4. Đố it ƣợ ng và phạm vi nghiên cứu
2.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm
Về nguyên nhân khách quan, nước ta vẫn đang là nước nghèo chậm phát triển nên vẫn phải nhập những công nghệ cũ, gây ô nhiễm môi trường diễn ra nhiều năm nay. Mặt khác, nước ta còn phải chịu tác động của khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm qua chưa được khắc phục, tốc độ tăng trưởng chậm lại, thu nhập trong xã hội và trong dân giảm sút dẫn đến đầu tư cho bảo vệ môi trường không được quan tâm đúng mức, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn các vấn đề môi trường bức xúc đang đặt ra...
Về yếu tố chủ quan, đó là nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của nhiều cấp chính quyền, cán bộ quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng còn yếu kém. Tình trạng coi trọng các lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp đặc biệt là các DNNVV còn phổ biến. Nhiều quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường còn chồng chéo, mâu thuẫn, không khả thi nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời; thực thi pháp luật chưa nghiêm, chưa có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ hướng thân với môi trường
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đánh dấu một bước tiến dài trong sự phát triển của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta. Luật đã có những đóng góp quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm thời gian qua. Tuy nhiên, cùng với những biến đổi nhanh của thực tiễn cuộc sống, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng đã sớm bộc lộ những hạn chế, bất cập. Chủ trương phân cấp mạnh trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các bộ, ngành và địa phương chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn,
thậm chí còn làm xảy ra tình trạng phân tán, chồng chéo, không rõ trách nhiệm trong bảo vệ môi trường.
Một số quy định chi tiết của luật khi bộc lộ sự không phù hợp với thực tiễn lại chậm được sửa đổi. Nhiều vấn đề mới nảy sinh chưa được điều chỉnh bởi luật. Song, những bất cập đó không phải đã tạo cơ hội cho thực trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng mà chỉ làm chậm lại việc đạt được những mục tiêu trong bảo vệ, khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường ở nước ta.
2.2.Thực trạng đầu tƣ đổi mới công nghệ hƣớng thân thiện với môi trƣờng
2.2.1.Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường tại Việt Nam
Đầu tư cho đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường đã và đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm bởi nó không chỉ là vấn đề sống còn không riêng của mỗi quốc gia
Tháng 6/1998, Bộ chính trị TW Đảng ra Chỉ thị 36 CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ thị bao gồm việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của Chương trình Nghị sự 21 vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam: phòng chống và hạn chế ô nhiễm là nguyên tắc hàng đầu của quản lý môi trường. Chỉ thị cũng giúp củng cố các sáng kiến đổi mới công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được thực hiện ở Việt Nam tính đến năm 1998. Đồng thời nó cũng tăng cường các chương trình, dự án và sáng kiến SXSH nhằm nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ môi trường của nền công nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.
Ngày 22/9/1999, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Việt Nam đã ký “Tuyên ngôn quốc tế về SXSH” nhằm khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam thực hiện chiến lược SXSH. Cam kết này được phản ánh trong các chương trình hành động của Kế hoạch Hành động Quốc gia về
SXSH trong 5 năm (2001-2005) và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Cho đến nay đã có hơn 100 doanh nghiệp trên 21 tỉnh, thành phố tham gia trình diễn SXSH tại nhà máy. Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Phú Thọ có nhiều doanh nghiệp thành công nhất (theo báo cáo của Cục Bảo vệ Môi trường tại Hội nghị Bàn tròn Quốc gia lần 2 về SXSH tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12- 13/8/2004). Điều đó cho thấy số doanh nghiệp quan tâm đến SXSH đang tăng lên hàng năm.
Theo số liệu của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, từ 1999 đến 2003, Trung tâm đã tiến hành 66 cuộc đánh giá SXSH tại các nhà máy, trong đó 17 cuộc ở ngành dệt, 19 cuộc ở ngành giấy và bột giấy, và 14 cuộc ở ngành các sản phẩm kim loại. Cho đến nay, các doanh nghiệp tham gia đã đầu tư tổng cộng 1,15 triệu USD cho việc thực hiện các giải pháp SXSH. Với số tiền đầu tư này, các doanh nghiệp đã giảm được khoảng 6 triệu US$ trong tổng chi tiêu hàng năm (nghĩa là thời gian hoàn vốn trung bình cho đầu tư SXSH chưa đến 3 tháng), giảm được 4 triệu mét khối nước, 4.000 tấn hoá chất và 300 triệu kWh năng lượng tiêu thụ hàng năm.
Mục tiêu của đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, việc sử dụng thiết bị, qui trình công nghệ, quản lý tạo ra các chất thải không được tái sử dụng hoặc không xử lý triệt để đang tồn tại rất lớn tại DN. Đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường đáp ứng được một yêu cầu quan trọng của tiêu chuẩn ISO 14001 là chuyển đổi từ tập trung vào các giải pháp cuối đường ống sang khảo sát tất cả công đoạn của quá trình sản xuất, dịch vụ và vòng đời sản phẩm. Tất cả kỹ thuật này không chỉ giảm thiểu chất thải mà còn đem lại những lợi ích kinh tế qua việc tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, giúp DN sản xuất có lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh và cải thiện hình ảnh DN trước cộng đồng. Tuy nhiên, mức độ quan tâm của DN về đổi mới công nghệ
hướng thân thiện với môi trường còn hạn chế, nhất là DN vừa và nhỏ.
Hơn nữa, đối với DN trên địa bàn, công tác tuyên truyền và phổ biến chương trình SXSH cũng như trình mô hình trình diễn điểm chưa rộng do nhiều DN không có đủ vốn đầu tư và việc tiếp cận nguồn vốn còn quá nhiều thủ tục nhiêu khê. Song, nhiều DN đủ năng lực đầu tư, nhưng không mặn mà với đổi mới công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bởi họ không được trích lợi nhuận để tái đầu tư. Cũng có DN bỏ ra hàng tỉ đồng để đầu tư đổi mới công nghệ, trong khi các DN khác tự do xả các chất ô nhiễm ra môi trường, nhưng chỉ bị xử phạt hành chính với số tiền phạt quá nhỏ, không đủ mức ngăn chặn.
Kết quả khảo sát 100 doanh nghiệp tại TP HCM và Hà Nội do UNDP tiến hành cho thấy, mức độ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các đơn vị chỉ đạt khoảng 3% doanh thu mỗi năm. Trung bình mỗi doanh nghiệp chỉ đầu tư khoảng 5 tỷ đồng/năm cho đổi mới công nghệ, chủ yếu là mua thiết bị, cải tiến máy móc phần cứng. Hầu hết các doanh nghiệp đang sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị đồng bộ thuộc thế hệ từ những năm 1980. Tới 69% doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu, 53% phụ thuộc vào thiết bị công nghệ nhập khẩu của nước ngoài nhưng chỉ có 19% doanh nghiệp lệ thuộc vào bí quyết công nghệ. Theo UNDP (Chương trình phát triển của Liên hợp quốc), điều này cho thấy, tốc độ triển khai công nghệ mới trong các doanh nghiệp khá chậm. Cuộc khảo sát chỉ ra rằng áp lực cạnh tranh chưa tác động đáng kể đến đầu tư đổi mới công nghệ. Hầu hết doanh nghiệp đổi mới công nghệ một cách thụ động, mang tính tình huống, không có kế hoạch dài hạn. Phương thức được sử dụng nhiều nhất là nhập khẩu công nghệ nước ngoài. Tỷ lệ cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 7%.
Riêng với ngành dệt may, sự yếu kém về thông tin khiến các doanh nghiệp bị lệ thuộc cả về đơn hàng, nguồn nguyên liệu lẫn công nghệ. Doanh nghiệp muốn đổi mới công nghệ chỉ biết tìm thông tin trên mạng. Họ không có địa chỉ nào (ví dụ như một Trung tâm tư vấn thông tin) để cung cấp thông
tin thị trường, khách hàng, công nghệ, và để thẩm định công nghệ.
Các chuyên gia khuyến cáo Nhà nước cần tiếp tục ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, và sớm cho ra đời Quỹ đầu tư mạo hiểm của Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Quan trọng hơn, theo các chuyên gia, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế, hoàn thiện môi trường pháp lý, bao gồm ban hành Luật Doanh nghiệp chung, đẩy nhanh quá trình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước để tạo một môi trường cạnh tranh bình đẳng3.
2.2.2.Một số yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ ở các DNNVV
2.2.2.1. Môi trường luật pháp và các chính sách của Nhà nước
Khung pháp lý quan trọng nhất đối với vấn đề môi trường ở Việt Nam là Luật Bảo vệ môi trường, được Quốc hội thông qua lần đầu năm 1993 và sửa đổi năm 2005. So với Luật năm 1993, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có nhiều điểm mới, với phạm vi rộng và bao quát khá hoàn chỉnh các khía cạnh. Theo đó, tinh thần nổi bật của Luật mới này là bên cạnh việc đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường, Luật đồng thời cho phép sử dụng nhiều biện pháp, công cụ, chế tài mạnh hơn, có tính răn đe cao hơn đối với các tổ chức, cá nhân gây tác động xấu tới môi trường.
Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, còn một loạt các văn bản luật khác qui định về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân, trong đó có doanh nghiệp, trong công tác bảo vệ môi trường như: Luật Khoáng sản (1996), Luật Tài nguyên nước (1998), Pháp lệnh Thuế tài nguyên (1998), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (2003), Luật Đầu tư (2005), Luật thuế GTGT (2003) v.v.
Một điểm cơ bản trong hệ thống chính sách pháp luật nước ta là khung pháp luật nước ta chưa hoàn chỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Một số văn bản pháp luật kinh tế chịu ảnh hưởng của tư duy kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Nhiều chuyên gia phân tích chính sách cho rằng, các chính sách pháp luật
của nước ta đối với doanh nghiệp vừa nhiều, vừa chồng chéo và còn thiếu hiệu lực. Nhà nước đã ban hành nhiều luật khác nhau về doanh nghiệp, mỗi luật được áp dụng cho một loại hình doanh nghiệp. Nhưng ở nhiều nước, chỉ có duy nhất một luật công ty áp dụng cho tất cả các công ty, không phân biệt quyền sở hữu.
Theo thông kê của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thì trong 15 năm đổi mới, số văn bản pháp luật và pháp lệnh Nhà nước đã ban hành nhiều hơn cả 40 năm trước đó (1945 – 1985) cộng lại. Các nhà chức trách đã thống nhất cho rằng các nhà hoạch định chính sách đã có sự thiên vị đối với các doanh nghiệp nhà nước so với các doanh nghiệp tư nhân, nhưng họ lại không nhất trí quan điểm trong việc đối xử như thế nào đối với doanh nghiệp tư nhân. Nói một cách khác, khuôn khổ pháp lý chưa tỏ rõ sự công bằng với các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Để tạo ra một “sân chơi bình đẳng”, cần thiết phải có một hệ thống pháp luật toàn diện áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu.
Về các đạo luật, chính sách và quy định, còn gọi là khuôn khổ chính sách, quan điểm của giám đốc các doanh nghiệp về các trở ngại chính hạn chế công việc kinh doanh mà một phần trong số đó bắt nguồn trực tiếp hay gián tiếp từ cơ cấu chính sách. Quan điểm của một số chủ doanh nghiệp (tư nhân) cho rằng có nhiều chính sách của Chính phủ là không rõ ràng, hơn nữa các chính sách lại thường xuyên bị thay đổi và một số chính sách gây phiền toái cho doanh nghiệp như chính sách thuế và chính sách về đất đai. Ngoài ra, các thủ tục trình duyệt xin phép các cơ quan thường rườm ra, phức tạp; thời hạn giải quyết thường kéo dài. Trong thời gian gần đây, Chính phủ đã có rà soát và cắt giảm bớt những thủ tục rườm rà nhằm kích thích hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động, nhưng việc này cần được tiếp tục xem xét để có được những chính sách hiệu quả, hoàn thiện, phù hợp hơn.
Các chính sách pháp luật kinh tế và môi trường quy định không rõ ràng và tách biệt về khuyến khích đổi mới công nghệ, đặc biệt đổi mới công nghệ
theo hướng thân thiện với môi trường. Nước ta cũng còn thiếu các chính sách và cơ chế hỗ trợ cho thu gom, xử lý chất thải đối với DNNVV. Các chính sách kinh tế như thu phí, xử phạt đối với các cơ sở gây ô nhiễm còn nhiều bất cập;
Nhằm cụ thể hóa những qui định của pháp luật, hàng loạt văn bản pháp qui dưới luật đã được ban hành trong 5 năm gần đây. Các văn bản pháp luật này được thông qua dưới dạng Nghị định của Chính phủ, Quyết định hay Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; các Quyết định, Thông tư hướng dẫn do các bộ ngành có liên quan ban hành về các quy chế, hệ thống các tiêu chuẩn môi trường, các qui định về quy trình sản xuất, hoặc các sản phẩm được sử dụng và hệ thống các qui định về hoạt động kiểm soát, giám sát việc thực hiện các qui định đó. Về nguyên tắc doanh nghiệp sẽ buộc phải tuân thủ những qui định của hệ thống văn bản này và sẽ chịu các hình thức chế tài theo qui định của pháp luật, thậm chí không được tiếp tục hoạt động nếu vi phạm những qui định đó. Nói một cách khác, hệ thống các văn bản pháp qui này nhằm điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp theo hướng có lợi cho môi trường thông qua công cụ hành chính - mệnh lệnh.
Để bảo đảm việc giám sát và kiểm soát việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã qui định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc giám sát, quản lý và thực thi pháp Luật Bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Luật này còn qui định thành lập cơ quan cảnh sát môi trường, thanh tra môi trường tại các sở và các bộ phận chuyên môn về môi trường tại các cơ quan, doanh nghiệp. Tiếp đó, Nghị định 81/NĐ-CP ngày 23/5/2007 đã quy định về việc thành lập tổ chức, bộ phận chuyên môn về BVMT tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
2.2.2.2.Nhân lực công nghệ
Một thực tế ở nước ta là tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ rất ít đặc biệt trong khu vực
DNNVV. Nước ta cũng thiếu nhiều cán bộ đầu đàn về công nghệ, thiếu am hiểu kiến thức về quản lý công nghệ, kinh doanh và tiếp thị. Hẫng hụt về cơ cấu lứa tuổi, thiếu chế độ khuyến khích, điều kiện làm việc khó khăn dẫn đến các DNNVV không hề có được nguồn nhân lực công nghệ có trình độ. Các DNNVV chỉ còn trông cậy vào những tri thức truyền thống được tích luỹ và truyền thụ lại, ít được hỗ trợ từ các cơ quan nghiên cứu và triển khai.
Với các DNNVV, đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là trình độ văn hoá và tay nghề của công nhân lao động là rất thấp và đáng báo động, số chưa được đào tạo chiếm tới 24,63%.
Nguồn nhân lực của các DNNVV là một vấn đề đáng được quan tâm. Ở thành phố có nhiều chủ DNNVV có trình độ đại học và trên đại học, nhưng ở khu vực nông thôn đa số họ có trình độ không cao, phổ biến là trung cấp, cao