1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường

98 975 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Sự cần thiết của đề tài Phát triển bền vững bằng những công nghệ thân thiện với môi trường, giảm tối đa phế thải độc hại và tăng cường khả năng tái chế; đầu tư công nghệ mới, sử dụng nă

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HƯƠNG QUỲNH

CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CÁC DOANH NGHIỆP

VỪA VÀ NHỎ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƯỚNG THÂN

THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HƯƠNG QUỲNH

CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƯỚNG THÂN

THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MÃ SỐ: 60.34.70

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Mai Hà

Hà Nội 2013

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI CẢM ƠN 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Sự cần thiết của đề tài 7

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 8

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

5 Mẫu khảo sát 11

6 Câu hỏi nghiên cứu 11

7 Giả thuyết nghiên cứu 11

8 Phương pháp nghiên cứu: 12

9 Bố cục luận văn 13

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG Ở CÁC DNNVV TẠI VIỆT NAM 15

1.1.Một số vấn đề lý luận và khái niệm có liên quan 15

1.1.1.Doanh nghiệp vừa và nhỏ: 15

1.1.2 Công nghệ 16

1.1.3 Công nghệ thân thiện với môi trường: 18

1.1.4 Chuyển giao công nghệ 19

1.1.5.Đổi mới công nghệ 20

1.1.6 Đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường 26

1.1.7.Phát triển bền vững 27

1.1.8 Sản xuất sạch hơn 27

1.2 Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường 28

1.3 Sự cần thiết đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường 30

1.4 Những áp lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường 34

* Kết luận chương 1 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 36

2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa với vấn đề ô nhiễm môi trường 36

2.1.1 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 36

2.1.2.Thực trạng công nghệ của các DNNVV 38

2.1.3.Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các DNNVV 41

2.1.4 Nguyên nhân gây ô nhiễm 43

2.2.Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường 44

2.2.1.Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường tại Việt Nam 44

2.2.2.Một số yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ ở các DNNVV 47

2.3.Tổng quan các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường 64

2.3.1.Những kết quả đã đạt được: 64

2.3.2.Những tồn tại chủ yếu 68

2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại 69

* Kết luận Chương 2 73

Trang 4

CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI

TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM 76

3.1.Cơ hội và thách thức đối với việc hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường thời gian tới 76

3.1.1.Cơ hội 76

3.1.2 Thách thức 77

3.2.Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện cơ chế chính sách trong thời gian tới 77

3.2.1.Quan điểm 77

3.2.2.Mục tiêu 79

3.3.Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường 80

3.3.1.Nhóm giải pháp tuyên truyền 81

3.3.2.Các giải pháp để doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ: 81

3.3.3.Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp 82

3.3.4.Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại doanh nghiệp 83

3.3.5.Giải pháp về trợ cấp và hỗ trợ doanh nghiệp 84

3.3.6.Những giải pháp cụ thể khác 85

* Kết luận Chương 3 87

CHƯƠNG 4.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89

4.1.Về pháp luật: 89

4.2.Về kinh tế: 90

4.3.Về kỹ thuật và công nghệ: 90

4.4.Phát triển bền vững một số ngành có tác động đặc biệt đối tới môi trường 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH,HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

ESCAP : Uỷ ban kinh tế - xã hội châu Á – Thái Bình Dương

KH&CN : Khoa học và công nghệ

Trang 6

NGO’s : Các tổ chức phi chính phủ

OECD : Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

R&D : Nghiên cứu và triển khai

UNCED : Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển UNCTAD : Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển

UNIDO : Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc

WCEB : Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Phân loại cụ thể của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam theo các nhóm ngành trang 14 Hình 1.2: Mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế trang 26 Bảng 1.3: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của công nghệ thân với môi trường trang 30 Hình 2.1: Tổng hợp hiện trạng doanh nghiệp VN năm 2010 trang 33 Bảng 2.1: Đánh giá năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thuộc một số nhóm ngành trang 37 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu chi cho BVMT của một số ngành trang 48

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Phát triển bền vững bằng những công nghệ thân thiện với môi trường, giảm tối đa phế thải độc hại và tăng cường khả năng tái chế; đầu tư công nghệ mới, sử dụng năng lượng hợp lý là xu hướng các doanh nghiệp hướng đến để đối phó với tình trạng suy thoái môi trường đang diễn ra ngày càng phức tạp

Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghiệp Việt Nam đang đứng ở

vị trí thấp so với nhiều nước trong khu vực, bởi vì lộ trình phát triển công nghiệp hóa ở nước ta chủ yếu là lắp ráp - công đoạn có giá trị thấp nhất trong chuỗi sản xuất

Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu phổ biến rộng rãi công cụ này vào các cơ sở sản xuất tại Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất công nghiệp, đồng thời giảm thiểu chất thải và tác động của các cơ sở sản xuất đến môi trường và sức khỏe con người

Theo thống kê của Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho thấy, khu vực DNNVV nước ta đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành động lực của nền kinh tế Tính đến nay cả nước đã có gần 550 ngàn doanh nghiệp đăng ký hoạt động, hơn 97% trong số này là các DNNVV Như một quy luật tự nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều có bước khởi đầu và trưởng thành với xuất phát điểm thấp thậm chí có những đơn vị trưởng thành từ các hộ kinh doanh nhỏ

lẻ

Với xuất phát điểm như vậy, các DNNVV thường gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Thực tế qua một số cuộc điều tra do Hiệp hội DNNVV tiến hành cho thấy, khi được hỏi về những khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng họ thiếu vốn, thiếu thông tin liên quan đến phát triển công nghệ, đặc biệt

Trang 9

là công nghệ thân thiện với môi trường, khó khăn về thị trường và đặc biệt là chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ Một bộ phận lớn các DNNVV chưa có thói quen tìm kiếm, thu thập, sử dụng thông tin công nghệ Phát triển theo cách sao chép vẫn là một thực tiễn phổ biến trong cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa Không ít trong số đó gặp khó khăn về phương tiện, nhân lực công nghệ thông tin, lúng túng trong đề xuất ý tưởng, tìm kiếm

và lựa chọn công nghệ để cải thiện sản xuất kinh doanh và đặc biệt là nhân lực KH&CN có trình độ cao

Với mong muốn đóng góp một số đề xuất với cơ quan chức năng về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ thân với môi trường góp phần vào sự phát triển bền vững như tinh thần của Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt ngày 07 tháng 9 năm 2009 Được sự hướng dẫn

của PGS,TS Mai Hà, tôi lựa chọn chủ đề “Chính sách thúc đẩy các doanh

nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường” để

nghiên cứu

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Ở nước ngoài, vấn đề đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp được giới nghiên cứu kinh tế đặc biệt quan tâm, là một trong những chủ đề lớn liên tục được bổ sung, đi sâu hơn trong tiến trình công nghiệp hóa và cạnh tranh thị trường Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp càng có tính thời sự ngay cả ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh quốc tế hiện nay Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp cũng như đánh giá năng lực công nghệ của các doanh nghiệp

Đã có một số công trình nghiên cứu, tiêu biểu như:

- Đề tài độc lập cấp nhà nước, mã số ĐTĐL 2003-26 “Nâng cao chất

lượng và hiệu quả của công tác quản lý KH&CN địa phương” do GS.TS Đỗ

Trang 10

Nguyên Phương làm chủ nhiệm, thực hiện từ năm 2003 đến năm 2006 Đề tài tuy đã đánh giá khá sâu thực trạng của công tác quản lý KH&CN ở địa phương hiện nay, nhưng chưa có điều kiện làm rõ những vấn đề liên quan đến đổi mới công nghệ của các DNNVV ở nước ta nói chung, và đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường nói riêng

- Cùng hướng tiếp cận như trên, năm 2007, Thạc sỹ Nguyễn Việt Hoà (Viện Chiến lược và Chính sách KHCN - NITPASS) với đề tài nghiên cứu

cấp bộ “Nghiên cứu tác động của cơ chế chính sách công đến việc khuyến khích

DN đầu tư vào KHCN”, tập trung nghiên cứu đánh giá những cơ chế chính

sách công có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động đổi mới công nghệ của DN

- Năm 2000, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của tác giả Nguyễn Thị Minh

Hạnh - Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN “Nâng cao hiệu quả một số

chính sách thuế và tín dụng khuyến khích các DN đổi mới công nghệ ” đã nghiên

cứu tương đối sâu thực trạng và những khó khăn, bất cập trong việc vận hành chính sách thuế và tín dụng hỗ trợ các DN đổi mới công nghệ , phát triển sản xuất Đây là hướng tiếp cận từ giác độ chính sách tài chính, tín dụng, không

đề cập một cách có hệ thống các giải pháp đổi mới công nghệ trong các DN công nghiệp có quy mô nhỏ và vừa

- Báo cáo chuyên đề “Tổng quan các chính sách của Nhà nước khuyến

khích hoạt động đổi mới công nghệ trong sản xuất giai đoạn 1995 - 2005” của

tiến sĩ Nghiêm Công - Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, tập trung vào việc tổng hợp, khái quát hoá các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích đổi mới công nghệ trong các DN

- Một số nghiên cứu khác ở trong nước, như của Viện Nghiên cứu quản

lý kinh tế Trung ương, đã đề cập đến vấn đề đổi mới công nghệ trong DN nói chung, trong đó có nghiên cứu cơ chế hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong

DN, cũng như thống kê một số hoạt động đổi mới công nghệ trong DN Bộ KH&CN cũng đã tiến hành thống kê, đánh giá việc thực hiện Nghị định 119-NĐ/CP về chính sách hỗ trợ đổi mới và chuyển giao công nghệ trong DN

Trang 11

Nhìn chung, những nghiên cứu nói trên chỉ mới đề cập rất chung vấn đề đầu tư của các chủ thể khác nhau cho đổi mới công nghệ chứ chưa xem xét riêng biệt đối tượng đầu tư là doanh nghiệp và các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường Vì

vậy, đề tài “Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công

nghệ hướng thân thiện với môi trường” mong muốn góp phần đưa ra những

kiến nghị chính sách mà Chính phủ và các cơ quan quản lí nhà nước có thể áp dụng nhằm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy những doanh nghiệp này đầu tư đổi mới công nghệ góp phần bảo vệ môi trường

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung : nghiên cứu, khảo sát, làm rõ thực trạng trình độ công

nghệ hiện có của một số DNNVV, trong khoảng thời gian từ năm 2007-2012;

từ đó đưa ra các giải pháp chính sách nhằm khuyến khích việc đổi với công nghệ hướng thân thiện với môi trường

- Đề xuất giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy DNNVV đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường trong thời gian tới

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường tại các DNNVV

Trang 12

- Thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2012

5 Mẫu khảo sát

Mẫu khảo sát được thực hiện tại 30 doanh nghiệp nhỏ và vừa

6 Câu hỏi nghiên cứu

 Doanh nghiệp gặp phải những khó khăn gì khi đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường ?

 Những giải pháp về chính sách nào có khả năng khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường?

7 Giả thuyết nghiên cứu

Những khó khăn tồn tại:

Hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ được ban hành thời gian qua chưa đồng bộ, còn chồng chéo dẫn đến khó thực hiện; một số chính sách chậm triển khai trên thực tế

Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

Thiếu một cơ chế chính sách khuyến khích công bằng và thoả đáng Các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường chưa khuyến khích doanh nghiệp chủ động kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường

Thị trường công nghệ thân thiện với môi trường chưa phát triển; sản phẩm tham gia thị trường hạn chế; các chủ thể tham gia thị trường không nhiều, chủ yếu vẫn là các tổ chức nhà nước; cơ chế vận hành thị trường chưa công khai minh bạch, môi trường hoạt động kém cạnh tranh

Giải pháp

- Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ;

Trang 13

- Phát triển các mô hình phổ biến công nghệ: Thành lập trung tâm tư vấn và hệ thống cơ sở dữ liệu về các vấn đề liên quan đến công nghệ thân thiện với môi trường, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về môi trường và xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, tham gia thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp

- Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường như: cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, tăng cường nguồn lực tài chính thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ;

- Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu - triển khai của DN và gắn kết DN với các tổ chức nghiên cứu - phát triển Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khuyến khích sáng tạo công nghệ thân thiện với môi trường, hỗ trợ các doanh nghiệp tự nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm

- Thúc đẩy phát triển hơn nữa thị trường công nghệ hướng thân thiện với môi trường, gắn với việc bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ

8 Phương pháp nghiên cứu:

- Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh Số liệu đề tài sử dụng là số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê, Thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2009-2012) và

số liệu điều tra của Tổng cục Môi trường (tháng 10/2012)

- Phương pháp xử lý thông tin: Kết quả thu thập thông tin từ việc nghiên cứu Báo cáo quan trắc dự án đổi mới công nghệ tại Công ty CP Nhựa Tân Phú

do Quỹ Ủy thác tín dụng xanh hỗ trợ, Hà Nội 2007, Báo cáo của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam năm 2011

- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại một số tỉnh thành trong cả nước nhằm đánh giá nhu cầu sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống hằng

Trang 14

ngày của người tiêu dùng và những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi đôi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường

- Ngoài ra, để có thêm những thông tin thực tiễn phục vụ công tác nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn sâu một số chuyên gia: ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ - Bộ KH&CN, ông Nguyễn Huy Hoàn - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương, ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc Chiến lược của tập đoàn FPT và một số tổ chức có liên quan: Cục Cảnh sát môi trường, Trung tâm Năng suất Việt Nam, Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia(ĐMCNQG), Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ Phát triển Khoa học

& Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED),

9 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có kết cấu gồm 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường ở các DNNVV tại Việt Nam

I Một số vấn đề lý luận và khái niệm có liên quan

II Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường

III.Sự cần thiết đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trườngIV.Những áp lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường

Chương 2: Thực trạng đầu tư cho đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường tại doanh nghiệp nhỏ và vừa

I Doanh nghiệp nhỏ và vừa với vấn đề ô nhiễm môi trường

II.Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường

III Tổng quan các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường

Trang 15

IV Tình hình thực thi các cơ chế chính sách hiện hành thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường

Chương 3 Kiến nghị giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường tại Việt Nam

I Cơ hội và thách thức đối với việc hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường thời gian tới

II Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện cơ chế chính sách trong thời gian tới

III Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường

Chương 4 Kết luận và khuyến nghị

Trang 16

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG Ở CÁC

DNNVV TẠI VIỆT NAM 1.1.Một số vấn đề lý luận và khái niệm có liên quan

1.1.1.Doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Nhìn chung, trên thế giới việc xác định một DN là DNNVV chủ yếu căn cứ vào hai nhóm tiêu chí phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng

- Tiêu chí định tính được xây dựng dựa trên các đặc trưng cơ bản của

các DNNVV như trình độ chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức

độ phức tạp của quản lý thấp

- Tiêu chí định lượng được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu như quy mô,

số lượng lao động, tổng giá trị tài sản (hay tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của DN Các tiêu chí định lượng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định quy mô DN

Ở Việt Nam, theo điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) Tuy nhiên việc dùng hai tiêu chí lao động bình quân hằng năm và vốn đăng ký kinh doanh còn quá chung chung, mới thể hiện được quy mô đầu vào mà chưa phản ánh được kết quả kinh doanh

Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đều có chung một số đặc điểm là thiếu vốn, thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn và khả năng nắm bắt thông tin thị trường trong và ngoài nước

Trang 17

Bảng 1.1 Phân loại cụ thể của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

lâm nghiệp

và thuỷ sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

từ trên

200 người đến 300 người 2.Công

nghiệp và

xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

từ trên

200 người đến 300 người 3.Thương

mại và dịch

vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ 10 người đến 50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

từ trên 50 người đến

100 người

(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009)

1.1.2 Công nghệ

Định nghĩa về công nghệ do Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á

– Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the

Pacific – ESCAP) đưa ra: “đó là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dựng để chế biến vật liệu và thông tin Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”

Trong định nghĩa nêu trên, công nghệ đó bao gồm:

- Công nghệ là một quy trình sản xuất nhằm biến đổi các sản phẩm ở đầu ra sẽ có giá trị cao hơn giá trị sản phẩm của đầu vào Nó bao gồm cả

những thiết bị kỹ thuật trong quy trình (Technoware)

- Công nghệ là một sản phẩm, nó có mối quan hệ chặt chẽ với con

người (Humanware), và cơ cấu tổ chức (Orgaware)

- Công nghệ không đơn thuần chỉ là các vật thể mà đặc trưng là kiến

Trang 18

thức Việc sử dụng công nghệ đòi hỏi con người cần phải được đào tạo về kỹ năng, trang bị kiến thức và phải luôn cập nhật những kiến thức đó

- Dạng con người (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm );

- Dạng ghi chép (bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ kiện thích

hợp…được mô tả trong các ấn phẩm, tài liệu v v );

- Dạng thiết kế tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá, công ty tư vấn,

cơ cấu quản lý, cơ sở luật pháp…)

Tại Việt Nam trong Luật Khoa học và Công nghệ (2000) đưa ra khái niệm công nghệ: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng,

bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm” Trong Luật Chuyển giao công nghệ (2006) khái niệm công nghệ được hiểu là: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”

Trong phạm vi Luận văn, khái niệm công nghệ được hiểu: Công nghệ là

giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm

Bất cứ một công nghệ nào, dù đơn giản cũng phải gồm có bốn thành phần tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra sự biến đổi mong muốn

- Công nghệ hàm chứa trong các vật thể, bao gồm mọi phương tiện vật

chất như các trang thiết bị, máy móc, công cụ, phương tiện vận chuyển, nhà xưởng Dạng hàm chứa này của công nghệ được gọi là Phần thiết bị - Technoware (T) Đây là phần vật chất, phần cứng của công nghệ (hard ware)

Trang 19

- Công nghệ hàm chứa trong con người, nó bao gồm mọi năng lực của

con người về công nghệ như: kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm, kỷ luật, tính

sáng tạo…mà các kỹ năng chỉ có thể có được qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn Dạng hàm chứa này của công nghệ được gọi là Phần con người của công nghệ - Humanware (H)

- Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức có tổ chức được tư liệu hóa

như: các lý thuyết, các khái niệm, các phương pháp, các thông số, công thức, các bản vẽ kỹ thuật, bí quyết v v Dạng thức này của công nghệ được gọi là Phần thông tin - Inforware (I)

- Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế, tạo nên bộ khung tổ

chức của công nghệ, như cơ cấu tổ chức, phạm vi chức năng, trách nhiệm,

mối quan hệ, sự phối hợp, mối liên kết…Đây là Phần tổ chức của công nghệ

- Organware (O)

1.1.3 Công nghệ thân thiện với môi trường:

- Theo Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (United nations

environment programme - UNEP) định nghĩa công nghệ thân thiện với môi

trường là: “sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi

trường vào các quy trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm rủi ro đối với con người và môi trường.”

- Công nghệ thân thiện môi trường đã được định nghĩa trong Chương

trình nghị sự 21 như sau: “Công nghệ thân thiện môi trường là những công

nghệ bảo vệ môi trường, ít gây ô nhiễm hơn, sử dụng mọi nguồn tài nguyên theo hướng bền vững hơn, tái chế được nhiều sản phẩm phế thải và xử lý rác thải dư thừa một cách hợp lý hơn so với những công nghệ mà nó thay thế ”

- Còn theo tôi, tác giả luận văn thì: Công nghệ thân thiện với môi trường

là quy trình công nghệ hoặc giải pháp công nghệ không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát thải ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường

Công nghệ thân thiện môi trường trong bối cảnh ô nhiễm là công nghệ

Trang 20

quy trình và sản phẩm, tạo ra ít hoặc thậm chí không tạo ra chất thải để ngăn ngừa ô nhiễm Nó cũng bao gồm cả các công nghệ “đầu cuối” để xử lý các vấn đề ô nhiễm mà nó làm phát sinh ra

Các công nghệ thân thiện môi trường không phải là công nghệ đơn lẻ

mà là toàn bộ hệ thống bao gồm các bí quyết, hàng hóa và dịch vụ, thiết bị và các quy trình tổ chức và quản lý nhưng phải phù hợp với những ưu tiên về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường của một quốc gia

1.1.3.1 Lợi ích từ việc sử dụng công nghệ thân với môi trường

Mục tiêu của sản xuất sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất

Do đó việc sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong quy trình sản xuất sẽ:

 Giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lương trong quá trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm;

 Loại trừ càng nhiều càng tốt việc sử dụng các hoá chất, độc và nguy hại;

 Giảm tại nguồn về lương và độc tính của các loại khí thải, chất thải

do sản xuất gây ra và đưa vào môi trường

Đối với sản phẩm, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường sẽ

giảm thiểu tác động của sản phẩm lên môi trường, sức khoẻ và sự an toàn:

 Trong suốt vòng đời của chúng;

 Từ khâu khai thác nguyên liệu qua khâu sản xuất và sử dụng, đến khâu thải bỏ cuối cùng của sản phẩm

Đối với các dịch vụ: sử dụng công nghệ thân với môi trường kết hợp sự

quan tâm về môi trường vào việc thiết kế và cung cấp dịch vụ

1.1.4 Chuyển giao công nghệ

Trang 21

Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ

Các dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm:

Môi giới chuyển giao công nghệ: là hoạt động hỗ trợ bên có công nghệ,

bên cần công nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ

Tư vấn chuyển giao công nghệ: là hoạt động hỗ trợ các bên trong việc

lựa chọn công nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ

Đánh giá công nghệ: là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả

kinh tế và tác động kinh tế-xã hội, môi trường của công nghệ

Định giá công nghệ: là hoạt động xác định giá của công nghệ

Giám định công nghệ: là hoạt động kiểm tra, xác định các chỉ tiêu của

công nghệ đã được chuyển giao so với các chỉ tiêu của công nghệ được quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

Xúc tiến chuyển giao công nghệ: là hoạt động thúc đẩy, tạo và tìm kiếm

cơ hội chuyển giao công nghệ; cung ứng dịch vụ quảng cáo, trưng bày, giới thiệu công nghệ; tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ

1.1.5.Đổi mới công nghệ

Theo Keith Pavitt (2003)1 quá trình đổi mới là quá trình khám phá ra các cơ hội cho một sản phẩm, dịch vụ hay quá trình mới dựa trên các tiến bộ

kỹ thuật hoặc dựa trên sự thay đổi của nhu cầu thị trường hoặc của cả hai yếu

tố đó Keith Pavitt nhấn mạnh rằng cơ sở cho việc đổi mới là các tiến bộ kỹ thuật và sự thay đổi của nhu cầu thị trường Điều đó nói lên rằng mục đích của việc đổi mới là tạo ra sản phẩm, dịch vụ hay quá trình đáp ứng sự thay đổi

1

Keith Pavitt, paper No89 - The process of innovation, 2003.

Trang 22

của thị trường

Định nghĩa của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu – OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development 1997)2 theo một

nghĩa rộng hơn: “Đổi mới công nghệ sản phẩm và quy trình (Technological

product and process innovations) - TPP là việc thực hiện được sản phẩm và quy trình mới về mặt công nghệ hay đạt được tiến bộ đáng kể về mặt công nghệ đối với sản phẩm và quy trình Đổi mới TPP được thực hiện nếu đổi mới

đó đã được đưa ra thị trường (đổi mới sản phẩm) hoặc được sử dụng trong sản xuất (đổi mới quy trình) Đổi mới TPP gắn với một chuỗi các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại”

Quan niệm khác cho rằng, đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất, kinh doanh và quản lý

xã hội Theo quan điểm này, một sự thay đổi dù rất nhỏ cũng được coi là đổi mới công nghệ, thực ra các hoạt động này được coi là cải tiến công nghệ thì chính xác hơn

Nhưng hệ thống công nghệ mà chúng ta đang sử dụng có tính phức tạp

và đa dạng cao, có khi chỉ để cho ra đời một loại sản phẩm đã có thể dùng rất nhiều loại công nghệ khác nhau, do đó nếu xếp tất cả mọi loại thay đổi nhỏ về công nghệ đều là đổi mới công nghệ, thì việc quản lý đổi mới công nghệ là điều không dễ dàng Bởi vậy, khi nói đến đổi mới công nghệ, chúng ta nên tập trung vào những thay đổi cơ bản trong hệ thống công nghệ

Đổi mới công nghệ là hoạt động nghiên cứu nhằm đổi mới, cải tiến công nghệ đã có (trong nước, ngoài nước), góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Đổi mới công nghệ có thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như:

2

OECD: Proposed Guidelines for Collecting and Interpreting Technological Innovation

Data - Oslo Manual; Paris, 1997.

Trang 23

hoạt động nghiên cứu và triển khai để cải tiến sản phẩm có chất lượng, mẫu

mã tốt hơn, có sức hấp dẫn hơn và khả năng cạnh tranh lớn hơn; hoạt động nghiên cứu và triển khai để cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ sao cho đạt chi phí thấp hơn, năng suất, hiệu quả cao hơn; nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ sản phẩm hoặc công nghệ quy trình sản xuất nhập ngoại cho phù hợp với điều kiện trong nước Hoạt động đổi mới công nghệ không chỉ dừng lại ở khâu nghiên cứu và triển khai mà còn bao gồm cả khâu phổ biến, chuyển giao những kết quả nghiên cứu đổi mới đó vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Xét về năng lực tạo ra công nghệ thì đổi mới công nghệ được đánh giá

là có trình độ cao hơn so với hấp thụ công nghệ, nhưng lại thấp hơn so với sáng tạo công nghệ Theo đó, năng lực sáng tạo công nghệ và đổi mới công nghệ cho phép tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với năng lực hấp thụ công nghệ (mang tính thụ động hơn) Sáng tạo công nghệ là việc tạo ra một công nghệ hoàn toàn mới, một sản phẩm hoàn toàn mới Trong khi

đó, đổi mới công nghệ mới chỉ đạt ở mức độ cải tiến quy trình công nghệ hoặc đổi mới công nghệ sản phẩm đã có với những cải tiến đem lại hiệu quả tốt hơn cho sản xuất Còn hấp thụ công nghệ chỉ dừng lại ở năng lực sử dụng công nghệ đã có (qua mua lại của người khác, thông qua chuyển giao công nghệ)

Do đó, có thể đưa ra định nghĩa về đổi mới công nghệ như sau: đổi mới

công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, làm cho quá trình sản xuất, kinh doanh và quản lý đạt hiệu quả cao hơn so với lúc còn sử dụng công nghệ cũ

Đổi mới công nghệ có thể chia ra:

- Đổi mới quá trình: nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số

sản xuất, chất lượng, hiệu quả

- Đổi mới sản phẩm: nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu

cầu của thị trường

Trang 24

Đổi mới công nghệ có thể đưa ra hoặc ứng dụng các công nghệ hoàn toàn mới chưa có trên thị trường công nghệ, như: tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích, những công nghệ được bảo hộ hoặc chưa hội tụ đủ các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Trường hợp khác, đó là đổi mới công nghệ bằng chuyển giao công nghệ (chuyển giao cả quyền sở hữu hoặc đơn

giản chỉ chuyển giao quyền sử dụng bằng - license)

Trong thực tế, có thể diễn ra tình trạng doanh nghiệp đầu tư tài chính mua máy móc, công cụ, phương tiện mới cho quá trình sản xuất, kinh doanh nhưng chưa chắc đã là đổi mới công nghệ vì nếu doanh nghiệp chỉ đầu tư tài chính mua máy móc, trang thiết bị mới, số máy móc, phương tiện này có thể chỉ đơn thuần là tài sản hữu hình mà không kèm theo công nghệ (một dạng của tài sản vô hình – tài sản trí tuệ) Trường hợp này không phải là đổi mới công nghệ

Trường hợp khác, nếu máy móc, phương tiện mới mà doanh nghiệp

mua về ở dạng phức tạp, để sử dụng chúng cần phải có giải pháp, quy trình,

bí quyết công nghệ đi kèm, các giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ này

có thể doanh nghiệp mua (chuyển quyền sử dụng đồng thời với quyền sở hữu)

hoặc chỉ license (chỉ chuyển quyền sử dụng) Trường hợp này là đổi mới công

nghệ

Công nghệ là sản phẩm do con người tạo ra, bởi vậy nó cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm nói chung: sinh ra, phát triển và tiêu vong Như vậy, đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển

Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn do lợi ích của các doanh nghiệp quy định Về lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ mà doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm mới có chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, khẳng định vị thế của doanh nghiệp đối với xã hội Đổi mới công nghệ thực chất là một quá trình thay thế, các công nghệ mới tiên tiến hơn do mang tính ưu việt sẽ thay thế công nghệ cũ lạc hậu hơn

Trang 25

Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn do xu thế hợp tác quốc tế về kinh tế quy định Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi thị trường mở rộng ra khỏi biên giới quốc gia, thì yếu tố sống còn của mỗi nền kinh tế phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của nó, trong đó việc đổi mới công nghệ quyết định phần không nhỏ cho năng lực cạnh tranh này

Đổi mới công nghệ chỉ thực sự thành công và có ý nghĩa xã hội, trước hết khi nó được thương mại hóa và sau đó được thị trường và xã hội chấp nhận Hay nói cách khác, tính thương mại của việc đổi mới công nghệ phải gắn liền với sự ổn định xã hội, để đạt được mục tiêu này quả là bài toán khó khăn đối với các nhà quản lý xã hội nói chung, trong đó có các nhà quản lý khoa học và công nghệ

Các bước của quá trình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp có thể chia ra:

1 Ghi nhận nhu cầu của thị trường, tìm cách đáp ứng nhu cầu đó, phân tích các giải pháp, lựa chọn giải pháp tối ưu, đề đạt việc thực thi

2 Xác định mục tiêu: sản phẩm, dịch vụ, quy trình quản lý

3 Phân tích kỹ thuật, các nguồn lực cần thiết

4 Kế hoạch kinh doanh

5 Triển khai, sản xuất thử, kiểm định thử nghiệm

6 Marketing, kiểm định trên thị trường

7 Sản xuất thương mại

8 Loại bỏ sản phẩm lỗi thời và công nghệ lạc hậu

Trong các bước trên thì có bước thứ ba liên quan trực tiếp đến nhân lực, tất nhiên các bước còn lại cũng liên quan đến nhân lực, nhưng ở mức độ gián tiếp

1.1.5.1.Phân loại đổi mới công nghệ

a Theo tính sáng tạo

Bao gồm: đổi mới gián đoạn và đổi mới liên tục Đổi mới gián đoạn, còn gọi là đổi mới căn bản, thể hiện sự đột phá về sản phẩm và quá trình, tạo

Trang 26

ra những ngành mới hoặc làm thay đổi những ngành đã chín muồi Đổi mới này tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường mới Đổi mới liên tục, còn gọi là đổi mới tăng dần, nhằm cải tiến sản phẩm và quá trình để duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện có

b Theo sự áp dụng

Nếu xem công nghệ gồm công nghệ sản phẩm và công nghệ quá trình thì đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản phẩm (sản phẩm gồm hàng hoá

và dịch vụ) và đổi mới quá trình

Đổi mới sản phẩm : Đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới (mới về

mặt công nghệ) Đổi mới sản phẩm nhằm thay đổi bản chất vật lý của sản phẩm, từ đó dẫn đến thay đổi tính năng, làm thay đổi giá trị sử dụng của sản phẩm

Đổi mới quá trình : Đưa vào doanh nghiệp hoặc đưa ra thị trường một

quá trình sản xuất mới (mới về quá trình công nghệ)

Mục đích chính của đổi mới quá trình là giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm Có trường hợp đổi mới quá trình cũng làm thay đổi tính năng của sản phẩm vì khi áp dụng một phương pháp sản xuất mới có thể làm thay đổi bản chất vật lý của sản phẩm

Có hai trường hợp đổi mới quá trình:

Đổi mới quá trình không kết hợp với tiến bộ kỹ thuật khi các yếu tố sản xuất không thay đổi Trong trường hợp này không bố trí thêm thiết bị mới và tìm cách tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố sản xuất

Đổi mới quá trình kết hợp với tiến bộ kỹ thuật khi đưa vào thiết bị mới hoặc thiết bị được cải tiến

Đổi mới sản phẩm và quá trình có thể đổi mới gián đoạn hay liên tục Ngoài ra còn một số cách phân loại khác như : Nếu đổi mới công nghệ có thể giúp nhà sản xuất tạo ra cùng một lượng sản phẩm nhưng tiết kiệm vốn nhiều hơn tiết kiệm lao động, trong trường hợp này người ta gọi là đổi mới công

Trang 27

nghệ tiết kiệm vốn Nếu đổi mới công nghệ tiết kiệm lao động nhiều hơn tiết kiệm vốn thì đổi mới công nghệ được gọi là đổi mới công nghệ tiết kiệm lao động

1.1.5.2.Mục tiêu đổi mới công nghệ:

Về mục tiêu, đổi mới công nghệ chủ yếu tập trung vào việc đổi mới quy trình sản xuất hay chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm chế tạo ra sản phẩm mới, thay thế sản phẩm cũ, nâng cấp sản phẩm (nâng cao các tính năng kinh tế - kỹ thuật), phát triển sản phẩm thân thiện môi trường, tăng thị phần, giảm chi phí sản xuất hoặc cải thiện điều kiện làm việc, giảm tác hại môi trường…, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới

Công tác đổi mới công nghệ liên quan trực tiếp tới các nhóm năng lực mua bán, vận hành công nghệ và năng lực sáng tạo công nghệ Điều này được thể hiện qua hai mục tiêu chính là đổi mới thiết bị công nghệ cùng quy trình

và đổi mới sản phẩm hay dịch vụ

Về nội dung cụ thể, đổi mới công nghệ thường được thực hiện qua các nhóm hoạt động cơ bản sau:

Cải tiến, nâng công suất, thay đổi quy trình quản trị, sản xuất, tiếp thị, ứng dụng phần mềm mới… để tiết kiệm thời gian và chi phí

Mua sắm máy móc, thiết bị mới theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh Cải tiến mẫu mã, bao bì, thay đổi thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu

Về phương pháp tiến hành, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp có thể được thực hiện thông qua một hay nhiều biện pháp

1.1.6 Đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường

Là hoạt động đổi mới cải tiến hoặc thay thế thiết bị, công nghệ nhằm mục đích tạo ra ít hoặc không có chất thải, tái chế và tái sử dụng các công nghệ cuối đường ống, để xử lý chất thải Bằng những thay đổi, đổi mới trong quy trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm mới hay dịch vụ làm giảm những

Trang 28

tác động có hại lên môi trường, doanh nghiệp sẽ từng bước có được công nghệ thân thiện môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Một doanh nghiệp đầu tư một dây chuyền thiết bị nhằm tái chế các phế liệu của quá trình sản xuất hiện tại và cả từ những nguồn bên ngoài, sản xuất ra sản phẩm mới thì hoạt động đổi mới về công nghệ đó được coi là công nghệ thân thiện với môi trường

1.1.7.Phát triển bền vững

Khái niệm về phát triển bền vững được Uỷ ban Môi trường và phát

triển thế giới (World Commission on Environment and Development- WCED)

định nghĩa thông qua trong báo cáo Our Common Future năm 1987 là "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo không làm tổn thương khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của bản thân họ"

Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản : môi trường bền vững, xã hội bền vững, kinh tế bền vững

Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa

là nguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới

ở nước ta vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đặc biệt đến Đại hội IX, Đảng ta đã nhấn mạnh quan điểm "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội

và bảo vệ môi trường"

1.1.8 Sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường

Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên

vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất

Trang 29

Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ

vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng

1.2 Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường

Môi trường có nhiều chức năng quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của loài người và các sinh vật trên trái đất Môi trường có những chức năng cơ bản sau:

- Chức năng tài nguyên: Môi trường cung cấp các nguyên liệu, năng

lượng như là đầu vào cho các hoạt động kinh tế của con người

- Chức năng hấp thụ chất thải: Môi trường ví như một “thùng chứa” các

sản phẩm phế thải trong quá trình sản xuất cũng như tiêu dùng

- Chức năng hàng hoá công cộng: Môi trường đảm bảo các hàng hoá và

dịch vụ môi trường

- Chức năng phân bổ: Môi trường cung cấp không gian cho sự phân bố

cuộc sống và các hoạt động kinh tế của con người

Trong kinh tế học thì môi trường được xem như là một tài sản đa hợp đảm bảo các dịch vụ khác nhau Đó là tài sản đặc biệt, nó có thể duy trì sự tồn tại cho chính bản thân cuộc sống của con người

1.2.1.Mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế

Môi trường và hệ thống kinh tế có mối quan hệ tương tác, có sự gắn kết chặt chẽ với nhau Môi trường vừa là yếu tố đầu vào, vừa là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất Môi trường là nơi cung cấp các nguyên vật liệu, năng lượng cho quá trình sản xuất (như khoáng sản, gỗ, dầu mỏ…), là không gian sống, cung cấp các giá trị cảnh quan, vui chơi, giải trí phục vụ cho cuộc sống của con người Môi trường cũng là nơi chứa chất thải của các hoạt động trong nền kinh tế như quá trình sản xuất, quá trình lưu thông và quá trình tiêu dùng Các chất thải ra môi trường tồn tại dưới nhiều dạng như: dạng rắn, dạng khí,

Trang 30

1.2.2 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế

Quá trình phát triển kinh tế sẽ góp phần tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ cho quá trình cải tạo môi trường, phòng chống suy thoái, sự cố môi trường xảy ra…

Phát triển kinh tế tạo tiềm lực để BVMT Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh cũng dẫn đến việc khai thác, sử

Hệ thống môi trường

khai thác

Hệ thống môi trường

thải khai thác

Hệ thống thiên nhiên hỗ trợ cuộc sống: không khí, nước, năng lượng, nguyên liệu, đời sống

hoang dã, các tài sản tiện nghi

Hộ

Trang 31

dụng quá mức các tài nguyên thiên nhiên và môi trường, gây nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường

Môi trường cũng tác động đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế Môi trường tạo ra các tiềm nằng tự nhiên mới cho công cuộc phát triển kinh tế trong tương lai, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh

tế Ngược lại, môi trường cũng tác động tiêu cực, gây bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế Ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường (sương mù dày đặc, mưa đá, mưa axit…), các thảm họa và thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…) Điều này sẽ tác động đến tất cả các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế như: làm ngừng trệ quá trình sản xuất; gây thiệt hại về kinh tế (tài sản, của cải, vật chất…)

Từ mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế, môi trường và phát triển kinh tế ta thấy được vị trí và vai trò của môi trường trong hệ thống kinh tế, trong quá trình phát triển kinh tế đó là yếu tố chủ yếu và không thể thiếu được trong bất kỳ hoạt động nào của nền kinh tế Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, vùng, khu vực cần lồng ghép yếu tố môi trường vào trong các chủ trương, chính sách đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu của hiện tại trong tăng trưởng và phát triển vừa không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ trong tương lai và trong các chính sách quản lý và bảo vệ môi trường cũng nên lồng ghép yếu tố kinh tế để đảm bảo những chính sách này phát huy được tính hiệu quả trong thực tiễn hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

1.3 Sự cần thiết đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường

Đổi mới công nghệ sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì công nghệ được xem là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ nhất Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm tiên tiến hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, năng suất cao

Trang 32

hơn, chi phí sản xuất giảm, hạ được giá thành sản phẩm, ưu thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng tốt hơn

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới vấn đề làm thế nào để tạo ra và sử dụng công nghệ nhằm cải thiện cuộc sống của con người Đổi mới công nghệ có tầm quan trọng đôi với sự phát triển của con người Thực tế những thành quả chưa từng thấy của thế kỷ 20 trong việc thúc đẩy phát triển con người và xoá bỏ đói nghèo chủ yếu đều bắt nguồn từ đổi mới, đột phá công nghệ

Đổi mới công nghệ ảnh hưởng tới phát triển con người theo hai cách: (1) có thể trực tiếp tăng cường những năng lực của con người; (2) đổi mới công nghệ là một phương tiện phát triển của con người, do ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế thông qua những thành quả và năng suất lao động

mà nó tạo ra

Cùng với sự phát triển, đổi mới công nghệ mạnh mẽ trên thế giới đã đem lại sự thịnh vượng cho xã hội loài người, môi trường là vấn đề được con người quan tâm sâu sắc trong những năm gần đây nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Sự quan tâm này đã được các nhà khoa học bàn cãi nhiều trên các diễn đàn thế giới Hội nghị Môi trường và Phát triển Liên hợp quốc tại Rio, Brazil (1992), đặt ra những thách thức về phát triển bền vững Mục đích của phát triển bền vững và khả năng sẵn có các nguồn lực bảo vệ và cái thiện môi trường, gắn chặt với phát triển, chuyển giao công nghệ và các ứng dụng công nghệ đó

Về phương diện lý thuyết thì trong các công cụ chính sách môi trường, công cụ kinh tế có thể tạo sự thúc đẩy phát triển công nghệ ở các doanh nghiệp Vì chính các công cụ này đã tạo ra sự linh hoạt trong việc đạt được các mục tiêu về chất lượng môi trường với chi phí nhỏ nhất Các doanh nghiệp có thể tìm được lợi nhuận trong quá trình đổi mới công nghệ sang hướng sử dụng các công nghệ ít gây ô nhiễm hơn Trong khi đó, các công cụ điều chỉnh trực tiếp ít mang tính kích thích đối với các doanh nghiệp

Trang 33

Xét theo quan điểm kinh tế - xã hội, công nghệ thân thiện môi trường là những công nghệ giảm chi phí về tài nguyên, năng lượng, giảm chi phí thải bỏ

và cả phí tổn hao hụt, làm tăng sự tuân thủ và làm giảm những quy định trở ngại, giảm trách nhiệm pháp lý trong tương lai, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc và là động lực thúc đẩy người lao động

Những công nghệ xử lý cuối đường ống có thể có hiệu quả tốt về mặt môi trường, nhưng lại làm giảm các lợi ích về kinh tế của doanh nghiệp Bản thân công nghệ thân thiện với môi trường nói lên sự hài hoà giữa các lợi ích

về kinh tế và các lợi ích về môi trường Việc so sánh hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của công nghệ thân thiện với môi trường và công nghệ cuối đường ống được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 1.3 Hiệu quả kinh tế và hiệu quả MT của công nghệ thân với MT

Hiệu quả về môi trường Chuyển những vấn đề từ hoàn cảnh này

sang hoàn cảnh khác

Năng lượng, vật chất (tài nguyên) đầu vào ít hơn kết hợp với ô nhiễm ít hơn trong quá trình hoạt động Năng lượng, vật chất (tài nguyên) đầu

vào do vận hành trạm cuối đường ống

đặt thêm

Giảm bớt phát thải thô

Ít, hoặc không có tiềm năng giảm bớt

một số vấn đề môi trường cấp bách (hiệu

ứng nhà kính, phá huỷ tầng ozon)

Có tiềm năng giảm bớt những vấn đề môi trường và công nghệ cuối đường ống không giải quyết được (hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ozon) Hiệu quả về kinh tế

Tăng thêm vốn và những chi phí vận

hành cho các trạm cuối đường ống đặt

thêm nhưng không kèm theo gia tăng ô

nhiễm ở đầu ra

Giảm chi phí cho năng lượng / vật chất

do sử dụng năng lượng, vật chất hiệu

quả hơn

Trong các hoạt động về phát triển, đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp thì chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng Chương 34, Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam đã xác định các mục tiêu của chuyển

Trang 34

giao công nghệ như sau:

“Khuyến khích, tạo thuận lợi và tài trợ một cách thích hợp cho việc chuyển

giao công nghệ hợp lý về môi trường cho các nước đang phát triển, trên cơ sở các điều kiện thuận lợi, bao gồm các điều kiện tín dụng lãi suất thấp và ưu đãi,

có tính đến nhu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển để triển khai Chương trình Nghị sự 21”

Hợp tác công nghệ để đạt được phát triển bền vững có thể định nghĩa là một quá trình liên tục, trong đó hai hoặc nhiều bên (các nước, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân ) xác định được các lợi ích có đi có lại, trong chia sẻ thông tin, bí quyết (know-how) và các kỹ năng quản lý để tận dụng các công nghệ đảm bảo việc bảo vệ được môi trường, thúc đẩy được hiệu suất năng lượng và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững hơn, kiểm soát được ô nhiễm và khuyến khích được tái chế

Các hiệp định đưa ra từ Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (1992) nêu bật ý nghĩa quan trọng của chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp hoá cho các nước đang phát triển, với yêu cầu phát triển bền vững Tuy nhiên, công nghệ có hiệu quả không chỉ là bổ sung và sử dụng các phần cứng mới Để có thể thực hiện việc chuyển giao công nghệ toàn diện, các nước nhận công nghề cần phải xây dựng năng lực cho mình, nhằm làm chủ được công nghệ, nghĩa là thích ứng được công nghệ vào các điều kiện trong nước và nâng cấp công nghệ theo thời gian Do vậy, các năng lực này đang được xây dựng để tạo ra thay đổi công nghệ trong tương lai Đối với công nghệ sạch, công nghệ thân với môi trường thì vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng Các công nghệ sạch ngày nay có xu thế trở thành các hệ thống toàn bộ, tạo ra các đầu ra của quy trình sản xuất, giám sát quy trình công nghệ

và phân tích Cuối cùng, chuyển giao công nghệ là biện pháp để đạt được các mục tiêu phát triển rộnglớn hơn và cần được nhìn nhận trong bối cảnh văn hoá, xã hội và kinh tế của từng nước Có thể đạt được quá trình này thông qua công nghệ thân thiện với môi trường Các công nghệ này giúp bảo vệ môi

Trang 35

trường, ít gây ô nhiễm, sử dụng tất cả các nguồn tài nguyên một cách bền vững hơn, tái chế nhiều chất thải và sản phẩm hơn, cũng như xử lý các chất cặn bã theo cách được chấp nhận rộng rãi hơn, so với các công nghệ được thay thế

1.4 Những áp lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường

1.4.1 Những áp lực từ thị trường toàn cầu và bối cảnh hội nhập quốc tế

Thứ nhất, quá trình tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong những năm qua

đã góp phần cải thiện mức thu nhập của người dân, tạo nên ngày càng nhiều người thuộc tầng lớp “trung lưu” trên phạm vi toàn thế giới

Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo ra

những cơ hội mới cho người tiêu dùng, vốn được coi là “thượng đế” trong quyền lựa chọn các sản phẩm trên thị trường Người tiêu dùng có thể lựa chọn mua sản phẩm mình cần do trong nước sản xuất hay nhập khẩu từ nước ngoài, tùy vào chất lượng và giá cả

Thứ ba, mặc dù có quyền tối cao trong lựa chọn sản phẩm, nhưng

người tiêu dùng nhiều khi lại bị gặp trở ngại khi thực hiện quyền này do thiếu thông tin chi tiết về sản phẩm được làm ra Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin diễn ra trên phạm vi toàn cầu trong hai thập kỷ qua đã cho phép người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận thông tin về sản phẩm

và nhà sản xuất một cách dễ dàng

1.4.2 Những áp lực từ thị trường và bối cảnh trong nước

1.4.2.1.Nhóm áp lực về kinh tế Trong bối cảnh hiện nay, các doanh

nghiệp chịu tác động của các đối tác, bạn hàng, khách hàng của mình về tuân thủ các tiêu chuẩn, trong đó có tiêu chuẩn về môi trường Nhiều nhà đầu tư cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải bảo đảm thực hiện tốt chính sách BVMT trước khi chấp nhận cấp vốn cho doanh nghiệp Ngoài ra, bằng việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, doanh nghiệp có thể nâng cao vị thế và uy

Trang 36

tín của mình

1.4.2.2.Nhóm áp lực về xã hội Ngày nay, ý thức của người dân được

nâng cao, tại nhiều quốc gia đang có sự tham gia ngày càng tích cực của các

tổ chức, cộng đồng và xã hội vào việc tạo sức ép về dư luận xã hội, làm cho các doanh nghiệp phải quan tâm tới hoạt động bảo vệ môi trường Những nghiên cứu R&D cũng có thể tư vấn cho doanh nghiệp những giải pháp đổi mới công nghệ nhằm bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu tác động xấu của quá trình sản xuất tới môi trường sinh thái

1.4.2.3.Nhóm áp lực về chính sách: Hệ thống luật pháp, chính sách môi

trường quốc gia cùng với việc thực thi chúng có hiệu quả là yếu tố quyết định tác động làm thay đổi hành vi của doanh nghiệp theo hướng bảo vệ môi trường Bởi vì áp lực chính sách sẽ buộc doanh nghiệp phải cân nhắc giữa hai

sự lựa chọn: hoặc phải đầu tư và thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng luật pháp để được tiếp tục sản xuất, hoặc sẽ phải đóng cửa, chấm dứt hoạt động

* Kết luận chương 1

Sau khi trình bày sự thay đổi quan niệm về vai trò của các DNNVV đối với vấn đề bảo vệ môi trường trên thế giới hiện nay, đề tài đã trình bày tóm lược những vấn đề lý luận chủ yếu liên quan tới lĩnh vực đầu tư cho hoạt đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường của DNNVV Tiếp đó, chương 1 đã đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về đầu tư của DNNVV cho hoạt động bảo vệ môi trường và những chính sách được các nước đã và đang phát triển sử dụng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này Đề tài đã chỉ ra rằng, để thúc đẩy DNNVV quan tâm và bỏ vốn đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường, các nước trên thế giới đều áp dụng kết hợp nhiều nhóm chính sách để một mặt, tác động tới hành vi của doanh nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường

Trang 37

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TẠI DOANH NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA 2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa với vấn đề ô nhiễm môi trường

2.1.1 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: thường chiếm tỷ trọng lớn,

thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%) Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể

Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh

nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh

tế

Làm cho nền kinh tế năng động: đây là những doanh nghiệp có quy mô

nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động

Theo báo cáo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2009, số lượng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng ở mọi loại hình So sánh giữa ba khối doanh nghiệp ở Việt Nam, có thể nhận thấy doanh nghiệp ngoài Nhà nước có tỷ lệ phát triển về mặt số lượng cao nhất (chiếm 95,7%) với tốc độ tăng đạt 24,1%/năm, hàng năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 4,72 triệu lao động (chiếm 57,1% tổng số việc làm của khu vực doanh nghiệp); vốn đầu tư ở khu vực này cũng khá cao (chiếm 39,5%), tuy nhiên nếu xét về tỷ lệ đóng góp ngân sách thì khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước chỉ dừng lại ở tỷ lệ 37,1%

Trang 38

Hình 2.1.Tổng hợp hiện trạng doanh nghiệp Việt Nam năm 2010

Xét tỷ lệ vốn đầu tư thì khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm 34,8%, cao

hơn hẳn khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Direct

Investment – FDI) chiếm 25,7%, tuy nhiên tỷ lệ nộp ngân sách thì ít hơn hẳn

(chỉ đạt 18,5%) trong khi khối doanh nghiệp FDI đạt tỷ lệ nộp ngân sách cao nhất trong cả ba khối là 44,4% Số lượng lao động việc làm của khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm 22,7% gần tương đương với khối doanh nghiệp FDI

là 25,73% Như vậy, khối doanh nghiệp FDI tạo ra khối lượng việc làm tương đương với khối Nhà nước, sử dụng vốn đầu tư ít hơn 1,4 lần nhưng hiệu quả của vốn đầu tư thì lại cao gấp 2,4 lần

Các DNNVV với đặc điểm quy mô nhỏ, cần ít vốn phát triển rộng khắp

cả thành thị và nông thôn đã thu hút một số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ

Các DNNVV phát triển ở các địa phương thì sẽ hình thành và phát triển các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương Khác với khu công nghiệp (KCN) tập trung cấp quốc gia, khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương có phạm vi nhỏ, cơ sở hạ tầng không đòi hỏi cao, phục vụ trực tiếp cho các DNNVV, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

Trang 39

Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh

nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh

Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường

đặt cơ sở ở những Trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương

Riêng khu vực này đã tạo việc làm cho trên 50% số lao động làm việc trong khu vực DN nói chung (gần 3,37 triệu người), mỗi năm tăng thêm gần nửa triệu việc làm mới với thu nhập bình quân năm 2006 gần 1,49 triệu đồng/tháng, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng việc làm cho đội ngũ lao động trẻ Để tạo ra một việc làm, các DNNN lớn phải đầu tư 41 triệu đồng, các DN có vốn đầu tư nước ngoài là 294 triệu đồng, trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân chỉ là 26 triệu đồng

Do vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều quốc gia đã chú trọng công tác khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển Các

hỗ trợ mang tính thể chế để khuyến khích bao gồm: các hỗ trợ nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban hành các luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, cung cấp thông tin, .), những hỗ trợ bồi dưỡng năng lực doanh nghiệp (đào tạo nguồn lực quản lý, hỗ trợ về công nghệ, ), và những hỗ trợ về tín dụng (thành lập ngân hàng chuyên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp, thành lập các công ty đầu tư mạo hiểm, ),…

2.1.2.Thực trạng công nghệ của các DNNVV

Theo kết quả điều tra của Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh ở 42 nhà máy trong cả nước cho thấy trong số 729 thiết bị và dây truyền công nghệ được điều tra, 76% máy móc và dây truyền công nghệ nhập thuộc thế hệ nhưng năm 1950-1960; 75%,

số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang và 10% là máy đã sử dụng quá

Trang 40

5 năm và nhiều máy mọc hoạt động cầm chừng với hiệu suất kém

Nghiên cứu “Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam” cho thấy

khoảng 80-90% công nghệ hiện đang được sử dụng ở Việt Nam là công nghệ nhập ngoại Trong đó tính cho đến năm 1987, công nghệ nhập chủ yếu từ Liên Xô (trước đây), các nước Đông Âu và Trung Quốc Tuổi trung bình của máy móc thiết bị cao khoảng vài chục năm, với mức hao mòn hữu hình của máy móc trung bình khoảng 40-60%, hệ số cơ khí hoá chung trong nền kinh

tế chỉ khoảng 20% Từ năm 1987 trở lại đây, công nghệ được nhập vào Việt Nam chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài) từ các nước công nghiệp mới châu Á như Đài Loan, Malaysia, Singapore, Korea

Theo đánh giá của Dự án hỗ trợ DNNVV được hình thành chủ yếu sử dụng công nghệ, thiết bị có xuất sử từ Trung Quốc, Đài Loan và Singapore

Vốn cần thiết cho việc đầu tư chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn và tốn kém đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV Phần lớn các công nghệ DNNVV sử dụng đã lạc hậu và

ít được thay thế nâng cấp do vốn đầu tư của DNNVV là thấp, lại gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn tín dụng trung hạn và dài hạn Nhiều DNNVV đã chủ động huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư công nghệ những vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu

Các thiết bị sử dụng ở các DNNVV chủ yếu là từ chế tạo hoặc cải tiến

từ thiết bị cũ rất lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường ở mức cao Nếu tính chung cho các loại hình doanh nghiệp, mức độ hiện đại chỉ đạt 10%, trung bình đạt 38%, lạc hậu và rất lạc hậu còn tồn tại tới 52% Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ (tổ hợp tác và cá thể), công nghệ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm tới gần 75%

Các điều tra của Trung tâm hỗ trợ phát triển các họp tác xã và DNNVV thuộc Liên minh các hợp tác xã Việt Nam cũng cho thấy trình độ khoa học và công nghệ ở các DNNVV, nhìn chung còn thấp kém, cả ở trang thiết bị kỹ

Ngày đăng: 20/03/2015, 14:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Abalaka, J.A (1995), Tổng giám đốc Tổ chức các tiêu chuẩn của Nigeria - Tuyên bố tại cuộc họp các chuyên gia UNIDO bàn về những tác động của ISO 9000 và ISO /DIS 14000 đối với thương mại công nghiệp của các nước đang phát triển - Từ 23 đến 25 tháng 10 /1995, Vien áo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên bố tại cuộc họp các chuyên gia UNIDO bàn về những tác động của ISO 9000 và ISO /DIS 14000 đối với thương mại công nghiệp của các nước đang phát triển
Tác giả: Abalaka, J.A
Năm: 1995
2. ADI (1995), Các hàng rào chuyên môn đối với thương mại trong phạm vị ALADI, tuyên bố tại cuộc họp các chuyên gia UNIDO về những tác động của ISO 9000 và ISO /DIS 14000 đối với thương mại công nghiệp của các nước đang phát triển - từ 23 đến 25 tháng 10 /1995, Vien áo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hàng rào chuyên môn đối với thương mại trong phạm vị ALADI
Tác giả: ADI
Năm: 1995
3. Barrera, X. (1995) ISO 9000 - ISO 14000 và Kế hoạch sinh thái của Colombia báo cáo tại cuộc họp các chuyên gia UNIDO bàn về những tác động của ISO 9000 và ISO /DIS 14000 đối với thương mại công nghiệp của các nước đang phát triển - Từ 23 đến 25 tháng 10 /1995, Vien áo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch sinh thái của Colombia
4. CII (1995). Vai trò của EMS - CII , báo cáo tại cuộc họp các chuyên gia UNIDO bàn về những tác động của ISO 9000 và ISO /DIS 14000 đối với thương mại công nghiệp của các nước đang phát triển - Từ 23 đến 25 tháng 10 /1995, Vien áo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của EMS - CII
Tác giả: CII
Năm: 1995
5. CII (1995a) Tầm quan trọng của việc thực hiện EMS ở Ấn Ðộ, Hội nghị về quản lý môi trường - Hệ thống và kiểm soát - ISO 14000, Ban quản lý môi trường, Liên đoàn công nghiệp ấn Ðộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tầm quan trọng của việc thực hiện EMS ở Ấn Ðộ
6. CEEM Cập nhật hệ thống quản lý môi trường (1995) Cơ quan thông tin về ISO 14000, tháng 11 /quyển 2 - số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cập nhật hệ thống quản lý môi trường
7. ISO (1996) ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường - Các hướng dẫn sử dụng kỹ thuật. Geneva, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống quản lý môi trường - Các hướng dẫn sử dụng kỹ thuật
9. ISO /CASCO (1995) Xúc tiến và đánh giá quản lý môi trường - Hội thảo của ISO /CASCO - ISO TC 207, Geneva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xúc tiến và đánh giá quản lý môi trường
10. UNCTAD (1995) Những chính sách môi trường mới với những tác động đến môi trường: 1 cuộc thảo luận sơ bộ, Geneva, Hội nghị của Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chính sách môi trường mới với những tác động đến môi trường: 1 cuộc thảo luận sơ bộ
11. UNDP (1996) ISO 14000, các tiêu chuẩn quản lý môi trường và mối liên hệ với các nhà xuất khẩu trong thị trường phát triển, chương trình phát triển thành phần kinh tế tư nhân, NewYork, UNDP Sách, tạp chí
Tiêu đề: các tiêu chuẩn quản lý môi trường và mối liên hệ với các nhà xuất khẩu trong thị trường phát triển, chương trình phát triển thành phần kinh tế tư nhân
12. UNIDO (1995a): Ðiều tra về liên hệ thương mại của các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và quản lý môi trường (ISO 9000 /ISO 14000), báo cáo chuyên môn, 9/1995, Viên áo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ðiều tra về liên hệ thương mại của các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và quản lý môi trường (ISO 9000 /ISO 14000)
13. UNIDO (1995b) Cuộc họp của các chuyên gia UNIDP về những tác động của ISO 9000 và ISO /DIS 14000 đối với thương mại công nghiệp của các nước đang phát triển - Từ 23 đến 25 tháng 10 /1995, Vien áo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc họp của các chuyên gia UNIDP về những tác động của ISO 9000 và ISO /DIS 14000 đối với thương mại công nghiệp của các nước đang phát triển
14. Berkel C.W.M. van, Cleaner Production in Practice, University of Amsterdam, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cleaner Production in Practice
15. Dijkmans R., Methodology for Selection of Best Available Technology (BAT) at the Sector level, Journal of Cleaner Production 8 (2000), pp 11- 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Methodology for Selection of Best Available Technology (BAT) at the Sector level
Tác giả: Dijkmans R., Methodology for Selection of Best Available Technology (BAT) at the Sector level, Journal of Cleaner Production 8
Năm: 2000
16. Tran Van Nhan and Heinz Leuenberger, Cleaner Production and Industrial Pollution Control in Vietnam, Greening Industrialization in Asian Transitional Economies, China and Vietnam, edited by Arthur P.J.Mol and Joost C.L. van Buuren, Lexington Books, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cleaner Production and Industrial Pollution Control in Vietnam, Greening Industrialization in Asian Transitional Economies, China and Vietnam
17. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam: Báo cáo quan trắc dự án đổi mới công nghệ tại Công ty CP Nhựa Tân Phú do Quỹ Ủy thác tín dụng xanh hỗ trợ, Hà Nội 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo quan trắc dự án đổi mới công nghệ tại Công ty CP Nhựa Tân Phú
18. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, Báo cáo năm 2009, Hà Nội 2009 19. UNEP/NIEM, Everything About Cleaner Production for the Pulp andPaper Industry, UNEP, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo năm 2009", Hà Nội 2009 19. UNEP/NIEM, "Everything About Cleaner Production for the Pulp and "Paper Industry
21. Bell, M. and K. Pavitt (1993b): Accumulating technological capability in developing countries, Proceedings of the World Bank Annual Conference on Development Economics, 1992, Washington, D.C., World Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Accumulating technological capability in developing countries
22. Freeman, C. (1994): Technological revolutions and catching up: ICT and the NICs, in J. Fagerberg and others (eds.), The Dynamics of Technology, Trade and Growth, Aldershot, U.K., Edward Elgar Publishing Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Dynamics of Technology, Trade and Growth
Tác giả: Freeman, C
Năm: 1994
23. Lall, S. (1992): Technological capabilities and industrialization, World Development, vol. 20, No. 2, Oxford, U.K., Pergamon Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Development
Tác giả: Lall, S
Năm: 1992

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w