1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN_Một số biện pháp quản lý đổi mới Phương pháp dạy học đối với giáo viên trường THPT Buôn Ma Thuột

31 1,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 40,78 KB

Nội dung

Thực tế hiện nay việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở một số trườngTrung học phổ thôngTHPT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và của trườngTHPT Buôn Ma Thuột nói

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài

Quản lý hoạt động dạy học là một trong những chức năng cơ bản của quản lý.Đó là hoạt động nghiệp vụ mà bất kỳ nhà quản lý ở cấp nào, cương vị nào cũng phảithực hiện để thu nhận thông tin phản hồi về tình hình thực hiện các kế hoạch, cácquyết định quản lý cũng như mức độ đạt được của mục tiêu quản lý của cấp thừa hành.Trong những năm gần đây công tác đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nói chung,đổi mới phương pháp dạy học ở bậc trung học phổ thông nói riêng là một trong nhữngnhiệm vụ được nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động củamỗi đơn vị

Quản lý hoạt đông day học rất đa dạng và phức tạp, cần thiết phải đổi mới quản

lý, tích cực, chủ động và quyết tâm trong đổi mới quản lý dạy học ở trường phổ thông,không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan quản lý giáo dục, là công cụ sắcbén góp phần tăng cường hiệu quả dạy và học, còn là nhiệm vụ trọng tâm của nhàtrường

Hoạt động dạy học trên lớp là hình thức tổ chức chủ yếu của quá trình dạy họcvà việc chỉ đạo đổi mới PPDH của nhà quản lý là thu nhận những thông tin hết sức xácthực, cô đọng, phong phú về trình độ chuyên môn, phương pháp dạy học, năng lực,phong cách sư phạm của giáo viên, về tình hình, chất lượng học tập của học sinh Quađó, nhà quản lý xác định những sai lệch của hoạt động sư phạm thực tế so với quyếtđịnh quản lý đã đề ra để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn giúp giáo viên thực hiện tốt vaitrò trong việc giảng dạy trên lớp theo hướng đổi mới

Thực tế hiện nay việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở một số trườngTrung học phổ thông(THPT) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và của trườngTHPT Buôn Ma Thuột nói riêng chưa nhận thức rõ tác dụng thiết yếu của đổi mớiphương pháp dạy học đối với mục tiêu, hiệu quả đào tạo của nhà trường, chưa thực sựgắn liền việc đổi mới với yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, chưa đổi mới phươngháp dạy học (PPDH) thường xuyên hoặc đổi mới với tư tưởng làm cho có, ngại đổimới vì “sợ khó, mất nhiều thời gian nghiên cứu”, có một số nhà quản lý quan niệm đổimới PPDH thì phải cho giáo viên đi đào tạo lại, sẽ không có kinh phí, thời gian nênvấn đề đổi mới PPDH là chiến lược, một quá trình lâu dài mới thực hiện được

Trang 2

Xuất phát từ lý do trên với cương vị là tổ trưởng chuyên môn đã từng tiến hànhđổi mới PPDH trên lớp đối với học sinh của trường THPT Buôn Ma Thuột, tôi xinchia sẻ với các anh chị em đồng nghiệp về một số biện pháp quản lý đổi mới PPDHđối với giáo viên của nhà quản lý trường THPT Buôn Ma Thuột.

2 - Mục đích của nghiên cứu

Làm rõ thực trạng việc Hiệu trưởng trường THPT Buôn Ma Thuột, quản lý đổimới PPDH theo hướng tích cực của giáo viên, tìm nguyên nhân tồn tại và đề ra một sốbiện pháp khắc phục góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường

3 - Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng và một số biện pháp về việc quản lý đổi mới PPDH theo hướng tíchcực của giáo viên trường THPT Buôn Ma Thuột

4- Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung chủ yếu vào việc quản lý đổi mới PPDH theo hướng tích cựctrên lớp của giáo viên trường THPT Buôn Ma Thuột ở tất cả các bộ môn

5- Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn

- Phương pháp tổng hợp, thống kê

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề tài

1 Vị trí của trường Trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, trường THPT là cấp học cuối cùng của bậchọc phổ thông Hoàn chỉnh tất cả các khâu mà giáo dục phổ thông đặt ra để đạt đượcmục tiêu cấp học, hình thành cho thế hệ trẻ nhân cách sống mà xã hội yêu cầu Đó làlớp thanh niên có kiến thức cơ bản phổ thông vững chắc về tự nhiên, xã hội Biết tưduy sáng tạo, năng động, dám nghĩ, dám làm, có kỹ năng làm việc và biết cách ứng xửtrong cuộc sống; có nhân sinh quan duy vật biện chứng, biết yêu thương đồng loại,chan hoà với mọi người Lớp thanh niên này sẽ tiếp tục học lên các bậc học cao hơnđể được đào tạo thành các cán bộ khoa học - kỹ thuật, các chuyên gia lành nghề, cácnhà khoa học nhân tài của đất nước Một bộ phận thanh niên này sẽ được đào tạo nghềđể trở thành những công nhân kỹ thuật lành nghề cung cấp cho các ngành kinh tế - vănhoá - xã hội của đất nước

Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay, nhu cầu vềnguồn nhân lực tăng nhanh về số lượng và đa dạng về loại hình lao động, cũng nhưchất lượng của nguồn nhân lực để có thể tiếp thu công nghệ mới, nhanh chóng nắmbắt, đuổi kịp nhịp độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, nhanhchóng hội nhập với thế giới đang phát triển như vũ bão

Những định hướng chiến lược phát triển giáo dục của Đảng, nhà nước, nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã chỉ rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ trọng tâm,cũng như phương thức quản lý trường THPT Vậy cần có sự quan tâm đúng mức và cóbiện pháp quản lý cho phù hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục ở trường THPT

1.1 Một số đặc điểm của cấpTHPT

- Cấp THPT gồm ba năm học từ lớp 10 đến lớp 12, là cấp học cuối cùng của giáodục phổ thông, nối tiếp cấp trung học cơ sở và có trách nhiệm hoàn thành việc đào tạo

Trang 4

tiếp thế hệ trẻ học sinh đã qua các cấp trước đó của nhà trường phổ thông Nói cụ thểhơn, cấp học này chuẩn bị cho học sinh những tri thức và kĩ năng về khoa học xã hội –nhân văn, khoa học tự nhiên –kỹ thuật để các em tiếp tục được đào tạo ở bậc học caohơn, mặt khác cần hình thành và phát triển cho học sinh những hiểu biết về nghề phổthông cần thiết cho cuộc sống, tham gia lao động sản xuất, xây dựng xã hội và khi cóđiều kiện thì tiếp tục học lên Từ nền tảng đó mà phát triển các hệ thống phẩm chất,năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn mới.

- Trường THPT chú trọng tới phân hoá trong giáo dục Tuy nhiên phân hoá theohướng nào và ở mức độ nào vẫn phải đảm bảo tính phổ thông với nội dung giáo dụcmang tính chất nền tảng, làm cơ sở cho sự phát triển hài hoà, toàn diện nhân cáchngười học

- Trường THPT còn mang tính hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp ở nhàtrường sẽ góp phần giúp học sinh sau khi học xong có khả năng tìm và thích ứngnhanh với cuộc sống

1.2 Người quản lý trường THPT

1.2.1 Vai trò của Hiệu trưởng trường THPT

Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất, chịu trách nhiệmtrước Nhà nước, trước nhân dân và trước cấp trên về mọi mặt giáo dục của nhà trường.Đó là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về trọng trách quản lý nhà trường vàthực hiện đồng bộ tất cả các nội dung, định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đàotạo trong cuộc vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân Người Hiệu trưởngphải nắm chắc các nguyên tắc quản lý, chức năng quản lý và phương pháp quản lýgiáo dục Năng lực của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả quản lý vàsự phát triển của nhà trường Nhà trường thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục haykhông một phần quyết định là tuỳ thuộc vào những phẩm chất, năng lực của ngườiHiệu trưởng

Hiệu trưởng phải là nhà giáo dục có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín về chuyênmôn, là con chim đầu đàn của tập thể giáo viên Người Hiệu trưởng có chức năng tổchức mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường, làm sao cho các chủ trương, đường lối,các nội dung, phương pháp giáo dục được thực hiện một cách hiệu quả Do vậy, nănglực tổ chức thực tiễn của Hiệu trưởng quyết định hiệu quả của quản lý giáo dục Trong

Trang 5

công tác tổ chức, người Hiệu trưởng phải có tri thức cần thiết về khoa học tổ chức, đặcbiệt phải biết quản lý con người, quan tâm đến việc lựa chọn và bố trí đội ngũ TTCM,đội ngũ giáo viên đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực của họ, nhằm phát huytối đa năng lực cá nhân của họ vào hoạt động của nhà trường Chính vì vậy, lao độngquản lý của Hiệu trưởng vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật.

Như vậy, Hiệu trưởng là chủ thể quản lý nhà trường, là nhân tố quan trọng trongsự phát triển của nhà trường Khi xác định vị trí, vai trò của Hiệu trưởng, Luật Giáo

dục ban hành năm 2005 ở Điều 49 mục 1 quy định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THPT

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều

20 của Điều lệ này;

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kếhoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trườngvà các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhàtrường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trìnhcấp có thẩm quyền quyết định;

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểmtra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đốivới giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồnglao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xétduyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thànhchương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiềucấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên,học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện

Trang 6

công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thựchiện công khai đối với nhà trường;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởngcác chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

1.3 - Chức năng quản lý dạy- học

1.3.1 Khái niệm

Theo phó giáo sư Tiến sỹ Trần Ngọc Giao : Quản lý hoạt động dạy- học thựcchất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học ( được tiến hành bởitập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằmhình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường

1.3.2 Nội dung của chức năng quản lý

Các nhà nghiên cứu lý luận quản lý đã đưa ra rất nhiều nội dung của chức năngquản lý Nhưng gần đây, người ta thu gọn và gộp một số chức năng lại thành bốn chứcnăng cơ bản sau: Hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

Các chức năng được thể hiện trình tự theo sơ đồ:

Theo sơ đồ trên, thông tin là điều kiện thiết yếu của việc thực hiện các chứcnăng, còn kiểm tra là giai đoạn cuối cùng kết thúc một chu trình quản lý

* Lãnh đạo nhà trường

Lãnh đạo là quá trình khởi xướng, xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựachọn chiến lược, tác động, ảnh hưởng tìm kiếm sự tự nguyện tham gia của mọi người

Trang 7

nhằm tập hợp, điều hòa, phối hợp các mối quan hệ, dẫn dắt, tạo động lực để mọi thànhviên tổ chức cùng thực hiện nhiệm vụ đưa tổ chức đạt đến mục tiêu đã xác định.

Quản lý dạy học:

Quản lý dạy học

- Quản lý dạy học gồm hoạt động dạy và hoạt động học và có hai chủ thể cùnghành động, đó là: người dạy và người học Sự tồn tại của hai hoạt động này quy địnhlẫn nhau, đó là đặc điểm quan trọng nhất của hoạt động dạy học

- Hoạt động dạy học trên lớp là một trong ba dạng hoạt động cơ bản của nhàtrường phổ thông để thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo (bao gồm hoạt động dạyhọc trên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động lao động kỹ thuật tổng hợp)

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học:

Trong dạy học, mỗi giáo viên phải hiểu rõ:

- Đổi mới PPDH là vấn đề cốt lõi của quá trình dạy học, là đòn bẩy trực tiếp đểnâng cao chất lượng, hiệu quả trong nhà trường Giáo viên phải hiểu rõ đổi mới PPDHlà sử dụng hợp lý các PPDH để tổ chức quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cựcchủ động học tập của học sinh, dạy cho học sinh phương pháp học tập, phát huy tốtcác trụ cột của việc học, giúp học sinh có khả năng tự học để có thể học suốt đời giáoviên phải biết vận dụng kết hợp các phương pháp trong một giờ dạy phù hợp với đặctrưng môn học và kiểu bài lên lớp, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạyhọc

Để quản lý đổi mới PPDH, Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên thực hiện một số yêucầu sau: Đổi mới việc thiết kế và chuẩn bị bài dạy học; cải tiến các PPDH truyềnthống; kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học; lựa chọn và sử dụng hợp lý phươngtiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy học; sử dụng các kỹ thuật dạy học pháthuy tính tích cực và sáng tạo của học sinh; lựa chon và sử dụng các phương pháp dạyhọc phù hợp đặc thù bộ môn; chú trọng bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh;đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Chương II THỰC TRẠNG VIỆC HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT

Trang 8

1.Tình hình trường lớp, giáo viên, học sinh trường trung học phổ thông Buôn Ma Thuột năm học 2011 - 2012

1.1- Đội ngũ quản lý ( Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng )

(năm )

Thâ m niên QL (nă m)

Trìn

h độ

chu yên môn

B/

dưỡ

ng QL GD

T/độ

LL

Chí

nh trị

<10 10 20 <10 10 ĐH Thạc

CC LL

Sơ cấp

1.2.Đội ngũ giáo viên

Danh hiệu

< 30 < 40 <50  50 Đại

học

Thạc sĩ

CS T/

Đ

Cấp tỉnh

GV Giỏi cấp

GV Giỏi cấp

Trang 9

1.3 Tình hình trường lớp và học sinh

Năm học 2011 - 2012, trường THPT Buôn Ma Thuột có số lượng học sinh là

1996 chia thành 03 khối lớp: Lớp 10, Lớp 11, Lớp 12

- Xếp loại học lực

Khối Tổng số Gi

ỏi

Khá Tru

ng bìn h

- Kết quả về hạnh kiểm :

Khối Tổng số Tốt Khá Trun

g bình

Yếu

Trang 10

1.4 Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học

Trường nằm ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tọa lạc trên diện tích23.000 m2, cơ sở khang trang đảm bảo yếu tố xanh, sạch, đẹp của môi trường sư phạm.Trường có 45 phòng đủ 45 lớp học 01buổi/ngày, trong đó có 45 phòng được lắp đặt hệthống đèn chiếu phục vụ giảng dạy bằng giáo án điện tử; có 04 phòng máy tính, 03phòng bộ môn, 01 thư viện đạt chuẩn, nhà thi đấu thể dục có diện tích 900 m 2, sânchơi, bãi tập đều được đầu tư xây dựng mới Tuy nhiên các phòng bộ môn thiết kếquá chật, thiết bị thiếu và lạc hậu; cán bộ thư viện trình độ yếu chưa đáp ứng được yêucầu phục vụ của một thư viện đạt chuẩn nên những năm qua thư viện của trường hoạtđộng chưa hiệu quả, chưa xứng tầm của thư viện trường đạt Chuẩn Quốc gia

2 Thực trạng việc Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới giáo dục của trường Trung học phổ thông Buôn Ma Thuột.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nhà trường thực hiện dạy học dựa trên chuẩn kiếnthức, kĩ năng của Chương trình môn học; chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trìnhcấp học là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinhphổ thông cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học

Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng là điều chỉnh nội dung dạy học theo hướngtinh giảm hướng tới những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của đơn vịkiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được, do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyđịnh Đó cũng là tiêu chí trong kiểm tra đánh giá quá trình giảng dạy, học tập của giáoviên và học sinh

Giúp học sinh không phải học các kiến thức trùng lặp, các câu hỏi, bài tập yêu

Trang 11

cầu quá cao, giảm thời gian học kiến thức hàn lâm, lý thuyết thuần túy, tăng thời gianthực hành, học tại hiện trường, giúp các em có điều kiện vận dụng lý thuyết vào thựctiễn, hình thành năng lực nhận thức, năng lực hành động và kĩ năng sống; tạo điềukiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáodục phổ thông, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chú ý hơn nữa tới việc rèn luyệnnhân cách, đạo đức cho học sinh, tăng cường thể chất, phát huy khả năng sáng tạo, giảiquyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, có hứng thú và phương pháp đểhọc sinh có thể tự học suốt đời.

2.1 Nhận thức và quan điểm của Hiệu trưởng về mục đích của đổi mới giáo dục Trung học phổ thông.

Mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cậntrình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻlòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình; tinh thần tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hộichủ nghĩa; lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật; tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lậpthân, lập nghiệp

Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự họccủa học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phân luồng sau trung học cơ sởvà trung học phổ thông, chuẩn bị tốt cho học sinh học tập tiếp tục ở bậc sau trung họchoặc tham gia lao động ngoài xã hội Đổi mới giáo dục phổ thông nhằm hình thành vàphát triển ở học sinh nền tảng tư duy của con người trong thời đại mới

2.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch đổi mới quản lý PPDH ở trường trung học phổ thông.

2.2.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý đổi mới PPDH

Kế hoạch đổi mới quản lý giáo dục phổ thông được Hiệu trưởng quan tâm xâydựng ngay từ đầu năm học cùng với việc xây dựng kế hoạch năm học được công bốcông khai sau khi thống nhất trong hội nghị cán bộ công chức của nhà trường Chỉ đạocác Phó Hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn triển khai thực hiện trong toàntrường

Trang 12

Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên thực hiện trong đổi mới PPDH

a Đổi mới việc thiết kế và chuẩn bị bài dạy học

Đổi mới PPDH cần bắt đầu từ việc đổi mới thiết kế và chuẩn bị bài dạy học Trongviệc thiết kế bài dạy học ( soạn giáo án), cần xác định các mục tiêu dạy học về kiếnthức, kỹ năng, thái độ một cách rõ ràng, có thể đạt được và có thể kiểm tra, đánh giáđược

Trong việc xác định nội dung dạy học, không chỉ chú ý đến các kiến thức kỹ năngchuyên môn mà cần chú ý những nội dung có thể phát triển các năng lực chung khácnhư năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể…

b Cải tiến các PPDH truyền thống

Đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống quen thuộc màcần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng.Để nâng cao hiệu quả của các PPDH này người giáo viên cần nắm vững những yêucầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như chuẩnbị bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹthuật làm mẫu trong luyện tập, tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trongthuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề

c Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nộidung dạy học Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm vàgiới hạn sử dụng riêng Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thứcdạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tínhtích cực và nâng cao chất lượng dạy học

d Lựa chọn và sử dụng hợp lý phương tiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy học

Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH.Việc sử dụngphương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học vàPPDH Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phươngtiện dạy học trong dạy học hiện đại Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện trình diễn,cần tăng cường khuyến khích giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các

Trang 13

phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Leaming) Phương tiện dạy học mớicũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương pháp dạy học mới Webquest là một vídụ về PPDH mới với phương tiện mới là dạy học sử dụng mạng điện tử, trong đó họcsinh khám phá tri thức trên mạng một cách có định hướng.

e Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.

Kỹ thuật dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tìnhhuống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học Các kỹ thuậtdạy học là đơn vị nhỏ nhất của PPDH Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹthuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàmthoại Ngày nay có thể phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tíchcực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”,…

f Lựa chon và sử dụng các PPDH phù hợp với đặc thù bộ môn

PPDH có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học Vì vậy bêm cạnh nhữngphương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì việc sử dụng cácPPDH đặc thù có có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn Các PPDH đặc thù bộmôn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn Ví dụ thí nghiệm là mộtPPDH đặc thù của các môn khoa học tự nhiên (Hóa học, Vật lý…)

g Chú trọng bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh.

Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cựchóa, phát huy tính sáng tạo của học sinh Có những phương pháp nhận thức chung nhưphương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc,phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộmôn

Bằng nhiều hình thức khác nhau, giáo viên cần luyện tập cho học sinh các phươngpháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn

Xác định rõ không có giờ học nào mà cả giờ dạy, giáo viên chỉ sử dụng mộtphương pháp day học duy nhất Giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo mộtsố phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với nội dung bài dạy và đặc điểm đối tượngngười học

h Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Trang 14

Đổi mới PPDH cần gắn liền với đổi mới về kiểm tra đánh giá quá trình dạy họccũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh Cần bồidưỡng cho học sinh những kỹ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho họcsinh tham gia đánh giá và cải tiến quá trình dạy học.

Trong việc đánh giá thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả màchú ý cả quá trình học tập Đánh giá thành tích theo quan điểm phát triển năng lực,không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng vào khả năng vận dụng trithức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp

Phải đánh giá mức độ phát triển của mỗi học sinh trong quá trình học ở lớp và tựhọc Và lưu ý rằng quyền đánh giá không chỉ của giáo viên mà giáo viên còn tạo điềukiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau

Giáo viên đánh giá học sinh phải căn cứ vào văn bản mang tính pháp quy của BộGiáo dục và Đào tạo, quy định đánh giá và xếp loại học sinh THPT, căn cứ yêu cầu vềchuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, phù hợp với từng mônhọc

3/ Chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường

Mỗi cán bộ quản lý trường học phải giúp giáo viên nhận thức đúng cơ sở của đổimới PPDH Nghiên cứu kỹ định hướng đổi mới PPDH trong chương trình môn học đểtừ đó lựa chọn nội dung dạy học đã quy định trong chương trình giáo dục phổ thông,tập trung đi sâu những nội dung trọng tâm nhất trong các nội dung tối thiểu

Chỉ đạo đổi mới PPDH đối với giáo viên bao gồm: Chỉ đạo giáo viên đổi mới việclập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy; đổi mới PPDH trên lớp học; đổi mới việc kiểmtra, đánh giá kết quả học tập Lựa chọn PPDH hay phối hợp các PPDH sao cho tạođiều kiện để học sinh có cơ hội thể hiện mức độ đạt chuẩn Biên soạn câu hỏi và bàitập dựa theo chuẩn; thiết kế tình huống dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học saocho giám sát chặt chẽ việc có thể đạt chuẩn tối thiểu hay không Tổ chức hoạt độngdạy học trên lớp, điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học sao cho tạo điều kiện đểhọc sinh có thể đạt yêu cầu của chuẩn,…

Chỉ đạo đổi mới PPDH đối với học sinh là đổi mới phương pháp học tập

Để thực hiện đổi mới PPDH, cần giúp giáo viên hiểu rằng: Đổi mới PPDH không

Trang 15

phải thay cái cũ bằng cái mới mà kế thừa có chọn lọc một cách sáng tạo các PPDHtruyền thống, loại trừ các PPDH lạc hậu, truyền thụ một chiều nhồi nhét, thụ động,bình quân, đồng loạt,…, mạnh dạn vận dụng những thành tựu mới của khoa học kỹthuật, công nghệ tin học trong việc đổi mới PPDH; tổ chức chỉ đạo thực hiện các biệnpháp quản lý có hệ thống, khoa học, đồng bộ và có tính khả thi việc đổi mới PPDH.Đổi mới PPDH là nhiệm vụ chung của nhà trường Do đó cần có chính sách, cơchế phù hợp, tạo điều kiện và khuyến khích tính sáng tạo, độc lập và trách nhiệm củagiáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

3.1 Thực trạng việc tổ chức, xây dựng lực lượng đánh giá đổi mới PPDH của nhà

trường

- Tổ chức đánh giá đổi mới PPDH

Ban kiểm tra chuyên môn được thành lập từ đầu năm học theo quyết định củaHiệu trưởng Ban kiểm tra gồm: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng chuyên môn, tổ trưởngchuyên môn, giáo viên dạy giỏi Theo kế hoạch, thành phần dự giờ đánh giá một tiếtdạy của giáo viên trên lớp gồm từ 2 đến 3 người (Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởngchuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi), kết quả đánh giá nhận xét giờdạy theo hướng đổi mới PPDH là của Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng Nhưng trênthực tế là trưởng ban kiểm tra nhưng Hiệu trưởng thường ủy quyền cho phó Hiệutrưởng chuyên môn làm công tác dự giờ, nhận xét đánh giá giờ dạy thay mình vànhiều khi bận việc nên hầu như phó Hiệu trưởng chuyên môn lại ủy quyền cho tổtrưởng chuyên môn và giáo viên dự giờ đánh giá thay và nếu có dự giờ thì Hiệutrưởng, phó Hiệu trưởng chuyên môn chỉ dự giờ giáo viên có cùng chuyên môn vớimình Do đó việc dự giờ, đánh giá, nhận xét giờ dạy trên lớp của nhà trường dẫn đếnnhiều bất cập Chúng ta cùng xem lại kết quả kiểm tra nội bộ của nhà trường từ năm

Ngày đăng: 20/03/2015, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w