quỳ tím ởmiệng ống nghiệm nào chuyển sang màu xanh thì ống nghiệm đó chứa dung dịch amonisunfat Viết phương trình hóa học và giải thích

Thí nghiệm 4b Phân kali clorua và supephotphat kép.

Lấy khỏang 1ml dung dịch vừa pha chế của hai loại phân bón còn lại vào hai ống nghiệmriêng rẽ Nhỏ 2-3 giọt dung dịch AgNO3 vào từng ống nghiệm Quan sát hiện tượng xảy

ra trong hai ống nghiệm Phân biệt hai loại phân bón trên Giải thích và viết phương trìnhhóa học của các phản ứng

c Quan sát hiện tượng và giải thích.

Thí nghiệm 4a

Hiện tượng:

- Khi cho dung dịch NaOH vào các ống nghiệm đựng riêng rẽ dung dịch của 3 loạiphân bón trên và đun nóng từng ống nghiệm, trên miệng ống có mảnh giấy quỳtím ẩm thì chỉ có ống nghiệm chứa dung dịch muối amoni sunfat giấy quỳ tímmới chuyển màu xanh

- Giấy quỳ tím ở trên miệng các ống nghiệm chứa các dung dịch kali clorua vàsupephotphat kép vẫn không thay đổi màu

Giải thích:

Ống nghiệm chứa muối amoni sunfat và dung dịch NaOH đun nóng có khí amoniac thoát

ra bay lên và làm xanh giấy quỳ tím Do đó ta phân biệt được phân bón amoni sunfat vớihai loại phân bón KCl và supephotphat kép

Phương trình hóa học xảy ra:

(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O

Phương trình ion rút gọn: NH4+ + OH- == NH3 + H2O

Thí nghiệm 4b

Hiện tượng:

Trang 10

- Khi nhỏ dung dịch AgNO3 vào hai ống nghiệm đựng riêng rẽ dung dịch kaliclorua và dung dịch supephotphát ta thấy trong một ống nghiệm có kết tủa màuvàng và một ống nghiệm có kết tủa trắng.

- Ống nghiệm có kết tủa màu trắng chứa dung dịch muối kali clorua vì có tạo ramuối AgCl

Phương trình hóa học xảy ra:

KCl + AgNO3 → AgCl↓ (trắng) + KNO3

Phương trình ion rút gọn: Cl- + Ag+ → AgCl↓

- Ống nghiệm có kết tủa màu vàng chứa dung dịch supephotphat kép vì có tạo ramuối Ag3PO4

Phương trình hóa học xảy ra:

Ca(H2PO4)2 + 6AgNO3 → 2Ag3PO4↓ (vàng) + Ca(NO3)2 + 4HNO3

Phương trình ion rút gọn: H2PO4- + 3Ag+ → Ag3PO4↓ + 2H+

Như vậy dùng dung dịch AgNO3 ta phân biệt được hai loại phân bón hóa học làKCl và Ca(H2PO4)2

- Các ống nghiệm sạch được úp trong giá để ống nghiệm

- Các hóa chất được sắp xếp theo từng loại vào nơi qui định chung cho cả lớp Viết tường trình thí nghiệm vào vở thực hành theo nội dung:

1 Tên bài thực hành:

2 Trình bày cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng quan sát được, giảithích, viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: Thử tính chất của dung dịch amoniac

- Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của axit nitơric

- Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy

- Thí nghiệm 4: Phân biệt một số loại phân bón hóa học được trình bày theo hìnhthức bảng

Hãy điền các kết quả của thí nghiệm 4 vào bảng sau đây:

Màusắc

Tính tantrongnước

Cách xác địnhbằng phản ứnghóa học

Các phương trìnhhóa học

1

2

3

Trang 11

Ghi chú: Nếu yêu cầu học sinh trình bày tường trình thí nghiệm vào giấy thì cần yêu cầu

học sinh viết tên học sinh và lớp cụ thể

Bài thực hành số 3.

Bài 28 – 38 PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ

ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN.

- Nung nóng ống nghiệm chứa chất rắn

- Thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất

- Quan sát, nhận xét, giải thích các hiện tượng xảy ra

II Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất cần chuẩn bị cho một nhóm thực hành.

Các chất rắn đựng trong lọ thủy tinh có nút kín:

- Đường kính (hoặc tinh bột, naphtalen v v…)

- Bột CuSO4 khan

- CH3COONa khan đã được nghiền nhỏ

- Vôi tôi xút (NaOH rắn và CaO rắn)

Các chất lỏng và dung dịch đựng trong lọ thủy tinh đậy bằng nút thủy tinh kèm ống nhỏgiọt:

- CH3Cl hoặc CCl4 hoặc đoạn vỏ nhựa dây điện

- Dung dịch KMnO4 loãng

- Dung dịch nước brom

- Dung dịch nước vôi trong

Các vật liệu cần thiết:

- Nắm bông

Trang 12

- Đoạn dây điện lõi bằng đồng dài 30 cm (lõi nhỏ và cứng) hoặc đoạn dây đồngđường kính 0,5 mm.

III Các hoạt động của học sinh trong giờ thực hành.

Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ngắn gọn cách tiến hành các thí nghiệm và nhấnmạnh những điểm cần chú ý trong từng thí nghiệm (có thể dùng bảng phụ hoặc chiếu lênmàn hình)

Giáo viên chia học sinh trong lớp thành các nhóm thực hành mỗi nhóm 4 – 5 học sinh.Phân công nhóm trưởng điều hành, phân công trong nhóm, cụ thể:

- Hai học sinh cùng phối hợp chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 1

- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2

- Hai học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 3

Thí nghiệm 1: Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ.

a Chuẩn bị:

- Các hóa chất: Đường kính, CuO, CuSO4 khan, dung dịch nước vôi trong, bông

- Các dụng cụ: Ống nghiệm, giá đựng ống nghiêm, nút cao su có ống dẫn khí chữ Lxuyên qua, giá thí nghiệm, đèn cồn, thìa lấy hóa chất rắn, capsun sứ, diêm,

b Tiến hành:

Lấy khoảng 0,2 – 0,3 gam đường kính (3 – 4 thìa thủy tinh) đã nghiền nhỏ và 1gam bộtCuO (khoảng 2 thìa thủy tinh) vào capsun sứ và trộn đều Cho hỗn hợp vào đáy ốngnghiệm khô Cho tiếp 1 gam bột CuO để phủ kín hỗn hợp Lắp ống nghiệm lên giá thínghiệm, miệng ống nghiệm hơi chúc Lấy một ít bông đặt vào capsun sứ sạch, dùng thìathủy tinh lấy các hạt CuSO4 khan rắc lên lớp bông, lại đặt một ít bông lên trên và lại rắcsunfat đồng khan lên Dùng kẹp lấy hóa chất kẹpbông đã có CuSO4 khan lại và đưa vàoống nghiệm cách miệng ống khoảng 1/3 chiều dài ống nghiệm Đậy ống nghiệm bằng nút

có ống dẫn khí xuyên qua, đầu ống dẫn khí được sục vào ống nghiệm chứa 2 -3 ml dungdịch nước vôi trong Dụng cụ được lắp như hình vẽ 3.1

Hình vẽ 3.1 Xác định sự có mặt của C, H trong đường kính.

Dùng đèn cồn hơ nóng đều toàn bộ ống nghiệm, sau đó tập trung đun nóng mạnh phầnchứa hỗn hợp phản ứng quan sát hiện tượng xảy ra tại núm bông có rắc CuSO4 khan,dung dịch nước vôi trong và hỗn hợp phản ứng sau thí nghiệm

Giáo viên cần lưu ý:

- Cần chuẩn bị sẵn CuSO4 khan cho học sinh bằng cách: Nghiền nhỏ các tinh thểCuSO4.5H2O (màu xanh) bằng cối chày sứ rồi sấy khô trong capsun sứ CuSO4

Trang 13

khan (màu trắng) chuẩn bị trước giờ thực hành cần được bảo quản trong bình làmkhô hoặc trước giờ thực hành phải nung lại.

- Cần nung lại CuO để đảm bảo cho cacbonat bazơ đồng được chuyển hoàn toànthành CuO và loại nước do CuO đã hấp phụ nước trong không khí ẩm

c Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.

Hiện tượng:

Khi nung hỗn hợp một lúc quan sát thấy:

- Bột CuSO4 trong lớp bông màu trắng chuyển sang màu xanh

- Dung dịch nước vôi trong xuất hiện kết tủa trắng

- Sau thí nghiệm một phần hỗn hợp còn lại trong đáy ống nghiệm có màu đỏ

Giải thích:

- Khi đun nóng hỗn hợp đường saccarozơ với CuO, phản ứng hóa học đã xảy ra:

- C12H22O11 + 24CuO → 24Cu + 12CO2 + 11H2O

- Bột đồng sunfat (màu trắng) chuyển màu xanh do hơi nước vừa mới sinh ra đã tácdụng với CuSO4 tạo thành CuSO4.5H2O

- Khí CO2 tạo ra đã tác dụng với dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 tạo thànhCaCO3 kết tủa

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

- Trong hỗn hợp phản ứng có đồng được giải phóng tạo nên màu đỏ tại lớp hỗn hợpsát thành ống nghiệm Như vậy oxit đồng đã bị khử thành đồng

Kết luận: Trong đường trắng có nguyên tố C và H Khi tiến hành tương tự với các hợp

chất hữu cơ khác ta cũng xác định được trong hợp chất hữu cơ có nguyên tố C và H

Chú ý: Cũng có thể cho học sinh tiến hành theo phương án đơn giản hơn như sau.

Đốt một nắm bông bằng ngón tay cái trong capsun sứ Dùng cặp gỗ cặp ống nghiệm sạch,khô và úp chúc miệng ống nghiệm trên ngọn lửa của miếng bông đang cháy (hình vẽ3.2)

Hình 3.2 Xác định C,H có trong bông

Sau một thời gian quan sát có những giọt nước nhỏ đọng lại trên thành ống nghiệm Lậtngửa ống nghiệm lên và nhỏ vào ống nghiệm 1 – 2ml dung dịch nước vôi trong Quan sátthấy nước vôi trong vẩn đục, có CaCO3 tạo ra Như vậy trong bông có nguyên tố C và H

d Những vấn đề cần lưu ý học sinh để tiến hành thí nghiệm nhanh chóng, thành công:

- Cần trộn thật kĩ hỗn hợp đường kính trắng (hoặc hợp chất hữu cơ) với CuO

Trang 14

- Lấy đường kính khô, có thể làm khô đường bằng cách đặt trong bình làm khôhoặc để trong tủ lạnh.

- Khi hơ nóng đều toàn bộ ống nghiệm cần lưu ý không để chạm bấc đèn cồn vàothành ống nghiệm tránh gây nứt vỡ ống nghiệm

- Đưa điểm nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn (khỏang 1/3 chiều cao ngọn lửa tính từtrên xuống) tiếp xúc với phần đáy ống nghiệm có chứa hỗn hợp chất

- Kết thúc thí nghiệm, giữ nguyên ống nghiệm, không lắc để quan sát lớp đồng đỏtạo ra trong hỗn hợp ở phần sát với thành ống nghiệm tiếp xúc với ngọn lửa nhiềunhất

2 Thí nghiệm 2: Nhận biết halogen trong hợp chất hữu cơ (áp dụng cho lớp học sinh học theo chương trình nâng cao).

a Chuẩn bị:

- Lấy đoạn dây điện lõi bằng đồng dài khoảng 30 cm, tách bỏ phần vỏ một đoạn dài 15

cm và cuộn đọan dây đồng này thành các vòng lò xo xếp xít nhau dài khoảng 5 cm (phầncòn vỏ để cầm)

- Lấy vào ống nghiệm 1 – 2ml hợp chất CHCl3 (hoặc CCl4, C6H5Br) Nếu không có cáchợp chất này thì chuẩn bị vỏ bọc dây điện

- Đèn cồn bấc tốt, đủ cồn, ngọn lửa cháy đều và to

b Tiến hành

Tay cầm đoạn dây đồng (phần còn vỏ dây điện) đốt nóng phần dây đồng cuộn hình lò xotrên ngọn lửa đèn cồn Ngọn lửa nhuốm màu xanh, đốt nóng tiếp cho đến khi ngọn lửađèn cồn không còn bị nhuốm màu xanh lá mạ

Nhúng phần lò xo của dây đồng vào ống nghiệm đựng hợp chất CHCl3 (hoặc các hợpchất hữu cơ có chứa halogen) rồi lại đưa lên ngọn lửa đèn cồn đốt tiếp phần lò xo này.Quan sát màu ngọn lửa đèn cồn, giải thích

c Quan sát hiện tượng, giải thích

Hiện tượng:

- Đốt nóng phần lò xo của đoạn dây đồng, ngọn lửa đèn cồn nhuốm màu xanh lá

mạ do đồng tác dụng với oxi của không khí ở nhiệt độ cao tạo ra CuO Quá trìnhphản ứng hóa học này làm cho ngọn lửa có màu xanh

- Đốt nóng dây đồngcho đến khi ngọn lửa đèn cồn không còn nhuốm màu xanh làkhi đó CuO tạo ra đã phủ kín bề mặt đoạn dây đồng

- Nhúng phần lò xo đã được phủ CuO đang nóng đỏ vào ống nghiệm chứa CHCl3

hoặc các hợp chất hữu cơ chứa halogen khác hay áp vào đoạn vỏ nhựa dây điệnrồi lại đốt trên ngọn lửa đèn cồn, ngọn lửa có màu xanh lá mạ đặc trưng

Giải thích:

Khi đốt nóng đoạn dây lò xo đã nhúng vào hợp chất CHCl3, hợp chất hữu cơ bị phân hủy,clo tách ra dưới dạng HCl Chính HCl đã tác dụng với CuO phủ trên bề mặt đoạn dâyđồng tạo thành CuCl2 và nước Các phân tử CuCl2 phân tán vào ngọn lửa làm cho ngọnlửa có màu xanh lá mạ Hiện tượng này có liên quan đến kiến thức về quang phổ phát xạ

3 Thí nghiệm 3: Điều chế và thử một vài tính chất của metan.

a Chuẩn bị:

- Hỗn hợp vôi tôi xút, muối CH3COONa khan để điều chế metan

- Các hóa chất: Dung dịch KMnO4, dung dịch nước brom để thử tính chất của metan

Trang 15

- Các dụng cụ: Giá thí nghiệm, ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn, nút cao su cóống dẫn khí thước thợ xuyên qua, nút cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua, mảnh kínhđồng hồ hoặc.

- Nung muối CH3COONa trong capsun sứ để được muối khan

- Trộn nhanh vôi tôi xút với CH3COONa khan theo tỉ lệ 2:3 về khối lượng Hỗnhợp phản ứng này cần được để trong bình làm khô để tránh hiện tượng xút bị chảyrữa ra do hút nước từ không khí ẩm Nếu không có bình hút ẩm thì khi nào họcsinh chuẩn bị làm thí nghiệm này thì giáo viên mới trộn hỗn hợp và phát cho cácnhóm

Khi trộn vôi tôi xút thì không lấy vôi bột có sẵn (vôi tỏa) vì vôi bột có sẵn là do vôi sống(CaO) đã tác dụng với không khí (CO2, H2O) và tạo ra hỗn hợp CaCO3 và Ca(OH)2 nênkhông còn tác dụng như vôi sống

b Tiến hành:

Nghiền nhỏ 1 gam CH3COONa cùng với 1,5 – 2 gam vôi tôi xút (CaO + NaOH rắn) rồicho vào đáy ống nghiệm Lắp ống nghiệm lên giá thí nghiệm, ống nghiệm nằm ngangmiệng hơi chúc xuống Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua (hình

vẽ 3.3)

Lấy hai ống nghiệm, cho vào ống thứ nhất 2ml dung dịch KMnO4 loãng (1%), cho vàoống thứ hai 2ml dung dịch nước brom và để vào giá đựng ống nghiệm Đưa đầu ống dẫnkhí từ ống nghiệm đựng hỗn hợp phản ứng sục vào dung dịch KMnO4

Dùng đèn cồn hơ nóng đều toàn bộ ống nghiệm, sau đó đun nóng mạnh phần ống nghiệm

có chứa hỗn hợp phản ứng và thực hiện lần lướt các thao tác sau:

- Quan sát dòng khí đi vào dung dịch thuốc tím và màu sắc của dung dịch

- Đưa ống dẫn khí sục vào dung dịch nước brom, quan sát dòng khí đi vào dung dịch vàmàu sắc của dung dịch

Hình vẽ 3.3 Điều chế và thử tính chất của metan.

Trang 16

- Tháo nút cao su có ống dẫn khí ở miệng ống nghiệm và thay bằng nút có ống vuốt nhọn.

- Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí vuốt nhọn, quan sát màu ngọn lửa (hình vẽ3.4)

- Đưa mặt kính đồng hồ hoặc mặt đế sứ lên phía trên ngọn lửa của metan đang cháy vàquan sát bề mặt mảnh kính

Hình vẽ 3.4 Điều chế và đốt cháy metan.

Chú ý: Có thể hướng dẫn học sinh dùng cặp gỗ cặp ống nghiệm và úp ống nghiệm lên

trên ngọn lửa metan đang cháy Quan sát thành ống nghiệm xác định có những giọt nướcnhỏ ngưng tụ Sau đó lật ngửa ống nghiệm và nhỏ vào 2ml dung dịch nước vôi trong.Quan sát dung dịch nước vôi trong xuất hiện kết tủa trắng của CaCO3 tạo ra Cách tiếnhành này xác định được sản phẩm cháy trong không khí của metan: Có nước và khícacbon đioxit tạo ra

c Quan sát hiện tượng và giải thích

Hiện tượng:

- Đốt nóng mạnh hỗn hợp phản ứng có khí metan thoát ra

- Đưa đầu ống dẫn khí sục vào dung dịch KMnO4, dung dịch không bị mất màutím

- Đưa đầu ống dẫn khí sục vào dung dịch brom, dung dịch không bị mất màu vàngcam

- Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí vuốt nhọn, khí metan tạo ra từ ốngnghiệm bốc cháy với ngọn lửa xanh nhạt (hoặc màu vàng do thủy tinh làm ốngvuốt là thủy tinh thường có chứa muối natri silicat nên màu ngọn lửa metan cháy

đã nhuốm màu của ion natri)

- Đưa mặt kính đồng hồ hoặc mặt đế sứ lên phía trên ngọn lửa metan cháy, có cácgiọt nước nhỏ ngưng tụ lại

- Khí metan không làm mất màu dung dịch KMnO4 và dung dịch nước brom chứng

tỏ khí metan không tác dụng với chúng, không xảy ra phản ứng hóa học

- Đốt khí metan cháy tạo ra khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

d Những vấn đề cần lưu ý học sinh:

Trang 17

- Cần nghiền nhỏ và trộn đều hỗn hợp phản ứng (CH3COONa khan và vôi tôi xút).

- Khi đã trộn hỗn hợp cần tiến hành thí nghiệm ngay, không để hỗn hợp lâu trong không khí, xút rắn sẽ hút nước trong không khí và chảy rữa ra Khi đun nóng thì khí thoát ra chậm và ít, đồng thời ống nghiệm cũng dễ bị vỡ do NaOH tiếp xúc trực tiếp với thành ống nghiệm sẽ phá hủy mạnh thủy tinh khi đun nóng mạnh

- Cần đun nóng mạnh hỗn hợp phản ứng thì metan mới thoát ra nhanh, mạnh và mới đốt cháy được

- Khi dẫn metan sục vào các dung dịch thuốc tím và dung dịch brom không nên để quá lâu Cần chuẩn bị trước các dung dịch này trước khi tiến hành thí nghiệm điều chế mean

Khi các nhóm học sinh đã tiến hành xong các thí nghiệm, cần nhắc nhở học sinh phân công nhau:

- Dọn dẹp, lau sạch chỗ thí nghiệm, xếp dọn hóa chất về nơi qui định

- Rửa sạch dụng cụ thí nghiệm, ống nghiệm rửa và úp trong giá để ống nghiệm, dọn dụng cụ về nơi qui định

Viết tường trình thí nghiệm vào vở thí nghiệm với nội dung như sau:

- Bài thực hành:

- Trình bày tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng thí nghiệm quan sát được, giải thích, viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ

Thí nghiệm 2: Nhận biết halogen trong hợp chất hữu cơ (áp dụng với chương trình hóa học nâng cao)

Thí nghiệm 3: Điều chế và thử một vài tính chất của metan

Bài thực hành số 4

Bài 34: ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETILEN, AXETILEN (Hóa học 11) Bài 45: TÍNH CHẤT CỦA HIĐROCACBON KHÔNG NO (Hóa học 11 nâng cao).

I Mục tiêu:

1 Về kiến thức:

- Củng cố các kiến thức về một số tính chất vật lí và hóa học của etilen và axetilen

- Nắm được phương pháp điều chế etilen và axetilen

2 Về kĩ năng:

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm hóa hữu cơ

- Biết cách làm việc với các dụng cụ thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất trong hóa hữu cơ

II Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất cần chuẩn bị cho một nhóm thực hành.

1 Dụng cụ thí nghiệm:

- Ống nghiệm 10

- Giá để ống nghiệm 1

- Bộ giá thí nghiệm 1

- Đèn cồn 1

- Ống nghiệm nhánh 1

- Capsun sứ 1

- Chày sứ nhỏ 1

- Diêm 1

- Kẹp gỗ 1

- Cốc thủy tinh 50 ml 1

Trang 18

Các dung dịch chứa trong lọ thủy tinh đậy bằng nút thủy tinh kèm ống hút nhỏ giot:

- Ancol etylic khan

- Dung dịch KMnO4 loãng (1%)

- Dung dịch nước brom

Các hóa chất rắn đựng trong lọ thủy tinh có nút kín:

- CaC2 (đất đèn ngâm ngập trong dầu hỏa)

- Một quả cà chua chín đỏ

- Một ít bông

III Các hoạt động của học sinh trong giờ thực hành.

Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ngắn gọn cách tiến hành các thí nghiệm và nhấnmạnh những điểm cần chú ý Giáo viên có thể viết vào bảng phụ hoặc chiếu lên mànhình

Giáo viên chia học sinh trong lớp thành từng nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 4 – 5 họcsinh để tiến hành thí nghiệm Phân công nhóm trưởng điều hành công việc, học sinh phụtrách tiến hành từng thí nghiệm Cụ thể với chương trình hóa học 11 nâng cao:

- Một (hoặc 2) học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiêm 1

- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2 a, b

- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2c

- Một học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 3

Với chương trình hóa học 11:

- Hai học sinh chúẩn bị và tiến hành thí nghiệm 1

- Hai học sinh chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm 2

1 Thí nghiệm 1 Điều chế và thử tính chất của etilen.

b Tiến hành:

Trang 19

Cho 2ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô, cho tiếp vài viên đá bọt hoặc vài mảnhthủy tinh nhỏ Cho tiếp từ từ 4 ml dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm đồng thời lắcđều Lắp ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng lên giá thí nghiệm, đậy ống nghiệm bằngnút cao su có ống dẫn khí sục vào ống nghiệm nhánh có chứa dung dịch NaOH thay chobình lọc khí (hình vẽ 4.1) Dùng một đoạn ống dẫn bằng cao su nối nhánh ống nghiệmnhánh với ống dẫn khí, đầu ống dẫn khí sục vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch brom.Chuẩn bị một ống nghiệm chứa 2ml dung dịch KMnO4 loãng và đặt vào giá để ốngnghiệm.

Hình vẽ 4.1 Điều chế và thử tính chất của etilen (Hóa học 11 nâng cao)

Có thể lắp dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ 4.2, thay ống nghiệm nhánh đựng dung dịchNaOH làm bình rửa khí đơn giản bằng ống hình trụ có chứa bông tẩm dung dịch NaOHđặc (sách giáo khoa hóa học 11) Ông nghiệm nhánh đựng dung dịch NaOH hoặc ống trụđựng bông tẩm dung dịch NaOH đặc đều có tác dụng tách bỏ CO2, SO2 được tạo ra cùngvới etilen và SO2 cũng làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch KMnO4 Đồngthời các bộ phận này còn có tác dụng ngưng tụ hơi ancol etylic bay ra cùng hỗn hợp khí.Dùng đèn cồn đun nóng hỗn hợp phản ứng, điều chỉnh ngọn lửa đèn cồn sao cho hỗn hợpkhông bị trào lên ống dẫn khí Quan sát màu sắc hỗn hợp phản ứng

Quan sát khí etilen sục vào dung dịch nước brom chứa trong ống nghiệm, sự thay đổimàu của dung dịch

Dẫn khí etilen sục tiếp vào dung dịch KMnO4 chứa trong ống nghiệm, quan sát sự chuyểnmàu của dung dịch

Hình vẽ 4.2 Điều chế và thử tính chất của etilen (Hóa học 11).

Ngày đăng: 22/03/2015, 13:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w