Đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường (Trang 27)

4. Đố it ƣợ ng và phạm vi nghiên cứu

1.1.6.Đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường

Là hoạt động đổi mới cải tiến hoặc thay thế thiết bị, công nghệ nhằm mục đích tạo ra ít hoặc không có chất thải, tái chế và tái sử dụng các công nghệ cuối đường ống, để xử lý chất thải. Bằng những thay đổi, đổi mới trong quy trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm mới hay dịch vụ làm giảm những

tác động có hại lên môi trường, doanh nghiệp sẽ từng bước có được công nghệ thân thiện môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một doanh nghiệp đầu tư một dây chuyền thiết bị nhằm tái chế các phế liệu của quá trình sản xuất hiện tại và cả từ những nguồn bên ngoài, sản xuất ra sản phẩm mới thì hoạt động đổi mới về công nghệ đó được coi là công nghệ thân thiện với môi trường

1.1.7.Phát triển bền vững

Khái niệm về phát triển bền vững được Uỷ ban Môi trường và phát

triển thế giới (World Commission on Environment and Development- WCED)

định nghĩa thông qua trong báo cáo Our Common Future năm 1987 là "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại và đảm bảo không làm tổn thương khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của bản thân họ"

Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản : môi trường bền vững, xã hội bền vững, kinh tế bền vững.

Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. ở nước ta vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đặc biệt đến Đại hội IX, Đảng ta đã nhấn mạnh quan điểm "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường".

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường (Trang 27)