Mâu thuẫn giữa du lịch với ngành khác

Một phần của tài liệu Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 60)

a) Mâu thuẫn giữa nội bộ hoạt động du lịch; giữa hoạt động du lịch với các hoạt động bảo tồn tài nguyên và sinh thái

Phần lớn huyện Tĩnh Gia nằm ở phía đông Quốc lộ 1A, có 42 km bờ biển, có rừng, núi non, đồng bằng với hệ thống hồ đập, hang động mỹ lệ và kênh Nhà Lê, kênh Xước cùng đổ ra biển. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi cho cả đường bộ, đường biển, đường thủy và đường không. Phía dưới là biển, đảo, bên trên là núi non, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.

Như đã trình bầy ở chương I, năm 2010 Tĩnh Gia thu hút được 88.000 lượt khách, đến năm 2011 khoảng 97.000 khách. Từ số lượng khách trên có thể tính toán tải lượng các chất ô nhiễm.

Mâu thuẫn với bảo vệ tài

nguyên

Xung đột với nuôi trồng thủy

hải sản Mâu thuẫn với

nhóm du lịch và dịch vụ

Suy giảm diện tích các hệ sinh thái ven biển dẫn đến suy giảm nguồn

lợi thủy hải sản

Ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước biển

Cường hoá tai biến tự nhiên Cạnh tranh không gian, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên

Xung đột với hoạt động nông nghiệp

Bảng 3.16: Khối lượng chất ô nhiễm hàng ngày do mỗi người đưa vào môi trường nước [16].

STT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)

1 BOD5 45 – 54 2 COD (Dicromate) 72 – 102 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 4 Dầu mỡ 10 – 30 5 Tổng Nitơ 6 – 12 6 Amôni 2,4 – 4,8 7 Tổng Phốt Pho 0,8 – 4,0 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 – 109 Từ đây, có thể tính tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.

Bảng 3.17: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt [16].

STT Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (tấn/năm)

Năm 2010 Năm 2011 1 BOD5 3,9 – 4,7 4,3 -5,2 2 COD (Dicromate) 6,3 – 8,9 6,9 – 9,8 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 6,1 – 12,7 6,7 - 14 4 Dầu mỡ 0,8 – 2,6 0,9 – 2,9 5 Tổng Nitơ 0,5 – 1,0 0,5 – 1,1 6 Amôni 0,2 – 0,4 0,2 – 0,4 7 Tổng Phốt pho 0,07 – 0,3 0,08 – 0,3 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 9,3.106 – 9,5.106 102.105–105.105 Trên cơ sở lượng nước khách du lịch sử dụng hàng năm; nhu cầu nước sử dụng cho sinh hoạt được tính trên cơ sở TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình-Tiêu chuẩn thiết kế; nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho khách du lịch (áp dụng định mức 100l/người/ngày đêm). Với số lượng khách du lịch như nói trên, ước lượng rác mỗi ngày một khách thải ra khoảng 1,5kg/ngày đêm.

Bảng 3.18: Lượng rác khách du lịch thải hàng năm ở huyện Tĩnh Gia [4].

Năm 2010 2011

Tổng nước thải 8.800 m3/năm 9.700 m3/năm

Từ bảng 3.18 có thể nhận thấy, cùng với sự gia tăng lượng khách du lịch qua mỗi năm sẽ kéo theo sự gia tăng không nhỏ về tải lượng ô nhiễm do khách du lịch thải ra. Ngoài chất thải sinh hoạt từ khách du lịch, kéo theo còn có chất thải từ các phương tiện, loại hình dịch vụ đi kèm để phục vụ cho hoạt động du lịch như tàu thuyền du lịch, bến bãi, khách sạn, nhà hàng cũng tăng mạnh. Hầu hết chất thải sinh hoạt, rác thải, thực phẩm dư thừa và dầu thải từ các nhà hàng, khách sạn, tàu thuyền phục vụ du lịch đều được xả thẳng ra biển, không qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bản thân ý thức của khách du lịch còn hạn chế, đặc biệt là khách trong nước vứt vỏ chai, lọ, túi nilon trực tiếp xuống biển. Điều này gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và tác động ngược trở lại đến sức hút du lịch của huyện Tĩnh Gia.

b) Mâu thuẫn lợi ích giữa hoạt động du lịch và các ngành khác

Hoạt động du lịch ở huyện Tĩnh Gia diễn ra chủ yếu ở dải ven biển với những bãi tắm dài và rất đẹp từ Hải Châu đến Hải Hòa và khu du lịch sinh thái rừng và các hồ tự nhiên. Ngoài ra, dải ven biển còn có điều kiện thuận lợi đối với phát triển nông lâm nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Do vậy, những vùng thuận lợi cho phát triển du lịch cũng là những vùng thuận lợi cho sự phát triển các ngành nghề khác. Khi các cụm du lịch phát triển nhanh hơn tốc độ quy hoạch của huyện sẽ dẫn đến những mâu thuẫn về lợi ích giữa các ngành.

Việc xả thải trực tiếp chất thải sinh hoạt ra vùng nước ven vịnh làm ô nhiễm nguồn nước như đã được phân tích ở trên cũng làm ảnh hưởng đến các bè cá lồng được xây dựng trên vùng nước ven vịnh Nghi Sơn. Nó có thể là nguồn dịch bệnh ảnh hưởng đến sản lượng và khả năng tăng trưởng của cá, tôm.

Theo quyết định số 533/QĐ-UBND huyện Tĩnh Gia về việc ban hành Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015. Theo quy hoạch du lịch biển đảo, khoảng 400ha từ Hải Châu đến Hải Hòa tới biển Hải Bình kết hợp với Du lịch đảo Mê và các loại hình du lịch từ đơn giản như nghỉ mát, tắm biển đến tham quan sinh thái, sinh vật biển, văn hóa, lịch sử và tâm linh. Vùng du lịch sinh thái rừng hồ khoảng 250ha, được khai thác một

cách hạn chế ở khu vực hạ lưu với các hồ lớn nhiều tiềm năng như hồ Yên Mỹ, hồ Đồng Chùa…và các hồ nhỏ.

Ngoài ra, đã thúc đẩy khai thác tận thu các nguồn thủy hải sản ven biển để phục vụ nhu cầu khách du lịch quanh năm về các loại hải sản tươi sống. Đây là một tác động gián tiếp, làm gia tăng mâu thuẫn trong nội bộ ngành khai thác thủy hải sản và giữa ngành khai thác thủy hải sản đối với việc bảo tồn các hệ sinh thái ven biển, môi trường biển và các nhóm ngành khác.

Việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch một cách “chóng mặt” cũng cạnh tranh về không gian, gây ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy hải sản bằng đầm. Hoạt động nông nghiệp sẽ mất đất canh tác của cộng đồng dân cư vùng quy hoạch. Mặt khác, một bộ phận không nhỏ người dân vốn nghề truyền thống làm nông sau đó chuyển đổi sang làm dịch vụ du lịch, làm thay đổi cán cân lao động, ảnh hưởng ít nhiều đến các hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản.

Hình 3.13: Mâu thuẫn giữa hoạt động du lịch với các ngành khác trong sử dụng vùng ven biển huyện Tĩnh Gia

Du lịch Mâu thuẫn với đánh bắt thuỷ sản Mâu thuẫn vớinuôi trồng thuỷ sản Mâu thuẫn với nông nghiệp Mâu thuẫn với cộng đồng bản địa Xây dựng cơ sở hạ tầng Ô nhiễm môi trường biển Quy hoạch vùng hoạt động du lịch Thu hút đầu tư vào các dự án Khai thác nguồn nước ngầm quá mức Thay đổi cán cân lao động

Một phần của tài liệu Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)