Trước thực tế cấp bách đó, Chính phủ ta đã đề ra “Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2001-2010” với mục tiêu: Đảm bảo đến năm 2010, tình trạng sức khoẻ sinh sản Việt Nam
Trang 1NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
Nhận thức về sức khỏe sinh sản của học sinh (Nghiên cứu trường hợp Quận Hoàng Mai,
Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI, 2008
Trang 21
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN……… 5
Phần I MỞ ĐẦU 6
1 Lí do chọn đề tài… 6
2 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 10
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 10
5 Phạm vi nghiên cứu 11
6 Mẫu nghiên cứu 11
7 Phương pháp nghiên cứu 13
8 Giả thuyết và khung lí thuyết 14
Phần II NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI…………15
1.1 Cơ sở phương pháp luận 15
1.2 Các lí thuyết xã hội học chuyên biệt 16
1.3 Tình hình về SKSS của VTN quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội 25
1.4 Một số khái niệm công cụ 27
1.5 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 36
CHƯƠNG 2: MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THÔNG TIN CHUNG VỀ SKSS CỦA HỌC SINH THPT QUẬN HOÀNG MAI 45
2.1 Những đặc điểm cơ bản về các đối tượng nghiên cứu 45
2.2 Đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi VTN 45
2.3 Những nhận biết cơ bản của học sinh THPT quận Hoàng Mai về chính sự phát triển sinh lí của bản thân 52
2.4 Nhận biết về các nội dung của SKSS 55
CHƯƠNG 3: KIẾN THỨC, HIỂU BIẾT, TÂM THẾ HÀNH VI VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỐI NHẬN THỨC VỀ SKSS CỦA HỌC SINH THPT QUẬN HOÀNG MAI 67
3.1 Quan điểm của các em về những mục đích của tình dục trong thời gian học THPT 67
Trang 32
3.2 Hiểu biết và tâm thế hành vi của học sinh THPT quận Hoàng Mai về hậu
quả khi quan hệ tình dục ở lứa tuổi VTN 71
3.3 Hiểu biết và tâm thế hành vi của học sinh THPT quận Hoàng Mai về một số tình huống “có vấn đề” 73
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91
Một số khuyến nghị chung 93
Giáo dục trong nhà trường 94
Giáo dục trong gia đình 96
Giáo dục trong các hoạt động đoàn thể 98
Giáo dục qua các phương tiện truyền thông 99
Phối hợp các lực lượng 100
Một số khuyến nghị về biện pháp nâng cao nhận thức về SKSS 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 4WHO Tổ chức Y tế thế giới
Trang 5nó đã trở thành vấn đề toàn cầu Chương trình dân số thế giới được triển khai với
sự tham gia của hầu hết các quốc gia và đã phát triển không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng Kết quả ấy được thể hiện bằng những mốc quan trọng tại các hội
nghị quốc tế về dân số qua các thời kỳ, trong đó nổi bật là Hội nghị quốc tế về dân
số và phát triển tổ chức tại Cairo (Ai Cập) năm 1994
Đối mặt với vấn đề dân số và phát triển, Việt Nam là một trong những quốc gia sớm nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa hai lĩnh vực này Từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, Nhà nước đã ban hành một số chủ trương và chính sách
về dân số Qua gần 50 năm triển khai thực hiện, chương trình dân số Việt Nam đã đạt được những kết quả rất khả quan
Mặc dù vậy, kết quả đạt được chưa ổn định, dân số vẫn tiếp tục gia tăng theo mộtnhịp độ không mong muốn, chất lượng dân số và cuộc sống chậm được cải thiện Nổi bật lên là tình trạng đẻ dày và đẻ nhiều Đặc biệt là ở các vùng sâu vùng
xa, tình trạng đẻ nhiều còn phổ biến Thêm vào đó là tình trạng phá thai không an toàn Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có xu hướng gia tăng kể cả HIV/AIDS Vấn đề dân số ở Việt Nam được đặt ra ở cả hai phương diện lượng và chất Trong những năm gần đây, bên cạnh các chỉ số tăng trưởng đề đặn và tích cực của nền kinh tế đang chuyển đổi, chúng ta còn thấy rõ những tác động tiêu cực
về mặt xã hội như những ảnh hưởng không chọn lọc của văn hoá ngoại lai, là sự phân hoá xã hội và sự thay đổi những giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống Việt Nam Chẳng hạn, tình trạng li hôn (nhất là ở các cặp vợ chồng trẻ) ngày càng gia tăng, trong khi đó kết hôn sớm còn tồn tại ở một số địa phương Hiện tượng quan
hệ tình dục trước hôn nhân, mang thai sinh đẻ và nạo phá thai trong lứa tuổi VTN
có xu hướng gia tăng
Theo quan điểm mới về dân số và phát triển của Hội nghị quốc tế Cairo (1994), muốn duy trì được xu thế giảm sinh vững chắc thì không thể chỉ tập trung giải quyết vấn đề quy mô dân số như trước, mà cũng cần phải giải quyết đồng bộ các vấn đề về chất lượng dân số, cơ cấu dân số và phân bổ dân cư theo định hướng
Trang 63
dân số - sức khoẻ sinh sản phục vụ phát triển
Trong số các nội dung nêu trên, giáo dục dân số cho giới trẻ nói chung và cho
lứa tuổi VTN nói riêng là một nội dung quan trọng cần được đẩy mạnh Lớp trẻ cần
được trang bị những tri thức cơ bản về dân số và phát triển Nếu được trang bị đầy
đủ kiến thức về sức khoẻ sinh sản, họ sẽ tránh được những sai lầm trong quan hệ tình dục Đồng thời, họ sẽ có cơ hội tốt hơn để ổn định sức khoẻ và phát triển toàn diện Muốn có được một chương trình giáo dục SKSS phù hợp, điều quan trọng đầu tiên là phải nắm bắt được nhận thức của từng đối tượng dân cư về vấn đề này Trong trường hợp này, HS THPT không hề là một ngoại lệ
Theo Điều tra biến động dân số - KHHGĐ năm 20071
, nước ta có 19,4 triệu người ở độ tuổi 15 đến 24 Nếu tính từ 10 đến 19 tuổi, thì con số cũng lên đến 20,89 triệu người Dự báo đến năm 2010 lực lượng này còn tiếp tục tăng Đây là
độ tuổi chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ và tuổi trưởng thành, là độ tuổi mà ở đó VTN phát triển rất nhanh về thể chất, thể lực; thoát dần khỏi phạm vi gia đình để hội nhập vào tập thể, tham gia các hoạt động nhiều mặt để rèn luyện, trưởng thành Đây là một lực lượng dân số tiềm năng cho sự phát triển KT-XH của đất nước khi bước vào thiên niên kỷ mới Do đời sống kinh tế được nâng cao và sự tác động của nhiều yếu tố văn hoá xã hội, VTN nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới bước vào tuổi dậy thì sớm, sớm đi vào yêu đương và sớm có hoạt động tình dục so với trước Do đó, việc cung cấp cho thế hệ trẻ những kiến thức toàn diện về sức khoẻ sinh sản để họ có thể hiểu, định hướng và có hành vi phù hợp, có trách nhiệm là một đòi hỏi hết sức cần thiết và bức xúc
Trước thực tế cấp bách đó, Chính phủ ta đã đề ra “Chiến lược quốc gia về
chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2001-2010” với mục tiêu: Đảm bảo đến năm 2010,
tình trạng sức khoẻ sinh sản Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể khoảng cách giữa các vùng và các đối tượng sẽ được thu hẹp bằng việc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu
đa dạng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản phù hợp với điều kiện của các địa phương, đặc biệt quan tâm tới những vùng, đối tượng khó khăn trong đó cải thiện sức khoẻ sinh sản VTN và thanh niên- thế hệ tương lai của đất nước là một mục tiêu cụ thể rất cần được chú trọng; Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ VTN giai đoạn
1
Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Trung tâm Thông tin Dân số, Kết quả Điều tra biến động dân số - KHHGĐ
năm 2007, Hà Nội, 2008
Trang 74
2001-2010 được Chính phủ phê duyệt là căn cứ quan trọng để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động nhằm nâng cao SKSS cho VTN với các quan điểm: 1 Đầu tư cho sức khoẻ nói chung và SKSS cũng là đầu tư cho phát triển; 2 Bảo đảm sự công bằng, làm cho mọi người đều được tiếp cận với các thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ có chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, đặc biệt chú ý các đối tượng bị thiệt thòi, người nghèo, người có công với nước, miền núi, các vùng sâu, vùng xa và vùng có nguy cơ cao về môi trường; 3.Thực hiện bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS, tăng cường vai trò của phụ nữ trong quá trình ra quyết định về các vấn đề liên quan đến chăm sóc SKSS, đề cao vai trò và trách nhiệm của nam giới trong việc chia sẻ với phụ nữ thực hiện KHHGĐ và chăm sóc SKSS; 4 Dự phòng tích cực và chủ động trong mọi khâu của chăm sóc SKSS; 5 Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc trong chăm sóc SKSS; 6 Chăm sóc SKSS là sự nghiệp chung của toàn xã hội, là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cũng như của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp Các quan điểm này mang tính toàn diện, với cách tiếp cận khoa học, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng mục tiêu, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc SKSS VTN
Đồng thời, Đảng và Nhà nước đã có một số chủ trương, chính sách liên quan
đến lứa tuổi VTN như: Luật hôn nhân và gia đình (Quốc hội thông qua vào tháng 12/1996), Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, phê chuẩn và cam kết thực hiện Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, hay ban hành Pháp lệnh dân số năm
2003 Những hành động đó đã thể hiện rõ tầm quan trọng của vấn đề sức khỏe dân
số nói chung và SKSS nói riêng Đồng thời, chăm sóc sức khoẻ sinh sản được coi
là một quyền cơ bản: “ Mọi công dân đều có quyền được cung cấp thông tin và
dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữ bí mật theo quy định của pháp luật ”, “ Mọi công dân có quyền được lựa chọn các biện pháp chăm sóc SKSS/ KHHGĐ” Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em - Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã nghiên cứu xây dựng giáo trình về tổ chức giáo dục giới tính trong trường học Bộ Y tế, Uỷ ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (gần đây có tên gọi là UBDS GĐ&TE) đã đề ra nội dung về sức khoẻ sinh sản (SKSS) VTN
Trang 85
như một hoạt động quan trọng hàng năm trong toàn ngành Các đoàn thể quần chúng như Hội LHPN, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên đã quan tâm tổ chức nhiều hoạt động nâng cao nhận thức cho các hội viên, đoàn viên về vấn đề SKSS
VTN Trong các giải pháp cần thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của Chiến lược
quốc gia phòng chống HIV/ AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và Tầm nhìn 2020
(được Chính phủ ta thông qua tháng 03/2004) gồm có: chống phân biệt, kỳ thị; đảm bảo sự cam kết về mặt chính sách đối với vấn đề bình đẳng giới…Đặc biệt từ tháng 1/2004 bắt đầu chương trình sáng kiến SKSS cho thanh thiếu niên ở Việt Nam (RHIYA VN) chú trọng đến vấn đề bình đẳng giới trong các hoạt động cung cấp dịch vụ và giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên Chương trình này triển khai với hai hoạt động chính: 1/ tuyên truyền, vận động, truyền thông, thay đổi hành vi
về SKSS và tình dục; 2/ cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ và thay đổi hành vi tiếp cận và sử dụng dịch vụ trong thanh thiếu niên
Vấn đề sức khoẻ VTN là một vấn đề khá mới mẻ, khó và phức tạp: nói đến các chức năng kinh tế, văn hoá, xã hội và đạo đức, lối sống Do vậy, về tổng thể,
có thể khẳng định rằng: hiệu quả của các hoạt động vì SKSS VTN trong thời gian qua hiệu quả còn khá hạn chế Vì nhiều lí do, nhất là chưa có những công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ, cũng như chưa có một hệ thống số liệu, hay kết quả điều tra tin cậy phản ánh tổng thể về tình hình SKSS VTN nên chúng ta chưa
có được chính sách toàn diện về vấn đề này
Cho đến nay, chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu về vấn đề SKSS cho độ tuổi HS và trên thực tế nội dung này cũng chưa được đưa vào giảng dạy ở những năm cuối bậc THCS và THPT
Hơn ai hết, VTN rất cần hiểu biết và có kiến thức về sức khoẻ sinh sản Chỉ trong điều kiện hiểu biết đầy đủ thì các em mới có hành vi đúng để chủ động bảo
vệ sức khoẻ sinh sản cho chính bản thân các em hôm nay và chuẩn bị hành trang cho cuộc sống ngày mai; Xuất phát từ thực tế đó, để có được những thông tin về thực trạng nhận thức của một nhóm VTN về SKSS là những người chủ yếu ngồi trên ghế nhà trường THPT trên địa bàn quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội,
chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu "Nhận thức về sức khoẻ sinh sản của học sinh” [Nghiên cứu trường hợp quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội]" Sự lựa
chọn này phù hợp với những vấn đề đặt ra trong chiến lược dân số của đất nước,
Trang 96
cũng như của quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu tiếp tục phấn đấu giảm tỉ lệ sinh, tiến tới ổn định quy ước dân số, đồng thời chú trọng đến cấu trúc, phân bố dân cư và nâng cao chất lượng dân số
2 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1 Ý nghĩa lí luận
Góp phần bổ sung cho những nghiên cứu về SKSS của học sinh ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, trên cơ sở vận dụng những phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính
Vận dụng các lí thuyết XHH Đại cương, XHH Gia đình, XHH Y tế, XHH Giới và phát triển, cũng như kiến thức tâm lí học, lôgic về quá trình và quy luật nhận thức
Đề tài nghiên cứu nhằm mô tả và phân tích, đánh giá thực trạng SKSS của học sinh để tìm ra mối liên quan giữa độ tuổi, trình độ học vấn, quan niệm về tình dục… với sự nhận thức về SKSS
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu tìm hiểu thái độ của học sinh THPT ở quận Hoàng Mai, qua đó
bổ sung thêm một phần hiểu biết về thực trạng nhận thức đối với vấn đề SKSS Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp để tuyên truyền, giáo dục và định hướng cho học sinh nhận thức tốt hơn về SKSS
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
* Miêu tả thực trạng nhận thức về SKSS của học sinh tại quận Hoàng Mai;
* Đo lường và đánh giá nhận thức về SKSS của học sinh quận Hoàng Mai;
* Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về SKSS của học sinh THPT ở quận Hoàng Mai trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tác động đến nhận thức của nhóm tác nhân này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Ngoài những nhiệm vụ hiển nhiên như xây dựng bảng hỏi, tập hợp và xử lí
dữ liệu, đề tài cần hoàn thành các nhiệm vụ nội dung cụ thể sau:
* Phân tích thực trạng nhận thức về SKSS của hai nhóm học sinh THPT lớp
10 và 12 ở quận Hoàng Mai;
* So sánh nhận thức của tiểu nhóm học sinh trên, giữa nam và nữ về SKSS;
Trang 107
* Phân tích những đặc thù của từng nhóm học sinh tác động lên nhận thức
của họ về SKSS (nguồn gốc XH: nguồn gốc nông thôn lên đô thị (thế hệ bố mẹ lên
đô thị), học vấn (chọn năm đầu và năm cuối xem có gì khác nhau trong nhận thức hay không?), nghề nghiệp (công nhân, nông dân, làm nghề tự do, buôn bán, viên chức nhà nước), cơ chế tiếp cận về SKSS, giới tính, tuổi, vị trí nơi ở (ở gần hay xa
những nơi nhạy cảm?)
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
* Đánh giá thực trạng nhận thức của học sinh THPT;
* Đánh giá cơ chế tiếp cận và thay đổi nhận thức về SKSS để tìm ra những giải pháp giáo dục nhận thức cho nhóm tác nhân là học sinh THPT quận mới Hoàng Mai
* Phạm vị thời gian: Từ tháng 5/2007 đến 11/2008
* Phạm vi không gian: quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
6 Mẫu nghiên cứu
6.1 Cách chọn mẫu
+ Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống được sử dụng cho nghiên cứu này, với kết quả cụ thể như sau:
- Hai trường được lựa chọn là THPT Hoàng Văn Thụ, THPT Trương Định
- Học sinh, đại diện nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy giáo dục công dân, tổ chức đoàn thể, gia đình
+ Ngẫu nhiên, hệ thống: xác định danh sách học sinh (lớp 10, 12);
Trang 12* Phương pháp định tính cơ bản được sử dụng nhằm đánh giá nhận thức của
hai nhóm học sinh đại diện thông qua công cụ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
* Phương pháp xử lí số liệu
- Xử lí số liệu bằng SPSS 13.0 for Windows
+ Số ô có tần suất kỳ vọng nhỏ hơn 5 không vượt quá 20%
7.2.2 Thảo luận nhóm tập trung
Chúng tôi tổ chức thảo luận 4 nhóm (chia cho cả nam và nữ) Với phương pháp phỏng vấn này, mọi người được chúng tôi khuyến khích bày tỏ ý kiến cũng như tranh luận các vấn đề liên quan
Người dẫn dắt thảo luận nhóm cũng như phỏng vấn sâu luôn giữ nguyên tắc trung lập, dùng các cử chỉ ( nháy mắt, mỉm cười ), lý do thuận lợi nhất cho người phỏng vấn đó là đang trực tiếp tham gia công tác Đoàn thuộc Quận đoàn Hoàng Mai, được tiếp xúc và giao lưu nhiều với Bí thư, Cố vấn Đoàn các trường, nắm vững nghiệp vụ Đoàn nên đã khuyến khích người tham gia thoải mái trong việc
Trang 138 Giả thuyết và khung lí thuyết
8.1 Giả thuyết nghiên cứu
Nhận biết chung của học sinh THPT quận Hoàng Mai về các nội dung SKSS
ở mức cao, trong khi đó kiến thức, hiểu biết và tâm thế hành vi của họ về vấn đề
này lại ở mức độ thấp hơn
Có sự khác biệt về nhận thức giữa hai nhóm học sinh THPT quận Hoàng Mai theo giới tính và khối lớp (trình độ học vấn) Sự khác biệt trong nhận thức về SKSS của nhóm khách thể này xét dưới góc độ nguồn gốc xã hội - nghề nghiệp của bố mẹ là không rõ ràng
Vẫn tồn tại một số xu hướng hành vi rủi ro trong nhận thức về SKSS của học sinh THPT quận Hoàng Mai
Đặc điểm cơ
bản của chủ thể
Nhận thức cảm tính về SKSS
Nhận thức lí tính về SKSS
Môi trường Xã hội hóa về SKSS
Kết luận và khuyến nghị
Trang 1411
Phần II NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở phương pháp luận
1.1.1 Phương pháp luận Mác – xít
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử sẽ được sử dụng xuyên suốt trong đề tài nghiên cứu này Theo một trong những nguyên tắc phương pháp luận Mác – xít, cần phải nghiên cứu con người trong sự vận động và trong mối quan hệ tổng hòa của xã hội Dựa vào nguyên tắc này, chúng tôi sẽ nghiên cứu xem các em học sinh THPT quận Hoàng Mai sẽ “lớn lên” hay phát triển như thế nào trên cơ sở điều tra về nhận thức của các em Muốn đề ra được các biện pháp nâng cao nhận thức của đối tượng xã hội này, điều quan trọng trước hết là đo lường và đánh giá chính xác hiện trạng nhận thức của họ Ứng dụng phương pháp luận Mác – xít, để có thể đề ra các phương thức hay biện pháp can thiệp cải thiện hành vi của nhóm tác nhân là học sinh THPT đối với SKSS, chúng ta cần phải đặt
họ trong mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường, các nhóm đoàn thể xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng Hay nói cách khác, các em có những kì vọng
gì từ các môi trường xã hội này để có thể lớn lên? Các môi trường xã hội hóa ấy đã hình thành cho họ những tâm thế nào trước những vấn đề về SKSS?
1.1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề SKSS
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến yếu tố con người trong đó chất lượng đặt lên hàng đầu, vì vậy luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em Chương trình SKSS VTN là một nội dung quan trọng trong Chiến lược chăm sóc SKSS quốc gia giai đoạn 2001 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ ký tại Quyết định số 136/QĐ-TTG ngày 28/11/2000 và Quyết định số 01/2006/QĐ - DSGĐTE ngày 17/3/2006 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em ban hành chiến lược truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số, SKSS/KHHGĐ giai đoạn 2006 – 2010 Bao gồm các chỉ tiêu phấn đấu cho giai đoạn này:
Mục tiêu 1:
- Nâng cao hiểu biết, kiến thức và kỹ năng sống cơ bản về SKSS, SKSS/KHHGĐ, tình dục an toàn, phòng chống HIV/AIDS, ma túy mại dâm nhằm góp phần tạo hành vi đúng đắn, có lợi cho SKSS VTN, Thanh niên, kể cả thanh
Trang 15+ 90% VTN, Thanh niên, kể cả thanh niên đã kết hôn chấp nhận thực hiện các hành vi có lợi về chắm sóc SKSSVTN, Thanh niên, Giới, HIV/AIDS, tình dục
Ngoài ra Bộ Y tế xây dựng kế hoạch tổng thể Quốc gia về bảo vệ chăm sóc
và nâng cao sức khỏe của VTN, Thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến 2020
Mục tiêu 2: Nâng cao kiến thức, kỹ năng và hành vi của VTN và Thanh niên
trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe bản thân liên quan đến SKSS/SKTD, HIV/AIDS, tai nạn thương tích, sử dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần Chỉ tiêu:
+ 80% VTN, Thanh niên hiểu biết về thời điểm dễ có thai và 90% hiểu biết
về các BPTT
+ 80% VTN, Thanh niên thành thị và 70% VTN, Thanh niên nông thôn biết cách giữ gìn vệ sinh đường sinh sản và các bệnh lây qua đường tình dục
+ 80% VTN, Thanh niên thành thị và 70% VTN, Thanh niên nông thôn biết
về nơi cung cấp và có thể tiếp cận dịch vụ, tư vấn cho những vấn đề tâm sinh lý
của lứa tuổi [12]
1.2 Các lí thuyết xã hội học chuyên biệt
1.2.1 Lí thuyết về ý thức tập thể và ý thức cá nhân của Durkheim
Khi nghiên cứu về vấn đề SKSS chúng ta cần chỉ ra được hệ giá trị chung đối với vấn đề SKSS là gì Muốn có SKSS thì không vi phạm những hệ giá trị đó Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm hiểu quan điểm của học sinh THPT quận Hoàng Mai đối với ý thức chung của xã hội Việt Nam khi nói đến vấn đề
Trang 1613
SKSS
Khái niệm ý thức tập thể hay khái niệm ý thức xã hội đóng vai trò trung tâm trong sự nghiệp xã hội học của Durkheim Ý thức tập thể là biểu thị sự tồn tại của một tập hợp các giá trị chung trong cùng một nhóm tác nhân Có thể hiểu đây
là tập hợp những niềm tin, những cảm giác chung cho những thành viên của cùng một xã hội Tất cả những tập hợp đó tạo thành một hệ thống có giá trị riêng Theo
lí thuyết này, tập hợp chuẩn mực về SKSS là một hệ giá trị riêng Hành vi vi phạm
hệ giá trị ấy được xếp vào loại hành vi “lệch chuẩn”
Durkheim được xem là nhà xã hội học đầu tiên đề xuất vấn đề "tính chuẩn mực của cái xã hội" Đối với cách hiểu của Durkheim, cái xã hội tồn tại là một hiện thực có thể xác định mang tính sự vật, mà cơ sở của nó nằm trong tính chuẩn mực của các ứng xử xã hội Ông xem hiện thực này là thế giới của các sự kiện xã hội Các chuẩn mực xã hội trở thành cái bên ngoài Nó giới hạn ý chí của con người trong quan hệ của họ với nhau Chuẩn mực hóa có nghĩa là sự thiết chế hóa các quy tắc và tiêu chuẩn liên quan với nhau, loại trừ các khả năng khác Mỗi sự chuẩn mực hóa gắn với một sự lựa chọn Điều này là một nguyên tắc cơ bản của
sự hình thành cấu trúc xã hội Các chuẩn mực tạo ra một khuôn khổ cho hành động Như vậy chúng phải có tính trừu tượng, khác với mọi kiểu hành động cụ thể Chuẩn mực thể hiện cái chung, "kiểu điển hình" của hành động Định hướng qua lại của hành động của nhiều cá nhân và việc xây dựng nên các quan hệ xã hội chỉ
có thể có được khi các cá nhân hành động trên cơ sở những tiêu chuẩn và quy tắc được biết và được chấp nhận chung Các tiêu chuẩn và quy tắc này được gọi là các chuẩn mực xã hội Chuẩn mực xã hội được tiếp nhận trong quá trình xã hội hóa, được nội tâm hóa và được kết nối trong các quá trình thiết chế hóa
Các chuẩn mực thể hiện rất đa dạng, có thể hệ thống hóa chúng theo nhiều cách khác nhau Chẳng hạn, theo mức độ chặt chẽ và gắn với nó là mức thưởng phạt: các chuẩn mực buộc phải, cần phải, nên làm Gắn liền với chuẩn mực là sự phán xử (thưởng - phạt) Sự phán xử luôn gắn với tương tác hành động, bởi nếu không thì hành động không thể tiếp tục diễn ra và chuẩn mực không có cơ sở tồn tại Sự củng cố các chuẩn mực dẫn đến việc hình thành những vai trò xã hội và kiểu hành động Giá trị là các nguyên tắc cơ bản định hướng hành động Chúng là những quan điểm, thái độ về những điều được mong muốn, về những quan niệm
Trang 17họ Khi nghiên cứu ý thức xã hội của E Durkheim, chúng ta thấy rằng, SKSS được xác định như là một tập hợp các giá trị, theo đó, tác nhân cần phải tuân thủ
và bị chi phối Hay nói cách khác, nếu tác nhân không được định hướng bởi những giá trị chuẩn mực chung ấy thì tác nhân rất ít có khả năng hội nhập vào cuộc sống
xã hội (ý thức tập thể) Trong trường hợp này, nếu gia đình, nhà trường, tổ chức đoàn thể và các phương tiện truyền thông không tạo ra một số chuẩn mực chung trong giáo dục nhận thức cho học sinh về SKSS, thì học sinh gần như bị mất phương hướng và có nhận thức kém về nó Ngược lại, nếu như các thiết chế trên
áp dụng quá nhiều nguyên tắc khắt khe, thì nhận thức của học sinh vẫn có thể thấp
về vấn đề này, vì lúc ấy, phương thức nâng cao nhận thức cơ bản chỉ dựa vào cơ chế chính thức nên vô tình bỏ qua cơ chế phi chính thức Điều này được E
Durkheim chứng minh rõ qua hai biểu đồ giải thích các nguyên nhân Tự sát
Về ý thức cá nhân, E Durkheim loại trừ ý tưởng theo đó ý thức tập thể sẽ đạt được bằng cách cộng tất cả những cái gì thuộc về ý thức của nhiều cá nhân lại Ngược lại ông cho rằng, để có một sự gắn kết xã hội thì ý thức tập thể và ý thức xã hội phải thông qua quá trình xã hội hoá cá nhân Vậy ý thức cá nhân có chứa những yếu tố của ý thức xã hội Chính vì thế, ý thức cá nhân muốn lớn lên được thì phải nhận thức theo những quy chuẩn của xã hội thừa nhận
Như vậy, khi đo nhận thức của xã hội thì không phải là cộng các cá nhân
mà tìm xem cá nhân đó đã xã hội hóa được bao nhiêu trong những giá trị quy chuẩn của xã hội
1.2.2 Lí thuyết xã hội hóa
Xã hội hóa là quá trình mà qua đó các cá nhân nội hóa những quy tắc,
chuẩn mực và giá trị của một xã hội Sau đó, cá nhân sẽ ngoại hóa những gì hấp
thụ và học được qua hành động xã hội của mình Xã hội hóa trước hết được hiểu
Trang 1815
như là một quá trình theo đó đứa trẻ lớn lên trong xã hội Nhưng theo một nghĩa rộng hơn, xã hội hóa chính là khả năng hội nhập của các cá nhân vào một cộng đồng xã hội
Khi sử dụng định nghĩa về xã hội hóa này vào nghiên cứu nhận thức của học sinh THPT về SKSS, một số câu hỏi đầu tiên cần đặt ra, đó là chuẩn mực của
xã hội chúng ta về SKSS là gì? Các HS THPT nhận biết được những gì từ những chuẩn mực đó? Họ chuẩn bị tâm thế như thế nào để thể hiện được rằng, nhận thức của bản thân về SKSS là ở mức cao? Hay nói cách khác, trong những tình huống
có vấn đề về SKSS, thái độ, hành vi, tâm thế của họ ra sao?
Lí thuyết xã hội hóa được dùng làm cơ sở đề nhìn nhận và lí giải vấn đề Có nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hóa Căn cứ vào tính chủ động của cá nhân trong quá trình xã hội hóa, chúng ta có thể tạm chia thành hai loại:
- Loại 1: ít đề cập đến tính chủ động của cá nhân trong quá trình thu nhận kinh nghiệm xã hội Các cá nhân bị khuôn sẵn vào các chuẩn mực
Một đại diện cho cách hiểu này là Neil Smelser Ông cho rằng “Xã hội hóa là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình”, nghĩa là vai trò của cá nhân chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực
- Loại 2: khẳng định tính tích cực, sáng tạo của cá nhân trong quá trình xã hội hóa Cá nhân không chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà còn tham gia vào quá trình tạo ra các kinh nghiệm xã hội
Nhà xã hội học Mỹ J.H Fichter đã chú ý hơn tới tính tích cực của cá nhân khi ông cho rằng “xã hội hóa là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó” (44) G Andreeva đã nêu được cả hai mặt của quá trình xã hội hóa Bà cho rằng “Xã hội hóa là quá trình hai mặt Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động
và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội” (44)
Như vậy, cá nhân trong quá trình xã hội hóa không đơn thuần thu nhận kinh nghiệm xã hội, mà còn chuyển hóa nó thành những giá trị, tâm thế, xu hướng của
Trang 1916
cá nhân để tham gia tái tạo, “tái sản xuất” chúng trong xã hội Mặt thứ nhất của quá trình xã hội hóa là sự thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác động của con người tới môi trường Mặt thứ hai của quá trình này thể hiện sự tác động của con người trở lại môi trường thông qua hoạt động của mình
Áp dụng vào đề tài, thái độ của học sinh THPT được hình thành trên cơ sở tiếp thu các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực của môi trường sống Họ cũng có khả năng tác động trở lại làm biến đổi những giá trị, chuẩn mực đó Thái độ của học sinh THPT chịu tác động của các môi trường xã hội hóa gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè và các phương tiện truyền thông
1.2.3 Lí thuyết về nhận thức của Vygotky và sơ đồ nhận thức của Bernard Clof
Lí thuyết này được cụ thể hóa trong những ứng dụng ở phương Tây hiện đại (Pháp, Mỹ) đặc biệt là tam giác nhận thức của Bernard Clof Theo tam giác này,
mọi sự vật đều chứa trong mình nó thông tin (đỉnh thứ nhất) Thông tin tồn tại
khách quan Trong trường hợp này, mọi qui định và chuẩn mực xã hội về SKSS cũng tồn tại khách quan Để đi đến nhận thức về SKSS, thì tác nhân cần nhận biết
những thông tin chứa ẩn trong đó Nhận biết thông tin trở thành đỉnh thứ hai của
tam giác Nhưng nếu tác nhân chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết thông tin về SKSS, thì chứng tỏ tác nhân chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức thấp Để thể hiện rằng, tác nhân có nhận thức cao về một đối tượng nào đó (SKSS trong trường hợp này), thì
tác nhân phải chứng tỏ hiểu biết và kiến thức về nó Đây chính là đỉnh thứ ba
trong tam giác nhận thức của Bernard Clof
Tuy nhiên, khi vận dụng tam giác này để đo lường và đánh giá nhận thức của học sinh THPT đối với SKSS, chúng ta cần lưu ý rằng, chỉ xuất phát từ nhận biết, hiểu biết và kiến thức về SKSS của họ để kết luận về nhận thức thì chưa đủ Việc đo lường nhận biết, hiểu biết và kiến thức chỉ dừng lại ở mức định lượng Do vậy, để đánh giá được nhận thức nói chung và của HS THPT nói riêng về SKSS,
chúng ta cần tiến hành kiểm chứng thái độ và hành vi của khách thể này đối với
SKSS Nhưng trong thực chất, để đánh giá được thái độ và hành vi, thì HS cần phải được đặt vào trong các tình huống có vấn đề Từ đó, chúng tôi quan sát tâm thế của tác nhân đối với tình huống có vấn đề ấy: họ sẽ có thái độ gì và sẽ xử lí ra sao?
Trang 2017
Như vậy, mọi tác nhân không thể tự lớn lên, nghĩa là không thể tự nhận thức đầy đủ về đối tượng Muốn trưởng thành và sống trong xã hội, tác nhân cần liên hệ với người khác và thông qua người khác Vậy đối tượng của học sinh hướng đến ở đây là SKSS Nhưng bản thân học sinh chưa thể tự hiểu mà phải thông qua người khác Ở đây chính là môi trường xã hội hóa: gia đình – nhà trường – tổ chức xã hội – đoàn thể và truyền thông đại chúng
Hệ quả là, khi sử dụng sơ đồ tam giác về nhận thức, chúng ta không chỉ đo lường nhận biết, hiểu biết và kiến thức của chủ thể mà còn phải tìm hiểu xem môi trường xã hội đánh giá như thế nào về nhận thức SKSS của học sinh Hơn nữa, tác nhân đánh giá về từng môi trường này như thế nào trong việc giáo dục SKSS?
Tam giác 1: Chủ thể
Đối tượng Chủ thể khác
Trong thực tế, để nắm được một cách đầy đủ nhận thức, thì chúng ta cần
qua các bước sau đây: nhận biết thông tin - kiến thức – thái độ đối với thông tin –
hành động – lôi kéo người khác cùng hành động Tuy nhiên, trong phạm vi
nghiên cứu này, chúng tôi chỉ giới hạn ở việc đo lường và đánh giá ba giai đoạn đầu tiên: 1 Nhận biết của đối tượng được điều tra về SKSS; 2 Kiến thức và hiểu biết của họ về SKSS; 3 Chuẩn bị tâm thế hành vi và xu hướng hành động của họ trong tình huống có vấn đề về SKSS Sơ đồ đo của nghiên cứu sẽ được biểu diễn theo tam giác sau:
Tam giác 2: Thông tin (về SKSS) - Nhận biết (về SKSS) và Kiến thức và hiểu biết (về SKSS)
Thông tin
Nhận biết Kiến thức
Theo sơ đồ này, thông tin tồn tại một cách khách quan trong tất cả các sự
vật Nội dung thông tin về SKSS mang tính khách quan và áp đặt lên tất cả chúng
Trang 2118
ta như là một hệ thống chuẩn mực cần tuân thủ Nhận biết thông tin là giai đoạn
mà chủ thể chuyển thông tin khách quan thành thông tin chủ quan nhưng chưa được kiểm chứng chặt chẽ Có thể nói, đây là giai đoạn thụ động nhận thông tin và dựa vào trí nhớ là chính Trong những điều kiện nhất định có gợi ý, những thông tin dưới dạng như “nghe nói”, “có biết đến” có thể tồn tại trong tác nhân dưới dạng rất chung chung Ở đây, chúng tôi sẽ điều tra về nhận biết của học sinh
THPT quận Hoàng mai về các nội dụng cơ bản của SKKS Còn kiến thức lại thể
hiện ở một cấp khác vì kiến thức thể hiện mối quan hệ giữa các thông tin mà mình
thu được Kiến thức thường sâu hơn nhận biết vì nó phải trả lời cho câu hỏi “biết
như thế nào?” Khi một ai đó có kiến thức thì nhất định phải biết sắp xếp, lựa
chọn, giải thích, thể hiện thái độ, trình bày quan điểm Tất cả những tâm thế xử lí
tình huống có vấn đề chính là hệ quả của kiến thức, bởi vì nếu không có giai đoạn chuẩn bị này thì không thể nắm được xu hướng hành vi như thế nào1
Tác giả đưa ra thuật ngữ này nhằm giải đáp những tranh cãi giữa hai chủ thuyết khách quan và chủ thuyết chủ quan trong xã hội học Vậy chủ thuyết khách quan là gì và chủ thuyết chủ quan là gì?
Chủ thuyết khách quan3
do Émile Durkheim là đại diện và khởi xướng Chủ
thuyết này coi « thế giới xã hội (các sự kiện xã hội = các thiết chế xã hội) như là
các sự vật (tự nhiên) 4
» Như vậy, nó là chủ thuyết tự nhiên hay chủ thuyết hiện
thực về xã hội Trong trường hợp này, nhà xã hội học được coi là một thợ chụp
ảnh xã hội: “hãy đi mà xem, xã hội chẳng thể là cái gì khác ngoài những gì chúng
1
Trịnh Văn Tùng, Lý luận xã hội học (sách tái biên và diễn dịch) từ Passeron Jean – Claude, Le
Raisonnement sociologique, Hà Nội, NXB Thế Giới, 2001, 358 trang
2 Trịnh Văn Tùng, Từ điển xã hội học (dịch từ nguyên bản tiếng Pháp), André AKOUN và Pierre ANSART, Dictionnaire de Sociologie, Paris, NXB Le Robert và Seuil, trang 252
Trang 2219
tôi chỉ cho các anh thấy” Muốn “chụp ảnh” xã hội, nhà xã hội học không thể có
một cái máy ảnh đủ lớn để chụp hết các góc độ của nó Do vậy, chủ thuyết này tập trung xây dựng các dữ liệu mang tính đại diện (có quy luật) để từ đó tìm ra các quan hệ thống kê (Pierre Bourdieu : 1980, trang 87) Từ đó, người ta tập trung nghiên cứu định lượng thông qua lấy mẫu xã hội và bảng hỏi cấu trúc hay bảng hỏi
có định hướng (questionnary) Các lí thuyết cơ cấu thuộc dòng chủ thuyết khách quan giả định rằng, cá nhân bị « quyết định » bởi các mối quan hệ đã được cấu trúc hóa Cá nhân sống trong cấu trúc nào dường như bị chi phối bởi cấu trúc đó vì cấu trúc có “quyền lực cưỡng chế », áp đặt lên cá nhân Do vậy, người ta thường nghiên cứu xã hội theo phương pháp luận tự nhiên, logic hình thức và thực nghiệm
xã hội Hành động của cá nhân bị « xác định » bởi cấu trúc mà cá nhân sống trong
đó Có thể nói một cách đơn giản như sau : « cấu trúc nào sinh ra cá nhân đó » Vì vậy, ngôn ngữ thể hiện các quan hệ xã hội là ngôn ngữ tự nhiên hay ngôn ngữ công thức (formula)
Ngược lại, chủ thuyết chủ quan1
tập trung giải nghĩa xã hội từ kinh nghiệm
cá nhân Các lí thuyết cá nhân thuộc chủ thuyết này tìm hiểu và diễn giải kinh nghiệm cá nhân mà không đặt câu hỏi về những đặc thù xã hội (đặc thù cấu trúc) trong hành động xã hội của các cá nhân ấy
Trong lịch sử xã hội học, các tranh cãi giữa hai chủ thuyết này là vô tận : đặc biệt được thể hiện rõ về mặt phương pháp luận (định lượng và định tính) Do
vậy, thuật ngữ habitus của Pierre Bourdieu ra đời nhằm dung hòa hai dòng chủ thuyết này Habitus đã tạo ra một định hướng cơ bản để giải quyết sự mâu thuẫn
giữa dòng thuyết khách quan (cấu trúc) và dòng thuyết chủ quan (cá nhân) Pierre
Bourdieu định nghĩa như sau : « Habitus là toàn thể các tâm thế hành vi được học
hoặc thẩm thấu vào cá nhân Cá nhân có xu hướng tái tạo các tâm thế hành vi ấy bằng cách kích hoạt các mô hình hành vi và thích ứng chúng với các điều kiện hay hoàn cảnh mà họ sống trong đó » 2
Trang 2320
Thứ nhất, habitus là một tập hợp kết quả của các quá trình học tập (chính
thức hay phi chính thức, được nói ra bằng lời hay ngấm ngầm) Các quá trình học tập ấy hình thành và khắc sâu vào trí não những mô hình hành vi, các phương thức nhìn nhận và đánh giá trong quá trình xã hội hóa Ví dụ, thiết chế học đường (trường học) đã khắc sâu vào trí não của học sinh những mô hình hành vi hay những cách thức xử sự…Trường học tạo ra các cá nhân được trang bị những mô thức hành động vô thức (những mô thức hành vi) Những mô thức hành vi ấy sẽ được kích hoạt trong các điều kiện tương đồng và sẽ tạo ra văn hóa của họ hay
habitus của họ, đồng thời biến habitus tập thể (cấu trúc) thành cái vô thức cá nhân
(Pierre Bourdieu : 1970, trang 148)
Thứ hai, habitus là những tâm thế hành vi Có nghĩa là, cá nhân thẩm thấu
vào mình những kiểu hành vi « chờ sẵn » hay « sẵn sàng » cho hành động Những kiểu hành vi ấy được học một cách có ý thức hay vô tình thẩm thấu trong quá trình
xã hội hóa và sẽ được cá nhân nhắc lại Pierre Bourdieu gọi hiện tượng này là
« quá trình nội hóa những đặc tính bên ngoài » Từ đó, cái vô thức của cá nhân hay tập thể được hình thành và sẽ phát huy trong các tình huống tương tự
Thứ ba, với tư cách là hệ thống tâm thế hành vi đã đạt được, habitus đồng
nghĩa với khả năng sinh ra những hành động trong những điều kiện khá tương
đồng « Habitus được định nghĩa như là hệ thống các khuôn khổ hành vi được cá
nhân thẩm thấu Những khuôn khổ hành vi ấy cho phép sinh ra mọi suy nghĩ, mọi nhận biết và mọi hành động đặc thù của một nền văn hóa » (Pierre
Bourdieu : 1970, trang 152)
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng ngữ nghĩa thứ hai của « habitus »
để tìm hiểu xem các học sinh THPT quận Hoàng Mai chuẩn bị cho mình tâm thế hành vi như thế nào đứng trước những tình huống có vấn đề Nếu như, những thói quen của họ đã trở thành vô thức, thì khả năng bộc lộ những thói quen ấy ra ngoài trong những tình huống có vấn đề thường rất rõ ràng Do vậy, những quan điểm, lựa chọn hay xử lí tình huống có vấn đề về SKSS sẽ cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin bổ ích liên quan đến nhận thức của học sinh THPT quận Hoàng Mai về SKSS Những « kinh nghiệm » của các em học sinh thu nhận được qua các môi trường sống khác nhau sẽ được các em sử dụng để xử lí những vấn đề được nêu trong tình huống Qua đó, chúng tôi thấy được bức tranh chân thực về đối tượng
Trang 2421
nghiên cứu
1.3 Tình hình về SKSS của VTN quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
Quận Hoàng Mai là quận mới của Thành phố Hà Nội (thành lập 2004) có
diện tích 4104,1 ha (41 km2) (trên cơ sở sáp nhập 5 phường của quận Hai Bà Trưng và 9 xã của huyện Thanh Trì cũ), dân số là 27,77 vạn người [5] Hiện quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội có 14 phường (trong đó có 9 phường vẫn còn Hội Nông dân)
Cùng với cả nước và Thành phố Hà Nội, trong những năm qua quận Hoàng Mai đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có khu công nghiệp tập trung tại phường Vĩnh Hưng, từng bước đẩy mạnh nhanh tốc độ phát triển hàng hoá Về trình độ học vấn và dân trí ở mức bình quân của thành phố nhưng không đồng đều, ở một
bộ phận dân cư nông nghiệp còn thấp
Theo cuộc điều tra dân số do Công an Hà Nội tiến hành, dân số thành phố Hà Nội (trước tháng 8.2008) khoảng 3,4 triệu người; là dân số trẻ (có 2,17 triệu người trong độ tuổi làm việc) nữ nhiều hơn nam Trong những năm qua công tác DS-KHHGĐ đã đạt được những kết quả rõ nét, tuy nhiên tỷ lệ gia tăng dân số năm
2007 là 3,5% là một con số kỷ lục, và mức giảm sinh của Hà Nội lại tăng cao 12% Nhận thức của nhân dân về vấn đề KHHGĐ đã được nâng cao, tỷ lệ các cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ chấp nhận các biện pháp tránh thai ngày càng tăng Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm, tổng tỷ suất sinh là 2,3 con, phấn đấu đạt mức sinh thay thế vào năm 2008
Trong quá trình triển khai các hoạt động cung cấp các dịch vụ kỹ thuật KHHGĐ quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Ủy ban DS, GĐ TE Quận đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong toàn Quận như: phối hợp với Đoàn TN Quận duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ “Chăm sóc SKSS VTN” tại 10 phường, phối hợp với Hội Phụ nữ với 14 Câu lạc bộ “Bà mẹ trẻ”, “Không sinh con thứ 3”, phối hợp với Hội Nông dân với 09 Câu lạc bộ “Nam nông dân” hàng quý với nội dung DSGĐTE, hình thức, chủ đề sinh hoạt phong phú; Đặc biệt, đã xây dựng được mạng lưới y tế rộng khắp trên 14 phường với 100 % các phường có trạm y tế Đặc biệt, trên địa bàn quận có 2 cơ sở lớn để cung cấp dịch vụ là Phòng khám đa khoa Lĩnh Nam và Phòng Y tế quận Hoàng Mai có thể thực hiện được các dịch vụ về chăm sóc SKSS/KHHGĐ Chính sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn
Trang 2522
thể, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ thường trực, các cộng tác viên dân số cụm dân
cư, cộng tác viên dân số - KHHGĐ của 14 phường đã góp phần tạo cho chất lượng dân số cũng từng bước được nâng cao
Có thể theo dõi bảng thống kê sau:
Dân số trung bình 218.500 235.735 250.613 261.437
Tỷ suất tăng tự nhiên (%) 1,11 1,11 1,12 1,17
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên (%) 4,11 3,55 3,31 2,82
Nguồn: Ủy ban DS, GĐ TE quận Hoàng Mai năm 2004, 2005, 2006, 2007
Cùng với cả nước, trong những năm qua, công tác DS -KHHGĐ của quận Hoàng Mai nói riêng và thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích
lệ Nhận thức của cán bộ và nhân dân trong phong trào thực hiện KHHGĐ đã được nâng cao, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng đã thực hiện quy mô gia đình ít con (có 1 hoặc 2 con), góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong gia đình cũng như toàn xã hội; Tỷ lệ sinh con thứ 3 liên tục giảm nhanh, từ 4,11% (năm 2004) đã hạ xuống còn 2,82% (2007) Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chương trình DS - KHHGĐ vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm đó là: mức sinh tuy đã giảm song vẫn chưa ổn định, một số phường dân cư tỷ
lệ sinh con thứ 3 còn cao do cùng với quá trình tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, kinh tế gia đình cũng phát triển, cuộc sống đầy đủ, nhu cầu được thỏa mãn hơn; Cũng với lí do tình hình biến động dân số cơ học lớn, phức tạp Tỷ lệ tăng dân số
cơ học dao động lớn, có năm tỷ lệ 6,43%, dẫn tới những khó khăn trong công tác quản lý dân số - KHHGĐ; Một số chính sách về DS – KHHGĐ chưa được người dân hiểu đúng như: Điều 10 Pháp lệnh Dân số; Chưa có cơ chế quản lý, chế tài đủ mạnh để xử phạt những trường hợp vi phạm chính sách DS – KHHGĐ như: vi phạm sinh con thứ 3+, siêu âm lựa chọn giới tính thai nhi Có thể nói, nhận thức về công tác DS – KHHGĐ của một vài cơ sở, một số cấp ủy Đảng chưa đầy đủ nên
sự đầu tư nguồn lực cho chương trình DS – KHHGĐ trong những năm qua còn hạn hẹp Đặc biệt là tình trạng nạo hút thai mặc dù đã có xu hướng giảm so với trước đây song vẫn còn cao Theo thống kê chưa đầy đủ trong năm 2007, toàn
Trang 2623
Quận có khoảng 2.754 ca nạo hút thai Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và làm tăng các tai biến sản khoa, các bệnh lây qua đường tình dục Số phụ nữ mắc bệnh phụ khoa chiếm khoảng 39,5% trong tổng số phụ nữ 15-49 tuổi, trong đó có một bộ phận bị mắc bệnh nặng nhưng chưa được điều trị
Hiện nay lứa tuổi VTN ở quận Hoàng Mai chiếm khoảng 18.7% trong tổng dân số toàn Quận Đây là một giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện cho một con người, sự nhận thức và thái độ của VTN về SKSS sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy mô gia đình sau này và đặc biệt là chất lượng cuộc sống của họ và sự phát triển của xã hội
Trong nhiều năm qua do phải tập trung để thực hiện mục tiêu giảm sinh nên trong chương trình DS-KHHGĐ chưa có điều kiện quan tâm nhiều đến VTN Do
đó tình trạng yêu sớm, tảo hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân, các bệnh lây qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS trong đối tượng VTN đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội cũng như của từng gia đình
Như vậy, có thể khẳng định rằng ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội vấn
đề an toàn về tình dục, chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói riêng và bảo vệ sức khoẻ nói chung vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm
1.4 Một số khái niệm công cụ
1.4.1 Khái niệm “nhận thức”
Trong xã hội học, Emile Durkheim là người quan tâm nhất đến khái niệm nhận thức Tác giả giành vị trí trung tâm cho nhận thức tập thể Đối với ông, nhận thức tập thể tham chiếu sự hiện hữu của một tập hợp các giá trị chung trong cùng một nhóm người Như vậy, những học sinh ở nhóm nghiên cứu này sẽ được hiểu như là một nhóm người hay một tập thể Tập hợp những giá trị chung để đo nhận thức của họ, ở đây chính là các giá trị biểu trưng về sức khoẻ sinh sản mà họ có được Liệu học sinh lớp 10 có cùng nhận thức về sức khoẻ sinh sản so với lớp 12 hay không? Liệu học sinh nam có cùng nhận thức về sức khoẻ sinh sản so với học sinh nữ hay không? Liệu học sinh có nguồn gốc xã hội khác nhau có cùng nhận thức về sức khoẻ sinh sản hay không? Học sinh có dạng nhận thức cảm tính về sức khoẻ sinh sản trội hơn nhận thức lí tính hay không? Học sinh có nhận thức lí tính
về sức khoẻ sinh sản có mạnh hơn về nhận thức cảm tính hay không? Học sinh có
Trang 2724
bố mẹ làm nghề khác nhau có nhận thức khác nhau về sức khoẻ sinh sản hay không? Học sinh có bố mẹ làm nghề khác nhau có chung nhận thức về sức khoẻ sinh sản hay không? Tương tự như vậy, chúng ta có thể đặt nhiều câu hỏi liên quan đến ảnh hưởng của giới đến nhận thức về sức khoẻ sinh sản v.v
Theo E Durkheim, nhận thức tập thể (học sinh THPT trong trường hợp này)
là một thuật ngữ lí thuyết Sự hiện hữu của thuật ngữ này được đánh dấu trong tác phẩm "Bàn về sự phân chia lao động xã hội" Trong cuốn sách này, chúng ta tìm
thấy định nghĩa như sau: "Nhận thức tập thể là tổng thể niềm tin và cảm nhận
chung cho các thành viên của một xã hội; tổng thể ấy hình thành nên một hệ thống nhất định có sự tiến triển riêng của nó" Như vậy, học sinh THPT ở quận Hoàng
Mai có những niềm tin nào và có cảm nhận gì về sức khoẻ sinh sản? Hay nói cách khác, mức độ nhận thức cảm tính của họ có giống nhau hay không? Ngay từ đầu, ý thức tập thể chỉ rõ tầm quan trọng rằng có sự hiện hữu của một tập hợp các giá trị chung Tập hợp đó phải chăng là các giá trị hay kiến thức cần thiết về sức khoẻ sinh sản trong trường hợp này? Hay nói cách khác, đó chính là hệ tiêu chí đánh giá nhận thức của một tập thể về sức khoẻ sinh sản Những ai càng xa với hệ tiêu chí
đó thì chứng tỏ nhận thức càng thấp Ở cấp độ này, chúng tôi sẽ nghiên cứu nhiều hơn về nhận thức lí tính
Phương pháp của E Durkheim là loại trừ ý tưởng, theo đó nhận thức tập thể
sẽ có được bằng cách cộng những điểm chung vào các ý thức cá nhân Xu hướng tác giả theo đuổi là ngược lại Theo hình thức gắn kết xã hội và theo quá trình xã hội hoá, trong nội dung nhận thức cá nhân có một số yếu tố của nhận thức tập thể Tuy nhiên, nhận thức tập thể không phải là tổng hợp các nhận thức cá nhân hay nhận thức xã hội Nhận thức tập thể tạo ra một hệ thống Vì vậy, nó biểu trưng cho
một thế giới quan có cấu trúc chặt chẽ
1.4.2 Khái niệm "sức khoẻ"
Mặc dù người ta luôn quan tâm nhiều đến sức khoẻ từ xưa đến nay, nhưng để định nghĩa được sức khoẻ một cách chính xác và không mập mờ thì quả thật là
khó Có tác giả đặt câu hỏi: "định nghĩa sức khoẻ để làm gì?" Từ hàng ngàn năm
nay, người ta tìm cách định nghĩa nó Liệu sức khoẻ có phải là tập hợp những chỉ tiêu sau hay không: các cơ quan không có vấn đề, không có bệnh tật, có sự cân bằng về trạng thái, hài hoà với môi trường, an toàn trong hiện tại và đảm bảo được
Trang 28khoẻ sẽ được định nghĩa trong mối quan hệ với chuẩn mực sức khoẻ và lệch chuẩn hay bệnh tật
Nhìn chung, các định nghĩa về sức khoẻ tìm cách miêu tả tình trạng của các cá nhân tương quan với một chuẩn mực (Succer, 1974) Có thể đó là một chuẩn mực lí tưởng: cái mà con người ước ao đạt tới trong sức khoẻ Cũng có thể
đó là một chuẩn mực liên quan đến các hành vi mong đợi Nghĩa là những gì con người cần phải làm để duy trì sức khoẻ của họ Chuẩn mực còn có thể nhằm đến các hành vi thực tế: những hành vi nào được chấp nhận và những hành vi nào là lệch chuẩn?
Khái niệm chuẩn mực cho phép người ta nói về bệnh tật như là một tình huống lệch chuẩn Lệch chuẩn trong sức khoẻ mang hai nghĩa: lệch chuẩn so với chuẩn mực thể chất và lệch chuẩn so với chuẩn mực xã hội Nói đúng hơn, trong tiến triển của cuộc sống xã hội, bệnh tật là sự lệch chuẩn đối với các vai trò xã hội
mà cá nhân phải đảm nhận hằng ngày
Chúng ta hãy minh hoạ khái niệm chuẩn mực bằng một vài ví dụ Nhiệt
độ cơ thể con người theo quan sát thực nghiệm là 37,5o
C Như vậy, nhiệt độ này là chuẩn mực Khi nhiệt độ cơ thể thấp hơn hoặc cao hơn mức này thì chúng ta nói đến độ vênh so với chuẩn mực Ví dụ, bắt đầu từ 38,5 oC, người ta thống nhất để xác định rằng, đây là tình trạng sốt, tình trạng trái chuẩn mực Và người ta yêu cầu
sử dụng các phương tiện để hạ nhiệt cơ thể Ở đây, tình trạng sức khoẻ được đánh giá trên cơ sở chuẩn mực thể chất đã được quan sát
Ngược lại, chuẩn mực về trọng lượng của cơ thể mà người ta căn cứ vào
đó để xác định bệnh béo phì lại được định nghĩa theo văn hoá nhiều hơn Chuẩn mực này được hình thành theo sự phân phối khối lượng cơ thể người trong một dân số nhất định Ví dụ, với trọng lượng 60kg, một phụ nữ cao 1,64m có thể được
Trang 2926
coi là chuẩn mực theo thống kê Nhưng người ấy có thể bị coi là mập theo các tiêu chí về vẻ đẹp cơ thể phụ nữ Cũng có thể đâu đó, người ta thấy người phụ nữ ấy quá gầy hay không đủ sức sống Trong các trường hợp như vậy, thì khó lòng có được chuẩn mực
Trong lĩnh vực y tế, có hai cách nhìn về sức khoẻ xuất phát từ các định nghĩa khác nhau do các chuyên gia đưa ra Hai cách nhìn này rất quan trọng bởi vì chúng định hướng cho việc hình thành các chính sách y tế quốc gia và quốc tế Chúng xác định những ưu tiên giành cho các sắc thái sức khoẻ Để minh hoạ cho các quan điểm về sức khoẻ và chuẩn mực sức khoẻ, chúng tôi đưa ra hai định nghĩa tiêu biểu trong những năm 1940 và 1960
Định nghĩa thứ nhất liên quan đến sức khoẻ lí tưởng Đây là định nghĩa
nổi tiếng nhất do Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra ở chương đầu tiên của Hiến chương LHQ về y tế Tổ chức này do LHQ sáng lập với hy vọng xây dựng một thế giới tốt hơn trong đó sức khoẻ được coi là một hệ chỉ báo cơ bản
Tổ chức y tế thế giới định nghĩa sức khoẻ như là "một tình trạng hoàn
hảo về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc không có tàn tật" 3
(22/07/1946) Định nghĩa này đã được 61 nước thông qua
và có hiệu lực từ năm 1948 Nó làm cơ sở để hoạch định chính sách sức khoẻ quốc gia và quốc tế từ hơn 60 năm nay (WHO, 2005)
Vậy định nghĩa này gợi cho nghiên cứu của chúng tôi điều gì? Trước hết, sức khoẻ có quan hệ mật thiết với cách thể hiện thể chất thoải mái Cảm thấy thoải mái trong con người mình chính là một tình trạng tích cực Ở đây, chúng tôi nhấn mạnh đến "tình trạng hoàn hảo" của sức khoẻ Tình trạng ấy bao hàm các phương diện tinh thần, tâm lí và xã hội, chứ không chỉ là tình trạng sinh học Tình trạng thoải mái phải được thể hiện trong cơ thể mình và vì mình Hay nói cách khác, việc không có bệnh tật chưa đủ để định nghĩa sức khoẻ Phương diện này của định nghĩa do Tổ chức y tế thế giới đưa ra là mang tính cách mạng ở cuối những năm
1940, bởi vì cho đến thời điểm ấy, y khoa và các chính phủ thường chỉ quan tâm đến việc giải quyết bệnh tật Nghĩa là, bệnh tật trở thành nơi quy chiếu để đo sức khoẻ Như vậy, Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra một định nghĩa bao quát về sức khoẻ và các mối quan hệ giữa con người và sức khoẻ của mình Hơn nữa, định nghĩa này không bị công thức hoá về mặt thực nghiệm: nó có thể được sử dụng
Trang 3027
trong nhiều bối cảnh văn hoá, chính trị và xã hội khác nhau
Xã hội học về sức khoẻ, về bệnh tật và về y học có đối tượng nghiên cứu
là các cách thức xác định xã hội về sức khoẻ, về bệnh tật, về các thực hành xã hội gắn với chúng và sự vận động của các thiết chế chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là thiết chế y học
Talcott Parsons xác định như sau: "Sức khoẻ là một trong những điều
kiện bắt buộc đối với vận động của mọi hệ thống xã hội Như vậy, tình trạng có quá nhiều bệnh tật hoặc tình trạng sức khoẻ quá thấp được xác định như là sự vận động có vấn đề của hệ thống Trong trường hợp như vậy, con người bị ngăn cản
và khó có thể thực hiện được các chức năng xã hội của mình" (4)
Với định nghĩa này, Parsons quan tâm đến một mảng thực tế của xã hội học y tế và sức khoẻ mà các ông tổ về xã hội học không quan tâm Định nghĩa này được coi là có tính chất nền tảng của xã hội học sức khoẻ, bệnh tật và y tế theo quan điểm lí thuyết chức năng Điều này có nghĩa là nghiên cứu về sức khoẻ không giới hạn ở việc nhận biết ý nghĩa xã hội về nó hay về bệnh tật Nó nhằm nghiên cứu vị trí trung tâm của y học trong các xã hội hiện đại Đồng thời, tác giả cũng đề nghị những nhà nghiên cứu quan tâm đến các chức năng của hệ thống y tế cũng như phân tích vai trò điều hoà xã hội của nó
Định nghĩa của Parsons được vận dụng như thế nào trong nghiên cứu này? Rõ ràng là Parsons khuyên chúng ta nghiên cứu sức khoẻ không tách rời với khái niệm chuẩn mực và lệch chuẩn về sức khoẻ Hay nói cách khác, sự phối hợp giữa hai khái niệm này là hết sức cần thiết Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm tương đồng giữa quan điểm chức năng về sức khoẻ của Parsons và của Dubos Do vậy, chúng tôi cũng muốn tìm hiểu xem, họ gặp gỡ nhau ở những điểm nào
Đến đầu những năm 1960, có một phương pháp tiếp cận đối lập với phương pháp tiếp cận trên Năm 1965, nhà sinh vật học René Dubois đã phê phán định nghĩa của WHO Đối với tác giả này, khái niệm sức khoẻ hoàn hảo với cảm giác thoải mái là một điều viễn tưởng Tác giả gợi ý nên xem xét sức khoẻ tuỳ theo
những cảm nhận và nhu cầu của cá nhân Theo ông, các từ "sức khoẻ" và "bệnh
tật" chỉ có ý nghĩa "nếu chúng ta định nghĩa chúng dưới góc độ của một người nào đó trong một môi trường xã hội nhất định" (Dubos, 1981)
Trang 3128
Từ quan niệm như vậy, tác giả cho rằng không thể định nghĩa sức khoẻ
một cách trừu tượng và phổ biến như WHO Đối với ông, sức khoẻ "là một tình
trạng thể chất và tinh thần tương đối không có phiền hà hay đớn đau, cho phép cá nhân hoạt động hiệu quả và lâu nhất có thể trong một môi trường do sắp xếp hay tình cờ sống trong đó" 5
(Dubos, 1981) Như vậy là chúng ta đã nắm rõ quan điểm chức năng của tác giả về sức khoẻ Nói cụ thể hơn, sức khoẻ được coi là một nguồn, một phương tiện hay một công cụ vì sự sống thường ngày Khác với định nghĩa của WHO, sức khoẻ được hiểu ở đây như là một nguồn cần thiết phải duy trì trong tình trạng tốt
Quan điểm của chúng tôi về sức khoẻ để sử dụng trong nghiên cứu này là sự phối hợp giữa hai quan điểm trên, bởi vì chúng bổ sung cho nhau Phương pháp tiếp cận chức năng về sức khoẻ xem ra bị hạn chế Tại sao sức khoẻ lại chỉ được hiểu ở phương diện khả năng thực hiện chức năng? Cảm nhận thoải mái trong cơ thể mình cũng là điều hết sức quan trọng Một số người không bị ốm đau hay không có bệnh lí nhưng cảm thấy không khoẻ thì như thế nào? Nên nhớ rằng, định nghĩa của WHO được đưa ra trong bối cảnh vừa thoát ra cuộc Chiến thế giới lần thứ hai Từ đó đến nay, định nghĩa đó đã được bổ sung, điều chỉnh và hoàn hảo hơn (Hiến chương Ottawa vì sức khoẻ nhân dân, 1986; Yêu cầu về chính sách sức khoẻ Adélaide, 1988; Tuyên bố Sundswall về các môi trường thuận lợi cho sức khoẻ, 1992; Tuyên bố Jacarta về các tác nhân y tế mới, 1997 )
Trong nghiên cứu này, sức khoẻ được đề cập đến theo hai hệ tiêu chí định nghĩa: sức khoẻ lí tưởng và sức khoẻ theo chức năng Chúng tôi tóm tắt hai hệ tiêu chí này theo bảng sau:
* Định nghĩa của tổ chức WHO:
* Định nghĩa của Dubos+ Parsons:
- Phương tiện cần duy trì;
- Nguồn cần thiết cho hành động;
- Cần sử dụng hữu lí;
- Công cụ thường ngày
Nhìn vào bảng tóm tắt trên, chúng tôi hiểu rằng, định nghĩa của Tổ chức WHO tại Cairo (Ai Cập) cũng bao hàm các thành tố nghĩa của sự phối hợp này
Trang 3229
Hay nói cách khác, trong phần tiếp theo của nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục thao tác hoá khái niệm "sức khoẻ sinh sản" như là một hệ tiêu chí Căn cứ vào hệ tiêu chí ấy, nghiên cứu sẽ tiến hành đo sự ăn khớp, sự tương thích hay độ lệch
chuẩn của nhóm xã hội học sinh THPT
1.4.3 Khái niệm “sức khoẻ sinh sản”
Khái niệm sức khoẻ sinh sản có nguồn gốc từ những năm 1950 của thế kỷ
XX, khi có tình trạng gia tăng dân số quá nhanh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Nhiều chính phủ đã quyết định hành động để kiểm soát sự gia tăng dân số và vấn đề này được coi như là một quốc sách Nhiều chương trình kế hoạch hóa gia đình ra đời, xuất hiện nhiều nỗ lực nhằm nghiên cứu vấn đề sinh sản người Năm 1965, sau nhiều năm tranh luận gay gắt, Hội đồng dân số thế giới đã kêu gọi Tổ chức y tế thế giới đưa vấn đề sinh sản người vào chương trình hoạt động và yêu cầu thiết lập một chương trình hoạt động có liên quan đến sinh sản Người ta đã xem xét và nhấn mạnh rằng: các vấn đề dân số cần được nghiên cứu trong mối quan hệ với các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, tâm lí và sức khoẻ thì mới có cách nhìn tổng thể Năm 1972, một số nước và một số tổ chức
đã xây dựng một chương trình nghiên cứu mở rộng về sinh sản và 5 năm sau đã trở thành một chương trình đặc biệt có nhiệm vụ “nghiên cứu, phát triển và huấn luyện nghiên cứu về sinh sản người” Đến năm 1988, Tổ chức Y tế thế giới đã ủng hộ những đường lối chiến lược của chương trình, tái khẳng định mối liên quan mật thiết giữa kế hoạch hóa gia đình với sức khoẻ và phát triển
Sức khoẻ sinh sản (SKSS) đã được nhất trí đưa ra tại Hội nghị Cairo 1994
Định nghĩa về SKSS của Chương trình hành động của Hội nghị là: Sức khoẻ sinh
sản là một tình trạng hoàn toàn khoẻ mạnh cả thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không bệnh tật hay không tàn tật trong mọi vấn đề liên quan đến
hệ thống sinh sản cũng như các chức năng và quá trình của hệ thống này Điều đó
có nghĩa là con người có cơ hội để có được đời sống tình dục có trách nhiệm, thoả mãn và an toàn, có khả năng sinh sản và tự do quyết định về thời gian và tần suất sinh sản Đó là quyền tự quyết định của nam giới cũng như nữ giới, được thông tin
và được tiếp cận với các biện pháp điều hoà sinh sản mà họ lựa chọn, an toàn, hiệu quả, có đủ khả năng và chấp nhận được Đó cũng là quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thích hợp, giúp phụ nữ mang thai và sinh đẻ an
Trang 3330
toàn, tạo cơ hội tốt nhất cho các cặp vợ chồng có đứa con khoẻ mạnh
So với những cách tiếp cận về SKSS trước đây, thì cách tiếp cận trong định nghĩa trên khái quát và toàn diện hơn Cùng với việc khẳng định tầm quan trọng của kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ), cách tiếp cận mới này cho rằng SKSS không chỉ giới hạn ở độ tuổi sinh đẻ mà nó được mở rộng hơn cho các đối tượng ngoài độ tuổi sinh đẻ liên quan đến giới tính (nam - nữ)
1.4.4 Khái niệm "học sinh"
Học sinh theo nghĩa rộng là người đi học ở nhà trường Tuy nhiên, đối tượng
mà luận văn muốn đề cập đến chỉ là trường Trung học phổ thông Trong mối quan
hệ với khái niệm VTN được đề cập trong phần tiếp theo thì khái niệm học sinh có thể hiểu là “VTN” ngồi trên ghế trường THPT
1.4.5 Khái niệm “VTN”
Khái niệm Adolescent được đưa ra vào năm 1904 theo đề xuất của nhà tâm lí học G Stanley Hal, nhằm để chỉ một thời kỳ quá độ từ trẻ con chuyển lên người lớn Nó cũng được quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn hoặc đang trưởng thành
Trong quá trình phát triển của cơ thể con người, VTN là một thời kì chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ và tuổi trưởng thành được đặc trưng bằng sự phát triển mạnh
mẽ về sinh lí, tinh thần, xúc cảm và xã hội
Xuất phát từ lí thuyết phân loại trên và từ thực tế SKSS nước ta, Bộ Y tế cho rằng tuổi VTN (VTN) nên xếp thành hai nhóm tuổi: 10-14 thường gọi là thiếu niên, chiếm 11,5% tổng số dân và 15 - 19 tuổi gọi là thanh niên chiếm 11% Tóm lại, nhóm dân số độ tuổi 10-19 được gọi là thanh thiếu niên (chiếm 22.5% tổng số dân) Các nghiên cứu và khảo sát về vấn đề này vừa qua chủ yếu ở độ tuổi 15-19 Trong nhận thức của chúng tôi, các đối tượng là học sinh với lứa tuổi phổ biến là (15 - 19) cũng nằm trong khoảng tuổi của thời kì VTN muộn hay nhóm thanh niên theo phân loại nói trên
1.4.6 Khái niệm “Sức khoẻ sinh sản VTN”
Khái niệm SKSS là một khái niệm toàn diện, bao gồm nhiều mảng nội dung; Trong phạm vi giới hạn của lứa tuổi, SKSS VTN là một trong nội dung của SKSS đó là những nội dung về SKSS liên quan đến lứa tuổi VTN và được thể hiện qua một số lĩnh vực: Sự nhận thức về giới của mình, có quan hệ tình yêu, tình
Trang 3431
dục lành mạnh và có trách nhiệm; có nhận thức về các biện pháp tránh thai và cách
sử dụng; trên thực tế của cuộc sống, điều kiện học tập, cống hiến và trưởng thành, VTN tự biết quyết định khi nào thì kết hôn, khi nào có con và có bao nhiêu con cho phù hợp; có nhận thức về các bệnh lây qua đường tình dục HIV/AIDS và biết cách phòng tránh có hiệu quả Hay nói cách khác, SKSS VTN chính là những nội dung chung của SKSS nhưng được ứng dụng phù hợp cho lứa tuổi VTN (IPPF, VINAPRA, UNFPA, 2000) SKSS dù chỉ là một bộ phận của sức khoẻ con người, nhưng trong cuộc đời con người khía cạnh SKSS đặc biệt trở nên quan trọng trong giai đoạn VTN Vì đây là giai đoạn những tiềm năng sinh sản ở con người được phát triển mạnh mẽ và con người ta bắt đầu bước vào quá trình sinh sản nhưng chưa có sự hoàn thiện về cả nhân cách và các cơ quan sinh sản Chính vì thế, nếu không có sự hiểu biết về SKSS, ngay từ những năm đầu đời, VTN rất dễ mắc sai lầm nhất là trong tình yêu, tình dục và mang thai sớm
1.4.7 Khái niệm về “chăm sóc sức khoẻ sinh sản”
Cùng với việc thống nhất định nghĩa về SKSS, Chương trình hành động của Hội nghị Cairo 1994 còn đưa ra khái niệm chăm sóc SKSS Chăm sóc SKSS
là “Một tập hợp của các biện pháp, kỹ thuật và dịch vụ đóng góp cho SKSS và sự
khoẻ mạnh bằng cách ngăn ngừa và xử lí các vấn đề về sức khoẻ sinh sản Nó cũng bao gồm sức khoẻ tình dục với mục đích tăng cường các quan hệ đời sống và
cá nhân, chứ không chỉ là hoạt động tư vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục”
Theo Chương trình hành động Cairo 1994 nêu trên, Vụ Bảo vệ bà mẹ, trẻ
em và KHHGĐ- Bộ Y tế đã đưa ra nội dung khái niệm chăm sóc SKSS ở Việt Nam:
Thông tin - Giáo dục - truyền thông về sức khoẻ sinh sản
Làm mẹ an toàn: Đảm bảo thai nghén và sinh đẻ an toàn, chăm sóc tốt sức khoẻ bà mẹ và trẻ em
KHHGĐ: Cung cấp dịch vụ rộng rãi, phong phú và thuận tiện
Nạo, hút thai an toàn
Sức khoẻ sinh sản VTN: Chú trọng về giáo dục giới tính, loại trừ thai nghén ngoài ý muốn và các tệ nạn có liên quan khác
Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản
Trang 3532
Các bệnh lây qua đường tình dục
Các bệnh ung thư sinh sản, ung thư vú
Giáo dục tình dục học
Phòng và điều trị vô sinh
1.5 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Theo thống kê, Việt Nam có một cơ cấu dân số còn rất trẻ với tổng số dân dưới tuổi 20 (36 triệu) và 22% dân số ở độ tuổi 10 - 19 (khoảng 16 triệu), trong đó 80% tổng số VTN sống ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa nơi mà thông tin và giáo dục về SKSS còn hạn chế Cũng như xu hướng phát triển chung về tâm sinh lí của VTN, thanh thiếu niên nước ta bước vào tuổi dậy thì và tuổi sinh sản sớm hơn, nghĩa là họ có thể trở thành bố mẹ sớm hơn và khoảng cách thời gian sinh đẻ sẽ dài hơn Những tai hoạ đe doạ sức khoẻ sinh sản do hoạt động tình dục không được bảo vệ ngày càng nhiều hơn, nhất là ở những phụ nữ trẻ có chồng và chưa có chồng, mà tỷ lệ tử vong và bệnh tật do thai nghén và sinh đẻ thường cao hơn các lứa tuổi lớn hơn VTN chưa có chồng mà có thai thường là đối tượng nguy cơ của nạo phá thai không an toàn và bất hợp pháp Sinh đẻ ở tuổi VTN cũng kéo theo những tổn thất khá nhiều cho xã hội như chi phí về chăm sóc y tế, mất cơ hội học hành và nghề nghiệp, dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Theo điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ Uỷ ban Quốc gia DS - KHHGĐ năm 1999 thì trong thời gian này, tình trạng mang thai ở VTN cũng tăng lên, bình quân mỗi năm có khoảng 5% em gái dưới 18 tuổi và 19% dưới 19 tuổi đã sinh con (Tổng cục thống kê và UNDP) Từ năm 1988 đến 1997, tỷ suất sinh của phụ nữ có chồng ở độ tuổi 15 - 19 tăng gần gấp đôi
Daniel Goodkind (1994) đưa ra thông tin có thể tham khảo: tổng tỷ suất phá thai của Việt Nam vào khoảng 2,5, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 nước có tỷ suất phá thai cao nhất thế giới (E.Palstra, 1997), trong đó có một tỷ lệ không nhỏ
là nạo phá thai ở VTN Các cuộc điều tra chọn mẫu hay biến động dân số trong những năm qua mới chỉ tính đến nạo phá thai ở phụ nữ đã có chồng trong độ tuổi sinh đẻ Do vậy, chưa có số liệu đầy đủ về phá thai ở VTN chưa có Theo thống kê
y tế, hàng năm Việt Nam có khoảng từ 1,3 đến 1,5 triệu ca nạo hút thai, 1/5 trong
số này là phụ nữ dưới 20 tuổi
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng là một vấn đề nghiêm
Trang 3633
trọng Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 50 nghìn lượt người đến khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục Nhưng số người thực sự mắc bệnh vào khoảng 500.000 và số VTN mắc các bệnh này cũng đang gia tăng Chi phí điều trị cũng không nhỏ: khoảng 50 tỷ VNĐ
Theo Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS, tỷ lệ nhiễm HIV trong thanh thiếu niên ở nước ta ngày càng gia tăng rõ rệt Chỉ sau 3 năm (1995 - 1998), số nhiễm HIV/AIDS từ chỗ không có đã tăng lên 28 trường hợp; Nhóm 13 - 19 tuổi tăng từ 54 lên 449 trường hợp (gấp 8,3 lần); Nhóm 20 - 29 tuổi tăng từ 409 lên
2540 trường hợp (gấp 6,2 lần) Số bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV cũng tăng dẫn đến khoảng 500 trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV mỗi năm Đây thực sự là những con số báo động Tính đến tháng 7 năm 1999 đại dịch này đã xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước với số ca nhiễm HIV là 14.339, và số tử vong 1.383 Năm
2001, theo Bộ Y tế, tỷ trọng thanh niên nhiễm HIV trong độ tuổi dưới 30 chiếm 60% còn trong độ tuổi 13 - 19 chiếm 10%
Ngoài những vấn đề nói trên, VTN Việt Nam có thể lực yếu và tầm vóc nhỏ hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới Ở độ tuổi 15, VTN nước ta có chiều cao trung bình là 1,47m và cân nặng 34kg, trong khi các chỉ số này ở Thailand là 1,49m và 40 kg; Philippines là 1,53 và 45kg; Ấn Độ là 1,55m và 49kg; Nhật Bản là 1,64m và 53kg (Bùi Đặng Dũng 1997) Một trong những nguyên nhân chính tạo nên sự khác biệt trên là do dinh dưỡng kém trong một thời gian dài (vì ảnh hưởng chiến tranh, kinh tế chậm phát triển), tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam khá cao, nên sang tuổi VTN các em không có đà phát triển Bên cạnh
đó, do điều kiện KT-XH khác nhau giữa các vùng, VTN ở các vùng sâu, vùng xa đang sống trong những hoàn cảnh rất khó khăn, thiếu thốn và không được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ nên các chỉ số về thể lực và cân nặng cũng thấp hơn VTN các vùng đồng bằng, thành thị
Trong những năm gần đây, tình trạng dinh dưỡng đã được cải thiện một cách đáng kể, góp phần làm tăng thể lực của VTN Việt Nam Nhưng kể từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, lao động của VTN ngày càng gia tăng, nhất
là ở nông thôn, VTN tham gia lao động sớm chiếm 90% (Bùi Đặng Dũng, 1997) Một số lượng không nhỏ các em vào thành thị tìm kiếm việc làm như làm thuê, bán báo, đánh giày Lao động quá sớm khi sự phát triển thể lực không đáp ứng
Trang 3734
được các công việc làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của VTN
Cùng với sự phát triển KT-XH trong những năm qua là sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, trong đó VTN chiếm một tỷ lệ đáng kể Theo số liệu của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, có khoảng 70% số người nghiện hút và 80% là số mại dâm ở lứa tuổi từ 15 - 19 Tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em và buôn bán trẻ em gái cũng là những vấn đề nan giải Rõ ràng nước ta đang đứng trước thực trạng đáng lo ngại về SKSS VTN Cần phải có những hành động và biện pháp kịp thời,
có hiệu quả để bảo vệ VTN Việt Nam
Trong báo cáo rà soát các nghiên cứu về SKSS tại Việt Nam giai đoạn 2000-
2005 do Quỹ dân số Liên hợp quốc xuất bản năm 2007 và bản điều tra quốc gia về VTN và Thanh niên Việt Nam mà Bộ y tế phối hợp với Tổng cục thống kê tiến hành đã đưa ra những vấn đề sau: có khoảng 20 nghiên cứu về vấn đề này nhưng chưa có nghiên cứu nào tập trung vào tìm hiểu riêng rẽ một vấn đề về SKSS VTN
mà là sự kết hợp các vấn đề ở nhiều mức độ Trong đó, cụ thể như sau:
- Nhận thức về sự trưởng thành giới tính/ tuổi dậy thì: Các nghiên cứu cho thấy sự thiếu hiểu biết của VTN đối với vấn đề này, chỉ khoảng 44,6% các VTN
có câu trả lời đúng về sự trưởng thành giới tính/ tuổi dậy thì (133) Hiểu biết về cơ chế thụ thai trong các VTN là rất thấp Chỉ có ít người hiểu biết đúng về khả năng thụ thai (15,9% có câu trả lời đúng), thời kỳ dễ mang thai (29,1 %), và dấu hiệu có thai (41%) Kiến thức của Nam VTN cao hơn Nữ VTN và những VTN lớn tuổi thì
có hiểu biết hơn (134)
- Nhận thức về các chủ đề SKSS: Nhìn chung, tỷ lệ thanh niên đã nghe nói về các chủ đề này rất cao, chủ đề ít được nghe nhất cũng đạt 77% đó là chủ đề về thai nghén và kinh nguyệt, chủ đề KHHGĐ được nghe nói nhiều nhất với tỷ lệ 92%
- Nguồn thông tin: VTN nhận được thông tin về SKSS qua 4 nhóm nguồn chính đó là: Thông tin đại chúng: Ti vi, đài, báo, tạp chí, sách ; Gia đình: Cha mẹ, anh chị ; Những người có chuyên môn: giáo viên, nhân viên y tế, cộng tác viên dân số; Bạn: bạn bè, người yêu
Trong đó, thông tin đại chúng là nguồn cung cấp thông tin phổ biến nhất cho VTN về SKSS (93,4%), tỷ lệ VTN có thông tin từ những người có chuyên môn xếp thứ 2 (80,2%) bao gồm: giáo viên (67,8%), nhân viên y tế (47,6%), cộng tác viên dân số (42,3%)
Trang 38- Về kiến thức – thái độ - thực hành liên quan đến SKSS VTN
+ Phòng tránh thai: Trong thời gian từ năm 2000 đến 2005 đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu kiến thức và việc sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) của VTN Các BPTT thường được VNT nhắc đến theo thứ tự từ cao đến thấp là bao cao su, thuốc uống và dụng cụ tử cung Chỉ có một số ít đối tượng có thể mô
tả đúng cơ chế tránh thai của các biện pháp này (6,8 %) (70) Hiểu biết về lợi ích của các BPTT cũng rất hạn chế Nữ thành niên thường có hiểu biết cao hơn VTN nam, VTN ở các khu vực thành thị cũng tốt hơn VTN sống ở vùng nông thôn + Quan hệ tình dục:
Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân được ghi nhận là thấp trong các nghiên cứu (62,70,133, 134, 138) Nghiên cứu SAVY chỉ ra rằng khoảng 1/3 VTN nam ở thành thị và ¼ VTN nữ ở nông thôn là có quan hệ tình dục trước hôn nhân Quan
hệ này diễn ra thường xuyên hơn với VTN nhiều tuổi hơn hoặc các học sinh ở bậc cao hơn
+ Có thai tuổi VTN
Chỉ có một nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này Nghiên cứu cho thấy có thai ở tuổi trẻ tăng nguy cơ của sản giật lên 3 lần, đẻ bất thường lên 1,5 lần, nguy cơ đẻ trẻ thiếu cân là 4,5 lần, nguy cơ tử vong trẻ sơ sinh là 2,5 lần (139)
+ Bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV / AIDS
Hiểu biết về BLQĐTD/HIV/AIDS cũng được các nghiên cứu quan tâm Nói chung, hiểu biết về vấn đề này ở VTN rất hạn chế Khoảng 2/3 các VTN biết được con đường lây truyền của bệnh và cách phòng tránh Khoảng 1/3 đến 2/3 biết rằng mọi người ai cũng có thể nhiễm cũng như biện pháp phòng tránh Hiểu biết ở VTN
bỏ học còn thấp hơn
+ Các hành vi nguy cơ tuổi VTN: Nhiều các hành vi nguy cơ đã được nêu ra trong các báo cáo nghiên cứu về VTN Tỷ lệ VTN có hành vi nguy cơ cũng khác nhau tùy vào loại hành vi Nghiên cứu SAVY chỉ ra rằng rượu và ma túy là hai hành vi nguy cơ hàng đầu ở VTN (70) Khoảng 1/3 VTN sử dụng rượu, tỷ lệ sử
Trang 3936
dụng ma túy thì thấp hơn với khoảng 5 % (140,141) Các nghiên cứu cũng cho thấy lí do phổ biến dẫn đến sử dụng rượu là giao tiếp với bạn bè, liên hoan đi nghỉ hoặc tiệc cưới, chia sẽ niềm vui hoặc nỗi buồn Áp lực đồng đẳng hay noi gương bạn là yếu tố quan trọng dẫn đến sử dụng rượu hay ma túy Có mối liên hệ giữa sử dụng rượu và quan hệ tình dục không an toàn vì VTN không kiểm soát được khi say
Sống trong môi trường có nhiều nguy cơ như tình dục không an toàn, nghiện ngập có khả năng dẫn đến nhiễm BLQĐTD/HIV/AIDS (51,138) Nguy cơ còn cao hơn đối với VTN di cư (135)
Mặc dù sức khoẻ sinh sản VTN cũng là chủ đề mới được quan tâm song cũng
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này Dưới đây là một số nội dung nghiên cứu về tìm hiểu kiến thức, thái độ và hành vi
về sức khoẻ sinh sản tuổi VTN này mà tôi đã thu thập được:
Kết quả cuộc khảo sát tìm hiểu kiến thức, thái độ và hành vi về sức khoẻ sinh sản tuổi VTN do Khuất Thu Hồng1
thực hiện theo yêu cầu của UNFPA và Sở
GD & ĐT Khánh Hoà cũng nằm trong số đó Đây là một nghiên cứu khá hoàn chỉnh Cuộc khảo sát được thực hiện tại một số trường THCS và THPT Đối tượng
là học sinh và cha mẹ HS lớp 8 và 11, giáo viên bộ môn đã từng tham gia giảng dạy giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản và đại diện ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên phụ trách Đoàn - Đội Mẫu được lựa chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên nhiều tầng Công cụ khảo sát là bộ bảng hỏi được thiết kế riêng cho từng nhóm đối tượng Tuy cuộc khảo sát có một số hạn chế (cơ cấu mẫu không mang tính đại diện cao, phân bố các nhóm trong mẫu chỉ cho phép phân tích đơn giản , song kết quả thu được đã cung cấp những thông tin cơ bản về kiến thức, thái độ và thực trạng hành vi liên quan đến SKSS của một bộ phận học sinh, phụ
hunh và của giáo viên ở Khánh Hoà
John Chalker đã thực hiện nghiên cứu về “Kiến thức, thái độ và hành vi của
thanh thiếu niên về dân số - kế hoạch hoá gia đình, phòng chống AIDS và các mô hình câu lạc bộ thanh niên”2
(1995) tại Nghệ An và Hà Nội Mẫu nghiên cứu gồm
1 Khuất Thu Hồng, Báo cáo kết quả cuộc khảo sát tìm hiểu kiến thức, thái độ và hành vi về sức khoẻ sinh
sản tuổi VTN, 1999
2 John Chalker, Kiến thức, thái độ và hành vi của thanh thiếu niên về dân số - kế hoạch hoá gia đình,
phòng chống AIDS và các mô hình câu lạc bộ thanh niên, 1995
Trang 4037
271 người, trong đó độ tuổi từ 15 - 21 chiếm 27,3% Phương pháp định lượng kết hợp định tính được sử dụng Nghiên cứu đã đưa ra nhận xét là có sự mâu thuẫn giữa kiến thức và hành vi Hành vi thực hiện các biện pháp tránh thai của thanh thiếu niên còn hạn chế Quan niệm thích con trai vẫn tồn tại trong gần đại đa số mẫu 80% người được hỏi không biết gì về tình trạng HIV/AIDS ở khu vực mình sống, gồm cả những người đang sống ở Hà Nội Hai loại mô hình câu lạc bộ
“Thanh niên chưa lập gia đình” và “Các cặp vợ chồng” được nhiệt liệt hoan
nghênh và ủng hộ Đài truyền thanh là phương tiện truyền thông đại chúng đạt hiệu quả cao nhất trong việc tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản
Đề tài nghiên cứu về“Sức khoẻ VTN ở Việt Nam” 1
do chương trình hợp tác y
tế Việt Nam – Thuỵ Điển và trường Đại học Y Thái Bình thực hiện cũng không nằm ngoài ngoại lệ này Đây là cuốn sách tổng kết kết quả của cuộc điều tra sức khoẻ VTN tại 5 tỉnh (Hà Nội, Thái Bình, Bình Định, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh) do Trung tâm Nghiên cứu Dân số – Sức khoẻ Nông thôn chủ trì thực hiện Nội dung chủ yếu của đề tài này cũng tập trung vào thực trạng, nhận thức, thái độ
và hành vi về sức khoẻ sinh sản VTN ở Việt Nam Nhìn chung, so với các cuộc nghiên cứu khác, quy mô của nghiên cứu này khá lớn Tuy nhiên những kết quả thu được từ nghiên cứu này vẫn còn hạn chế Mặc dù có một số thiếu sót (không trình bày thời gian cụ thể tiến hành nghiên cứu; đưa ra mục tiêu quá lớn trong khi những phát hiện mà nghiên cứu mang lại thì lại rất thiếu, không khớp với những mong đợi của mục tiêu nghiên cứu) Song báo cáo này cũng cung cấp một số lượng thông tin tương đối lớn về kiến thức, thái độ, hành vi và thực trạng SKSS của VTN Bên cạnh đó, báo cáo còn đưa ra định hướng cho việc soạn thảo chiến lược tăng cường sức khoẻ VTN giai đoạn 2003-2010
Đề tài khác của Lê Xuân Hoàn2
được thực hiện tại Hà Nội, Đà Nẵng và tp
Hồ Chí Minh cho thấy, hầu hết thanh thiếu niên biết hai con đường lây nhiễm qua đường tình dục và tiêm chích ma tuý Đa số thanh thiếu niên ra thành thị kiếm sống theo thời vụ đã có nhận thức về sự nguy hiểm của HIV/AIDS, những quy chế lây nhiễm, các phương pháp chủ yếu phòng tránh HIV/AIDS
1 Đại học Y Thái Bình, Sức khoẻ VTN ở Việt Nam
2
Lê Xuân Hoàn, Nhận thức và hành vi của thanh thiếu niên nông thôn kiếm sống theo thời vụ ở các đô thị
về nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.Viện Nghiên cứu Thanh niên