Sự cần thiết đổi mới công nghệ hƣớng thân thiện với môi trƣờng

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường (Trang 31)

4. Đố it ƣợ ng và phạm vi nghiên cứu

1.3.Sự cần thiết đổi mới công nghệ hƣớng thân thiện với môi trƣờng

Đổi mới công nghệ sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì công nghệ được xem là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm tiên tiến hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, năng suất cao

hơn, chi phí sản xuất giảm, hạ được giá thành sản phẩm, ưu thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng tốt hơn.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới vấn đề làm thế nào để tạo ra và sử dụng công nghệ nhằm cải thiện cuộc sống của con người. Đổi mới công nghệ có tầm quan trọng đôi với sự phát triển của con người. Thực tế những thành quả chưa từng thấy của thế kỷ 20 trong việc thúc đẩy phát triển con người và xoá bỏ đói nghèo chủ yếu đều bắt nguồn từ đổi mới, đột phá công nghệ.

Đổi mới công nghệ ảnh hưởng tới phát triển con người theo hai cách: (1) có thể trực tiếp tăng cường những năng lực của con người; (2) đổi mới công nghệ là một phương tiện phát triển của con người, do ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế thông qua những thành quả và năng suất lao động mà nó tạo ra.

Cùng với sự phát triển, đổi mới công nghệ mạnh mẽ trên thế giới đã đem lại sự thịnh vượng cho xã hội loài người, môi trường là vấn đề được con người quan tâm sâu sắc trong những năm gần đây nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Sự quan tâm này đã được các nhà khoa học bàn cãi nhiều trên các diễn đàn thế giới. Hội nghị Môi trường và Phát triển Liên hợp quốc tại Rio, Brazil (1992), đặt ra những thách thức về phát triển bền vững. Mục đích của phát triển bền vững và khả năng sẵn có các nguồn lực bảo vệ và cái thiện môi trường, gắn chặt với phát triển, chuyển giao công nghệ và các ứng dụng công nghệ đó.

Về phương diện lý thuyết thì trong các công cụ chính sách môi trường, công cụ kinh tế có thể tạo sự thúc đẩy phát triển công nghệ ở các doanh nghiệp. Vì chính các công cụ này đã tạo ra sự linh hoạt trong việc đạt được các mục tiêu về chất lượng môi trường với chi phí nhỏ nhất. Các doanh nghiệp có thể tìm được lợi nhuận trong quá trình đổi mới công nghệ sang hướng sử dụng các công nghệ ít gây ô nhiễm hơn. Trong khi đó, các công cụ điều chỉnh trực tiếp ít mang tính kích thích đối với các doanh nghiệp.

Xét theo quan điểm kinh tế - xã hội, công nghệ thân thiện môi trường là những công nghệ giảm chi phí về tài nguyên, năng lượng, giảm chi phí thải bỏ và cả phí tổn hao hụt, làm tăng sự tuân thủ và làm giảm những quy định trở ngại, giảm trách nhiệm pháp lý trong tương lai, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc và là động lực thúc đẩy người lao động

Những công nghệ xử lý cuối đường ống có thể có hiệu quả tốt về mặt môi trường, nhưng lại làm giảm các lợi ích về kinh tế của doanh nghiệp. Bản thân công nghệ thân thiện với môi trường nói lên sự hài hoà giữa các lợi ích về kinh tế và các lợi ích về môi trường. Việc so sánh hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của công nghệ thân thiện với môi trường và công nghệ cuối đường ống được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 1.3. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả MT của công nghệ thân với MT

Công nghệ cuối đường ống Công nghệ thân thiện môi trường

Hiệu quả về môi trường Chuyển những vấn đề từ hoàn cảnh này

sang hoàn cảnh khác

Năng lượng, vật chất (tài nguyên) đầu vào ít hơn kết hợp với ô nhiễm ít hơn

trong quá trình hoạt động Năng lượng, vật chất (tài nguyên) đầu

vào do vận hành trạm cuối đường ống đặt thêm

Giảm bớt phát thải thô

Ít, hoặc không có tiềm năng giảm bớt một số vấn đề môi trường cấp bách (hiệu

ứng nhà kính, phá huỷ tầng ozon)

Có tiềm năng giảm bớt những vấn đề môi trường và công nghệ cuối đường ống không giải quyết được (hiệu ứng

nhà kính, phá huỷ tầng ozon) Hiệu quả về kinh tế

Tăng thêm vốn và những chi phí vận hành cho các trạm cuối đường ống đặt thêm nhưng không kèm theo gia tăng ô

nhiễm ở đầu ra

Giảm chi phí cho năng lượng / vật chất do sử dụng năng lượng, vật chất hiệu

quả hơn

Giảm năng suất tổng Tăng năng suất tổng

Trong các hoạt động về phát triển, đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp thì chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng. Chương 34, Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam đã xác định các mục tiêu của chuyển

giao công nghệ như sau:

Khuyến khích, tạo thuận lợi và tài trợ một cách thích hợp cho việc chuyển giao công nghệ hợp lý về môi trường cho các nước đang phát triển, trên cơ sở các điều kiện thuận lợi, bao gồm các điều kiện tín dụng lãi suất thấp và ưu đãi, có tính đến nhu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển để triển khai Chương trình Nghị sự 21

Hợp tác công nghệ để đạt được phát triển bền vững có thể định nghĩa là một quá trình liên tục, trong đó hai hoặc nhiều bên (các nước, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân...) xác định được các lợi ích có đi có lại, trong chia sẻ thông tin, bí quyết (know-how) và các kỹ năng quản lý để tận dụng các công nghệ đảm bảo việc bảo vệ được môi trường, thúc đẩy được hiệu suất năng lượng và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững hơn, kiểm soát được ô nhiễm và khuyến khích được tái chế.

Các hiệp định đưa ra từ Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (1992) nêu bật ý nghĩa quan trọng của chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp hoá cho các nước đang phát triển, với yêu cầu phát triển bền vững. Tuy nhiên, công nghệ có hiệu quả không chỉ là bổ sung và sử dụng các phần cứng mới. Để có thể thực hiện việc chuyển giao công nghệ toàn diện, các nước nhận công nghề cần phải xây dựng năng lực cho mình, nhằm làm chủ được công nghệ, nghĩa là thích ứng được công nghệ vào các điều kiện trong nước và nâng cấp công nghệ theo thời gian. Do vậy, các năng lực này đang được xây dựng để tạo ra thay đổi công nghệ trong tương lai. Đối với công nghệ sạch, công nghệ thân với môi trường thì vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng. Các công nghệ sạch ngày nay có xu thế trở thành các hệ thống toàn bộ, tạo ra các đầu ra của quy trình sản xuất, giám sát quy trình công nghệ và phân tích. Cuối cùng, chuyển giao công nghệ là biện pháp để đạt được các mục tiêu phát triển rộnglớn hơn và cần được nhìn nhận trong bối cảnh văn hoá, xã hội và kinh tế của từng nước. Có thể đạt được quá trình này thông qua công nghệ thân thiện với môi trường. Các công nghệ này giúp bảo vệ môi

trường, ít gây ô nhiễm, sử dụng tất cả các nguồn tài nguyên một cách bền vững hơn, tái chế nhiều chất thải và sản phẩm hơn, cũng như xử lý các chất cặn bã theo cách được chấp nhận rộng rãi hơn, so với các công nghệ được thay thế.

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường (Trang 31)