1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội

130 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

Trên thực tế cho thấy người đồng tính là một bộ phận hợp thành nên nhân loại nhưng ở nhiều nơi họ vẫn là nạn nhân của tình trạng bị bạo lực, hiện nay vấn đề bạo lực đối với người

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THU

BẠO LỰC ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Chuyên ngành: Công Tác Xã Hội

Mã số : 60.90.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Quỳnh Nam

Hà Nội, 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây

Hà Nội ngày 08 tháng 10 năm 2013

Học viên cao học

Lê Thị Thu

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình ho ̣c tâ ̣p và hoàn thành luâ ̣n văn này, em đã nhâ ̣n được sự hướng dẫn , giúp đỡ quý báu của các thầy cô , các anh chị , các em và các bạn Với lòng kính tro ̣ng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:

Ban chủ nhiệm khoa Xã Hội Học trường Đa ̣i H ọc Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – ĐHQGHN đã ta ̣o mo ̣i điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Quỳnh Nam, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa người đã hết lòng hướng dẫn, đô ̣ng viên và t ạo mọi điều kiện cho em trong suốt th ời gian làm và hoàn thành luâ ̣n văn tốt nghiê ̣p này

Xin chân thành cảm ơn anh Lương Thế Huy nhân viên dự án và các bạn nhân viên viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), chị Hoàng

Tú Anh, Giám đốc trung tâm CCIHP, Chị Đinh Thị Nhung cán bộ dự án CCIHP, và các bạn trong cộng đồng LGBT, đặc biệt là các bạn tham gia chương trình Viet pride đã rất nhiệt tình giúp đỡ em Xin chân thành cảm ơn bố me ̣, anh, chị, em đã luôn ở bên ca ̣nh đô ̣ng viên và giúp đỡ em ho ̣c t ập và hoàn thành luận văn này

Do kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè

Em xin chân thành cảm ơn

Hà Nội ngày 08 tháng 10 năm 2013 Tác giả

Lê Thị Thu

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4

3 Ý nghĩa nghiên cứu 13

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 14

5 Phạm vi nghiên cứu 14

6 Câu hỏi nghiên cứu 14

7 Mụch đích và nhiệm vụ nghiên cứu 15

8 Giả thuyết nghiên cứu 15

9 Phương pháp nghiên cứu 16

10 Đạo đức nghiên cứu 17

NỘI DUNG 18

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 18

1.1 Các khái niệm công cụ 18

1.1.1 Khái niệm về bạo lực 18

1.1.2 Người đồng tính (homesexual) 18

1.1.3 Bạo lực đối với người đồng tính 18

1.1.4 Đồng tính nam (Gay) 18

1.1.5 Đồng tính nữ (Lesbian) 18

1.1.6 Kỳ thị 19

1.1.7 Phân biệt đối xử 19

1.1.8 Giới và Giới tính 19

1.1.9 Vai trò giới 20

1.2 Các hình thức của bạo lực và biểu hiện 20

1.2.1 Bạo lực thể chất/ thể xác 20

Trang 5

1.2.2 Bạo lực tinh thần 20

1.2.3 Bạo lực về tình dục 21

1.2.4 Bạo lực về kinh tế 22

1.2.5 Bạo lực xã hội 23

1.3 Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 24

1.3.1 Lý thuyết nhận thức hành vi 24

1.3.2 Lý thuyết dán nhãn 26

1.3.3 Lý thuyết hệ thống 28

1.3.4 Lý thuyết nhu cầu 29

1.4 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 30

1.4.1 Điều kiện tự nhiên 30

1.4.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội 33

Tiểu kết chương 1 39

Chương 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TẠI HÀ NỘI 40

2.1 Tổng quan về thực trạng bạo lực đối với người đồng tính 40

2.1.1 Tại Việt Nam 40

2.1.2 Tại Hà Nội 48

2.2 Nguyên nhân của bạo lực đối với người đồng tính 59

2.2.1 Các quan niệm sai lệch về người đồng tính trong xã hội Việt Nam hiện nay 59

2.2.2 Nguyên nhân khách quan 61

2.2.3 Nguyên nhân chủ quan 64

2.3 Hậu quả 66

2.3.1 Đối với bản thân người đồng tính 67

2.3.2 Đối với gia đình 69

2.3.3 Đối với xã hội 71

Trang 6

Tiểu kết chương 2 72

Chương 3: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC TRỢ GIÚP NGƯỜI ĐỒNG TÍNH BỊ BẠO LỰC TẠI HÀ NỘI 73

3.1 Khái niệm về nhân viên công tác xã hội 73

3.2 Vấn đề trợ giúp cho người bị bạo lực 73

3.3 Đánh giá về các biện pháp đã thực hiện giải quyết vấn đề Người đồng tính bị bạo lực tại Hà Nội 74

3.4 Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội 77

3.5 Vận dụng vào một trường hợp cụ thể 85

Tiểu kết chương 3 86

KẾT LUẬN 87

KHUYẾN NGHỊ 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 7

HỆ THÔNG BẢNG BIỂU

Bảng 1: Trình độ học vấn của người tham gia nghiên cứu

Bảng 2: Các hình thức bạo lực trong trường phổ thông mà đối tượng nghiên cứu đã trải qua

Bảng 3: Phản ứng của gia đình khi biết con mình là người đồng tính

Trang 8

CCIHP : Trung tâm sang kiến sức khỏe và dân số

iSEE : Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Câu mở đầu trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền nêu rõ “mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và về các quyền” Còn khẩu hiệu của Hội nghị thế giới Vienna về quyền con người năm 1993 là “tất

cả các quyền con người dành cho mọi người” Đây là những nguyên tắc cơ

bản về quyền con người được thể hiện trong các công ước và văn kiện quốc tế về nhân quyền Nhà nước phải có trách nhiệm không xâm phạm, bảo vệ và tạo điều kiện cho người dân được hưởng các quyền của mình Hiến pháp của bất

cứ quốc gia nào cũng đều thể hiện khát vọng bảo vệ quyền con người của nhân dân và phát triển đất nước công bằng, bình đẳng và bền vững Điều này

có nghĩa mọi người dân không phân biệt giới tính, tôn giáo, sắc tộc, tình trạng

cơ thể, xu hướng tính dục và bản dạng giới đều có quyền bình đẳng như nhau, và quyền của họ được bảo vệ bởi hiến pháp và pháp luật

Mặc dù tuyên ngôn nhân quyền đã khẳng định quyền con người nói chung, trong đó có quyền của những người đồng tính, song tính, chuyển giới nói riêng, tuy nhiên hiên nay quyền của người đồng tính ở nhiều nơi trên thế giới

và Việt Nam vẫn chưa được thực hiện….Đồng tính cũng được tổ chức Y tế thế giới loại ra khỏi danh sách bệnh lý từ năm 1990, nhiều nước trên thế giới cũng lần lượt loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh tâm thần, bắt đầu

là Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ đã loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần vào năm 1973 Trung Quốc năm 2001 cũng đã loại đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh tâm thần Đồng tính luyến ái được coi là một phần của đa dạng tính dục con người, không phải là bệnh và cũng không phải là giới tính thứ ba Đến ngày 7/3/2012, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã có bài phát biểu lịch sử kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới phi hình sự hóa đồng tính, chấm dứt kỳ thị với những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (thuật ngữ tiếng Anh viết tắt là (LGBT) Như vậy, lần đầu tiên, người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh đã đưa ra một thông điệp rõ ràng

Trang 10

và đầy tính ủng hộ đối với cộng đồng LGBT, và đây cũng là quan điểm của cả Liên Hiệp Quốc khi gần đây liên tiếp có những hành động để giải quyết vấn đề kỳ thị phân biệt dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới Những hành động này đã một lần nữa khẳng định đồng tính chỉ là một xu hướng tính dục như bao xu hướng khác (dị tính, lưỡng tính, vô tính, ) và góp phần xua đuổi quan niệm nặng nề tại các nước trên thế giới về giới đồng tính Đến thời điểm hiện tại đã hình thành hai quan điểm quan trọng về nguyên nhân của xu hướng tình dục này, đó là do các mặt tác động về xã hội và do mặt sinh lí, thần kinh của con người Tính đến nay đã có nhiều nước trên thế giới cho phép thực hiện hôn nhân đồng tính, trong đó có cả những nước chịu nhiều ảnh hưởng tôn giáo như Argentina và Nam phi…ngoài ra còn có những nước cho phép người đồng tính chung sống và nhận con nuôi Mặc dù vậy việc công nhận những những người đồng tính vẫn đang còn nhiều tranh cãi và gặp nhiều khó khăn ở nhiều nơi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, những người đồng tính vẫn phải chịu đựng sự kỳ thị và phân biệt đối xử rất lớn

Trên thế giới, điển hình như tại pháp mặc dù các kết quả thăm dò hồi tháng 12.2012 cho thấy 60% người Pháp được hỏi ủng hộ dự luật các cặp đồng tính kết hôn và nhận con nuôi tại nước này, nhưng nhiều vụ biểu tình phản đối hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đã diễn ra khắp nước Pháp nhiều người dân vẫn còn đứng lên biểu tình hôn nhân đồng tính Khoảng 300.000 người đã tập trung trên các đường phố ở thủ đô Pari (Pháp) ngày 13/1 để phản đối dự luật

“đám cưới cho tất cả mọi người”, trong đó cho phép những người cùng giới

lấy nhau Những người tham gia biểu tình yêu cầu chính phủ tổ chức một cuộc

trưng cầu dân ý về vấn đề này họ cũng cho rằng một đứa trẻ chỉ có thể được sinh ra từ một người mẹ và một người bố

Bên cạnh đó hiện nay người đồng tính, ở nhiều nơi trên thế giới vẫn là nạn nhân của tình trạng bạo hành, ngược đãi Tại những nước theo đạo hồi, đồng tính là vấn đề không thể khoan dung Người đồng tính luyến ái thường bị lăng mạ, bị cấm đoán, bị trừng phạt, thậm chí bị tử hình chỉ vì có xu hướng tình

Trang 11

dục khác biệt Tưởng chừng sự phân biệt đối xử với người đồng tính chỉ xảy

ra ở những quốc gia Hồi giáo, Trung Đông, nơi quyền lực của nam giới được xem là tối thượng Nhưng ngay cả ở những xã hội cởi mở như Hoa Kỳ, định kiến và phân biệt đối xử với người đồng tính luyến ái cũng không vì thế mà mất đi mà thực trạng hiên nay vẫn đang là một vấn đề xã hội tại đất nước này

Có thể nói ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại đồng tính vẫn là một chủ đề nóng, nhưng còn mang nhiều chiều hướng tiêu cực, người đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới tính gọi tắt là (LGBT) nói chung đang còn gặp rất nhiều khó khăn về định kiến và kỳ thị, sự xa lánh… của xã hội Nhiều người trong số họ phải đối mặt với vấn đề bạo lực bao gồm cả bạo lực tinh thần, thể xác, tình dục và kinh tế, đặc biệt hiện tượng này đã xảy ra ở tất cả mọi nơi từ gia đình, trường học, nơi làm việc…Hầu hết mọi người đều cho rằng bạo lực chỉ xảy ra với phụ nữ đã kết hôn và chỉ có trong gia đình Nhưng hiện tại trong xã hội đang tồn tại rất nhiều hình thức bạo lực khác đối với người đồng tính, chính điều này đã khiến tình trạng bạo lực ở người đồng tính gia tăng ngày một và gây nên những hậu quả đau lòng đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi có mật độ dân cư đông đúc như Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội

Hà Nội là một trong nhưng thành phố lớn và thu hút đông đúc dân cư đến định cư, đây cũng là thành phố có mật độ dân số đông nhất cả nước và cũng là nơi có số lượng người đồng tính cao nhất, tuy nhiên những người đồng tính đang sinh sống trên địa bàn này lại gặp không ít khó khăn về sự kỳ thị, phân biệt đối xử, không thừa nhận, bạo lực từ phía gia đình, xã hội thì quay lưng hay từ chính những người bạn tình của những người đồng tính Trên thực tế cho thấy người đồng tính là một bộ phận hợp thành nên nhân loại nhưng ở nhiều nơi họ vẫn là nạn nhân của tình trạng bị bạo lực, hiện nay vấn đề bạo lực đối với người đồng tính đang trở thành một vấn đề nổi cộm tại đây

và cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội và quốc gia, thu hút rất nhiều

sự quan tâm của tất cả các giới, các ngành

Trang 12

Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài luận văn với tiêu đề “Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội” Qua đây mong góp một phần nhỏ trong nổ

lực giảm thiểu tình trạng bạo lực đối với người đồng tính nói chung và người đồng tính tại Hà Nội nói riêng

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Hiện nay, vấn đề về bạo lực đối với người đồng tính đã có những nghiên cứu liên quan của các tác giả trong nước và quốc tế:

Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng những người đồng tính nam, đồng tính nữ và đặc biệt là chuyển giới có nguy cơ bị bạo lực cao hơn so với các nhóm dân số khác (UNESCO 2011) Những hành vi bạo lực này vi phạm Tuyên bố của Liên hợp quốc về Nhân quyền và Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Trên thế giới, chủ đề đồng tính từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt có thể đề cập tới một số tài liệu tiêu biểu như:

Violence against lesbians and gay men - David Comstock Đây là một

nghiên cứu tập trung về những vấn đề mà người đồng tính luyến ái gặp phải trong cuộc sống Tác giả đưa ra những số liệu về tệ nạn sử dụng bạo lực cũng như sự phân biệt đối xử đối với người đồng tính luyến ái tại Hợp chủng quốc Hoa kỳ qua nghiên cứu năm 1992

Cuốn sách “Đồng tính luyến ái và đời sống công cộng của Mỹ”, được

chỉnh sửa bởi Christopher Wolfe Spence công ty xuất bản (Dallas, TX) Cuốn sách này được dựa trên các giấy tờ giao tại hội nghị năm 1997, "Đồng tính luyến ái và đời sống công cộng của Mỹ," tổ chức tại Washington, DC tại Trung tâm Hội nghị Georgetown

Trong nghiên cứu có rất nhiều chương do Tiến sĩ Jeffrey Satinover thực hiện, tựa đề "Sinh học của Đồng tính luyến ái: Khoa học hoặc chính trị" cung cấp một đánh giá rất toàn diện của nghiên cứu sinh học về đồng tính luyến ái

(nguồn tài liệu:http://www.narth.com/docs/bioresearch.html) Nghiên cứu cho

Trang 13

chúng ta hiểu rõ hơn về những đặc điểm sinh học của người đồng tính một cách toàn diện nhất, đồng thời chứng minh được tầm ảnh hưởng của nó đến xã hội

Cuốn sách “Handbook of Research with Lesbian, Gay, Bisexual, and Transgender Populations” (Tài liệu nghiên cứu với Lesbian, Gay, Lưỡng giới

và chuyển giới) của 2 tác giả Taylor & Francis, xuất bản 2009 với độ dày 450 trang cung cấp những phương pháp để tiến hành nghiên cứu với những người dân thuộc nhóm LGBT Tài liệu này hướng dẫn về cách để xác định các nhóm này cũng như thu thập cách thức để có được số lượng mẫu phong phú, bao gồm đủ các đại diện của từng nhóm Ngoài ra, tài liệu này cũng đã thu thập được nhiều bài báo của các nhà nghiên cứu và các học giả trong lĩnh vực này Nghiên cứu về những tổn thương của người đồng tính và bạo lực chống lại

người đồng tính đã được đề cập trong cuốn sách “Lesbian and Gay Psychology” của tác giả Beverly Greene và Gregory M Herek Cuốn sách này

mô tả tổn thương của bạo lực chống người đồng tính và sẽ tạo ra những suy nghĩ, nghiên cứu và hành động về vấn đề này Các chủ đề của nghiên cứu này bao gồm yếu tố tâm lý xã hội của sự cố chấp, điều trị, dịch vụ can thiệp và hậu quả sức khỏe tâm thần Mỗi phần trong cuốn sách sẽ mở ra với câu chuyện thực tế của một người trong cuộc – Đây là những dữ liệu đầu tiên để cung cấp cho người đọc cái nhìn sâu sắc vào thực tế của vấn đề xã hội

Cuốn sách “Understanding gay and lesbian youth” (Hiểu về những thanh

niên Gay và Lesbian) của tác giả David Campos được xuất bản năm 2005 với

độ dày - 359 trang giúp cho các giáo viên, lãnh đạo các trường học hiểu và có biện pháp quản lý phù hợp đối với những bạn trẻ là đồng tính nam và đồng tính nữ và tạo ra chấp nhận và bầu không khí học tập hỗ trợ David Campos bắt đầu với một cuộc thảo luận về hiện trạng của công việc liên quan đến thanh niên đồng tính nam và đồng tính nữ trong các trường học, bao gồm một bài giảng về các cột mốc phát triển, và cung cấp các chiến lược thực tế để làm việc hiệu quả với những học sinh này

Trang 14

Nghiên cứu về vấn đề sức khỏe của người đồng tính nữ được đề cập trong

cuốn sách “Lesbian Health” của tác giả Andrea L Solarz thuộc Viện Y học

(Mỹ) tiến hành do Viện Hàn lâm Báo chí Quốc gia xuất bản, 1999 Cuốn sách này chỉ ra những đánh giá tại thời điểm nghiên cứu và chỉ ra định hướng cho việc giải quyết vấn đề trong tương lai

Nghiên cứu này đưa ra một cái nhìn thẳng thắn vào những áp lực chính trị, thái độ cộng đồng ảnh hưởng đến nghiên cứu các vấn đề sức khỏe đồng tính

nữ, bao gồm: Làm thế nào để chúng ta xác định những người là đồng tính nữ?

Có vấn đề sức khỏe với những người đồng tính nữ? Là đồng tính nữ có nguy

cơ cao hơn hoặc thấp hơn cho vấn đề sức khỏe chẳng hạn như AIDS, bệnh lây truyền qua đường tình dục, ung thư vú, rối loạn tâm thần và lạm dụng thuốc? Chứng sợ đồng tính ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe đồng tính nữ và kinh phí của nghiên cứu về sức khỏe đồng tính nữ? Làm thế nào để chăm sóc y tế cho đồng tính nữ phù hợp với hệ thống chăm sóc y tế và xã hội lớn hơn?

Cuốn sách “The Handbook of Lesbian, Gay, Bisexual, and Transgender Public Health” (Sổ tay hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng của người đồng

tính nữ, đồng tính nam, lưỡng giới và chuyển giới) của tác giả Michael D Shankle được xuất bản 2006 Cuốn sách này là một nghiên cứu về dịch vụ y tế công dành cho nhóm thiểu số tình dục và cung cấp cho những người quan tâm về phương pháp để giúp đảm bảo một cộng đồng lành mạnh và bình đẳng cho tất cả mọi người (bao gồm cả nhóm thiểu số tình dục LGBT)

Cuốn sách với tên gọi “Social Work Practice with Lesbian, Gay, Bisexual, and Transgender People” (Thực hành công tác xã hội với người đồng tính nữ,

đồng tính nam, lưỡng giới và chuyển giới của tác giả Gerald P Mallon do nhà xuất bản Taylor & Francis phát hành 2008 Tài liệu này cung cấp các nội dung mới về hướng dẫn thực hành công tác xã hội với những người thuộc nhóm LGBT Cuốn tài liệu này sẽ giúp sinh viên và các nhà công tác xã hội có kiến thức và thực hành tốt hơn khi tác nghiệp với thân chủ là những người đồng tính và gia đình của họ

Trang 15

Như vậy, đồng tính và những vấn đề liên quan tới người đồng tính đã được quan tâm nghiên cứu rất nhiều tại các quốc gia trên thế giới từ nhiều năm nay Rất nhiều tài liệu về chủ đề này đã được phát hành Đây là những nguồn thông tin phong phú cho những người quan tâm, nghiên cứu về chủ đề đồng tính có thể tiếp cận và tìm hiều

Còn ở Việt Nam cho dù đồng tính luyến ái không còn xa lạ với xã hội nhưng việc nghiên cứu chính thức cũng còn rất ít một số nghiên cứu trong thời gian qua đối với những người đồng tính qua các nghiên cứu điển hình như:

“Nam giới có tình dục đồng giới” (Trương Tấn Minh, 2006) cho thấy

những người đồng tính và chuyển giới thường bị phân biệt đối xử, bạo lực từ những người thân trong gia đình và ngoài cộng đồng

Người đồng tính, song tính và chuyển giới thường là nạn nhân của các hình thức bạo lực do xu hướng tình dục hoặc do bản dạng giới “khác biệt” đau lòng hơn khi nhiều người bạo hành lại là chính những người thân của mình vì thế cũng đã có nhiều nghiên cứu về bạo lực gia đình trên cơ sở giới, ví dụ như

“Bạo lực giữa chồng và vợ” của Vũ Hồng Phong, 2006; Hoàng Bá Thịnh

2009, Nguyễn Vân Anh và cộng sự 2008, GSO 2010;

Giới tính học trong bối cảnh ViệtNam - BS Trần Bồng Sơn - NXB Trẻ

Bên cạnh đó, còn có nhiều nghiên cứu về “Người đồng tính hoặc nam giới

có quan hệ tình dục đồng giới” thường coi đây là đối tượng có nguy cơ lây

nhiễm HIV/AIDS cao của Vũ Hồng Phong, 2010 đã cho thấy rõ hơn về mối quan hệ của người đồng tinh đối với cộng đồng xung quanh;

“Nam giới có quan hệ tình dục với nam ở Hà Nội, đặc điểm xã hội và

Trang 16

những vấn đề về sức khỏe tình dục “ của nhóm tác giả Khuất Thu Hồng, Lê Bạch

Dương, Vũ Thành Long, viện nghiên cứu và phát triển xã hội Hà Nội, 2005;

Nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ thêm những hiểu biết về cộng đồng xung quanh Những người nam giới có quan hệ tình dục với nhau (MSM) ở Hà Nội Nghiên cứu tập trung tìm hiểu bản sắc tính dục của MSM, các vấn đề và nhu cầu về sức khoẻ tình dục của họ, và gợi ý cho các hoạt động can thiệp Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội với sự tham gia của 36 MSM Bên cạnh đó, cũng có sự tham gia của 7 người cung cấp thông tin khác, bao gồm cán bộ y

tế, người nhà và bạn bè của MSM Phỏng vấn sâu là kỹ thuật thu thập số liệu chủ yếu;

Nghiên cứu “Kì thị và phân biệt đối xử với người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới ở Việt Nam” CCIHP, 2008; Kết quả nghiên cứu là một

phần rất quan trọng trong việc vận động chính sách phòng chống bạo lực với LGBT nhân ngày thế giới phòng chống bạo lực với người đồng tính và chuyển giới (IDAHO) năm 2012 với chủ đề Phòng chống bạo lực với người đồng tính trong các cơ sở giáo dục Nghiên cứu cũng sẽ đưa ra các khuyến nghị để thực hiện các chương trình giáo dục tình dục, phòng chống kì thị, phân biệt đối xử

và bạo lực với LGBT và các chính sách bảo vệ LGBT trong trường học

Nghiên cứu của Trung tâm Sáng kiến sức khoẻ và dân số (CCIHP)

thực hiện “Tìm hiểu kì thị và phân biệt đối xử đối với các nhóm đồng giới nam, đồng giới nữ, lưỡng tính luyến ái, và hoán tính (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender - LGBT) từ quan điểm lịch sử và xã hội” từ đầu năm 2009 đến

năm 2011;

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu lịch sử của các mối quan hệ tình dục đồng giới ở Việt Nam – giữa những người nam giới, giữa phụ nữ, và những người chuyển giới, xác định các hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử đối với cá nhân và cộng đồng cũng như nguồn gốc xã hội của sự phân biệt đối

xử và kỳ thị đó mong muốn thực hiện một triển lãm về cuộc sống của cộng

Trang 17

đồng LGBT và xây dựng một thư viện các tài liệu đề cập đến LGBT và các vấn đề liên quan tại Việt Nam

Dự án này nhằm góp phần giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với cộng đồng LGBT ở Việt Nam thông qua việc hiểu biết một cách sâu sắc hơn bản chất và lịch sử của các quan hệ đồng giới, sự phiên giải và nhân dạng của các mối quan hệ này tại Việt Nam và các nước khác trong khu vực

Đa dạng và bản sắc quan hệ với cha mẹ là nghiên cứu về những

người “Nữ yêu Nữ” của viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường

(ISEE) nhằm cung cấp cho công chúng một góc nhìn chân thực hơn về cộng

đồng "những người nữ yêu nữ" tại Hà Nội, những vấn đề mà họ gặp phải;

“Đồng tính luyến ái và những hệ lụy” của Nguyễn Thị Lan Anh (2006) đã

cho chúng ta thấy về số phận của những người, đồng tính và cuộc sống tâm sinh lý của họ Từ đó giúp mọi người có cách nhìn khoan dung, bình đẳng nhân ái và sống hòa hợp với nhau hơn với những người bị thua thiệt, kém may mắn do sự “ khác biệt về giới tính” trong cuộc sống cộng đồng, những kỳ thị

mà những người đồng tính gặp phải đến các hành vi bạo lực của môi trường xung quanh;

“Quần thể tình dục đồng giới nam: Ẩn số lan truyền dịch HIV/AIDS tại Việt Nam” của tác giả Macarena C.Sarrar, Đại học Flinders Nam Australia

Nghiên cứu này cho thấy các ấn phẩm báo chí in - một nguồn thông tin chính của hầu hết người dân Việt Nam - bỏ qua một thực tế trong dịch tễ học là những người nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) là một trong các nhóm tác động to lớn đến tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam Do ảnh hưởng của các giả định không chính xác của các phương tiện truyền thông, nhận thức theo thói quen, và các nghiên cứu thiếu tính khoa học nên nhiều định kiến và quan niệm sai lầm về MSM vẫn còn phổ biến trong công chúng

từ đó gây ra nhưng hành vi có tính chất tiêu cực và thể chất và tinh thần đối với người đồng tình

Trang 18

“Nghiên cứu MSM ở Việt Nam: Chúng ta đã biết những gì? Những gì đem lại thành công” của tác giả Donn Colby, MD, MPH, Vietnam – CDC –

Harvard AIDS Partnership (VCHAP); Đã cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn về thực trạng tình hình MSM ở Việt Nam, giúp chúng ta hiểu hơn về MSM về những gì đang tồn tại xoay quanh vấn đề này

Luận văn thạc sỹ “Kỳ thị với MSM ở Hà Nội” của Nguyễn Thanh

Phương 2008, trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập tới thực trạng vấn đề kỳ thị với nhóm người đồng tính nam ở Hà Nội, những khó khăn mà những người đồng tính gặp phải trong cuộc sống cộng đồng của mình;

Bộ công cụ hướng dẫn hành động “Tìm hiểu và giảm kỳ thị liên quan đến nhóm quan hệ tình dục đồng giới và HIV” của Viện Nghiên cứu và

phát triển xã hội IDDS năm 2010, ấn phẩm này xây dựng bộ công cụ nhằm tìm hiểu và giảm kỳ thị, giảm sự phân biệt đối xử liên quan đến HIV và nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới

“Những câu chuyện chưa được kể” là kết quả nghiên cứu hành động

về phòng chống bạo lực với nam giới có quan hệ tình dục đồng giới – Những câu chuyện này được tuyển chọn đưa vào cuốn “Những câu chuyện chưa được kể” trong số 17 nam giới có quan hệ tình dục dồng giới có 13 trường hợp người gây bạo hành là thành viên trong gia đình, họ hàng và 16 trường hợp bạo hành xảy ra ngay tại ra đình, nhiều nhất trong số các đối tượng gây bạo hành và địa điểm xay ra bạo hành của trung tâm sang kiến Sức khỏe và Dân

số ( CCIHP, 2011) cho biết đã từng bị bạo hành tinh thần Tất cả những người đồng tính tham gia nghiên cứu của iSEE đều đã trải nghiệm các dạng bạo hành tinh thần như la mắng, sỉ nhục ở các mức độ khác nhau trong đó có nhiều trường hợp xảy ra từ khi còn nhỏ

“Không lạc loài” – cuốn tự truyện của phóng viên ảnh Thành

Trung, do nhà văn Lê Hoài Anh chấp bút - đã ra mắt vào những ngày cuối năm 2008 Không lạc loài đã mở ra một cái nhìn nhân bản về thân phận của những người sinh ra phải chịu những thiệt thòi, khác biệt Trong tác phẩm

Trang 19

này, nhà báo trẻ phạm Thành Trung không ngần ngại phơi bày những góc tối

của cuộc đời mình, kẻ vẫn mang thân phận lạc loài Không lạc loài không đơn

thuần là cuốn tự chuyện thỏa mãn bản thân hay thỏa mãn sự tò mò của mọi người mà là tâm sự “gan ruột‟‟ của anh về những điều mà một gay đã trải qua

để mọi người hiểu hơn và chia sẻ Bởi một người thuộc thế giới thứ ba cũng cần có quyền được yêu thương, được sống thật với tình cảm của chính mình

Và họ cũng cần lắm những ánh mắt, những vòng tay yêu thương của cha mẹ, người thân bạn bè để có thể vượt qua bao bất trắc, để không phải loay hoay giữa những ngã rẽ của cuộc đời và thực sự được hòa nhập vào cuộc sống của những người bình thường khác

Những tác phẩm văn học hay tự truyện về người đồng tính cho chúng ta thấy ngày càng nhiều bộ phận những người đồng tính dám bộc lộ thân phận thật của mình cũng như nói về đời sống thực của họ và kêu gọi cộng đồng hãy thông cảm và chia sẻ với họ và giảm đi những hành vi bạo lực,

sự kỳ thị…

Kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế qua việc cung cấp dịch vụ

y tế cho nam quan hệ tình dục đồng giới “Nghiên cứu trường hợp một số cơ

sở y tế chuyển gửi của FHI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm nghiên cứu TS Nguyễn Thu Nam, Ths Trần thành nam, Ths Đặng Thị Việt Phương, Th.s Vũ Phương Thảo, CN Phi Trọng Hải

Nghiên cứu định tính được tiến hành tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế với nam quan hệ tình dục đồng giới trong việc cung cấp dịch vụ y tế cho nhóm này Kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng trong việc thiết kế các chương trình can thiệp nhằm giảm thiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế với nam quan hệ tình dục đồng giới

Tìm hiểu các hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế với MSM

Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế với MSM

Trang 20

Đề xuất giảm kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế với MSM

Nghiên cứu của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường hợp tác

với Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thực hiện một cuộc thăm dò trực

tuyến mang tên “Đặc điểm kinh tế, xã hội của nam giới có quan hệ tình dục đồng giới tại Việt Nam” Bằng cách đăng tải bộ câu hỏi trả lời trực tuyến

Trên 5 diễn đàn dành cho người đồng tính Việt Nam có đăng liên quan đến bộ câu hỏi này cho thấy kết quả là số lượt nhấp chuột vào áp phích là 6.859, số lượt người đủ điều kiện tham gia (thỏa mãn các điều kiện là nam giới, sống tại Việt Nam, trên 18 tuổi và có quan hệ tình dục với nam giới trong vòng 12 tháng qua) là 3.231 người Nhóm nghiên cứu phát hiện:

Độ tuổi: chủ yếu từ 20-30

Trình độ: 67,99% có trình độ đại học, cao đẳng hoặc học trường dạy nghề, 10,15% có trình độ sau đại học, còn lại là trình độ cấp 1 đến cấp 3

Tình trạng hôn nhân: chủ yếu chưa lấy vợ Tỉ lệ dự định lập gia đình

là 18,66% Lý do lập gia đình là do áp lực gia đình, xã hội hoặc muốn có con Tình trạng công khai: 64,25% hoàn toàn giữ bí mật hoặc gần như là bí mật về tình trạng đồng tính, 24,96% “lúc công khai lúc bí mật” và chỉ có 5,31% gần như là công khai và 2,49% hoàn toàn công khai

Lý do không tiết lộ thiên hướng tình dục là: Sợ xã hội kỳ thị (40,77%), sợ gia đình không chấp nhận (39.40%), sợ bị trêu chọc, bắt nạt (28,50%), sợ mất việc (9,79%)

Tuy nhiên cuộc thăm dò này chỉ hướng đến một bộ phận trong cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam đó là những người dùng internet và là nam có quan hệ tình dục với nam trong vòng 12 tháng

Việc thống kê một cách đầy đủ và rộng khắp để đưa ra những số liệu đúng đắn về người đồng tính ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định chính sách đối với người đồng tính nói riêng cũng như tác động đối với xã hội nói chung Tuy nhiên, việc thống kê này có nhiều khó khăn như sự khác nhau

Trang 21

trong tiêu chuẩn xác định thế nào là đồng tính luyến ái, sự không công khai của người đồng tính và sự không quan tâm đầy đủ của chính quyền và xã hội Nguyên nhân của tình trạng không công khai này là do phản ứng tiêu cực

từ phía người thân của những LGBT

Như vậy Trên cơ sở vấn đề mà các nhà khoa học đã nghiên cứu, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế, bản thân em muốn góp phần nhỏ bé của mình vào làm sáng tỏ hơn thực trạng về vấn đề bạo lực gia đình đối với người đồng tính tại Hà Nội, đồng thời làm rõ hơn về vai trò của Công tác xã hội (CTXH) trong việc hỗ trợ người đồng tình bị bạo lực tại Hà Nội mà các đề tài trước đó

chưa đề cập đến thông qua luận văn “Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội”

3 Ý nghĩa nghiên cứu

3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thêm những lý luận của Công tác xã hội khi ứng dụng vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể: Bạo lực đối với người đồng tính Nghiên cứu vận dụng những kiến thức của Công tác xã hội như hệ thống các lý thuyết, các phương pháp, kỹ năng, để tìm hiểu, nghiên cứu một nhóm đối tượng cụ thể Từ đó, nghiên cứu góp phần làm rõ vai trò, kỹ năng làm việc với người đồng tính bị bạo lực trong công tác xã hội

Nghiên cứu sử dụng lý thuyết nhận thức hành vi, lý thuyết dán nhãn, lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu, để tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng của cá nhân là người đồng tính bị bạo lực trong việc tìm kiếm, tiếp cận thông tin; từ

đó làm rõ và bổ sung thêm khung lý thuyết của đề tài về Công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho người đồng tính bị bạo lực Đồng thời cũng vận dụng các phương pháp và kỹ năng can thiệp trong Công tác xã hội được ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, củng cố sâu sắc hơn những hiểu biết về các lý thuyết và phương pháp, kỹ năng Công tác xã hội đã được học và thực hành trong việc trợ giúp nhóm đối tượng là người đồng tính bị bạo lực

Trang 22

3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, hậu quả về vấn đề bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội để đưa ra các biện pháp

hỗ trợ của CTXH trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng bạo lực đối với người đồng tính Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp các nhà chuyên môn xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, chương trình hoạt động có hiệu quả trong công tác chuyên môn Mặt khác, tác giả cũng hy vọng đề tài mới này sẽ trở thành một tài liệu tham khảo giúp ích được trong việc học tập, nghiên cứu của sinh viên ngành Công tác xã hội cũng như phục vụ phần nào cho công tác giảng dạy và học tập các môn chuyên ngành

Công tác xã hội trong các trường Đại học – Cao đẳng hiện nay trong cả nước

4 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Bạo lực đối với người đồng tính

Khách thể nghiên cứu

Những người đồng tính bị bạo lực tại Hà Nội

Nhân viên, cán bộ, tổ chức làm việc về người đồng tính tại Hà Nội

5 Phạm vi nghiên cứu

 Có rất nhiều hình thức bạo lực xảy ra đối với người đồng tính nhưng nội

dung chính trong luận văn tôi tập trung vào nghiên cứu là vấn đề bạo lực thể chất và tinh thần đối với người đồng tính

 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10năm 2012 đến 6 năm 2013

 Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn thành phố

Hà Nội

6 Câu hỏi nghiên cứu

 Tại sao vấn đề bạo lực lại có xu hướng gia tăng ở người đồng tính?

 Thực trạng của bạo lực xảy ra đối với người đồng tính tại Hà Nôi hiện nay như thế nào?

Trang 23

 Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bạo lực đối với người đồng tính và những hậu quả của vấn đề này là gì?

 CTXH phải làm gì để ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng bạo lực đối với người đồng tính?

7 Mụch đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mụch đích

Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân dẫn đến việc bạo lực đối với người đồng tính và hậu quả, trên cơ sở nền tảng và giá trị của ngành CTXH đưa ra các biện pháp nhằm hỗ trợ, xây dựng các chương trình truyền thông nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng người đồng tính bị bạo lực tại Hà Nội

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu hệ thống lí luận về người đồng tính và các vấn đề liên quan

Tìm hiểu thực trạng người đồng tính bị bạo lực tại Hà Nội

Tìm hiểu các nguyên nhân khác nhau dẫn đến người đồng tính bị bạo lực

Các hậu quả tác động của vấn đề bạo lực đối với người đồng tính

Đưa ra các biện pháp hỗ trợ của Công tác xã hội đối với vấn đề này

để bảo vệ quyền của người đồng tính và giúp mọi người hiểu hơn về đồng tính

để tạo điều kiện để người đồng tính được sống như bao người bình thường

khác

8 Giả thuyết nghiên cứu

Hiện nay cùng với nhóm Phụ nữ và trẻ em thì người đồng tính là một trong những nhóm có nguy cơ cao bị bạo lực

Nhiều người đồng tính chưa có các biện pháp để phòng chống bạo lực

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề bạo lực đối với người đồng tính, một trong những nguyên nhân lớn nhất là thái độ hành vi của người thân trong gia đình và cộng đồng

Hậu quả của vấn đề này là khiến cho nhiều người đồng tính phải tư bỏ

Trang 24

cuộc sống gia đình

Việc hỗ trợ của CTXH sẽ góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người thân trong gia đình đối với người đồng tính và bạn bè, đồng nghiệp, giảm tỷ lệ bạo lực đối với người đồng tính

9 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp thu thập thông tin sau đây

Phương pháp phân tích tài liệu

Tìm hiểu, đọc và phân tích sách, nghiên cứu, báo cáo và các bài viết trên

mạng internet có liên quan đến vấn đề đồng tính, bạo lực đối với người đồng tính

Sử dụng một số cuốn tự chuyện của MSM như: “Những câu chuyện chưa được kể” của nhiều tác giả là cộng đồng người đồng tính khi họ phải trải qua những hành vi bạo lực, tự chuyện “Bóng” của Nguyễn Văn Dũng,

“Không lạc loài” của Phạm Thành Trung để có thêm những minh chứng, ví

dụ cụ thể bổ sung vào các phát hiện của đề tài

Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu không nhằm thống kê các con số mà nhằm tìm hiểu vấn đề

bạo lực đối với người đồng tính, nguyên nhân, giải pháp… từ góc nhìn của Công Tác xã hội vì vậy nghiên cứu sử dụng phương pháp chủ yếu là nghiên cứu phân tích tài liệu và phỏng vấn sâu để thu thập thông tin, cụ thể như sau:

Phỏng vấn sâu: gồm 12 phỏng vấn sâu: Các anh/chị làm việc tại CCIHP

và iSEE sẽ là người phối hợp với cán bộ nghiên cứu để lựa chọn đối tượng phỏng vấn

 Phỏng vấn sâu 5 thành viên là người đồng tính đã và đang bị bạo lực của cộng đồng Việt Pride tại Hà Nội dựa trên sự chọn lựa và giới thiệu của các anh chị trong cộng đồng LGBT đây là những người chịu trách nhiệm phối hợp với cán bộ nghiên cứu lựa chọn đối tượng cho đề tài

 Phỏng vấn 2 người dân từ 20 – 45 tuổi nhóm đối tượng này được lựa chọn trên địa bàn thành phố Hà Nội Theo hình thức ngẫu nhiên

Trang 25

 Phỏng vấn 2 người là họ hàng, người thân, cha mẹ của LBGT được ưu tiên hàng đầu để lựa chọn tham gia nghiên cứu nhằm tiềm hiểu về các hành vi của họ đối với con em mình qua sự giới thiệu của tổ chức CCIHP và trưởng đoàn chương trình Viet pride

 Phỏng vấn 2 chuyên gia về lĩnh vực này

Mục đích phỏng vấn là để thu thập đầy đủ thêm các thông tin về thực trạng vấn đề, nguyên nhân, quan niệm, hậu quả, cách nhìn nhận của họ về người đồng tính và tìm hiều về nhưng khó khăn có tác động đến cuộc sống của người đồng tính bị bạo lực

Phương pháp quan sát

Quan sát thông qua các hoạt động xã hội mà họ tham gia nhằm khai thác thông tin đa chiều từ chính nhóm này, của người dị tính, của các chuyên gia, người thân đều được tác giả ghi chép lại trong quá trình phỏng vấn và bổ trợ cho các nhận định của đề tài

10 Đạo đức nghiên cứu

Tính bảo mật cho các đối tượng nghiên cứu là mối quan tâm hàng đầu của tác giả, việc tiết lộ các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội của họ Vì vậy để bảo vệ danh tính của họ tôi đã tuân thủ triệt để theo các quy định về bảo mật thông tin và làm việc trên tình thân tự nguyện của những người tham gia nghiên cứu

Trang 26

NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Các khái niệm công cụ

1.1.1 Khái niệm về bạo lực

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các cuộc xung đột, ví dụ hai quốc gia có thể gây chiến với nhau nếu các nỗ lực ngoại giao bất thành

Trên thế giới, bạo lực là một vấn đề được luật pháp và văn hóa quan tâm với những nỗ lực nhằm khống chế và ngăn chặn bạo lực Bạo lực bao trùm một khuôn khổ rộng lớn Nó có thể là một cuộc chiến giữa hai quốc gia hay sự diệt chủng làm hàng triệu người chết

Tuy nhiên theo tôi trong trường hợp này có thể hiểu một cách chung nhất: Bạo lực đó là hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận Mục đích của bạo lực là trừng phạt, để thỏa mãn và khẳng định vị trí gia trưởng của một người nào đó

1.1.2 Người đồng tính (homesexual)

Là người chỉ bị hấp dẫn bới người cùng giới tính với mình Ví dụ như nam bị hấp dẫn bới nam (đồng tình nam – Tiếng Anh là gay) và nữ bị hấp dẫn bởi

nữ (đồng tính nữ - Tiếng Anh là lesbian)

1.1.3 Bạo lực đối với người đồng tính

Là hành động của cá nhân hoặc một nhóm người hoặc sự thi hành luật đối với những người được coi là vì tiêu chuẩn dị tính luyến ái hoặc chuẩn mực giới tính và tình dục (Wikipedia)

1.1.4 Đồng tính nam (Gay)

Là những nam giới có xu hướng tình dục với người cùng giới

1.1.5 Đồng tính nữ (Lesbian)

Là một phụ nữ bị hấp dẫn bới những phụ nữ khác [46,tr.9]

Trang 27

Tuy nhiên người đồng tính có thể chia làm 2 dạng mở và kín

Những đối tượng thuộc dạng mở không che giấu tình trạng của mình, thường thích mặc trang phục của người khác giới người thuộc dạng kín, thì ngược lại, họ không dám công khai tình trạng của mình, họ có bề ngoài hết sức bình thường nhưng trong thâm tâm chỉ muốn quan hệ tình dục với người cùng giới

Cần phân biệt đồng tính luyến ái với người lưỡng tính Về mặt cơ thể người đồng tính luyến ái vẫn có giới tính xác định, có khả năng quan hệ tình dục với bạn tình khác giới và sinh con (nhưng họ không thích điều đó) Còn người lưỡng tính cùng lúc có cả bộ phận sinh dục nam và nữ, bộ phận này thường không hoàn chỉnh nên họ thường không có con

1.1.6 Kỳ thị

Là việc gắn một cái nhãn hay tên tiêu cực nhằm tách biệt một cá nhân

hay một nhóm ra khỏi cộng đồng

1.1.7 Phân biệt đối xử

Là kỳ thị được chuyển thành hành động thể hiện qua sự đối xử không công bằng đối với người hoặc nhóm bị kỳ thị Phân biệt đối xử xảy ra khi có

sự phân biệt đối với một người và kết quả là người đó bị đối xử không công bằng và không đúng mức người đó thuộc về hoặc bị coi là thuộc về một nhóm đặc thù nào đó

1.1.8 Giới và Giới tính

Giới: Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam

giới và phụ nữ Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ

và nam giới các đặc điểm giới khác nhau Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được

Giới tính: Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ Giới

tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thể thay đổi được

Trang 28

1.1.9 Vai trò giới

Là những mong đợi của xã hội với một chàng trai hay một cô gái về những

mô hình, hành vi ứng xử phù hợp với phụ nữ hay nam giới

1.2 Các hình thức của bạo lực và biểu hiện

Bạo lực về thể chất biểu hiện cụ thể ở một số hành vi sau:

Dùng chân, tay để tát, đấm, đá, đạp, kéo tóc, bóp cổ

Trang 29

Bạo lực về tinh thần biểu hiện cụ thể ở một số hành vi sau:

Dùng lời nói chửi bới, mắng nhiếc, đay nghiến nhằm hạ thấp hay xúc phạm nhân phẩm

Có lời nói hay hành vi đe doạ, tống tiền, tống tình

Kiểm soát quan hệ xã hội, ngăn cản hoặc cấm không cho tự do giao tiếp xã hội, giam lỏng trong nhà

Cố ý gây áp lực làm cho đối phương căng thẳng và phải chấp nhận điều gì đó

mà họ không muốn

Không cho hoặc dọa không cho gặp mặt, nuôi dưỡng con

Dùng lời nói hay hành động ngăn cản, đe doạ không cho ly hôn.v.v và nhiều hành vi tương tự khác

Giam lỏng trong nhà, cưỡng ép lấy người khác giới, bố mẹ dọa tự tử, cưỡng

ép đưa đi bệnh viện tâm thần điều trị

1.2.3 Bạo lực về tình dục

Bạo lực tình dục được xem là hành vi ai đó chạm đến bộ phận cơ thể nhạy cảm của người khác khi không được phép hoặc ai đó bị ép phải chạm

đến những bộ phận nhạy cảm của người khác

Bạo lực về tình dục biểu hiện cụ thể ở một số hành vi sau:

Dùng lời nói hoặc hành động ép phải quan hệ tình dục khi không mong muốn, hoặc theo cách không mong muốn

Cố ý dùng tình dục để gây áp lực, hành hạ, hay hạ thấp nhân phẩm của đối phương

Trang 30

Có ý đồ (thể hiện bằng hành động hoặc chưa kịp thể hiện bằng hành động) cưỡng ép tình dục, hành hạ cơ quan sinh dục

Không cho dùng biện pháp tránh thai nói chung, hoặc không cho dùng biện pháp tránh thai và biện pháp tình dục an toàn mà người kia mong muốn

Cưỡng ép mang thai, cưỡng ép nạo hút thai

Ép buộc kết hôn hoặc chung sống

Cưỡng ép làm mại dâm và buôn bán phụ nữ

Và nhiều hành vi tương tự khác

1.2.4 Bạo lực về kinh tế

Là một thành viên trong gia đình dùng quyền lực để ép buộc các thành

viên khác, tạo sự lệ thuộc của họ về kinh tế Bạo lực kinh tế không chỉ diễn ra một ngày, hai ngày mà nó kéo dài và hệ quả là sẽ kéo theo bạo lực về tinh

thần đối với những người bị lệ thuộc về kinh tế

Bạo lực về kinh tế biểu hiện cụ thể ở một số hành vi sau:

Theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình cũng như Nghị định số

110 ngày 10/12/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình thì hành vi bạo lực về kinh tế được hiểu như sau:

Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng;

Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính;

Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ;

Trang 31

Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên trong gia đình;

Có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản chung của gia đình

Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;

Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích cá nhân;

Ép buộc các thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

Ép buộc thành viên gia đình phải đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống

Qua đây chúng ta có thể thấy rằng bạo lực gia đình về kinh tế thường đi kèm cả bạo lực về thể chất và tinh thần

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục

Trang 32

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở

Theo Luật Phòng chống Bạo lực gia đình [14, tr 2]

1.3 Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.3.1 Lý thuyết nhận thức hành vi

Vào năm những năm 60 nhà tâm lý học nổi tiếng của Mỹ là Albert Bandura đã phát triển lý thuyết tập nhiễm xã hội qua việc cho rằng hầu hết các lý thuyết học hỏi đạt được qua nhận thức của con người và trải nghiệm về những điều gì mà họ đã trải qua Lý thuyết này bao hàm các nguyên tắc cho thấy thông qua quan sát hành vi của người khác có thể học cách thay đổi hành

vi của mình Là hoạt động đặc trưng của con người trong quá trình sống và hoạt động của mình con người nhận thức được thế giới xung quanh và bản thân mình

Lý thuyết này nhấn mạnh đến vai trò của nhận thức (tư duy, tưởng tượng, niềm tin, mong muốn) Trị liệu nhận thức là một trường phái tư tưởng với chủ đề chính tập trung xung quanh khái niệm tư duy Sự tư duy của một cá nhân được định hình bởi xã hội và hoàn cảnh trực tiếp của người ấy Trên chiều cạnh này, tư duy xác định cảm xúc và hành vi Thông qua tư duy, con người đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho hành động của mình trong cuộc sống Điều này có nghĩa là, nếu như việc thực hiện chức năng xã hội của một

Trang 33

cá nhân bị khiếm khuyết thì có nghĩa là tư duy của người ấy không hoàn hảo Chính vì vậy, hành vi con người thay đổi thì phương thức tư duy cũng thay đổi theo [46, tr.155- 161]

Nhờ có quá trình nhận thức chúng ta có thể thay đổi thế giới (làm chủ thế giới, bản thân mình) nhận thức của con người không hề giống nhau (dựa trên kiến thức, kinh nghiệm mức độ thấp nhất là nhận thức cảm tính, mức độ cao hơn là lý tính)

Nhận thức cảm tính: Có vai trò quan trọngtrong việc cung cấp các nguyên liệu cho nhận thức cao hơn, Tuy nhiên thực tế cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề bằng nhận thức cảm tính con người không thể nhận biết và giải quyết được, con người phải đạt đến một mức độ nhận thức cao hơn đó là nhận thức lý tính

Lý luận về hành vi: Hành vi con người hàm chứa yếu tố nhận thức kiến thức, niềm tin, thái độ, giá trị xã hội và hành động cụ thể của con người, các yếu tố này thường đan xen, kết hợp chặt chẽ với nhau khó có thể phân tách rõ ràng

Thuyết nhận thức hành vi: Theo lập luận của những nhà tâm lý hành vi con người có phản ứng là do có sự thay đổi của môi trường (tác nhân kích thích)

Ví dụ đói thì phải ăn, rét thì phải mặc

Phản ứng của con người nhằm thích nghi với các tác nhân kích thích này các nhà tâm lý biểu diễn tác nhân này thành công thức: S-R-B S; Tác nhân kích thích; R: là phản ứng của con người và B là kết quả của hành vi

Theo lý thuyết này, nhận thức có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng tâm lý và làm thay đổi một hành vi nào đó Nó có vai trò quan trọng trong việc điều trị những rối nhiễu tâm lý Như vậy, việc thay đổi hành

vi chú ý tới vai trò nhận thức của đối tượng Sử dụng lý thuyết nhận thức – hành vi trong các hoạt động với người đồng tính bị bạo lực trong gia đình giúp Nhân viên công tác xã hội hiểu rõ phương pháp trị liệu hành vi cho người đồng tính khi họ bị bạo lực gia đình, giúp thân chủ cải thiện được các chức năng cần có trong việc bảo vệ bản thân, làm tăng các hành vi mong muốn

Trang 34

đồng thời giảm thiểu các hành vi không cần thiết

Quá trình quan sát các hành vi của những người đồng tính bị bạo lực sẽ làm rõ vấn đề và hoàn cảnh môi trường sống của những người đồng tính, tạo điều kiện để nhân viên công tác xã hội đưa ra các phương pháp hỗ trợ cho người đồng tính bị bạo lực gia đình Tóm lại nhà CTXH dựa trên ý thuyết này

để giúp thân chủ trong việc phân tích tình huống phải đối đầu, vạch ra những điều bất hợp lý trong nhận thức để đi đến thay đổi hành vi

1.3.2 Lý thuyết dán nhãn

Lý thuyết dán nhãn của Edwin Lemert Trong tác phẩm “ Người ngoài

cuộc” của Howard Becker, 1963 cho rằng: “Các nhóm xã hội tạo ra sự lệch lạc xã hội bằng cách đặt ra những quy tắc nếu vi phạm chúng thì sẽ lệch lạc

và bằng cách áp cho những quy tắc này cho những người nào đó và gán nhãn cho họ là người ngoài cuộc” Theo quan niệm này, lệch lạc không phải là các

dạng hoạt động của một người nào đó mà là hậu quả của việc người khác áp dụng quy tắc thưởng phạt cho người vi phạm

Lý thuyết này nhấn mạnh đến tính tương đối trong việc đánh giá hành vi lệch lạc, liên quan đến việc vì sao có hành vi lệch lạc Theo lý thuyết này

hành vi của cá nhân lệch lạc hay không, là do sự phản ứng của cá nhân khác nhiên hơn là tự thân hành vi đó biểu hiện, và các cá nhân khác gán cho anh ta cái nhãn lệch lạc, lý thuyết dán nhãn nhấn mạnh đến tính tương đối của hành

vi sai lệch, nói cách khác là cùng một hành vi có thể định nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau Một sinh viên lấy quần áo của người bạn chung phòng mặc có thể được xem là ăn cắp hoặc đơn thuần là mượn quần áo

để mặc Một đại biểu Quốc hội lái xe về nhà trong tình trạng say rượu sau tiệc chiêu đãi có thể được coi là người có mối quan hệ tích cực, hòa đồng hoặc một kẻ nát rượu Tuy nhiên sự dán nhãn trong thời gian dài sẽ trở thành “cái khóa” khóa các cá nhân vào vai trò sai lệch Có nghĩa là, kết quả lâu dài của quá trình dán nhãn đã khóa các cá nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ dọc theo những tiến trình hoặc sự nghiệp lệch lạc, bằng cách đóng lại những cơ hội và

Trang 35

buộc họ phải dựa vào các nhóm xã hội dành cho sự hỗ trợ nhưng kéo dài mãi hoạt động lệch lạc của họ; và bằng cách nào đó, củng cố và xác định một cương vị người ngoài cuộc

Theo lí thuyết dán nhãn thì một cá nhân khi gán nhãn cho một hành vi của

cá nhân khác là lệch lạc thì người đó liên tưởng đến những lí lẽ của cái nhãn đó thậm chí trong nhiều trường hợp người ta quan tâm đến cái nhãn của cá nhân hơn là những hành vi thực tế của cá nhân đó

Theo lý thuyết dán nhãn , kết quả lâu dài của quá trình này là khóa các nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ dọc theo những tiến trình hoặc sự nghiệp lệch lạc, bằng cách đóng lại những cơ hội và buộc họ phải dựa vào các nhóm xã hội dành cho sự hỗ trợ sự kéo dài mãi hoạt động lệch lạc của họ, và bằng cách đó cũng cố và xác định một cương vị “người ngoài cuộc” và một hình ảnh – tự thân tiêu cực và ngăn ngừa khả năng lánh xa sự sai lệch Như vậy xã hội “tạo nên sự sai lệch” theo ý nghĩa rằng sự áp dụng các nhãn lệc lạc

có thể sản sinh ra nhiều sự lệch lạch hơn là ngăn chặn nó

Các nhóm xã hội tạo nên sự lệch lạc bằng cách đặt ra những quy tắc mà sự phi phạm các quy tắc đó sẽ tạo ra sự lệch lạc, bằng cách áp dụng những quy tắc đó cho những người riêng biệt và dán cho cái nhãn người ngoài cuộc…Khi

kẻ lệch lạc bị bắt, y đối xử phù hợp với sự chuẩn đoán phổ biến rằng tại sao y lại như thế, và chính sự đối xử lại rất có thể sản sinh sự lệch lạc ngày càng gia tăng ( Xã hội học truyền thông và dư luận xã hội - PGS.TS Nguyễn Quý Thanh)

Đối với người đồng tính, bản thân họ không xấu nhưng chính xã hội, cộng đồng luôn “gắn” cho họ là “xấu” là “khác người” là biến thái, lập dị, …Từ đó, cộng đồng xã hội xử sự với những người đồng tính như một người không bình thường Vì những định kiến từ phía xã hội như vậy nên người đồng tính luôn sống khép mình trong vỏ bọc của một người bình thường

Trang 36

Đối với lý thuyết dán nhãn, ta thấy rằng khả năng của nhóm xã hội (cộng đồng, gia đình) là nhóm có quyền lực đã “dán nhãn lệch lạc” cho nhóm yếu thế hơn – vì người đồng tính không có khả năng phản kháng lại những định kiến của nhóm xã hội có quyền lực Ngoài ra, không chỉ xã hội mà chính bản thân những người đồng tính nhiều khi cũng tự dán nhãn cho mình Do đó, trong cuộc sống của những người đồng tính không chỉ chịu sự kỳ thị của cộng đồng mà còn có sự kỳ thị, tự ti của chính bản thân họ

Do nhiều nguyên nhân mà sự phân biệt và kỳ thị đối với người đồng tính Vẫn còn rất phổ biến ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung Nếu chúng ta bỏ qua các yếu tố văn hóa, giáo dục, thì chúng ta thấy rằng “sự dán nhãn‟ là nguyên nhân của mọi sự phân biệt, kỳ thị vào bạo lực

Như vậy lý thuyết dán nhãn đã cho thấy nguồn gốc của sự lệch lạc trong phản ứng của người khác, nó cũng đưa ra lý giải thuyết phục cho việc một hành vi ở người này bị xem là lệch lạc trong khi hành vi tương tự ở người khác thì lại không Thông qua sự phát triển của các ý niệm lệch lạc sơ cấp, lệch lạc thứ cấp, vết nhơ và lệch lạc chuyên nghiệp, thuyết này đã chứng minh rằng nhãn hiệu lệch lạc có thể kết hợp vào sự tự nhận thức bản thân của người mang nhãn hiệu đến mức độ có khả năng dẫn đến sự lệch lạc tiếp theo

1.3.3 Lý thuyết hệ thống

Thuyết hệ thống có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Betalanffy Thuyết hệ thống nhấn mạnh vào mối quan hệ tương tác của con người với môi trường sinh thái, nguyên tắc cơ bản của thuyết này cho rằng cuộc sống bình thường của con người phụ thuộc vào môi trường xã hội hiện tại của họ nhưng có ảnh hưởng từ quá khứ Can thiệp tại bất cứ thời điểm nào trong hệ tống cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tạo ra sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống mang tính lan tỏa, dây truyền [46, tr.187 - 193]

CTXH quan tâm tới sự nối kết xã hội và các mối quan hệ xã hội của con người Vận dụng lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội giúp nhân viên công tác xã hội hiểu và xác định được hệ thống của các yếu tố tương tác với nhau

Trang 37

Thuyết hệ thống cung cấp mô hình, lý thuyết để giúp con người hiểu biết và giúp con người có thể tìm cách đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề của họ trong môi trường sống

Người đồng tính gặp nhiều rào cản không chỉ từ phía xã hội mà còn từ chính gia đình và bản thân họ cũng luôn mặc cảm, tự ti Vì thế, để người đồng tính có niềm tin, hòa nhập trong cuộc sống, cần sự hỗ trợ từ nhiều phía trong cộng đồng xã hội: Các tổ chức, cá nhân trong xã hội, các thành viên trong gia đình và từ phía bản thân chính những người đồng tính Điều quan trọng chính

là môi trường mà người đồng tính sinh sống, cần tạo chỗ dựa về tinh thần cho

họ, giúp họ cảm nhận được tình yêu thương của con người, được tôn trọng Phát huy tính có hệ thống trong CTXH chính là phát huy được tính chủ động, sức mạnh của mỗi cá nhân và tinh thần đoàn kết trong nhóm (giữa những người có cùng hoàn cảnh), để họ vững tin vượt qua những vấn đề khó khăn

1.3.4 Lý thuyết nhu cầu

Lý thuyết bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow mang lại cách tiếp cận nhân văn, coi trọng con người và nhu cầu của họ Theo A Maslow, nhu cầu

tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc từ "đáy” lên tới

“đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội

Đồng thời nó làm căn cứ nhận định nhu cầu của con người: Con người luôn có mong muốn, tham vọng và hành động thỏa mãn nhu cầu của mình từ thấp tới cao Nhu cầu được thỏa mãn đem lại cảm giác thoải mái, đảm bảo cho sự phát triển cá nhân, là động lực cho hành động Mỗi đối tượng cụ thể lại

có nhu cầu khác nhau với đặc điểm riêng biệt, trong bối cảnh khác nhau Nhân viên Công tác xã hội cần lắng nghe tích cực để khám phá nhu cầu hợp lý mà

họ chưa được thỏa mãn Áp dụng thuyết nhu cầu của Maslow trong việc can thiê ̣p, trợ giúp người đồng tính bị bạo lực giúp ta xác đi ̣nh , đánh giá được mức đô ̣ ưu tiên về các nhu cầu đối với các họ Hiểu được điều này chúng ta mới có thể trợ giúp các em mô ̣t cách hiê ̣u quả , trước tiên cần đáp ứng được

Trang 38

nhu cầu cơ bản cho những người đồng tính, giúp họ các điều kiện để đảm bảo về sức khỏe, được sống trong môi trường an toàn và yêu thương điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đồng tính đang bị bạo lực vì môi trường

mà họ sống là chưa an toàn tiếp đó mới đến các nhu cầu tiếp theo Có nền tảng cơ sở này , những người đồng tính bị bạo lực mới có thể được phát triển tiếp ở những bước cao h ơn như: tự tin tham gia các hoạt động như ho ̣c tâ ̣p , hòa nhập cộng động, sống lành ma ̣nh và làm viê ̣c có ích cho xã hô ̣i

Tiếp cận theo lý thuyết nhu cầu giúp Nhân viên Công tác xã hội tránh việc áp

đặt, đánh đồng khi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, tìm kiếm nhu cầu thực sự mà

người đồng tính mong muốn Tiếp cận nhu cầu là một hướng tiếp cận theo quan điểm nhân văn hiện sinh gần gũi với người đồng tính Song tập trung tìm kiếm, thức tỉnh, hỗ trợ để người đồng tính bị bạo lực tự đạt được nhu cầu cấp thiết của họ, mang lại hiệu quả trợ giúp Tiếp cận theo nhu cầu còn thể hiện sự tin tưởng vào khả năng của con người trong việc tự làm chủ với những vấn đề của mình đồng thời giúp Nhân viên xã hội hiểu được động cơ của những hành động tiêu cực, của người đồng tính khi mà nhu cầu của họ chưa được thỏa mãn Tiếp cận theo nhu cầu sẽ đưa thêm nhiệm vụ đánh giá nhu cầu nào

là ưu tiên đầu tiên đối với người đồng tính lúc này để từ đó Nhân viên xã hội

áp dụng vào trong tiến trình trợ giúp CTXH, mặt khác giúp các chính sách, dịch vụ hỗ trợ xã hội giảm kinh phí và tăng hiệu quả trợ giúp

1.4 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

Trang 39

Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam và Hoà Bình ở phía Nam;Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên ở phía Đông; Hoà Bình và Phú Thọ ở phía Tây.

Địa hình

Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ Địa hình cơ bản là đồng bằng Trừ huyện Ba Vì có địa hình đồi núi, các huyện Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, thành phố Sơn Tây và một phần huyện Đông Anh có địa hình gò đồi Ở Hà Nội có nhiều điểm trũng Việc đắp

đê ngăn lũ sông Hồng từ cách đây hàng trăm năm dẫn tới việc các điểm trũng

do sông Hồng không tiếp tục được phù sa bồi lấp và như vậy nền đất vẫn trũng cho đến tận ngày nay còn ở Sóc Sơn vẫn còn những điểm trũng xen kẽ với gò đồi

Hà Nội còn có nhiều ao, hồ, đầm là vết tích của con sông Hồng trước đây đã đi qua Ở huyện Thanh Trì và Hoàng Mai có nhiều hồ lớn và nông, trong đó có hồ Linh Đàm và hồ Yên Sở Do có nhiều ao hồ, nên có tên Thanh Trì Trước khi đắp đê, sông Hồng hay đổi dòng chảy, khiến cho một số đoạn sông bị cắt riêng ra thành hồ lớn và sâu Tiêu biểu cho loại hồ này là Hồ Tây

Hồ Hoàn Kiếm từng là một hồ rất rộng, nhưng thời thuộc Pháp đã bị lấp tới hơn một nửa Các hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, hồ Thủ Lệ trước kia thông nhau, nay bị lấp nhiều chỗ và bị chia cắt thành các hồ riêng biệt

Ngoài các sông lớn như sông Hồng (đoạn đi qua Hà Nội gọi là Nhĩ Hà), sông Đà, sông Tích, sông Đáym còn có các sông nhỏ như sông Tô Lịch, sông

Lừ, sông Sét, sông Nhuệ, v.v Các sông này bị tình trạng lấn chiếm, đổ phế thải hai bên bờ, cũng như bùn đất theo nước thải chảy xuống làm cho hẹp lại

và nông Hiện Hà Nội đang thực hiện các dự án "xanh hóa" các con sông của mình với các biện pháp như kè bờ, nạo vét, xây dựng hệ thống lọc nước thải

Trang 40

trước khi đổ xuống sông Có con sông đã mất hẳn, như sông Ngọc Hà từng chảy qua Hoàng Thành.

Khí hậu

Khí hậu Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều

và mùa đông lạnh, mưa ít

Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào và có nhiệt độ cao Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội

đa dạng và có những nét riêng

• Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè: nóng và thi thoảng có mưa rào

• Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu Thời tiết khô ráo, trời cao, xanh ngắt, gió mát, nắng vàng

• Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa đông: Thời tiết lạnh, khô ráo

• Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân: Cây cối xanh tốt với hàng ngàn loài hoa khoe sắc, mùa của những lễ hội truyền thống độc đáo, mở đầu là Tết nguyên đán, lễ hội lớn và quan trọng nhất của người Việt Nam

Thực vật và động vật

Ngày đăng: 20/03/2015, 16:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. thứ hai, Nxb Ly ceum Book, INC 5758 S. Backstone Avenue, Chicago 2. Nguyễn Thị Lan Anh (2006), Đồng tính luyến ái và những hệ lụy, Nxb Thanh Hoa, 7/61 Nguyễn Văn Trỗi – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: thứ hai," Nxb Ly ceum Book, INC 5758 S. Backstone Avenue, Chicago 2. Nguyễn Thị Lan Anh (2006), "Đồng tính luyến ái và những hệ lụy
Tác giả: thứ hai, Nxb Ly ceum Book, INC 5758 S. Backstone Avenue, Chicago 2. Nguyễn Thị Lan Anh
Nhà XB: Nxb Ly ceum Book
Năm: 2006
5. Hoàng Tú Anh, Đinh Thị Nhung, Nguyễn Thị Thành Trung (2012) Những câu chuyện chưa được kể, Nxb Từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những câu chuyện chưa được kể
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa
6. Hậu Thanh Bình (2006) Giới tính và giới tính thứ ba, Nxb Thanh Hoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới tính và giới tính thứ ba
Nhà XB: Nxb Thanh Hoa
7. Lê Quang Bình, Trần khắc Tùng, Đinh Hồng Hạnh, Vũ Kiều Châu Loan , (2013), Quyền của tôi, Nxb thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền của tôi
Tác giả: Lê Quang Bình, Trần khắc Tùng, Đinh Hồng Hạnh, Vũ Kiều Châu Loan
Nhà XB: Nxb thế giới
Năm: 2013
9. Nguyễn Văn Dũng (2008), Bóng – Tự truyện của một người đồng tính, NXB Tạp chí Tin học và Đời sống Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bóng – Tự truyện của một người đồng tính
Tác giả: Nguyễn Văn Dũng
Nhà XB: NXB Tạp chí Tin học và Đời sống
Năm: 2008
11. Khuất Thu Hồng (1998) Study on sexuality in Việt Nam: The Known and Unknown issues. Regional working papers. Population council, south and east Sách, tạp chí
Tiêu đề: Study on sexuality in Việt Nam
13. Khuất Thu Hồng và Đồng sự (2004), Tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt nam, Nxb Lao động, 175 Giảng Võ - Đống Đa – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt nam
Tác giả: Khuất Thu Hồng và Đồng sự
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2004
14. Bùi Thị Thanh Hòa, Nguyễn Vân Anh, Lê Hồng Giang, Trần Phương Thanh (2010), Cẩm nang dành cho cán bộ tư vấn Đồng tính nữ, Nxb Thời đại, Công ty in Hà Anh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang dành cho cán bộ tư vấn Đồng tính nữ
Tác giả: Bùi Thị Thanh Hòa, Nguyễn Vân Anh, Lê Hồng Giang, Trần Phương Thanh
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2010
16. Quỹ dân số thế giới (2007), Sự đa dạng của thiên hướng tình dục 17. Quỹ dân số thế giới (2010), Sự đa dạng của thiên hướng tính dục 18. Quỹ dân số thế giới (2009), Các thuật ngữ và lịch sử đồng tính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự đa dạng của thiên hướng tình dục" 17. Quỹ dân số thế giới (2010), "Sự đa dạng của thiên hướng tính dục "18. Quỹ dân số thế giới (2009)
Tác giả: Quỹ dân số thế giới (2007), Sự đa dạng của thiên hướng tình dục 17. Quỹ dân số thế giới (2010), Sự đa dạng của thiên hướng tính dục 18. Quỹ dân số thế giới
Năm: 2009
20. Châu Loan. Lương Thế Huy (2013) Nói về mình ( Những gợi ý cho người đồng tính về quá trình công khai) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nói về mình
21. Trần Đoàn lầm, (2011), Thông Điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên báo in và báo mạng, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông Điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên báo in và báo mạng
Tác giả: Trần Đoàn lầm
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2011
26. Nguyễn Duy Nhiên (2008), Công tác xã hội nhóm, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội nhóm
Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên
Nhà XB: Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2008
38. Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (2011), Quan điểm của Liên Hợp Quốc về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) 39. Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) Các thuật ngữ và lịch sử đồng tính nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm của Liên Hợp Quốc về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) "39. Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS)
Tác giả: Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường
Năm: 2011
40. Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) (2010) Phác thảo diện mạo tình dục của nam giới việt nam chuyên san số 1, Nxb Phụ nữ, 167 Tây sơn, Đống Đa, Hà Nội. ( trang 53) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phác thảo diện mạo tình dục của nam giới việt nam
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
41. Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) (2008), Giải đáp các câu hỏi của bạn để hiểu rõ hơn về xu hướng tình dục đồng tính luyến ái. Nxb, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải đáp các câu hỏi của bạn để hiểu rõ hơn về xu hướng tình dục đồng tính luyến ái
Tác giả: Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS)
Năm: 2008
44. Donn Colby, MD, MPH, Vietnam – CDC – Harvard AIDS Partnership (VCHAP) (2008), Nghiên cứu MSM ở Việt Nam: Chúng ta đã biết những gì?Những gì đem lại thành công Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu MSM ở Việt Nam: Chúng ta đã biết những gì
Tác giả: Donn Colby, MD, MPH, Vietnam – CDC – Harvard AIDS Partnership (VCHAP)
Năm: 2008
45. Instituse for studies of society, Economy and Environment (2010), Đa dạng và bản sắc - Quan hệ với cha mẹ - Sống trong một xã hội dị tính -, Nghiên cứu những người nữ yêu nữ, Nxb Thế giới, 46 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng và bản sắc - Quan hệ với cha mẹ - Sống trong một xã hội dị tính -, Nghiên cứu những người nữ yêu nữ
Tác giả: Instituse for studies of society, Economy and Environment
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2010
3. Hoàng Tú Anh, Nguyễn Thị Vịnh (2012), Nghiên cứu trực tuyến về kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực với người đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới, chuyển giới tính và giao giới tính tại trường học Khác
4. Hoàng Tú Anh (2011), Bạo lực trên cơ sở xu hướng tình dục và bản dạng giới ở Việt Nam Khác
8. Vũ Ngọc Bảo, Đỗ Văn Bình, Trần Thị Bích Liên, (2010), Tiếp cận thình dục đồng giới tại thành phố Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w