Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường (Trang 37)

4. Đố it ƣợ ng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1.Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.

Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.

Làm cho nền kinh tế năng động: đây là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.

Theo báo cáo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2009, số lượng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng ở mọi loại hình. So sánh giữa ba khối doanh nghiệp ở Việt Nam, có thể nhận thấy doanh nghiệp ngoài Nhà nước có tỷ lệ phát triển về mặt số lượng cao nhất (chiếm 95,7%) với tốc độ tăng đạt 24,1%/năm, hàng năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 4,72 triệu lao động (chiếm 57,1% tổng số việc làm của khu vực doanh nghiệp); vốn đầu tư ở khu vực này cũng khá cao (chiếm 39,5%), tuy nhiên nếu xét về tỷ lệ đóng góp ngân sách thì khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước chỉ dừng lại ở tỷ lệ 37,1%.

Hình 2.1.Tổng hợp hiện trạng doanh nghiệp Việt Nam năm 2010

Xét tỷ lệ vốn đầu tư thì khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm 34,8%, cao hơn hẳn khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) chiếm 25,7%, tuy nhiên tỷ lệ nộp ngân sách thì ít hơn hẳn (chỉ đạt 18,5%) trong khi khối doanh nghiệp FDI đạt tỷ lệ nộp ngân sách cao nhất trong cả ba khối là 44,4%. Số lượng lao động việc làm của khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm 22,7% gần tương đương với khối doanh nghiệp FDI là 25,73%. Như vậy, khối doanh nghiệp FDI tạo ra khối lượng việc làm tương đương với khối Nhà nước, sử dụng vốn đầu tư ít hơn 1,4 lần nhưng hiệu quả của vốn đầu tư thì lại cao gấp 2,4 lần.

Các DNNVV với đặc điểm quy mô nhỏ, cần ít vốn phát triển rộng khắp cả thành thị và nông thôn đã thu hút một số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Các DNNVV phát triển ở các địa phương thì sẽ hình thành và phát triển các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương. Khác với khu công nghiệp (KCN) tập trung cấp quốc gia, khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương có phạm vi nhỏ, cơ sở hạ tầng không đòi hỏi cao, phục vụ trực tiếp cho các DNNVV, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những Trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.

Riêng khu vực này đã tạo việc làm cho trên 50% số lao động làm việc trong khu vực DN nói chung (gần 3,37 triệu người), mỗi năm tăng thêm gần nửa triệu việc làm mới với thu nhập bình quân năm 2006 gần 1,49 triệu đồng/tháng, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng việc làm cho đội ngũ lao động trẻ. Để tạo ra một việc làm, các DNNN lớn phải đầu tư 41 triệu đồng, các DN có vốn đầu tư nước ngoài là 294 triệu đồng, trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân chỉ là 26 triệu đồng.

Do vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều quốc gia đã chú trọng công tác khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển. Các hỗ trợ mang tính thể chế để khuyến khích bao gồm: các hỗ trợ nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban hành các luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, cung cấp thông tin, ...), những hỗ trợ bồi dưỡng năng lực doanh nghiệp (đào tạo nguồn lực quản lý, hỗ trợ về công nghệ, ...), và những hỗ trợ về tín dụng (thành lập ngân hàng chuyên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp, thành lập các công ty đầu tư mạo hiểm, ...),…

2.1.2.Thực trạng công nghệ của các DNNVV

Theo kết quả điều tra của Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh ở 42 nhà máy trong cả nước cho thấy trong số 729 thiết bị và dây truyền công nghệ được điều tra, 76% máy móc và dây truyền công nghệ nhập thuộc thế hệ nhưng năm 1950-1960; 75%, số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang và 10% là máy đã sử dụng quá

5 năm và nhiều máy mọc hoạt động cầm chừng với hiệu suất kém

Nghiên cứu “Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam” cho thấy khoảng 80-90% công nghệ hiện đang được sử dụng ở Việt Nam là công nghệ nhập ngoại. Trong đó tính cho đến năm 1987, công nghệ nhập chủ yếu từ Liên Xô (trước đây), các nước Đông Âu và Trung Quốc. Tuổi trung bình của máy móc thiết bị cao khoảng vài chục năm, với mức hao mòn hữu hình của máy móc trung bình khoảng 40-60%, hệ số cơ khí hoá chung trong nền kinh tế chỉ khoảng 20%. Từ năm 1987 trở lại đây, công nghệ được nhập vào Việt Nam chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài) từ các nước công nghiệp mới châu Á như Đài Loan, Malaysia, Singapore, Korea.

Theo đánh giá của Dự án hỗ trợ DNNVV được hình thành chủ yếu sử dụng công nghệ, thiết bị có xuất sử từ Trung Quốc, Đài Loan và Singapore

Vốn cần thiết cho việc đầu tư chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn và tốn kém đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV. Phần lớn các công nghệ DNNVV sử dụng đã lạc hậu và ít được thay thế nâng cấp do vốn đầu tư của DNNVV là thấp, lại gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn tín dụng trung hạn và dài hạn. Nhiều DNNVV đã chủ động huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư công nghệ những vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Các thiết bị sử dụng ở các DNNVV chủ yếu là từ chế tạo hoặc cải tiến từ thiết bị cũ rất lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường ở mức cao. Nếu tính chung cho các loại hình doanh nghiệp, mức độ hiện đại chỉ đạt 10%, trung bình đạt 38%, lạc hậu và rất lạc hậu còn tồn tại tới 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ (tổ hợp tác và cá thể), công nghệ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm tới gần 75%

Các điều tra của Trung tâm hỗ trợ phát triển các họp tác xã và DNNVV thuộc Liên minh các hợp tác xã Việt Nam cũng cho thấy trình độ khoa học và công nghệ ở các DNNVV, nhìn chung còn thấp kém, cả ở trang thiết bị kỹ

thuật của công nghệ, ở cả nguồn nhân lực tiếp thu công nghệ, khả năng nhận biết, tiếp cận nguồn đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý công nghệ gắn liền với quản lý tổ chức sản xuất. Có khoảng 30% các DNNVV sản xuất, kinh doanh năng động và có hiệu quả. Tuy nhiên cũng còn nhiều DNNVV “làm ăn” thua lỗ. Chính vì vậy nhu cầu về đổi mới công nghệ và đào tạo kỹ thuật ở các DNNVV khá cao, chiếm tới 70% số các DNNVV được điều tra.

Theo điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên 321 DNNVV trong phạm vi toàn quốc cho thấy 46,75% các DNNVV có dự án nghiên cứu triển khai, chủ yếu theo hướng phát triển sản phẩm mới, 9,09% DNNVV có dự án phát triển công nghệ mới, 35,06% DNNVV chưa hề tiếp cận hoặc tiếp cận hạn chế đối với công nghệ mới. Rất nhiều DNNVV (58,82%) không thoả mãn với trình độ công nghệ của mình và số DNNVV có khó khăn về thiết bị, công nghệ là 50,65%.

Cuộc điều tra trình độ công nghệ và năng lực công nghệ trong một số ngành kinh tế kỹ thuật của Việt Nam năm 1997-1998 của Bộ KHCN đã đánh giá năng lực đổi mới công nghệ là loại năng lực yếu nhất của các doanh nghiệp đã được điều tra. Bảng minh hoạ dưới đây là một minh hoạ thực tế về năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thuộc một số nhóm ngành.

Việc đánh giá được chính các chuyên gia của doanh nghiệp thực hiện và được đánh giá theo phương thức cho điểm theo hệ thống thang điểm. (1) không có năng lực hoặc tuy có nhưng kém so với yêu cầu; (2) tạm được, kết quả hoạt động không đều tay; (3) tốt, cung cấp dịch vụ hỗ trợ có nề nếp, đều đặn; (4) rất tốt, có thể đảm đương công việc ngay trong những hoàn cảnh khó khăn, thách thức; (5) hoàn hảo, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

Bảng 2.1.Đánh giá năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thuộc một số nhóm ngành Các chỉ tiêu Điểm trung bình các nhóm ngành ĐT TH VT Cơ khi NN Chế biến cafe Chế biến thuỷ sản Xây dựng Dệt May

Năng lực thích nghi công nghệ được chuyển giao bằng những thay đổi nhỏ về sản phẩm, về thiết kế sản phẩm và nguyên liệu

3,5 3,2 3,0 3,2 3,3 3,7 3,0

Năng lực lặp lại (duplicating) quá trình công nghệ đã có; năng lực thích nghi công nghệ mới được chuyển giao bẵng những thay đổi, cải tiến nhỏ về quá trình công nghệ

3,4 3,1 3,0 3,2 3,3 3,6 3,0

Năng lực thích nghi công nghệ được chuyên giao bằng những thay đổi cơ bản về sản phẩm, thiết kế sản phẩm và nguyên liệu

3,0 3,0 2,0 2,9 2,8 3,2 2,4

Năng lực thích nghi công nghệ được chuyên giao bằng những thay đổi cơ bản về quá trình công nghệ

3,0 2,7 1,0 2,7 2,8 3,0 2,3

Năng lực tiến hành NC&TK thực sự, thiết kế quá trình công nghệ dựa trên các kết quả NC&TK

2,6 2,5 1,0 2,5 2,5 2,5 2,3

Năng lực sáng tạo các sản phẩm

hoàn toàn mới 2,4 2,4 1,0 2,1 2,0 2,6 1,8

(Nguồn : Báo cáo kết quả điều tra trình độ và năng lực công nghệ trong một số ngành kinh tế kỹ thuật của Việt Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ 2011) 2.1.3.Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các DNNVV

kiện hạ tầng kỹ thuật về môi trường. Nhiều khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải y tế, nước thải sinh hoạt và công nghiệp đúng quy chuẩn còn thấp.

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước; nền kinh tế đang trên đà đi lên phát triển mạnh mẽ, hàng trăm khu công nghiệp mới nổi lên. Trong quá trình phát triển các doanh nghiệp, chúng ta đã đạt được rất nhiều thành công. Tăng trương GDP luôn đạt ở mức cao so với thế giới. Đời sống của người dân dần dần được cải thiện. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển doanh nghiệp chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay, ở nước ta đã xuất hiện hiện tượng bệnh như làng ung thư, nhiều đợt dịch lớn như dịch sốt xuất huyết, dịch tả mà nguyên nhân chính gây ra các bệnh đấy chính là do môi trường bị ô nhiễm quá trầm trọng. Do quá trình xã chất thải chủa qua xư lý ra các kênh mương, sông nòi nên nhiều dòng sông ở nước ta đã bi ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện tượng nước chuyển màu và bốc mùi như là sông Tô Lịch, sông Thị Vải, không phải là chuyện hiếm có ở Việt Nam. Nhiều sinh vật bị cạn kiêt hoặc tuyệt chủng là do tác động xấu của môi trường làm thay đổi điều kiện sống của chúng. Một đặc điểm khác trong sự phân bố các KCN, KCX cả nước chưa được định hình; không có sự phân chia chức năng và xác định vai trò của từng khu trong hệ thống. Tuy đã có quy hoạch phát triển các cơ sở công nghiệp, nhưng khi thực hiện đã nảy sinh nhiều bất cập. Mỗi tỉnh thành đều cố gắng “thu hút dự án đầu tư” theo cách của mình mà không quan tâm đến định hướng vùng, ưu tiên vùng.

Vì vậy về tổng thể số KCN vừa thừa lại vừa thiếu: thừa vì có quá nhiều KCN có tính chất giống nhau; mà thiếu những KCN có chức năng chuyên biệt. Chính vì sự “ đa chức năng” này nên tình trạng chất thải thải ra cũng là tổng hợp của của các nhà máy trong KCN. Chẳng hạn như DN sản xuất nước mắm đặt gần DN chế biến cao su ( KCN Tân Tạo, KCN Lê Minh Xuân, ), DN chế biến thực phẩm gần với DN nhuộm. Với các ngành, lĩnh vực sản xuất khác nhau thì chất thải cũng khác nhau, đôi khi gây hiệu ứng không tốt cho

nhau (như mùi cao su sẽ lẫn trong mùi nước mắm và ngược lại, rất khó chịu và mất mỹ quan). Hơn nữa loại ô nhiễm khác nhau phải sử dụng công nghệ xử lý ô nhiễm khác nhau làm cho công tác xử lý tốn kém và không hiệu quả. Một thực tế cho thấy là dù biết như vậy nhưng hầu như các KCN-KCX vẫn chưa xem trọng và đánh giá cao về vấn đề này

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường (Trang 37)