Ở vùng bờ biển Việt Nam, sự phát triển kinh tế đa ngành, đa nghề cũng dẫn tới các mâu thuẫn lợi ích, chủ yếu về mặt môi trường trong nội tại mỗi ngành, nghề cũng như giữa các ngành, nghề
Trang 1Lương Văn Hải
PHÂN TÍCH MÂU THUẪN LỢI ÍCH VÙNG BỜ HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Trang 2
-
Lương Văn Hải
PHÂN TÍCH MÂU THUẪN LỢI ÍCH VÙNG BỜ HUYỆN TĨNH GIA,
TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 608502
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi
Trang 3MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÙNG BỜ HUYỆN TĨNH GIA 3
1.1 Điều kiện tự nhiên 3
1.1.1 Đặc điểm địa hình 4
1.1.2 Đặc điểm khí tượng 5
1.1.3 Đặc điểm thủy – hải văn 7
1.2 Tiềm năng tài nguyên 9
1.2.1 Tài nguyên sinh vật 9
1.2.2 Tài nguyên phi sinh vật 10
1.3 Đặc điểm kinh tế 12
1.3.1 Các ngành kinh tế 12
1.3.2 Những hoạt động khai thác, sử dụng vùng bờ biển 19
1.4 Các vấn đề xã hội 20
1.4.1 Dân số 20
1.4.2 Lao động và việc làm 20
1.4.3 Các tệ nạn xã hội 21
1.5 Quan niệm về mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng đa ngành ở vùng bờ .21
1.5.1 Quan niệm về mâu thuẫn lợi ích 21
1.5.2 Các kiểu mâu thuẫn lợi ích 21
1.5.3 Tranh chấp và xung đột môi trường 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
2.1.1 Đối tượng 24
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24
2.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1 Cách tiếp cận 25
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1 Mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng vùng bờ huyện Tĩnh Gia 29
3.1.1 Mâu thuẫn lợi ích giữa khai thác thủy sản và các ngành khác 29
Trang 43.1.5 Mâu thuẫn lợi ích giữa hoạt động giao thông vận tải và những nhóm ngành khác 49
3.1.6 Mâu thuẫn giữa du lịch với ngành khác 53
3.2 Dự báo mâu thuẫn lợi ích trong phát triển huyện Tĩnh Gia 57
3.2.1 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 57
3.2.2 Dự báo mâu thuẫn trong quá trình phát triển 58
3.3 Một số giải pháp giảm thiểu mâu thuẫn, xung đột môi trường trong khai thác, sử dụng vùng bờ biển huyện Tĩnh Gia 61
3.3.1 Giải pháp trong khai thác thủy sản bền vững 61
3.3.2 Giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững 63
3.3.3 Giải pháp phát triển du lịch bền vững 65
3.3.4 Giải pháp bảo vệ môi trường cảng biển 66
3.3.5 Giải pháp phát triển nông nghiệp 67
33.6 Giải pháp phát triển giao thông trên địa bàn huyện 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
1 Kết luận 72
2 Kiến nghị 74
Trang 5Hình 1.1 Huyện Tĩnh Gia trên bản đồ hành chính Thanh Hóa [14] 3
Hình 1.2 Biểu diễn nhiệt độ trung bình của các năm 2000 – 2009 [17] 5
Hình 1.3: Lượng mưa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia từ năm 2000 -2009 [17] 6
Hình 1.4: Biểu diễn phần trăm các loại tàu thuyền khác nhau [13] 13
Hình 1.5 Biểu diễn sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Tĩnh Gia [13] 14
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Tĩnh Gia [14] 24
Hình 2.2 Điều tra thực địa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia 27
Hình 3.1: Thuyền đánh cá sử dụng nilon ướp cá về cảng Lạch Bạng 32
Hình 3.2: Mâu thuẫn và xung đột giữa khai thác thuỷ sản với các ngành khác trong quá trình sử dụng vùng ven biển huyện Tĩnh Gia 33
Hình 3.3: Bè nuôi cá lồng trên vịnh Nghi Sơn 34
Hình 3.4: Sơ đồ chuỗi nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn môi trường 39
giữa nuôi trồng thủy sản và du lịch 39
Hình 3.5: Mâu thuẫn giữa nuôi trồng thuỷ sản với các ngành khác trong quá trình sử dụng vùng ven biển huyện Tĩnh Gia 40
Hình 3.6: Mâu thuẫn giữa hoạt động nông nghiệp với các ngành khác trong sử dụng vùng ven biển huyện Tĩnh Gia 44
Hình 3.7: Cảng Nghi Sơn 44
Hình 3.8 Biểu diễn tàu thuyền ra vào cảng tổng hợp Nghi Sơn Qua các năm [3] 45
Hình 3.9 Số lượng tàu thuyền và hàng hóa qua cảng xi măng Nghi Sơn [3] 45
Hình 3.10: Biểu diễn các loại tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng 2011[3] 46
Hình 3.11: Mâu thuẫn giữa hoạt động cảng biển với các ngành khác 49
trong sử dụng vùng ven biển huyện Tĩnh Gia 49
Hình 3.12: Mâu thuẫn giữa hoạt động giao thông vận tải với các ngành khác trong sử dụng vùng ven biển huyện Tĩnh Gia 53
Hình 3.13: Mâu thuẫn giữa hoạt động du lịch với các ngành khác trong sử dụng vùng ven biển huyện Tĩnh Gia 56
Hình 3.14: Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 59
Trang 6Bảng 1.1: Số lượng tàu thuyền khai thác thuỷ sản huyện Tĩnh Gia [13] 12
Bảng 1.2: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản huyện Tĩnh Gia năm 2011[13] 14
Bảng 1.3: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện 15
Tĩnh Gia giai đoạn 2000 – 2009 [10] 15
Bảng 1.4: Phương tiện và khối lượng vận tải của huyện Tĩnh Gia năm 2009 [11] 17
Bảng 3.1: Ma trận quan hệ giữa các loại hình hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ trong huyện Tĩnh Gia 29
Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm chất ô nhiễm trong khí thải động cơ [5] 31
Bảng 3.3: Tải lượng chất ô nhiễm từ hoạt động khai thác thủy sản [16] 31
Bảng 3.4: Lượng hóa chất và thức ăn cho chăn nuôi tôm chân trắng [13] 36
Bảng 3.5: Lượng dinh dưỡng phát thải từ nuôi trồng thủy hải sản [18] 36
Bảng 3.6: Tải lượng chất ô nhiễm do các lao động hoạt động nuôi trồng thủy sản [16] 37
Tổng kết các tính toán và thống kê trên chúng ta có tổng lượng thải phát sinh từ hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản tại huyện Tĩnh Gia và được trình bầy trong bảng 3.7 37
Bảng 3.7: Tổng lượng thải từ hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản tại huyện Tĩnh Gia 37
Bảng 3.8: Lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hàng năm 41
sử dụng trong huyện Tĩnh Gia [13] 41
Bảng 3.9: Dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hàng năm [1] 41
Bảng 3.10: Hệ số ô nhiễm môi trường không khí [16] 50
Bảng 3.11: Tải lượng chất ô nhiễm không khí phát thải do mô tô gây ra 50
Bảng 3.12: Tải lượng chất ô nhiễm không khí do xe khách và xe con gây ra 50
Bảng 3.13: Tải lượng chất ô nhiễm không khí do xe tải gây ra 51
Bảng 3.14: Tải lượng chất gây ô nhiễm không khí do tàu thuyền 51
ra vào cảng Lạch Bạng gây ra [5] 51
Bảng 3.15: Tải lượng các chất gây ô nhiễm không khí do tàu trở hàng 52
ra vào cảng Nghi Sơn [5] 52
Bảng 3.16: Khối lượng chất ô nhiễm hàng ngày do mỗi người đưa vào môi trường nước [16] 54
Bảng 3.17: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt [16] 54
Bảng 3.18: Lượng rác khách du lịch thải hàng năm ở huyện Tĩnh Gia [4] 54
Trang 7CV Công suất của máy
DWT Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn HHVN Hàng hải Việt Nam
HST Hệ sinh thái
KCN Khu công nghiệp
KKT Khu kinh tế
MTLI Mâu thuẫn lợi ích
O Giá trị không tương thích
PTBV Phát triển bền vững
PTKT Phát triển kinh tế
QLTHĐB Quản lý tổng hợp đới bờ
T Giá trị tương thích
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam
Tđk Giá trị tương thích có điều kiện
UBND Ủy ban nhân dân
XĐMT Xung đột môi trường
WHO Tổ chức y tế thế giới
Trang 8Ở vùng bờ biển Việt Nam, sự phát triển kinh tế đa ngành, đa nghề cũng dẫn tới các mâu thuẫn lợi ích, chủ yếu về mặt môi trường trong nội tại mỗi ngành, nghề cũng như giữa các ngành, nghề với nhau trong việc khai thác và sử dụng vùng bờ biển Trong khi cơ chế quản lý vùng bờ biển của nước ta hiện nay còn mang tính đơn ngành, chính sách quản lý thiếu đồng bộ, chưa hợp lý; còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; chưa có cơ chế điều phối rõ ràng giữa các bên liên quan nhằm quản lý việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở vùng này một cách bền vững Trong tương lai, cùng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì những mâu thuẫn lợi ích và xung đột môi trường chắc chắn sẽ trở nên gay gắt hơn Chính vì vậy, Chính phủ đã có quyết định số 158/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2007 về việc phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng bắc trung bộ và duyên hải trung bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Chương trình 158) Mục tiêu
chung của Chương trình 158 là tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai
thác tài nguyên, môi trường, phục vụ phát triển bền vững 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ thông qua áp dụng phương thức quản lý tổng hợp vùng bờ biển Phạm vi vùng bờ biển quản lý gồm các quận, huyện, thị xã ven biển của các tỉnh, phần biển là vùng biển ven bờ cách đường
bờ biển 6 hải lý trở vào của các tỉnh
Thanh Hoá có 102 km đường bờ biển và một vùng lãnh hải rộng 17.000
km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào Tỉnh cũng được xác định là trọng điểm của Chương trình 158 mà một trong những mục tiêu cụ thể của kế hoạch quản lý tổng
Trang 9hợp vùng bờ của tỉnh là giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích, bao gồm các xung đột môi trường nảy sinh trong quá trình khai thác, sử dụng vùng này
Tĩnh Gia là một trong 06 huyện, thị xã ven biển của tỉnh Thanh hóa và nằm ở phía nam tỉnh, có bờ biển dài 42 km với 3 cửa lạch và là một trong các huyện phát triển kinh tế bậc nhất ở tỉnh Thanh Hóa Đặc biệt vùng ven biển của huyện có khu kinh tế Nghi Sơn được thành lập tại quyết định số 1364/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: công nghiệp lọc - hóa dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sản xuất và lắp ráp ôtô, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu Ngoài ra, Tĩnh Gia còn là huyện phát triển
Hy vọng kết quả nhỏ bé của đề tài luận văn sẽ góp phần vào việc triển khai thực hiện Chương trình 158 trên địa bàn vùng bờ biển tỉnh Thanh Hóa, thông qua
đó tăng cường kiến thức và phương pháp làm việc của tác giả
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÙNG BỜ HUYỆN TĨNH GIA
1.1 Điều kiện tự nhiên
Tĩnh Gia là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, trung tâm huyện cách thành phố Thanh Hóa 45km về phía Nam theo quốc lộ 1A Phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp với huyện Nông Cống, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Tọa độ của huyện Tĩnh Gia kéo dài từ 190
17’16’’ đến 19037’2’’ vĩ độ Bắc, từ
105037’43’’ đến 105049’45’’ kinh độ Đông
Hình 1.1 Huyện Tĩnh Gia trên bản đồ hành chính Thanh Hóa [14]
Trang 11số xã giáp với vùng bán sơn địa có khả năng phát triển trồng cây công nghiệp ngắn ngày như Triệu Dương, Ngọc Lĩnh…
1.1.1.2 Tiểu vùng ven biển
Bao gồm các xã phía đông đường quốc lộ 1A như Hải Châu, Hải An, Tân Dân, Hải Ninh, Hải Lĩnh, Hải Hòa, Hải Thanh, Hải Bình, Nghi Sơn…Trong đó có một số xã có lạch suối chạy qua, tạo một kiểu dáng khác hẳn so với 02 tiểu vùng địa hình đồng bằng và bán sơn địa Địa hình ở đây thấp và có xu hướng nghiêng ra biển,
có điều kiện phát triển kinh tế biển Dọc ven biển, địa hình có dạng lượn sóng bao gồm những dải cồn cát cao và những dải đất trũng có dạng lòng máng dốc dần theo hướng bắc – nam xen kẽ nhau Phía trong là dải đồng bằng hẹp chạy dọc theo biển và
dọc theo các con sông có độ cao từ 2 đến 20m tương đối bằng phẳng, có điều kiện
phát triển kinh tế nông nghiệp và là nơi có điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ
1.1.1.3 Tiểu vùng trung du và bán sơn địa
Bao gồm các xã phía tây và tây nam của huyện có địa hình cao, bao trùm bởi một dãy núi chạy dài tạo nên dạng địa hình bán sơn địa rõ nét Vùng núi và bán sơn địa trải rộng trên địa phận của 13 xã, trong đó, 6 xã địa hình núi non hiểm trở là Tùng Lâm, Phú Lâm, Phú Sơn, Định Hải, Tân Trường, Trường Lâm, cộng thêm 7
xã có địa hình bán sơn địa là Hải Nhân, Nguyên Bình, Các Sơn, Anh Sơn, Hùng Sơn, Mai Lâm, Trúc Lâm
Trên vùng địa hình núi non bán sơn địa đó, huyện Tĩnh Gia có thể sử dụng phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, khai thác tài nguyên khoáng sản, đất đá
Trang 12Nhiệt độ trung bình của các năm 2000 - 2009
Vùng núi, các đỉnh núi có độ cao từ 100 – 250m là vùng đầu nguồn nước, có điều kiện thuận lợi để phát triển thủy lợi, lâm nghiệp
1.1.2 Đặc điểm khí tượng
Theo tài liệu của Trạm Dự báo và Phục vụ khí tượng thủy văn Thanh Hóa, Tĩnh Gia nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển có khí hậu nhiệt đới, gió mùa và chịu ảnh hưởng tương tác khí hậu vịnh Bắc Bộ và khí hậu khu vực Bắc Trung Bộ
1.1.2.1 Nhiệt độ
Tổng nhiệt độ trong năm từ 8.500-8.6000C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,5-60
C Nhiệt độ trung bình tháng 1: 16,5-170C Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 50
C Nhiệt độ trung bình tháng 7: từ 29-29,50
C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 410C
Hình 1.2 Biểu diễn nhiệt độ trung bình của các năm 2000 – 2009 [17]
1.1.2.2 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm 1.600-1.800 mm (thuộc khu vực có lượng mưa trung bình trong vùng), lượng mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10, chiếm đến 80% lượng mưa cả năm Tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, lượng mưa ít nhất vào các tháng 12 và tháng 1 hàng năm
Trang 13Tổng hợp lượng mưa hàng năm giai đoạn 2000 - 2009
0 500 1000 1500 2000 2500 3000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Lượng mưa (mm)
Hình 1.3: Lượng mưa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia từ năm 2000 -2009 [17]
1.1.2.3 Nắng, bức xạ mặt trời và độ ẩm
Tổng số giờ nắng trung bình cả năm 1.730 giờ, số giờ nắng cao nhất trong năm là 2.133 giờ Các tháng 5, 6, 7, có số giờ nắng nhiều nhất, đạt trên 200 giờ/tháng Tổng lượng bức xạ trung bình ngày đạt mức 280-320 cal/cm2/ngày Độ
ẩm không khí trung bình 80%, cao nhất lên tới 86% và thấp nhất xuống 76%
1.1.2.4 Gió, bão
Tĩnh Gia là huyện ven biển cửa ngõ đón gió bão, gió mùa đông bắc và các luồng gió từ biển Đông tràn vào Tốc độ gió ở đây khá mạnh, trung bình năm đạt từ 1,8 – 2,2 m/s Tốc độ gió mạnh nhất đo được trong bão lên tới trên 40 m/s và trong gió mùa đông bắc là 25 m/s Các luồng gió từ phía tây tràn đến, nhưng ảnh hưởng ở mức độ yếu hơn
Hướng gió thịnh hành tháng 1 là gió đông bắc, hướng gió thịnh hành tháng 7
là gió đông nam Mỗi năm khu vực chịu ảnh hưởng của bão đi vào khu vực Bắc miền trung với sức gió mạnh tới cấp 12 (36m/s)
Nếu tính riêng vùng Nghi Sơn thì từ năm 1985 – 1995 có 9 cơn bão đổ bộ vào với số lượng thay đổi thất thường Vận tốc gió lớn nhất nhiều năm ghi được là
40 m/s theo hướng tây
Theo chuỗi số liệu khí tượng được quan sát tại trạm khí tượng huyện Tĩnh Gia giai đoạn từ năm 2000 đến nay, thì tình hình khí hậu tại địa phương trong
Trang 14những năm gần đây có những biến động tương đối phức tạp, liên quan đến biến đổi khí hậu của khu vực và đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.5 Sương mù và tầm nhìn xa
Trung bình mỗi năm có 10,6 ngày sương mù, chủ yếu xuất hiện vào các tháng mùa đông, tháng 3 là tháng có nhiều sương mù nhất trong năm (từ 3 – 5 ngày) Do ảnh hưởng của sương mù nên tầm nhìn xa bị hạn chế, trong năm có 2,6 ngày có tầm nhìn xa dưới 1km, 31,5 ngày có tầm nhìn xa từ 1-10km và 330,9 ngày
có tầm nhìn xa trên 10 km
Thiên tai: Chủ yếu là gió bão và gió mùa đông bắc, đôi khi cũng có hạn hán
xảy ra, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân
1.1.3 Đặc điểm thủy – hải văn
1.1.3.1 Thủy văn
Trên địa bàn huyện có các con sông tự nhiên và sông đào gồm: sông Kênh Than, sông Ghép, sông Lạch Bạng, sông Yên Hòa (lạch Hà Nẫm), và các con suối nhỏ là nơi tiêu thoát, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của một bộ phận dân cư
Sông Lạch Bạng bắt nguồn từ phía nam vùng rừng núi Như Thanh chảy qua huyện Tĩnh Gia và đổ ra biển ở cửa Bạng (Du Xuyên) Sông Lạch Bạng có chiều dài là 34 km (trong đó 18km miền núi), tổng diện tích lưu vực 236km2, trong đó, đoạn chảy qua Tĩnh Gia với chiều dài khoảng 23km, chiếm khoảng 55,08% tổng diện tích lưu vực sông Sông có đặc điểm là ngắn và dốc, lớp phủ thực vật nghèo nàn, phân phối dòng chảy trong năm cũng như nhiều năm biến động rất lớn, vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của triều mạnh
Sông Yên (sông Ghép) nằm ở phía cực bắc Tĩnh Gia, ranh giới với huyện Quảng Xương , bắt nguồn từ Như Xuân (ở độ cao 100 - 125m, dài 89km) len lỏi qua vùng rừng rậm rạp, xuôi về đồng bằng Nông Cống, Quảng Xương rồi ra biển ở cửa Hải Ninh (lạch Ghép) Chiều dài sông trong địa bàn huyện Tĩnh Gia khoảng 14km, diện tích lưu vực khoảng 145km2
Trang 15
Sông Thị Long bắt nguồn từ Nghĩa Đàn (Nghệ An) chảy qua các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống và đổ vào sông Yên ở ngã ba Tuần Sông có chiều dài 54km, tổng diện tích lưu vực khoảng 309km2, trong đó đoạn sông chảy qua địa bàn huyện Tĩnh Gia có chiều dài khoảng 26km, chiếm 48,14% tổng diện tích lưu vực sông Do nằm trong lưu vực lượng mưa lớn, vùng thượng nguồn sông lại dốc, nhiều đồi trọc, vùng
hạ du thì chịu tác động mạnh của thủy triều nên lũ trên sông tập trung rất nhanh và rút chậm, gây ra úng ngập rất nghiêm trọng
Sông kênh Than là hệ thống sông Nhà Lê thời xưa, có chiều dài khoảng 23km, sông kênh Than nối từ sông Ghép đến sông Lạch Bạng
Sông Yên Hòa (còn gọi là lạch Hà Nẫm hay lạch Nẫm) gồm hai nhánh chính Nhánh phía tây bắc là Kênh Xước, bắt nguồn từ xã Mai Lâm, chảy giữa hai núi Cam và núi Xước, theo hướng đông nam đổ xuống hồ Đồng Chùa nhập vào sông chính Nhánh thứ hai chảy từ phía tây nam, chạy giữa dãy núi Xước và núi bằng
Me, theo hướng đông bắc nhập vào sông chính Sau đó, sông Yên Hòa chảy qua địa bàn xã Hải Hà đổ ra cửa Nghi Sơn Dòng sông Yên Hòa vừa cung cấp nguồn nước tưới tiêu phục vụ sinh hoạt và sản xuất, vừa là con đường thủy thuận lợi cho thuyền
bè ra vào bến bãi
Trên địa bàn huyện có 46 đập hồ lớn nhỏ Phần lớn sông ngoài trên địa bàn
bị nhiễm mặn, lợ Chỉ có sông Kênh Than và một số sông, suối từ các hồ lớn là nước ngọt [17]
1.1.3.2 Hải văn
- Thủy triều: Chế độ thủy triều chịu ảnh hưởng của thủy triều sông Yên, sông
Bạng, thuộc chế độ bán nhật triều, thời gian thủy triều lên trung bình hàng ngày là 9 giờ, xuống là 15 giờ
- Sóng biển: Tốc độ gió, đà sóng và thời gian thổi là những yếu tố tạo nên
sóng chính Mùa đông, hướng sóng chủ yếu trên biển khơi là hướng Đông Bắc và
có thể đạt trị số trung bình khoảng 2 – 3 m về độ cao và 11 – 12 giây về chu kỳ, tần suất xuất hiện của sóng hướng Đông Bắc là 60 – 70% Mùa hè, sóng gió theo hướng chính là Nam, Tây Nam và Đông Nam, hướng sóng chính Đông Nam với tần suất là
Trang 1660% Sóng trong bão là loại sóng phức tạp và nguy hiểm cho mọi hoạt động trên biển và ven biển Độ cao của sóng trong bão tới 4 -5 m, thời gian 9 – 10 giây
- Nước dâng: Khi có gió mạnh hay bão thường gây ra hiện tượng nước dâng
Nước dâng do gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam, tùy theo cường độ có thể gây
ra nước dâng cao hơn mức bình thường 10 – 30 cm và có thể truyền sâu vào sông
10 – 20 km Nước dâng khi có bão đều trên dưới 1m, khi cực đại có thể vượt quá 2,0 – 2,5 m
- Động lực biển và sạt lở bờ biển, đê biển: Sạt lở bờ biển là hiện tượng tự
nhiên xảy ra nhiều ở các vùng bờ biển trên thế giới, nhất là các vùng nhiệt đới Trong mùa mưa bão, sóng biển là động lực chính tác động đến bờ biển, mái đê gây sụt lở Cát bùn luôn được đánh tung lên và được dòng hải lưu chuyển ra ngoài bờ và tải đi bồi tích nơi khác Mực nước biển quyết định độ ảnh hưởng đến bờ biển Sự trùng lặp của mực nước cao nhất theo thủy triều với nước dâng và sóng bão sẽ làm cho mức độ phá hoại của động lực biển trở nên mạnh hơn [17]
1.2 Tiềm năng tài nguyên
1.2.1 Tài nguyên sinh vật
1.2.1.1 Tiềm năng tài nguyên sinh vật biển
Vùng biển huyện chịu ảnh hưởng của các dòng hải lưu nóng và lạnh tạo thành bãi cá, tôm có trữ lượng khá lớn Đã xác định có hơn 120 loài cá, thuộc 82 giống, 58 họ, gồm: 53 loài cá nổi, 69 loài cá đáy và các loại hải sản khác
- Động vật đáy và sinh vật phù du: Ở mỗi vùng nước: ngọt, lợ, mặn có một
khu hệ động vật đáy và sinh vật phù du đặc trưng, trong đó vùng nước lợ phong phú
và đa dạng về thành phần lượng Số lượng bình quân thực vật phù du đạt 210.514.000 tế bào/m3
Động vật phù du 3.320 cá thể /m3
Đây là nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cho các loài thủy sản vùng triều và đáp ứng cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản Về thành phần loài, đến nay đã xác định được 270 loài thực vật phù du, 191 loài động vật phù du
Trang 17Ở vùng biển ven bờ huyện Tĩnh Gia đã xác định được khoảng 119 loài động vật đáy, tập trung chính ở vùng cửa lạch và vùng hạ triều Sinh vật lượng động vật đáy trung bình 456 cá thể/m3
mỏ chì, kẽm ở Tân Trường, mỏ sắt ở Phú Sơn, đá chịu lửa, đá xây dựng các loại ở Tân Dân, Ngọc Lĩnh, Định Hải
Vùng ven biển có cát biển, cát đen chứa titan, cát xây dựng, cát thủy tinh ở Nguyên Bình
1.2.2.2 Tài nguyên đấtF
Huyện Tĩnh Gia có diện tích tự nhiên 45.828,66ha, hiện đang được sử dụng vào các mục đích như sau: Đất nông nghiệp (26.015,9ha); đất phi nông nghiệp
(12.165,19ha); đất chưa sử dụng (7.647,57ha)
Các đặc điểm tài nguyên đất được phân chia theo vùng như sau:
Vùng đất phía tây quốc lộ 1A bao gồm các nhóm đất xám, đất nâu đỏ (phân
bố ở đồi núi), đất phù sa Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng, thịt trung bình Đất phù sa có hàm lượng chất dinh dưỡng từ dưới trung bình đến trung bình thích hợp cho trồng lúa và trồng màu Đất đồi núi có tầng đất trung bình từ 0,5 – 1,2m, xen lẫn đá nông, khả năng và hướng sử dụng phù hợp với mục đích phát triển lâm nghiệp, trồng các loại cây như bạch đàn, keo, thông vừa cải tạo môi trường vừa cho thu nhập về kinh tế
Trang 18Vùng đất phía đông quốc lộ 1A bao gồm các nhóm đất cát biển, cồn cát có thành phần cơ giới nhẹ (cát tơi, cát pha, thịt nhẹ), loại đất này tuy nghèo đạm, lân, mùn song giầu Kali, tơi xốp và thoát nước tốt, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, nhất là cây trồng màu công nghiệp ngắn ngày như vừng, lạc đậu Các dải đất cát ven bờ biển phẳng, cát mịn rất thích hợp cho việc phát triển các bãi tắm, nghỉ dưỡng Đất mặn phân bố ven sông và các bãi triều, diện tích đất mặn rất thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, một số nơi có hàm lượng muối cao rất tốt cho việc sản xuất muối
1.2.2.3 Tài nguyên biển
Huyện Tĩnh Gia có 42km bờ biển với 3 cửa lạch: lạch Ghép, lạch Bạng và lạch Hà Nẫm với tổng diện tích vùng triều hàng nghìn ha thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy, hải sản mặn – lợ Nồng độ muối trong nước biển ở huyện khá cao, kết hợp với điều kiện thời tiết nắng to, gió lớn là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nghề làm muối Ngoài ra, huyện còn có nhiều bãi biển đẹp như bãi biển Hải Hòa, Hải Ninh là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ mát
Ngoài tiềm năng về du lịch, khai thác muối, còn có tiềm năng về cảng biển Trên địa bàn huyện hiện có 2 cảng biển đang hoạt động, cảng Lạch Bạng và cảng Nghi Sơn phục vụ nhu cầu tàu thuyền neo đậu trong khai thác thủy sản và trạm vận chuyển hàng hóa
- Cảng cá Lạch Bạng có tổng chiều dài 400m được triển khai thi công vào
năm 2009 và được hoàn thành vào cuối năm 2012 Công suất hàng hóa thông qua cảng 170 tấn/ngày Sau khi hoàn thành xây dựng cảng sẽ đi vào hoạt động nhằm phục vụ neo đậu, bốc dỡ hàng hóa của tàu thuyền nghề cá và phục vụ phát triển cơ
sở chế biến kinh doanh, dịch vụ hậu cần nghề cá
- Cảng Nghi Sơn là một cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (cảng loại
I) của Việt Nam, thuộc cụm cảng Bắc Trung Bộ Cảng hiện có một khu bến tổng hợp và container thuộc địa phận xã Nghi Sơn Luồng vào bến dài 2km, sâu -8,5m Khu bến này hiện có khả năng tiếp nhận tàu đến 20 nghìn DWT Khu bến này có 2
Trang 19cầu tàu, một cầu dài 165m và có độ sâu 8,5m, cầu còn lại dài 225m và có độ sâu 11m Kho bến rộng 2.880 m2
và bãi chứa container rộng 12.350m2 Theo quy hoạch
hệ thống cảng biển của Chính Phủ Việt Nam, khu bến hiện nay sẽ được nâng cấp để
có khả năng tiếp nhận tàu tới 50 nghìn DWT
Nguồn năng lượng tiềm năng chưa khai thác như năng lượng gió, năng lượng sóng biển Đây là nguồn năng lượng rất dồi dào nhưng còn hạn chế về mặt kỹ thuật
và vốn nên chưa được đưa vào khai thác
Cơ cấu tàu cá có sự chuyển dịch tích cực, giảm về số lượng tàu khai thác ven bờ, tăng về số lượng tàu khai thác xa bờ Số lượng tàu cá hoạt động ven bờ có công suất dưới
20 CV đã giảm đáng kể Số lượng tàu đánh bắt có công suất 90 CV hoạt động ở vùng khơi tăng nhanh, đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng khai thác trên toàn huyện,
cụ thể:
Bảng 1.1: Số lượng tàu thuyền khai thác thuỷ sản huyện Tĩnh Gia [13]
TT Công suất tàu
(CV)
Số lượng (Chiếc)
Phần trăm (%)
Tổng sản lượng khai thác (Tấn)
Tổng số lao động (người)
Trang 20Biểu đồ phần trăm khai thác của các loại tàu
Hình 1.4: Biểu diễn phần trăm các loại tàu thuyền khác nhau [13]
Các nghề chủ yếu trong khai thác thủy sản là:
- Nghề lưới kéo: 346 tàu tập trung ở các xã Hải Hà, Hải Ninh, Hải Thanh,
Nghi Sơn Đây là nghề hoạt động chủ yếu ở vùng lộng, năng suất khai thác bình quân đạt từ 15 tấn/tàu/năm, đặc biệt nghề lưới kéo đôi có sử dụng tời thu lưới cho hiệu quả khai thác cao, năng suất đạt trên 100 tấn/tàu/năm
Hoạt động ven bờ, tập trung ở hầu hết các xã bãi ngang và một số ít ở các xã bãi lạch, sản lượng khai thác thấp, năng suất bình quân chỉ 1,5 tấn/tàu/năm, hiệu quả khai thác thấp lại mang tính hủy hoại nguồn lợi thủy sản ven bờ, cần có phương
án chuyển đổi, giảm dần số lượng
- Nghề câu kết hợp chụp mực 433 tàu khai thác ở vùng lộng, vùng khơi tập trung ở các xã Nghi Sơn, Hải Thanh Đây là nghề tuy năng suất, sản lượng không cao nhưng sản phẩm khai thác có giá trị kinh tế cao và mang tính chất bền vững cần được duy trì Năng suất bình quân đạt 15 tấn/tàu/năm
- Nghề moi khai thác thường xuyên tập trung chủ yếu ở xã Hải Thanh và khai thác theo thời vụ ở Hải Ninh, Bình Minh, Hải Hòa, Hải Thượng
- Các nghề như lồng bẫy, te bẫy, nghề dùng đã giảm mạnh, đây là nghề mang tính chất hủy hoại nguồn lợi thủy sản, năng suất khai thác thấp
b) Nuôi trồng thủy sản
Trang 21Biểu đồ sản lượng nuôi trồng huyện Tĩnh Gia Năm 2011
0 50 100 150 200
Tôm chân trắng
Tôm sú Cá lồng
(nước mặn)
Cá nước ngọt Loài khác
(tôm, cua, ngao ) Loài
Sản lượng (tấn)
Nghề nuôi trồng thủy sản đã được tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng lựa chọn con nuôi, hình thức nuôi phù hợp với điều kiện đặc điểm ao đầm, thời tiết, khí hậu, trình độ kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư, nên đã mang lại hiệu quả, góp phần ổn
định đời sống, thu nhập của người dân
Bảng 1.2: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản huyện Tĩnh Gia năm 2011[13]
Số cơ sở chế biến thủy sản có công suất 10 tấn sản phẩm, 10 lao động trở lên
là 152 cơ sở Nghề chế biến đã giải quyết công ăn việc làm cho trên 7.500 lao động, với mức thu nhập từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng/tháng
d) Nông nghiệp
- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng: 22.627,7 ha, tổng sản lượng lương thực: 42.323,7 tấn, bao gồm cả lúa, ngô, cây lạc, khoai lang, rau đậu các loại, cây Vừng Năm 2011 giành thắng lợi vụ xuân cả về diện tích và năng suất, sản lượng
Trang 22lúa và lạc Vụ hè thu và vụ mùa bị mất cơ bản đặc biệt là lúa mùa mất trên 2700 ha, sản lượng ước tính trên 15.000 tấn, do đó kế hoạch lương thực năm 2011 chỉ đạt 42.323,7 tấn
- Về chăn nuôi thú y: Phát triển đàn trâu, bò, lợn và gia cầm khác Tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi trang trại theo tiêu chí tại Quyết định số: 271/2011/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 ở các xã: Tân Dân, Triêu Dương, Phú Sơn và một số xã khác
1.3.1.2 Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, Thương mại
a) Công nghiệp
Bảng 1.3: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện
Tĩnh Gia giai đoạn 2000 – 2009 [10]
I Khu vực kinh tế trong nước
1 Nhà mước
+ Trung ương quản lý
+ Địa phương quản lý
21
18
3
2 3.946
21
18
3
2 3.831
Công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu do thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và liên doanh tạo ra và nét nổi bật của ngành công nghiệp huyện chính là sự phát triển của khu vực sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước Năm 2000, tổng giá trị
Trang 23sản xuất của khu vực này là 412,996 tỷ đồng chiếm hơn 98% giá trị sản xuất của toàn ngành Năm 2001, Nhà máy Xi măng Nghi Sơn liên doanh với Nhật Bản ra đời
đã khiến cho giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện tăng đột biến, chiếm 92,3% giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Khi công suất của nhà máy tăng lên 4,6 triệu tấn thì tỷ trọng đóng góp của nhà máy trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện còn tăng lên rất nhiều
Về phân bố không gian: Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp đều tập trung ở thị trấn Tĩnh Gia và các xã ven biển: Nghi Sơn, Hải Châu, Hải Hà, Hải Bình
và Hải Thượng Ở khu trung tâm huyện, tập trung phần lớn các cơ sở sản xuất các mặt hàng cơ khí, chế tạo, vật liệu xây dựng Chế biến lâm sản chủ yếu tập trung ở vùng bán sơn địa như: Sơn lâm, Trúc Lâm, Mai lâm, Phượng Cát,
b) Tiểu thủ Công nghiệp
Đến năm 2011, toàn huyện có 346 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tập trung là các ngành nghề chế biến hải sản, sữa chữa tàu thuyền, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng dân dụng và các nghề khác Thu hút trên 13% lao động trong toàn huyện tham gia, thu nhập bình quân đạt 2,5 triệu đồng/người/tháng Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm đạt trên 630 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong tổng giá trị của ngành kinh tế
c) Thương mại
Giai đoạn 2006 – 2009, quy mô hoạt động của ngành thương mại tăng lên rất nhanh Năm 2006 trên toàn huyện có 2.898 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có 2.401 cơ sở hoạt động thương mại, 497 nhà hàng Đến năm 2009, toàn huyện có 3.157 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó cơ sở hoạt động thương mại tăng 3.165
và 498 nhà hàng Đặc biệt từ khi có khu kinh tế Nghi Sơn, các doanh nghiệp thương mại phát triển nhiều hơn và đa dạng hơn
1.3.1.3 Giao thông vận tải
- Giao thông đường bộ trên địa bàn huyện bao gồm các tuyến đường giao thông chiến lược quốc gia và giao thông nội tỉnh Đường quốc lộ 1A, con đường huyết mạch nối liền các miền trong nước chạy qua địa bàn huyện dài 34 km từ
Trang 24Trường Lâm đến Hải Châu Quốc lộ 1A chia cắt huyện thành 2 phần riêng biệt Phía đông là vùng gần biển và phía tây là ruộng đồng Có thể nói, quốc lộ 1A là huyết mạch chính của huyện, có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Đường sắt Bắc Nam chạy trên địa bàn huyện 20 km, từ xã Các Sơn đến xã Trường Lâm với 3 ga tàu hỏa Văn Trai, Khoa Trường và Trường Lâm
Ngoài ra tuyến đường nối đô thị Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh với chiều dài toàn tuyến là 56km, đoạn đi qua Tĩnh Gia dài 22km có vai trò rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Tĩnh Gia nói riêng và vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ nói chung
Bên cạnh đó ở Tĩnh Gia còn có đường chiến lược 2B là tuyến đường liên xã
từ Hùng Sơn đi Trường Lâm Tuyến đường 2B đi qua các xã Hùng Sơn, Định Hải, Hải Nhân, Nguyên Bình, Xuân lâm, Trúc Lâm, Phú Lâm, Tân Trường và Trường Lâm Đường tỉnh lộ số 4 từ cầu Hổ đến Nghi Sơn, còn có đường liên huyện số 8 từ chợ Kho (Hải Ninh) đến chợ Chào (Thanh Sơn) và hệ thống đường liên thôn và liên
xã dài hàng trăm km Đó là những đường giao thông chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện
- Giao thông đường sông và đường biển Kênh Than có từ thời Tiền Lê đã vận chuyển lương lương thực, hàng hóa, vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến và phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội Cửa Bạng, Cửa Ghép, Cửa Hà Nẫm nối liền giao thông đường biển và nội địa thông qua sông Ghép, sông Bạng và sông Hà Nẫm Hiện nay, huyện có 3 cảng, đó là: cảng nước sâu, cảng chuyên dùng ở Nghi Sơn và cảng cá ở xã Hải Thanh Đây là những tiềm năng để phát triển giao thông đường biển Nhìn chung, lợi thế về vận tải đường thủy rất lớn, nhưng chưa được khai thác đáng kể
Bảng 1.4: Phương tiện và khối lượng vận tải của huyện Tĩnh Gia năm 2009 [11]
Phương tiện vận tải
Xe ô tô vận tải
(Cái)
Xe ô tô khách (Cái)
Xe máy (Cái)
Trang 251.3.1.4 Du lịch
Từ năm 2003 đến nay, một phần tài nguyên du lịch biển bước đầu được khai thác có hiệu quả và thu hút được một số dự án đang bắt đầu đầu tư khai thác tài nguyên du lịch như: Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa, Khu du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn Tuy nhiên, phần lớn tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Tĩnh Gia vẫn chưa được khai thác và phát huy một cách đầy đủ phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế và thương mại – dịch vụ,
du lịch của huyện
Khách du lịch lưu trú chủ yếu là khách nội địa; phần lớn là các đoàn khách đi tắm biển Hải Hòa Lượng khách không đều và không thường xuyên Mức độ chi tiêu của khách du lịch tại Tĩnh Gia nhìn chung thấp; chủ yếu cho lưu trú và ăn uống
Giai đoạn từ năm 2003 – 2009, Tĩnh Gia chưa là một điểm du lịch thu hút khách Từ năm 2010 đến nay, lượng khách du lịch Tĩnh Gia có phần gia tăng; lượng
khách du lịch có vào khoảng 88.000 lượt khách Doanh thu du lịch ước đạt 49,5 tỷ
đồng Ước tính năm 2011 đạt 53,2 tỷ đồng
Lực lượng lao động ngành du lịch hiện nay có khoảng hơn 170 lao động trực tiếp phục vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch (khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ tư nhân, ) Hầu hết các lao động chỉ mang tính chất thời vụ và chưa được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ du lịch
Hiện tại, toàn huyện có 22 cơ sở lưu trú du lịch Trong đó có 03 Khách sạn đạt 2 sao và 02 Khách sạn đạt 1 sao Hệ thống các nhà hàng, khách sạn bắt đầu phát triển nhưng chất lượng chưa cao; chủ yếu do tư nhân đầu tư Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú ý đúng mức Các loại hình dịch vụ nhà hàng theo phương thức hiện đại, chưa đáp ứng được nhu cầu du khách
Các điểm cho hoạt động vui chơi giải trí hầu như chưa đáng kể; chỉ có một
số điểm nho nhỏ do tư nhân điều hành, chất lượng dịch vụ rất nghèo nàn Khu du lịch nghỉ dưỡng Hải Hòa có 01 sân Tenis
Trang 26Phương tiện vận chuyển khách du lịch chủ yếu do phương tiện vận tải khách công cộng – chi nhánh taxi Mai Linh và các cá nhân nhỏ lẻ, thô sơ Phương tiện vận chuyển chuyên biệt cho khách du lịch và doanh nghiệp chuyên kinh doanh lữ hành chưa có
Tĩnh Gia đã triển khai Quy hoạch chi tiết Khu nghỉ mát Hải Hòa được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2003 Đến nay đã có 6 nhà đầu tư đã và đang tiến hành thi công Trong đó có một số dự án đang thi công với tiến độ chậm; một vài hiệu quả là Khách sạn Xanh Hà; khách sạn Cao Nguyễn, khách sạn Đại Dương;
khách sạn Bình Minh; khách sạn Nam Phương, khách sạn Thanh Còi và một số nhà
du lịch và nhà ở Sóng Xanh – KKT Nghi Sơn; Khu nghỉ dưỡng biển cao cấp tại xã Ninh Hải do Công ty cổ phần bất động sản du lịch Phú Gia Đất Việt đầu tư; Công ty dịch vụ và nhà ở Sóng Xanh (tại Tĩnh Hải); Công ty Nam Phương đầu tư xây dựng khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái (tại Hải Bình)
1.3.2 Những hoạt động khai thác, sử dụng vùng bờ biển
Trên cơ sở hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội nói trên và mục đích nghiên cứu đề tài luận văn, có thể chia những hoạt động khai thác và sử dụng vùng bờ biển huyện Tĩnh Gia thành các loại sau:
- Khai thác thủy sản
- Nuôi trồng thủy sản
- Sản xuất nông-diêm nghiệp
- Hoạt động du lịch-dịch vụ
- Hoạt động công nghiệp
- Giao thông vận tải
- Hoạt động cảng biển
Trang 27- Bảo tồn thiên nhiên
Tâm lý phổ biến thích con trai và muốn có nhiều con trai để lao động những công việc nghề biển cần nhiều sức lực Đặc biệt những hộ gia đình chưa có con trai cố gắng sinh thêm để có con trai làm cho dân số và mật độ dân số vùng này cao hơn nhiều các vùng khác trong huyện Từ việc tăng dân số này gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội như: nhu cầu khai thác tài nguyên cao, gây áp lực môi trường, dân số trẻ cần việc làm
xã hội
Huyện Tĩnh Gia đang trong quá trình từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bằng việc phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp, xây dựng công nghiệp và phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ Trong quá trình phát triển công nghiệp cần đất để xây dựng nhà máy, xí nghiệp Nhà nước đã thu hồi đất nông nghiệp của nhân dân trong huyện, các chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa đáp ứng được tình hình thực tế Do đó, số nông dân bị thu hồi đất không còn đất canh tác trở thành thất nghiệp Trình độ dân trí thấp không đáp ứng được công việc trong ngành công nghiệp phát triển
Trang 281.4.3 Các tệ nạn xã hội
Do huyện Tĩnh Gia đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, nông dân bị thu hồi đất và được đền bù một số lượng tiền lớn Một số ít hộ dùng tiền này đầu tư phát triển kinh tế phù hợp đảm bảo được đời sống hàng ngày Nhưng đa phần sử dụng đồng tiền vào những việc không phù hợp lại trở thành nghèo đói, không việc làm Từ đây, sinh ra nhiều tệ nạn trong
xã hội như cờ bạc, lô đề và nghiện hút kéo theo nhiều hệ lụy khác
1.5 Quan niệm về mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng đa ngành ở vùng bờ
Đới bờ nói chung và vùng bờ nói riêng được đặc trưng bởi tính đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, nên nó chứa đựng tiềm năng phát triển đa ngành Nghĩa là vùng bờ không phải là đối tượng khai thác, sử dụng và sở hữu của một ngành nào,
mà là của nhiều ngành Chính vì vậy, ở đây thường xuyên xảy ra các mâu thuẫn lợi ích trong bối cảnh sử dụng đa ngành tài nguyên đới bờ
Trên thế giới đã có nhiều văn liệu đề cập đến mâu thuẫn lợi ích và xung đột môi trường và ở Việt Nam từ năm 2000 vấn đề này cũng đã được bàn luận Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi trình bày khái quát về quan niệm, phân loại các kiểu loại và giải pháp xử lý mâu thuẫn lợi ích và xung đột môi trường
1.5.1 Quan niệm về mâu thuẫn lợi ích
Trong sử dụng đa ngành tài nguyên vùng bờ, mâu thuẫn lợi ích được hiểu là
những tranh chấp lợi ích phát triển giữa các ngành, cũng như những thiệt hại do ngành này, lĩnh vực này gây ra cho ngành khác và lĩnh vực khác, chủ yếu là những thiệt hại về mặt môi trường và tài nguyên
1.5.2 Các kiểu mâu thuẫn lợi ích
a) Mâu thuẫn lợi ích có thể xảy ra theo các hình thức khác nhau như: tranh chấp không gian (thường ở nơi mà vị thế trở thành dạng tài nguyên đặc biệt có giá trị); tranh chấp tài nguyên (ở một khu bờ hoặc trong không gian một hệ sinh thái); tranh chấp đầu tư (khi sức hút đầu tư vào lĩnh vực này làm giảm nhẹ lĩnh vực khác)
và tranh chấp môi trường (do tác động môi trường tiêu cực của ngành này gây thiệt
hại cho ngành khác)
Trang 29b) Mâu thuẫn lợi ích cũng xảy ra theo các tương quan khác nhau như: mâu thuẫn một chiều (ngành này gây thiệt hại cho ngành kia và không có phản ứng ngược); mâu thuẫn hai chiều (cả hai gây thiệt hại cho nhau) và mâu thuẫn nhiều chiều (một ngành chịu thiệt hại do nhiều ngành gây ra và ngược lại)
c) Mâu thuẫn lợi ích cũng xảy ra ở qui mô thời gian và mức độ khác nhau như: mâu thuẫn tạm thời (hậu quả tranh chấp không lâu dài, qui mô hẹp); mâu thuẫn lâu dài (hậu quả tranh chấp lâu dài, qui mô lớn hơn); mâu thuẫn đối kháng (gây thiệt hại lớn, khó có thể dung hoà) và xung đột lợi ích (xẩy ra khi mâu thuẫn
đối kháng ở mức gay gắt nhất)
d) Mâu thuẫn lợi ích theo mối quan hệ ngành/lĩnh vực như: mâu thuẫn nội ngành (tranh chấp lợi ích do các hoạt động trong cùng một ngành gây ra, có chung một chủ thể quản lý); mâu thuẫn giữa các ngành (khác chủ thể quản lý, phức tạp hơn); mâu thuẫn giữa cá nhân và cộng đồng (tư tưởng tư hữu với công hữu); mâu thuẫn giữa các cấp (giữa các chủ thể quản lý có quyền lực khác nhau); mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm an ninh quốc phòng (đây là hai mặt của một vấn đề nhưng luôn mâu thuẫn về chiến lược và sách lược); và mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế (sức ép từ hoạt động phát triển và bảo vệ
môi trường cực đoan)
1.5.3 Tranh chấp và xung đột môi trường
1.5.3.1 Tranh chấp môi trường
Tranh chấp môi trường là một hình thức của mâu thuẫn lợi ích, xẩy ra do tác động môi trường tiêu cực của ngành này gây thiệt hại cho ngành khác trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ Một số nhà nghiên cứu cho rằng tranh chấp môi trường là một dạng sơ khởi, bộc lộ công khai của xung đột môi trường Tranh chấp môi trường là một tất yếu khách quan, một hệ quả tất yếu của quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường vùng bờ biển Vì các hệ thống tài nguyên vùng bờ là hữu hạn trong khi nhu cầu của con người là “vô hạn”, và quá trình khai thác tài nguyên đã (không thể tránh khỏi) gây ra những tổn thương môi trường
Trang 301.5.3.2 Xung đột môi trường
Blackburn và Bruce (năm 1995) cho rằng xung đột môi trường xuất hiện
“…khi một hay nhiều bên liên quan đến một quá trình ra quyết định bất đồng về một hành động có tiềm năng gây ra tác động tới môi trường” Susskind (năm 1998) nói đến những xung đột môi trường như “…những bất đồng giữa các bên liên quan (stakeholders) trong phạm vi tranh chấp công có liên quan đến chất lượng môi trường hay quản lý tài nguyên thiên nhiên” [9]
Như trên đã nói, tranh chấp môi trường là “dấu hiệu khởi đầu”, còn xung đột môi trường cũng là một dạng xung đột lợi ích ở mức đối kháng gay gắt nhất, gây thiệt hại lớn, khó có thể dung hoà Rõ ràng, x ung đột môi trường không phải là một loại mâu thuẫn duy nhất, mà là một trong những kiểu loại mâu thuẫn lợi ích và theo mức độ mâu thuẫn nó xẩy ra khi mâu thuẫn đối kháng ở mức gay gắt nhất Hay nói cách khác, các kiểu loại mâu thuẫn lợi ích không thể “quy nạp” tất cả về xung đột môi trường Xung đột môi trường được xác định từ các kiểu loại mâu thuẫn lợi ích theo mức độ và nó là loại mâu thuẫn có mức độ tác động gay gắt nhất, có nguyên nhân phức tạp nhất và cách giải quyết cũng khó khăn nhất
Theo các định nghĩa trên chúng ta hiểu mâu thuẫn lợi ích bao gồm mâu thuẫn lợi ích về kinh tế và mâu thuẫn môi trường (thậm chí xung đột)
Trang 31CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Tĩnh Gia [14]
Trang 322.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Cách tiếp cận
2.2.1.1 Tiếp cận hệ thống
Vùng bờ biển (coastal area) nằm chuyển tiếp giữa lục địa và biển, luôn chịu tác động tương hỗ giữa quá trình lục địa (chủ yếu là sông) và biển (chủ yếu là sóng, dòng chảy và thuỷ triều), giữa các hệ thống tự nhiên (coastal system) và hệ nhân văn (tâm điểm là hoạt động của con người), giữa các ngành và những người sử dụng tài nguyên vùng bờ (hoặc tài nguyên bờ - coastal resources) theo cả cấu trúc dọc (trung ương xuống địa phương) và cấu trúc ngang (các ngành trên cùng địa bàn), giữa cộng đồng dân địa phương và với các thành phần kinh tế khác Vì thế, vùng bờ biển (gọi tắt là vùng bờ) bao gồm nhiều hệ thống tài nguyên chia sẻ và là đới tương tác, nên là đối tượng khai thác của nhiều ngành
Việc nghiên cứu những mâu thuẫn lợi ích tồn tại trong quá trình khai thác, sử dụng vùng bờ biển huyện Tĩnh Gia phải được tiến hành dựa trên cách tiếp cận hệ thống để tìm ra các nguyên nhân và cách xử lý các mâu thuẫn trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau nói trên
2.2.1.2 Tiếp cận phát triển bền vững
Phát triển bền vững là cách phát triển ổn định, hướng tới tương lai Phát
triển bền vững đối với vùng bờ huyện Tĩnh Gia là việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường trong giới hạn chống chịu của các hệ sinh thái vùng bờ, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích và xung đột môi trường trong quá trình khai thác, sử dụng vùng này Cho nên, PTBV vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ của việc phân tích, đánh giá và giải quyết mâu thuẫn lợi ích và xung đột môi trường trong sử dụng đa ngành vùng bờ nghiên cứu
Trang 33cần phải áp dụng cách tiếp cận tổng hợp: liên ngành, liên khu vực, liên cơ quan, liên
hệ thống trên cơ sở tôn trọng lợi ích ngành hài hòa với lợi ích toàn cục
2.2.1.4 Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái
Trong vùng bờ, các hệ sinh thái (HST) bờ (coastal ecosystem) được xem là
“vốn thiên nhiên” và là cơ sở hạ tầng tự nhiên của vùng bờ, cho nên đầu tư cho HST
là đầu tư cho tương lai vùng bờ [5], tức là hướng tới PTBV vùng bờ Các HST vùng
bờ (như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn hô, đầm phá, bãi triều lầy,…) cũng luôn nhạy cảm và dễ bị tổn thương dưới tác động của các hoạt động phát triển của con người và thiên tai Mọi hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý vùng bờ phải được tiến hành trong sức chống chịu và khả năng phục hồi của các HST nói trên Vì vậy, quản lý vùng bờ bền vững, bao gồm giảm thiểu các mâu thuẫn lợi ích phải áp dụng cách tiếp cận dựa vào HST (ecosystem-based approach) Tức là không nên nhìn sự việc, hiện tượng, loại sinh vật cụ thể, riêng rẽ, mà nhìn vào không gian và mối liên
kết gữa chúng
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1 Phương pháp kế thừa, tổng hợp có chọn lọc tài liệu
Tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu về đặc điểm khí tượng - hải văn, đặc điểm địa chất, địa mạo, môi trường, các dạng tài nguyên, yếu tố xã hội, kinh tế…Các tài liệu này được phân loại, sắp xếp có trình tự và được định hướng vào nghiên cứu để xác định các mâu thuẫn lợi ích tại khu vực nghiên cứu
2.2.2.2 Phương pháp điều tra thực địa
Đây là phương pháp không thể thiếu khi xác định những mâu thuẫn lợi ích trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường Năm 2012 tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa tại các vị trí cần nghiên cứu như cảng cá Lạch bạng, Nghi Sơn, các khu nuôi các lồng và tôm Để bổ sung nhằm đánh giá hiện trạng môi trường, hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường vùng bờ của các ngành kinh
tế chủ yếu ở khu vực huyện Tĩnh Gia Công tác khảo sát bước đầu có thể cho ta đánh giá được sơ bộ các mâu thuẫn lợi ích nảy sinh, các yếu tố gây cường hoá hay hạn chế những xung đột lợi ích trong khu vực
Trang 34Hình 2.2 Điều tra thực địa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia
2.2.2.3 Phương pháp đánh giá nhanh môi trường có sự tham vấn của cộng đồng
Đây là phương pháp thu thập kinh nghiệm sâu, hệ thống nhưng bán chính thức, thực hiện trong cộng đồng nhằm khai thác thông tin về môi trường (tự nhiên,
xã hội – nhân văn, hiện trạng tài nguyên – môi trường) và phát triển dựa vào nguồn tri thức bản địa của cộng đồng gắn kết giữa nhóm đánh giá và những người chịu tác
động nhằm tìm kiếm các giải pháp có tính khả thi cao
2.2.2.4 Phương pháp chuyên gia
Có thể nói đây là một phương pháp quan trọng và hiệu quả Phương pháp này huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của các chuyên gia về lĩnh vực tài nguyên, môi trường và quản lý biển Từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và
khoa học cao, tránh những thiếu xót trong quá trình nghiên cứu
2.2.2.5 Phương pháp ma trận
Để nhận diện các mâu thuẫn lợi ích trong quá trình khai thác, sử dụng vùng
bờ nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Tĩnh Gia, việc lập bảng ma trận quan
hệ giữa các hoạt động sử dụng tài nguyên với nhau là rất cần thiết Các loại hình sử dụng tài nguyên chính là các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ của các nhóm xã hội khác nhau tại vùng nghiên cứu
Quan hệ giữa các loại hình sử dụng tài nguyên với nhau được gán bởi các giá trị T, Tđk và O:
- Trong đó T là giá trị tương thích, có nghĩa là hai hay nhiều loại hình sử dụng tài nguyên khác nhau thích hợp với nhau khi cùng hoạt động trên cùng một khu vực
Trang 35Khi các loại hình sử dụng tài nguyên như vậy được triển khai trên khu vực này thì ảnh hưởng đến môi trường là không đáng kể và ít cản trở sự phát triển của nhau Ví dụ: khu vực rừng tự nhiên, rừng trồng thích hợp nhất với những loại hình sử dụng như nghiên cứu khoa học, các hoạt động mang tính chất bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
- Tđk là giá trị tương thích có điều kiện, có nghĩa là loại hình sử dụng này nếu
có một số điều kiện nhất định thì vẫn có thể hoạt động trên cùng một khu vực với các loại hình sử dụng khác mà ít gây tổn hại đến môi trường Ví dụ với khu vực rừng tự nhiên và rừng trồng đã nêu trên thì các loại hình bảo tồn tài nguyên thiên nhiên mang tính tương thích có điều kiện với hoạt động du lịch với điều kiện là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
- O là giá trị không tương thích, tức là các loại hình sử dụng tài nguyên này không thích hợp khi được khai thác trên một khu vực với hai hay nhiều loại hình sử
dụng tài nguyên khác
Trang 36CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng vùng bờ huyện Tĩnh Gia
Trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên của huyện Tĩnh Gia xuất hiện nhiều loại hình sử dụng có thể cũng được triển khai trên cùng một hay nhiều khu vực khác nhau Trong quá trình khai thác, sử dụng như vậy đã làm phát sinh mâu thuẫn lợi ích, trong đó có tranh chấp môi trường, thậm chí xung đột môi trường Căn cứ vào mức độ tương thích của các loại hình hoạt động khai thác, sử dụng vùng
bờ huyện Tĩnh Gia, tác giả đã tiến hành xây dựng ma trận quan hệ giữa chúng (Bảng 3.1)
Bảng 3.1: Ma trận quan hệ giữa các loại hình hoạt động khai thác, sử dụng tài
nguyên vùng bờ trong huyện Tĩnh Gia
Loại hình sử
dụng
Công nghiệp
Nông nghiệp Du lịch
Khai thác thủy sản
Nuôi trồng thủy sản
Cảng biển
Giao thông vận tải
Giao thông vận tải T (2,8) O (3,8) O (4,8) O (5,8) O (6,8) T (7,8) T(8,8)
Trong khuôn khổ luận văn tác giả tập trung nghiên cứu các ngành trên và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình sử dụng hoạt động trong vùng bờ huyện Tĩnh Gia để phân tích làm rõ những mâu thuẫn tồn tại trong phát triển kinh tế Ví
dụ tại vị trí (2,3) giao giữa ngành nông nghiệp và công nghiệp được ký hiệu là O, được hiểu là không tương thích vì khi quy hoạch phát triển công nghiệp cần quỹ đất
Trang 37lớn, do đó đất dùng cho nông nghiệp sẽ ít đi, kéo theo là sản lượng nông nghiệp sẽ giảm, người dân mất việc làm Trình độ lao động của nông dân không đáp ứng được
ở điều kiện mới, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên kéo theo nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội Tại vị trí (2,7) ký hiệu là T được hiểu là tương thích hai ngành này cùng hoạt động hỗ trợ nhau phát triển, công nghiệp sản xuất ra hàng hóa cần vận chuyển đến những nơi tiêu thụ Cảng biển giúp hàng hóa lưu thông thuận tiện, công nghiệp phát triển hơn Tại vị trí (3,6) giao giữa nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp ký hiệu Tđk hiểu là tương thích có điều kiện Nuôi tôm xen kẽ trồng lúa, trồng lúa làm sạch môi trường, nguồn gây bệnh cho tôm bị hạn chế về, nông nghiệp vẫn đảm bảo thu hoạch cho người nông dân, nuôi trồng thủy sản cho năng suất cao hạn chế bệnh cho vật nuôi Đây là những mối quan hệ điển hình của bảng ma trận
3.1.1 Mâu thuẫn lợi ích giữa khai thác thủy sản và các ngành khác
Khai thác thủy sản là ngành đem lại thu nhập chính của người dân ở các xã ven biển trong huyện Đến cuối năm 2011, tổng số người tham gia hoạt động khai thác thủy sản ở huyện Tĩnh Gia là 10.050 người, tổng công suất của tàu là 80.169
CV Từ đây tính toán lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường của hoạt động đánh bắt thủy sản như sau
Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động tàu thuyền, khí thải từ động cơ, chủ yếu là các loại động cơ chạy bằng nhiên liệu diezel là chính Khí thải từ các máy này đem theo các khí độc hại vào môi trường không khí theo tỷ lệ phần trăm thể tích như sau (Bảng 3.2) Theo điều tra thực tế, tàu đánh cá sẽ liên tục ở ngoài biển trong một năm khoảng 11 tháng, tàu nổ máy liên tục Trừ những ngày mưa bão trong một năm lấy bình quân tàu chạy liên tục trong 10 tháng Cứ 01CV chạy trong 01 giờ tiêu hao khoảng 150g
dầu Từ các số liệu ta có thể tính được các chất ô nhiễm
Trang 38Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm chất ô nhiễm trong khí thải động cơ [5]
Bảng 3.3: Tải lượng chất ô nhiễm từ hoạt động khai thác thủy sản [16]
(g/người/ngày)
Khối lượng tấn/năm
Cường lực khai thác và quy chế hoạt động của đội tàu đánh bắt hải sản chưa phù hợp với khả năng nguồn lợi tại vùng ven biển huyện Tĩnh Gia Ngư dân khai thác thuỷ hải sản ven lộng tại huyện Tĩnh Gia theo hướng tận thu, huỷ diệt và không
có quy hoạch rõ ràng về mùa vụ thu hoạch và mùa vụ phải hạn chế thu hoạch để tạo điều kiện cho các loại cá, tôm sinh sản và để duy trì sản lượng cho các vụ sau
Trang 39Dưới sức ép kinh tế, ngư dân đã sử dụng các ngư cụ và phương pháp khai thác không có tính chọn lọc như lưới kéo, lưới rê 3 lớp dẫn đến cạn kiệt dần nguồn lợi hải sản Điều này tiếp diễn sẽ đe dọa đến cuộc sống của ngư dân trong vùng, trước mắt dẫn đến đói nghèo của hàng trăm nghìn người ở các xã ven biển chuyên sống bằng nghề đánh cá Đặc biệt đối với ngư dân không có khả năng mua sắm trang thiết bị đủ điều kiện đánh bắt xa bờ, hiện tượng suy thoái ngư trường ven bờ như trên sẽ đẩy nhiều cộng đồng ngư dân vào cảnh nghèo đói Nghèo đói và mất an ninh chỉ trong khoảng cách rất nhỏ
Hình 3.1: Thuyền đánh cá sử dụng nilon ướp cá về cảng Lạch Bạng
Thêm nữa, tàu đánh cá dùng túi nilon to để ướp cá, khi chuyển cá lên bờ, họ cào rách túi ni lon rồi vứt luôn xuống biển gây mất mỹ quan vùng biển huyện Tĩnh Gia, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và làm giảm sức hút du lịch tắm biển Hải Hòa, cản trở mục tiêu phát triển của ngành du lịch
Ngoài ra, việc sử dụng ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt không chỉ làm giảm trữ lượng cá, tôm mà còn gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và các hệ sinh thái ven biển, các hình thức sử dụng cào, lưới mắt nhỏ làm đục môi trường nước và làm nhiễu loạn môi trường của hàng loạt các hệ sinh thái biển-ven biển như rạn san hô, thảm cỏ biển, rong tảo biển Các chủ tàu còn xả dầu thải từ động cơ tàu thuyền, nước dằn tàu trực tiếp ra biển Trong phạm vi khu vực neo đậu của các tàu đánh cá, môi trường nước và trầm tích bị ô nhiễm chất hữu cơ và rác thải sinh hoạt nghiêm trọng Hoạt động cung cấp xăng dầu cũng được thực hiện mà không có sự kiểm soát
Trang 40ô nhiễm đã làm cho khu vực có nguy cơ ô nhiễm PCBs và kim loại nặng cao,…Các
hành vi nói trên không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ven biển mà còn làm phát sinh mâu thuẫn giữa khai thác thuỷ hải sản và ngành du lịch và cũng có nghĩa là xung đột với một bộ phận dân cư địa phương đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch; mâu thuẫn do tranh chấp vùng khai thác giữa ngư dân địa phương và ngư dân từ các địa phương khác tới vùng khai thác chung (Hình 3.2)
Hình 3.2: Mâu thuẫn và xung đột giữa khai thác thuỷ sản với các ngành khác trong
quá trình sử dụng vùng ven biển huyện Tĩnh Gia
3.1.2 Mâu thuẫn lợi ích giữa nuôi trồng thủy sản với các ngành khác
Trong những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thủy sản trên thị trường tăng cao, việc nuôi tôm và cá lồng bè đã tạo ra nguồn lợi nhuận không nhỏ cho người dân ven biển So với các hoạt động canh tác truyền thống như lúa, cói, làm muối,…thì nuôi tôm, cá lồng có lợi nhuận lớn hơn gấp nhiều lần Do vậy các đầm nuôi tôm, cá liên tục được xây dựng, mở rộng và tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua tại khu vực ven biển huyện Tĩnh Gia (Hình 3.3)
Khai thác thủy, hải sản ven bờ
Mâu thuẫn với bảo vệ tài nguyên
Xung đột với cộng đồng bản địa
Mâu thuẫn với ngành du lịch và dịch vụ
Phá hủy các hệ sinh
thái ven biển, suy
giảm nguồn lợi
thủy hải sản
Ô nhiễm môi trường biển
Cường hoá tai biến tự nhiên
Sử dụng các phương tiện đánh bắt huỷ diệt